Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (luận văn thạc sỹ du lịch)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

TRẦN PHƢƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA BIỂN Ở QUẢNG BÌNH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

TRẦN PHƢƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ
VĂN HÓA BIỂN Ở QUẢNG BÌNH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Chuyên ngành: Du Lịch
Mã số: Đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN PHẠM HÙNG

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “Nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở Quảng
Bình phục vụ phát triển du lịch” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả.
Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận
khoa học chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Phƣơng Thúy

1


LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở Quảng Bình phục vụ phát triển
du lịch” đƣợc thực hiện cùng với quá trình học viên học tập tại lớp Cao học 13, Khoa
Du lịch học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trƣờng, phòng Đào tạo
Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Du lịch học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt,
tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng đã tận tình
hƣớng dẫn, cung cấp những tài liệu quý giá và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng
Bình, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, Các cơ quan chức năng, các chuyên gia và cộng
đồng dân cƣ sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tham gia phỏng vấn, cung cấp

những dữ liệu quan trọng liên quan đến đề tài.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
các học viên… đã chia sẻ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện
đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2017
Tác giả

Trần Phƣơng Thúy

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................9
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................10
5. Bố cục luận văn .........................................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn ..............................................................................................10
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
BIỂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG BÌNH ....................................12
1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở Quảng Bình phục vụ
phát triển du lịch ............................................................................................................12
1.1.1. Vấn đề lý luận về văn hóa biển ........................................................................12
1.1.1.1. Văn hóa và du lịch văn hóa........................................................................12
1.1.1.2. Khái niệm về văn hóa biển ........................................................................15
1.1.1.3. Khái niệm liên quan đến du lịch biển ........................................................18
1.1.2. Vấn đề khai thác giá trị văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch ....................21

1.1.3. Vai trò của văn hóa biển trong phát triển du lịch Quảng Bình .......................24
1.1.4. Vấn đề tác động của du lịch tới văn hóa biển trong phát triển du lịch ở
Quảng Bình ................................................................................................................25
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa biển ở Quảng Bình phục vụ phát triển du
lịch .................................................................................................................................27
1.2.1. Những nghiên cứu về văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở Quảng Bình ........27
1.2.2. Những nghiên cứu về văn hóa biển Quảng Bình nói chung ............................28
1.2.3. Những nghiên cứu về văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch ở Quảng Bình .........29
1.3. Những bài học kinh nghiệm của việc nghiên cứu các giá trị của văn hóa biển phục
vụ phát triển du lịch .......................................................................................................30
1.3.1. Những bài học trong nước ...............................................................................30
1.3.1.1. Kinh nghiệm tại Đà Nẵng ..........................................................................30
1.3.1.2. Kinh nghiệm du lịch tại Côn Đảo ..............................................................31
1.3.2. Những bài học ở nước ngoài............................................................................32
1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở tỉnh Phuket, Thái Lan ...........................32
1.3.2.2. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................................34
Tiểu kết chƣơng 1 ..........................................................................................................36
CHƢƠNG 2: CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA BIỂN QUẢNG BÌNH .......................37
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Bình .....................................................................37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Bình............................................37

3


2.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................38
2.1.3. Điều kiện xã hội ...............................................................................................39
2.1.4. Tài nguyên du lịch............................................................................................41
2.2. Văn hóa vật thể ở Quảng Bình ...............................................................................43
2.2.1. Kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật gắn với biển tiêu biểu ở Quảng Bình .............43
2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ................................................................44

2.2.3. Cảnh quan văn hóa gắn với biển tiêu biểu .......................................................45
2.2.4. Ẩm thực ở Quảng Bình ....................................................................................48
2.3. Văn hóa phi vật thể ở Quảng Bình .........................................................................49
2.3.1. Tôn giáo, tín ngƣỡng gắn với biển ...................................................................49
2.3.2. Phong tục, tập quán gắn với biển ....................................................................53
2.3.3. Lễ hội gắn với biển...........................................................................................58
2.3.4. Nghề truyền thống gắn với biển ......................................................................61
2.3.5. Âm nhạc dân gian.............................................................................................70
Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................................72
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA BIỂN PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG BÌNH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ..........73
3.1. Thực trạng khai thác các giá trị của biển phục vụ phát triển du lịch......................73
3.1.1. Thị trƣờng, khách du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình ....................................73
3.1.2. Sản phẩm du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình .................................................77
3.1.2.1. Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa biển .........................78
3.1.2.2. Sản phẩm du lịch làng nghề biển ...............................................................79
3.1.2.3. Sản phẩm du lịch lễ hội biển......................................................................80
3.1.2.4. Sản phẩm du lịch ẩm thực biển..................................................................81
3.1.2.5. Sản phẩm du lịch trải nghiệm biển và văn hóa sinh thái biển ...................81
3.1.2.6. Các sản phẩm du lịch văn hóa biển khác ..................................................82
3.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch khai thác văn hóa biển ở Quảng Bình...........83
3.1.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng .............................................................................83
3.1.3.2. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ...............................................................84
3.1.4. Những điểm, tuyến du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình..................................87
3.1.4.1. Cụm Đồng Hới và vùng phụ cận ...............................................................87
3.1.4.2. Du lịch Văn hóa biển kết hợp du lịch tâm linh ..........................................88
3.1.4.3. Kết hợp văn hóa biển và tham quan thắng cảnh trong tỉnh .......................88
3.1.5. Nhân lực phục vụ du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình ....................................89
3.1.6. Hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình ..................................93
3.1.7. Quản lý hoạt động du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình ...................................99

3.1.7.1. Công tác quản lý nhà nƣớc ........................................................................99

4


3.1.7.2. Công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng ...........................................100
3.2. Những giải pháp và kiến nghị cho việc khai thác các giá trị của văn hóa biển phục
vụ phát triển du lịch ở Quảng Bình .............................................................................101
3.2.1. Những giải pháp .............................................................................................101
3.2.1.1. Căn cứ để đề xuất giải pháp .....................................................................101
3.2.1.2. Các giải pháp cụ thể .................................................................................103
3.2.2. Những kiến nghị .............................................................................................117
3.2.2.1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan........................................117
3.2.2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh ..........................................118
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................119
KẾT LUẬN .................................................................................................................121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................124
PHỤ LỤC ....................................................................................................................129

