Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (luận văn báo chí và truyền thông)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

TRẦN THI ̣QUỲ NH AN

HỆ THỐNG ĐÀI PHÁ T THANH CẤP HUYỆN
TRONG BỐI CẢNH BÙ NG NỔ THÔNG TIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------

TRẦN THI ̣QUỲ NH AN

HỆ THỐNG ĐÀI PHÁ T THANH CẤP HUYỆN
TRONG BỐI CẢNH BÙ NG NỔ THÔNG TIN

Luâ ̣n văn Tha ̣c si ̃ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số

: 60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng

Hà Nội - 2017




Luận văn đã được chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội,
ngày 12 tháng 11 năm 2017.

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên
cứu, các số liệu trong luận văn có cơ sở rõ ràng và trung
thực. Các kết luận của luận văn chưa từng được công bố
trong các công trình nghiên cứu khác./.

Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

5

Trầ n Thi Quy
̣
̀ nh An

4


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luâ ̣n văn “ Hệ thống Đài Phát thanh cấp huyện trong bối
cảnh bùng nổ thông tin”, tôi xin đươ ̣c gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy cho tôi
trong suốt 2 năm qua. Các thầy cô đã truyền đạt nhiều tri thức , kinh nghiê ̣m
quý báu và hướng dẫn tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p.
Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành t ới PGS.TS Đặng Thị
Thu Hương – giảng viên Khoa Báo chí và Truy

ền thông, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội - người đã trực tiếp
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn
này. Từ khi lên ý tưởng cho đến khi triển khai đề tài, trình bày luận văn, tôi đã
nhận được nhiều sự góp ý của cô để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện luận
văn.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Trầ n Thi Quy
̣
̀ nh An

5



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10
Chƣơng 1: Lý luận về phát thanh và lịch sử phát triển hệ thống đài phát
thanh cấp huyện ở VN .................................................................................. 22
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài ................... 22
1.2 Đặc điểm của phát thanh .................................................................... 27
1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển công tác thông tin cơ
sở ............................................................................................................... 33
1.4 Vài nét về lịch sử phát tri ển và những đóng góp c ủa hệ thống đài phát
thanh cấp huyện ở nước ta ........................................................................ 36
Tiểu kế t chương 1 ...................................................................................... 40
Chƣơng 2: Bố i cảnh truyền thông hiêṇ đa ̣i và nhƣ̃ng vấ n đề đă ̣t ra với hê ̣
thố ng đài phát thanh cấ p huyêṇ .................................................................. 42
2.1 Diện mạo hệ thống TTĐC VN hiện nay và thế mạnh của các phương
tiện truyền thông mới ................................................................................ 42
2.2 Những vấ n đề đă ̣t ra với hê ̣ thố ng đài phát thanh cấ p huyê ̣n ............. 48
2.3 Xu hướng phát triể n của phát thanh điạ phương trên thế giới............ 53
Tiểu kế t chương 2 ...................................................................................... 58
Chƣơng 3: Thực trạng hoa ̣t đô ̣ng h ệ thống đài phát thanh c ấp huyện ở
Hải Phòng....................................................................................................... 59
3.1 Giới thiệu về các Đài Phát thanh được khảo sát ................................. 59
3.2 Thực trạng hoạt động các Đài Phát thanh cấ p huyê ̣n ở Hải Phòng .... 63
3.3 Đánh giá chung ................................................................................... 87
Tiểu kế t chương 3 ...................................................................................... 98

6


Chƣơng 4: Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lƣợng hoạt động đài
phát thanh cấp huyện ................................................................................... 99

4.1 Sự cầ n thiế t duy trì mô hình đài phát thanh cấ p huyê ̣n ...................... 99
4.2 Mô ̣t số giải pháp nâng cao chấ t lươ ̣ng hoa ̣t đô ̣ng hê ̣ thố ng đài phát
thanh cấ p huyê ̣n ...................................................................................... 101
4.3 Mô ̣t số kiế n nghi ...............................................................................
109
̣
Tiểu kết chương 4 .................................................................................... 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117
PHỤ LỤC ................................................................................................... 1208

