Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khảo sát các biến thể phát âm của l, n (Nghiên cứu trường hợp Làng Đại Lộc, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THÚY HẰNG

KHẢO SÁT CÁC BIẾN THỂ PHÁT ÂM CỦA /l/, /n/
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LÀNG ĐẠI LỘC, YÊN CHÍNH, Ý YÊN, NAM ĐỊNH)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 11/ 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THÚY HẰNG

KHẢO SÁT CÁC BIẾN THỂ PHÁT ÂM CỦA /l/, /n/
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LÀNG ĐẠI LỘC, YÊN CHÍNH, Ý YÊN, NAM ĐỊNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ:: 60 22 02 40


GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: PGS.TS TRỊNH CẨM LAN

Hà Nội -11/ 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa
Ngôn ngữ học – Đại học KHXHNV và 58 cộng tác viên (CTV) là người dân
làng Đại Lộc, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tư
liệu quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tham khảo, vận dụng lý
thuyết và kết quả của những người đi trước. Đặc biệt để hoàn thành luận văn
này ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của PGS.TS Trịnh Cẩm Lan.
Chúng tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Trịnh Cẩm
Lan người đã giúp đỡ, chỉ bảo và luôn bên cạnh chúng tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về năng lực, thời gian dành cho việc khảo sát,
thu thập và xử lý tư liệu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Học viên
Phạm Thúy Hằng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ

QUY ƢỚC TRÌNH BÀY
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Nguồn tư liệu ...........................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
6. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
Chƣơng I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ
- XÃ HỘI Ở LÀNG ĐẠI LỘC, XÃ YÊN CHÍNH, HUYỆN Ý YÊN, NAM
ĐỊNH ..........................................................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu hiện tượng lẫn lộn /l/ - /n/ trong tiếng Việt .....................6
1.2. Một số vấn đề lý thuyết chính ..............................................................................8
1.2.1. Biến thể ngôn ngữ, phương ngữ, thổ ngữ với tư cách là biến thể của ngôn ngữ
.....................................................................................................................................8
1.2.2. Một số vấn đề thái độ ngôn ngữ ......................................................................13
1.3. Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu .....................................16
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư ...........................................................................16
1.3.2. Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của làng Đại Lộc ...........................................17
1.4. Tiểu kết...............................................................................................................18
Chƣơng II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIẾN THỂ PHÁT ÂM CỦA /L/ VÀ
/N/ Ở LÀNG ĐẠI LỘC, YÊN CHÍNH, Ý YÊN, NAM ĐỊNH ...........................19
2.1. Âm vị /l/ và /n/ trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt ......................................19


2.1.1. ................................................................... Âm vị /l/ trong hệ thống phụ âm đầu
...................................................................................................................................19
2.1.2. Âm vị /n/ trong hệ thống phụ âm đầu .............................................................19
2.2. Tình hình sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ tại địa phương .............................20
2.2.1. Phương pháp điều tra ......................................................................................20

2.2.2. Kết quả điều tra ...............................................................................................23
2.3. Ảnh hưởng của các nhân tố xã hội đến tình hình sử dụng biến thể phát âm của
/n/ và /l/ tại làng Đại Lộc, xã Yên Chính, Ý Yên, Nam Định ...................................28
2.3.1. Giới tính ..........................................................................................................29
2.3.2. Tuổi .................................................................................................................31
2.3.3. Trình độ học vấn .............................................................................................35
2.3.4. Khả năng ngoại ngữ ........................................................................................38
2.3.5. Nghề nghiệp ....................................................................................................39
2.3.6. Mô hình hôn nhân ...........................................................................................43
2.4. Tiểu kết...............................................................................................................46
Chƣơng III: THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI CÁC BIẾN THỂ PHÁT ÂM
CỦA /L/ VÀ /N/ Ở LÀNG ĐẠI LỘC, YÊN CHÍNH, Ý YÊN, NAM ĐỊNH ......48
3.1. Dẫn nhập ............................................................................................................48
3.2. Kết quả điều tra ..................................................................................................48
3.2.1. Tuổi .................................................................................................................49
3.2.2. Trình độ ...........................................................................................................50
3.2.3. Nghề nghiệp ....................................................................................................51
3.2.4. Mô hình hôn nhân ...........................................................................................52
3.3. Bàn luận .............................................................................................................53
3.3.1. Ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phương ................................................53
3.3.2. Không ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phương .....................................56
3.4. Dự đoán ..............................................................................................................59
3.5. Tiểu kết...............................................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Việc sử dụng các biến thể của /l/, /n/ ở phong cách đọc bảng từ ..............23
Bảng 2.2. Việc sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở phong cách văn bản ................24

Bảng 2.3 Việc sử dụng các biến thể của /l/, /n/ ở phong cách nói tự nhiên ..............26
Bảng 2.4: Tương quan giữa giới tính với việc sử dụng các biến thể ........................29
của /l/, /n/ ...................................................................................................................29
Bảng 2.5. Tương quan giữa tuổi với việc sử dụng các biến thể của /l/, /n/ …….....31
Bảng 2.6: Tương quan giữa trình độ học vấn với việc sử dụng các biến thể của /l/,
/n/ ...............................................................................................................................36
Bảng 2.7: Tương quan giữa khả năng ngoại ngữ với việc sử dụng các biến thể của
/l/, /n/ .........................................................................................................................38
Bảng 2.8: Tương quan giữa nghề nghiêp với việc dùng các biến thể của /l/ và /n/ ..40
Bảng 2.9: Tương quan giữa mô hình hôn nhân với việc sử dụng các biến thể của /l/,
/n/ ...............................................................................................................................43
Bảng 3.1: Ý muốn chủ quan đối với việc duy trì hay sửa đổi cách phát âm địa
phương.......................................................................................................................49
Bảng 3.2: Tương quan giữa ý muốn chủ quan với tuổi đời ......................................49
Bảng 3.2 Tương quan giữa ý muốn chủ quan với trình độ học vấn.........................50
Bảng 3.3: Tương quan giữa ý muốn chủ quan với nghề nghiệp ...............................51
Bảng 3.4. Tương quan giữa ý muốn chủ quan với mô hình hôn nhân ......................52


