Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập nhóm: Đề tài: Mối quan hệ giữa môi trường và con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 18 trang )

Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

A. MỞ ĐẦU
Sau khi xem đoạn video, các bạn nhìn thấy những gì, tiếng sung gầm vang,
sự nhấn chìm mọi thứ bởi thiên tai mà người tiếp tay cho nó chính là chúng ta.
Môi trường và con người, mối quan hệ khắng khít và chặc chẽ với nhau. Nguồn
sống, sự sinh sôi của con người luôn gần giũ với môi trường. Nhưng con người
dường như bỏ quên đi điều đó, lợi ích cá nhân, lòng tham của mỗi người đã vô
tình phá hủy đi chính cuộc sống bản thân. Trở vè với những thế kỷ trước của xã
hội loài người, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối giao thoa tự nhiên của môi tr ường ,
con người và cuộc sống.
B. Nội dung
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG TỪ KHI CON NGƯỜI
XUẤT HIỆN CHO ĐẾN NGÀY NAY
Mối quan hệ giữa con người với môi trường là quan hệ đồng đẳng, mối quan hệ
gắn bó giữa con người với môi trường là mối quan hệ gắn bó giữa một thành
phần của hệ với toàn hệ, giữa 1 bộ phận với toàn cơ thể.
1. CON NGƯỜI – MÔI TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ NGUYÊN THỦY
( Khi con người mới xuất hiện cho đến khi họ biết làm nông nghiệp (cách đây
khoảng 10000 năm))
 Mối quan hệ

- Thời kì thiên nhiên thống trị con người
- Con người hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên
- Con người sống hòa hợp với thiên nhiên
 Phương thức, phương tiện tác động

- Con người sống bằng săn bắn và hái lượm
- Con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu bàng sức mạnh cơ bắp.
 Kết quả:


Môi trướng biến đổi ít.
2. THỜI KÌ CON NGƯỜI BẮT ĐẦU CHINH PHỤC VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN

1


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Ngọn lửa đã được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm.
Sự phát hiện ra ngọn lửa và sử dụng chúng cho mục đích sinh ho ạt hàng ngày đã
tạo ra một bước tiến quan trọng trong nền văn minh nhân loại.
Ngoài việc là một phát minh quan trọng nhất của loài người. Ngọn lửa
cũng mang một sắc thái thần bí nhưng cũng rất thân thu ộc. Ng ọn l ửa xu ất hi ện
trong rất nhiều loại tôn giáo cổ xưa ở khắp nơi trên thế giới, con người thờ cúng
lửa, phụng sự lửa khi lửa ban cho con người một cuộc s ống ấm no và tho ải mái
hơn…
Con người cần đến ngọn lửa để làm gì?

Ngoài hoang dã, trong nhiều tình huống thì ngọn l ửa mang m ột vai trò
sống còn. Mang lại sự khác biệt giữa sự sống và cái ch ết. Ở n ơi băng giá l ạnh lẽo,
một ngọn lửa đem đến sự ấm áp, duy trì nhiệt độ cho c ơ th ể trong cái l ạnh dưới
0 độ. Nó không chỉ giúp ta nấu ăn và bảo quản th ực phẩm, nó còn mang l ại ánh
sáng ở những nơi tối tăm, làm sạch nước, khử trùng, sử dụng nó nh ư m ột tín
hiệu cứu hộ hay một loại vũ khí chống lại các loại động v ật nguy hi ểm … Nó
cũng đem lại cảm giác yên tâm, an toàn gi ống như có m ột ng ười b ạn đ ồng hành
lúc cô đơn hay từ đó ta có thể sản xuất các loại công cụ và vũ khí.
- Xã hội nông nghiệp
Bên cạnh hoạt động săn bắn, con người đã bắt đầu bi ết tr ồng cây lương
thực như lúa, lúa mì, ngô... và chăn nuôi dê, cừu, lợn. bò... Hoạt đ ộne tr ổng tr ọt và
chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đổt rừng lấy đất canh tác, chăn

thả gia súc.
Hoạt động cày xới đất canh tác góp phần làm thay đổi đất và n ước tầng
mặt. Hậu quà là nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ đó nhi ều vùne
rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu sản xuất nông nghi ệp.
Tuy nhiên, naoài việc phá rừng, hoạt động nông nghiệp còn đem l ại l ợi ích
là tích luỹ thêm nhiều giông cây trồng, vật nuôi và hình thành các h ệ sinh thái
trồng trọt.
Trong khảo cổ học, thời đại đồ sắt là một giai đoạn trong phát tri ển c ủa
loài người, trong đó việc sử dụng các dụng cụ bằng sắt như là các công c ụ và vũ
khí là nổi bật. Việc chấp nhận loại vật liệu này trùng kh ớp v ới các thay đ ổi khác
trong một số cộng đồng xã hội trong quá khứ, thông thường bao gồm các tập
2


