Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thiền phái tào động ở miền bắc việt nam (luận văn ths nhân văn khác)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

PHẠM VĂN PHƢỢNG

THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số:

60 22 03 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN

PGS.TS. TRẦN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tƣ liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận trong luận văn chƣa từng công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn
Phạm Văn Phƣợng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới cô chủ
nhiệm PGS. TS Trần Thị Kim Oanh cùng các thầy cô bộ môn Tôn Giáo học
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Anh Tuấn,
ngƣời thầy đã hƣớng dẫn nhiệt tâm đã luôn động viên, tận tình chỉ bảo trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè và ngƣời thân đã ủng hộ, sẻ
chia và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, Tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Phạm Văn Phƣợng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................ 6
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. SỰ TRUYỀN THỪA VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA
THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM ............................. 8

1.1. Sự truyền thừa của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam .... 8
1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ
Thiền phái Tào Động truyền thừa ............................................................. 8
1.1.2. Tình hình du nhập và bén rễ của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc
Việt Nam .................................................................................................. 17
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc
Việt Nam .................................................................................................... 26
1.2.1. Đặc trưng về hệ thống kinh kệ của Thiền phái Tào Động ở miền
Bắc Việt Nam........................................................................................... 26
1.2.2. Đặc trưng về tư tưởng ngũ vị của Thiền phái Tào Động ở miền
Bắc Việt Nam........................................................................................... 29
1.2.3. Đặc trưng về chủ trương tu tập của thiề n phái Tào Động ở miền
Bắc Việt Nam........................................................................................... 41
Tiể u kế t ....................................................................................................... 46


CHƢƠNG 2. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG Ở
MIỀN BẮC VIỆT NAM TRONG CÁC LĨNH VỰC: VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT, TÍN NGƢỠNG, ĐẠO ĐỨC VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC .............. 47
2.1. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở Miền Bắc Việt Nam trên lĩnh
vực văn học, nghệ thuật kiến trúc và tín ngƣỡng................................... 47
2.1.1. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở Miền Bắc Việt Nam trên
lĩnh vực văn học, nghệ thuật kiến trúc .................................................... 47
2.1.2. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trên
lĩnh vực tín ngưỡng ................................................................................. 65
2.2. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trên lĩnh
vực đạo đức và bảo vệ Tổ Quốc ............................................................... 77
2.2.1. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trên
lĩnh vực đạo đức ...................................................................................... 77
2.2.2. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trong sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc ............................................................................ 94
Tiểu kết ..................................................................................................... 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là tôn giáo có tƣ tƣởng triết lý sâu sắc, đƣợc truyền bá từ Ấn
Độ đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam từ hàng ngàn năm
nay. Sự phát triển của Phật giáo gắn liền với sự ra đời và phân nhánh của
nhiều chi phái, di dịch và chuyển biến phù hợp với điều kiện thực tế bản địa
nơi nó thâm nhập.
Phật giáo đƣợc truyền vào Việt Nam từ rất sớm và luôn song hành
trong lịch sử cùng dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo không thể thiếu các
tông phái đƣợc truyền trực tiếp từ Trung Hoa sang. Đặc biệt vào thế kỉ XVII,
thiền sƣ Thủy Nguyệt ngƣời Việt đã đi tu học tại Trung Hoa, lĩnh hội và
truyền vào miền Bắc Việt Nam Thiền phái Tào Động, góp phần tạo nên
những nét đặc sắc nhất định trong Phật giáo và đời sống tinh thần của ngƣời
dân nơi đây. Ở miền Nam thì lại khác, Thiền phái Tào Động lại do thiền sƣ
Thạch Liêm, một nhà sƣ Trung Quốc sang Việt Nam theo lời mời của chúa
Nguyễn Phƣớc Chu truyền vào. Mặc dù vậy, nhƣng nhìn chung Thiền phái
Tào Động ở Việt Nam vẫn đều có chung một mẫu số là sự phù hợp và phát
triển sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhiều tầng lớp nhân dân, phát triển
mạnh mẽ và ảnh hƣởng sâu rộng đến đời sống tôn giáo nói chung ("Lâm Tế
tƣơng quân, Tào Động thổ dân"), cũng nhƣ đóng vai trò tích cực trong quá
trình đấu tranh bảo vệ đất nƣớc. Tuy nhiên, quá trình du nhập và truyền bá
Thiền phái Tào Động vào Việt Nam do có sự khác biệt về ngƣời truyền giáo
nên giữa hai miền Bắc, Nam cũng có những nét riêng vùng miền nhất định.

Tại miền Bắc Thiền phái này đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét văn hóa
của Thiền phái Tào Động Trung Hoa tại một số ngôi chùa nhƣ: Nhẫm Dƣơng,
Côn Sơn (Hải Dƣơng), Hạ Long, Đông Sơn, Quỳnh Lâm, Yên Tử (Quảng
1


Ninh), Bích Động (Ninh Bình), Hòe Nhai (Hà Nội),... Cùng với những nét đặc
trƣng riêng về tƣ tƣởng, phƣơng pháp tu tập cũng nhƣ mối quan hệ với các
tông phái khác, nhƣng cũng lại mang rất nhiều yếu tố bản địa, dựa trên nền
tảng chung của văn hóa dân tộc nên đã đóng vai trò không nhỏ trong đời sống
tín ngƣỡng, đạo đức và văn học, nghệ thuật nƣớc nhà. Do vậy, tìm hiểu về sự
du nhập và truyền bá của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam sẽ góp
phần làm rõ đặc trƣng cũng nhƣ những bản sắc tín ngƣỡng tôn giáo trong Phật
giáo Việt Nam. Từ đó cho thấy, những đặc trƣng riêng của Thiền phái Tào
Động miền Bắc so với miền Nam nói riêng với Thiền phái Tào Động một số
nƣớc Đông Nam Á nói chung.
Từ xuất phát điểm nhƣ vậy, chúng tôi chọn chủ đề Thiền phái Tào
Động ở miền Bắc Việt Nam làm đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu một
cách tổng thể về quá trình du nhập, đặc trƣng tƣ tƣởng, sự tu tập cũng nhƣ những
điều kiện tác động và vai trò của Thiền phái này ở miền Bắc Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trƣớc hết, các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ
điển Phật học, hay nghệ thuật Phật giáo đã ít nhiều đề cập đến Thiền phái Tào
Động Việt Nam. Có thể kể ra đây các công trình: Phật Học Từ Điển (Đoàn
Trung Còn, Nxb TP Hồ Chí Minh 1996), Từ điển Phật giáo - Ấn Độ giáo Đạo giáo - Thiền (Lê Diên dịch, Nxb Khoa học Xã hội 1997), Lược sử mỹ
thuật Việt Nam (Trịnh Quang Vũ, Nxb Văn hóa Thông tin 2002), Các tôn
giáo trên thế giới và Việt Nam (Mai Thanh Hải, Nxb Văn hóa Thông tin
2006), Từ điển Phật học (Đạo Uyển - Châu Nguyên - Nguyễn Tƣờng Bách Thích Nhuận Châu, Nxb Tôn giáo 2006), Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng
Kim, Nxb Văn học 2008), Phật học phổ thông (HT. Thích Thiện Hoa, Nxb
Tôn giáo 2009), Đại Việt Sử ký Toàn Thư (Cao Huy Du dịch, Đào Duy Anh