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sự biến thiên của tình hình sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở phong
cách đọc bảng từ ........................................................................................................24
Hình 2.2. Sự biến thiên của tình hình sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở phong
cách đọc văn bản .......................................................................................................25
Hình 2.3. Sự biến thiên của tình hình sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở phong
cách lời nói tự nhiên ..................................................................................................26
Hình 2.4: Tương quan giới tính với việc sử dụng biến thể của /l/, /n/ ......................29
Hình 2.5: Tương quan giữa các nhóm tuổi với việc sử dụng các biến thể của /l/, /n/
...................................................................................................................................32
Hình 2.6: Tương quan giữa trình độ học vấn với việc sử dụng các biến thể của /l/,

/n/ ...............................................................................................................................36
Hình 2.7: Tương quan giữa khả năng ngoại ngữ với việc sử dụng các biến thể của /l/
và /n/ ..........................................................................................................................39
Hình 2.8: Tương quan giữa nghề nghiệp với việc sử dụng các biến thể của /l/ và /n/
...................................................................................................................................40
Hình 2.9: Tương quan giữa mô hình hôn nhân với việc sử dụng các biến thể của /l/,
/n/ ...............................................................................................................................44
Hình 3.1: Tương quan giữa ý muốn chủ quan và tuổi đời ........................................50
Hình 3.2: Tương quan giữa ý muốn chủ quan và trình độ học vấn ..........................51
Hình 3.3: Tương quan giữa ý muốn chủ quan với nghề nghiệp ...............................52
Hình 3.4: Tương quan giữa ý muốn chủ quan với mô hình hôn nhân ......................53


QUY ƢỚC TRÌNH BÀY
CTV: Cộng tác viên
[1]–0: Biến thể chuẩn của /l/
[l]- 1: Biến thể phi chuẩn của /n/, đọc với cơ chế phát âm như [l]
[n]–1: Biến thể phi chuẩn của /l/, đọc với cơ chế phát âm như [n]
[n]- 0: biến thể chuẩn của /n/.
ĐH, CĐ, TC : Đại học, cao đẳng, trung cấp



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự tồn tại của nhiều phương ngữ, thổ ngữ ở các vùng miền khác nhau tạo
nên tính đa dạng cho tiếng Việt hiện đại. Tính đa dạng ấy vẫn tồn tại lâu dài
cùng với lịch sử tiếng Việt. Nghiên cứu các phương ngữ, thổ ngữ là đi tìm
hiểu bản chất của tính đa dạng ấy. Sự nghiên cứu phương ngữ trước đây chủ
yếu hướng đến sự đa dạng địa lý nhưng nghiên cứu phương ngữ hiện nay

thường hướng đến mục tiêu là tính đa dạng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu những nhân tố tâm lý cá nhân của người sử dụng
ngôn ngữ cũng là một phạm vi rất đáng được quan tâm vì đây là những nhân
tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng ngôn ngữ.
Sự khác biệt phương ngữ trong không gian của tiếng Việt thể hiện chủ
yếu ở sự khác biệt giữa các phương ngữ, thổ ngữ với nhau và sự khác biệt
giữa các phương ngữ, thổ ngữ ấy với tiếng Việt toàn dân. Tâm điểm của sự
khác biệt nằm ở những biến thể khác biệt của một số đơn vị ngôn ngữ cụ thể.
Nghiên cứu phương ngữ, thổ ngữ hiện nay chủ yếu là nghiên cứu các biến thể
khác biệt ấy.
Về mặt không gian, các biến thể khác biệt tồn tại phổ biến hơn ở các khu
vực nông thôn, cái nôi của nền văn hóa Việt. Với phương thức sống biệt lập,
khép kín trong nhiều thế kỷ kiểu công xã nông thôn Việt Nam, các phương
ngữ, thổ ngữ tồn tại lâu bền, dai dẳng. Để tìm hiểu tính đa dạng của tiếng
Việt, cần thiết phải tìm đến các phương ngữ, thổ ngữ với những biến thể khác
biệt của nó với tiếng Việt toàn dân.
Đó là lý do khiến chúng tôi quyết định lựa chọn một khu vực nông thôn
tỉnh Nam Định để nghiên cứu. Không gian mà chúng tôi lựa chọn là làng Đại
Lộc, xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đây là một làng mà tiếng
nói của nó so với tiếng nơi ở những vùng xung quanh và tiếng Việt toàn dân
thì có một số khác biệt mà chỉ thoạt nghe, người Việt nào cũng có thể nhận ra.
Thổ ngữ ở đây đa dạng và khác biệt so với các làng khác trong xã cũng như
1


các xã khác trong huyện. Một trong những khác biệt đáng kể so với xung
quanh là hiện tượng lẫn lộn /l/, /n/ tồn tại phổ biến trong khi mọi cộng đồng
dân cư làng khác trong khu vực lại không có. Điều này làm cho làng mang
dáng dấp của một đảo thổ ngữ. Cái đảo thổ ngữ ấy tồn tại như thế nào? Liệu
môi trường, các nhân tố ngoài ngôn ngữ như đặc trưng xã hội, thái độ của