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

quán canh tác nông nghiệp, các niềm tin tín ngưỡng và các ki ểu th ẩm mỹ khác
biệt nhau, mặc dù nó không phải là luôn luôn như vậy.
Cuối thời nguyên thủy, con người đã biết luyện đồng và đồng thau. Thòi
đại kim thuộc bắt đầu tiếp theo con người đã bi ết luy ện s ắt. nh ững công c ụ
được chế tạo bằng thusws kim loại đó đã tạo ra sự tăng lên v ượt bậc của năng
suất lao động, kinh tế sản xuất thay thế săn bắt hái lượm và chi ệm v ị trí ch ủ
đạo. Với chiếc cày có lưỡi bằng sắt do súc vật kéo, con ng ười có th ể tr ồng tr ọt
bên một quy mô lớn có thể khai hoang, mở rộng di ện tích do đó làm cho t ư li ệu
sinh hoạt không ngừng tăng lên. ở thòi kỳ này người nguyện thủy đã có b ễ th ổi
lò, cối giã gạo, bàn quay làm đồ gốm.
Như vậy, trải qua hang chục vạn năm tuy phát tri ển chậm chạp song công
cụ lao dọng đã đặt cơ sở cho toàn bộ sự phát tri ển sau này của loài người.
Công cụ kim khí đã mở ra một th ời đại mới mà tác d ụng và năng su ất lao

động của nó vượt xa thời đại đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng s ắt thì không có
một công cụ đá nào có thể so sánh được. Nhờ có đồ kim khí, nhất là sắt, người ta
có thế khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có th ể cày
sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đón" thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài và b ản thân
việc đúc sắt cũng là một ngành sản xuất quan trọng bậc nhất.
Đây thực sự là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên
chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể làm ra m ột lượng s ản
phẩm thừa.
- Xã hội công nghiệp
Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghi ệp.
Việc chê tạo ra máy hơi nước sư dụng trong sản xuất, giao thông v ận tải đă t ạo
điểu kiện để chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc. Máy
móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sông.
Nền nông nghiệp cơ giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng tr ọt l ớn.
Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá đi rất nhi ều di ện tích rừng
trên Trái Đất.
Đô thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất rừng tự nhiên và đ ất tr ồng
trọt.
Bên cạnh những tác động làm suy giảm môi trường, nền công nghiệp phát
triển cũng góp phần cải tạo môi trường.
3


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Ngành hoá chất sàn xuất được nhiều loại phân bón, thu ốc trừ sâu b ảo v ệ
thực vật làm tăng sản lượns lươne thực và khổng chế được nhiều loại dịch
bệnh. Nhiều giổng vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân gi ống.
Tóm lại trong thời kì này, con người đã tác động vào tự nhiên. Quy mô tác
động vào tự nhiên ngày càng lớn và với mức độ ngày càng sâu.

3. THỜI KÌ CON NGƯỜI BÓC LỘT THẬM TỆ THIÊN NHIÊN VÀ THIÊN NHIÊN
BẮT ĐẦU “TRẢ THÙ” CON NGƯỜI
Đây là thời kì khai thác mạnh mẽ khoáng sản đ ể làm công nghi ệp n ặng, ra
sức đốt phá rừng để làm nông nghiệp, tìm bắt các thú để l ấy lông, da s ừng,
xương, mật,… Quy mô và mức độ của sự khai thác đến mức tàn phá này còn
được nhân lên nhiều lần nhờ cac quá trình tự động hóa và nhờ bi ết sử dụng
năng lượng nguyên tủ và nhiệt hạch. Bên cạnh đó còn phải k ể đến sự tán phá
của chiến tranh hết sức ghê gớm nó để lại môi trường tổn thương đến hàng
ngàn năm sau.

