Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tìm hiểu về làng nghề truyền thống tranh dân gian đông hồ tiềm năng và hướng phát triển du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.66 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
KHOA VIỆT NAM HỌC


BÀI TIỂU LUẬN
Tìm hiểu về làng nghề truyền thống tranh
dân gian Đông Hồ - Tiềm năng và hướng
phát triển du lịch

Mơn

: Giao thoa văn hóa Trung – Việt

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Lớp

: K12 Việt Nam học

MSSV

: 15F7051034
Huế, 01 tháng 10 năm 2017


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1


2.

Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................................................1

3.

Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................................2

5.

Ý nghĩa của đề tài:...................................................................................................................2

II.

PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ....................................................................................................3
1.1

Một số khái niệm cơ bản........................................................................................................3

1.1.1

Khái niệm “làng nghề”......................................................................................................3


1.1.2

Khái niệm “làng nghề truyền thống”................................................................................4

1.1.3

Khái niệm “tranh dân gian”..............................................................................................5

1.1.4

Khái niệm “tranh Đông Hồ”.............................................................................................5

1.1.5

Khái niệm “du lịch làng nghề”.........................................................................................5

1.1.6

Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và làng nghề truyền thống........................................5

1.1.6.1
Vai trò của du lịch trong việc phát triển làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông
Hồ....................................................................................................................................................6
1.1.6.2
1.2

Tác động của làng nghề đối với hoạt động du lịch.......................................................6
Nét khái quát về làng tranh Đơng Hồ.................................................................................6

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng tranh Đơng Hồ.................................................6

1.2.2
Lịch sử hình thành và sự phát triển của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ.
.........................................................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ...............................7
2.1

Chất liệu làm tranh.................................................................................................................7

2.1.1

Khắc ván:...........................................................................................................................7

2.1.2

Giấy in:.............................................................................................................................8

2.2

Bố cục của bức tranh............................................................................................................8

2.3

Nét và mảng trong tranh.......................................................................................................8

2.3.1

Đường nét..........................................................................................................................8

2.3.2


Mảng..................................................................................................................................9

2.4

Màu sắc trong tranh..............................................................................................................9


2.5

Các thể loại và đề tài của tranh dân gian Đơng Hồ..............................................................9

2.6

Quy trình và kỹ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ...........................................................10

2.6.1

Chuẩn bị về nhà xưởng, thiết bị và nguyên liệu:.............................................................10

2.6.1.1

Về nhà xưởng................................................................................................................10

2.6.1.2

Về thiết bị.....................................................................................................................10

2.6.1.2.1

Dụng cụ sáng tác mẫu tranh.....................................................................................10


2.6.1.2.2

Dụng cụ khắc ván tranh............................................................................................10

2.6.1.2.3

Dụng cụ in tranh:......................................................................................................11

2.6.1.3
2.6.2

Về nguyên liệu in tranh:................................................................................................11
Kĩ thuật làm tranh...........................................................................................................11

2.6.2.1

Khâu vẽ mẫu.................................................................................................................11

2.6.2.2

Khắc ván......................................................................................................................11

2.6.2.3

In tranh..........................................................................................................................12

2.6.3

Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tranh dân gian Đông Hồ.....................................12


2.6.3.1

Về giá trị nghệ thuật dịng tranh dân gian Đơng Hồ.....................................................12

2.6.3.2

Giá trị về nội dung của dòng tranh dân gian Đông Hồ................................................13

2.6.4

Những nét thay đổi của tranh Đông Hồ so với trước......................................................16

2.6.4.1

Thay đổi về hình thức nghệ thuật................................................................................16

2.6.4.2

Thay đổi về nội dung...................................................................................................16

CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH DÂN GIAN ĐƠNG HỒ.....................................................17
3.1 Tiềm năng du lịch của làng tranh Đơng Hồ...........................................................................17
3.2

Đề xuất hướng phát triển của làng tranh Đông Hồ trong phát triển du lịch.......................18

3.2.1


Thực trạng khai thác của làng tranh dân gian Đông Hồ.................................................18

3.2.2

Định hướng phát triển du lịch của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ.....19

III.

PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................................20

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................21


I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tranh dân gian là di sản văn hóa q giá được hình thành qua nhiều thế hệ,
nó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh, cảm thụ mỹ thuật của nhân
dân mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách trong
cuộc sống đời thường. Tranh dân gian miền Bắc có 3 loại chính: tranh điệp Đông
Hồ, tranh thờ Hàng Đống và tranh đỏ Kim Hồng. Những dịng tranh này từ bao
thế kỷ đã góp vào dòng chảy chung của mỹ thuật dân gian Việt Nam tạo nên một
vẻ đẹp độc đáo, không thể thiếu được trong nghệ thuật văn hóa dân gian Việt.
Tranh dân gian Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc với những sắc
thái nghệ thuật độc đáo riêng, là những bức tranh mang đậm lối sống giản dị và
mộc mạc của người Việt. Những bức tranh này được sử dụng để trang trí nhà cửa
nhất là vào dịp tết đến, xn về và bên cạnh đó cịn thể hiện niềm tin, ước mong và
sự che chở cho những thành viên trong gia đình. Khi nhìn vào một bức tranh dân
gian Đông Hồ chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi trầm trồ trước những màu sắc

tươi tắn, những đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực
và gần gũi với người dân vùng Kinh Bắc xưa.
Là một người con đất Việt, nhận biết được giá trị cũng như nét đặc sắc của
dòng tranh này và mong muốn đem nét đặc sắc này đến nhiều hơn với người dân
trong nước và bạn bè quốc tế đã thúc đẩy tôi chọn lĩnh vực nghệ thuật này và cụ
thể hơn là đề tài “tìm hiểu về làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ Tiềm năng và hướng phát triển du lịch” nhằm tìm hiểu tổng quan về làng nghề
truyền thống tranh dân gian Đông Hồ, từ đó đề ra những định hướng phát triển
theo xu hướng du lịch.
2.

Đối tượng nghiên cứu:
- Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ.

Trang 1


3.

Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian nghiên cứu: Làng nghề thủ công truyền thống tranh dân gian Đông
Hồ.
 Thời gian nghiên cứu: Từ 20/12/2017 ->10/1/2018.

4.

5.

Phương pháp nghiên cứu:
-


Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin từ những trang
web đáng tin cậy và những tài liệu giấy về vấn đề nghiên cứu.

-

Điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi liên quan đến hiểu biết
về giá trị nội dung, nghệ thuật và thực trạng hiện nay của tranh dân gian Đông
Hồ, giải pháp cho việc phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ theo hướng du
lịch.

-

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn những nghệ nhân, khách du lịch
và người dân làng Đông Hồ về những thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

-

Phương pháp nghiên cứu thực địa: Khảo sát thực địa và thu thập những số liệu,
thơng tin chính xác, khách quan về làng nghề truyền thống tranh dân gian
Đông Hồ.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp những thông tin liên
quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó rút ra những giá trị nội dung, tiềm năng và
đề xuất giải pháp cho việc phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ theo hướng
du lịch.

Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống và chi tiết về

các đặc điểm của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ. Đồng thời phân
tích những tiềm năng và thực trạng khai thác hiện nay từ đó đề xuất những định
hướng cho phát triển du lịch. Việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra những định hướng
phát triển là những gợi ý nhằm giúp công tác quản lý, sử dụng và phát triển làng
nghề tốt hơn, từ đó góp phần làm tăng thu nhập, tăng khả năng đóng góp của du
lịch vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quảng bá về văn hóa của đất nước
cho người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Trang 2


II.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ

1.1
1.1.1

Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm “làng nghề”
Cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm của “làng nghề” nhưng
có thể điểm qua những quan niệm về làng nghề được nhiều nhà nghiên cứu tán
thành sau:
Thứ nhất: Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là
một nơi quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng
theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng
có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc
làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển

kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương [2, tr 6].
Thứ hai: Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS.TS Hồng Ngọc Hịa, PGS.TS
Nguyễn Văn Phúc đã tổng hợp 3 quan niệm về làng nghề:

-

-

Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt
động cho nghề ấy và lấy nghề ấy làm nghề sống chủ yếu.
Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đấy không
nhất thết cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi
cũng là người làm nghề nông. Nhưng do yêu cầu chun mơng hóa cao đã tạo ra
những người thợ thủ công chuyên sản xuất hàng thủ công ngay tại làng nghề hay
phố nghề ở nơi khác.
Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ
nhân và các gia đình làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết và hỗ trợ trong
sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và
nhỏ, và có cùng tổ nghề.

Ngoài ra trong kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền
thống Việt Nam” tháng 8/1996, theo giáo sư Trần Quốc Vượng : “Làng Nghề là một làng
tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề phụ
khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với
một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ
Trang 3


chức), có ơng trùm, ơng cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chun tâm, có quy trình
cơng nghệ nhất định “Sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống

chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng
này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị
trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước
rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngồi”.
1.1.2

Khái niệm “làng nghề truyền thống”
Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống nhưng có
thể hiểu làng nghề truyền thống như sau:
“Làng nghề truyền thống là những thơn làng có một hay nhiều nghề thủ
cơng truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem
lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm. Những nghề thủ cơng đó được
truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của
thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ
truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình cơng nghệ nhất định và sống chủ yếu
bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị
trường” [4, tr15].
Hay theo Bạch thị Lan trong “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”: Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn
tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ
công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có
nhiều hộ gia đình làm nghề thủ cơng truyền thống lâu đời, giữa họ có dự liên kết,
hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt
các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc.
Để trở thành một làng nghề truyền thống phải đáp ứng 03 tiêu chí sau được
quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông
thôn:


-

Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công
nhận.
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Trang 4


1.1.3

Khái niệm “tranh dân gian”
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tranh dân gian song theo định nghĩa của
bách khoa toàn thư mở: Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ
truyền của dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển
rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn cịn được giữ gìn bảo tồn
trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh
chính là tranh Tết và tranh thờ.
Một định nghĩa khác cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao là: “Tranh
dân gian Việt Nam được hiểu là những tranh khắc làm từ những bản khắc gỗ được
trang trí và đơi khi được tơ điểm thêm những câu chú giải viết tay để tạo ra nhiều
tranh có đề tài khác nhau...”

1.1.4

Khái niệm “tranh Đơng Hồ”
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đơng Hồ, là một
dịng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho

dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm
lại lột bỏ, dùng tranh mới (theo bách khoa toàn thư mở).

1.1.5

Khái niệm “du lịch làng nghề”
Du lịch làng nghề trong những năm gần đây đang được xem là một loại
hình du lịch “homestay” được nhiều nước trên thế giới và một số điểm trong nước
áp dụng rất hiệu quả. Làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng kho tàng kinh
nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác
đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ cơng truyền thống. Ơng
Nguyễn Anh Tuấn, Phó vụ trưởng, Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho rằng: Làng
nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa
đặc biêt quan trọng, bởi các sản phẩm của nó ln bao hàm cả giá trị vật thể và phi
vật thể. Khách du lịch đến đây để tìm hiểu về những giá trị văn hóa đó. Vì vậy du
lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa. Từ đó có thể
hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau:
“Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch mà qua đó du khách
được thẩm nhậm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan đến một
làng nghề truyền thống của một dân tộc nào đó.”

Trang 5


1.1.6

Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và làng nghề truyền thống
Du lịch và làng nghề truyền thống có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau:


1.1.6.1
Vai trò của du lịch trong việc phát triển làng nghề truyền thống tranh dân
gian Đông Hồ
-

1.1.6.2

Du lịch tạo việc làm cho cư dân địa phương, thu hút nguồn lao động từ các
vùng lân cận, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.
Góp phần tăng doanh thu và tăng số bán sản phẩm thue công truyền thống cho
các làng nghề.
Du lịch tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư cho làng nghề truyền thống.
Tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề.
Tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa truyền thống với các khách du lịch nước
ngoài.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Góp phần khơi phục và phát triển làng nghê thủ công truyền thống đã bị mai
một.
Tác động của làng nghề đối với hoạt động du lịch
Đối với hoạt động du lịch, làng nghề truyền thống cũng góp phần tích cực:

Làng nghề truyền thống là một loại tài nghuyên du lịch nhân văn có khả
năng thu hút khách du lịch cao, là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ cơng mỹ
nghệ đặc biệt có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, du khách đên đây khơng chỉ
thỏa mãn nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà cịn có
thể mua những bức tranh làm qua lưu niệm, qua tặng cho người thân, bạn bè và du
lịch làng nghề truyền thống còn làm phong phú thêm tài nguyên du lịch, đa dạng
hóa sản phẩm du lịch.

1.2


Nét khái quát về làng tranh Đơng Hồ

1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng tranh Đông Hồ
Cách Hà Nội chừng 33km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông
Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền, có tên Nơm là làng Mái
nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là cái nôi của
Trang 6


dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết
đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần của nhiều người dân
Việt Nam.
Đông Hồ nằm trong một quần thể các di tích lịch sử nổi tiếng vùng Kinh
Bắc. Phía Bắc làng là sơng Thiên Đức, tiếp giáp với xã Đại Đồng Thành có đền
thờ Kinh Dương Vương, cách đó khoảng 1km là chùa Bút Tháp. Phía Tây Nam có
thành Luy Lâu và chùa Dâu, là trung tâm Phật giáo lớn thời Bắc thuộc. Phía Nam
giáp đồng ruộng, khoảng hơn 3 km nhìn thẳng sang là làng Tam Á, có lăng Sĩ
Nhiếp, phía Đơng có núi Thiên Thai. Như vậy, Đơng Hồ nằm ở trong quần thể di
tích lịch sử văn hóa có quy mơ to lớn và phong phú vào bậc nhất nước ta trong
thiên niên kỷ thứ nhất sau Cơng ngun. Đó là khu di tích lịch sử-văn hóa Luy
Lâu. Luy Lâu đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự và thương mại của
quận Giao Chỉ và Châu Giang dưới thời Bắc thuộc. Luy Lâu cũng là một trong ba
trung tâm văn hóa, trung tâm Phật giáo lớn ở phương Đông trong thời đế chế Hán.
1.2.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển của làng nghề truyền thống tranh dân
gian Đông Hồ.
Tranh Đông Hồ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XVI với số lượng mẫu tranh
vô cùng phong phú mà không ai thống kê được, và có một điều đặc biệt của làng
tranh đã phát triển hơn 5 thế kỷ qua là chưa ai nghe đến tên của ông tổ làng
nghề.Từ khoảng cuối thế XVII đến nửa đầu thế kỉ XX(1944) là thời kì hồng kim

của làng tranh này. Trong làng có 17 họ thì tất cả đều làm tranh. Đến hẹn lại lên cứ
vào khoảng tháng 7, tháng 8 cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa tranh tết, không
một mảnh đất trống nào là không được người làng tranh Đông Hồ tận dụng để
phơi tranh, khắp làng rực màu giấy điệp.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cùng nhân dân cả nước, làng
Đông Hồ cũng dơi vào cảnh đạn bom, làng tranh bị đốt phá tan hoang, dân làng
chạy lọa khắp nơi, các bản khắc cũng bị thiêu rụi, nghề tranh từ đó bị mai một.
Nhưng khi hịa bình được lập lại, làng tranh tương đối được khôi phục, sau đó một
thời gian nhiều tổ chức tranh Đơng Hồ được thành lập. Đây cũng là thời điểm
tranh Đông Hồ được xuất khẩu ra nước ngoài, nét đẹp Việt Nam được bạn bè quốc
tế biết đến.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH DÂN GIAN
ĐÔNG HỒ
Trang 7


2.1

Chất liệu làm tranh

2.1.1

Khắc ván:
Sau khi đã vẽ mẫu xong, hay cịn gọi là ra mẫu, các nghệ nhân tìm gỗ để
khắc, chủ yếu là gỗ mít, xẻ thành ván theo độ dầy nhất định, để vài năm cho gỗ
khô kiệt, ván không bị cong, vênh. Ván khắc in tranh gồm 2 loại: Ván in nét và
ván in màu. Ván in nét được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Bản khắc Đông Hồ
không khắc bằng dao mà khắc bằng đục. Có nhiều loại đục khác nhau để có thể
tạo được nhiều nét khắc to, khỏe mà vẫn tinh tế, có hồn.


2.1.2

Giấy in:
Giấy in tranh Đơng Hồ được gọi là giấy điệp, người ta nghiền nát vỏ con
điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo
nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng
từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá
thơng qt lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường
quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ
dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.

2.2

Bố cục của bức tranh
Để tạo nên bố cục trong tranh dân gian Đông Hồ các nghệ nhân đã dùng
phối cảnh ước lệ Phương Đông làm cơ sở để tạo ra lối bố cục không gian tượng
trưng và khái quát, chắt lọc về đường nét, về màu sắc. Bố cục của tranh thường
được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ, do đó xem tranh dân
gian Đông Hồ ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô, đơn giản nhưng
hợp lý hợp tình. Ví dụ như trong tranh thờ Tam phủ, Tứ phủ, Ơng Cơng, Ơng Táo,
Ơng Tơ, Bà Nguyệt…. Các nhân vật được sắp xếp theo quy ước, lớp trong ở xa,
lớp ngồi ở gần như các mảng chính, phụ. Đối với các tranh vẽ đề tài lịch sử cũng
vậy, các vị anh hùng và các nhân vật chính ln được vẽ với tầm vóc lớn hơn.

2.3

Nét và mảng trong tranh

2.3.1


Đường nét
Nghệ thuật làm tranh Đông Hồ độc đáo bởi đường nét bao giờ cũng được
thể hiện sau cùng, bằng ván in nét. Theo cách tạo hình, đường nét làm nên linh
Trang 8


hồn cho bức tranh. Đường nét cũng mang yếu tố trang trí cao. Vì thế, đường nét
rất quan trọng, nét là phương diện tạo hình, là biên giới của các mảng màu và nền
tranh. Nét trong tranh Đông Hồ khỏe khoắn nhưng không thô cứng, chắc chắn
nhưng mềm mại, uyển chuyển, thanh thốt tạo nên vẻ riêng của tranh. Khơng
những thế, nét trong tranh dân gian Đơng Hồ cịn có tính chất phóng khống, đặc
tả được tính cách nhân vật và khiến cho người xem có những tình cảm gần gũi với
cuộc sống ruộng đồng, đầy màu sắc quê hương. Họa sĩ Tọa Phúc Bình cũng đã
nói: “nét trong tranh dân gian Đông Hồ như tiếng chống chèo trong đêm hội diễn”.
2.3.2

Mảng
Mảng là một hình cụ thể, có ý nghĩ tồn bộ hay cục bộ như một nhóm hình,
một hình riêng lẽ, một bộ phận của hình hay một chi tiết của bộ phận. Ví dụ như
khi xem bức tranh “phú quý” [Phụ lục, hình 1] là hình bé gái ôm vịt, bức tranh này
gắn với câu chúc “bách tử phú q”. Trong tranh mảng hình trịn biến dạng thành
hình ovan nằm ở giữa trung tâm của bức tranh, ở đó em bé và con vịt được thể
hiện. Hình em bé và con vịt được cụ thể hóa bằng các mảng nhỏ như: mặt, thân,
người, chân, tay.

2.4

Màu sắc trong tranh
Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như: màu đen là từ

việc đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ
hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng
là điệp…. Đây là những màu khá cơ bản, khơng pha trộn và vì số lượng màu
tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4
màu mà thôi.

2.5

Các thể loại và đề tài của tranh dân gian Đông Hồ
Thể loại và đề tài của tranh Đơng Hồ có thể chia thành sáu loại chính:
-

Tranh thờ cúng: Để đáp ứng nhu cầu của tâm linh.
Tranh lịch sử: Nhằm đề cao những anh hùng dân tộc có cơng dựng nước và giữ
nước.
Tranh chúc tụng (hay còn gọi là mơ ước đầu năm): Tranh chỉ xuất hiện vào dịp tết
đến xuân về, nên tranh này hết sức phong phú. Có ý nghĩa chúc cho mọi người,
mọi nhà gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới, tiêu biểu như: “Đại cát”, “Vinh
hoa”, “Phú q”; mong muốn sum vầy, hạnh phúc thì có: “Gà đàn”, “Lợn đàn”.

