Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.75 KB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ SÁNH

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI
CHO SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ SÁNH

BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI
CHO SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ LỆ HOA



HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Đề tài khoa học “Biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân
tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sơn La” là một đề tài mà tôi rất tâm huyết.
Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập và
nghiên cứu, được sự giảng dạy, hướng dẫn của các thầy cô giáo, sự cộng tác giúp
đỡ của các đồng nghiệp... Luận văn tốt nghiệp của tôi đã được hoàn thành.
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo, các nhà khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Tây
Bắc đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Xin cảm ơn
trường Cao đẳng Sơn La, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tạo điều
kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Vũ Lệ Hoa - người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song do nhiều nguyên nhân mà luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý bổ
sung các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện một
cách tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thi Sánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...........................................................2
4. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
8. Cấu trúc luận văn........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO SINH
VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG............................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................5
1.1.1. Trên thế giới............................................................................................5
1.1.2. Việt Nam..................................................................................................7
1.2. Hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu số ở trường cao đẳng.....8
1.2.1. Hòa nhập và hòa nhập xã hội................................................................8
1.2.2. Sinh viên dân tộc thiểu sô....................................................................12
1.2.3. Nội dung hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu sô ở trường Cao đẳng
.........................................................................................................................16
1.2.4. Quá trình hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu sô ở trường Cao
đẳng.................................................................................................................20
1.2.5. Biểu hiện hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu sô ở trường Cao
đẳng.................................................................................................................21
1.3. Hỗ trợ hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu số
ở trường Cao đẳng..................................................................................23
1.3.1. Mục tiêu đào tạo sinh viên ở trường Cao đẳng...................................23


1.3.2. Khó khăn của sinh viên dân tộc thiểu sô ở trường Cao đẳng............24
1.3.3. Nội dung và phương thức hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân
tộc thiểu sô ở trường Cao đẳng......................................................................25

1.3.4. Các yếu tô ảnh hưởng quá trình hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh
viên dân tộc thiểu sô ở trường Cao đẳng.......................................................28
Tiểu kết chương 1..........................................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO
SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN
LA....................................................................................................................34
2.1. Khái quát về trường Cao đẳng Sơn La................................................34
2.2. Vài nét về khảo sát thực trạng hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên
dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sơn La...............................................34
2.2.1. Sô lượng khảo sát.................................................................................34
2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................35
2.2.3. Phương pháp khảo sát..........................................................................35
2.3. Thực trạng nhận thức về hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân
tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sơn La.......................................................37
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CB, GV và SV về khái niệm và ý nghĩa
của hòa nhập xã hội và hỗ trợ hòa nhập xã hội...........................................37
2.3.2. Thực trạng những khó khăn hòa nhập xã hội của SV DTTS trường CĐSL. .42
2.3.3. Thực trạng nhận thức của SV về nội dung cần hỗ trợ hòa nhập xã hội
.........................................................................................................................62
2.4. Thực trạng hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS trường CĐSL......63
2.4.1. Thực trạng hỗ trợ về hoạt động học tập..............................................63
2.4.2. Thực trạng hỗ trợ về các hoạt động rèn luyện, hoạt động xã hội của SV73
2.4.3. Thực trạng hỗ trợ về các điều kiện sinh hoạt của SV.........................75


2.5. Thực trạng những khó khăn trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS ở
trường CĐSL...................................................................................................76
Tiểu kết chương 2..........................................................................................78
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP HỖ TRỢ HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO SINH
VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA..........79

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp........................................................79
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế......................................................79
3.1.2. Nguyên tác đảm bảo tính khoa học.....................................................79
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn......................................................80
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.........................................................80
3.2. Các biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc thiểu số
trường Cao đẳng Sơn La..............................................................................80
3.2.1. Nâng cao nhận thức của SV, cán bộ và GV về hòa nhập xã hội và hỗ
trợ hòa nhập xã hội của SV ở trường CĐSL.................................................80
3.2.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ SV DTTS hòa nhập với hình thức đào
tạo theo học chế tín chỉ...................................................................................81
3.2.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động
và hỗ trợ phương pháp học tập của SV DTTS trường CĐSL......................82
3.2.4. Tăng cường tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ giáo dục kỹ
năng sông cho SV DTTS trường Cao đẳng Sơn La......................................86
3.2.5. Phôi hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục thực hiện công tác hỗ
trợ hòa nhập xã hội cho SVDTTS ở trường CĐSL.......................................87
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS tại trường CĐSL............................90
3.3.1.Mục đích khảo nghiệm..........................................................................91
3.3.2. Đôi tượng khảo nghiệm........................................................................91
3.3.3.Nội dung khảo nghiệm..........................................................................91


3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm..................................................................92
3.3.5. Kết quả..................................................................................................92
Tiểu kết chương 3..........................................................................................95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................100
PHỤ LỤC.....................................................................................................103