Những hình ảnh mà chiến tranh để lại cho môi trường
4


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Sự tàn phá môi trường do chiến tranh gây ra lớn đến mức có th ể nói đã
làm hủy diệt sinh thái. Để phục vụ cho công cuộc xâm chi ếm các nước gây chi ến
trạnh họ đã dùng tới chất hóa học, bom nguyên tử, chất di ệt cỏ và phát quang
được rải xuống… Số lượng rất lớn chất độc hoá học với nồng độ cao, được rải
đi rải lại nhiều lần, không những đã làm chết các loài động, th ực vật, mà còn gây
ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự
nhiên.
Quá trình CNH-HĐH nâng cao chất lượng đời sống con người, các ngành
công nghiệp khai thác công nghiệp nặng được chú trọng, các nhà máy công
nghiệp được xây dựng với quy mô lớn ngày càng nhiều, như vậy cũng đặt ra
nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi trường.

Khai thác công nghiệp nặng
Con người thấy được lời nhuận của việc khai thác các khoáng s ản đem l ạ,

chính vì vậy họ càng ngày càng khai thác mạnh mẽ và bằng nhi ều ph ương ti ện
hiện đại. Với quy mô khai thác ngày càng lớn như vậy thì l ượng khí th ải và ch ất
thải cũng càng tăng và rồi nó sẽ tích tụ l ại trong cây c ối, trong đ ất , đ ộng v ật , t ừ
đó lan truyền sang chuỗi thực phẩm.
Ô nhiễm bầu không khí không chỉ từ các nhà máy khai thác than hay kim
loại mà còn từ các nhà máy sản xuất công nghi ệp, từ các phương ti ện giao thông
chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm b ầu không khí
nghiêm trọng.

5


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Môi trường không khí
Việt Nam có 2 thành phố nằm trong danh sách 6 thành ph ố b ị ô nhi ễm
không khí nghiêm nhất thế giới: Bắc Kinh, Thượng Hải, New Delhi, Dhaka, Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh.
Bên cạch đó thì còn có cả nước thải và rác thải cũng góp phần làm phá
hủy đi môi trường của chúng ta.

Nạn tràn dầu trên biển và nước thải từ nhà
máy công nghiệp
6


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Rác thải không chỉ từ các nhà máy mà còn có cả rác từ y tế cũng nh ư từ các
khu dân cư thải một cách bừa bãi vô ý thức của con người.


Đốt phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm
Không chỉ dừng lại ở đó con người còn đốt rừng, chặt các cây g ỗ quý và
săn bắt các động vật quý hiếm để phục vụ cho nhu cầu của bản thân.
Không ai có thể mãi đứng yên cho một người đánh mình mãi mà không
phản kháng lại chính vì thế môi trường cũng vây, tự nhiên trả thù con người
bằng sự suy thoái với tốc độ ngày càng nhanh về số lượng và ch ất lượng của t ất
cả thành phần, bằng các tai họa sinh thái ngày càng xảy ra dồn dập và v ới quy
mô ngày càn lơn (hạn hán, bão lũ),…

Hiên tương băng tan

Dịch bệnh

7


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Cháy rừng

Sóng thần

Động đất

Hạn hán

4. CON NGƯỜI SỐNG HÒA HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
Trước nhưng thực trạng môi trường như trên, đến lúc này con người phải
xác định được con người là thành phần của môi trường và con người là ch ủ th ể

của môi trường.Trong quá trình phát triển con người cần phải đụng ch ạm, cần
phải khai thác đến các thành phần khác của hệ môi trường, nhưng khi m ột trong
các thành phần bị biến đổi thì các thành phần khác cũng bi ến đổi theo. Nh ư v ậy,
vấn đề môi trường và con người là một mối liên hệ mật thiết với nhau. Và tất cả
những hậu quả tác động con người đem lại cho thiên nhiên nh ư m ột l ời c ảnh
báo đối với con người, nếu không thức tỉnh, thay đổi chi ến lược phát tri ển c ủa
mình thì nguy cơ hủy diệt sẽ không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều này,
ngày nay con người đã không ngừng cố gắng khôi phục l ại tự nhiên, nh ưng li ệu
môi trường có tha thứ cho những tổn thương mà con người gây ra cho chúng? Để
hiểu rõ hơn con người đã và đang làm gì chúng ta bắt đầu tìm hi ểu.
4.1 Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề môi trường
8