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTPT

Chương trình phát thanh

PT-TH

Phát thanh – Truyền hình

UBND

Uỷ ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

TT-TT

Thông tin – truyền thông

TNVN

Tiếng nói Việt Nam

THVN

Truyề n hiǹ h Viê ̣t Nam

PV

Phóng viên

PTV

Phát thanh viên

KTV

Kỹ thuật viên

BTV

Biên tập viên


CTV

Cộng tác viên

VN

Viê ̣t Nam

ĐBQH

Đa ̣i biể u Quố c hô ̣i

ĐB HĐND

Đa ̣i biể u hô ̣i đồ ng nhân dân

KHKT

Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t

KHCN

Khoa ho ̣c công nghê ̣

CNTT

Công nghê ̣ thông tin

ANTT


An ninh trâ ̣t tự

CSPL

Chính sách pháp luật

Nxb

Nhà xuất bản

TTĐC

Truyề n thông đa ̣i chúng

8


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng biểu:
Bảng 3.1: Tỷ lệ tin, bài thuộc các lĩnh vực trong CTPT một số đài cấp huyện
Bảng 3.2: Thố ng kê các thể loa ̣i sử du ̣ng trong CTPT mô ̣t số đài cấ p huyê ̣n
Bảng 3.3: Đánh giá của thính giả về khung giờ phát sóng của 3 Đài khảo sát
Bảng 3.4: Thống kê số lượng tin, bài cộng tác với Đài PT-TH Hải Phòng của
một số Đài cấp huyện trong 1 năm (6/2015-6/2016)
2. Biể u đồ :
Biể u đồ 3.1: Đánh giá của thính giả về thời lượng CTPT của 3 Đài khảo sát
Biể u đồ 3.2: Đánh giá của thính giả về chất lượng thông tin CTPT của 3 Đài
khảo sát
Biể u đồ 3.3: Đánh giá của thính giả cách thể hiện tin, bài của 3 Đài khảo sát
Biể u đồ 3.4: Mức đô ̣ ảnh hưởng đế n công chúng của thông tin tiế p nhâ ̣n từ 3

Đài khảo sát
Biể u đồ 3.5: Tỷ lệ thính giả nghe đài phân theo từng cấp ở 3 quâ ̣n, huyê ̣n khảo
sát
Biể u đồ 3.6: Mức đô ̣ đáp ứng nhu cầ u thông tin thính giả của CTPT
khảo sát

3 Đài

Biể u đồ 3.7: Đánh giá của thính giả các yế u tố về nô ̣i dung thông tin của 3 Đài
khảo sát
Biể u đồ 3.8: Đánh giá của thiń h giả về các yế u tố hiǹ h thức thể hiê ̣n CTPT 3
Đài khảo sát
Biể u đồ 3.9: Tầ n suấ t thin
́ h giả nghe chương triǹ h Đài cấ p huyê ̣n ở
huyê ̣n khảo sát

3 quâ ̣n,

Biể u đồ 4.1: Đánh giá của công chúng về sự cầ n thiế t của Đài cấ p huyê ̣n
Biể u đồ 4.2: Những liñ h vực thông tin mà thiń h giả quan tâm

9


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống phát thanh – truyền thanh của VN hiện nay bao gồm 4 cấp:
cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp quận, huyện,
thị xã; cấp xã, phường, thị trấn. Trong đó, cùng với hệ thống truyền thanh cấp

xã, phường, thị trấn, hệ thống các đài phát thanh, truyền thanh cấp quận,
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là đài phát thanh
cấp huyện) được gọi là hệ thống truyền thanh cơ sở.
Từ lâu, hệ thống các đài phát thanh cấp huyện đã đóng vai trò là kênh
truyền thông quan trọng cung cấp các thông tin chính thống, thiết thực, gần
gũi cho người dân địa phương. Cùng với Đài TNVN và Đài PT-TH cấ p tỉnh,
hệ thống các đài phát thanh cấp huyện đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những chiếc loa công cộng, những chiếc đài
FM phát huy tác dụng là cầu nối giữa nhân dân với chính quyền, là “cánh
cửa” kết nối người dân với thế giới bên ngoài.
Hiện nay, số lượng các đài phát thanh cấp huyện rất đông đảo. Gầ n như
như mỗi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đề u có m ột đài phát thanh
cấp huyện với số lươ ̣ng lớn nhân sự đ ang công tác . Hoạt động của các đài này
là hoạt động đặc thù thuộc chuyên ngành thông tin - truyền thông mang tính
chất báo phát thanh . Các PV, BTV làm việc tại các đài phát thanh cấp huyện
cũng đã được xem xét cấp thẻ nhà báo.
Tuy nhiên, các văn bản CSPL hiện hành vẫn chưa công nhận đây là cơ
quan báo chí. Định hướng phát triển của Đảng và nhà nước cũng chưa rõ ràng
trong việc giảm số lượng đài, giữ nguyên quy mô hay tiếp tục phát triển, mở
rộng. Tên gọi các đài này hiện nay cũng không thống nhất. Có nơi gọi là Đài