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CB,GV và SV về khái niệm hòa nhập xã hội 38
Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức của CB,GV và SV về khái niệm hỗ trợ hòa
nhập xã hội......................................................................................39
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CB,GV và SV trường CĐSL về ý nghĩa
của hòa nhập xã hội.........................................................................41
Bảng 2.4. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi tiếp cận nội dung và hình
thức đào tạo mới của nhà trường.....................................................43
Bảng 2.5. Thực trạng khó khăn của SV trường CĐSL gặp phải đối với phương
pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá của thầy/ cô giáo................48
Bảng 2.6. Những khó khăn đối với phương pháp học tập của SV trường CĐSL...50
Bảng 2.7. Thực trạng mức độ tham gia hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động
xã hội của SV DTTS.......................................................................52
Bảng 2.8. Thực trạng khó khăn trong hoạt động giao tiếp của SV.................54
Bảng 2.9. Thực trạng tự đánh giá về khả năng giao tiếp của SVDTTS..........57
Bảng 2.10. Thực trạng những khó khăn về điều kiện sinh hoạt và chỗ ở của
SV DTTS.........................................................................................60
Bảng 2.11. Mức độ nhận thức về nội dung cần hỗ trợ hòa nhập xã hội..........63
Bảng 2.12. Thực trạng hỗ trợ nội dung và chương trình đào tạo cho SV DTTS.......64
Bảng 2.13. Thực trạng hỗ trợ SV trong giảng dạy và kiểm tra - đánh giá......66
Bảng 2.14. Thực trạng hỗ trợ phương pháp học tập cho SV DTTS................68
Bảng 2.15. Thực trạng hỗ trợ SV nâng cao ý thức học tập.............................70
Bảng 2.16. Mức độ trang bị cơ sở vật chất và phương tiện học tập của trường CĐSL72
Bảng 2.17. Thực trạng hỗ trợ giao tiếp cho SV DTTS....................................73
Bảng 2.18. Thực trạng mức độ hỗ trợ hoạt động xã hội cho SV DTTS..........74
Bảng 2.19. Đánh giá mức độ khó khăn trong quá trình hỗ trợ hòa nhập xã hội
cho SV DTTS trường CĐSL...........................................................76

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện
pháp hỗ trợ HNXH cho SV DTTS trường CĐSL...........................92
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biên pháp
hỗ trợ HNXH cho SV DTTS trường CĐSL....................................93


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Từ

CB

Cán bộ



Cao đẳng

CĐSL

Cao đẳng Sơn La

ĐLC

Độ lệch chuẩn

ĐTB


Điểm trung bình

DTTS

Dân tộc thiểu số

HNXH

Hòa nhập xã hội

MĐTƯ

Mức độ tương ứng

SL

Số lượng

SV

Sinh viên

SV DTTS

Sinh viên dân tộc thiểu số

TB

Trung bình


TBC

Trung bình chung


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trường chuyên nghiệp không chỉ đem đến những cơ hội học tập, tích
lũy tri thức, hình thành kĩ năng nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống tương lai
mà cả những khó khăn thách thức đòi hỏi sinh viên phải vượt qua. Sinh viên
phải sống tự lập xa gia đình, bạn bè, phải thiết lập các mối quan hệ xã hội
mới, hòa nhập với những thay đổi trong nội dung, phương pháp học tập…
Với nhiều sinh viên, những khó khăn đó là thử thách thúc đẩy sự phát triển
nhưng với một số sinh viên khác, chúng lại là trở ngại, gây căng thẳng lo âu,
ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc học.
Như vậy, do thay đổi của môi trường sống, yêu cầu cao của hoạt động
học tập và nghề nghiệp, hầu hết sinh viên và đặc biệt là sinh viên dân tộc
thiểu số, khi bước vào trường chuyên nghiệp đều gặp những khó khăn, đặc
biệt là khó khăn trong hòa nhập xã hội. Sự thành công của mỗi sinh viên phụ
thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập xã hội của họ. Với một số sinh viên đó
chỉ là những thử thách của cuộc đời, tạo động lực thúc đẩy họ phát triển. Với
một số sinh viên khác, do không được hỗ trợ biện pháp hòa nhập xã hội, đã bị
hụt hẫng, yếu kém, vùi dập, từ đó ảnh hưởng đến quá trình học tập. Như vậy,
hòa nhập xã hội có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, đặc biệt đối với
sinh viên dân tộc thiểu số.
Khu vực Tây Bắc gồm nhiều tỉnh thành và có một số trường Đại học,
cao đẳng khác nhau, trong đó có trường Cao đẳng Sơn La. Trong trường Cao
đẳng Sơn La, có bộ phận lớn là sinh viên dân tộc thiểu số đến từ vùng sâu,
vùng xa, miền núi. Sinh ra và lớn lên trong môi trường địa lý, kinh tế, xã hội
khó khăn, họ ít có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với cuộc sống đổi thay.