người sử dụng có tham góp vào sự khác biệt đó hay không? Việc tìm câu trả
lời cho câu hỏi đó là một điều chúng tôi quan tâm.
Đó là những lý do khiến chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Khảo sát
các biến thể phát âm của /l/, /n/" (nghiên cứu trƣờng hợp làng Đại Lộc,
Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Luận văn đặt mục tiêu đầu tiên là tìm hiểu tình hình sử dụng các biến
thể phát âm của /l/ - /n/ và những ảnh hưởng của các nhân tố xã hội cũng như
thái độ ngôn ngữ đến cách sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ tại làng Đại Lộc.
2.2. Nếu mục tiêu thứ nhất được thực hiện tốt, chúng tôi hy vọng thực
hiện mục tiêu thứ hai là góp thêm tư liệu thực tiễn từ một cộng đồng nông
thôn châu thổ Bắc Bộ cho bức tranh nghiên cứu chung đối với hiện tượng lẫn
lộn /l/ - /n/ trong tiếng Việt. Trên cơ sở hiện trạng từ một làng quê Bắc Bộ
này, chúng tôi muốn góp thêm một tiếng nói vào việc nghiên cứu những hiện
tượng ngôn ngữ lệch chuẩn nhằm hướng tới chuẩn hoá tiếng Việt ở các cộng
đồng nông thôn trong một tương lai không xa.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích vừa nêu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau
đây:
- Tìm hiểu tình hình nghiên cứu các biến thể /l/, /n/ ở Việt Nam và xây
dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
- Tình hình sử dụng các biến thể phát âm của /l/- /n/ tại làng Đại Lộc.

2


- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội và cả thái độ ngôn ngữ
liên quan đến người nói đối với việc sử dụng các biến thể phát âm của /l/ và
/n/ ở làng Đại Lộc, xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định.
4. Nguồn tƣ liệu

Để có được tư liệu cho đề tài, chúng tôi đã trực tiếp đi tới địa bàn làng
Đại Lộc, xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định để điều tra, trò chuyện với
các CTV. Tư liệu thu được gồm ba loại chính như sau:
- Tư liệu ghi âm gồm các file ghi âm bảng từ, đoạn văn bản và các đối
thoại tự nhiên trước và sau khi phỏng vấn. Các công cụ điều tra (bảng từ,
đoạn văn) được thiết kế sẵn sao cho tần số xuất hiện âm vị /l/, /n/ nhiều nhất.
- Phiếu điều tra thái độ ngôn ngữ của người dân địa phương đối với các
biến thể của /l/ và /n/.
- Tư liệu phỏng vấn gồm một số cuộc thoại phỏng vấn được ghi âm và
một số ghi chép trong những cuộc phỏng vấn hay trò chuyện mà chúng tôi
không thực hiện được việc ghi âm.
Đồng thời trong các cuộc phỏng vấn, chúng tôi cũng tiến hành thăm dò ý
kiến của người dân về thái độ của họ với cách sử dụng biến thể /l/, /n/, xem
xét nhu cầu muốn thay đổi hay muốn tiếp tục duy trì các biến thể phát âm ấy.
58 CTV được lựa chọn với cố gắng đảm bảo sự cân đối về đặc điểm xã
hội như: về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn… Các đặc trưng
xã hội của các CTV có thể quan sát qua bảng sau:

3


Các đặc trƣng

Số ngƣời

Tỷ lệ

Nam

25


43.1

Nữ

33

56.9

Tổng

58

100

≤25

16

27.6

26 – 50

23

39.7

>50

19


32.7

Tổng

58

100

Phổ thông

42

72.4

TC+CĐ+ĐH

16

27.6

Tổng

58

100

Nông dân

21


36.2

Học sinh + sinh viên

12

20.7

Viên chức

14

24.1

Tự do

11

19

Tổng

58

100

Biết

22


37.9

Không biết

36

62.1

Tổng

58

100

Độc thân

17

29.3

Giới tính

Tuổi

Trình độ
học vấn

Nghề
nghiệp


Khả năng
ngoại ngữ

Mô hình

Kết

Cùng làng

30

51.8

hôn nhân

hôn

Khác làng

11

18.9

Tổng

58

100


4


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã được dùng để thu thập tư liệu nghiên cứu. Các tư
liệu thu được bao gồm các nguồn đã trình bày trong phần tư liệu.
- Phương pháp miêu tả ngữ âm học được dùng để miêu tả đặc điểm ngữ
âm các biến thể của hai phụ âm /l/ và /n/. Trong số các biến thể có: biến thể
[l]-0 và [n]-0 được coi là biến thể không đánh dấu (giống biến thể toàn dân),
các biến thể đánh dấu là [l]-1 và [n]-1 (biến thể ngôn ngữ của Đại Lộc). Từ
đó, chúng tôi tái hiện sự khác biệt trong cách phát âm các phụ âm /l/ và /n/
giữa thổ ngữ làng Đại Lộc với tiếng nói ở các vùng xung quanh cũng như với
tiếng Việt toàn dân.
- Phương pháp phân tích định lượng được dùng để tìm mối tương quan
giữa biến thể đánh dấu của /l/, /n/ với các đặc điểm xã hội của người nói như
tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, khả năng ngoại ngữ, mô
hình hôn nhân… Bên cạnh đó, tương quan giữa thái độ ngôn ngữ với việc sử
dụng các biến thể đánh dấu của /l/, /n/ cũng được tìm ra trong cố gắng xem
xét ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đối với việc sử dụng các biến thể
ngôn ngữ.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương sau:
Chương I: Một số vấn đề lý thuyết và cảnh huống ngôn ngữ - xã hội ở
làng Đại Lộc, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định
Chương II : Tình hình sử dụng các biến thể phát âm của /l/ và /n/ ở làng
Đại Lộc, xã Yên Chính, Huyện Ý Yên, Nam Định
Chương III: Thái độ ngôn ngữ đối với các biến thể phát âm của /l/, /n/ ở
làng Đại Lộc, xã Yên Chính, Huyện Ý Yên, Nam Định