hiệu đính, Nxb Văn học 2009), Lịch sử cổ đại Việt Nam (Đào Duy Anh, Nxb
2


Văn hóa Thông tin 2010). Đặc biệt phải kể đến công trình Việt Nam Phật giáo
sử luận do Nguyễn Lang chủ biên (Nxb Văn hóa, 2000) đã dành một chƣơng
để giới thiệu về Thiền phái Tào Động tới Việt Nam. Tác giả công trình đã nêu
lên nguyên tắc năm địa vị (ngũ vị) giữa thẳng (chính) và nghiêng (thiên), đồng
thời chỉ ra ảnh hƣởng của phái Thiền ở Đàng Ngoài. Bên cạnh đó, tác giả còn giới
thiệu khá chi tiết về con ngƣời và tƣ tƣởng của thiền sƣ Thạch Liêm.
Nhìn chung những công trình này đã phản ánh một cách khái quát tƣ
tƣởng Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng, trong đó có đề cập đến
lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc chùa chiền của Thiền phái Tào Động ở Việt Nam.
Đến thế kỉ XX, các tài liệu về Tào Động ở Việt Nam chủ yếu ghi chép
sự truyền nhập của Thiền phái này vào nƣớc ta. Ở Đàng Ngoài, sự truyền
đăng của dòng Tào Động gắn với tên tuổi của thiền sƣ Thủy Nguyệt. Thiền
uyển kế đăng lục đƣợc Sa môn Nhƣ Sơn biên soạn năm 1734 có đoạn ghi
chép về việc tu học của hòa thƣợng Thủy Nguyệt: “Tổ thứ bảy ba, hòa thƣợng
Thủy Nguyệt Thông Giác ở núi Hùng Lĩnh, đến núi Phƣợng Hoàng, Hồ Châu,
Bắc Kinh, tham yết với Nhất Cú” [Sa Môn Nhƣ Sơn (2015), Thiền uyển kế
đăng lục (Thích Thiện Phƣớc dịch, Song Hào Lý Việt Dũng hiệu đính), Nxb
Hồng Đức, 294]. Cuốn Hải ngoại kỉ sự do chính Thạch Liêm viết đã đề cập
tới việc chúa Nguyễn thỉnh ông từ Trung Quốc sang hoằng truyền đạo pháp ở
Đàng Trong: “Mùa xuân năm Giáp Tuất (1694) (…) Bƣớc qua ngày mùng 4
tháng Tám, tri khách gõ cửa bảo có sứ nhân nƣớc Đại Việt đến. Mời vào ra
mắt, sứ nhân ngƣời tỉnh Mân (Phúc Kiến), tay nâng phong thƣ giấy vàng, rất
kính cẩn lạy dâng lễ vật (…) đoạn quỳ gối thƣa rằng: “Đại Việt quốc vƣơng
ngƣỡng mộ lão hòa thƣợng đã lâu năm, ngày nay đốt hƣơng xa lạy, dâng
phong thƣ trƣớc tòa Sƣ tử, cúi cầu Đạo giả lai lâm; nếu đƣợc nhận lời, là
phƣớc lớn cho hạ quốc vậy” [Thích Đại Sán (2016), Hải ngoại kỷ sự (tái bản


3


theo bản in 1963) (Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam dịch), Nxb Khoa học
xã hội; 30].
Trong những năm gần đây, Thiền phái Tào Động đƣợc giới nghiên cứu
chú ý hơn, trong đó phải kể đến công trình nghiên cứu của Thích Thanh Từ
trong Thiền sư Việt Nam do Nxb Văn hóa - Văn nghệ tái bản năm 2015 đã
thống kê sự truyền thừa của tông Tào Động ở miền Bắc Việt Nam từ đời 35
đến đời 47, trong đó ghi chép tiểu sử, cuộc đời của một số vị thiền sƣ: thiền
sƣ Thủy Nguyệt, Tông Diễn, Thanh Nguyên, Thanh Đàm…; Hòa thƣợng
Thích Phƣớc Sơn với bài viết Thiền phái Tào Động dưới thời chúa Nguyễn
Phúc Chu (2011) in trong cuốn Phật giáo thời Nguyễn do Nxb Tôn giáo phát
hành năm 2015 đã tóm tắt sự hình thành, phát triển Tào Động ở Trung Quốc
và sự truyền nhập của Thiền phái này ở Việt Nam; Các tác giả Bồ Đề Tân
Thanh, Nguyễn Đại Đồng trong Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến 1981
do Nxb Văn học xuất bản năm 2012 đã nhận định Tào Động là một trong bốn
tông phái Phật giáo ở Đàng Ngoài dƣới thời Lê - Trịnh. “Phái tào Động Đàng
Ngoài từ đời thiền sƣ Thủy Nguyệt đến thiền sƣ Tông Diễn về sau rất thịnh
hành trong thế kỉ XVII - XVIII” [Tân Thanh, Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật
giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến 1981, Nxb Văn học, 173]. Ở Đàng Trong,
tuy không phát triển rộng khắp nhƣ phái Lâm Tế, nhƣng trong thời gian trị vì
của minh vƣơng Nguyễn Phúc Chu, Thiền phái Tào Động “đã trở thành một
động lực thúc đẩy chúa Nguyễn Phúc Chu cố gắng thực hiện đƣờng lối trị
nƣớc theo ảnh hƣởng của Phật giáo và thực hiện những Phật sự lớn trong đời”
[Tân Thanh, Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên
đến 1981, Nxb Văn học, 188].
Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2015, hội thảo khoa học Thiền phái Tào
Động Việt Nam và quần thể di tích Nhẫm Dương - giá trị lịch sử, văn hóa và