Thêm vào đó, mặt bằng văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, ngôn ngữ khác
nhau và với bản tính rụt rè, khép kín, họ không dám mạnh dạn tìm kiếm sự

1


giúp đỡ từ bên ngoài khiến cho bản thân họ cảm thấy nặng nề hơn trong học
tập và cuộc sống, khó hòa nhập với xã hội bên ngoài.
Trong những năm gần đây, theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ
giáo dục và Đào tạo, các trường chuyên nghiệp trong cả nước đang có một lộ
trình, xu hướng chung đó là: chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang
hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trường Cao đẳng Sơn La cũng đang
theo hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Hình thức này đòi hỏi sự chủ
động, tích cực, độc lập, tự giác, linh hoạt trong sinh viên cao hơn. Với những
sinh viên dân tộc thiểu số, phương thức đào tạo mới này sẽ gây ra những khó
khăn, trở ngại trong quá trình học tập
Như vậy, có thể thấy hỗ trợ hòa nhập xã hội có vai trò rất quan trọng
đối với mọi người, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay
chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc về biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã
hội cho sinh viên dân tộc thiểu số, đặc biệt là sinh viên trường Cao đẳng Sơn
La, nên chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu giúp cho họ hòa nhập với xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Biện pháp hỗ
trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc thiểu sô ở trường Cao đẳng Sơn
La” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất các biện pháp hỗ
trợ hòa nhập xã hội nói chung, hoạt động học tập nói riêng cho sinh viên dân
tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sơn La nhằm nâng cao kết quả học tập và hòa
nhập xã hội của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường hiện nay.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu số trường Cao đẳng

2


3.2. Đôi tượng nghiên cứu
Biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc thiểu số trường
Cao đẳng Sơn La.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sơn La còn gặp
nhiều khó khăn trong hoạt động học tập nói riêng và các hoạt động xã hội nói
chung. Trường Cao đẳng Sơn La đã có những biện pháp hỗ trợ xã hội nhất
định. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Nếu đề xuất được biện pháp hỗ trợ hòa
nhập xã hội phù hợp, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập và hòa
nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sơn La.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc
thiểu số ở trường Cao đẳng.
- Tìm hiểu thực trạng về hỗ trợ hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc
thiểu số trường Cao đẳng Sơn La.
- Đề xuất biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc thiểu
số trường Cao đẳng Sơn La.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung tiến hành nghiên cứu vào các hoạt động hỗ trợ học tập
và tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội cho 210 em sinh
viên dân tộc thiểu số năm thứ nhất và 50 cán bộ giáo viên trường Cao đẳng
Sơn La.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Chúng tôi tiến hành đọc, tổng hợp và phân tích tài liệu trong và ngoài
nước để làm sáng rõ cơ sở lí luận về công tác hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh
viên dân tộc thiểu số.

3


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, cán
bộ của trường CĐSL nhằm thu thập thông tin về việc hỗ trợ hòa nhập XH cho
SV DTTS
- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với cán bộ, giáo viên
và sinh viên về các vấn đề nhận thức và hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS
tại trường CĐSL.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cán bộ, giáo viên trong quá trình tổ
chức hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS tại trường CĐSL.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hòa nhập xã hội cho SV DTTS ở trường
cao đẳng
Chương 2. Thực trạng hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS ở
trường CĐSL
Chương 3. Biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã hội cho SV DTTS ở
trường CĐSL

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÒA NHẬP XÃ HỘI CHO
SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Giáo dục và phát triển cộng đồng là một phương pháp thực hành trong
hòa nhập xã hội phổ biến đã được vận dụng và triển khai tại nhiều nước trên
thế giới trong nhiều thập kỷ. Trải qua quá trình biến đổi phức tạp của bối cảnh
lịch sử, các cách tiếp cận giáo dục phát triển cộng đồng cũng có những biến
chuyển về xu hướng. Trong điều kiện và định hướng chuyên nghiệp hóa, một
câu hỏi đặt ra là: Thực trạng các cách tiếp cận giáo dục phát triển cộng đồng
hiện nay như thế nào và định hướng tiếp cận phát triển cộng đồng ra sao? Là
một nghề non trẻ so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội, giáo dục và phát
triển cộng đồng có lịch sử phát triển khá lâu đời trong quá trình phát triển từ
dạng hoạt động trợ giúp đơn thuần sang hoạt động chuyên nghiệp.
Ban đầu sự trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn mang tính tự
phát, như sự trợ giúp của gia đình, họ hàng, của bộ tộc, làng, bản. Sau này sự
trợ giúp đã mang tính xã hội hơn khi có sự tham gia của các tổ chức tôn giáo,
nhà thờ, tổ chức tình nguyện...
Sự tham gia của nhà nước vào các hoạt động trợ giúp đã đánh dấu một
bước phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của giáo dục và
phát triển cộng đồng với tư cách là hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp sau này.
Trước hết cần đề cập tới một sự kiện quan trọng bắt nguồn từ những xã hội cổ
xưa đó là là văn bản đầu tiên đề cập về sự quan tâm của nhà nước đối với
những công dân cần được trợ giúp trong Hiệp ước do Công tước Ôlêc (tại
nước Nga) ký kết với người Hy Lạp vào năm 911. Một sự kiện quan trọng
tiếp theo đó là đạo luật của Anh thông qua năm 1536 với một trong những
điều qui định về việc phân phát những đồ thu được như quần áo, lương thực