Trang 9


-

Tranh sinh hoạt: Phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, thú vui như: “Đánh
vật”, gây cười như “Hứng dừa”, châm biếm như “Đánh ghen”, đả kích khơn khéo
như “Đám cưới chuột”, “Thầy đồ cóc”.
Tranh phong cảnh: Đề cao thú chơi tao nhã, lịch sự, đề cao vẻ đẹp thùy mị, dun
dáng của người con gái có bốn cơ “Tố nữ”, thú chơi cây cảnh có “Mai- Lan- Cúc Trúc”, hoa nở bốn mùa có “Xn- Hạ- Thu- Đơng”.

Tranh truyện: Lấy cốt truyện có sẵn trong dân gian, đề cao con người có tâm trong
sáng, chính nghĩa thắng gian tà như “Thạch Sanh”, “Phương Hoa”, nhiều điển cố
như “Bát Tiên”, nhiều mưu mẹo như “Tam Quốc”, “Chinh Đông”, đa tài, đa tình
như “Kiều”….

-

-

2.6

Quy trình và kỹ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ

2.6.1

Chuẩn bị về nhà xưởng, thiết bị và nguyên liệu:
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình làm tranh dân gian. Các
thiết bị làm tranh phải có đủ, trong một khơng gian nhà xưởng nhất định, đồng
thời nguyên liệu cho làm tranh cũng phải được chuẩn bị từ trước.

2.6.1.1

Về nhà xưởng
Đặc trưng của nghề làm tranh tuy khơng địi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết
bị nhà xưởng quá quy mô và tốn kém, nhưng lại cần những khoảng khơng gian
rộng. Bởi trong quy trình chuẩn bị giấy điệp in tranh, hay phơi tranh thì cần
khoảng sân rộng để có thể trải giấy điệp hay tranh thành phẩm ra phơi cho được
nắng thì giấy điệp mới trắng, tranh mới tươi màu.

2.6.1.2


Về thiết bị
Trước khi bắt tay vào làm tranh, các nghệ nhân làng Đông Hồ đều chuẩn bị
những dụng cụ thiết yếu, chúng được cất giữ như những bảo bối trong nhà. Thiết
bị đó bao gồm:

2.6.1.2.1

Dụng cụ sáng tác mẫu tranh
Đó là các bút lơng, mực nho (hay mực tàu) và giấy bản mỏng. Khi vẽ mẫu
tranh, nghệ nhân sẽ dùng bút lông chấm vào mực tàu đã pha và vẽ hình mẫu lên
các bản giấy mỏng. Sau đó, giấy mẫu được dán vào mặt trước của tấm gỗ, và nét
vẽ sẽ thấm ra mặt sau tờ giấy, nhờ đó người thợ khắc mới khắc được hình vẽ lên
bản gỗ.
Trang 10


2.6.1.2.2

Dụng cụ khắc ván tranh
Dụng cụ được dùng để khắc ván in tranh là mũi đục, hay gọi là ve bằng
thép cứng, và dùi đục dùng để gõ đục. Mỗi bộ ve khắc ván gồm khoảng 40 chiếc,
chia ra 4 loại:

-

Móng: là lưỡi ve lịng máng, cong nhiều
Thoảng: là lưỡi ve hơi lòng máng, hơi cong
Thẳng: là lưỡi ve thẳng
Dẫy nền: là lưỡi ve lòng máng, thân ve uốn cong để dũi, đào sâu xuống gỗ.Mỗi

loại ve có khoảng trên dưới 10 cái với nhiều cỡ to nhỏ khác nhau.
Ngoài mũi đục và dùi đục, cịn có dao khắc mũi mài một má.

2.6.1.2.3
-

-

2.6.1.3

Dụng cụ in tranh:
Gồm ván in tranh (ván màu), sơ mướp và các bìa màu….

Ván in tranh: là các khổ ván nhỏ, nhẹ, thuận tiện khi in. Các ván in tranh được
chuẩn bị trước và đồng thời với các hình mẫu được sáng tác. Sau khi hình mẫu
được tạo ra và khắc xong, đó là bản nét hồn thiện. Sau đó, người thợ cịn phải
khắc bản nét để in từng màu. Đây là các ván nhỏ hơn ván nét, người thợ khắc theo
từng mảng màu có trên từng tờ tranh (màu xanh, đỏ, vàng, hồng,… mỗi màu có
một bản khắc nét mẫu này). Tranh có bao nhiêu màu thì có bấy nhiêu bản in màu.
Ván in màu này sẽ được trực tiếp dùng in lên giấy điệp, qua các công đoạn và thao
tác in tranh sẽ được các bức tranh hồn chỉnh.
Sơ mướp có sẵn ở nhà nhiều, khơng có thì thay bằng các miếng giấy ráp hay bàn
chải to đều được
Về nguyên liệu in tranh:
Trước hết phải kể đến giấy in tranh, là giấy dó quét điệp. Người thợ tự chế
lấy theo lối thủ công truyền thống, vừa rẻ, vừa độc đáo. Hiện nay, người Đông Hồ
mua giấy dó ở trên Đống Cao mà khơng tự sản xuất như xưa. Giấy làm tranh của
Dương Ổ chủ yếu cung cấp để phucc̣ vu cc̣ ho làng làm tranh Đơng Hồ. Màu in tranh
Đơng Hồ là thuốc cái, hồn toàn được chế biến từ nguyên liệu và thảo mộc tự
nhiên.


Trang 11


2.6.2

Kĩ thuật làm tranh

2.6.2.1

Khâu vẽ mẫu
Đây là khâu đầu tiên, quan trọng và khó nhất trong quy trình kĩ thuật làm
tranh. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, thiết bị, nhà xưởng xong, thì địi hỏi người
nghệ sĩ phải ra mẫu, hay sáng tác mẫu tranh. Sau khi sáng tác được mẫu nào thì
đem ra khắc vào bản gỗ (ván khắc). Đó là những cơng đoạn khó nhất của nghề làm
tranh, ít người thơng thạo cả hai. Số người có khả năng sáng tác mẫu không nhiều.
Họ thường là những nghệ nhân giỏi trong làng.

2.6.2.2

Khắc ván
Nghệ nhân khắc ván phải là người có kỹ thuật chạm giỏi. Ván in thường
chia làm hai loại là ván in nét và ván in màu. Ván in nét làm bằng gỗ thị, gỗ thừng
mực. Gỗ thị thớ đa chiều dùng để khắc ván in nét có thể tạo nét tinh vi, mảnh nhỏ,
nét bền. Gỗ mực nhẹ, nạc, mềm và rất dễ khắc nhưng độ bền không cao. Ván in
màu bằng gỗ giổi hay gỗ vàng tâm, là loại gỗ nhẹ, thớ mềm xốp, dễ hút màu, do
đó in đượm màu thuốc cái.