Phật giáo đã đƣợc tổ chức tại Hải Dƣơng nhằm đánh giá một cách khoa học
4


và khách quan về những giá trị lịch sử, văn hóa và Phật giáo của khu di tích
lịch sử văn hóa tại chùa Nhẫm Dƣơng cùng với vai trò của hòa thƣợng Thủy
Nguyệt - Đệ nhất Tổ sƣ Thiền phái Tào Động Việt Nam. Các bài tham luận
nhƣ: Thiền phái Tào Động ở Thuận Hóa của Thích Hải Ân, Đôi nét về vị thế
của Thiền phái Tào Động trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam của
Thích Thanh Đạt, Thiền phái Tào Động và Phật giáo Việt Nam của Thích
Trung Hậu, Kế thừa và phát huy dòng thiền Tào Động ở Việt Nam của Thích
Thọ Lạc,… đã tóm lƣợc lại quá trình hình thành, phát triển, vị trí của Thiền
phái Tào Động ở nƣớc ta.
Mặc dù vậy, vẫn dễ nhận thấy nghiên cứu về Thiền phái Tào Động ở
Việt Nam còn lẻ tẻ, thiếu tính hệ thống toàn diện và quan trọng là chƣa chỉ ra
đƣợc vai trò của Thiền phái này trong sự hội nhập văn hóa Việt Nam một
cách thỏa đáng. Vì vậy, với tham vọng tìm tòi và hoàn thiện, học viên đặt cho
mình nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu để phần nào bớt đi những khoảng trống
trong các nghiên cứu về Thiền phái này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ sự truyền thừa của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc
Việt Nam, luận văn nêu và phân tích một số các đặc trƣng cơ bản của Thiền
phái này, từ đó khẳng định vai trò cũng nhƣ sự hội nhập văn hóa của Thiền
phái Tào Động trong văn hóa Việt Nam - yếu tố quan trọng góp phần tạo nên
vẻ đẹp riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội ở miền Bắc Việt Nam thời

kỳ Thiền phái Tào Động truyền thừa.

5


- Phân tích quá trình truyền thừa và những đặc trƣng cơ bản của Thiền
phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam.
- Chỉ ra một số đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt
Nam trong một số lĩnh vực: văn học nghệ thuật, kiến trúc, tín ngƣỡng, đạo
đức và bảo vệ Tổ quốc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Sự du nhập, những đặc điểm chính và đóng góp của Thiền phái Tào
Động ở miền Bắc Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa giới miền Bắc Việt
Nam – những nơi Thiền phái Tào Động truyền vào và đang hiện diện.
- Về thời gian: Nghiên cứu Thiền phái Tào Động từ khi truyền thừa cho
đến nay.
- Về địa điểm khảo sát: Một số chùa tại Trung Quốc, tỉnh Hải Dƣơng –
Việt Nam và Thành phố Hà Nội – Việt Nam, cụ thể nhƣ: Chùa Nhân Vƣơng
Hộ Quốc, thành phố Hồ Châu, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, chùa Nhẫm
Dƣơng, chùa Hòe Nhai, chùa Bà Đá, chùa Quảng Bá, chùa Hàm Long,…
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc tiến hành dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc Việt Nam về công tác tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu:
6


- Phƣơng pháp liên ngành Tôn Giáo học – Triết học - Xã hội học.
- Phƣơng pháp phân tích làm rõ các vấn đề về bối cảnh lịch sử, đặc
điểm tƣ tƣởng Thiền phái, ảnh hƣởng đối với đời sống tinh thần của nhân dân.
- Phƣơng pháp tổng hợp khái quát những đặc điểm nổi bật và đặc trƣng
chủ yếu của vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánh đồng đại và lịch đại làm rõ sự tƣơng đồng và
khác biệt giữa tƣ tƣởng Thiền phái Tào Động Việt Nam và Trung Hoa, cũng
nhƣ vị trí của Thiền phái này trong Phật giáo Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa một cách tổng thể con đƣờng truyền thừa, phát triển của
Thiền phái Tào Động ở Việt Nam, phân tích và làm rõ các đặc trƣng cơ bản
của nó, đồng thời chỉ ra vai trò của Thiền phái này đối với đời sống tinh thần
của nhân dân nói riêng của văn hóa Việt Nam nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn gồm 2 chƣơng, 4 tiết.

7


CHƢƠNG 1
SỰ TRUYỀN THỪA VÀ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN
CỦA THIỀN PHÁI TÀO ĐỘNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
1.1. Sự truyền thừa của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam
1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ

Thiền phái Tào Động truyền thừa
Thiền phái Tào Động đƣợc truyền vào Việt Nam từ thế kỉ XVII. Đây là
thời kì nƣớc ta có nhiều biến động về chính trị, thể hiện rõ nhất ở sự tranh
chấp giữa các thế lực phong kiến dẫn đến sự phân tách lãnh thổ thành hai
miền: Đàng Ngoài và Đàng Trong. Mầm mống của sự chia cắt này bắt nguồn
từ cuộc chiến Nam - Bắc triều trƣớc đó. Khi Mạc Đăng Dung cƣớp ngôi nhà
Lê lập nên triều Mạc, nhiều quan lại cũ đã phản ứng kịch liệt. Đầu năm 1532,
Nguyễn Kim mộ quân luyện tập và đƣa hậu duệ lƣu lạc của vua Lê Chiêu
Tông lên làm vua. Từ Thanh Hóa, một triều đình mới của nhà Lê hình thành,
đƣợc gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Sau khi
Nguyễn Kim bị mƣu sát, ngƣời con rể cả của ông - Trịnh Kiểm đƣợc vua Lê
đƣa lên thay thế. Để giữ vững quyền hành, Trịnh Kiểm đã loại trừ phe cánh
của cha vợ, mà trƣớc hết là Nguyễn Uông. Tình thế này khiến Nguyễn Hoàng
- con thứ của Nguyễn Kim vốn không thể tranh giành quyền lực với họ Trịnh,
buộc phải tìm cách thoát khỏi mối đe dọa từ phủ chúa bằng cách xin vào trấn
đất Thuận Hóa. Đến đời sau của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên đã
tổ chức lại chính quyền, tách khỏi sự phụ thuộc vào nhà Trịnh. Năm 1627, lấy
cớ Phúc Nguyên không nộp thuế, họ Trịnh đem quân vào đánh Thuận Hóa.
Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ và kéo dài suốt gần nửa thế kỉ.