5



cho người nghèo, người bệnh tật ốm đau... qua hoạt động từ thiện vào những
ngày thứ 7 hàng tuần. Sau này việc xây dựng thành hệ thống luật cho người
nghèo của nước Anh đã đánh dấu một thay đổi lớn trong sự trợ giúp từ hình
thức cứu trợ có tính nhất thời sang hình thức trợ giúp liên tục, thường xuyên.
Vào những năm giữa thế kỷ 19 dưới ảnh hưởng của những thay đổi xã
hội một số những nhân vật tiên phong tại Anh như Octavia Hill và Edward
Dennison đã đề nghị thay đổi một số điều liên quan tới chính sách an sinh và
trợ giúp những đối tượng khó khăn trong xã hội. Những tổ chức có hình thái
công tác xã hội ra đời như Tổ chức trợ giúp từ thiện tại London. Hoạt động của
tổ chức này dần mang tính chuyên môn hoá hơn thông qua các hoạt động điều
phối, tạo lập mạng lưới, đăng ký... Hình thức trợ giúp không đơn thuần là trợ
giúp vật chất tức thời mà đã có phương thức phòng ngừa sự bần cùng một cách
khoa học hơn.(A. Skidmore; G. Thackeray &O. William Farley 1997).
Giai đoạn 1850 - 1865, những hoạt động khởi nguồn của giáo dục và
phát triển cộng đồng đã được thực hiện thông qua các tổ chức như Uỷ ban từ
thiện quốc gia, Uỷ ban từ thiện cộng đồng. Thời kỳ này hoạt động của các uỷ
ban đều hướng tới mục đích xây dựng những thiết chế nhằm duy trì trật tự, ổn
định xã hội.
Vào cuối thể kỷ XIX các dịch vụ xã hội dưới dạng các nhà định cư
(Settlement house) cũng được phát triển ở Mỹ đặc biệt tại các thành phố lớn
nhằm cung cấp những hỗ trợ về giải trí, sức khoẻ an sinh cho trẻ em thanh
thiếu niên, phụ nữ, giúp họ học hỏi những kinh nghiệm xã hội và kỹ năng
sống như kỹ năng giải quyết vấn đề. Trung tâm đầu tiên được thành lập tại
New York vào 1886 sau này là Trung tâm Hull tại Chicago vào 1869. Người
sáng lập ra trung tâm này là Jane Addams (1861-1935). Những trung tâm này
cung cấp sự trợ giúp cho người nghèo khổ, người lao động thu nhập thấp...
Sự ra đời của tổ chức từ thiện tại Buffalo, New York của Mỹ vào 1877.


6


Mặc dù là từ thiện nhưng những nhân viên của tổ chức này đã tìm hiểu nhu
cầu của người cần sự trợ giúp, và thu hút sự tham gia của họ vào xây dựng kế
hoạch giải quyết vấn đề nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của đối tượng. Tổ chức
này đã đặt nền móng đầu tiên cho tính nghề nghiệp của giáo dục và phát triển
cộng đồng. Vào những năm 80 của thế kỷ 19 từ thực tiễn của hoạt động trợ
giúp, tổ chức phong trào trung tâm cộng đồng và hiệp hội tổ chức từ thiện
COS (Charity Organisation Society) đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng
giúp đỡ con người là quá trình phức tạp, để quá trình trợ giúp có hiệu quả đòi
hỏi những kiến thức hiểu biết về con người, về xã hội và cần có những
phương pháp, kỹ năng làm việc với họ. Sang đến thế kỷ XX những dịch vụ an
sinh và sự trợ giúp xã hội đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Năm 1947 tại Hội
thảo thế giới về sự phát triển xã hội, Hội đồng kinh tế - xã hội đã đư a ra yêu
cầu về đào tạo chuyên môn Công tác xã hội nói chung và với cán bộ làm việc
trong lĩnh vực An sinh xã hội nói riêng.
1.1.2. Việt Nam
Nghiên cứu về hoà nhập xã hội: Một số định hướng ở Việt Nam của
TS. Trần Văn Kham Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội: Việc tiếp cận nghiên cứu dựa trên bình đẳng, phúc lợi xã
hội, quyền con người, dịch vụ xã hội là những định hướng chính của các
nghiên cứu về hòa nhập xã hội hiện nay. Các nghiên cứu về hòa nhập xã hội
đang có nhiều sự điều chỉnh và thay đổi định hướng từ chỗ quá tập trung
nhiều vào khía cạnh kinh tế chuyển dần sang đề cập đến các khía cạnh quan
hệ xã hội, cơ hội, công bằng xã hội và quyền con người, cũng như chuyển dần
từ mô hình trợ cấp sang mô hình cung cấp dịch vụ xã hội, tăng cường năng
lực của các đối tượng yếu thế trong xã hội - đó là những định hướng phù hợp
với mục tiêu hướng đích của công tác xã hội. Nhiều nghiên cứu đã đề xuất
đưa ra các chỉ báo về hòa nhập xã hội áp dụng vào trong từng điều kiện và đối

tượng cụ thể.