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân


CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CSHT

Cơ sở hạ tầng

KDL

Khách du lịch

SPDL

Sản phẩm du lịch

SPDLB

Sản phẩm du lịch biển

QLKGB

Quản lý không gian biển

UBND

Ủy ban nhân dân

SDL


Sở Du lịch

UNESCO

(United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

UNWTO

(World Tourism Organization)
Tổ chức Du lịch thế giới

VH-TT-DL

Văn hóa Thể thao và Du lịch

VQG

Vƣờn quốc gia

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GRDP Quảng Bình............................................40
Bảng 2.2: Doanh thu của khu nghĩ dƣỡng Sun Spa Resort qua các năm ......................48
Bảng 2.3: Số lƣợng và sự phân bố lễ hội gắn với biển tại Quảng Bình ........................58
Bảng 2.4: Tổng sản lƣợng và doanh thu khai thác hải sản hàng năm tại làng biển Cảnh

Dƣơng-Quảng Trạch ......................................................................................................63
Bảng: 2.5: Bảng thống kê tình hình kinh tế xã hội xã Hải Trạch ..................................63
Bảng 2.6: Nắng suất nuôi trổng thủy sản trên cát tại Quảng Bình ...............................66
Bảng 2.7: Giá trị của âm nhạc dân gian Quảng Bình ....................................................71
Bảng 3.1. Khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2012 – 2016 ................................73
Bảng 3.2. Doanh thu du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2016 ................................74
Bảng 3.3:Đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ du lịch văn hóa biển Quảng
Bình ...............................................................................................................................75
Bảng 3.4: Số lƣợng các cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.............................85
Bảng 3.5: Hiện trạng cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ khách du lịch tỉnh Quảng
Bình ...............................................................................................................................85
Bảng 3.6: Lao động du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015 .......................89
Bảng 3.7: Dự báo nhu cầu lao động du lịch của tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 ........90
Bảng 3.8. Đánh giá chung về hiện trạng nhân lực du lịch văn hóa biển Quảng Bình qua
phân tích SWTO ............................................................................................................90
Bảng 3.9. Hoạt động xúc tiến du lịch Quảng Bình qua các năm...................................97

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH
Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa biển Quảng Bình ...77
Biểu đồ 3.2: Đánh giá sự hấp dẫn của du lịch văn hóa biển Quảng Bình .....................78

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển có vai trò quan trọng trong đời sống con ngƣời. Lịch sử phát triển của Việt
Nam luôn gắn với biển, chính vì vậy đã hình thành nên nét văn hóa đặc trƣng đó là văn
hóa cƣ dân ven biển. Nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt cùng với sự
bùng nổ dân số thế kỷ XXI đƣợc xem là “Thế kỷ của đại dƣơng”. Khai thác biển trở

thành một vấn đề quan trọng mang tính chiến lƣợc của hầu hết tất cả quốc gia trên thế
giới, kể cả các quốc gia có biển và không có biển. Nền kinh tế của thế giới hiện đang
phụ thuộc rất lớn đối với tiềm năng của biển. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu,
khai thác các giá trị văn hóa biển trong phát triển du lịch rất quan trọng.
Biển tạo nên sự ảnh hƣởng lớn tới khí hậu và thời tiết của trái đất. Biển là yếu tố
chiến lƣợc quân sự, an ninh của toàn cầu. Hiện nay, vùng biển đặc quyền của Việt
Nam rộng hơn một triệu km², lớn hơn gấp ba lần so với lãnh thổ. Cùng với đất liền,
biển là môi trƣờng sinh tồn và phát triển là một bộ phận thuộc chủ quyền thiêng liêng
của Tổ quốc. Lấn biển để dựng nƣớc và thông qua biển để giữ nƣớc là một nét độc đáo
của bản sắc văn hóa Việt Nam ngàn đời.
Quảng Bình, suốt chiều dài hơn 116 km đƣờng bờ biển có 05 vùng cửa lệch và
06 vùng bãi ngang, bờ biển kéo dài từ Đèo Ngang đến hết Liêm Luật (Lệ Thủy). Tất
cả cƣ dân sống ven bờ biển có sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng cửa lệch và
vùng bãi ngang nhƣng lại có sự đồng đều về bản sắc văn hóa. Từ xa xƣa con ngƣời nơi
đây đã gắn bó với biển khơi, trong quá trình sinh sống, lao động, sáng tạo, các thế hệ
cộng đồng ngƣ dân đã tạo nên những dấu ấn văn hóa biển đảo khá đặc trƣng. Cách đây
khoảng 4.000-5.000 năm, khu vực này đã tồn tại một nền văn hóa biển tiêu biểu của
miền Trung, đó là văn hóa Bàu Tró. Trãi qua các giai đoạn phát triển, ngƣ dân ven
biển Quảng Bình đã sớm thích nghi và gắn bó với môi trƣờng biển, từ việc khai thác,
chinh phục tài nguyên của biển đến phong tục, tập quán, lễ nghi, đi lại và sinh hoạt văn
hóa. Những bản sắc văn hóa ấy đã phản ánh đƣợc tâm hồn và cốt cách của ngƣời dân.
Tất cả những giá trị vất chất và tinh thần đó là những bảo vật cần đƣợc gìn giữ và bảo
tồn.
Có thể nói những sản phẩm văn hóa vật chất và tài nguyên du lịch biển đặc sắc
hình thành một không gian văn hóa biển Quảng Bình độc đáo và hấp dẫn, góp phần
làm phong phú thêm diện mạo bức tranh không gian văn hóa biển nƣớc ta. Đây là
nguồn tài nguyên lớn để tỉnh Quảng Bình đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung và du
lịch văn hoá biển nói riêng. Phát huy tiềm năng văn hóa biển để đa dạng sản phẩm du
lịch và là động lực thu hút khách đến tìm hiểu, khám phá thêm các nét đặc trƣng văn
hoá biển cũng nhƣ bảo tồn những nét văn hoá có nguy cơ bị mai một và biến đổi mạnh

mẽ trong xu thế hội nhập nhƣ hiện nay.