8


Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), hai họ Trịnh Nguyễn đánh nhau bảy lần vào các năm 1627, 1630, 1643, 1648, 1655 - 1660,
1661 và 1672 với những trận chiến ác liệt, “trong đó có một lần, quân Nguyễn
vƣợt sông Gianh tiến đánh quân Trịnh, chiếm vùng đất ở phía Nam sông Lam
Nghệ An mấy năm rồi rút về. Từ nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình (địa
phận sông Gianh và sông Nhật Lệ) trở thành chiến trƣờng” [31, tr. 334]. Sau
bảy lần giao tranh dữ dội, chúa Trịnh không thể thực hiện đƣợc mục tiêu Nam
tiến, diệt trừ thế lực họ Nguyễn, phải lui về phía Bắc sông Gianh, lấy dòng

sông này làm giới tuyến, chia cắt Đàng Ngoài - Đàng Trong. Chiến tranh giữa
các thế lực phong kiến không thể kết thúc nên đã hình thành xu thế phân tách
hai vùng đất. Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn đã làm hao tổn sức dân, triệt phá
đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ
nƣớc Đại Việt kéo dài suốt hơn 100 năm.
Bên cạnh những cuộc Nam tiến nhằm đánh đổ họ Nguyễn nhƣng không
thành, chính quyền Thăng Long còn phải đối phó với sự chống phá của nhà
Mạc. Sau thất bại vào năm 1592, tàn dƣ nhà Mạc đã tập hợp lại thành thế lực
cát cứ chống lại triều Lê - Trịnh: “Từ tháng 3 năm 1593, Mạc Kính Chỉ đã
thất bại, nhƣng ở khắp nơi, con cháu, dƣ đảng nhà Mạc nổi dậy chiếm cứ các
địa phƣơng xƣng bá… chống lại họ Trịnh quyết liệt… Mạc Kính Liễn lập
Mạc Kính Cung ở châu Văn Lan làm ngƣời nối nghiệp họ Mạc, đặt niên hiệu
là Càn Thống năm thứ nhất, nhiều ngƣời còn giữ hai lòng, chƣa quy phục hết,
nghe Kính Cung lập nên rủ nhau theo” [21, tr. 197]. Trong nhiều năm
từ 1593 đến 1623, các vùng nhƣ Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng vẫn
thuộc quyền quản lý của các tôn thất Bắc triều nhƣ Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính
Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Dụng, Mạc Kính Chƣơng... Cùng lúc
đó, chúa Bầu Vũ Đức Cung ở Tuyên Quang lại không theo nhà Lê nhƣ
thời Nam - Bắc triều nữa mà từ năm 1594 quay sang liên kết với họ Mạc để
9


chống triều đình Lê - Trịnh. Vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Việt Nam
để có lợi cho Trung Quốc, nhà Thanh đã can thiệp để họ Mạc đƣợc cát cứ
ở Cao Bằng. Năm 1667, chúa Trịnh sai quân tƣớng đánh nhà Mạc, chiếm lại
Cao Bằng. Hai năm sau, theo lời khẩn cầu của nhà Mạc, nhà Thanh buộc chúa
Trịnh phải trả lại Cao Bằng cho nhà Mạc. Phải đến khi họ Mạc chống lại nhà
Thanh nên mất sự ủng hộ của phong kiến phƣơng Bắc, chính quyền Lê Trịnh mới dẹp đƣợc họ Mạc (1677).
Trong hai thế kỉ XVI - XVII ở Việt Nam có nhiều biến cố chính trị với
sự tranh chấp quyền lực giữa các thế lực phong kiến. “Cơn địa chấn” dữ dội

này cho thấy sự khủng hoảng, suy yếu và đổ gãy của chế độ phong kiến tập
quyền cao độ mà nhà Lê sơ, đỉnh cao là Lê Thánh Tông dày công xây dựng.
Sau khi cơ bản dẹp đƣợc các lực lƣợng đối lập, chủ yếu là tàn dƣ nhà Mạc, họ
Trịnh ép vua Lê phong vƣơng tƣớc cho mình và từ thời Trịnh Tùng đặt lệ
chọn thế tử để nối nghiệp ngang với nhà vua. Tính từ Trịnh Kiểm cho tới đời
cuối cùng Trịnh Sâm, họ Trịnh đã tạo đƣợc tới 9 đời chúa có thực quyền, chấp
chính suốt từ năm 1545 tới tận năm 1782.
Chúa Trịnh tƣớc hết thực quyền của vua Lê, quy định chặt chẽ chế độ
bổng lộc của nhà vua (chỉ đƣợc cấp 1000 xã làm lộc thƣờng tiến, 500 lính túc
vệ, 7 thớt voi, 20 thuyền rồng [31, 346]. Quyền lực của phủ chúa lớn tới mức
có thể chọn ngƣời kế vị ngai vàng. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương
mục đã chép: “Duy Thận, con thứ mƣời một của Dụ Tông và là em Thuần
Tông. Lúc ấy Duy Thận 17 tuổi, kém Duy Diêu, con cả nhà vua (hoàng tử
trƣởng) 2 tuổi. Nhƣng Trịnh Giang e rằng Duy Diêu tuổi đã trƣởng thành, và
nhận thấy Duy Thận là cháu ngoại bà Thái phi Vũ Thị (vợ Trịnh Cƣơng),
trƣớc kia vẫn nuôi nấng ở trong phủ, thân cận yêu thƣơng có phần dễ kiềm
chế. Giang mới nói thác ra rằng diện mạo Duy Thận giống nhƣ tiên đế, nên

10


quyết ý lập làm vua. Bầy tôi không ai dám nói gì cả. Ngày Giáp Ngọ, làm lễ
cáo Thái Miếu, ngày Bính Thân lên ngôi vua (tức Ý Tông)…” [29, tr. 494].
Trong khoảng thời gian hơn hai trăm năm song trùng tồn tại, các chúa
Trịnh đã vô hiệu hóa vai trò của các vua Lê. Vua Lê còn bóng hào quang quá
khứ và ít nhiều còn uy tín trong dân chúng nhƣng đã mất hết sinh khí, phải
dựa hẳn vào thế lực quân sự của họ Trịnh. Về thực chất, phủ chúa thay thế địa
vị thực tế của vua Lê, một triều đại đã suy yếu không còn đủ năng lực nắm
giữ vị trí trung tâm chính trị đất nƣớc đƣợc nữa. “Sự hiện diện của chính
quyền Trịnh bên cạnh triều đình vua Lê là một hiện tượng dị biệt trong lịch sử