7


Vấn đề hòa nhập ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được nghiên cứu dưới
góc độ Hòa nhập cho người khuyết tật.
Còn về hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc thiểu số ở trường
cao đẳng thì chưa có đề tài nghiên cứu nào. Vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu vấn đề: "Biện pháp hỗ trợ hòa nhập xã hội cho sinh viên dân tộc thiểu
sô ở trường Cao đẳng Sơn La”
1.2. Hòa nhập xã hội của sinh viên dân tộc thiểu số ở trường cao đẳng
1.2.1. Hòa nhập và hòa nhập xã hội
Hòa nhập (Inclusion) là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhu cầu của
tất cả mọi cá nhân được cảm thấy là một phần của cộng đồng xã hội. Hòa
nhập cũng có thể đề cập đến nhu cầu của một người cần cảm thấy mình là một
phần của gia đình, của nhóm bạn cùng trang lứa hay của xóm làng, khu dân
cư, của cộng đồng hay xã hội.
Trong vài chục năm gần đây, hòa nhập xã hội và các vấn đề về hòa
nhập xã hội gắn với các nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề của thực tế xã
hội, đã nổi lên như một xu hướng xã hội quan trọng được nhiều quốc gia quan
tâm. Vấn đề này được bắt nguồn từ đầu những năm tám mươi của thế kỷ
trước, khi loại trừ xã hội (social exclusion) hay nhóm ngoài lề gắn với đói
nghèo và việc làm được quan tâm giải quyết như một quan điểm chính trị ở
nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ. Quỹ Laidlaw, Canada cho rằng, vấn đề loại
trừ xã hội nổi lên ở châu Âu những năm 1980 chính là câu trả lời cho sự gia
tăng của phân hóa xã hội, như kết quả của điều kiện thị trường lao động mới
và sự thiếu sót đang tồn tại của hệ thống phúc lợi xã hội dự phòng cần được
thay đổi theo nhu cầu của các thành phần cư dân khác nhau. Hòa nhập xã hội
trong chừng mực nào đó được xem xét như một sự hưởng ứng đáp lại vấn đề

loại trừ xã hội. Hòa nhập xã hội là nói về sự đảm bảo chắc chắn rằng tất cả trẻ
em, người lớn đều được chú ý, được tôn trọng, có chỗ đứng giống nhau, đồng

8


thời đều có khả năng tham gia vào đời sống xã hội cả ở mức độ quốc gia và
cộng đồng (Laidlaw Foundation, 2002). Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu về hòa
nhập xã hội đã hướng đến xem xét nó trong mối quan hệ với loại trừ xã hội.
Họ cho rằng hai vấn đề này cần được phân tích, xem xét vấn đề liên quan.
Trên cơ sở tiếp cận này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số quan điểm về hòa
nhập xã hội hay một số cách giải quyết vấn đề loại trừ xã hội tại các nước
phát triển hiện nay. Quan niệm loại trừ xã hội được xuất phát từ bối cảnh
nước Pháp những năm 1970 với các nghiên cứu về các nhóm người dễ bị tổn
thương, nằm ngoài hệ thống bảo hiểm xã hội như: người khuyết tật, người già
đơn thân và người thất nghiệp. Nhằm can thiệp, giảm thiểu sự loại trừ xã hội
đối với họ, nhất là với nhóm người bị ảnh hưởng bởi thất nghiệp, việc tạo
điều kiện cho họ quay trở lại với thị trường lao động hơn là đưa ra hoạt động
trợ cấp thất nghiệp thuần túy đã được đặc biệt quan tâm. Theo cách tiếp cận
này, vào những năm 1980, chính phủ Pháp đưa ra nhiều chính sách mới về
các lĩnh vực: việc làm, đào tạo, nhà ở, sức khỏe, giáo dục, dịch vụ xã hội, văn
hóa và quyền công dân. Khi hướng đến các hoạt động hỗ trợ cho các nhóm
yếu thế, các chính sách mới này đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa, hơn là
chạy theo các nhu cầu của họ. Cũng từ tiếp cận đó, việc giải quyết vấn đề loại
trừ xã hội được chính phủ đưa vào các chương trình về quyền công dân và sự
đoàn kết xã hội hơn là hướng vào việc giải quyết các chiều cạnh kinh tế hay
chính trị thuần túy. Theo đó việc giải quyết những vấn đề lề hóa cuộc sống
cũng như việc phục hồi lại các mối quan hệ xã hội và tăng cường sự cố kết xã
hội gắn với việc đề cao vai trò của Nhà nước. Điều này cũng cho thấy xã hội
có trách nhiệm tạo dựng các hoạt động trợ giúp và phương thức sống cho mọi

thành viên và ngược lại, các thành viên có trách nhiệm đóng góp lại xã hội đó
(Australian Government, 2008). Trên cơ sở cách tiếp cận ở Pháp, quan điểm
đẩy mạnh hội nhập xã hội đã được thể hiện trong các chương trình nghị sự