8


Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và vai trò to lớn đối với cuộc sống, chủ quyền và
vị trí chiến lƣợc của biển đảo đối với chủ quyền Tổ quốc. Vấn đề đƣa văn hóa biển
Quảng Bình hòa nhập với dòng chảy của văn hóa Việt Nam, phát triển theo xu hƣớng
tiến bộ của văn hóa thế giới song vẫn không làm mất đi bản sắc văn hóa của mình là
một trong những yêu cầu mang tính cấp bách hiện nay, góp phần tạo sự đa dạng trong
văn hóa dân tộc. Nghiên cứu các giá trị văn hóa biển vào phát triển du lịch góp phần
vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hƣơng giàu đẹp.
Bên cạnh đó với sƣ cố môi trƣờng biển Formosa (2016) đã làm thiệt hại không
nhỏ đến nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, đặc biệt là du lịch nghỉ
dƣỡng biển, dƣờng nhƣ đóng băng từ mùa hè năm 2016 đến nay. Lƣợng du khách đến
với du lịch biển truyền thống của tỉnh là nghỉ dƣỡng biển giảm đi rõ rệt. Hiện nay, du
lịch văn hóa biển Quảng Bình chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ, nhiều vấn đề cụ
thể của du lịch văn hóa biển chƣa đƣợc tìm hiểu. Với ý nghĩa nhƣ vậy, việc lựa chọn
đề tài “ Nghiên cứu các giá trị văn hoá biển ở Quảng Bình phục vụ phát triển du lịch”
để làm đề tài luận văn với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát
triển ngành du lịch Quảng Bình tƣơng xứng với tiềm năng vốn có trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các giá trị văn hóa biển, thực trạng khai thác và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá biển tại Quảng Bình góp phần đa dạng các sản
phẩm du lịch tại Quảng Bình nói riêng và sự phát triển du lịch cả nƣớc nói chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tổng quan những vấn đề lý luận về văn hóa biển, đánh giá thực trạng phát
triển du lịch văn hóa biển Quảng Bình. Để từ đó xây dựng định hƣớng cơ bản và đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hoá biển tại Quảng Bình trong thời gian

tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa biển Quảng Bình, các hoạt động văn hoá biển hiện nay, các
hoạt động du lịch văn hoá biển tại Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn đề cập một số nội dung chủ yếu về các giá trị văn hóa
biển ở Quảng Bình có tính khả thi để phát triển du lịch, tập trung vào việc nghiên cứu
và tập hợp các thông tin về khai thác các giá trị của văn hóa biển, phân tích thực trạng
hoạt động du lịch văn hóa biển của Quảng Bình từ năm 2010 cho đến nay và qua đó đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm góp phần đa dạng sản phẩm du lịch
tỉnh Quảng Bình.

9


- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt động văn hoá trong
du lịch biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này đƣợc giới hạn
từ năm 2010 đến năm 2015, và giai đoạn đến năm 2017
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các
trang web điện tử, các tài liêu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa
phƣơng. Dựa trên cơ sở đó đƣa ra đƣợc các khái niệm chung nhất liên quan đến đề tài
đang nghiên cứu, đánh giá, giá trị của tài nguyên văn hóa biển để phát triển du lịch văn
hóa Quảng Bình.
4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Phƣơng pháp này giúp cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn. Việc đối

chiếu, so sánh giữa thông tin, số liệu từ các tài liệu với điều kiện thực tế giúp tác giả
bổ sung, điều chỉnh nâng cao tính chính xác của thông tin, số liệu. Trong quá trình
nghiên cứu tác giả đã tiến hành thu thập ý kiến của hƣớng dẫn viên, Ban Quản lý Di
tích, ý kiến của các doanh nghiệp du lịch, quản lý cơ quan du lịch về điểm du lịch,
hoạt động kinh doanh tại điểm du lịch.
4.3. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Tác giả tiến hành phỏng vấn một số doanh nghiệp lữ hành, cán bộ quản lý của
chính quyền địa phƣơng, các cán bộ quản lý du lịch ở Sở VHTT-DL Quảng Bình, một
số nhà nghiên cứu về văn hóa ở Quảng Bình.
4.4. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để phân tích mối quan hệ chặt chẽ về phát triển du
lịch với các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội. Đây là phƣơng pháp nghiên
cứu đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính
của luận văn bao gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu các giá trị văn hóa biển phục vụ phát
triển du lịch ở Quảng Bình.
Chƣơng 2: Các giá trị của văn hóa biển ở Quảng Bình.
Chƣơng 3: Thực trạng khai thác văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch ở Quảng
Bình và những kiến nghị, giải pháp.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có đóng góp nhất định trên ba vấn đề:

10


Thứ nhất, tổng quan về các lý luận về văn hóa biển tại Việt Nam.
Thứ hai, Khái quát các giá trị và khảo sát thực trạng khai thác các giá trị văn hóa
biển trong phát triển du lịch tại Quảng Bình.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp góp phần khai thác các giá trị văn hóa biển vào
hoạt động du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩn du lịch cũng nhƣ bảo tồn các giá trị văn
hóa biển trong giai đoạn hiện nay.

11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN
HÓA BIỂN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở QUẢNG BÌNH
1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở Quảng Bình
phục vụ phát triển du lịch
1.1.1. Vấn đề lý luận về văn hóa biển
1.1.1.1. Văn hóa và du lịch văn hóa
* Văn hóa
Từ xa xƣa trong lịch sử, “văn hóa” có biết bao nhiêu là nghĩa, nó đƣợc dùng để
chỉ những khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan
đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa
thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển
của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản
phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngƣỡng, phong tục, lối sống...
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản
năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra
trong lịch sử”.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đƣa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong

sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống
tinh thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa,
đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví
dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB
Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại:
Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con
ngƣời trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con ngƣời nơi đó có văn
hóa.