10


Phát thanh, có nơi gọi là Đài Truyền thanh, cũng có nơi gọi là Đài Truyền
thanh – Truyền hình. Ngay cả tên gọi chung “truyền thanh cơ sở” phổ biến
trong các văn bản chính sách của nhà nước hiện nay cũng chưa phản ánh
đúng, đầy đủ bản chất hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, bên cạnh các loại hình báo
chí truyền thống như: báo in, báo phát thanh, báo truyền hình thì sự phát triển

mạnh mẽ của báo mạng điện tử, sự lên ngôi của mạng xã hội, sự xuất hiện của
xu hướng “báo chí mobile” – thông tin trong tầm tay – đang đặt ra rất nhiều
thách thức đối với sự tồn tại, vai trò, ý nghĩa hoạt động của mô hình các đài
phát thanh cấp huyện. Thực tế hiện nay đang có 2 luồng quan điểm trái ngược
nhau. Một quan điểm cho rằng: cần tái cấu trúc hệ thống phát thanh - truyền
thanh cơ sở, trong đó có các đài phát thanh cấp huyện, bởi ở nhiều nơi, hệ
thống này chưa thực sự phát huy vai trò, hiệu quả, thậm chí còn gây nhiều
“phiền toái” hơn so với những lợi ích mà nó mang lại, đă ̣c biê ̣t là ở khu vực đô
thị. Một quan điểm khác cho rằng: vẫn cần duy trì, giữ nguyên quy mô hệ
thống các đài phát thanh cấp huyện, bởi đây là kênh thông tin sát với địa
phương nhất. Người dân và cấ p ủy, chính quyền địa phương vẫn cần một kênh
truyề n thông có thể cung cấ p những thông tin cu ̣ thể

, gầ n gũi nhấ t với tiǹ h

hình thực tế ở địa bàn với cách thể hiện bài bản , nô ̣i dung chi tiế t . Điều này
khó có thể thực hiện với những kênh thông tin ở cấp cao hơn.
Trong khi đó, cho đến nay, những công trình nghiên cứu về thực trạng,
hiệu quả hoạt động, những vấn đề đặt ra đố i với h ệ thống các đài phát thanh
cấp huyện trong bố i cảnh bùng nổ thông tin đã có nhưng chưa nhi

ều, chưa

thực sự đầy đủ, cụ thể, toàn diê ̣n. Trong các bài giảng, chương trình đào tạo và
bồi dưỡng chuyên ngành phát thanh ở nước ta, nội dung này cũng không được
đề cập nhiều. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố Hải Phòng – 1 trong 5 thành
phố trực thuô ̣c trung ương, nơi đang tồ n ta ̣i song song 2 mô hiǹ h: có và không

11



có đài phát thanh cấp huyện , đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về
vấn đề này. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa cho ̣n đề tài: “Hệ thống đài phát
thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin”, phạm vi khả o sát ta ̣i
thành phố Hải Phòng, để làm luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ chuyên ngành Báo chí ho ̣c.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Báo phát thanh nói chung và hệ thống phát thanh – truyền thanh cơ sở
nói riêng ở VN đã được nhiề u tác gi ả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá. Tuy
nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thường chỉ tập trung với đối tượng
từ cấp tỉnh, thành phố trở lên. Số lượng các nghiên cứu sâu về mạng lưới phát
thanh, truyền thanh cơ sở nhìn chung còn ít và khiêm tốn.
Ngoài nước: Tác giả luận văn được biế t đế n một số tác phẩm đã được
dịch sang tiếng Việt như: Chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh của tác
giả Xmirnôp đã được Nxb Thông tấn dịch và phát hành năm 2004, “Hướng
dẫn sản xuất chương trình phát thanh” của tác giả Lois Baird, Trường Phát
thanh, Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia (Tài liệu tham khảo nội bộ Đài
TNVN); “Phát thanh truyền thống và phát thanh trực tiếp” của tác giả Carl
Defoy đăng trên Nội san Nghiệp vụ phát thanh Đài TNVN số 2.
Tác giả luận văn nhận thấy, do có sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội… nên hệ thống phát thanh , truyền thanh cơ sở ở nước ta nói
chung, thành phố Hải Phòng nói riêng không có đặc điểm giống như nhiều
nước trên thế giới. Một số quan điểm và kinh nghiệm phát triển của phát thanh
thế giới khó vận dụng vào điều kiện nước ta cũng như thành phố Hải Phòng .
Những nghiên cứu về phát thanh nước ngoài góp phần hỗ trợ thêm về mặt kỹ
thuật sản xuất chương trình, cơ sở vật chất... của phát thanh nước ta.
Trong nước: Khái quát lý luận về phát thanh, có một số sách, giáo trình
như: sách Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương (Nxb Văn hoá - Thông
tin in và phát hành năm 1993), sách Báo phát thanh do PGS.TS Nguyễn Văn