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Các vấn đề môi trường như ô nhiễm đất, ô nhiễm sông hồ và bi ển cũng tác
động đến không khí và mất cân bằng khí hậu, dẫn đến lũ lụt, hạn hán... nh ững
hiện tượng tương tự cũng đang xảy ra trên quy mô toàn cầu như việc trái đ ất
nóng lên và suy giảm tầng ozôn.. Điều đáng chú ý là các v ấn đ ề nói trên này đang
ngày càng có quy mô lớn, có thể tác động nghiêm trọng h ơn trên ph ạm vi qu ốc
gia, khu vực và thế giới. Do đó phải có sự hợp tác quốc tế.
 Công ước CITEs( buôn bán các loài động vật hoang dã) được hoàn thành vào

cuối năm 1973, Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính th ức vào
năm 1994.
 Công ước đa dạng sinh học, được thỏa thuận vào ngày 5/6/1992 tại hôi nghị
LHQ về môi trường và phát triển tại Rio de Janerio. Đã có 182 nước phê chu ẩn,
trong đó có Việt Nam.
 Công ước Ramsar (về vùng đất ngạp nước có tầm quan trọng quốc tế) bắt đầu

thực hiện năm 1975, 131 thành viên tham gia vào công ước và bảo v ệ khu đất
ngập nước trên thế giới. Việt Nam tham gia vào năm 1988.
Ban Thư ký Công ước Ramsar thế giới vừa công nhận V ườn quốc gia (VQG)
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là môt trong 2.203 Khu đ ất ng ập n ước quan
trọng quốc tế. Như vậy, VQG Côn Đảo là Khu Ramsar) thứ 6 và là khu Ramsar bi ển
đầu tiên của Việt Nam.
 Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu có sự tham gia của
gần 120 tổng thống, cán bộ cấp cao nhà nước diễn ra năm 2009. Tại h ội ngh ị có
sự Tham dự của Phó Thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giao Phạm Bình Minh thay
mặt cho chính phủ Việt Nam tham dự phát bi ểu tại phiên thảo lu ận cấp cao c ủa
hội nghị.
4.2 Những dự án cụ thể tại Việt Nam và các nước trên thế giới
Dự án phục hồi rừng ngập mặn được Hội chữ thập đỏ huyện Hải Hà và
tổ chức ACTMANG của Nhật Bản triển khai tại hai xã Quảng Minh và Quảng
Phong với diện tích là 350ha.
Dự án được triển khai từ đầu năm 2015, đến nay các cánh rừng đang phát
triển rất tốt và đã mang lại nguồn lợi thủy sản không nhỏ cho người dân, đ ồng
thời trở thành vành đai chắn sóng bảo vệ các tuyến đê biển của huyện Hải Hà.
Ngoài ra, dự án còn được thực hiện ở những nơi khác,sau 5 năm, các đ ịa
phương này đã trồng mới được gần 108ha, chăm sóc bảo v ệ trên 9.000ha r ừng
ngập mặn và hàng trăm ha diện tích các loại cây tr ồng ch ống xói mòn khác nh ư
tre, phi lao; trong đó, thành công lớn nhất là vi ệc đi ều hòa khí h ậu, b ảo v ệ đê
biển, tích lũy phù sa, hỗ trợ sinh kế cho c ư dân ven biển.
Ngày 6-4, Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (VBL ) ký hợp tác với
Trung ương Hội LHTN Việt Nam thực hiện chương trình nước sạch cho c ộng
9


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


đồng “1 phút tiết kiệm - Triệu niềm vui”. Với th ời gian đồng hành 3 năm (từ nay
đến hết năm 2017), sự hợp tác này hứa hẹn mang ý nghĩa tích cực trong vi ệc
góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ ngu ồn nước
nói riêng trong cộng đồng.
Trung Quốc, đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất điện từ rác
thải lớn nhất thế giới với công suất đốt 5.000 tấn mỗi ngày.
“Nhà máy biến rác thành điện phải là một giải pháp năng lượng. Chúng là
một cách xử lý rác và sử dụng quá trình này để tạo ra đi ện dưới dạng phụ
phẩm”
Sáng 27/9, Tổng cục Môi trường đã có buổi làm việc với Công ty cổ phần
Đầu tư Tái tạo Năng lượng Global Green (GGR) về việc sử d ụng công nghệ D4
biến rác thải thành năng lượng.
Công nghệ xử lý rác thải D4 tiên tiến của Hoa Kỳ, kết hợp giữa kỹ thu ật
nhiệt phân và thủy nhiệt phân, đã được Hiệp hội Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
(EPA) cấp chứng nhận, có khả năng giải quyết những bất cập của các phương
pháp xử lý rác thải hiện tại.
Ngày nay, cũng chỉ bằng khoa học, kỹ thuật công nghệ, con người m ới có
thể quay về cội nguồn của mình là tự nhiên, sống hài hòa với tự nhiên và đi ều
khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Và trước thách thức sự phát triển kinh tế xã hội trong thời công nghi ệp
hiện đại này, (trên hình các bạn có thể thấy sự ảnh hưởng của hoạt đ ộng kinh
tế xã hội đến môi trường,) thì con người có thể vượt qua cu ộc khủng hoảng
môi trường sinh thái bằng những chiến dịch, hoạt động này không? Đi ều quan
trọng bức thiết ở mỗi công dân, mỗi sinh viên, mỗi học sinh chúng ta cần ph ải
làm gì, chúng ta sẽ bước qua phần ý thức hành động hiện tại.
II. Hiệu quả và hậu quả của quá trình tác động giữa con người và môi
trường
1. Hiệu quả

