Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Quan niệm về trung hiếu trong tư tưởng của phùng khắc khoan (luận văn nhân văn khác)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.54 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ NGỌC MAI

QUAN NIỆM VỀ TRUNG HIẾU TRONG
TƢ TƢỞNG CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ NGỌC MAI

QUAN NIỆM VỀ TRUNG HIẾU TRONG
TƢ TƢỞNG CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01
Chủ tịch Hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân

TS. Trần Thị Hạnh



HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ
công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Ngọc Mai


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn TS. Trần Thị
Hạnh trong thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn
này. Cô đã giúp tôi tìm ra được hướng đi trong luận văn của mình cũng như
góp ý và chỉ ra những hạn chế, vấn đề trong luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Triết Học –
trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại Học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ, chỉ ra và góp ý những nội dung thiếu sót để luận văn hoàn thiện hơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Ngọc Mai



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN ..................................................... 7
1.1. Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVII ............... 7
1.2. Cơ sở lý luận cho quan niệm Trung, hiếu của Phùng Khắc Khoan ........... 14
1.3. Một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Phùng Khắc Khoan ................... 36
CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUAN NIỆM TRUNG,
HIẾU CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN ........................................................ 43
2.1. Sơ lƣợc về tƣ tƣởng của Phùng Khắc Khoan ................................................. 43
2.2. Những nội dung cơ bản về Trung, Hiếu trong tử tƣởng của Phùng Khắc
Khoan ........................................................................................................................... 49
2.2.1 Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về Trung ....................................... 49
2.2.2.Quan niệm của Phùng Khắc Khoan về “Hiếu” ..................................... 59
2.2.3. Trung – Hiếu trong tư tưởng của Phùng Khắc Khoan ......................... 63
2.3. Những giá trị và hạn chế trong quan niệm trung, hiếu của Phùng Khắc
Khoan ........................................................................................................................... 65
2.3.1. Một số giá trị trong quan niệm trung, hiếu của Phùng Khắc Khoan ... 65
2.3.2. Những hạn chế căn bản của quan niệm trung, hiếu trong tư tưởng Phùng
Khắc Khoan ..................................................................................................... 69
C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 72
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 77

1


A. MỞ ĐẦU
1.


Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XX, toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu của mỗi quốc gia.

Quá trình hội nhập quốc tế đã mở ra cho tất cả các nước trên thế giới những
cơ hội lớn để phát triển nhưng đồng thời nó cũng tạo ra những thách thức
mới, yêu cầu các nước phải giải quyết. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang
phát triển với mục tiêu tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, một trong những thách thức đó là bảo tồn những giá trị tinh thần, đạo
đức của con người Việt Nam trước những tệ nạn của nền kinh tế thị trường.
Do đó, các giá trị đạo đức hiện nay như: lễ - nghĩa, thiện - ác và đặc biệt là
trung, hiếu…trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như:
tâm lý học, lịch sử học, xã hội học…
Mỗi khía cạnh khác nhau lại cho cái nhìn mới từ hành động đến nhận
thức khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù xem xét ở khía cạnh nào, từ thời xa
xưa cho đến hiện đại thì trung, hiếu vẫn luôn là một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của Nho giáo nói chung và là đức tính quý báu được đề cao
và lưu truyền trong mỗi con người Việt Nam nói riêng.
Quan niệm về trung, hiếu được tiếp thu từ Nho giáo Trung Quốc nhưng
khi vào Việt Nam nó đã thay đổi để phù hợp với lối sống con người Việt. Mỗi
giai đoạn lịch sử có biểu hiện và yêu cầu về trung, hiếu lại khác nhau để phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của lịch sử như: thế kỷ X – XV có “Hào khí
Đông A” thời nhà Trần đã thể hiện được lòng quyết tâm trung thành của vua
tôi nhà Trần đối với Đại Việt nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đánh đuổi giặc
Nguyên – Mông; vào năm 1946, Hồ Chí Minh nêu cao khẩu hiệu “trung với
nước, hiếu với dân” nhằm nêu cao tinh thần lãnh đạo và đưa đất nước thoát
khỏi khó khăn tiến lên xây dựng đất nước phát triển. Để hiểu rõ những giá trị

2



đạo đức, mà cụ thể là quan niệm về trung, hiếu thì cần phải tham chiếu khái
niệm này trong cả tiến trình lịch sử để có thể biết được những bước phát triển
và tiếp biến của hai quan niệm đó.
Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam có rất nhiều nhà tư tưởng bàn
luận và đưa ra quan niệm về trung, hiếu nhưng nổi bật là quan niệm ở thế kỷ
XVI – XVII, tiêu biểu là quan niệm của Phùng Khắc Khoan. Ông tiếp thu tư
tưởng trung, hiếu của Nho giáo và tiếp biến để nó phù hợp với thời cuộc cũng
như con người Việt Nam trong thời kỳ của ông thế kỷ XVI - XVII. Quan
niệm trung, hiếu của ông được thể hiện một cách sâu sắc thông qua các tác
phẩm thơ văn cuả mình. Qua nghiên cứu quan niệm trung, hiếu trong tư tưởng
Phùng Khắc Khoan để có thể khẳng định người Việt Nam cũng có quan niệm
về trung, hiếu và nó vẫn được tiếp tục, phát triển trong giai đoạn sau này ra
sao? Từ đó để biết rõ hơn dưới góc nhìn của một nhà Nho học Việt thì đạo
đức Nho giáo phát triển và biểu hiện ra sao trong xã hội Đại Việt thế kỷ XVI
– XVII - thời kỳ chia cắt, chiến tranh liên miên và chính trị đầy biến động.
Từ những lý do trên, người nghiên cứu đã chọn đề tài: “Quan niệm về
Trung, Hiếu trong tư tưởng của Phùng Khắc khoan” làm đề tài luận văn thạc
sỹ triết học của mình với mong muốn làm rõ và sâu sắc hơn hai quan niệm
trung, hiếu trong tư tưởng của Phùng Khắc Khoan – một trong những nhà tư
tưởng lớn của Việt Nam ở thế kỷ XVI – XVII.
2.