5



Chƣơng I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ CẢNH HUỐNG NGÔN NGỮ XÃ HỘI Ở LÀNG ĐẠI LỘC, XÃ YÊN CHÍNH, HUYỆN Ý YÊN,
NAM ĐỊNH
1.1. Tổng quan nghiên cứu hiện tƣợng lẫn lộn /l/ - /n/ trong tiếng Việt
Trong giới Việt ngữ học, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến hiện
tượng lẫn lộn /l/ và /n/. Trong đó, đầu tiên phải kể đến tác giả Trần Thị Thìn
với bài nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hiện tượng phát âm lệch chuẩn /l/, /n/”
(1979), Trong bài viết, tác giả cho rằng hiện tượng lẫn lộn /l/, /n/ là hiện
tượng lệch chuẩn hay còn gọi là ngọng. Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân
tích tư liệu, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi của trên 100 học sinh lớp 4 và 100
học sinh lớp 1 thuộc trường tiểu học Đoàn Kết, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nghiên cứu đã dùng phương pháp thực nghiệm rồi so sánh kết quả trước và
sau khi thực nghiệm cho trẻ tập phát âm phân biệt hai phụ âm đầu này. Kết
quả cho thấy sau khi có sự luyện tập phát âm số lượng trẻ phát âm chuẩn tăng
lên đáng kể, chỉ còn 25/100 trẻ lớp 1 đôi lúc vẫn mắc lỗi.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình cũng có một nghiên cứu “[n] hay [l] ở
một làng quê Việt Nam: một quan sát từ góc độ ngôn ngữ học xã hội”. Trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp định lượng của ngôn ngữ học
xã hội để khảo sát biến thể của /l/ ở một làng quê Việt Nam nhằm tìm sự
giống và khác nhau giữa cộng đồng văn hóa ngôn ngữ này với các cộng đồng
văn hóa ngôn ngữ đã được khảo sát ở nơi khác. Sau đó tác giả cũng đưa ra kết
luận rằng hiện nay xu hướng phát âm /l/ thành /n/ là xu hướng chính.
Liên quan đến đối tượng này, tác Hà Quang Năng cũng có một nghiên
cứu được trình bày trong bài viết “Khảo sát thực trạng các cách phát âm lẫn
lộn [l] - [n] hiện nay” (2007). Trong nghiên cứu này, tác giả nhìn đối tượng
với tư cách một hiện tượng “phát âm địa phương” và tìm hiểu xu hướng
chuyển đổi hai phụ âm này tại một làng ngoại thành Hà Nội. Tác giả cũng đã
6



đưa ra kiến nghị rằng “Cần có những điều tra, khảo sát tiếp theo ở nhiều địa
phương khác nhau thuộc phương ngữ Bắc Bộ nhằm xác định xu hướng
chuyển đổi của cặp phụ âm này”. Như vậy, tác giả Hà Quang Năng đã chỉ ra
một hướng đi là mở rộng địa bàn khảo sát tiến tới điều tra tổng thể trong
phạm vi phương ngữ Bắc để có những tổng hợp về thực trạng lẫn lộn hai phụ
âm đầu /l/ và /n/.
Một trong những tiếng nói góp vào số các công trình nghiên cứu hiện
tượng này là nghiên cứu của tác giả sinh viên Dương Thị Hồng Yên với một
công trình nghiên cứu đạt giải Nhì của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2012.
Nghiên cứu cho thấy góc nhìn khá tổng quan về “Sự khác biệt trong hiện
tượng lẫn lộn /l/, /n/ giữa khu vực đô thị và nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc”. Với
đề tài này, tác giả đã phân tích các biến xã hội tác động đến tình hình sử dụng
các biến thể phi chuẩn của /l/, /n/ tại Vĩnh Phúc. Sau đó tác giả tổng hợp kết
quả và đưa ra phân tích của những nhân tố xã hội tác động đến hiện tượng lẫn
lộn các phụ âm đầu /l/, /n/ tại khu vực nông thôn và khu vực đô thị. Từ đó,
nghiên cứu đã phân tích, tìm ra những khác biệt trong hiện tượng lẫn lộn các
phụ âm đầu /l/, /n/ ở cả hai khu vực nông thôn và đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc
như thế nào, thông qua đó, tác giả mong muốn hướng người đọc nhìn rộng ra
các cộng đồng nông thôn và đô thị khác.
Ngoài những nghiên cứu trên đây còn có một số nghiên cứu của các tác
giả khác có đề cập đến hiện tượng ở những mức độ khác nhau, hoặc bàn đến
hiện tượng nhân nghiên cứu các biến thể phát âm địa phương thuộc phương
ngữ Bắc nói chung như Bùi Thị Minh Yến (2007) với “Học vấn với việc phát
âm [l] - [n] trong tiếng Việt (ở một xã ngoại thành Hà Nội)”, trong cuốn
“Ngôn ngữ và văn hóa Hà Nội”; Ngô Thị Hải Yến (2014) với “Biến thể ngôn
ngữ mang tính đánh dấu tại hai xã Cổ Loa và Xuân Canh, huyện Đông Anh,
Hà Nội” (Khoá luận tốt nghiệp Cử nhân Ngôn ngữ học trình độ quốc tế, Khoa
Ngôn ngữ học, Trường Đại học KHXH&NV); Trịnh Cẩm Lan (2016) với