- Tạo ra hệ sinh thái nhân tạo kết hợp với trồng trọt, trồng rừng, chăn nuôi

như mô hình VAC
- Con người tích cực tham gia bảo vệ môi trường, chống lại quá trình ô nhiễm
môi sinh và quản lý các tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Con người đã xuất hiện trên trái đất khoảng 4 triệu năm trước đây, trải qua
nhiều thời đại đã tác động và làm biến đổi sâu sắc đến tự nhiên.
10


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

- Con người đã biết ứng dụng hoặc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
để phục vụ cho đời sống.
- Con người đã biết cải tạo tự nhiên như đất đai, thủy lợi...làm tăng khả năng
khai thác và sử dụng các nguồn của cải vật chất nhằm th ỏa mãm nhu cầu
vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
2. Hiệu quả

- Phân bố lại vật chất trong thạch quyển: Đưa các nhân tố dưới sâu lên và
phân tán chúng khắp mặt đất từ các mỏ khoáng sản.
- Làm thay đổi địa hình bề mặt trái đất
- Làm ô nhiễm khí quyển, tạo ra các trận mưa axit, làm tăng lượng CO 2, làm
mỏng và thẳng tầng ozon
- Làm thay đổi khí hậu toàn cầu (nóng lên do tăng hiệu ứng nhà kính)
- Phân bố lại các dòng chảy, các bể chứa nước, làm hạ thấp mực nước ngầm,
giảm lượng nước ngọt và nước sạch trên phạm vi toàn cầu, nhất là một số
địa phương.
- Làm ô nhiễm các dòng chảy, các bể chứa nước và cả nước ngầm
- Làm ô nhiễm nhiều vịnh và biển
- Làm tăng quá trình xói mòn, giảm độ phì nhiêu
- Phá hủy rất nhiều khu rừng rộng lớn, làm tăng nhanh về s ố lượng nhịp độ

và cường độ các thiên tai
- Tiêu diệt nhiều giống loài thực vật, giảm độ đa dạng sinh học
- Quá trình hoang mạc hóa trên phạm vi toàn cầu ngày càng di ễn ra v ới quy
mô lớn, tốc độ nhanh. Diện tích đất trồng bị thu hẹp
III. GIÁO DỤC Ý THƯC
1. THỨC TỈNH Ý THỨC CỦA MỖI NGƯỜI

Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng
từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm
con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy
cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình
11


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

như nước biển đang ô nhiễm…. Vậy phải mất bao nhiêu lâu ta mới khôi phục lại
vẻ đẹp của thiên nhiên…k phải trăm năm mà là hàng ngàn năm…..
Tôi có thể chỉ dẫn ra hàng loạt các ví dụ về hậu quả do ô nhiễm môi
trường gây ra mà tôi nghĩ các bạn biết và rõ hơn hết:
- Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn.
Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một
nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn
bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.
- Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 6 quốc gia ô nhiễm
không khí nghiêm trọng nhất thế giới….
- Quen thuộc nhất với chúng ta đó là tình trạng ô nhiễm ở sông An Cựu…
Hàng trăm hàng ngàn loại rác thải do chợ, rác thải sinh hoạt,… mà người dân
vẫn hồn nhiên đắp xuống dòng sông. Họ tự biến dòng sông thành nơi chất chứa
rác thải…. Để rồi dẫn đến tình trạng vào ngày 23/8 cá chết hàng loạt…… Đến