Lịch sử nghiên cứu
 Nghiên cứu chung về Phùng Khắc Khoan:
Trong những thập kỷ vừa qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về

Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan không ngừng gia tăng về khía cạnh từ văn
học, sử học…tiểu biểu như các công trình nghiên cứu như: “Lịch triều hiến
chương loại chí” của Phan Huy Chú (1782-1840); Nguyễn Ngọc Kim viết
truyện Phùng Khắc Khoan trong sách “Danh nhân đất Việt” (1951); Quang

3


Khánh viết “Chí hướng và hành vi của Trạng Bùng” trong tạp chí nguyệt san
(1952); Văn Tân viết “Phùng công thi tập và Mai lĩnh sứ hoa nam thi tập
trong sơ khảo lịch sử Văn học Việt Nam, quyển II” (1958), tác phẩm chủ yếu
nói về con đường đi sứ của Phùng Khắc Khoan; nhóm biên soạn “Hợp tuyển
thơ văn Việt Nam tập II”(1961), đây là tác phẩm đồ sộ, nó tổng hợp các bài
thơ văn của ông cũng như những bài viết về Phùng Khắc Khoan; Trần Văn
Giáp viết Phùng Khắc Khoan trong “Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập
II” (1962); Bùi Văn Nguyên viết Phùng Khắc Khoan trong “Giáo trình lịch
sử văn học Việt Nam, tập II” (1963); Lê Bá Sinh viết “Về làng Bùng di tích
Trạng trong Danh nhân quê hương, tập I” (1973); Nguyễn Vinh Phúc – Trần
Huy Bá viết về “Phùng Khắc Khoan trong đường phố Hà Nội” (1979); Bùi
Duy Tân (chủ biên), “Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan” (2000); Nguyễn Tài
Thư (chủ biên) – “Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập I), (1993); “Lịch sử tư
tưởng chính trị - xã hội Việt Nam từ tiền sử đến thời kỳ dựng nước” (2006).
Một số bài viết trên các tạp trí triết học, tôn giáo học… như: Lược thảo văn
bản tác phẩm Hán Nôm của Phùng Khắc Khoan - Tạp chí Hán Nôm, số
3/200, tác phẩm chủ yếu nói đến những tác phẩm của ông. Những công trình
nghiên cứu đã đánh giá một cách khách quan về cuộc đời cũng như những
đóng góp của ông trong lĩnh vực tư tưởng. Tất cả những công trình này có vai
trò quan trọng cho những người người nghiên cứu sau này và làm tài liệu
tham khảo cho các hướng nghiên cứu tiếp theo.
 Về phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo:
Đây là hai phạm trù quan trọng của đạo đức Nho giáo, thường được
bàn tới khi đề cập tới vấn đề luân lý, nhân cách, lối sống của con người.
Ngoài tác phẩm “Hiếu kinh” do Đoàn Trung Còn dịch, nội dung cặp phạm trù
“trung, hiếu” thường được đề cập xen kẽ khi trình bày nội dung cơ bản của
Nho giáo mà ít được bàn riêng rẽ trong tác phẩm. Bên cạnh đó, cũng có

4


những nhà nghiên cứu khác đi sâu hơn vào chữ “trung”, “hiếu” của Nho giáo
và đánh giá sự tiếp biến của nó trong xã hội Việt như Trần Văn Giàu trong tác
phẩm được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói về Nho giáo chính thống, đi
sâu vào từng mối quan hệ như: vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, anh – em, bạn
bè và so sánh với một số đại biểu Nho Việt là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du để thể
hiện trong đạo đức thì trung - hiếu ảnh hưởng rất rõ nét đối với đời sống đạo
đức của người Việt.
Nhìn chung, nghiên cứu về trung, hiếu nói chung và nghiên cứu về
Phùng Khắc Khoan nói riêng ở Việt Nam là mảng đề tài đã thu hút nhiều nhà
nghiên cứu. Mỗi nhà nghiên cứu khai thác trên các phương diện khác nhau và
đưa ra những nhận xét nhất định về tư tưởng Phùng Khắc Khoan. Ý kiến của
các nhà nghiên cứu phần lớn chỉ khái lược quan niệm trung, hiếu trong tư
tưởng của Phùng Khắc Khoan chứ chưa nghiên cứu chi tiết. Vì vậy, nghiên
cứu quan niệm Trung, Hiếu trong tư tưởng của Phùng Khắc Khoan là cần
thiết. Việc nghiên cứu góp phần hiểu rõ giá trị tư tưởng của Phùng Khắc
Khoan nói chung và qua niệm Trung, Hiếu của ông nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích:
Làm rõ quan niệm Trung, Hiếu trong tư tưởng Phùng Khắc Khoan; từ
đó chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm về Trung, Hiếu của ông.
 Nhiệm vụ:
Một là: Phân tích điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm Trung, Hiếu trong
tư tưởng của Phùng Khắc Khoan.
Hai là: Phân tích những nội dung cơ bản về Trung, Hiếu của Phùng
Khắc Khoan, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế trong quan niệm Trung,
Hiếu của ông.


5


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
Những nội dung cơ bản về quan niệm về Trung, Hiếu trong tư tưởng
của Phùng Khắc Khoan.
 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu quan niệm Trung, Hiếu trong tư tưởng của Phùng Khắc
Khoan thông qua thơ văn của ông.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc.
 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, luận văn
đặt toàn bộ vấn đề nghiên cứu dưới ánh sáng của phương pháp duy vật lịch
sử, vì vậy ngoài việc sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so
sánh...luận văn còn quán triệt nguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên tắc khách
quan, toàn diện trong quá trình triển khai đề tài.
6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của luận văn
Góp phần tìm hiểu, hệ thống hóa, làm sâu sắc hơn về quan niệm Trung,
Hiếu trong tư tưởng của Phùng Khắc Khoan.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy trong lĩnh vực giáo dục.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
chia thành hai chương, sáu tiết.

6


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ
TƢỞNG CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN
1.1.

Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVII
Thế kỷ XVI nhà nước tập quyền phong kiến Lê Sơ bước vào thời kỳ

suy thoái. Bắt đầu từ khi vua Lê Uy Mục (1505-1509) và vua Lê Tương Dực
(1509 – 1516) lên nắm quyền, chính quyền Lê Sơ đã trở nên mục nát, trong
triều đình thì các phe phái tranh giành quyền lợi, địa vị lẫn nhau. Uy Mục ươn
hèn lao vào cuộc sống sa hoa - trụy lạc, không màng đến chính sự, bỏ mặc
cho hoạn quan và ngoại thích lạm dụng quyền lực, bóc lột nhân dân, nhân lúc
nhà vua hèn kém mà ngang ngược hoành hành. Người đương thời gọi ông là
“Vua quỷ”. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại rằng: yêu thương kẻ
ngoại thích để bọn xu nịnh tung hoành, xa rời người ngay thẳng làm cho
người cương trực bỏ trốn tước đã hết mà làm thưởng không hết, dân cùng mà
lãm thu khôn cùng, phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng của cải thì như bùn đất,
bạo ngược thì như Tần Chính, đối đãi công thần thì như chó ngựa, coi dân
chúng thì như cỏ rác…
Dưới thời vua Uy Mục, trong khi đời sống nhân dân cực khổ thì đền đài
cung điện được xây dựng đồ sộ nguy nga, đã khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa
triều đình và nhân dân địa phương. Đến năm 1509, Lê Uy Mục bị giết, vua
Tương Dực lên thay cũng đi vào con đường trụy lạc. Tương Dực cho xây đại
điện có 100 gian và cửu trùng đài chín cấp tại kinh thành, bắt dân các huyện
xung quanh Thăng Long và lính năm phủ ngày ngày lao động thổ mộc trên 5
năm. Năm 1514, Tương Dực còn bắt dân đắp thêm vòng thành ra ngoài sông

Tô Lịch, bao bọc cung điện Tường Quanh và xây dựng chùa Kim Cổ Thiên
Hoa. Một sứ giả nhà Minh sang nước ta vào thời kỳ này đã mô tả Tương Dực

7


rằng: vua mặt đẹp mà thân cong, tướng hiếu dân như tướng lợn, loạn vong
không còn lâu nữa. Với thói ăn chơi, sa đọa không màng đến triều chính để
nhân dân lầm than Tương Dực đã được ví như “Vua lợn”.
Vào thời Lê Thánh Tông nhà nước Lê Sơ được hoàn chỉnh, tạo ra một
cơ chế quan liêu hành chính khá nặng nề. Triều đình dưới thời Lê Thánh
Tông cố gắng ngăn giảm khuynh hướng quý tộc hóa và xây dựng chế độ quan
liêu hành chính. Mặc dù bộ máy hành chính cồng kềnh phức tạp nhưng đã
góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI, nhà nước này không đủ
sức khắc phục những mâu thuẫn về kinh tế, xã hội sản sinh về sau. Ngược lại,
chính sự cồng kềnh đó đã làm cho mâu thuẫn càng trở nên gay gắt, đè nặng
lên cuộc sống nhân dân. Nhà nước đối lập với xã hội, với lợi ích nhân dân đó
là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân. Mặt khác, sự hòa hiệp
của văn thần, võ tướng, nho sĩ và chỉ huy quân đội là con cháu các công thần
khai quốc nay đã bị rạn nứt sâu sắc.
Năm 1510, trộm cướp nổi dậy, giặc giã chớm nở, đó là nguyên nhân để
các cuộc khởi nghĩa nhân dân nổi dậy. Lúc bấy giờ, một số quan lại cấp dưới
và sĩ phu bất mãn, cũng đứng về phía nông dân chống đối lại chính quyền.
Phong trào khởi nghĩa nông dân diễn ra khá rầm rộ trong hơn mười năm, cuối
cùng cũng bị thất bại. Mặc dù bị thất bại nhưng nó cũng góp phần làm nhà
nước Lê Sơ thêm suy yếu và là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan
rã của nhà nước Lê Sơ.
Trước tình hình triều đình lục đục, nội bộ rối ren, Mạc Đăng Dung, một
võ quan đã lợi dụng cơ hội để lên giữ chức tể tướng. Từ năm 1516 đến năm
1519, Mạc Đăng Dung dưới danh nghĩa phù Lê Chiêu Tông đã tiêu diệt các

phái đối lập là Trịnh Tuy và Nguyễn Hằng Dụ. Năm 1519, Mạc Đăng Dung
được phong tước Minh Quận Công, mấy năm sau ông được phong tước Nhân

8


Quốc Công. Vừa tập trung đàn áp khởi nghĩa Trần Cảo và mặt khác Dung đưa
họ hàng vào nắm các chức vụ chủ chốt ở triều đình và các trấn.
Trước nguy cơ bị nhà Mạc lật đổ, vua Chiêu Tông và một số triều thần
định trốn khỏi kinh thành mộ quân đánh lại Mạc Đăng Dung. Thấy tình thế
bất ổn Đăng Dung lập hoàng đệ Xuân thay thế, rồi đưa về Hải Dương. Năm
1526, Đăng Dung giết Chiêu Tông và 1 năm sau (năm 1527) Mạc Đăng Dung
bắt hoàng đệ Xuân nhường ngôi cho mình. Nhà Lê Sơ tồn tại vừa 100 năm thì
nhà Mạc thay thế.
Khi Mạc Đăng Dung lên nắm quyền lực thay thế nhà Lê Sơ đã gây
phản ứng dữ dội cho một số con cháu công thần và một số sĩ phu khoa bảng
thời bấy giờ như Nguyễn Thái Bạt, Lê Tuấn Mậu,…Nhà Mạc phải chống lại
những cuộc khởi binh của con cháu các công thần nhà Lê Sơ và sự mắng chửi
của các sĩ phu khoa bảng. Đây là phản ứng của những sĩ phu Nho giáo theo
kiểu “trung thần bất sự nhị quân” mang dáng dấp của một nhân cách “sĩ khí
anh hùng” của thế kỷ trước còn lại, cũng là phản ứng chung của sự hoài niệm
nhà Lê còn sâu sắc. Nhà Mạc tồn tại trong thế chênh vênh, triều đình non yếu,
bên ngoài bị bè phái giặc Minh nhòm ngó. Vì vậy, Mạc Đăng Dung và các vị
vua kế vị phải tìm cách hòa hoãn với nhà Minh bằng cách cắt mấy xã biên
giới thuộc Yên Quảng cho Trung Quốc. Mặt khác, tìm cách đối phó với các
cựu thần nhà Lê và ra sức xây dựng chính quyền, ổn định trật tự xã hội. Để
củng cố bộ máy chính quyền nhà Mạc đã tổ chức mở nhiều khoa thi Nho học
để tạo ra một tầng lớp sĩ phu mới làm chỗ dựa. Tổ chức nhà nước của nhà
Mạc nhìn chung vẫn xây dựng dựa theo mẫu hình nhà Lê Sơ, là bộ máy quan
liêu hành chính quản lý xã hội.