Việt Nam” nơi truyền thống chính trị quân chủ tập quyền luôn giữ vai trò chủ
đạo. Cơ chế chính trị kiểu “chính quyền kép” hay “song trùng lãnh đạo” này
[17, tr. 62-74] là bằng chứng về sự suy thoái của thể chế. Thế “lƣỡng đầu
chế” với sự hiện diện của chính quyền Trịnh bên cạnh triều đình vua Lê đã
tạo nên những tác động lớn lao về tƣ tƣởng, tâm lý của các tầng lớp nhân dân,
khiến niềm tin vào thể chế chính trị phong kiến tập quyền cao độ trƣớc đó bị
đổ vỡ.
Kinh tế thời kỳ này có nhiều bƣớc phát triển, nhất là kinh tế công
thƣơng nghiệp cũng nhƣ giao thƣơng, đặc biệt ở Đàng Ngoài.
Từ đầu thế kỉ XVI, chính sách ruộng đất quân điền thời Lê sơ dần bị
phá vỡ, diện tích ruộng đất tƣ hữu ngày càng tăng lên. Chiến tranh triền miên
làm nhà nƣớc trung ƣơng suy yếu, không thể kiểm soát tình hình ở nông thôn,
nạn chiếm ruộng đất công vì thế diễn ra phổ biến, ruộng thế nghiệp của các
công thần trƣớc đây lâu ngày cũng bị biến thành ruộng đất tƣ. Bên cạnh đó,
dân khai hoang ruộng đất không báo với chính quyền cũng là một phần đáng
kể tăng diện tích ruộng đất tƣ hữu. Trƣớc thực tế không thể cƣỡng lại đƣợc
đó, Nhà nƣớc buộc phải từng bƣớc chấp nhận tình trạng đã rồi bằng việc công
nhận hình thức ruộng Chiếm xạ - ruộng đất hoang của những ngƣời khai phá
11


truyền lại cho con cháu, ruộng Thông cáo - ruộng đất công bị bỏ hoang đƣợc
canh tác lại và ruộng Miễn hoàn (ruộng không phải trả lại). Cuối thế kỉ XVII,
đầu thế kỉ XVIII, chúa Trịnh cho đo đạc lại ruộng đất và gộp mọi loại ruộng
đất dƣới hai chế độ sở hữu: ruộng công và ruộng tƣ. Ruộng tƣ đƣợc đƣa vào
biểu thuế chính thức nhƣ sự thừa nhận về mặt pháp lí sự tồn tại của loại hình
sở hữu này. Chế độ tƣ hữu ruộng đất kích thích sự phát triển của nông nghiệp,
tuy nhiên cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn không thể giải quyết. Quản lí
lỏng lẻo của chính quyền trung ƣơng khiến bọn cƣờng hào gian hoạt hoành
hành, tự đặt các mức tô cao hơn nhiều so với biểu thuế của nhà nƣớc. Bên

cạnh đó, sự tích tụ ruộng đất khiến nông dân không có ruộng đất cày cấy, phải
lĩnh canh ruộng đất của địa chủ và bị bóc lột. Hiện tƣợng dân nghèo phiêu bạt
ngày càng phổ biến. Không những thế, quan chức địa phƣơng lơi lỏng trị
thủy, làm việc qua loa nhƣng lại lợi dụng chức trách tham nhũng, sách nhiễu
nhân dân. Tai họa do vỡ đê gây lũ lụt khiến cuộc sống của ngƣời dân càng
bần cùng.
Ở các thế kỉ từ XVI - XVIII, trong khi nƣớc ta bị chia tách thành hai
miền thì thế giới có nhiều biến động mới. Những cuộc phát kiến về địa lý của
phƣơng Tây đã mở đƣờng cho sự giao lƣu buôn bán với các nƣớc phƣơng
Đông, trong đó có Đại Việt. Hoạt động của các thuyền buôn Trung Quốc,
Nhật Bản cũng ngày càng nhộn nhịp. Sự giao thƣơng buôn bán với các nƣớc
trên thế giới cùng với tác động của nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nền kinh
tế công thƣơng nghiệp nƣớc ta phát triển.
Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh cho lập nhiều xƣởng lớn chuyên đúc đồng,
đóng thuyền các loại, làm đồ trang sức, đúc tiền. Các xƣởng thủ công nhà
nƣớc làm đƣợc nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao, ảnh hƣởng không nhỏ đến
sự phát triển sáng tạo chung của thợ thủ công. Thủ công nghiệp nhân dân vừa
mở rộng, vừa phát triển với nhiều ngành nghề đa dạng: gốm Bát Tràng, lụa
12


Hà Đông, rèn sắt Cẩm Đƣờng (Hải Dƣơng), Bạch Sam (Mĩ Văn - Hƣng Yên),
giấy Phù Định (Yên Thái - Hà Nội), dệt chiếu, làm nón… Các sản phẩm đã
đáp ứng khá tốt các nhu cầu của nhân dân trong nƣớc và thƣơng nhân nƣớc
ngoài. Nghề khai thác kim loại trở thành bộ phận quan trọng của thủ công
nghiệp, hình thành phƣơng thức sản xuất tập trung, thuê mƣớn có tính tƣ
nhân. Các làng buôn đánh dấu sự phát triển của nội thƣơng trong nƣớc. Đàng
Ngoài có 8 chợ lớn phải nộp thuế cho nhà nƣớc. Buôn bán với thƣơng nhân
nƣớc ngoài cũng phát triển rầm rộ và mở rộng hơn hẳn những thế kỉ trƣớc.
Bên cạnh các thƣơng nhân châu Á quen thuộc nhƣ Trung Quốc, Xiêm, còn có

sự xuất hiện của các thƣơng nhân Nhật Bản và phƣơng Tây, dù chƣa nhiều
nhƣng đã đánh dấu thời kì nƣớc ta mở rộng giao lƣu buôn bán quốc tế. Việc
buôn bán ảnh hƣởng đến sự phát triển công thƣơng nghiệp trong nƣớc, tạo
nên sự hƣng khởi của các đô thị: Đồng Đăng, Kì Lừa (Lạng Sơn), Vân Đồn,
Vạn Ninh, Đông Triều (Quảng Ninh), Vị Hoàng (Nam Định), trung tâm là
Thăng Long. Kinh tế hàng hóa phát triển ảnh hƣởng to lớn đến sinh hoạt xã
hội, cải thiện đời sống ngƣời dân, tác động đến giai cấp thống trị, góp phần
mở cửa làng xã vốn đóng kín trong nền kinh tế tự cung, tự cấp. Tuy nhiên,
cũng phải thừa nhận những tác động, ảnh hƣởng không nhỏ của quan hệ tiền
tệ đối với luân thƣờng, đạo lí xã hội. Nền tảng đạo đức Nho giáo bị phá vỡ.
Đồng tiền chi phối lẽ phải, len lỏi vào trƣờng thi, làm suy đồi đạo đức con
ngƣời. Nhà chúa cũng lấy buôn bán làm giàu. Quan lại bất chấp thủ đoạn đục
khoét nhân dân, mua quan bán tƣớc. Cƣờng hào bán ngôi thứ, bán ruộng
công… kéo theo sự cùng khổ của ngƣời nông dân.
Trong bối cảnh chính trị - xã hội hết sức phức tạp đó, vai trò của Phật
giáo càng trở nên cần thiết đối với đời sống tinh thần của nhân dân. Bởi khi
niềm tin vào thế giới trần tục bị khủng hoảng, thì nhƣ một điều tất yếu, ngƣời
dân sẽ hƣớng tới thế lực siêu nhiên, mà ở đây, ngoài niềm tin vào tín ngƣỡng,
13


còn có vai trò độ thế, cứu khổ cứu nạn của đức Phật. Bên cạnh đó, sau thời
gian dài chiến tranh, ngƣời Việt thấy rõ những đau khổ của cuộc đời, thấy rõ
cuộc đời là vô thƣờng, ngộ đƣợc đạo lí Phật giáo hoặc muốn tìm về đạo Phật
để đƣợc nƣơng tựa và an ủi tinh thần.
Sự ra đời và phát triển của Thiền phái Tào Động còn dựa trên cơ sở tƣ
tƣởng, ý thức hệ.
Từ thế kỷ XV, nhà Lê sơ độc tôn Nho giáo trên lĩnh vực chính trƣờng.
Nối tiếp tinh thần đó, triều Lê Trịnh vẫn coi Nho giáo vẫn là nền tảng tƣ
tƣởng của thiết chế chính trị, xã hội. Năm 1663, chúa Trịnh đã mở rộng 24