12



Dững chủ biên (Nxb Văn hóa – Thông tin phát hành 2002), Lý luận báo phát
thanh của PGS.TS Đức Dũng (Nxb Văn hóa – Thông tin phát hành 2003),
Phát thanh trực tiếp do GS.TS Vũ Văn Hiền và PGS.TS Đức Dũng chủ biên
(Nxb Lý luận Chính trị in và phát hành năm 2007), sách Báo Phát thanh – lý
thuyết và kỹ năng cơ bản của PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng (Nxb Chính trị Hành chính xuất bản năm 2013), sách Ngôn ngữ báo phát thanh: Lời nói –
tiếng động – âm nhạc của PGS.TS Trương Thị Kiên (Nxb Lý luận Chính trị in
và phát hành năm 2015)… Các cuốn sách, giáo trình đều đề cập đến những
kiến thức, lý luận tổng quát về báo phát thanh nói chung, có đề cập đến mô
hình tổ chức hoạt động của đài phát thanh, có giá trị trong nghiệp vụ làm nghề
nhưng không đề cập đến tình hình cụ thể ở các đài phát thanh cấp huyện.
Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ phát thanh
trực thuộc Đài TNVN đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ
phát thanh trực tiếp vào hệ thống phát thanh – truyền thanh cơ sở”. Năm
2005, Ban Địa phương (Đài TNVN) dịch và lưu hành nội bộ tài liệu “Phát
thanh - Truyền thanh nông thôn”… Hai tài liệu này đề cập những kiến thức
tổng quát về phát thanh, truyền thanh địa phương, hướng dẫn một số nghiệp
vụ về thực hiện chương trình cũng như cách thức tổ chức, quản lý. Nhưng
nói chung, cả hai tài liệu chỉ đề cập đến phát thanh, truyền thanh cơ sở ở
mức chung, chưa phân tích sâu sắc, chi tiết thực trạng, kết quả, đóng góp
cũng như những khó khăn, bất cập, chỉ ra những giải pháp đồng bộ, toàn
diện để phát triển mạng lưới này.
Khá gần gũi với đề tài của luận văn, một số tác giả cũng đã thực hiện
một số nghiên cứu có nội dung tương tự. Năm 2009, Sở TT-TT tỉnh An Giang
xây dựng “Đề án phát triển hệ thống đài truyền thanh cơ sở đến năm 2010 và
một số định hướng đến năm 2015”. Năm 2013, tác giả Nguyễn Hoàn (Sở TTTT tỉnh Quảng Trị) thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh có tên: “Thực trạng và

13



giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống đài truyền thanh cơ sở trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị đến năm 2020”. Hai nghiên cứu này đều đã khảo sát, đánh giá
thực trạng hoạt động và đề xuất một số giải pháp phát triển các đài phát thanh
- truyền thanh cơ sở, nhưng giới hạn phạm vi ở một số địa bàn cụ thể, riêng rẽ
ở miền Trung và miền Tây Nam Bộ là Quảng Trị và An Giang.
Về các luận văn, khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã tìm hiểu và thấy có
một số đề tài có nội dung liên quan. Theo trình tự thời gian, xin được nêu một
số luâ ̣n văn, khóa luận sau:
- Khóa luận tốt nghiệp Đại học báo chí, chuyên ngành Phát thanh
Thử đi tìm một mô hình cho phát thanh cấp huyện của sinh viên Trần
Đắc Xuyên, thực hiện tháng 6/2000 Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Hoạt động của đài cấp huyện,
thị ở Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên của tác giả Nguyễn Trường Chinh
thực hiê ̣n năm 2009 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Nâng cao chất lượng hoạt động
truyền thanh cấp huyện, thị các tỉnh Đông Nam Bộ của tác giả Lâm Thị
Thu Hồng thực hiê ̣n năm 2009 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: “Mạng lưới phát thanh, truyền
thanh cơ sở ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ - thực trạng và giải pháp phát
triển (dựa trên tư liệu khảo sát ở Vĩnh Long và An Giang)” của tác giả
Nguyễn Thị Phước thực hiện năm 2010 tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Đổi mới phương thức hoạt động
của các đài truyền thanh cấp huyện trên địa bàn Hà Nội của tác giả Đỗ
Thị Minh Loan bảo vệ năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

14



- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Hệ thống truyền thanh cơ sở của
tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp phát triển của tác giả Huỳnh
Thiện Tài bảo vệ năm 2014 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Hoàn thiện mô hình tổ chức
hoạt động mạng lưới truyền thanh cơ sở các huyện ven biển tỉnh Bến
Tre, tác giả Nguyễn Thanh Lâm bảo vệ năm 2014 tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Góp phần hoàn thiện mô hình

hoạt động Đài truyền thanh – truyề n hình cấ p huyê ̣n ở tỉnh Lạng Sơn ,
tác giả Hoàng Thế Vinh b ảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Đổi mới phương thức hoạt động
các đài truyền thanh cấp huyện ở Cần Thơ hiện nay của tác giả Đặng
Ngọc Nhẫn bảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Đổi mới phương thức tổ chức
hoạt động của các đài truyền thanh cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay
của tác giả Phạm Trí Thuận bảo vệ năm 2015 tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí học: Chất lượng thông tin của đài
truyền thanh quận, huyện ở thành phố Hải Phòng của tác giả Nguyễn
Văn Hải bảo vệ năm 2016 tại Học viện Báo chí và tuyên truyền.
Nhìn chung , các công trình nói trên đã kh ảo sát, đánh giá thực trạng
hoạt động, những ưu điể m , hạn chế của hệ thống phát thanh , truyề n thanh cơ
sở. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động, trọng tâm là chất lượng nội dung, hình thức thể hiện và đổ i mới mô
hình, phương thức hoa ̣t đô ̣ng phù hợp trong điều kiện thực tế và tiǹ h hiǹ h phát