Mạc Đăng Dung vừa lên ngôi thì ngay sau đó một tập đoàn phong kiến
khác lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” tập hợp lực lượng nổi dậy ở Thanh
Hóa, thành lập triều đình mới gọi tên là Lê Trung Hưng, với mong muốn

9


giành lại chính quyền cho nhà Lê từ tay nhà Mạc. Do đó, Đại Việt lúc bấy giờ
xảy ra cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến, đất nước lâm vào cảnh
chiến tranh. Chính quyền họ Mạc thống trị vùng Bắc Bộ ngày nay gọi là “Bắc
Triều”, chính quyền họ Trịnh dưới danh nghĩa phù Lê quản lý vùng đất Thanh
Hóa trở vào gọi là “Nam Triều”. Từ năm 1546-1592, có 38 chiến dịch lớn nhỏ
xảy ra giữa Lê – Trịnh và Mạc. Năm 1592, Nam triều thắng Bắc triều, chiếm
được kinh thành Thăng Long. Con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, chấm
dứt tình trạng phân chia Nam triều, Bắc triều. Có thể thấy khởi nghĩa xảy ra
liên miên, nạn nhân của chúng là nhân dân lầm than. Cả Bắc triều và Nam
triều đều bị thiệt hại nặng nề về người và của cải vật chất, kéo theo đó sản
xuất bị sa sút, kinh tế kém phát triển.
Đất nước phân chia Nam – Bắc triều vừa chấm dứt thì lại xảy ra chiến
tranh Trịnh – Nguyễn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng muốn thoát khỏi sự chèn ép
của Trịnh Kiểm đã xin vào chấn thủ ở Thuận Hóa và kiêm trấn thủ Quảng
Nam (1570). Nguyễn Hoàng và con cháu kế vị muốn xây dựng Thuận Quảng
là vùng đất riêng biệt. Sự phân chia này đưa đến chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
Từ năm 1627 đến năm 1672 có 7 lần đánh nhau, có lần kéo dài từ năm này
qua năm khác. Các vùng Nghệ An, Bố Chính (nay là Quảng Bình) luôn là
chiến trường. Cuối cùng hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn không thôn
tính được nhau, phải đình chiến. Sông Giang là giới tuyến, phía Bắc thuộc họ
Trịnh gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà, phía nam thuộc họ Nguyễn gọi là Đàng
Trong hay Nam Hà.
Đàng Ngoài, chính quyền Lê Trung Hưng thực chất là của họ Trịnh,

nhà Lê “hữu danh vô thực”, phủ chúa nắm hết thực quyền. Tình hình này kéo
dài đến hết thế kỷ XVIII.
Sự đứt gãy của các chính quyền phong kiến và sự phân chia phạm vi
thống trị của các tập đoàn Mạc, Trịnh, Nguyễn là nét nổi bật trong tình hình

10


chính trị thế kỷ XVI - XVIII. Các nhà nước phong kiến Đàng Ngoài và Đàng
Trong theo mô hình cũ từ thời Lê Sơ, trên căn bản là kiểu nhà nước phong
kiến quan liêu hành chính ngày càng nặng nề phức tạp, duy trì ở mức độ nhất
định tính địa phương, đặc biệt là ở Đàng Trong. Cuối thời Lê Mạt, các nhà
nước đó thành trợ lực cho sự phát triển xã hội.
Trong khi các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền vị, đất nước phân
chia, nhân dân bị tổn hại nhiều về sức lực và của cải trong chiến tranh, tuy
nhiên vẫn không ngừng lao động cần cù, tạo dựng cuộc sống. Kinh tế đất
nước XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII phát triển ở mức độ nhất định.
Đàng Ngoài, nhiều vùng đất đai khai hoang được mở rộng, xóm làng
mọc lên. Những vùng không có chiến tranh, sản xuất nông nghiệp ổn định.
Đối với các vùng ven biển Hải Dương, Sơn Nam, Thanh Hóa, mặc dù thuộc
khu vực chịu ảnh hưởng của chiến tranh nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn phát
triển trong một số giai đoạn nhất định.
Đàng Trong, người dân khẩn khoang thường xuyên, mở rộng vùng
Thuận Hóa, Quảng Nam và đưa khu vực này trở thành khu vực kinh tế phát
triển. Vùng đất Ô Châu thời Dương Văn An, cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ
XVII làng xóm chen nhau, đồng ruộng trải đều đến ven biển. Cuối thế kỷ
XVII, lưu dân người Việt Nam đã vào khai thác vùng Đồng Nai. Từ địa bàn
này người Việt tỏa ta khắp nơi đến Mỹ Tho, Long Hồ. Vào thế kỷ XVIII, họ
đã đến khu vực Hà Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang).
Trên vùng đất Đàng Trong, ngoài người Việt sinh sống còn có người

Hoa, đây là một bộ phận cư dân đáng kể, đến khai thác. Họ nhập cư vào Hội
An, Đông Phố, Mỹ Tho và Hà Tiên. Trong bộ phận người Hoa, có nhiều
người làm thủ công, buôn bán và không ít người làm nông nghiệp. Trải qua
thời gian ngắn, họ hòa vào cư dân Việt, vào cộng đồng chung và chịu số phận