12


Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 2004, tr.25)
Tại tuyên bố về những chính sách văn hóa -Hội nghị Quốc tế do UNESSCO chủ
trì từ 26-7 đến 6-8-1982 tại Mêhicô thì văn hóa đƣợc hiểu: “Văn hóa hôm nay có teher
coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm
nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những
sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là

một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm
tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẽ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên
bản thân” (Trần Quốc Vƣợng, 2014, tr.23)
Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngƣời anh
hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã nêu ra cách đó trên 40 năm:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng.
Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Trần Quốc Vƣợng,
2014, tr.20)
“Văn hóa” theo cách hiểu của Từ Chi lại có sức khái quát, ông cho rằng: “Tất cả
những gì do con người tạo ra và bị biến đổi bởi tác động của con người đều là văn
hóa” (Từ Chi, 1996, tr.23)
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con ngƣời
sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
* Du lịch văn hóa
Phát triển du lịch văn hóa đang là lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới giữa
muôn vàn loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá
... bởi giá trị kinh tế cũng nhƣ lợi ích xã hội mà nó mang lại. Du lịch và văn hóa có sự
hội tụ rất lớn về mặt không gian và thời gian. Không gian văn hóa và không gian du
lịch có rất nhiều điểm tƣơng đồng. Du lịch lấy không gian văn hóa làm không gian thu

13


hút các hoạt động cho mình và ngƣợc lại nơi nào có bóng dáng của du lịch thì nơi ấy
văn hóa có điều kiện phát triển hơn.
Du lịch văn hóa có nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau:

“Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là
nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ
thuật biểu diễn, các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền
đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành
hương”(UNWTO, 1993)
Hay nhƣ cách nói của Groen: “Văn hóa và du lịch sẽ đi đến sự hợp nhất và tất cả
cho nhau” (Cultural and tourism are destined once and for all to be together) (Groen,
1994, tr.23). Vì mối quan hệ đặc biệt này mà văn hóa cũng đƣợc xem là đối tƣợng của
du lịch và du lịch văn hóa đƣợc hình dung nhƣ một trong những cách thức tiêu thụ,
thƣởng thức văn hóa.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai thác các giá trị di sản
văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách có văn hóa (Dƣơng Kim Quốc, 1982,tr.89)

Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào việc quy hoạch, lập trình, thiết
kế các tour lữ hành tham quan các công trình văn hóa cổ kim” (Nguyễn Văn Bình,
2005, tr.98-99)
Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống” (Luật Du lịch, 2005)
Hơn nữa, du lịch và văn hóa có một mối quan hệ nội hàm sâu sắc đƣợc biểu hiện
rõ qua sự hội tụ Cung - Cầu. Tức là, sự mở rộng và phát triển của “Cung” về du lịch
cũng chính là sự mở rộng và phát triển của “Cung” về tiêu thụ văn hóa và ngƣợc lại.
Vì thế, một “ngành công nghiệp văn hóa” đã ra đời để phục vụ cho nhu cầu hƣởng thụ
văn hóa, trong đó, du lịch văn hóa đƣợc xem là một “kênh phân phối” để “tiêu thụ”
văn hóa hiệu quả nhất. Ngày càng có nhiều du khách hiếu kỳ muốn tìm kiếm và trải
nghiệm sự khác biệt về văn hóa bằng cách đi du lịch.
Đứng trên góc độ du khách thì “Du lịch văn hóa là hoạt động đa dạng của du
khách rời khỏi nơi cư trú của mình trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm
thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn hóa”
(Nguyễn Phạm Hùng, 2017, tr.19)

Đứng trên góc độ nhà cung ứng du lịch thì “Du lịch văn hóa là toàn bộ các dịch
vụ du lịch do con người tạo ra, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên văn hóa
nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt phục vụ nhu cầu thưởng thức, trải
nghiệm, khám phá của du khách trong một không gian và thời gian nhất định”
(Nguyễn Phạm Hùng, 2017, tr.19).

14


Du lịch văn hóa là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển vì đem lại giá trị lớn
cho cộng đồng xã hội. Bên cạnh những loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch
khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa đƣợc
xem là loại sản phẩm đặc thù của các nƣớc đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch
quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngƣỡng... để tạo sức hút đối với khách
du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên
cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để
thỏa mãn nhu cầu của họ.
- Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hóa truyền thống. Để
phát triển đƣợc du lịch văn hóa, điều quan trọng là phải bảo tồn đƣợc những giá trị di
sản văn hóa mang đậm bản sắc riêng của dân tộc. Chỉ có nhƣ thế mới thu hút đƣợc du
khách.
- Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc: Những tri thức văn
hóa thu nhận đƣợc từ các sản phẩm du lịch văn hóa sẽ góp phần làm lan tỏa những giá trị
văn hóa của quốc gia, thẩm thấu vào các nền văn hóa khác
Du lịch văn hóa là một thực thể văn hóa do con ngƣời tạo ra trong quá trình phát triển.
Đó là thực thể văn hóa kinh doanh tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu của du
khách. Du lịch văn hóa là một bộ phận của du lịch, mang những phẩm chất chung của du
lịch nhƣng đƣợc giới hạn trong phạm vi khai thác tài nguyên du lịch văn hóa.
1.1.1.2. Khái niệm về văn hóa biển

Năm 1996, một loạt công trình về văn hóa biển có giá trị lý luận đƣợc công bố.
Trong số này, phải kể tới công trình do Trần Quốc Vƣợng và Cao Xuân Phổ đồng chủ
biên có tiêu đề Biển với người Việt cổ. Cuốn sách gồm hai phần: phần 1 “Mấy nét khái
quát lịch sử cổ xƣa, cái nhìn về biển của ngƣời Việt Nam” và phần 2 “Các nền văn hóa
biển ở Việt Nam”. Tác giả đã cho chúng ta một cái nhìn về biển của ngƣời Việt Nam.
Các tác giả đã đƣa ra những dẫn chứng rất xác thực theo tiến trình lịch sử, từ đó giúp
chúng ta có nhận thức sâu hơn về sự xuất hiện của văn hóa biển đảo Việt Nam.
Năm 2006, Nguyễn Khắc Sử có bài: Văn hóa Hạ Long, văn hóa biển tiền sử Việt
Nam. Ngoài phần làm sáng tỏ những đặc trƣng của văn hóa biển Hạ Long, bài viết còn
đƣa ra khái niệm về văn hóa biển dƣới góc độ khảo cổ học. Theo tác giả: “Văn hóa
biển là thuật ngữ khảo cổ dùng để chỉ các di tích hoặc văn hóa khảo cổ của các cộng
đồng người sống trong môi trường biển, khai thác biển và có mối giao lưu rộng rãi với
xung quanh, tạo dựng nên nền văn hóa mang đượm màu sắc biển” (trang 29).
Năm 2007, Nguyễn Duy Thiệu có bài Suy ngẫm về văn hóa biển ở Việt Nam. Tác
giả đƣa ra khái niệm: “Nói văn hóa biển là nói về lối sống của cộng đồng cư dân dọc
theo ven biển khai thác (và tham gia khai thác) các nguồn lợi thủy sinh ở sông, biển