9


của Hội đồng châu Âu vào những năm 1990 và 2000 thông qua các chương
trình chống đói nghèo, tăng cường sự cố kết xã hội như Chương trình nghị sự
Lisbon. Từ sau năm 2000, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu đã xây dựng
các chương trình hành động quốc gia về hòa nhập xã hội. Nội dung chính của
chương trình nhằm xóa bỏ sự loại trừ xã hội và nâng cao hòa nhập xã hội.
Quá trình xây dựng các chương trình hành động này được xem như là bước
chuyển đổi từ cách tiếp cận việc làm sang cách tiếp cận xây dựng nhà nước
phúc lợi (Booth T., 2002; Boushey H., S. Fremstad, R. Gragg & M. Waller,
2007). Ở Canada, đầu những năm 2000, hàng loạt các nghiên cứu về hòa nhập
xã hội được thực hiện nhằm hướng đến xây dựng các tiêu chí đánh giá quá
trình hòa nhập thành công của các đối tượng yếu thế trong xã hội cũng như
tạo dựng các hoạt động tăng cường vai trò của thể chế, chính sách xã hội để
nâng cao hiệu quả của hòa nhập xã hội.
Các giá trị cơ bản của hòa nhập xã hội được tiếp cận ở Canada dựa trên
những khía cạnh sau:
Thứ nhất, giá trị của sự thừa nhận, nghĩa là hướng đến việc thừa nhận
và tôn trọng cá nhân/nhóm, các giá trị chung và sự khác biệt;
Thứ hai, sự phát triển cá nhân, đề cập đến việc nuôi dưỡng tài năng,
khả năng và sự lựa chọn của trẻ em và người lớn để sống cuộc sống mà họ
cảm thấy có giá trị và tạo ra được những đóng góp cho xã hội;
Thứ ba, sự tham gia và gắn kết liên quan đến việc cá nhân có quyền và
được trợ giúp cần thiết để tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến bản thân
họ, đến gia đình và cộng đồng và cùng gắn kết vào cuộc sống của cộng đồng;

Thứ tư, giá trị về sự gần gũi, liên quan đến việc chia sẻ không gian và xã
hội nhằm tạo các cơ hội để tương tác và làm giảm khoảng cách giữa các cá nhân;
Thứ năm, sự thoải mái về vật chất, nghĩa là có được các nguồn lực vật
chất cho phép trẻ em và các bậc cha mẹ tham gia một cách đầy đủ vào các

10


hoạt động của cộng đồng (Donnelly P. & J. Coakley, 2002; G. EspingAndersen, 2002).
Các nghiên cứu gần đây ở Mỹ về hòa nhập xã hội cũng nhấn mạnh
nhiều đến các vấn đề quan hệ xã hội. Họ cho rằng, vấn đề nghèo đói là nền
tảng dẫn đến sự lề hóa, còn yếu tố hòa nhập xã hội sẽ hướng đến tạo sự cố
kết, đoàn kết xã hội. Theo các nghiên cứu này, các chỉ báo để đánh giá về mức
độ hòa nhập không chỉ dừng lại ở vấn đề thu nhập, mà còn ở các khía cạnh
khác liên quan đến sức khỏe, giáo dục, kỹ năng, sự phát triển và cơ hội. Cùng
với quan điểm này, những nghiên cứu hòa nhập ở lĩnh vực khuyết tật và các
nhóm người dễ bị tổn thương cũng đưa ra ba khía cạnh chính của sự hòa
nhập, đó là: Sự tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, sự phát triển và
duy trì các mối quan hệ xã hội và cảm giác thuộc về nhóm (McConkey R.,
2007; Andrew Mitchell and Richard Shillington, 2002). Như vậy, thực tế cho
thấy đã tồn tại nhiều quan điểm, tiếp cận khác nhau, từ quan điểm thuần túy lý
thuyết mang tính vĩ mô đến các quan điểm nghiên cứu thực tế hướng đến việc
giải quyết vấn đề hòa nhập của các nhóm xã hội cụ thể, hòa nhập xã hội luôn
là một trong những vấn đề trọng tâm của khoa học xã hội, nhất là trong lĩnh
vực xã hội học và công tác xã hội hiện nay.
Tóm lại, cả ở nội dung một số quan điểm hòa nhập xã hội đang phổ
biến tại các nước phát triển và một số kinh nghiệm của các nghiên cứu thực tế
về vấn đề hòa nhập xã hội cho thấy hòa nhập xã hội là hướng đến sự cố kết,
đoàn kết và sự sẻ chia; hòa nhập xã hội nghĩa là sự đảm bảo chắc chắn rằng
mỗi thành viên của xã hội hòa nhập vào xã hội hơn là bị loại trừ.