11


chung. Trong việc khai thác đất họ góp phần ổn định tình hình kinh tế nông
nghiệp Đàng Trong và đó là một phần đưa kinh tế Đàng Trong phát triển.
So với kinh tế ở các thời kỳ trước, đến thế kỷ XVI – XVIII bức tranh
kinh tế đã có màu sắc mới đó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng
hóa. Biểu hiện của nền kinh tế hàng hóa ở hai miền thể hiện hết sức phong
phú:
Ở Đàng Ngoài, bên cạnh những cơ sở sản xuất vốn có truyền thống lâu
đời đã xuất hiện thêm nhiều làng thủ công nghiệp, thương nghiệp. Ven sông
lớn xuất hiện các làng gốm như: Hương Canh, Thổ Hà, Phù Lãng, Bát
Tràng…Xung quanh Thăng Long và các trấn lớn có các làng dệt. Trung tâm
đúc đồng có Đại Bái (Hà Bắc), Cầu Nôm (Hải Hưng), Trà Đông (Thanh Hóa),
Cồn Cát (Nghệ Tĩnh). Ngoài ra còn có các làng chuyên khắc bản in là Hồ
Liễu, Liễu Tràng (nay là Hải Hưng).
Đàng Trong, các nghề thủ công và làng thủ công mới phát triển một
cách nhanh chóng. Quảng Nam có rất nhiều làng dệt như Gò Nổi, Phong Thử,
đúc đồng có Phước Kiều, rèn sắt ở Tam Thái và ở Quế Sơn, Điện bàn, Hội An
có nghề gốm. Nhiều thị trấn xuất hiện ở các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Quy
Nhơn giống như những mảng nửa đô thị rải rác trong nông thôn. Đồng thời
với sự phát triển của thủ công nghiệp thì mạng lưới chợ làng – chợ phiên xuất
hiện nhiều. Bên cạnh chợ phiên còn có phố nhỏ ở các trục giao thông thủy bộ.
Chợ quê tại làng và thị tứ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong ở các thế kỷ XVIXVIII đều là kiểu kinh tế hàng hóa nhỏ. Nền kinh tế hàng hóa nhỏ phân tán
tiếp tục duy trì củng cố kinh tế tiểu nông, vừa gắn liền với kinh tế nông

nghiệp. Như vậy, có thể thấy kết cấu kinh tế của phần lớn làng Việt không
còn đơn thuần là nông nghiệp mà là nông – công – thương nghiệp, lấy nông
nghiệp làm cơ sở, công thương là bổ sung quan trọng. Đàng Ngoài còn có một
số làng đặc biệt, có thêm nghề thầy đồ dạy học. Đó là loại làng “nông, công,

12


thương, sĩ” (như Quỳnh Đôi, Hoa Cầu…). Nhưng độ “mở” cũng rất hạn hẹp –
tạo ra những vùng gồm năm đến bảy làng có mối quan hệ với nhau. Nhiều
làng quê lại có phường hội thủ công và thương nghiệp. Người nông dân làng
xã nhiều khi cũng đóng vai trò là thợ thủ công, là thương nhân.
Nhìn chung, thời kì này có kết cấu kinh tế và xã hội là kiểu kết cấu
thành thị hòa tan trong nông thôn, là nét chung trong nhiều thế kỷ, tạo nên bộ
mặt nông thôn khá đa dạng nhưng rất phức tạp. Khả năng tự điều chỉnh, tự
điều khiển cao làm cơ sở cho một nền văn hóa dân gian phát triển phong phú.
Ngoài nền kinh tế hàng hóa nhỏ và mang tính chất phổ biến thì thành
thị vào thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII lại xuất hiện nhiều và mở rộng. Xuất
hiện các thương cảng lớn cả về nội thương như: Thăng Long, Phố Hiến ở
Đàng Ngoài; Hội An, Gia Định, Hà Tiên ở Đàng Trong. Trong đó Hội An là
thương cảng lớn vào bậc nhất nước ta lúc bấy giờ và là cánh cửa mở tạo điều
kiện cho việc giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa giữa nước ta và nước
ngoài.
Đàng Ngoài, hoạt động thương nghiệp phát triển với nhiều trung tâm
sầm uất được miêu tả hết sức sinh động “nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến”. Nhiều
thuyền buôn Châu Á, Châu Âu đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ
Đào Nha, Anh, Pháp…có nước đã lập thương điểm ở lại nước ta trong nhiều
năm. Sự mở mang của kinh tế hàng hóa làm cho nền kinh tế Việt Nam bớt đi
tính chất tự túc tự cấp, nông nghiệp thuần túy và địa phương. Kinh tế thương
nghiệp thời kỳ này tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa; việc thị trường

mở rộng tạo ra thời kỳ mới cho sự phát triển của chế độ phong kiến Đại Việt.
Điều này không chỉ dẫn đến sự hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ (Kinh
kỳ Thăng Long), Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên), Hội An
(Quảng Nam)… có thể thấy sự phát triển của quan hệ tiền tệ còn dẫn đến sự
xuất hiện của một vài mầm mống của phương thức sản xuất mới. Do đó, khu

13


dân cư của những thương nhân người Nhật, Hoa tồn tại lâu dài hàng vài thế
kỷ ở Hội An và Phố Hiến…
Các chúa Nguyễn thời này còn có chính sách là lập ra từng khu riêng
biệt gọi là xã Minh Hương giành cho những người Hoa di cư vào nước ta mà
không ở các đô thị.
Thành thị, chợ làng, thị tứ tạo ra một bộ phận thị dân và nửa thị dân, bổ
sung vào xã hội nét mới và tác động đến đời sống và tinh thần người Việt thời
bấy giờ. Nếu như thành thị phương Tây tạo ra vùng riêng biệt, đặc sắc; văn
hóa - tư tưởng thành thị khác biệt và về sau đối lập với tư tưởng kinh viện của
Cơ Đốc thì văn hóa thành thị Việt Nam không như vậy. Vì các thành thị của
Việt Nam đã trở thành trung tâm chính trị - chính quyền, mang tính chất chính
thống nặng nề. Tuy nhiên, nó cũng có nét riêng, không hoàn toàn bị gò bó
theo giáo lý Nho Khổng, mà mở thoáng hơn, các cá nhân tự tại hơn. Các khu
vực thị thành và thị dân rất hạn hẹp, ít về số lượng dân cư, nhỏ về phạm vi
lãnh thổ và một phần bị hòa trong làng xã, nên tác động của nó vào đời sống
xã hội còn hạn chế và bị hòa nhập trong đời sống xã hội nông thôn, nông dân.
Bởi vậy, tuy phát triển mang những đặc trưng của mô hình xã hội thành thị
mới nhưng xã hội Việt Nam vẫn mang đậm nét nông thôn truyền thống.
Mặc dù chiến tranh tàn phá, nội chiến liên miên nhưng kinh tế vẫn đạt
được những bước phát triển nhất định và ảnh hưởng đến sự thay đổi của chính
trị - xã hội. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội thời kỳ này đã góp phần thể

hiện bộ mặt của đời sống văn hóa, tư tưởng của Việt Nam thế kỷ XVI – XVII,
đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành quan niệm về trung, hiếu
của Phùng Khắc Khoan.
1.2.