điều giáo huấn của Lê Thánh Tông thành 47 điều, phân phát cho các làng xã
để củng cố hơn nữa địa vị của Nho giáo trong nhân dân. Bên cạnh đó, nhà
nƣớc vẫn dựa vào các kinh sách Nho giáo để tổ chức thi cử, tuyển dụng và
hoạch định chính sách cai trị.
Tuy nhiên, khi chính quyền trung ƣơng suy yếu, chiến tranh phe phái
diễn ra liên miên, thực quyền của vua Lê bị mất bởi sự tiếm quyền, lũng đoạn
của họ Trịnh kéo dài từ thời Nam - Bắc triều thì bệ đỡ tƣ tƣởng cho thiết chế
đó cũng không còn vững chắc. Ý thức hệ Nho giáo ngày càng suy giảm. Vua
tồn tại trên danh nghĩa nên lòng trung quân cũng chỉ là lời nói suông. Nhiều
giá trị đã thay đổi trƣớc sức mạnh của quan hệ hàng hóa và thế lực đồng tiền.
Dù Nho gia coi trọng nghề nông, khinh rẻ nghề buôn: “Dĩ nông vi bản,
thƣơng vi mạt” nhƣng thời kì này, dƣới sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị
và quan hệ giao thƣơng, ngƣời dân vẫn đua nhau theo nghiệp buôn bán. Quan
hệ tiền - hàng: “Có tiền mua tiên cũng đƣợc” len lỏi cả vào chốn kỉ cƣơng
phép nƣớc, chi phối việc thi cử, bổ quan. Sự quản lí lỏng lẻo của nhà nƣớc
cho phép các quan chấm thi Hƣơng soạn sẵn các đề thi, ra đi ra lại. Nhân đó,
những thầy đồ soạn sẵn bài đem bán. Do vậy, hệ quả tất yếu là có những
ngƣời đỗ đạt nhƣng không thông nghĩa lí câu văn. “Sự suy đồi Nho giáo diễn
14


ra ngay trong hàng ngũ những ngƣời lấy Nho học làm nền cho tri thức của
mình, tất nhiên ảnh hƣởng sâu sắc đến toàn xã hội” [31, tr. 385]. Tôn ti trật tự,
lễ giáo nho gia không còn là những quy tắc chuẩn mực cho đạo đức xã hội.
Đạo giáo hòa nhập với tín ngƣỡng dân gian cũng phát triển hơn trƣớc.
Vua quan sùng mộ, nhƣ Trịnh Tạ cho trùng tu quán Trấn Vũ và đúc tƣợng
đồng Trấn Vũ. Các đạo quán xuất hiện khắp nơi, có cả những Nho sĩ bỏ con
đƣờng hoạn lộ đi tu tiên. Vào thế kỷ XVII, đời vua Lê Thần Tông, xuất hiện
một giáo phái Việt Nam có quy mô lớn gọi là Nội Đạo. Ngƣời sáng lập là
Trần Toàn, quê Thanh Hóa, nguyên là một quan to triều Lê, không theo nhà

Mạc, từ quan về tu theo Đạo Giáo Thần Tiên, giúp dân trừ tà ma, quỷ quái
trong hai vùng Thanh, Nghệ.
Ngoài các tôn giáo đã phát triển từ những thế kỉ trƣớc, vào thế kỉ XVI XVII, theo chân các thuyền buôn, các giáo sĩ phƣơng Tây đã đƣa Thiên Chúa
giáo thâm nhập vào Việt Nam. Dựa vào sự suy thoái của Nho giáo, cuộc sống
khổ cực của nhân dân vì chiến tranh, đói kém, đạo Thiên Chúa đem đến tình
thƣơng, lòng an ủi về sự bình đẳng của con ngƣời trƣớc chúa và niềm tin vào
sự cứu rỗi con ngƣời ở Thiên Đàng. Vì vậy, số ngƣời Việt theo đạo Thiên
Chúa không ngừng tăng lên dù tôn giáo này chƣa thể dung hòa với truyền
thống thờ cúng tổ tiên, tôn sùng những anh hùng cứu nƣớc…
Tín ngƣỡng cổ truyền phát triển. Tín ngƣỡng thờ phụng tổ tiên là sự ghi
nhớ công ơn đối với tổ tiên và cùng với đó là niềm tin về sự phù hộ của ngƣời
đã khuất đối với thế hệ đang sống, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh liên
miên, thiên tai lúc bấy giờ. Tục thờ những ngƣời có công với nƣớc, với làng
cũng phát triển hơn trƣớc. Nhà nƣớc công nhận tính hợp pháp của sự tôn thờ
đó thông qua việc cử quan viên về địa phƣơng biên soạn các thần tích, thần
phả. Các tục lệ tín ngƣỡng truyền thống của dân tộc bồi đắp quan hệ gia tộc,
nhắc nhở đạo lí “uống nƣớc nhớ nguồn” tốt đẹp của nhân dân. Tuy vậy, bên
15


cạnh ảnh hƣởng tích cực có ý nghĩa cộng đồng, các tín ngƣỡng cổ truyền đã
kéo theo sự gia tăng hủ tục mê tín, dị đoan, thờ cúng tùy tiện…, tất cả đã cho
thấy sự khủng hoảng tinh thần của nhân dân đƣơng thời.
Phật giáo đã có mặt ở nƣớc ta khá sớm từ những năm đầu công nguyên.
Trong sự chuyển biến về ý thức hệ nhƣ trên, Phật giáo Việt Nam vẫn trụ
vững. Trƣớc đó (từ thế kỉ XV), với chính sách độc tôn Nho giáo ở thời Lê,
Phật giáo bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Không còn vai trò tham chính nhƣ thời
Lý - Trần, Phật giáo lui về với địa bàn truyền thống là làng xã, lan tỏa ở cả
diện rộng và chiều sâu trong nhân dân, gần gũi với tín ngƣỡng dân gian của
ngƣời Việt. Thế kỉ XVII, khi kỉ cƣơng Nho giáo suy đồi, ngƣời dân tìm về với