2.6.2.3


In tranh
Dụng cụ và vật liệu để in tranh gồm giấy dó, ván in, thét thơng, bìa màu và
xơ mướp (có nghệ nhân dùng miếng xốp mút). Sau khi chuẩn bị xong các nguyện
liệu, dụng cụ, người nghệ nhân tiến hành in tranh. Tranh Đông Hồ được in theo
phương thức xấp ván, bằng cách cầm ván in và rập xuống bìa màu, sao cho màu
thấm đều vào hình khắc trên ván. Xong bước tiếp theo là ấn ván in lên tờ giấy in,
như khi đóng dấu ấn. Sau đó, lật ngửa ván in có dính tờ giấy in (giấy điệp), lấy
miếng xơ mướp xoa đều lên mặt sau tờ giấy điệp để nét hoặc màu in đều lên giấy.
Thao tác cuối cùng là lấy tờ tranh ra khỏi ván in. Khi in xong mỗi màu, vắt tranh
vào sào nứa hoặc tre rồi phơi trong nhà, tranh khô mới in tiếp màu sau. Tranh có
bao nhiêu màu thì in bấy nhiêu lần cho hết các màu thì in nét, in nét là cơng đoạn
cuối cùng.
Trong một bức tranh có nhiều màu, người ta thường in màu đỏ trước, sau
đến màu xanh, các màu vàng, trắng và màu da có thể tùy theo. Nhiều người in
trong dây chuyền để hoàn thành một bức tranh, mỗi người in một màu. Để cho các
mảng màu in ăn khớp với nhau, mỗi tấm ván in đều có hai điểm cữ đánh dấu ở
cạnh ván in. Khi in, hai điểm này sẽ để lại dấu chấm tròn nhỏ trên tranh. Cách làm
này sẽ đảm bảo cho việc in các màu xen kẽ nhau, không chồng lên những mảng
màu in trước. Sau khi in xong các mảng màu, người nghệ nhân in ván nét đen để
Trang 12


viền các mảng màu. Người Đông Hồ gọi là cắt nét. Cơng việc này khó nhất, địi
hỏi sao cho các nét viền phải đều tay, không được chỗ đậm- chỗ nhạt. Sau khi in
nét xong cũng phơi tranh lên để tránh ẩm mốc. In nét là công đoạn cuối cùng, quan
trọng để tạo nên đường nét và giá trị biểu đạt cho tranh Đông Hồ.
2.6.3
2.6.3.1

Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tranh dân gian Đông Hồ

Về giá trị nghệ thuật dịng tranh dân gian Đơng Hồ
Sáng tạo nghệ thuật trong tranh Đông Hồ không phải là cảm hứng trong
sáng tác, mà là nghệ thuật trong kỹ thuật làm tranh, hình ảnh trong tranh và đặc
biệt trong cách sử dụng màu sắc:

- Tranh làng Ðông Hồ dùng ván để in. Bởi vậy, chất lượng nghệ thuật của tranh phụ
thuộc khá nhiều vào bản khắc gỗ. Ðể có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo như
vậy địi hỏi phải có người vẽ mẫu trước. Những người vẽ mẫu và người chế tác bản khắc
địi hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đức tính tỉ mỉ và đặc biệt phải
có trình độ kĩ thuật cao. Sau khi hồn thành bản khắc thì cơng việc in tranh khơng cịn
khó khăn gì, một người mới vào nghề cũng có thể in được.
- Tranh dân gian Ðông Hồ không áp dụng chặt chẽ về cơ thể học, các nguyên tắc về
ánh sáng hay luật xa gần của tranh hiện đại mà mang nhiều tính ước lệ trong bố cục,
trong cách miêu tả về màu sắc. Tất cả đều sử dụng lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện,
do đó xem tranh dân gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản
nhưng hợp lí hợp tình. Nghệ thuật vẽ của tranh Đơng Hồ cịn mang dáng dấp của nghệ
thuật thời nguyên thủy.
 Ta có thể thấy, trong tranh “Đánh ghen” [Phụ lục, hình 3], nghệ nhân sử dụng phối
cảnh ước lệ "đơn tuyến bình đồ" tạo ra bố cục khơng gian tượng trưng và khái
quát, cách tạo hình nhân vật mang yếu tố biếm họa, thể hiện ở sự cường điệu hóa
các hình thể và đường nét trong tranh, tạo nên sự sôi động, nhưng không kém phần
hài hước, vui nhộn trước một tình huống bi kịch gia đình.
 Bức tranh “Đàn lợn âm dương” [Phụ lục, hình 4] nhìn một cách tổng thể, đây là
một bố cục hình chữ nhật được đặt trong khung hình chữ nhật. Bức tranh diễn tả
lợn mẹ và đàn lợn con trông thật sinh động, các nét cong của mông, lưng và đầu
lợn con trông mềm mại và nhịp nhàng song không làm mất đi hình mảng cơ bản
của nó. Để tăng thêm sự hài hịa, cân bằng của đường nét, trên mình lợn được
điểm xuyết bởi các vịng xốy âm dương, vừa khiến các mảng đỡ đặc, vừa thể hiện
tính hài hịa trong trang trí. Những con lợn trong tranh khơng giống lợn thực,
những đặc điểm của mắt, mũi, miệng, tai, lưng được nghệ nhân khai thác triệt để

và cường điệu hóa trong cách nhìn trang trí. Đặc biệt sự sắp xếp các con lợn quây
Trang 13


quần bên nhau, giữa đàn lợn con và lợn mẹ hoà vào nhau tạo ra một bố cục chặt
chẽ, thể hiện rõ chủ đề "chúc tụng" của tranh, chúc cho sự sinh sôi nảy nở, con
cháu đầy đàn.
- Màu sắc trong tranh: Ông Nguyễn Đăng Chế - một nghệ nhân nổi tiếng của dịng
tranh dân gian Đơng Hồ đã giải thích về ý nghĩa của việc dùng màu sắc sao cho phù hợp
với mỗi đề tài khác nhau: nền màu đỏ để lột tả được cái nóng giận bực bội ngột ngạt của
khơng khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trên các bức tranh
ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên bình.
Như vậy mỗi màu biểu tượng cho mỗi ý nghĩa khác nhau: “màu xanh tượng trưng
cho sự sống, sinh sôi, là màu của mùa xuân, màu hợp với ánh mắt nhìn”; “màu đỏ tượng
trưng cho lửa, nhiệt nóng, màu của mùa hạ”; “màu vàng thuộc hành thổ, là màu của đất,
tượng trưng cho mẹ của thiên nhiên”... Cho nên, trong các tranh Đông Hồ thường thấy sử
dụng màu vàng làm nền cho mặt tranh, nó có ý nghĩa quan trọng trong tổng hòa quan hệ
của bức tranh.
2.6.3.2

Giá trị về nội dung của dịng tranh dân gian Đơng Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất của
con người, xã hội theo quan điểm mỹ học dân gian của người dân vùng này.
Những bức tranh nói lên ước mơ ngàn đời của người lao động về một cuộc sống
gia đình thuận hịa, ấm no, hạnh phúc và một xã hội công bằng, tốt đẹp.