Cơ sở lý luận cho quan niệm Trung, hiếu của Phùng Khắc Khoan
 Tư tưởng Nho – Phật – Đạo thế kỷ XV - XVII

14


Đối với Nho giáo, thời Lê Sơ đã đưa ra những chính sách và tư tưởng
nhằm độc tôn Nho giáo. Biểu hiện của nó là: nhà Lê thực hiện chính sách
tuyển dụng quan lại cho triều đình chủ yếu thông qua con đường khoa cử Nho
học là chủ yếu. Thời Lê Thánh Tông về sau thì văn thần khoa cử chiếm vị trí
hết sức quan trọng. Tầng lớp quan liêu này có quyền lợi kinh tế gắn liền với
quyền quản lý tùy thuộc vào cấp bậc chính quyền của họ. Cách tuyển quan lại
bằng khoa cử đã tạo ra một tầng lớp sĩ phu thường được gọi là kẻ sĩ. Thời Lê
Sơ từ năm 1442, chế độ khoa cử đã hoàn chỉnh, cứ 3 năm có một kỳ thi
hương và một kỳ thi hội. Số học trò đi học ngày càng nhiều, số đi thi ngày
càng đông. Ví dụ: ở kỳ thi Hương năm 1462 chỉ một trấn Sơn Nam đã có
khoảng 4000 thí sinh và gần 1000 người lọt vào tam trường. Đời Lê Thánh
Tông (1460 – 1497) là thời kỳ thịnh đạt nhất của việc học, việc thi trong lịch
sử khoa cử ở nước ta. Có thể thấy, nếu kể từ thời Lý với khoa thi Nho học đầu
tiên (năm 1075) cho đến kỳ thi Nho học cuối cùng (năm 1918) có khoảng
2335 tiến sĩ, trong đó có 30 trạng nguyên thì đến thời Lê Thánh Tông trong 38
năm đã có 501 tiến sĩ, trong đó có 9 trạng nguyên. Như vậy, số tiến sĩ thời Lê
Thánh Tông chiếm 1/5 tổng số tiến sĩ cả nước. Chế độ khoa cử thời Lê sơ
mang đậm tính chất của Nho giáo. Mặt khác, thời này vua Lê Thánh Tông
cũng xây dựng bộ máy chính quyền theo mô hình nhà Minh nhằm tăng cường

quyền lực cho triều đình. Đỉnh cao của sự phát triển Nho giáo thời Lê sơ là sự
ra đời của bộ luật Hồng Đức mang đặc trưng Nho giáo và là bộ pháp điển
hình hoàn chỉnh nhất thời bấy giờ. Tư tưởng Nho giáo của Lê Thánh Tông có
sức ảnh hưởng sâu sắc đối với các nhà tư tưởng sau này. Tư tưởng đạo đức
của ông chịu ảnh hưởng trực tiếp của Nho giáo và là nền tảng cho tư tưởng
đạo đức của Phùng Khắc Khoan.
Phật giáo bị hạn chế từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XV thì suy yếu.
Vị thế của Phật giáo bị đả kích nặng nề, trong giới thượng lưu có nhiều người

15


từ bỏ. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn duy trì ở nông thôn và dựa vào làng xã để
phát triển. Biểu hiện của nó là cuối năm 1429 triều đình đã ra lệnh cho các
nhà sư trình diện và thi, ai đỗ thì được làm Tăng đạo. Thi cử là hình thức
kiểm tra sự ghi nhớ và nhận thức kinh điển, từ sự thay đổi vị thế của Phật
Giáo có thể thấy vai trò của Nho giáo đã được nhà Lê đặt lên hàng đầu. Nhà
Lê sơ đưa ra những chính sách như vậy nhằm mục đích muốn độc tôn Nho
giáo, loại trừ kiểu thức tam giáo, Nho giáo phải chi phối tất cả các hệ tư
tưởng. Tuy nhiên, thời kỳ này vẫn có một số sĩ phu nổi tiếng nghiên cứu Phật
giáo như là Lương Thế Vinh, ông nghiên cứu về kinh Phật đây là hiện tượng
đặc biệt.
Cũng như Phật Giáo, Đạo giáo bị chính quyền đả kích. Năm 1429, các
đạo sĩ cũng phải đến sảnh đường khảo thí, kẻ nào không chúng tuyển thì về
quê đi cày. Đạo giáo đều không được chính thức coi trọng nhưng vẫn có ảnh
hưởng trong xã hội: nhân dân vẫn tin các phương tiện, các đạo quán mới.
Xét về mặt tín ngưỡng, Đạo giáo và Phật giáo có sự pha tạp với nhau.
Đồng thời cả hai cũng tích hợp với tín người dân gian đã tạo ra sự dung hòa
thích hợp.
Như vậy, Nho giáo thời Lê Sơ phát triển đến đỉnh cao là kết quả của

quá trình phát triển lâu dài và lựa chọn lịch sử. Nó tri phối nhiều lĩnh vực
nhưng quan trọng nhất là giáo dục từ triều đình đến địa phương.
Hơn thế nữa, việc sử dụng Nho giáo qua nhiều triều đại từ Lý, Trần, Lê
sơ là sự lựa chọn có ý thức của giai cấp thống trị phong kiến. Cả Phật giáo và
Nho giáo đều được giai cấp thống trị sử dụng để cấu trúc xã hội thời kỳ này
nhưng Nho giáo làm chức năng là một học thuyết về đạo đức nhân luân, về
giáo dục thi cử và học thuyết chính trị, trị nước phù hợp với chế độ quân chủ
tập quyền chuyên chế. Tư tưởng Nho giáo bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng
họ, xung quanh một triều đình và đảm bảo sự phân chia đẳng cấp xã hội phức