lúc này, tôi tự hoi “Liệu họ đã ý thức được hành động sai lầm của mình hay
chưa? Hay họ còn muốn nhận hậu quả lớn hơn thế nữa?”
Mọi người có biết:
Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu
món nợ của cha ông. Chúng phải sống trong môi trường khói bụi mù mịt, thiên
tai bão lũ, chúng chỉ có thể ngắm nhìn những cánh rừng bạc ngàn, những con thú
xinh đẹp qua phim ảnh mà khát khao?
Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại tài nguyên tn bạn phải mất hàng
nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường. Bạn đừng xả rác, lãng phí năng
lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng h ỗ tr ợ
nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó
dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.
Ví dụ: Formasa là một trong nhiều ví dụ điển hình cho hành động đó.
Chúng bỏ ra 500 triệu USD để bồi thường… Vậy, theo bạn số tiền đó có đủ để
đền bù lại cho những gì mà chúng đã gây ra với nguồn tài nguyên của n ước ta
hay không? Có đủ để đưa mọi thứ trở về vị trí ban đầu hay không? Có đủ đ ể tr ả
lại nguồn tài nguyên vô tận cho chúng ta hay k hay là tiếp tục gây thi ệt hại cho
chúng ta đến vô tận??

12


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Bạn đừng nghĩ rằng bảo vệ môi trường là phải nghiên cứu ra một công
trình, một máy móc hiện đại nào đó hay đó là việc của các chuyên gia, các kỹ s ư
hay của pháp luật mà bằng những hành động nhỏ nhặt và cụ thể hàng ngày,
chúng ta cũng góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Việc đầu tiên góp
phần bảo vệ môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết,
và hành động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng

mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc
hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường. Sự đoàn kết,
văn minh và ý thức của cả dân tộc sẽ đủ để đưa đất nước ta sang một trang s ử
mới…..
Và chúng ta, với tư cách là những giáo viên sinh học tương lai, m ột ngành
nghề liên quan sâu sắc đến môi trường dù không thể làm được những công trình
nghiên cứu lớn lao như chống ô nhiễm môi trường bằng biện pháp vi sinh,….
Chúng ta có nhiệm vụ lớn lao không kém là giáo dục ý thức bảo v ệ môi trường
cho thế hệ tương lai. Xoay chuyển được ý thức của thế hệ tương lai về môi
trường, khiến cho họ có được trách nhiệm đối với môi trường là chúng ta đã rút
ngắn con đường khắc phục vẻ đẹp của môi trường tự nhiên đi được một nữa!
2. CHÚNG TA ĐANG LÀM GÌ VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CHÚNG TA
Do sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Nhiều người nghĩ
rằng những chuyện mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường.
Một số người khác lại cho rằng chuyện bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng
chuyện môi trường vừa bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng
kể, và chuyện ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...
Nên chúng ta nhận thấy ý thức của con người đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Một số nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường cụ thể chính là sự
thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa l ợi
nhuận, không ít doanh nghề đã vi phạm quy trình khai thác, lũy phần đáng
kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong
chuyện quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng vừa tiếp tay cho các
hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn; do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị
hóa khá nhanh.... Còn nhìu nguyên nhân khác nữa nhưng không ai khác chính
con người vừa và đang tự hủy diệt chính môi trường sống của chính mình.

13



Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
 Thực trạng môi trường ô nhiễm xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng

nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do nhận thức không
đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Thật vậy, bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối v ới
mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm th ường
xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân.
Như vậy:
Cần nâng cao hiểu biết của con người về môi trường, con người chính là
yếu tố mang tính quyết định, con người phải có những hiểu biết về môi
trường, có ý thức bảo vệ môi trường và có biện pháp kỹ thuật nhằm hạn
chế hoặc xử lý chất thải độc hại, các chất gây ô nhiễm trong quá trình sinh
hoạt và sản xuất vật chất.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học và gien di truyền của các loài sinh v ật quý
hiếm
- Nghiên cứu việc phòng chống và dự báo những biến cố về thiên nhiên,
môi trường.
- Sự phát triển của khoa học – công nghệ ngày càng cho phép con ng ười có th ể
dự báo được những sự cố môi trường; vì vậy, con người có thể thực hiện các
biện pháp phòng chống để giảm nhẹ thiên tai do sự cố môi trường gây ra.
Thực tế ngày nay
Các phong trào bảo vệ môi trường được phát động rầm rộ và sâu rộng
trong cán bộ và nhân dân như:
+ phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
+ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường,
 Đối với học sinh, sinh viên:
+ Giữ vệ sinh môi trường ở trường học:

Ngày nay việc giữ gìn vệ sinh môi trường học đang trong tình trạng báo
động.
Nhiều học sinh vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su,…
lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới
nền lớp học… Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói
lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số
các em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học
không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao
công dọn dẹp…
Và mỗi cá nhân cần hành động ngay, việc đầu tiên góp phần bảo vệ
môi trường đó là nâng cao nhận thức để mọi người cùng hiểu, biết, và hành
động vì môi trường cùng chúng ta. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng
mới hành động đúng, và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào
việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.
14