-

Tranh Đông Hồ mang nội dung chúc tụng, thể hiện ước mơ tốt đẹp của người lao
động:

Từ hai bên cánh cổng ta đã bắt gặp những Tiến tài- Tiến lộc [Phụ lục, hình
5] vẽ hình hai vị thần mũ áo triều phục văn quan, một vị mang biển Tiến tài, một
vị mang biển Tiến lộc. Theo tục lệ của dân làng, dán hai bức tranh này ngoài cổng,
tài lộc sẽ kéo vào trong nhà, và với năm mới, hai vị thần Tiến tài, Tiến lộc sẽ mang
lại sự thịnh vượng. Người nông dân cầu mong sinh được con trai để lấy người nối
dõi dòng tộc qua bức tranh Vinh hoa [Phụ lục, hình 2] có hình em bé như một tiên
đồng, hình dáng mập mạp, tóc để trái đào, tay ơm con gà trống. Họ cầu mong một
gia đình quây quần đầm ấm, chan hòa hạnh phúc như ý nghĩa của hai bức tranh Gà
đàn và tranh Gà thư hùng là bức tranh tồn cảnh của gia đình đồn tụ, mẫu mực
cho sự thủy chung và tinh thần trách nhiệm.

-

Tranh Đông Hồ ca ngợi truyền thống “tôn sư trọng đạo”:
Truyền thống hiếu học và tơn sư trọng đạo đã có từ lâu trong lịch sử dân tộc
ta. Tranh Đông Hồ nổi tiếng cũng bởi phản ánh nội dung này trong tranh. Bức
Trang 14


tranh vừa mang nhiều ẩn ý phê phán và cả khuyến khích việc học hành là Thầy đồ
cóc [Phụ lục, hình 6]. Tranh có nhiều ẩn dụ, với ý nghĩa khuyên con cháu học
hành thì khung cảnh trường học tấp nập như vậy là niềm mơ ước của nhiều trẻ em
thời bấy giờ. Tranh Thầy đồ cóc (hay Lão Oa giảng độc) hướng đến đề tài giáo dục
- một chủ đề mang tính thời đại, quy luật tất yếu của xã hội, nhằm đào tạo lớp
người kế cận thành những con người mới có đạo đức, có kiến thức, có năng lực.
Đề tài có tầm cỡ và quan trọng như vậy, lại lấy “xã hội” lồi cóc làm đối tượng
phản ánh, ít nhiều mang chất trào lộng, hài hước và chấm biếm, tưởng phi lý, nhạo
báng nhưng lại có lý và tâm đắc. Tâm đắc và hợp lý ở tính nhân văn sâu sắc của
bức tranh. Là loại tranh cổ, đã có từ trước khi Pháp sang cướp nước ta, thời Nho
học và đức Khổng Tử đang được tôn thờ. Các bậc cha mẹ đều mong muốn con

mình học được chút ít chữ Thánh hiền để nên người, cũng khơng dám mơ ước đến
đỗ đạt, đăng khoa hay chức cao vọng trọng. Khơng chỉ có ý nghĩa nhân văn như
vậy, bức tranh cịn thể hiện được sự kính trọng của trị với thầy. Trong tranh có
một chú Cóc dáng vẻ nghiêm chỉnh, cung kính, lễ phép, một tay chống gối, tay kia
xách siêu nước sôi pha trà dâng thầy. Đây là một hành vi đẹp, có văn hóa, thể hiện
sự “tơn sư trọng đạo” của người đi học. Ngồi ra, tranh Lý Ngư vọng nguyệt [ Phụ
lục, hình 8](Cá chép trơng trăng) cũng muốn khun người học trị chăm chỉ học
tập rồi thi đỗ như truyền thuyết “cá chép vượt vũ mơn” hóa rồng. Tranh Rước ơng
nghè vinh quy bái tổ [Phụ lục, hình 7] hay Mục đồng đọc sách cũng nhằm khuyến
học mạnh mẽ.
-

Tranh Đông Hồ ca ngợi những anh hùng dân tộc, phản ánh cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm của dân tộc:
Tranh Đơng Hồ phản ánh q trình đấu tranh dựng nước và giữ nước rất
oanh liệt, vẻ vang của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Qua các bức tranh
Đông Hồ về lịch sử phong phú, đa dạng, chúng ta thấy lịch sử dân tộc bằng tranh
hiện lên thật sinh động và sâu sắc. Những bức tranh ca ngợi lịch sử thời kì đầu sau công nguyên với các nhân vật như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng,
Trần Hưng Đạo…., cụ thể là các bức tranh: tranh Bà Triệu cưỡi voi [Phụ lục, hình
9], Bà Triệu đánh giặc, tranh Hai Bà Trưng, Vua Đinh Tiên Hồng, Ngơ Quyền
đánh giặc, Trần Hưng Đạo, Ngựa Hồng,… Đến thời kì lịch sử chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ có các tranh: Văn minh tiến bộ tọa đăng xương- Phong tục
cải lương moa tăng phú (Thời đại văn minh tiến bộ anh hãy cẩn thận- Phong tục
thay đổi, tơi cóc cần), Tranh Bắt giặc lái Mỹ [Phụ lục, hình 10], Tranh Hịa bình,…

-

Tranh Đơng Hồ mang nội dung phê phán, đả kích những thói hư, tật xấu

Trang 15



Về phương diện xã hội, tranh Đông Hồ thành công trong việc phê phán, đả
kích sâu cay tầng lớp phong kiến thống trị với những thói hư tật xấu. Hai bức
tranh tiêu biểu là Thầy đồ cóc và Đám cưới chuột được nghệ sĩ dân gian thể hiện
rất tài tình. Tranh Thầy đồ cóc bên cạnh ý nghĩa khuyến khích việc học và “tơn sư
trọng đạo”, cịn được diễn giải bằng bốn câu thơ với ẩn ý đả kích: “Tìm thầy hỏi
bạn nhái chi mà/ Thấy học xem bằng ếch thấy hoa/ Mở mắt chão chàng soi vũ trụ/
Đem gan cóc tía đối sơn hà”. Tuy có bốn câu thơ, nhưng có đủ cả ếch, cóc, nhái,
chão chàng làm ta liên tưởng đến bài “Rắn đầu biếng học” của Lê Quý Đôn trong
câu “Thấy học xem bằng ếch thấy hoa” có ý tương tự, chung nỗi chán chường mỉa
mai; hay với cụ Tú Xương trong bài “Nào có ra gì cái chữ Nho”, học hành đỗ đạt
dưới chế độ cũ có ra sao, thi đỗ làm quan tức là làm tay sai cho bọn thống trị, để
hà hiếp bóc lột dân nghèo. Ở đây cịn có ý nói, có khi làm tay sai mà khơng biết vì
“mắt chão chàng” nhìn trừng trừng nhưng không tinh tường. Thế mà dám đem gan
và sức ấy ra để phản Tổ quốc, hại nhân dân. Thầy đồ cóc quả là một bài học triết
lý với miền Nam nước ta thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và đến nay ý nghĩa sâu
sắc đó vẫn cịn tác dụng. Bức tranh Đám cưới chuột [Phụ lục, hình 11] rất nổi
tiếng, cũng mang tính đả kích sâu sắc, đánh một đòn rất trúng, rất hiểm vạch mặt
bọn thống trị khơng hề khoan nhượng. Ngồi ra, các bức tranh khác về nội dung
châm biếm, đả kích thói hư tật xấu của bọn quan tham cũng như lũ giặc xâm lược
nước ta như: Tranh Trê và Cóc; Cóc múa kì lân; Chuột Tầu rước rồng vàng; hay
“Văn minh tiến bộ toa tăng xương - phong tục cải lương moa tăng phú” (nghĩa là:
Thời đại văn minh tiến bộ anh hãy cẩn thận; Phong tục thay đổi, tơi cóc cần),... Về
phương diện gia đình, tranh phê phán, đả kích cũng đa dạng, nhiều đối tượng,
nhiều khía cạnh. Tiêu biểu là tranh Đánh ghen, là bức tranh sinh hoạt dí dỏm mang
tính phê phán và giáo dục cao.
2.6.4
2.6.4.1