15



triể n phát thanh hiện nay. Tuy nhiên, đối tượng khảo sát của phầ n lớn các luâ ̣n
văn chỉ tập trung ở khu vực Nam Bộ. Riêng luâ ̣n văn của tác giả Nguyễn Văn
Hải mặc dù th ực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhưng nô ̣i dung mới
chỉ dừng l ại ở việc nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân cũng như đề xuất
những giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của đài phát thanh cấ p huyện,
chứ chưa đánh giá tổ ng thể , toàn diện các mặt hoạt động, hiê ̣u quả, sự cầ n thiế t
của hệ thố ng phát thanh cấ p huyê ̣n ở Hải Phòng . Hơn nữa, các luận văn nêu
trên cũng chưa tim
̀ hiể u , so sánh viê ̣c thực hiê ̣n công tác thông tin

, tuyên

truyền giữa những địa phương có với nơi không có đài phát thanh c ấp huyện
để có đánh giá khách quan hơn về vai trò của đài phát thanh cấp huyện.
Ngoài những nghiên cứu về hệ thống phát thanh – truyền thanh cơ sở
nêu trên, theo tìm hiểu của tác giả, những công trình, đề tài nghiên cứu về
những vấn đề của báo chí ở Hải Phòng nói chung cũng như hệ thống phát
thanh ở Hải Phòng nói riêng chưa nhiều. Tác giả được biết luận văn thạc sỹ
Báo chí học của tác giả Vũ Anh Thư (thực hiện năm 2015 tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội): “Báo chí Hải
Phòng với vấn đề phản biện xã hội đối với các quyết sách của thành phố”.
Cùng năm 2015, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tác giả Nguyễn Thị
Việt Anh bảo vệ luận văn thạc sỹ “Truyền hình Hải Phòng với vấn đề truyền
thông giáo dục pháp luật”. Trước đó, năm 2012, cũng tại Học viện Báo chí và
tuyên truyền, tác giả Trần Thị Hà Giang thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Báo chí học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Các luận văn này mặc dù thực
hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhưng đối tượng khảo sát chỉ dừng lại
ở báo in, truyền hình cấp tỉnh.

Như vậy, chưa có tác giả nào đi sâu khảo sát, nghiên cứu, đánh giá toàn
diê ̣n thực tra ̣ng, các mặt hoạt động của h ệ thống các đài phát thanh cấp huyện

16


ở thành phố Hải Phòng. Đề tài “Hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối
cảnh bùng nổ thông tin” với pha ̣m vi khảo sát là thành phố Hải Phòng , là một
đề tài mới, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hê ̣ thố ng hóa lý luâ ̣n về phát thanh trong bố i cảnh bùng nổ
thông tin, luâ ̣n văn khảo sát về hiê ̣n tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng của các đài phát thanh cấ p
huyê ̣n ở thành phố Hải Phòng , nhằ m phân tích , đánh giá những ưu điểm, hạn
chế, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong thực tế hoạt động. Từ
đó, đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp, khả thi nhằm khắc phục
những tồn tại, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống
các đài phát thanh cấp huyện theo đúng yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của nó.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu lý luận và các văn bản, tài liệu liên quan về phát thanh , hê ̣
thố ng phát thanh cấ p huyê ̣n, từ đó hệ thống hóa khung lý luận cần thiết, làm
cơ sở cho công tác khảo sát, đánh giá thực tiễn
- Khảo sát công chúng để tìm hiểu nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin
và đánh giá về hoạt động của các đài cấp huyện ở Hải Phòng.
- Tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện công tác thông tin , tuyên truyền ở
những nơi không có đài phát thanh cấp huyện ở Hải Phòng.
- Khảo sát toàn di ện thực trạng hoạt động hệ thống đài cấp huyện ở
thành phố Hải Phòng, đánh giá vai trò, ý nghĩa và những đóng góp trong việc