15


nói chung để sinh tồn”(trang 28). Ở đây, khái niệm về văn hóa biển đã nhấn mạnh yếu
tố lối sống của ngƣ dân ven biển trong việc khai thác nguồn lợi thủy sinh. Nhƣ vậy,
khái niệm này mới chỉ đề cập tới văn hóa biển ở phạm vi hẹp, đó là lối sống (có thể
bao gồm phong tục, tập quán, tín ngƣỡng) chƣa đề cập tới văn hóa vật thể của ngƣ dân
ven biển.
Năm 2010, Ngô Đức Thịnh đƣa ra khái niệm về văn hóa biển trong bài: Truyền
thống văn hóa biển cận duyên của ngƣời Việt. Tác giả định nghĩa: Từ góc nhìn nhân
học văn hóa, văn hóa biển được hiểu như là hệ thống các tri thức của con người về
môi trường biển, các giá trị và biểu trưng rút ra từ những hoạt động sống trong môi
trường ấy. Cùng với nó là những cảm thụ hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói

quen của con người tương thích với môi trường biển (trang 15). Đây là một khái niệm
khá hoàn thiện bởi lẽ tác giả đã khái quát đƣợc văn hóa biển với đầy đủ nội hàm của
nó mà các định nghĩa khác chƣa đề cập hoặc đề cập ở góc độ hẹp hơn.
Năm 2011, Trần Ngọc Thêm tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn hóa biển đảo
ở Khánh Hòa” đã đƣa ra một khái niệm khá mới. Trong các tài liệu trong nƣớc và
nƣớc ngoài lâu nay chủ yếu chỉ nói đến “quyền lực biển” và “văn hóa biển”.
Akifumi Iwabuchi (2007) dùng thuật ngữ “Sea powers” để chỉ những quốc gia có
quyền lực biển, hoạt động nhiều trên biển, làm chủ đại dƣơng (thƣờng là chỉ trong
những giai đoạn nhất định của lịch sử). Quốc gia biển đầu tiên đƣợc biết đến trong lịch
sử là Phoenicia ở Tây Nam Á. Quốc gia biển tiếp theo là Hy Lạp cổ đại, sau đó là La
Mã. Tiếp theo La Mã là ngƣời Viking ở Bắc Âu. Từ thời trung đại trở đi là Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, hiện nay là Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản từng là quốc
gia biển trong giai đoạn từ sau chiến tranh Nhật –Nga đến 1945.
Quốc gia biển thì không nhiều, các dân tộc có văn hóa biển thì nhiều hơn. Nhƣng
khi nào thì có thể nói rằng một dân tộc có văn hóa biển? Nói cách khác, cần có tiêu chí
phân biệt sự tồn tại của những yếu tố văn hóa biển với sự tồn tại của văn hóa biển nhƣ
một thành tố của văn hóa dân tộc.
Văn hóa biển (tiếng Anh: marine culture, sea culture) là vấn đề gần đây bắt đầu
đƣợc thế giới quan tâm nhiều. Về sách có thể kể ví dụ một số cuốn nhƣ: Culture of
Coldwater Marine Fish của Erlend Moksness, E. Kjorsvik và Y. Olsen (2004); Marine
Fish Culture của John W. Tucker (1998); Flowing Water Fish Culture của Richard
W. Soderberg (1994); Shrimp Culture: Principles and Practices của A. W. Fast và L.J.
Lester (1992); Culture of Marine Invertebrates: Selected Readings của Carl J. Berg
(1983), ...
Văn hóa biển là khái niệm dùng để chỉ sản phẩm văn hóa phân loại theo điều
kiện sinh thái, hay khái quát hơn là văn hóa xét theo không gian, bên cạnh những khái
niệm nhƣ “văn hóa núi” - “văn hóa đồng bằng”; “văn hóa xứ nóng” - “văn hóa xứ

16



lạnh”; “văn hóa gió mùa”, v.v. Từ góc nhìn văn hóa học, có thể định nghĩa: “Văn hóa
biển là hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình
tồn tại lấy biển cả làm nguồn sống chính” (Ngô Đức Thịnh, 2010)

Với định nghĩa này, văn hóa biển trƣớc hết phải là văn hóa, nó phải thỏa mãn bốn
đặc trƣng của văn hóa nói chung là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính
lịch sử. Ngoài bốn đặc trƣng chung, có hai đặc trƣng riêng làm nhiệm vụ khu biệt văn
hóa biển với các dạng thức văn hóa khác: Thứ nhất là đặc trƣng về không gian tồn tại:
“lấy biển cả làm nguồn sống”. Thứ hai là đặc trƣng định lƣợng về không gian tồn tại
ấy: biển cả không chỉ là nguồn sống mà phải là “nguồn sống chính”.
Trong công trình Các dạng thức văn hóa Việt Nam, của Ngô Đức Thịnh, tác giả
đã phân chia các dạng thức văn hóa của con ngƣời thành 4 nhóm, trong đó văn hóa
biển thuộc nhóm “văn hóa sinh thái” (Ecological Culture), cũng giống nhƣ văn hóa
châu thổ, văn hóa thung lũng, văn hóa rẻo cao, văn hóa cao nguyên, văn hóa thảo
nguyên… Có thể quan niệm văn hóa sinh thái là thứ văn hóa sản sinh ra trong quá
trình con người thích ứng vời môi trường sống, từ đó hình thành nên những tri thức,
những hành vi ứng xử, những tập tục, nghi lễ, thói quen…tương thích với môi trường
sinh thái ấy. Tất cả những cái đó nhằm đảm bảo cho sinh tồn và sự đáp trả của con
người trước những thách thức của môi trường sống.
Nhƣ vậy, từ góc nhìn nhân học văn hóa, văn hóa biển, tác giả cho rằng là hệ
thống các tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị và biểu trưng rút ra từ
những hoạt động sống của con người trong môi trường ấy, cùng với nó là những cảm
thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói quen của con người tương thích với
môi trường biển.
Có thể nói, việc khai thác biển cận duyên và cùng với nó là văn hóa biển cận
duyên là quán xuyến từ xa xƣa đến tận ngày nay của truyền thống biển Việt Nam. Có
thể nói, trong hầu hết các di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, cũng nhƣ các điểm
dân cƣ ven biển vào thời cổ đại, cận hiện đại, thì ở đó đều có sự kết hợp hữu cơ giữa
khai thác đánh bắt cá biển, săn bắt, thu lƣợm và canh tác tác nông nghiệp trên bờ. Tính