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Cụ thể:
+Thực hiện nghiêm chỉnh và phải thực sự khắt khe với bản thân những
công việc thiết thực và cụ thể như: Tiết kiệm điện, nước ở cơ quan cũng
như ở nhà, tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Khuyến khích mọi người sử dụng
những bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tắt điện vào giờ trái đất, tắt điện,
quạt khi rời khỏi cơ quan, tránh để nước rò rỉ…
+ Hạn chế sử dụng túi nilon.
+ Ở nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, gi ấy, túi
nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, tiết kiệm được nguồn tài
nguyên.
 Phương pháp 3R – thực hiện 3R ở Việt Nam

 3R là viết tắt của 3 từ tiếng anh REDUCE - REUSE - RECYCLE, có nghĩa

là GIẢM THIỂU - TÁI SỬ DỤNG - TÁI CHẾ
 Reduce là giảm thiểu lượng rác và các tác nhân gây ô nhi ễm môi

trường khác thông qua việc thay đổi lối sống, cách tiêu dùng, cải ti ến
các quy trình sản xuất, mua bán sạch.
 Reuse là sử dụng lại các sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm đó

cho cùng mục đích sử dụng hay mục đích khác.
 Recycle là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các v ật ch ất có

ích khác.
Khi áp dụng 3R, mang lại các ích lợi sau:
- Giảm thiểu lượng rác phải mang đi chôn lấp, đặc biệt là các loại rác
độc hại hay các loại rác có thời gian phân hủy lâu.
- Tiết kiệm nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm mới  tiết kiệm tài
nguyên  bảo vệ môi trường.
- Tận dụng những vật phẩm vẫn còn giá trị sử dụng.
Như vậy, hiểu về 3R thì mỗi chúng ta phải bắt đầu hành động, dù chỉ
là những việc vô cùng nhỏ.
Để giảm thiểu:

15


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI


Sử dụng làn, túi vải, túi sinh thái khi đi chợ, mua sắm thay cho túi

nylon để giảm lượng rác phát sinh từ túi nylon.



Sử dụng đũa, thìa cá nhân thay cho đũa, thìa nhựa, tre.



Sử dụng xe đạp, các phương tiện giao thông công cộng và đi bộ để
giảm lượng khói bụi.
Tái sử dụng bằng cách:



Sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước.



Sử dụng vỏ hộp bánh để làm ống đựng bút hay các sản phẩm
handmade khác.
Tái chế bằng cách:



Sử dụng thức ăn thừa để làm phân bón hữu cơ.



Bán giấy vụn, sắt, nhựa phế liệu... cho các cơ sở thu mua để tái chế.




Tái chế chai lọ, giấy báo, ống hút… thành các vật dụng, tái chế để tạo
thành những món quà độc và lạ…

+Ở cơ quan, nên tiết kiệm giấy, đọc kỹ văn bản trước khi in, tận dụng gi ấy một
mặt…
+Ở những nơi công cộng, không nên tiện tay vứt rác bừa bãi ra ngoài đường, ph ải
tìm nơi có thùng rác để vứt, khi đi chơi, dã ngoại, nên thu dọn rác s ạch sẽ, g ọn
gàng và vứt đúng nơi quy định.
Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng nh ư
cơ quan, lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây
xanh nơi công cộng.
+

+Hạn chế đi xe máy khi không cần thiết…
+ Đối với môi trường nước: Không vứt rác, xác chết động vật xuống dòng sông,
ao hồ, bờ biển…
+ Đối với phong trào thanh niên: Cùng nhau kêu gọi mọi người chung tay giữ gìn
vệ sinh chung, cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống của chúng ta;

16


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

tuyên truyền cho mọi người dân cùng tham gia thực hiện;tham gia d ọn vệ sinh
lòng đường, hè phố, trồng và chăm sóc cây xanh…
+ Đối với các Hôi Đoàn thể, cơ quan chính quyền:
Hội phụ nữ, nông dân, các cơ quan ban ngành cần quan tâm hơn nữa tới