Phật giáo. Ở Đàng Ngoài, vua Lê, chúa Trịnh đều sùng mộ đạo Phật, hộ trì
Phật giáo: trùng tu chùa chiền, cúng ruộng vƣờn cho chùa, hộ giúp chƣ tăng
thỉnh kinh, in sách… tu tập theo đạo Phật. Dân chúng ở các địa phƣơng theo
gƣơng đó nên rất nhiều chùa Đàng Ngoài đƣợc trùng tu, một số chùa mới
cũng đƣợc xây dựng. Việc khai sơn, tu bổ tân tạo chùa chiền “để lại dấu ấn
qua nhiều thắng tích, nhất là văn bia, chuông, khánh” còn lƣu lại cho đến
ngày nay. “Nếu thống kê số lƣợng văn bia ghi về việc tu bổ, tôn tạo chùa
chiền từ năm 1600 đến 1730, có khoảng 400 tấm bia (ở Đàng Ngoài) mà đại
bộ phận là văn bia ở thế kỉ XVII. So với thế kỉ XV - XVI, số lƣợng văn bia
chùa ở thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, nhiều gấp bội”.
Những ngôi chùa đƣợc xây cất hoặc tu bổ thời kỳ này tiêu biểu là:
Chùa An Quốc đƣợc đổi tên thành chùa Trấn Quốc năm 1615 và từ 1615 1639 đƣợc trùng tu lại, chùa Sùng Phúc (tức chùa Tây Phƣơng) đƣợc trùng tu
nhiều lần vào các năm 1632, 1690...; Chùa Phúc Long ở Gia Bình (Bắc Ninh)
xây dựng thời chúa Trịnh Tráng, lâu ngày bị hỏng, đƣợc Trịnh Cƣơng trùng tu
năm 1719 tới năm 1725; Chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) và chùa Sùng
Nghiêm (Hải Dƣơng) đƣợc tu bổ thời Trịnh Giang; Chùa Keo (Thái Bình) xây
16


từ thời Lý, đến năm 1632 đƣợc xây lại và trùng tu nhiều lần; Chùa Phật Tích (Bắc
Ninh) cũng đƣợc xây từ thời Lý, thời kỳ này đƣợc trùng tu mở rộng quy mô; Chùa
Tiên Tích và chùa Đại Bi tại kinh thành đƣợc xây thời Trịnh Sâm…
Thời Lê Mạt, một số sách Phật học quan trọng đã đƣợc trùng san in lại.
Sƣ Liễu Viên chùa Liên Hoa sai đệ tử khắc và in lại tập sách Thiền Tông bản
hạnh năm 1745. Sau đó sách Cổ chầu Pháp vân Phật Bản hành ngữ lục đƣợc
tỳ khƣu Tính Mộ tìm và trùng san năm 1752; sách Tam tổ thực lục đƣợc trùng
san sau đó để ở chùa Vĩnh Nghiêm; sách Trúc Lâm tổ sư Tuệ Trung thượng sĩ
ngữ lục do tỳ khƣu Tuệ Nguyên chùa Long Động (Yên Tử) in lại năm 1763.
Một quý tộc họ Trịnh đã xuất gia trở thành Lân Giác thiền sƣ ở chùa Liên
Hoa (Hà Nội).

Ở Đàng Ngoài, Phật giáo Việt Nam thế kỉ XVII trở về với địa bàn
truyền thống là làng xã, hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích là cứu khổ, cứu
nạn bằng chính niềm tin tôn giáo. Phật giáo thời kì này đƣợc phục hồi và phát
triển với quy mô sâu rộng trong dân chúng và sự bảo hộ của vua chúa. Đó là
những điều kiện thuận lợi cho sự du nhập, truyền bá Thiền phái Tào Động vào
nƣớc ta.
1.1.2. Tình hình du nhập và bén rễ của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc
Việt Nam
Thiền phái Tào Động là một trong năm phái thiền ở Trung Quốc (Quy
Ngƣỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn) phát huy từ thiền Tào
Khê của Lục Tổ Huệ Năng. Thiền phái này do hai thiền sƣ Lƣơng Giới Động
Sơn (807 - 860) và đệ tử là Bản Tịch Tào Sơn sáng lập. Lƣơng Giới Động
Sơn là đệ tử của Vân Nham, thuộc dòng Hành tƣ Thanh Nguyên - một trong
số các cao đồ của Tào Khê Huệ Năng. Tên gọi Tào Động là gồm hai địa danh
Tào Sơn và Động Sơn gộp lại mà thành.
17


Thiền phái Tào Động đƣợc truyền vào Đàng Ngoài khoảng nửa sau thế
kỉ XVII gắn với vai trò của Thiền sƣ Thủy Nguyệt (1637 - 1704). Theo các tài
liệu, Thiền sƣ Thủy Nguyệt Thế danh họ Đặng, tên Giáp, sinh năm 1637, quê
ở Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hƣng, đạo Sơn Nam (nay là
huyện Hƣng Nhân, Thái Bình). Lớn lên, Ngài theo học Nho giáo, đến 18 tuổi
thi đậu Cống cử tứ trƣờng. Văn bia tại chùa Hồng Phúc (chùa Hòe Nhai, Hà
Nội) năm Nhâm Thân 1932 còn ghi “Vị Tổ sƣ thứ nhất là hòa thƣợng Thủy
Nguyệt, thi thƣ đời trƣớc nối truyền, đạo đức sửa mình trong sạch. Thiếu thời
thi đỗ Nho khoa, tên sớm nêu cao bảng hổ” [53, tr. 118]. Cuốn Thiền sư Việt
Nam cũng đề cập: “Sƣ sinh năm Đinh Sửu (1637), quê Thanh Triều, huyện
Ngự Thiên, phủ Tiên Hƣng, đạo Sơn Nam, con nhà họ Đặng. Vừa lớn lên, Sƣ
theo học Nho giáo, đến 18 tuổi thi đậu Cống cử tứ trƣờng” [52, tr. 419]. Nhƣ