lưỡng nguyên đó tạo nên nét đặc trưng lớn nhất của văn hóa biển ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, luận án tiến sĩ Văn hóa đã đƣa ra khái niệm văn hóa
biển nhƣ sau: Văn hóa biển là một hiện tượng văn hóa được bắt nguồn dưới tác động

17


của môi trường biển đảo lên cuộc sống của con người. Từ đó, hình thành nên hệ thống
những tri thức, các tục lệ, các giá trị, các biểu tượng văn hóa… về biển.
Từ những khái niệm trên và quan niệm về giá trị văn hóa, chúng ta hiểu rằng:
Văn hóa biển là bao gồm hệ thống các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
(Văn hóa vật thể: ăn, mặc, ở, đi lại… Văn hóa phi vật thể: tiếng nói, ngữ văn dân gian,
nghi lễ, phong tục, tập quán, tri thức…) do con người sáng tạo ra qua quá trình hoạt
động thực tiễn (lao động, sản xuất, bảo vệ chủ quyền biển đảo và các loại hình tổ chức
khác…) trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình (không gian
ven biển).
1.1.1.3. Khái niệm liên quan đến du lịch biển
* Khái niệm du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ
ở các nƣớc phát triển mà còn ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặc
dù vậy cho đến nay không chỉ ở nƣớc ta nhận thức về nội dung khái niệm du lịch vẫn
chƣa có sự thống nhất. Với những cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đƣa ra
những khái niệm khác nhau về du lịch
Theo từ nguyên, trong tiếng Anh “to tour" có nghĩa là dã ngoại; trong tiếng Pháp
“tour“ có nghĩa là đi dạo chơi, leo núi, vận động ngoài trời; trong tiếng Việt, du lịch là
một từ đã có từ lâu gắn liền với các chuyến đi: Kinh lý, tham quan, vãn cảnh, thăm
viếng… của các nho sỹ, các tầng lớp vua chúa, quan lại, các nhà truyền giáo…
Năm 1963, tại Hội nghị Liên hợp quốc tế về du lịch họp ở Roma (Italia) các nhà
khoa học tham gia đã thống nhất đƣa ra một định nghĩa có tính quốc tế về du lịch và về
sau đƣợc Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) chính thức thông qua là: “Du lịch là

tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của
họ hay ngài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ”. Đến năm 1991, tại Hội thảo quốc tế về lữ hành và thống kê du lịch,
UNWTO đã đƣa ra thêm một định nghĩa về du lịch, theo đó “Du lịch được hiểu là
hoạt động của con người đi tới một điểm ở bên ngoài môi trường sống thường xuyên
của mình trong một thời gian nhất định và chuyến đi đó của họ không nhằm mục đích
kiếm tiền tại nơi họ đến tham quan”
Theo quan điểm đƣợc các học giả biên soạn Bách khoa toàn thƣ Việt Nam (2005)
thì khái niệm du lịch đƣợc hiểu theo hai nghĩa riêng biệt:
Nghĩa thứ nhất Du lịch được coi là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực
của co người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật…

18


Nghĩa thứ hai Du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả
cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là
tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại
hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ.
Hiện nay, rất nhiều ngƣời coi du lịch là một ngành kinh tế và mục tiêu quan trọng
hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế và đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi
nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh du du lịch. Ngƣời ta quên rằng “Du lịch
là một hiện tượng xã hội sâu sắc, nó góp phần nâng cao dân trí và phục hồi sức khỏe
cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết…” Toàn xã hội phải chung tay đóng
góp, hỗ trợ, đầu tƣ cho phát triển du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): „„Du lịch là hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên cuả mình nhằm đáp ứng nhu

cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định với mục đích
giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền‟‟(trang 09).
Lâu nay chúng ta luôn quan niệm về du lịch chủ yếu đứng trên lập trƣờng ngƣời
đi du lịch, ngƣời mua hàng hóa du lịch mà không đứng trên lập trƣờng nhà cung ứng,
ngƣời làm du lịch, ngƣời sản xuất và bán hàng hóa du lịch của ngành du lịch. Vì vậy
chúng ta cần có cái nhìn từ hai phía.
Theo Nguyễn Phạm Hùng (2017) khái niệm du lịch đƣợc ông định nghĩa trên hai
góc độ nhƣ sau:
- Đứng trên góc độ du khách thì “Du lịch là những chuyến du hành của con
người rời khỏi nơi cư trú của mình trong những không gian và thời gian nhất định,
nhằm thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về tự nhiên
và văn hóa, để làm phong phú thêm đời sống tâm hồn của mình ”(trang 65).
- Còn đứng trên góc độ của nhà cung ứng thì “Du lịch là toàn bộ các hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa nhằm tạo
ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt phục vụ các nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm,
khám phá của du khách trong một không gian và thời gian nhất định” (trang 65).
Mọi khái niệm về du lịch đều mang tính tƣơng đối và tính đến thời điểm hiện tại
thì quan điểm của ông về du lịch dựa trên hai gốc độ “cung” và “cầu” có thể coi là
quan điểm phù hợp với thực tiễn.
* Du lịch biển
Du lịch biển có thể hiểu là loại hình du lịch đƣợc phát triển ở khu vực ven biển
nhằm phục vụ nhu cầu của du khách về nghỉ dƣỡng, vui chơi, giải trí, khám phá, mạo
hiểm…trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm: tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn.