“Biến thể ngôn ngữ đánh dấu trong tiếng Hà Nội khu vực nông thôn” (Tạp chí
Ngôn ngữ và Đời sống, số 1, 2016). Các nghiên cứu này chủ yếu đều phác
7


thảo hiện trạng phát âm hai phụ âm /l/, /n/, lý giải hiện trạng từ góc độ ngôn
ngữ và xã hội, tìm ra những nhân tố xã hội có ảnh hưởng ở những mức độ
khác nhau đến hiện trạng đó.
Như vậy, có thể nói, hiện trạng phát âm các biến thể của /l/ và /n/ đã
được nghiên cứu ở một số cộng đồng nông thôn Bắc Bộ và bước đầu các nhà
nghiên cứu cũng đã đưa ra những nhận định về hiện trạng. Một số nghiên cứu
cũng xem xét các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến hiện trạng này. Tuy nhiên,
mỗi cộng đồng nông thôn lại có những cảnh huống riêng về dân cư, xã hội, sự
cư trú, cũng có thể có những đặc điểm riêng về sự giao lưu, tiếp xúc với các
cộng đồng bên ngoài, đặc điểm riêng về cảnh huống ngôn ngữ nên việc sử
dụng các biến thể phát âm của /l/ và /n/ nói riêng, của các âm vị khác trong hệ
thống nói chung có thể không giống nhau. Vì vậy, việc lựa chọn Khảo sát các
biến thể phát âm của /l/, /n/ (nghiên cứu trường hợp làng Đại Lộc, Yên Chính,
Ý Yên, Nam Định) ở luận văn này là góp thêm một hiện trạng từ một cộng
đồng nông thôn chưa từng được nghiên cứu cho bức tranh chung.
1.2. Một số vấn đề lý thuyết chính
Trong chương này, chúng tôi cố gắng trình bày một cách ngắn gọn
những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho các chương tiếp theo. Như đã trình bày
ở phần phương pháp nghiên cứu, luận văn này nghiên cứu phương ngữ với tư
cách là biến thể của ngôn ngữ trong lời nói. Đối tượng nghiên cứu đòi hỏi
phải dùng các phương pháp và cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ học xã hội mà
chỗ dựa cơ bản là cách tiếp cận của trường phái “Biến thể học” trong nghiên
cứu phương ngữ. Sau đây là một vài vấn đề lý thuyết cơ bản.
1.2.1. Biến thể ngôn ngữ, phƣơng ngữ, thổ ngữ với tƣ cách là biến thể của
ngôn ngữ

1.2.1.1. Biến thể ngôn ngữ, biến thể ngôn ngữ đánh dấu
Biến thể ngôn ngữ
Cho đến nay, trong giới nghiên cứu, có rất nhiều các quan niệm khác
nhau về biến thể ngôn ngữ. Có quan niệm cho rằng biến thể là một loại biến
dạng của hằng thể và chỉ tồn tại trong mối tương quan với hằng thể đó. Tuy
8


nhiên, cách quan niệm như vậy chỉ tồn tại được trong điều kiện một ngôn ngữ
đã được xác định những biến thể chuẩn mực một cách chính thức [Dẫn theo
48]. Nguyễn Văn Khang coi biến thể ngôn ngữ (variety hay variant) là một
đơn vị nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, theo đó biến thể là hình thức biểu
hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ thông trong hoàn cảnh xã hội giống
nhau với đặc trưng xã hội giống nhau. [11; 30]
Như vậy, cái gọi là biến thể ở đây có thể là ngôn ngữ, cũng có thể là
phương ngữ hoặc thậm chí là phong cách, hay một dạng biểu hiện một đơn vị
nào đó của hệ thống ngôn ngữ như một thành tố ngữ pháp, một yếu tố từ vựng
hay một âm vị nào đó. Chẳng hạn phương ngữ của vùng Nam Bộ cũng được
coi là biến thể ngôn ngữ, cụ thể hơn, cách phát âm lệch chuẩn [n] của âm vị
/l/, [l] của âm vị /n/, cách phủ định “hổng có” thay vì “không” trong phương
ngữ Nam,… đều là các biến thể.
Theo Trịnh Cẩm Lan, đây là cách quan niệm có thể nói là thỏa đáng và
tồn tại phổ biến trong ngôn ngữ học xã hội nhiều thập kỉ qua. Tất nhiên, hai
cách quan niệm trên có xu hướng xích lại gần nhau ở những ngôn ngữ mà
người ta đã xác định được đâu là các biến thể chuẩn mực trong số các biến
thể. [Trịnh Cẩm Lan, Sự biến đổi ngôn từ của các cộng đồng chuyển cư đến
thủ đô - Nghiên cứu trường hợp cộng đồng Nghệ Tĩnh tại Hà Nội, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2007.] [48,16]
Cơ sở nghiên cứu của phương ngữ học xã hội là dựa trên mối tương quan
nào đó giữa các biến ngôn ngữ và các biến xã hội ở một cộng đồng phương

ngữ. Khi nói đến các biến xã hội là chúng tôi muốn nói đến những nhân tố tạo
nên tính đa dạng xã hội của ngôn ngữ, như: khu vực, địa vị xã hội, phong
cách, tuổi, giới, nghề nghiệp, thành phần xuất thân, hoàn cảnh giao tiếp…
Chính sự liên quan, sự tương tác giữa những nhân tố xã hội khác nhau đó và
sự thể hiện của chúng trên các biến thể ngôn từ lại làm nên tính đa dạng của
ngôn ngữ, đặc biệt là thứ ngôn ngữ sinh động mà ngôn ngữ học xã hội lấy
làm đối tượng nghiên cứu [51,17].
9