vậy, Thiền sƣ Thủy Nguyệt vốn xuất thân từ khoa bảng Nho gia, từng đỗ đạt.
Học vấn đó tạo nên nền tảng vững chắc để nhận thức xã hội, đồng thời giúp
cho quá trình tiếp thu giáo lý đạo Phật căn cốt, có chọn lọc phục vụ cho mục
đích sau này.
Tiến trình tu hành của Thủy Nguyệt thiền sƣ đƣợc tính từ năm ngài 20
tuổi: “… Sƣ chán cảnh đời bèo bọt dâu bể, thích đi tu theo các Thiền sƣ. Sƣ
bỏ nghiệp Nho, tìm đến chùa xã Hỗ Đội huyện Thụy Anh xin xuất gia học
đạo” [52, tr. 419). Ngài trú tại chùa quê nhà trong sáu năm học các kinh sách,
sau đó, đi tham vấn Phật pháp ở nhiều nơi mà chƣa tìm đƣợc đƣờng vào đạo.
Tháng 3 năm Giáp Thìn (1664), đời vua Lê Huyền Tông, sƣ Thủy Nguyệt
cùng hai đệ tử lên đƣờng sang Trung Quốc tìm thầy học đạo. Do đƣờng đi
khó khăn, nguy hiểm, lên đến Cao Bằng, một ngƣời đệ tử bị bệnh và chết. Sƣ
và một đệ tử còn lại tiếp tục lên đƣờng. Năm 1665, Ngài đến Hồ Châu, tham
học với thiền sƣ Nhất Cú Tri Giáo - tổ đời thứ 35 của Thiền Tông Tào Động
tại núi Phƣợng Hoàng. Trải qua nhiều khổ luyện, sƣ Thủy Nguyệt đƣợc Hòa
18


thƣợng Nhất Cú Tri Giáo thụ giới Cụ túc, ban pháp hiệu Thông Giác Đạo
Nam thiền sƣ, truyền y bát làm tổ 36 của dòng thiền Tào Động và cho về
nƣớc để hoằng truyền đạo pháp.
Năm 1667, Thiền sƣ Thủy Nguyệt cùng đệ tử về nƣớc, qua Cao Bằng,
lập đàn Phật tụng kinh cầu siêu cho đệ tử đã mất lúc trƣớc. Bấy giờ, nhân dân
địa phƣơng nhiều ngƣời phát tâm thỉnh sƣ cúng dàng trai phạn hoặc xin quy y
thọ giới. Sau đó, Sƣ cùng học trò về trú tại chùa Tƣ Phúc (chùa Hun), ở núi
Côn Sơn, thuộc trấn Hải Dƣơng. Công cuộc hoằng pháp của ngài đƣợc mở
rộng ra nhiều ngôi chùa khác:
- Chùa Vọng Lão trên núi Yên Tử (vùng núi của phái thiền Trúc Lâm
thời Trần).
- Chùa Quỳnh Lâm: một tổ đình khác của phái thiền Trúc Lâm.

- Chùa Hạ Long (Hàm Long) ở núi Đông Sơn, trấn Hải Dƣơng. Khi tới
Đông Sơn, trên Thƣợng Long đã có một vị Cao tăng trụ trì, sƣ Thủy Nguyệt
dừng trụ ở Hạ Long, tiếp chúng sinh. Có khi Sƣ lên núi đàm đạo với vị Cao
tăng. “Sƣ ở đây không bao lâu, dân chúng liền đến nghe pháp và quy y rất
đông. Kể cả các vị thân hào nhân sĩ, tăng chúng đua nhau tấp nập kéo đến
tham vấn” .
Thiền sƣ Thông Giác - Thủy Nguyệt truyền pháp cho đệ tử Tông Diễn
rồi đến chùa Nhẫm Dƣơng tu hành và viên tịch tại đây. Truyền tích cho biết
thêm: Khi Tổ sƣ về Nhẫm Dƣơng tu hành, lúc biết mình sắp viên tịch, ngài
gọi môn đồ đến dặn dò và báo rằng nếu sau bảy ngày mình không về thì lên
núi tìm chỗ nào có mùi hƣơng tỏa ra thì đó là nơi viên tịch của ngài. Y lời
dặn, sau bảy ngày, môn đồ lên núi lần theo dấu hƣơng thơm tìm đến hang đá
phía sau chùa, thấy ngài Thủy Nguyệt ngồi thiền trong động viên tịch, thân
thể tỏa hƣơng thơm. Đó là ngày 6 tháng 3 năm Giáp Thìn (1704), đời vua Lê
19


Hy Tông. Đệ tử làm lễ hỏa táng, chia xá lợi thờ ở hai nơi: một trên núi Nhẫm
Dƣơng và một ở chùa Hạ Long (Hàm Long), núi Đông Sơn (xã Bích Nham,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Nơi ngài viên tịch đƣợc nhân
dân sau này gọi là động Thánh Hóa.
Sự truyền bá đạo pháp của vị tổ thứ nhất thiền pháp Tào Động Việt
Nam chủ yếu ở các địa phƣơng thuộc Hải Dƣơng, Đông Triều. Là Thiền phái
đƣợc du nhập vào nƣớc ta khá muộn, không có sự bảo trợ của chính quyền
nên Thủy Nguyệt Thiền sƣ đã chọn con đƣờng kế thừa các cơ sở của dòng
thiền dân tộc Trúc Lâm Yên Tử để truyền bá dòng thiền Tào Động.
Hòa thƣợng Thủy Nguyệt là tổ thứ 36 Thiền phái Tào Động Trung Hoa
và Đệ nhất tổ Thiền phái Tào Động tại Việt Nam. Sƣ Tổ không chỉ khai
nguyên chốn tổ Nhẫm Dƣơng, trụ trì chùa Hạ Long và hoằng truyền Phật
pháp ở nhiều chùa: Vọng Lão, Quỳnh Lâm, Tƣ Phúc… mà còn là tổ khai sáng

Thiền phái Tào Động chùa Hòe Nhai ở Thăng Long. Bia năm Nhâm Thân
1932 ở Hòe Nhai ghi lại bài kí của trụ trì Thiền lâm Pháp Minh Dƣơng Tâm
Viên khẳng định: “Kính nghĩ: chùa Hồng Phúc ở thành phố Hà Nội là một
chùa cổ lừng danh. Vị tổ sƣ thứ nhất là hòa thƣợng Thủy Nguyệt” . Hiện nay,
tại chùa còn lƣu câu đối:
“Nhị Hà tịnh Thủy Nam Thiên Nguyệt
Tào Động Thiền phong Cổ Tự Hương”
(Sông Nhị Hà lƣu mãi hình bóng Tổ Thủy Nguyệt nhƣ trăng sáng cõi
trời Nam
Ngọn gió Thiền của phái Tào Động làm danh thơm cho ngôi Cổ Tự).
Hành trạng của Thiền sƣ Thủy Nguyệt cho thấy sự du nhập của Thiền
phái Tào Động vào Đàng Ngoài nƣớc ta mang tính chủ động, do ngƣời Việt
Nam trực tiếp học tập từ Trung Quốc mang về. Bản chất của sự du nhập này
20


×