17


thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng;
chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn và bất cập trong quá trình hoạt động.
- Tìm hiểu thời cơ , thách thức của các đài cấp huyện trong bối

cảnh

bùng nổ thông tin, xu hướng phát triể n phát thanh địa phương trên thế giới.
- Đề xuấ t các gi ải pháp , kiế n nghi ̣kh ắc phục hạn chế, nâng cao chất
lượng, hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của các đài phát thanh cấp huyện.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động các đài phát thanh cấp huyện
ở thành phố Hải Phòng, đánh giá những ưu điể m , hạn chế, đề xuất giải pháp
phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của hê ̣ thố ng này.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu hoạt động của tấ t cả các đài phát thanh cấ p huyê ̣n ở
Hải Phòng. Trong đó, tập trung khảo sát lấy mẫu ở 3 quận, huyện có vị trí đặc
thù ở Hải Phòng, bao gồm: quận Kiến An (đô thị), huyện Thủy Nguyên (nông
thôn và miền núi), huyện Cát Hải (hải đảo).
Ngoài ra, luâ ̣n văn cũng tìm hiể u , khảo sát thực tế hoạt động của các đài
phát thanh cấp huyện ở thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh sau khi sát nhâ ̣p
với mô ̣t số đơn vi ̣sự nghiê ̣p công lâ ̣p cùng cấ p

thành Trung tâm Văn hóa –

Thông tin và Thể thao cấ p huyê ̣n (Hà Nội ) hoă ̣c Trung tâm truyề n thông và

văn hóa cấ p huyê ̣n (Quảng Ninh).
Thời gian khảo sát trong 1 năm từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm
2016. Đây là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng
(Đại hội Đảng các cấp, bầu cử ĐBQH khóa XIII và ĐB HĐND các cấp …).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

18


Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với đ ịnh
lượng, thông qua một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tham khảo các thông tin, tài
liệu, CSPL, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài. Từ đó xây dựng khung lý
luận cho đề tài, kế thừa các kết quả nghiên cứu có giá trị, bổ sung các vấn đề
chưa được nghiên cứu, đánh giá hoặc đã nghiên cứu nhưng hiện không còn
phù hợp.
- Phương pháp quan sát: tác giả lu ận văn quan sát thực tế hoạt động,
quy trình sản xuất, phát sóng sản phẩm phát thanh, điều kiện cơ sở vật chất
của Đài Phát thanh quận Kiến An, huyện Cát Hải, huyện Thủy Nguyên cũng
như việc tiếp nhận thông tin của công chúng tại các quận, huyện này.
- Phương pháp phân tích tác phẩm truyền thông : phân tích các tin, bài,
chương trình của các đài phát thanh cấp huyện để đánh giá chất lượng các sản
phẩm phát thanh, nghiệp vụ làm báo phát thanh của các Đài này.
- Phương pháp điều tra xã hội học: phát 366 phiếu thăm dò ý kiến để
tìm hiểu nhu cầu thông tin, thói quen tiếp nhận thông tin và đánh giá của công
chúng đối với sản phẩm phát thanh của các đài phát thanh quận, huyện tại địa
bàn 3 quận, huyê ̣n đươ ̣c khảo sát . Do điề u kiê ̣n điạ lý , dân cư , xã hội khác
nhau nên số phiế u phát ra ở mỗi điạ phương cũng khác nhau

. Cụ thể : quâ ̣n


Kiến An là 124 phiế u, huyện Cát Hải 105 phiế u và huy ện Thủy Nguyên 137
phiế u. Số phiế u thu về là 339 phiế u, có 27 phiế u không thu hồ i đươ ̣c.
Phiếu thăm dò ý kiến công chúng gồm 18 câu hỏi. Đối tượng khảo sát
bao gồm cả hai giới tính, ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ dưới 25 đến trên 60,
thuộc những thành phần cơ bản trong xã hội với nhiều ngành nghề khác nhau .
Vì vậy mà họ có thể đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong khu vực để đánh
giá về hoa ̣t đô ̣ng c ủa đài phát thanh cấp huyện. Do đó , có thể khẳng định các

19


số liệu thu được qua khảo sát có cơ s ở khách quan, khoa học, có thể phục vụ
tốt cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Để phân tích kết quả khảo sát, luận văn sử
dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu 13 người là đại diện cấp
ủy, chính quyền địa phương, Sở TT-TT, Đài PT-TH Hải Phòng, lãnh đạo và
phóng viên một số đài phát thanh cấp huyện để tìm hiểu về thực trạng, kế t quả
hoạt động của các đài phát thanh cấp huyện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là luận văn đầu tiên khảo sát toàn diê ̣n tấ t cả các mă ̣t hoạt động của
hê ̣ thố ng đài phát thanh c ấp huyện ở Hải Phòng. Luận văn làm rõ các khái
niệm và vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động của đài phát thanh cấp huyện.
Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến phát thanh, nhất là hệ thống phát
thanh cấp huyện nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những vấn đề nêu trong luận văn giúp tìm hiểu sâu về đặc điểm, thực
trạng, ưu điểm, hạn chế cũng như vai trò , cơ hội phát triển của các đài phát

thanh cấp huyện trong bố i cảnh bùng nổ thông tin. Từ đó, làm cơ sở trả lời cho
vấn đề gây nhiều tranh cãi lâu nay: nên xóa bỏ, thu hẹp hay cần đầu tư nhiều
hơn để phát triển hệ thống đài phát thanh cấp huyện.
Luận văn đóng góp những đề xuất, giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động cho các đài phát thanh cấp huyện, đáp ứng nhu
cầu thông tin của công chúng, thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của
đài, phù hợp với xu thế phát triể n của phát thanh điạ phương hiê ̣n nay.