Những nét thay đổi của tranh Đơng Hồ so với trước
Thay đổi về hình thức nghệ thuật
Những biến đổi của tranh dân gian Đông Hồ ngày nay được các nhà
nghiên cứu và họa sĩ đánh giá là: “…tranh Đông Hồ in ở thời điểm hiện tại thường
khơng có màu sắc thắm như tranh cổ, ngun nhân là người ta trộn màu trắng vào
điệp quét giấy để bớt lượng điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên “thường”,
màu sắc sử dụng cũng chuyển sang loại màu cơng nghiệp, các bản khắc mới có
bản khơng được tinh tế như bản cổ” (bách khoa toàn thư mở)
Nhưng theo nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả (người con thứ hai của nghệ nhân
Nguyễn Hữu Sam ở Đông Hồ đã và đang kế thừa sự nghiệp làm tranh dân gian
Trang 16


của cha ơng), về chất liệu giấy khơng có sự thay đổi nhiều. Màu tranh cũng thế,
vẫn tôn trọng màu sắc truyền thống. Độ tinh xảo của bản khắc gỗ cũng khơng thay
đổi nhiều so với trước. Gia đình nghệ nhân Quả hiện giờ vẫn giữ gìn và phát huy
tất cả quy trình làm tranh truyền thống. Chú coi trọng chất lượng tranh hơn là làm
theo số lượng. Bản thân chú cũng xác định là làm tranh cũng là làm nghề truyền
thống của ơng cha, mình phải có trách nhiệm, có tâm với nghề.
2.6.4.2

Thay đổi về nội dung
Về nội dung tranh dân gian Đơng Hồ, gần như có sự gần gũi nhất định giữa
nội dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung Quốc. Có những tranh
mà cả hai nước đều có, song tranh Đơng Hồ đã phát triển thành một xu hướng
riêng, tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa nhận như dòng tranh dân gian được biết
đến nhiều nhất ở Việt Nam.
Với xu hướng thay đổi về nội dung của tranh Đơng Hồ thì nghệ nhân
Nguyễn Hữu Quả khẳng định là nội dung cũng không khác nhiều, có biến đổi,
nhưng khơng nhiều và tùy thuộc vào mỗi bức tranh. Như tranh Tứ bình, Tứ quý về

cơ bản các nghệ nhân vẫn tôn trọng các khuôn mẫu truyền thống, song có thay đổi,
cải biến một số họa tiết trang trí sao cho đỡ rườm rà, gợi cảm giác thanh thoát.
Tranh Tố nữ được cải biến về màu sắc, đường nét, kết hợp cả hai phong cách tranh
Đông Hồ và Hàng Trống. Nghệ nhân Trần Nhật Tấn trên cơ sở tranh Tố nữ truyền
thống đã sáng tác bộ tranh Tố nữ quan họ. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế cải biến
tranh khắc gỗ dân gian (theo lối khắc in âm bản) thành tranh khắc gỗ (in khắc
dương bản) với hai màu đen, trắng. Nghệ nhân cho biết, có khá nhiều khách hàng
thích loại tranh này.

CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH DÂN
GIAN ĐÔNG HỒ

3.1 Tiềm năng du lịch của làng tranh Đơng Hồ
-

Làng Đơng Hồ vốn có nền tảng rất vững chắc để phát triển du lịch làng nghê. Nền
tảng đó là nghề thủ cơng truyền thống làm tranh đã tồn tại hơn 5 thế kỷ. Nghề làm,
vẽ tranh dân gian chính là tài ngun nhân văn có giá trị to lớn của dân tộc Việt
Trang 17


Nam. Tuy trong thời gian gần đây, nghề làm tranh đã dần bị mai một nhưng công
cụ, cách thức vẽ chỉ cịn lại duy nhất ở ngơi làng này. Khơng chỉ có nghề làm tranh
truyền thống, làng Đơng Hồ cịn có nhiều giá trị văn hóa tinh thần khác được thể
hiện qua ngày lễ, ngày hội (ngày hội Đông Hồ diễn ra vào các ngày 13,14,15
tháng 3 âm lịch). Không chỉ riêng Đơng Hồ mà tồn tỉnh Bắc Ninh lễ hội diễn ra
liên tục từ tháng riêng, đến tháng tư âm lịch. Đây có thể nói là động lực để khách
du lịch đến Bắc Ninh nói chung và làng Đơng Hồ nói riêng. Chính vì thế nơi đây
có thuận lợi về nguồn khách du lịch và có khả năng phát triển du lịch làng nghề rất

lớn.
-

Sản phẩm du lịch: Theo nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam, trước đây tranh dân gian
Đông Hồ có bốn loại tranh chính gồm: tranh truyền thống vẽ bằng tay (tranh in nét
và vẽ thủy mặc, vờn màu), tranh vừa in vừa vẽ, tranh in bằng ván khắc gỗ, tranh
khắc gỗ. Trong đó thơng dụng và phổ biến nhất là tranh đen trắng (tranh vẽ thủy
mặc, vờn màu) và tranh màu được in bằng bản khắc gỗ. Các loại sản phẩm tranh
này hiện nay vẫn được duy trì ở các gia đình làm tranh, đó là những đặc sản riêng
của tranh dân gian Đông Hồ đã nổi tiếng và hiện nay còn được phát huy. Đáng chú
ý hiện nay là tranh dương bản, tức tranh khắc gỗ được các du khách ưa chuộng và
mua nhiều. Đồng thời, tranh in màu, hay in đen trắng lồng trong khung kính cũng
được đón nhận tích cực. Đó là sự phát triển và tự thích nghi theo quy luật vận
động tự nhiên trong q trình phát triển của làng tranh Đơng Hồ.