16


tạp theo danh phận. Bên cạnh đó nó biết dung hợp giữa sự phân chia và liên
kết này trên nền tảng đạo đức, luân lý và chính trị trên cơ sở quan niệm và
hoạt động lễ, pháp hòa lẫn vào nhau được thần thánh hóa là trung hiếu, tam
cương phục vụ cho yêu cầu của giai cấp thống trị phong kiến.
Trong khi văn hóa chính thống bị ảnh hưởng của Nho giáo và chuyển
hẳn sang Nho giáo thì văn hóa dân gian thế kỷ XV vẫn tiếp tục phát triển ở
làng quê. Ảnh hưởng của văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật với văn hóa
chính thống là văn học viết hết sức sâu sắc. Ví dụ như: Phong trào Lam Sơn
với tính nhân dân sâu sắc được phản ánh trong truyện cổ tích lịch sử về Lê
Lợi, Hộ Quốc phu nhân, Hồ Hoàn Kiếm…Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện
sự căm thù giặc và ủng hộ nghĩa quân Lam Sơn vẫn được lưu hành đến ngày
nay. Những sáng tác dân gian đó thể hiện tinh thần dân tộc và vai trò của nhân
dân trong tác phẩm Lam Sơn thực lục, trong thơ nôm của Nguyễn Trãi. Ngoài
ra, sự lớn mạnh của dân tộc, trong hào khí của đất nước các nhà văn sử dụng
thể phú, thể cáo - thể loại văn học linh hoạt để ca ngợi cuộc đấu tranh chống
quân xâm lược của đất nước ta. Các nhà văn từ Nguyễn Trãi đến Lê Thánh
Tông đều có ý thức dùng văn học phục vụ cho mục đích chính trị xã hội, vừa

nêu lên trách nhiệm của mình, vừa khẳng định tính dân tộc trong đó.
Tóm lại, thế kỷ XV từ Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tông là thời kỳ đỉnh
cao Nho giáo. Chế độ phong kiến tập quyền và quan liêu phát triển đã dùng
Nho giáo làm công cụ độc tôn chi phối tư tưởng xã hội, chấm dứt thời kỳ tam
giáo trên phương diện chính thống như thời Lý – Trần. Hùng khí chung của
thời đại sau chiến thắng khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt 20 năm Minh
thuộc, tác động mạnh trên phương diện tư tưởng khiến cho nhận thức về con
người, dân tộc và lòng yêu nước là nổi bật nhất. Thế kỷ XV, cũng là thế kỷ
rực rỡ nhất của tư tưởng độc lập dân tộc.

17


Các nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội ở thế kỷ XVI – XVII đã góp
phần quy định cũng như tác động không nhỏ vào bộ mặt đời sống văn hóa tư
tưởng của xã hội Việt Nam. Biểu hiện rõ nhất qua tư tưởng của Nho – Phật –
Đạo thời kỳ này.
Nho giáo vẫn là công cụ chính của các tập đoàn phong kiến, sử dụng để
xây dựng chính quyền và củng cố trật tự xã hội. Giáo dục và thi cử lấy nội
dung của Nho giáo là Tứ thư, Ngũ kinh làm nội dung chính để giảng dạy.
Trong tất cả các kỳ thi, dù là thi hương hay thi hội, ngoài phần kinh nghĩa, thí
sinh đều phải làm thơ và phú. Nho giáo cho rằng văn học không thể đứng
riêng biệt, thơ văn là thể hiện tài năng ý chí và đạo đức con người. Văn học là
lượng tử của tài, đức cần thiết để quản lý xã hội, cho nên hầu hết các kỳ thi
phải có văn học. Học trò trước khi đi thi phải học làm thơ, làm phú. Các tập
đoàn phong kiến đều ra sức tổ chức giáo dục khoa cử nhằm tăng cường số
lượng tầng lớp sĩ phu. Biểu hiện cho thời kỳ này là: nhà Mạc trong hơn 60
năm thống trị đã tổ chức 21 khoa thi hội, lấy 468 tiến sĩ trong đó có 11 trạng
nguyên. Con số đó có thể so sánh với thời nhà Lê khi Nho giáo đang ở thời kỳ
cực thịnh. Đến thời Lê Trung Hưng đã mở khoa thi chọn người tài ngay từ

khi thành lập ở Thanh Hóa. Khi trở về Thăng Long ngoài những kỳ thi chính
thức được tổ chức đều đặt, nhà Lê còn mở thêm các khoa thi đặc biệt như: sĩ
vong, đông các, tuyển cử và định chế độ ưu đãi cho những người đỗ đại khoa.
Từ năm 1580 đến 1787 (năm thi hội cuối cùng của triều Lê), có 68 khoa thi,
lấy 717 tiến sĩ trong đó có 6 trạng nguyên. Do cách tuyển chọn bằng thi cử
chủ yếu dựa vào nỗ lực cá nhân, không dựa vào con cháu hay quý tộc đã mở
rộng thành phần xuất thân của các tầng lớp sĩ. Trong tầng lớp quan trường
không ít người có nguồn gốc gia đình nghèo khổ, hèn kém hay gia đình buôn
bán. Đây chính là nét mới trong chính sách thi cử thời Lê Trung Hưng, không
phân biệt đẳng cấp.

18


Ở thế kỷ XVI –XVII, nho sĩ thời này khác biệt với nho sĩ thời kỳ trước
là họ phải đối diện với một đất nước loạn lạc trong các cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn lẫn nhau, đất nước chia cắt. Cục diện đó khiến cho suy tư
của các nhà tư tưởng thời kỳ này đều tập trung vào vấn đề làm cho sao giúp
đất nước trở về một mối, đất nước thái bình, nhân dân bình yên sinh sống.
Hầu hết trong số các nhà tư tưởng thời kỳ này đều mong một xã hội yên bình
như: Hà hạnh tái phùng Nghiêu, Thuấn thế, Nhất triều nguyện tắc thái bình
của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Kỳ vọng đời này mở ra cuộc trị bình, để may được
thấy trời Nghiêu, ngày Thuấn thái bình thịnh trị của Phùng Khắc Khoan. Các
nhà tư tưởng rất để tâm tìm nguồn gốc của loạn lạc và đưa ra những chủ
trương, những đường lối trị nước của mình nhằm mang đến cuộc sống thái
bình cho nhân dân và được xã hội đương thời chấp nhận.
Thời kỳ này, tư tưởng chính trị - xã hội là nội dung tư tưởng lớn của
lịch sử tư tưởng Việt Nam so với những thời kỳ trước đó. Các nhà Nho giai
đoạn trước thường khái quát đường lối trị nước thành hai hướng: một là bá
đạo, dùng chiến tranh, bạo lực và dùng sức mạnh để đạt được sự thống trị; thứ