Như vậy, hòa nhập xã hội (social inclusion) thường được hiểu một cách
chung nhất là quá trình mà trong đó cá nhân hoặc nhóm xã hội nào đó được
xã hội tạo các điều kiện thuận lợi để tham gia một cách tích cực vào đời sống
xã hội trong sự bình đẳng với các thành viên khác của xã hội.

11


Trong nghiên cứu này, khái niệm hòa nhập xã hội được nhấn mạnh đến
mục đích giúp đỡ cho một cá nhân, nhóm đối tượng - cụ thể ở đây là SV
DTTS có thể bước vào một môi trường mới - trường Cao đẳng - môi trường
xã hội được tốt hơn dựa trên việc học hỏi các kiến thức, kỹ năng, tâm lý, sự tự
tin, tự lập đã được đào tạo, giáo dục. Bên cạnh đó là việc tuyển truyền và sự
giúp đỡ của nhà trường, các thầy/ cô giáo để SV DTTS có thể hòa nhập được
hiệu quả.
1.2.2. Sinh viên dân tộc thiểu sô
- Sinh viên
Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng la tinh, nghĩa tương đương với từ
“student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người
theo học ở bậc ĐH và CĐ, những người đang học tập và rèn luyện để lĩnh hội
một trình độ chuyên môn cao. Vậy có thể hiểu, SV là những người đang theo
học ở bậc Đại học và Cao đẳng.
- Dân tộc thiểu số
Trong ngôn ngữ Việt, cũng có thể hiểu thuật ngữ “dân tộc” có hai
nghĩa, vừa là tộc người (Ethnicity), vừa mang nghĩa quốc gia, dân tộc
(Nation). Như vậy, dân tộc là một khái niệm chỉ một dân tộc cụ thể trong
một cộng đồng, một quốc gia. Dân tộc chiếm số đông thường sẽ là đại diện
dân tộc mang nghĩa quốc gia, dân tộc. Còn dân tộc có số lượng ít, không
mang tính đại diện quốc gia, được gọi là dân tộc thiểu số. Theo từ điển Tiếng
Việt thì “DTTS là dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đông nhất

trong một nước có nhiều dân tộc” [25, tr 318].
- Sinh viên dân tộc thiểu số
Có thể hiểu SV DTTS là SV thuộc các dân tộc ít người. Họ sinh ra và
lớn lên ở những vùng miền khác nhau mà ở nơi đó có rất nhiều khó khăn về
mặt kinh tế xã hội, hạn chế về các điều kiện khoa học kĩ thuật, công nghệ thông

12


tin và đời sống tinh thần. Họ đang học tập, rèn luyện trong các trường ĐH, CĐ.
Họ được đào tạo theo chương trình chuyên biệt (SV trong trường Đại học hệ
Cử tuyển) hoặc không chuyên biệt để trở thành nguồn nhân lực quan trọng
trong tương lai, đóng góp trí tuệ vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
- Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên dân tộc thiểu số
Hiện nay phần lớn SV DTTS đều sinh sống ở những địa bàn miền núi
khó khăn về kinh tế, hạn chế về giao lưu văn hóa, phương tiện truyền thông
công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, người DTTS luôn sống đan xen với các dân
tộc khác trên một khu vực nhất định. Những phong tục tập quán luôn có
sự giao thoa, học tập lẫn nhau. Sự giao thoa này thể hiện các dân tộc học tập
và ảnh hưởng lẫn nhau về phương thức sản xuất, ẩm thực, nhà ở, hoặc trang
phục. Các giá trị, tinh hoa đều được các dân tộc học hỏi, duy trì, phát triển
làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc mình nhưng cũng không
làm mất đi bản sắc, các giá trị đã có.
Đối với SV DTTS những biểu hiện tâm lý của các em chịu sự tác động
của những yếu tố khách quan có liên quan đến điều kiện sống, đặc điểm dạy và
học, ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.
Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý dân tộc nói chung, SV DTTS có
một đời sống tâm lý ổn định. Các em có những đặc trưng tâm lý, cơ bản,
khác biệt với SV khác như sau:
Vê trình đô nhận thức va tư đánh giá

Về mặt bằng trình độ văn hóa, SV DTTS ngang bằng với SV nói
chung nhưng về mặt nhận thức, ít nhiều có những hạn chế nhất định. Điều
này là do môi trường sống, điều kiện giao tiếp không được thuận lợi như
những SV dân tộc Kinh. Tuy nhiên, khi tham gia vào học tập, tham gia vào
đời sống xã hội, nhờ khả năng tự đánh giá mà SV biết cách nhìn nhận, xem
xét năng lực học tập để điều chỉnh ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập

13


của họ sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Xuất phát từ đặc điểm học tập của
học sinh dân tộc nội trú mà SV DTTS chưa có thói quen lao động trí óc, ngại
suy nghĩ, ngại động não, tư duy độc lập và óc phê phán còn hạn chế. Điều
này cho thấy tư duy của các em chưa mềm dẻo, linh hoạt và còn cứng
nhắc. Những đặc điểm này sẽ gây ra ở các em những hạn chế trong học tập đó
là thiếu quyết đoán, thiếu nhạy cảm trong việc vận dụng kiến thức vào thực tế
và có một sức ỳ lớn, tạo ra sự rụt rè, nhút nhát không dám khẳng định bản
thân, kìm hãm tính ham hiểu biết, óc tò mò, sáng tạo, gặp nhiều khó khăn đối
với các kĩ năng học tập, khó thích ứng được với những yêu cầu của nhiệm vụ
học tập.
Vê đời sống tình cảm
Các em biểu hiện bộc lộ cảm xúc, tìm cảm sâu sắc và bền vững. Thể
hiện trong quan niệm sống coi trọng tình người, luôn mong muốn hướng đến
tình cảm đẹp, gắn bó. Điều này bộc lộ rõ ở nhu cầu kết bạn với những người
thân thiết, gần gũi, tạo được sự tin cậy ở các em. Với nét tính cách hồn nhiên,
thật thà, trung thực các em luôn muốn tìm cho mình một người bạn thân
thiết gắn bó khi mới vào trường đại học. Xuất hiện nhu cầu có những người
bạn đồng hành, đồng cảm, chia ngọt, sẻ bùi ngày một gia tăng.
Vê mối quan hê xã hôi
Phần lớn SV DTTS có tính cách trầm, ít nói, không cởi mở, tự ti, có ít

bạn thân, sống thu mình, hạn chế giao tiếp. Chỉ một số ít SV DTTS có tính
cách cởi mở, hòa đồng, những em này đa phần là sinh sống ở những thị xã,
thị trấn. Tình bạn của SV DTTS rất bền vững, gắn bó và ít thay đổi nên các
em có xu hướng tiếp cận làm quen và kết bạn với những SV cùng cảnh ngộ,
tương ứng với hoàn cảnh của mình cho nên các em thường chọn bạn có lối
ứng xử nhẹ nhàng, tình cảm, thật thà. Điều quan trọng là khi các em đã chọn
ai làm bạn tức là các em đã gửi gắm niềm tin, chia sẻ tâm sự. Các em coi bạn

14


như người thân trong gia đình và hình ảnh các bạn gần gũi trong học tập là
sự hiện hữu người thân mỗi khi các em nhớ đến. SV DTTS nói chung và SV
dân tộc Tày nói riêng “quan tâm nhiêu đến khía canh chọn ban đời, người
ban thân nhất - ban “tồng”. Viêc kết tồng diễn ra với những thu tục nhất
định, co giá trị khẳng định môt tình cảm sâu sắc, bên vững lâu dai. Mối
quan hê đặc biêt nay giúp sinh viên dân tôc Tay co được người ban gần gũi,
gắn bo hơn tất cả những người ban khác”. [12; trang 91]. Phần lớn SV DTTS
có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế nên nguồn chu cấp kinh phí sinh
hoạt và học tập cho các em bị eo hẹp, một số em có ý chí nỗ lực, khi rơi vào
hoàn cảnh khó khăn các em biết tìm cách xoay sở như đi làm thêm để kiếm
tiền ăn học. Đây cũng là điểm thích ứng với cuộc sống nói chung, là một
trong những yếu tố tác động khiến SV chủ động tích cực thay đổi bản thân
để khắc phục hoàn cảnh nhưng lại là điểm yếu cản trở hoạt động học tập tích
cực với mục đích lập thân, lập nghiệp ở các em. Vì có nhiều em do chưa
quen với sự mới lạ của cuộc sống hiện đại, vốn bản chất thật thà, dễ tin người
dễ bị sa vào những cám dỗ vật chất, ý thức kiếm tiền nhiều hơn đã sinh ra
tâm lý lười học, động cơ học tập giảm sút, coi trọng giá trị vật chất, hình
thành lối sống xa hoa hưởng thụ.
Vê đặc trưng văn hoa

Sinh viên DTTS chịu ảnh hưởng nhiều của truyền thống văn hóa,
phong tục tập quán của dân tộc mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Với
truyền thống văn tộc luôn có tinh thần đoàn kết, quý trọng con người, sống
tình nghĩa, chất phác, thật thà... cho nên khi xa gia đình, học tập ở môi
trường mới SV DTTS luôn có biểu hiện nhớ nhà, nhớ quê hương. Những
biểu hiện này thường thấy ở giai đoạn đầu mới vào trường cao đẳng, nếu
SV DTTS gặp nhiều áp lực về học tập, có khó khăn về đời sống vật chất các
em sẽ có tâm lý chán nản, bỏ bê việc học tập, thậm chí bỏ về nhà không
muốn học nữa.

15


×