19


Du lịch biển là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa diễn ra trong các
vùng có tiềm năng về biển đảo hƣớng tới thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời về vui chơi

giải trí, nghỉ dƣỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu…
Du lịch biển đƣợc xây dựng và phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch
tự nhiên là ven biển, nƣớc biển, cát biển,…và các hòn đảo tự nhiên.Trên cơ sở khai
thác và phát triển cùng với du lịch nhân văn.
* Đặc điểm của du lịch biển
- Phân bố: Biển đảo Việt Nam với tiềm năng du lịch lớn với đƣờng bờ biển dài
3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh từ Bắc tới
Nam
- Tính mùa vụ: Khí hậu nƣớc ta có tính chất nhiệt đới nóng ẩm. Vì vậy, hoạt động
du lịch biển chịu ảnh hƣởng của yếu tố khí hậu, vào mùa hè là mùa cao điểm của du
lịch biển bởi thời tiết nóng bức nên nhu cầu tắm biển, nghỉ dƣỡng tăng cao, còn về
mùa Đông ở Miền Bắc du lịch biển lại trở lại mùa thấp điểm vì mùa Đông ở Miền Bắc
lạnh, không thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dƣỡng. Do tính thất
thƣờng của thời tiết nhƣ mƣa, bão vì thế hoạt động du lịch biển không diễn ra thƣờng
xuyên liên tục.
- Sự đa dạng về các loại hình du lịch: Du lịch biển là sự tổng hợp đa dạng nhiều
loại hình du lịch khác nhau nhƣ nghỉ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm
trại…vì vậy, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng khác nhau của du khách.
* Du lịch văn hóa biển
Cho đến nay, khái niệm du lịch văn hóa biển thực sự chƣa đƣợc quan tâm tìm
hiểu đúng mức, chƣa đƣợc thống nhất một cách đầy đủ. Vì vậy, qua thực tiễn nghiên
cứu, luận văn cố gắng trình bày quan niệm của mình về du lịch văn hóa biển, trên cơ
sở kế thừa các quan niệm chung về du lịch hay du lịch văn hóa.
Du lịch văn hóa biển là một bộ phận của du lịch văn hóa, khai thác các giá trị văn
hóa của cƣ dân ven biển nhƣ: Lễ hội, làng nghề, nghề truyền thống, kiến trúc - điêu
khắc, các tập tục sinh hoạt hàng ngày…làm sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du
khách. Du lịch văn hóa biển không tách rời không gian tự nhiên, tài nguyên và sản
phẩm du lịch tự nhiên biển.
* Những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch văn hóa biển
- Tài nguyên du lịch văn hóa biển: Hiện nay, xu hƣớng chung của các nƣớc trên

thế giới là khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch. Xét về nhu cầu du lịch,
tài nguyên du lịch là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch, là nội hàm của khái
niệm du lịch. Do vậy, tài nguyên du lịch văn hóa biển đảo là điều kiện môi trƣờng cho
du lịch văn hóa biển đảo phát triển, là yếu tố quan trọng để tạo nên những sản phẩm du
lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Sự phong phú, nguyên sơ về các hệ sinh

20


thái cũng nhƣ những giá trị văn hóa rất đặc thù của cộng đồng ngƣời dân vùng biển
đảo là yếu tố quan trọng để du khách đến với loại hình du lịch này.
- Sản phẩm du lịch văn hóa biển: Du lịch là hoạt động văn hóa của con ngƣời nói
chung để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, tìm hiểu, khám phá và thẩm nhận những giá trị
của xứ sở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của con ngƣời. Dựa trên tiềm năng của nguồn
di sản văn hóa biển đảo, phát huy thành các sản phẩm du lịch đặc trƣng, chứa tính
“riêng tƣ” sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách, góp phần vào sự phát triển du
lịch nói riêng và phát triển kinh tế địa phƣơng nói chung. Nó bao gồm các dịch vụ du
lịch tƣơng ứng với các tài nguyên du lịch biển.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch văn hóa biển: Để phát huy đƣợc hết các giá trị di
sản văn hóa biển đảo phục vụ phát triển bền vững các loại hình dịch vụ du lịch, việc
đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch cho các
vùng biển đảo của địa phƣơng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nó bao gồm toàn bộ
các cơ sở vật chất kỹ thuật có tác dụng phục vụ khai thác tài nguyên văn hóa biển đảo
để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách.
- Nhân lực du lịch du lịch văn hóa biển: Du lịch là một trong những ngành kinh
tế dịch vụ đòi hỏi lƣợng nhân công cao và tỷ lệ nhân công đƣợc đào tạo lớn bởi gắn
liền với việc đáp ứng và các dịch vụ có sự giao tiếp với khách hàng. Đội ngũ lao động
thƣờng đƣợc tuyển dụng và đào tạo tại chổ bởi tính cách bản địa của ngƣời lao động
cũng là yếu tố hấp dẫn khách bên cạnh tính kinh tế của hoạt động đào tạo. Chính vì
vậy khả năng đáp ứng nguồn lao động am hiểu về văn hóa biển đảo cả về số lƣợng, độ

tuổi, trình độ dân trí là rất quan trọng.
- Khả năng ứng phó với tác động của thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, gió lốc,
vv…): khu vực biển đảo là nơi thƣờng xuyên chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ của
các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, tố lốc, v.v, chính vì vậy
phát triển du lịch văn hóa biển đảo cũng phải quan tâm đến yếu tố này trong việc thu
hút khách du lịch và các phƣơng án phát triển du lịch.
1.1.2. Vấn đề khai thác giá trị văn hóa biển phục vụ phát triển du lịch
Khai thác và sử dụng có hiệu quả các giá trị văn hóa biển Quảng Bình sẽ góp
phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh nhà nói riêng và du lịch cả
nƣớc nói chung:
- Phát triển du lịch văn hóa biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế biển có tính liên ngành, vì vậy sự
phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trong mối
quan hệ tƣơng hỗ. Trƣớc hết sự phát triển các khu du lịch, các điểm tham quan, vui
chơi giải trí sẽ tạo ra “cầu” ngày một lớn cho ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng. Khi các khu du lịch, các điểm tham quan, giải trí đã hình thành, nhu cầu vận

