Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN phương pháp giải bài tập di truyền học người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.99 KB, 28 trang )

1. Lời giới thiệu
1.1 Lí do chọn đề tài
Một trong những lí do khiến học sinh trung học rất ít chọn thi môn sinh học
là vì bài tập của môn học này rất khó. Báo tuổi trẻ đã có bài phỏng vấn thí sinh
trước khi bước vào làm bài thi môn sinh học năm học 2016 thì thấy rằng rất
nhiều học sinh cảm thấy lo lắng về các câu hỏi bài tập khó. Những học sinh
không xét đại học chỉ mong đề có ít câu hỏi bài tập. Bài tập Sinh học là lĩnh
vực khó nhất cần phải đạt được để giành điểm cao trong các kì thi đặc biệt là
thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Học sinh phải
hiểu sâu sắc lí thuyết và biết cách vận dụng lí thuyết vào giải bài tập. Ngược lại
thông qua giải bài tập học sinh có thể hiểu và củng cố kiến thức lí thuyết rất tốt
mà không gây sự nhàm chán hay lãng quên.
Trong chương trình sinh học cấp THPT đặc biệt là sinh học 12 có nhiều
dạng bài tập trong đó có bài tập về di truyền học người (đa số được cho dưới
dạng bài tập phả hệ). Bài tập di truyền người là dạng bài tập có thể kết nối giữa
lí thuyết với thực tiễn, thông qua dạng bài tập này học sinh hiểu được các bệnh
tật di truyền ở người, từ đó các em tự trang bị cho mình những kiến thức cần
thiết để giải các đề thi có liên quan hay áp dụng trong cuộc sống, tự hình thành
được kĩ năng phòng tránh và góp giảm thiểu một phần bệnh tật di truyền ở
người. Tuy nhiên đây là một dạng bài tập khó vì để giải được học sinh phải vận
dụng tổng hợp các quy luật di truyền do đó gây nhiều lúng túng cho học sinh
thậm chí cả đối với một số giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn sinh tại trường, tôi nhận thấy để giải
được, giải nhanh, giải chính xác dạng bài tập di truyền người- bài tập phả hệ
còn là vấn đề vướng mắc và khó khăn không những đối với các em học sinh mà
ngay cả đối với một số giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm do chúng thiên về lí
giải và biện luận nên phần đa học sinh thường lúng túng khó thể tìm ra đáp án
đúng khi bắt gặp dạng bài tập này. Trong phân phối chương trình có rất ít tiết
bài tập, nên giáo viên không có thời gian để hướng dẫn các em dạng bài tập này
để có thể củng cố kiến thức lí thuyết cũng như hình thành kĩ năng làm bài tập
trong khi dạng bài di truyền học người- di truyền phả hệ lại thường xuyên được


khai thác sử dụng trong các kì thi Đại học. Ước tính tỉ lệ học sinh có thể giải
được bài tập dạng này chỉ đạt 25%.
Đứng trước thực trạng trên tôi đã tìm hiểu và mạnh dạn đề xuất đề tài
nghiên cứu SKKN: “ Phương pháp giải bài tập di truyền học người ” trong
chương trình sinh học lớp 12 THPT để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
trong quá trình giải bài tập di truyền học người đặc biệt là di truyền phả hệ,
mong muốn các em yêu thích bộ môn sinh học hơn, tích cực chủ động vận
dụng giải thành công các dạng bài tập di truyền người trong các đề thi, tài liệu
tham khảo đồng thời góp phần tháo gỡ phần nào vướng mắc cho đồng nghiệp.
1


1.2. Mục đích của đề tài.
- Phương pháp giải bài tập di truyền học người giúp các bạn học sinh tổng hợp
lại kiến thức, nắm bắt các phương pháp giải bài tập di truyền học người.
- Trang bị cho học sinh các bước giải bài tập di truyền học người- di truyền phả
hệ
- Giúp học sinh bước đầu biết tiếp cận các bước giải bài tập di truyền học người
trong các kì thi nhằm nâng cao điểm số trong các kì thi từ đó góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình dạy - học ở các trường THPT.
2. Tên sáng kiến: Phương pháp giải bài tập di truyền học người
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Nhung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo
- Số điện thoại: 0978924761
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Nguyễn Thị Nhung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Trong chươngV- Di truyền học người sinh học 12 và ôn thi THPT quốc
gia môn sinh học áp dụng với học sinh các lớp 12A1, 12A6 trường THPT Trần

Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, trong đó lớp 12A6 làm lớp thực nghiệm
và lớp 12A1 làm lớp đối chứng.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 11 năm
2017
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
Phần thứ I: TỔNG QUÁT
I. Cơ sở lí luận
1. Những thuận lợi và khó khăn khi nghiên cứu di truyền người
Thuận lợi
- Mọi thành tựu khoa học cuối cùng đều nhằm phục vụ cho nhu cầu của con
người.
- Những đặc điểm về hình thái, sinh lí và rất nhiều những bệnh di truyền ở người
đã được nghiên cứu toàn diện nhất và gần đây nhất là thành tựu giải mã thành
công bộ gen người.
Khó khăn
2


- Người chín sinh dục muộn, số lượng con ít và đời sống kéo dài.
- Số lượng NST khá nhiều, kích thước nhỏ và ít sai khác về hình dạng, kích
thước.
- Không thể áp dụng phương pháp lai, phân tích di truyền và gây đột biến như
các sinh vật khác vì lí do xã hội.
2. Phương pháp nghiên cứu di truyền người
2.1 Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
* Mục đích: Nhằm xác định tính trạng chủ yếu do kiểu gen quyết định hay phụ
thuộc nhiều vào điều kiện môi trường.
* Nội dung: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau của cùng một tính
trạng ở trẻ đồng sinh sống trong cùng một môi trường hay khác môi trường.

* Kết quả: nhóm máu, bệnh máu khó đông …phụ thuộc vào kiểu gen. Khối
lượng cơ thể, độ thông minh phụ thuộc vào cả kiểu gen lẫn điều kiện môi
trường.
*Hạn chế : Không phân biệt được cách thức di truyền của tính trạng
2.2. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể
* Mục đích: Tính tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di
truyền, hậu quả của kết hôn gần cũng như nghiên cứu nguồn gốc của các nhóm
tộc người.
* Nội dung: Dựa vào công thức Hacdi-Vanbec xác định tần số các kiểu hình để
tính tần số các gen trong quần thể liên quan đến các bệnh di truyền.
* Kết quả: Từ tỉ lệ cá thể có biểu hiện tính trạng lặn đột biến có thể suy ra được
tần số của alen lặn đột biến đó trong quần thể.
* Hạn chế :



×