20


Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được ứng dụng cho các
đài phát thanh cấp huyện không chỉ Hải Phòng mà còn ở nhiều tỉnh, thành phố
khác trong việc cải tiến cách thức tổ chức hoạt động, khắc phục những hạn
chế, phát huy thế mạnh, khai thác thời cơ nâng cao chất lượng hoạt động.
Đồng thời, cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước, các ngành, đơn vị đánh giá
đúng về vị trí, vai trò, thực trạng hoạt động hiện nay của đài phát thanh cấp
huyện. Từ đó, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển, xây dựng cơ chế
phù hợp cho hê ̣ thố ng phát thanh , truyền thanh cơ sở, cũng như quản lý mạng
lưới này hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn kết
cấu thành 4 chương, bao gồ m:
Chương 1: Lý luận về phát thanh và lịch sử phát triển hệ thống đài phát
thanh cấp huyện ở VN.
Chương 2: Bố i cảnh truyề n thông hiê ̣n đa ̣i và những vấ n đề đă ̣t ra với hê ̣
thố ng đài phát thanh cấ p huyê ̣n.
Chương 3: Thực trạng hoa ṭ đô ̣ng h ệ thống đài phát thanh c ấp huyện ở
Hải Phòng.
Chương 4: Giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng hoạt động đài

phát thanh cấp huyện.

21


Chƣơng 1: Lý luận về phát thanh và lịch sử phát triển hệ thống đài
phát thanh cấp huyện ở VN
1.1 Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1 Phát thanh, truyền thanh
- Phát thanh:
Phát thanh là loại hình báo chí ra đời sớm

, chỉ sau báo in . Có nhiều

quan niệm khác nhau về phát thanh.
GS.TS. Tạ Ngọc Tấn đã đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) là loại
hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua
âm thanh. Âm thanh trong phát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng
động làm nền hoặc minh họa cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng
vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố. Thuật ngữ phát thanh (radio)
thực ra bao gồm cả hai loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua làn sóng điện
từ và truyền thanh qua hệ thống dây dẫn” [48, tr. 104].
PGS.TS. Phạm Thành Hưng định nghĩa phát thanh như sau: “Phát
thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật
truyền âm thanh để chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật
tới đông đảo công chúng thính giả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù”
[23, tr. 104].
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Dững thì phát thanh “là kênh truyền thông
đại chúng sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác
động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Thông điệp được mã hóa truyền

qua kênh truyền thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận
được thông điệp [12, tr. 111].
Báo phát thanh được hiểu như “một kênh truyền thông, một loại hình
báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm
thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) để chuyển tải

22


thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác
động vào thính giác (vào tai) của công chúng” [11, tr. 51].
Báo phát thanh cũng có một tên gọi khác là báo n

ói. Điều 3, khoản 4

Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng
tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng
dụng công nghệ khác nhau”.
Như vậy, có thể hiểu phát thanh là m

ột loại hình truyền thông đại

chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh
trong phát thanh bao gồm ba yếu tố: lời nói, tiếng động, âm nhạc.
- Truyền thanh:
Theo tài liệu Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thông tin và truyền thông
cơ sở: “Truyền thanh là phương thức truyền tải thông tin tiếng động, âm thanh
qua dây dẫn tín hiệu từ máy phát tổng đài đến các loa. Hệ thống truyền thanh
được vận hành bởi tập hợp các thiết bị đầu cuối từ thu âm, thu tín hiệu đầu
vào sóng radio, thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh, hệ thống dây dẫn và các

loa” [8, tr. 5].
Ở nước ta tồn tại 2 hình thức truyền thanh, gồm truyền thanh vô tuyến không dây và truyền thanh hữu tuyến - có dây. Hệ thống truyền thanh có dây
thường sử dụng tăng âm (Ampli) và hệ thống dây dẫn đến các cụm loa phóng
thanh công cộng. Hệ thống truyền thanh không dây là việc sử dụng máy phát
sóng phát tín hiệu đến các cụm thu và loa để truyền tải âm thanh. Đây là hệ
thống truyền thanh ứng dụng các công nghệ điện tử, khắc phục được các
nhược điểm của công nghệ hữu tuyến trước đây: vận hành, quản lý, bảo trì
đơn giản; chất lượng tín hiệu thu sóng tốt; có thể lắp đặt mọi nơi (có điện lưới)
trong vùng phủ sóng máy phát FM; bộ thu có thể tắt, mở theo tín hiệu điều
khiển của máy phát FM và có thể lắp đặt bộ thu trong nhà dân…,