Trong luận văn này, chúng tôi muốn xem xét việc sử dụng các biến thể
của /l/ và /n/ trong ngôn từ của người dân một vùng nông thôn Nam Định (cụ
thể là làng Đại Lộc, xã Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) để từ đó xem xét ảnh
hưởng của sự phân bố xã hội lên những biến thể ngôn ngữ đó, cố gắng tìm ra
những mối tương quan giữa các biến ngôn ngữ và các biến xã hội. Bên cạnh
đó, cũng tôi cũng cố gắng điều tra thái độ ngôn ngữ của họ với các biến thể
địa phương vốn đã và đang tồn tại trong cộng đồng của họ.
Biến thể ngôn ngữ đánh dấu
Biến thể ngôn ngữ mang tính đánh dấu hay biến thể ngôn ngữ bị đánh
dấu (marked variation) lần đầu được Nikolay Trubetzkoy (1890 – 1938), một
nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái Praha đưa ra và được ứng dụng trước
hết trong âm vị học để chỉ những khác biệt lưỡng phân liên quan đến khả
năng có hay không có thuộc tính x của một cặp đối lập: không có thuộc tính x
– không đánh dấu (unmarked) và có thuộc tính x – bị đánh dấu (marked) [dẫn
theo 1, tr21]. Chẳng hạn, các cặp doing/doin; call/calls … là những cặp đối
lập giữa không đánh dấu và đánh dấu (hay bị đánh dấu). Sau đó, khái niệm
này được dùng với nghĩa rộng hơn để chỉ những khác biệt về mức độ đánh
dầu nhiều hơn (more marked) hay ít hơn (less marked). Không những thế nó
còn được mở rộng cả về phạm vi ứng dụng cả trong hình thái học và cú pháp
học.

Sau này các nhà phương ngữ học và ngôn ngữ học xã hội cũng dùng khái
niệm “tính đánh dấu” trong tổ hợp “biến thể mang tính đánh dấu (marked
variation)” để chỉ những biến thể khác biệt của một đơn vị ngôn ngữ nào đó
(âm vị, từ, ngữ…) về mặt khu vực hay xã hội. Tính đánh dấu về mặt khu vực
hay xã hội của một biến thể ngôn ngữ nào đó cho ta biết biến thể đó được
dùng phổ biến ở địa phương nào, bởi nhóm xã hội nào (theo giới tính, tuổi,
nghề nghiệp, thành phần xuất thân…). Chẳng hạn, trong các biến thể của âm
vị /n/ có [n] – 0 được phát âm là [n] như trong “Việt Nam” và [n]-1 được phát
âm là [l] như trong “Việt Lam” thì biến thể [n]-1 được coi là biến thể bị đánh
10


dấu. Sự đánh dấu ở đây có thể về mặt khu cực hoặc xã hội. Về mặt khu vực,
nó là biến thể của một số cộng đồng nông thôn châu thổ Bắc Bộ. Về mặt xã
hội, nó thường chỉ được dùng ở nhóm xã hội có trình độ thấp.
Đây là khái niệm cơ bản mà chúng tôi sử dụng để gọi các biến thể ngữ
âm /l/, /n/ trong cộng đồng ngôn ngữ Đại Lộc. Những biển thể mang đặc
trưng ngữ âm địa phương sẽ được coi là những biến thể mang tính đánh dấu,
những biến thể được phát âm như tiếng Việt toàn dân sẽ được coi là những
biến thể không mang tính đánh dấu.
1.2.1.2. Phương ngữ với tư cách là biến thể ngôn ngữ
Trong quá trình phát triển, từng ngôn ngữ cụ thể tồn tại các biến dạng
khác nhau như: phương ngữ, tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp … điều đó phản
ánh quá trình phát triển đa dạng, sự hành chức phức tạp trong bất kì một ngôn
ngữ nào. Cũng như vậy, tiếng Việt là ngôn ngữ thống nhất, tồn tại dưới những
hình thức khác nhau: ngôn ngữ văn hóa, khẩu ngữ và phương ngữ. Tuy sự
thống nhất là cơ bản nhưng giữa các phương ngữ vẫn tồn tại những nét khác
biệt dễ nhận thấy, đặc biệt ở bình diện ngữ âm, từ vựng.
Phương ngữ (dialect) còn được gọi là phương ngôn hay tiếng địa
phương. Hoàng Thị Châu (1989) [6] và một số tác gỉả khác cho rằng: Phương

ngữ là biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những
nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay so với một phương ngữ
khác. Điểm khác biệt giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân hay giữa các
phương ngữ là rất ít còn điểm giống lại cơ bản, rất nhiều. Quan niệm này
được đại đa số các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chấp nhận. Bản thân luận văn
của chúng tôi cũng sử dụng khái niệm về phương ngữ của Hoàng Thị Châu
cho nghiên cứu của mình.
Các nhà ngôn ngữ học xã hội nhìn phương ngữ từ hai góc độ, góc độ
cấu trúc và góc độ chức năng. Nhìn từ góc độ cấu trúc, gọi là phương ngữ
của một ngôn ngữ khi phương ngữ đó có cùng hệ thống, cấu trúc với ngôn
ngữ như hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp … Còn nếu nhìn từ góc độ chức
11


năng thì phương ngữ là một loại biến thể ngôn ngữ mà các chức năng gián
tiếp chịu sự hạn chế mang tính địa phương và sự phát triển của nó chưa đạt
đến mức tiêu chuẩn hóa. [17, 54]
Trong luận văn này, với ý đồ nghiên cứu phương ngữ bằng các phương
pháp của ngôn ngữ học xã hội, chúng tôi chấp nhận và sử dụng quan niệm của
Trịnh Cẩm Lan [17] về đặc điểm chung của phương ngữ như sau:
 Với tư cách là biến thể của một ngôn ngữ, phương ngữ thường được
dùng trong một phạm vi địa lý hay một phạm vi xã hội nhất định. Có những
phương ngữ được dùng trong phạm vi địa – xã hội.
 Một phương ngữ cụ thể nào đó không hoàn toàn độc lập mà phải
được xem xét trong mối quan hệ giữa bản thân nó với cái ngôn ngữ mà nó là
biến thể và với cả những phương ngữ khác cùng là biến thể của ngôn ngữ
chung đó.
 Về năng lực hành chức trong một xã hội nào đó thì chức năng của
phương ngữ bao giờ cũng hẹp hơn ngôn ngữ toàn dân. Vì thế, trên cả lý
thuyết và thực tế, bất cứ khi nào có một sự tiếp xúc giữa các phương ngữ xảy