21


chuyển khách du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển hệ thống giao thông vận tải, bao gồm
cả công nghiệp đóng tàu; xây dựng, cải tạo các sân bay, bến cảng. Trong quá trình hoạt
động, nhu cầu đi lại du ngoạn; ăn, ở; vui chơi giải trí; mua sắm… của du khách sẽ là
động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành vận tải, nuôi trồng đánh bắt thủy sản,
sản xuất thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp... tiến tới tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng
nguồn thu cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọc vùng duyên hải và hải đảo của 28
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng
khác phát triển, thu hút đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc.
- Tăng cơ hội tạo việc làm : Việt Nam có 63 tỉnh, thành trong đó có 28 tỉnh,

thành phố có biển ở các mức độ khác nhau. Việc khai thác các giá trị văn hóa biển
phục vụ phát triển du lịch đã giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời dân vùng ven biển
đã và đang đƣợc đặt ra bởi đây là khu vực địa chính trị nhạy cảm, tập trung dân cƣ.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển
nƣớc ta hiện nay đã lên đến khoảng trên 15 triệu ngƣời (chiếm khoảng 80% dân số
trong độ tuổi lao động ở 28 tỉnh, thành ven biển).
- Đảm bảo an ninh quốc phòng: Là một quốc gia có trên 3.260 km đƣờng bờ
biển với hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế biển (lớn gấp 3 lần diện tích đất liền)
nơi có gần 3.000 đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, hoạt động phát
triển du lịch văn hóa biển ở Việt Nam luôn gắn liền với việc đảm bảo an ninh quốc
phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
- Tạo ra sự đa dạng về loại hình du lịch: Tạo ra sự đa dạng trong loại hình du
lịch, việc khai thác các giá trị văn hóa biển đảo kéo theo hàng loạt các loại hình du lịch
khác ra đời và phát triển nhƣ lƣu trú, nghĩ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu…, điều này sẽ
tạo ra sự đa dạng trong các loại hình du lịch cùng khai thác tiềm năng của biển đảo,
nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách.
- Bảo vệ môi trường phát triển bền vững: Góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ
môi trƣờng phát triển bền vững, du lịch phát triển sẽ thúc đẩy việc bảo vệ môi trƣờng
trong sạch không bị ô nhiễm hƣớng tới môi trƣờng phát triển bền vững cho thế hệ hôm
nay và mai sau.
Một trong những quan điểm của Chiến lƣợc phát triển du lịch đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
2473/QĐTTg ngày 30/12/2011 là “...Ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển,
hải đảo; nhấn mạnh yếu tố văn hoá và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch. Tập
trung phát triển các khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có
sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới” Điều này đã khẳng định vai trò của các giá
trị văn hóa biển đối với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.

22



Để khai thác sử dụng một cách hợp lý các tài nguyên văn hóa biển góp phần gìn
giữ, bảo tồn và phát triển thì cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, phải thấm nhuần quan điểm phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn.
Kiên quyết bác bỏ quan điểm ngắn hạn trong khai thác tài nguyên biển phục vụ phát
triển du lịch. Nhƣ vậy vừa khai thác hợp lý, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và phát
huy giá trị. Với tính chất nhạy cảm của tài nguyên du lịch biển, việc khai thác càng
đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên và giá trị
truyền thống, giá trị nhân văn. Quan điểm dài hạn đòi hỏi công tác quy hoạch và
nghiên cứu thị trƣờng phải đi trƣớc một bƣớc để đặt mục tiêu phát triển phù hợp với
đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của địa phƣơng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua việc thƣờng xuyên làm
mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống, tạo sức hấp dẫn kéo
dài kỳ nghỉ, nâng cao giá trị gia tăng và kích thích tiêu dùng du lịch. Đặc biệt chú
trọng phát triển, thiết kế các sản phẩm biển đảo mang tính riêng biệt của tỉnh.
Thứ ba, vai trò quyết định trên hết là yếu tố con ngƣời tức nguồn nhân lực du
lịch. Việc tăng cƣờng đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao
nhận thức du lịch cho mọi đối tƣợng là cần thiết phải thực hiện cả trƣớc mắt và lâu
dài. Tập trung đầu tƣ vào các cơ sở đào tạo du lịch, tiến hành đào tạo theo địa chỉ và
khuyến khích, hỗ trợ công nhận kỹ năng nghề cho việc tự đào tạo tại doanh nghiệp.
Thứ tƣ, nguyên tắc về huy động nguồn lực theo mô hình tham gia của các thành
phần kinh tế, xã hội, đặc biệt đề cao vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong việc
nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch. Tăng cƣờng huy động nguồn lực trong khu vực
tƣ nhân đầu tƣ cho phát triển du lịch; phát huy vai trò của cộng đồng địa phƣơng với
tƣ cách là chủ nhân của các tài nguyên du lịch biển đảo; hỗ trợ họ trở thành tác giả tạo
nên những giá trị thụ hƣởng du lịch mang đến cho du khách.
Thứ năm, tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách
dịch vụ và văn hóa, lối sống địa phƣơng. Ở đâu có sự kết hợp tốt thì ở đó hoạt động
du lịch trở nên hấp dẫn, phong phú và hiệu quả cao hơn. Vì vậy trong thiết kế sản
phẩm, quy hoạch các khu du lịch... phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạo tính

đặc thù của sản phẩm.
Thứ sáu, các nguyên tắc về phát triển du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, sử
dụng năng lƣợng sạch trong phát triển du lịch biển, đặc biệt ở những đảo xa bờ thiếu
nguồn nƣớc ngọt, tự cấp nguồn năng lƣợng. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, năng
lƣợng vừa góp phần giảm chi phí vừa phát triển du lịch “xanh” gắn với bảo vệ môi
trƣờng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa.
Thứ bảy, tăng cƣờng năng lực và có sự chuẩn bị thích ứng với những tác động
của biến đổi khí hậu về mực nƣớc biển dâng, những dị thƣờng về thời tiết và tác động

23


×