23


Tuy nhiên, hiện nay, phát thanh – truyền thanh không chỉ sử dụng hình
thức truyề n dẫn truyền thống là sóng điện từ và dây dẫn, máy phát sóng, loa
truyền thanh nữa. Cùng với sự phát triển của KHCN, hình thức phát thanh trên
Internet ngày càng trở nên phổ biến. Đài TNVN thực hiện song song việc phát
sóng CTPT trên trang web chiń h thức của miǹ h . Trang web của nhiều đài PTTH cấp tỉnh cho phép thính giả nghe trực tiếp hoặc nghe lại CTPT của Đài.
Với các đài cấp huyện, một số đài cũng đã đăng tải CTPT do mình sản xuất
lên trang web riêng, như: Đài Phát thanh huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), Đài Từ
Liêm (Hà Nội), Đài Kiến An, Đài Tiên Lañ g (Hải Phòng)….
Như vậy, có thể thấy, mă ̣c dù đều cung cấp thông tin bằng âm thanh
tổng hợp, tác động đến tai người nghe nhưng phát thanh và truyền thanh
vẫn có những điể m khác nhau cơ bản

. Phát thanh là phát thông tin bằng

sóng điện từ hoặc qua Internet, sóng vệ tinh, không gian rộng lớn, còn
truyền thanh phải truyền thông tin qua dây dẫn, trong phạm vi nhất định.

1.1.2 Đài phát thanh cấp huyện
Đài Phát thanh cấp huyện là một cấp trong hệ thống phát thanh – truyền
thanh 4 cấp từ trung ương đến cấ p xã ở nước ta. Đài Phát thanh quận, huyện,
thị xã là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND quâ ̣n, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính
quyền địa phương. Hoạt động của đài phát thanh c ấp huyện là hoạt động đặc
thù thuộc chuyên ngành thông tin, truyền thông mang tính chất báo nói.
Đến nay, trong thực t ế tên gọi các đài phát thanh cấp huyện vẫn chưa
thố ng nhấ t giữa Đài Phát thanh, Đài Truyền thanh hay Đài Truyền thanh Truyền hình. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thì không có gì khác nhau .
Theo quan điểm của tác giả lu ận văn, nên sử dụng thuật ngữ “Đài Phát thanh
cấp huyện”. Bởi “Bản thân thuật ngữ phát thanh thực ra đã bao g ồm cả hai
loại loại hình nhỏ trong đó là phát thanh qua làn sóng đi ện và truyền thanh

24


qua hệ thống dây dẫn” [48, tr. 104]. Còn thuật ngữ truyền thanh chỉ nói chung
về hoạt động thu, tiếp phát tín hiệu radio: “Đài truyề n thanh được hiểu là như
đài chuyển tiế p tín hiê ̣u truyề n thanh , bao gồ m tập hợp các thiế t bi ̣ thu sóng
radio, tách sóng và khuyếch đại tín hiệu âm thanh , sau đó tiế p tục tr uyề n tín
hiê ̣u âm thanh theo đường dây truyề n thanh để thực hiê ̣n viê ̣c chuyển tiế p
CTPT, chương trình truyề n thanh đi ̣a phương ” [8, tr. 6]. Hơn nữa , nói đến
phát thanh là còn nói đến việc sản xuất nội dung, chứ không đơn thuần là
việc tiếp và phát sóng. Các đài cấp huyện được giao nhiệm vụ v ừa sản xuất
CTPT, vừa tiếp – phát sóng các chương trình của Đài TNVN , Đài THVN, Đài
PT-TH cấp tỉnh, lại vừa phối hợp sản xuấ t các CTPT , truyền hình phát sóng
trên Đài PT-TH cấp tỉnh.
Như vậy, rõ ràng nếu chỉ gọi là Đài Truyền thanh thì sẽ không phản
ánh hết các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của đài cấp huyện trong tình
hình hiện nay . Còn nếu gọi là Đài Truyền thanh


– Truyề n hiǹ h thì trong

mô ̣t vài năm tới , khi lô ̣ triǹ h số hóa truy ền hình mặt đất hoàn tất trên cả
nước thì từ “Truyề n hin
̀ h” cũng sẽ không còn phù hơ ̣p

. Thực tế, rấ t nhiề u

đài cấp huyện hiện nay đã sử du ̣ng tên chiń h thức là Đài Phát thanh . Chính
vì vậy, không giống như các văn bản pháp luật hiện hành cũng như mô ̣t số
công trình nghiên cứu đã công bố trước đây, trong luận văn này, tác giả
lựa chọn và đề xuất sử dụng thuật ngữ “Đài Phát thanh cấp huyện” thay
cho thuật ngữ “Đài Truyền thanh cấp huyện” và “Đài Truyền thanh –
Truyền hình cấp huyện”. Đây cũng là một cách để nhìn nhận đúng hơn,
đầy đủ hơn bản chất, tính chất hoạt động, chức năng, nhiệm vụ cũng như
những đóng góp của các đài cấp huyện trong tình hình thực tế hiện nay.
1.1.3 Thông tin và bùng nổ thông tin
- Thông tin:

25


×