hai là vương đạo dùng nhân nghĩa đạo đức để yên dân, để dân quy phục.
Nhưng mỗi nhà tư tưởng lại có những quan điểm khác nhau ở mỗi giai đoạn.
Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê đất nước chia làm hai phe đối địch: họ
Trịnh với danh nghĩa phù Lê để đánh Mạc; sau khi lật đổ được nhà Mạc, nhà
Lê – Trịnh lại tiếp tục đối đầu với nhà Nguyễn, tình hình đất nước rối ren.
Nhiều nhà Nho không phục vụ cho tập đoàn thống trị này thì phục vụ cho tập
đoàn thống trị khác. Dưới trướng triều đình mình, họ vẫn không rời lá cờ
nhân nghĩa. Tiêu biểu cho tư tưởng ấy là Phùng Khắc Khoan kiên quyết đi
theo Lê – Trịnh để diệt Mạc luôn chủ trương nhân nghĩa.
Khi nói đến nhân nghĩa một cách tha thiết nhất và thực tế nhất là những
nhà Nho lui về ở ẩn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn

19


Dữ… nhưng dù ở ẩn họ vẫn còn nung nấu với các vấn đề xã hội nên luôn theo
dõi diễn biến của xã hội và nói lên những điều phải nói thể hiện tư tưởng của
mình thông qua nhiều hình thức như văn, thơ, truyện… Những chủ trương
của các ông chỉ dừng lại là các dự án trên bản giấy. Do đó, cuộc sống của xã
hội vẫn đi theo còn đường của nó, đất nước chia cắt hết Lê – Mạc đến Trịnh –
Nguyễn. Người dân là tầng lớp chịu cảnh lầm than, cơ cực. Bởi vậy, hơn bất
kỳ lúc nào lý luận về đường lối trị nước của giai cấp phong kiến, của Nho
giao trong lúc này là rơi vào thời kỳ khủng hoảng nhất.
Thế kỷ XVI –XVIII, Nho giáo đã thể hiện sự bất lực của nó trước các
vấn đề của xã hội. Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát
triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần. Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa
chiền, đúc đồng, tô tượng. Chúa Trịnh cũng như chúa Nguyễn đều coi trọng
đạo Phật. Ở Đàng Ngoài, Trịnh Tạ cho trùng tu chùa Tây Phương. Còn ở
Đàng Trong, Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa Thiên Mụ (1601), chùa Hoà
Vang (1667) và sửa chữa chùa Mỹ Am (1692).

Về Đạo giáo vào đầu thế kỷ XVI, thời của các vị vua Lê như: Lê Hiến
Tông đến Lê Chiêu Tông…, Đạo giáo tuy không còn phát triển nhưng vẫn
còn một số ảnh hưởng nhất định. Ví dụ rõ nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần
Cảo (1516), nó mang đậm tính chất của Đạo giáo. Cho đến cuối thời Lê Sơ,
Trần Cảo làm chức giám ở điện Thuần Mỹ, do vua tàn ác, sa đọa, triều đình
rối ren, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. Trần Cảo nghe lời sấm truyền
trong dân gian rằng phương Đông có khí thiên tử, nên quyết định khởi nghĩa
lớn. Ông đã tập hợp những người tha hương, trốn tránh quân dịch làm vây
cánh, tự xưng là dòng dõi năm đời của nhà vua Trần Thái Tông và là ngoại
thích của bà Quang Thục hoàng thái hậu (Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thái
Tông). Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, xưng làm vua đặt niên hiệu
là Thiên Ứng.

20


Trong cục diện Nam triều – Bắc triều, Đạo giáo phát triển theo xu
hướng vốn có ở giai đoạn trước, tức là sự phát triển ở trong bộ phận nhỏ của
người dân. Ở một số trường hợp đặc biệt, cả Nam triều và Bắc triều, các vua
chúa cùng có tham khảo ý kiến của các đạo sỹ, nhưng đạo giáo vẫn không
được triều đình trọng dụng
Đến thế kỷ XVII, một loạt các thiền sư Trung Quốc đã đến nước ta cả
Đàng Trong và Đàng Ngoài để truyền đạo. Trong thời gian này, những dấu
hiệu chứng tỏ sự hưng thịnh của Đạo giáo ở nước ta cũng xuất hiện. Đó là
việc Trịnh Tạ cho trùng tu quán Trấn Võ và đúc tượng đồng Trấn Võ. Thời
Lê Thần Tông (1607-1662), đã xuất hiện chi đạo mới gọi là “Nội đạo” đã
được Trần Hoàn sáng lập. Trần Hoàn giết được Hồ tinh, trừ thần sóng, giúp vua
(Thần Tông) trị bệnh mọc lông cọp bằng cách vẽ bùa, niệm chú hay con chúa
Trịnh chết được 2 tháng cùng được ông cứu sống. Vua và Chúa đều biết ơn ông.
Lúc này Đạo giáo có tiếng tăm lớn trong lòng cả vua chúa và nhân dân.

Khi Trịnh, Nguyễn phân tranh, Đạo giáo ở hai Đàng cũng có sự phát
triển khác biệt. Ở Đàng Ngoài, vua Lê, chúa Trịnh tỏ ra quan tâm Đạo giáo,
nhiều lần đến viếng, cầu đảo ở các đạo quán, một số đâọ sỹ được mời vào cung.
Quan hệ giữa triều đình và Đạo giáo thời kỳ này cũng có phần cởi mở. tuy nhiên,
Đạo giáo thời kỳ này cũng không có những phát triển như thời kỳ trước.
Ở Đàng Trong, ngay từ đầu quan hệ chúa Nguyễn với Phật giáo và Đạo
giáo tương đối cởi mở, Tam giáo đồng thời cũng được các Chúa sử dụng.
Nhưng Nho giáo thời kỳ này vẫn được coi trọng giữ vị trí đầu tiên trên vũ đài
chính trị và tư tưởng ở Đàng Trong. Một số đạo sỹ cũng được mời vào phủ
chúa và các Chúa Nguyễn cũng thỉnh thoảng lui tới các Đạo quan để cầu đảo
và xin ý kiến các đạo sĩ. Nhưng xét trên mặt tư tưởng thì Đạo giáo đã không còn
phát triển như thời kỳ trước đó. Có thể thấy Đạo giáo chỉ có ảnh hưởng một phần
trong dân gian, còn Đạo giáo trong cung đình hầu như không còn tồn tại.

21


×