ra thì phương ngữ hay những yếu tố của phương ngữ nào gần ngôn ngữ toàn
dân hơn bao giờ cũng mạnh hơn và có xu hướng lấn át các phương ngữ hay
những yếu tố của các phương ngữ còn lại.
Liên quan đến khái niệm phương ngữ còn có khái niệm “giọng” (giọng
nói). Giọng là sự nhấn mạnh khía cạnh ngữ âm, là cái riêng trong cách phát
âm địa phương nên cũng có thể gọi là “giọng địa phương” Theo nghĩa này,
giọng không phải là một yếu tố ngữ âm đơn lẻ mà là tập hợp những yếu tố
ngữ âm khác nhau đồng thời xuất hiện khi phát âm và đồng thời được tiếp
nhận khi giao tiếp. Theo Hoàng Cao Cương (1989) [7]: “giọng địa phương là
một hệ thống phương tiện âm thanh của một ngôn ngữ được người bản địa
dùng như một loại tín hiệu giao tiếp – văn hóa nhờ đó người ta không những
nhận được các thông tin ngữ nghĩa, cảm xúc của một thông báo mà còn nhận
ra được xuất xứ của người thực hiện giao tiếp”.
12


1.2.1.3. Thổ ngữ
Theo tác giả Hoàng Thị Châu: Nếu ta hiểu theo khía cạnh thao tác, thổ
ngữ hay phương ngữ là biến thể địa phương của ngôn ngữ gồm một chùm
những nét khu biệt phương ngữ, thổ ngữ này so với phương ngữ, thổ ngữ
khác, cũng như so với ngôn ngữ toàn dân. Như vậy, không nhất thiết hai thổ
ngữ phải khác nhau nhiều mà chỉ cần vài nét khu biệt nhỏ cũng đủ để tự
khẳng định mình và khu biệt với nhau. Nếu xét như vậy thì có thể nói, hầu hết
các xã miền Bắc đều có thổ ngữ riêng [6, tr232].
Một số nhà nghiên cứu khác cũng giải thích về khái niệm “thổ ngữ” như
là một biến thể của hệ thống ngôn ngữ thường tồn tại trong một phạm vi
không gian hẹp (có thể là huyện, xã, thậm chí là làng…) và có những đặc
trưng đặc biệt so với cái phương ngữ lớn bao quanh nó hoặc cái ngôn ngữ mà
nó biến thể. Những đặc trưng này thường thể hiện ở việc phát âm mang tính
đặc thù riêng cho một địa phương nhỏ, còn gọi là thổ âm (Nguyễn Văn

Khang, 2012) và có thể có một số từ ngữ riêng, cũng có thể khác xa hơn.
Chẳng hạn có thể gọi Thổ ngữ Nghi Lộc (huyện, thuộc Hà Tĩnh), thổ ngữ Cổ
Nhuế (xã, thuộc Hà Nội), thổ ngữ Triều Khúc (làng, thuộc Hà Nội) [18, tr20].
Trong luận văn của mình, chúng tôi dựa theo cách hiểu trên để áp dụng
nhận diện và coi cách phát âm lẫn lộn /l/, /n/ đặc trưng của cộng đồng ngôn
ngữ làng Đại Lộc, Yên Chính,Ý Yên, Nam Định như một nét khu biệt riêng
của chính làng này so với các làng khác trong cũng xã và các xã khác trong
huyện Ý Yên.
1.2.2. Một số vấn đề thái độ ngôn ngữ
1.2.2.1. Khái niệm
Thái độ ngôn ngữ (language attitude), theo Nguyễn Văn Khang (2008)
“… có thể được hiểu là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của
một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn
ngữ nào đó. Biết được thái độ ngôn ngữ có thể biết được cũng như dự đoán về
hành vi ngôn ngữ của cá nhân hay cộng đồng... Nghiên cứu thái độ ngôn ngữ
13


có thể giúp việc lý giải những vấn đề ngôn ngữ mà cụ thể là đối với các biến
thể ngôn ngữ” [12, tr 85].
Theo góc nhìn của các nhà tâm lý học xã hội, việc nghiên cứu thái độ
ngôn ngữ thường tập trung vào lý giải việc các cá nhân tham gia giao tiếp làm
gì với ngôn ngữ và nghĩ gì với ngôn ngữ?
1.2.2.2. Phân loại thái độ ngôn ngữ
Về phân loại thái độ ngôn ngữ, xu hướng chung của giới nghiên cứu là
chia thái độ ngôn ngữ làm 3 loại chính:
a. Thái độ trung thành ngôn ngữ
Nguyễn Văn Khang (2008) cho rằng “Đây là cái lẽ vì sao khi người ta
giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình thì lại cảm thấy thân thiết: giao
tiếp giữa các thành viên trong gia đình, làng xóm bằng tiếng dân tộc, tiếng