vấn đề môi trường; thường xuyên đưa các thông tin về bảo vệ môi trường trong
các buổi hội họp; tập trung dân ở từng địa phương, tuyên dương, khen thưởng
những gia đình thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung, những cá
nhân tiêu biểu đã đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đồng thời,
chúng ta cần lên án, phê phán những trường hợp gây tác hại đến môi trường
như vứt rác bừa bãi, không tham gia đóng phí vệ sinh môi trường, nhổ cây, bẻ
cành và ngắt phá cây xanh…
+Tuyên truyền: Để việc xử lý các vi phạm về môi trường, nhất là các hành động
vi phạm có nguyên nhân từ chính ý thức của một bộ phận dân cư thì vi ệc thực
hiện cách thức tuyên truyền, thực hiện phong trào vệ sinh môi tr ường, nhằm
giữ gìn và nâng cao sức khoẻ người dân, phải là nhiệm vụ tiên quyết, quyết định
để giải quyết tận gốc các hành vi vi phạm.
 Vì vậy, không thể chỉ giải quyết một phong trào mang tính c ộng đồng, cụ th ể

thiết thực này trong một thời gian cụ thể mà phải duy trì lâu dài, hàng năm
thường xuyên thực hiện việc “nhắc lại” theo phương châm “mưa dần thấm lâu”.
Đặc biệt là công tác tuyên truyền chủ trương, nội dung của phong trào một cách
thường xuyên và liên tục.
Tất cả các việc trên đều là những việc nhỏ và đơn giản mà bất kỳ ai cũng có th ể
làm được để góp phần hình thành nếp sống văn minh hơn, đô thị xanh- sạchđẹp hơn.
 Đối với một giáo viên tương lai, cụ thể là giáo viên dạy Sinh học, yêu cầu đặt

ra cho người giáo viên cần tích cực tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, lồng
ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường vào trong chương trình cũng như các
hoạt động ngoại khóa để nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho
học sinh. Người giáo viên, ngoài việc cung cấp kiến thức thì cần tăng cường các
hoạt động ngoại khóa về bảo vệ môi trường, các cuộc thi tìm hiểu cũng như tổ
chức và tạo điều kiện cho học sinh sáng chế hoặc tái chế các sản phẩm góp
phần bảo vệ môi trường.
Và Hội sinh viên – Đoàn thể cần tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường

bằng cách tổ chức các hoạt động thiết thực như: trồng cây xanh phủ trống đồi
trọc, trồng rừng ngập mặn, vớt bèo giúp dân…
17


Học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Và nằm trong những thay đổi nhận thức của toàn nhân loại nói chung,
cũng như của các quốc gia hay cá nhân nói riêng thì đã có những Hi ệp ước, Hội
nghị, diễn đàn… cụ thể liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về BĐKH (COP21 United
Nations Climate Change) để thỏa thuận hạn chế tình trạng nóng lên chung c ủa
Trái Đất. Việt Nam được xếp là một trong 5 quốc gia hàng đầu chịu ảnh hưởng
trực tiếp của biến đổi khí hậu. Và trong Hội nghị COP21 này, lần đầu tiên Việt
Nam tham gia. Hội nghị đã đạt được mục tiêu của mình, lần đầu tiên đạt được
một thỏa thuận toàn cầu về giảm biến đổi khí hậu có hiệu lực từ năm 2020
nhằm giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 20 C vào cuối thế kỉ
21.
C. KẾT LUẬN
Từ những trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rằng từ khi con người
xuất hiện thì họ đã sống rất hòa hợp với thiên nhiên. Nhưng xã hội càng ngay
cáng phát triển, với những công cụ vô cùng hiện đại, con người đứng trước cảm
dỗ của những lợi nhuận, những lợi ích trước mắt để có thể phát triển kinh tế xã
hội mà quên đi vấn đề về môi trường, làm cho mối quan hệ giữa con người mà
môi trường ngày càng xấu đi, đến một lúc nào đó con người phải nhận ra rằng
chính bảo vệ môi trường mới chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và
cố gắng sống hóa hợp với thiên nhiên. Và giải pháp tốt nhất là sự trở về v ới tự
nhiên để xây dựng môi trường nhân văn vì con người, cho con người và cho sự
phát triển bện vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khoa Lân, Lê Thị Nam Thuận, Môi trường và con người – NXB Đại học
Sư phạm, 2001.
2. Phạm Xuân Hậu, Con người và môi trường – NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1997.
3. Tạp chí Môi Trường (2015), Môt phút tiết kiệm - Triệu niềm vui, Monre.
4. Thư viện pháp luật, Công ước quốc tế về buôn bán đông, thực vật hoang dã
nguy cấp ký tại Washington D.C ngày 01 tháng 3 năm 1973.
5. Bộ môn Hải Dương và Khí tượng thủy văn, Môt vài nét về đất ngập nước và
công ước Ramsar, Theo bản tin Sở Tài Nguyên.

18



×