quê hương... những câu chuyện tâm tình, trút bầu tâm sự nói chung đều bằng
tiếng dân tộc, tiếng quê hương” [12].
Tuy nhiên, theo Trịnh Cẩm Lan (2007), cách lý giải trên mới chỉ xuất
phát từ một phía. Từ một phía khác cũng có thể thấy rằng, ngoài cảm giác
thân thiết khi dùng tiếng dân tộc, tiếng quê hương thì năng lực biểu hiện ngôn
ngữ của một cá nhân và phạm vi cũng như mức độ tinh tế của thông tin truyền
tải đôi khi lại trở thành yếu tố bắt buộc người ta phải dùng tiếng nói của dân
tộc, của quê hương mình. Vì vậy có thể nói trung thành ngôn ngữ là một thái
độ phổ biến và tất yếu” [16,tr 74].
Trung thành ngôn ngữ là thái độ dễ thấy trong các cộng đồng. Những ai
không trung thành trong sử dụng ngôn ngữ của chính dân tộc mình sẽ dễ bị cô
lập và nhận thái độ lãnh đạm từ chính cộng đồng nơi mình sinh sống.
b. Thái độ tự ti ngôn ngữ
Theo Trịnh Cẩm Lan (2007), “tự ti ngôn ngữ thường xuất hiện trong sự
tiếp xúc giữa ngôn ngữ/phương ngữ số lượng người sử dụng ít, lịch sử không
dài, ít ưu thế so với ngôn ngữ/phương ngữ có số lượng người sử dụng lớn,
lịch sử lâu đời và có ưu thế. Cũng có thể xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa hai
14


phương ngữ mà chủ nhân của chúng có địa vị và sự đánh giá xã hội khác
nhau, một bên là không có ưu thế, tạm gọi là thấp, và bên kia có ưu thế, tạm
gọi là cao” [16, tr 74].
Thái độ tự ti ngôn ngữ có liên quan đến một lý thuyết, đó là “lốt ngôn
ngữ”. Theo lý thuyết này, một người sử dụng ngôn ngữ dùng một ngôn ngữ
có địa vị cao hơn (chẳng hạn một biến thể ngôn ngữ có uy tín xã hội cao, một
ngôn ngữ có địa vị thống trị...) thường được đánh giá là thông minh hơn, đáng
tin cậy hơn, lịch lãm hơn những người có một lốt ngôn ngữ thấp kém.
c. Thái độ kì thị ngôn ngữ
Thái độ kì thị dễ xảy đến với những thành kiến, phân biệt vị thế của

ngôn ngữ, thậm chí nhiều quốc gia trên thế giới thái độ kì thị với những ngôn
ngữ có địa vị thấp còn tồn tại dưới dạng đồng hóa và cưỡng bức.
1.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thái độ ngôn ngữ
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu thái độ ngôn ngữ
song các nhà ngôn ngữ học chủ yếu sử dụng 3 phương pháp sau:
a. Phương pháp dùng bảng hỏi
Phương pháp dùng bảng hỏi được áp dụng với hai loại câu hỏi đóng và
mở. Câu hỏi đóng là những câu hỏi đã được thiết kế sẵn đáp án trả lời và CTV
chỉ việc lựa chọn, trong khi đó câu hỏi mở CTV sẽ được thoải mái thể hiện
suy nghĩ, đáp án của mình.
b. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu sẽ trực tiếp tham gia đặt
câu hỏi cho CTV về các vấn đề liên quan và ghi lại dưới dạng ghi âm hoặc
viết. Phương pháp này thường khách quan và có độ tin cậy cao.
c. Phương pháp quan sát
Với phương pháp quan sát, người nghiên cứu cố gắng để CTV không
biết mình bị điều tra và âm thầm quan sát, phân tích, ghi lại thái độ của họ.

15


1.3. Cảnh huống ngôn ngữ - xã hội của địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cƣ
Đại Lộc là một trong năm làng thuộc xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định. Phía Bắc của làng Đại Lộc giáp với xã Yên Bình và được ngăn
cách bởi một cánh đồng rộng lớn, một con sông nhỏ và con đường liên huyện,
phía Nam giáp với xã Yên Phú, ranh giới là một cánh đồng và một con sông
nhỏ, phía Đông giáp làng Minh Sơn (cũng thuộc xã Yên Chính) được ngăn
cách bằng 2 cách đồng của 2 làng cùng hệ thống mương máng thủy lợi; phía
Tây giáp xã Yên Phú và ranh giới ngăn cách cũng là một cánh đồng rộng.

Như vậy có thể thấy bao quanh làng Đại Lộc là những cánh đồng và hệ thống
sông ngòi, mương, máng khiến cho khu dân cư này khá biệt lập với các khu
dân cư làng khác, xã khác.
Hiện nay, tổng diện tích đất của làng khoảng 1,692 km2 , được chia làm
4 đội sản xuất. Các đội sản xuất trong làng sống quần cư với nhau và không
có ranh giới tách biệt rõ ràng. Phần đất ở được bố trí ở giữa, bao xung quanh
là toàn bộ đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và đồng thời cũng chính là ranh
giới phân chia làng Đại lộc với các làng khác. Phần diện tích đất trong làng
được bọc xung quanh bởi hệ thống sông ngòi xung quanh, nên đất đai màu
mỡ, chủ yếu là đất cát thịt thích hợp với trồng cây hoa màu như: ngô, đỗ, lạc,
khoai tây, khoai lang và các loại rau.... cho năng suất cao và là vựa hoa màu
chính của toàn khu vực. Ở những vùng đất trũng khác, người dân nơi đây chủ
yếu là trồng lúa. Ngoài ra, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển rất
mạnh cũng cấp một lượng thịt lớn cho nhân dân trong xã và những vùng lân
cận.
Do làng Đại Lộc được bao bọc bốn xung quang bởi hệ thống sông ngòi
nên trước đây, khi đường xá chưa được cải thiện, việc đi lại, giao lưu buôn
bán giữa các đội sản xuất trong làng với khu vực lân cận còn gặp nhiều khó

16


×