-

Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới), xuất khẩu
hàng hóa gia tăng, ngày càng tạo nhiều cơ hội cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa
với nước ngồi. Chính vì thế tranh Đơng Hồ rất có thể trong tương lại sẽ trở thành
một trong những mặt hàng có giá trị cao nhất.

-

Vị trí địa lý: Làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, thành Phố Bắc Ninh, có vị
trí gằn với thủ đơ Hà Nội (khoảng 33km về hướng Đông). Không chỉ vậy, hệ
thống đường giao thông và phương tiện đi lại từ thành phố Hà Nội đến làng Đông
Hồ cũng rất thuận tiện. Đây cũng là một điều kiện tốt cho phát triển du lịch làng
nghề.


-

Cơ sở vật chất- kỹ thuật: Tuy hiện nay chỉ cịn lại 3 gia đình theo nghề làm tranh
nhưng cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương và các nghành chức năng
đầu tư xây dựng cho làng tranh Đơng Hồ một trung tâm giao lưu văn hóa, sưu tầm,
phục chế và phát triển tranh dân gian Đông Hồ, tạo điều kiện khôi phục nghề
truyền thống và phát triển du lịch hiệu quả. Năm 2006, đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để
xây dựng, lưu giữ tranh dân gian Đơng Hồ, nơi này có tổng diện tích là 2000 mét
Trang 18


vuông, bao gồm các hạng mục: sân, vườn sinh thái, khu trưng bày và khu sản xuất
tranh… với kiến trúc theo dạng nhà cổ vùng Bắc Bộ.

3.2

Đề xuất hướng phát triển của làng tranh Đông Hồ trong phát triển du lịch

3.2.1

Thực trạng khai thác của làng tranh dân gian Đông Hồ
Hiện nay cả làng Đơng Hồ chỉ cịn xót lại 3 nghệ nhân hay 3 gia đình cịn
theo nghề truyền thống này, đó là: gia đình ơng Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Đăng
Chế và Trần Nhật Tuấn. Vừa đến đầu làng Đơng Hồ chúng ta có thể nhìn thấy
ngay khu triễn lãm tranh của nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và ngay bên cạnh đó là
nhà của nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Trần Nhật Tuấn. Có thể nói rằng du
khách khi đến đây sẽ không thể nào tránh khỏi sự hụt hẫng và thất vọng vì ngơi
làng tuy khơng nhỏ nhưng đặt chân đến lại chỉ đi thăm quan 2, 3 nhà cạnh nhau,
không cố được cảm giác đi tham quan làng nghề mà chỉ giống như đi tham quan
một hay hai khu triễn lãm tranh, không thấy hết được giá trị làng quê nơi đây và

nét văn hóa làm tranh theo quy mơ làng xã.Tuy làng có truyền thống, có điều kiện
phát triển du lịch nhưng khoảng 90% dân số là khơng khai thác du lịch, vì vậy
cũng đồng nghĩa rằng chỉ có khoảng 10% dân số hưởng lợi từ hoạt động du lịch và
hoạt động du lịch cũng chỉ dừng lại ở mức độ tự phát.
Qua điều tra cho thấy khách du lịch đến làng rất đa dạng, không chỉ có
khách nội địa mag cịn có cả du khách quốc tế. khách nội địa gồm các đoàn học
sinh, cán bộ nhà nước, các nhà nghiên cứu và khách lẻ yêu thích tranh…Hàng năm
lượng khách du lịch đến thăm làng vẫn khá đơng, trong đó có nhiều khách du lịch
nước ngồi. Theo ước tính, trung bình mỗi năm có khoảng 1200 lượt khách du lịch
đến thăm quan, trong đó có khoảng 12,5% là khách du lịch nước ngoài.
Như vậy dù làng tranh Đơng Hồ rất có tiềm năng phát triển du lịch làng
nghề nhưng thực trạng cho thấy nơi đây cho thấy việc khai thác tiềm năng này còn
rất kém và như ơng Vũ Thế Bình vụ trưởng, vụ lữ hành (tổng cục du lịch) nhận
xét: tuy làng Đông Hồ thu hút nhiều khách du lịch nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tự
phát.

3.2.2
Định hướng phát triển du lịch của làng nghề truyền thống tranh dân gian
Đơng Hồ
- Muốn có thể phát triến du lịch tại làng tranh Đông Hồ trước hết cần phải đẩy mạnh
bảo tồn và khôi phục làng nghề, bằng cách:
Trang 19


 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ về
giá trị văn hóa làng nghề truyền thống của dân tộc: Nâng cao trình độ dân trí và
học vấn cho người lao động trong làng nghề, chú trọng công tác giáo dục thẩm
mỹ trong nhà trường.
 Kết hợp chặt chẽ với các địa phương thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến
thức về quản lý, kiến thức kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ trong làng

nghề.
 Có thể xây dựng nhiều cuốn phim truyền hình giới thiệu cho đơng đảo quần
chúng nhân dân.
 Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực: tổ chức các lớp đào tạo nghệ nhân, tạo điều
kiện thu hút nguốn lao động, khuyết khích họ phát triến, giúp đỡ để họ gắn bó
với nghề.
 Hồn thiện năng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên tại làng Đông Hồ.
 Tuyên truyền về giá trị truyền thống tranh dân gian Đơng Hồ như một di sản văn
hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
 Tăng cường quảng bá hình ảnh của làng Đơng Hồ đến bạn bè trong và ngoài
nước.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
 Tìm đầu ra cho tranh Đơng Hồ.
-

Phát triển mơ hình du lịch cộng đồng tại làng nghề truyền thống tranh dân gian
Đơng Hồ: Nhà nước và chính quyền địa phương phải hỗ trợ, giúp đỡ người dân để
người dân gắn bó với nghề, quy hoạch lại làng nghề mơt cách thống nhất, đồng bộ
phục vụ cho phát triển du lịch, nhằm tạo tính đặc trưng duy nhất, thu hút sự thích
thú của du khách khi đến du lịch, người dân phải học cách làm du lịch một cách
khao học, có tri thức.

-

Gợi ý tour du lịch đến làng tranh Đông Hồ:







Hà Nội – Bát Tràng – Chùa Dâu – Làng tranh Đông Hồ – Đồng Kỵ.
Hà Nội – Chùa Phật Tích – Làng tranh Đơng Hồ – Vịnh Hạ Long.
Chùa Bút Tháp – Làng tranh Đông Hồ – Làng quan họ Bắc Ninh.
Tour du lịch nhiều ngày về các loại tranh dân gian truyền thống ở Việt Nam: Trang
Đông Hồ – Tranh Hàng Đống – Tranh Đỏ Kim Hoàng – Tranh Làng Sình.

III.

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 20


Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ là một làng nghề nổi tiếng ở Kinh Bắc
xưa nói riêng, và Việt Nam nói chung, là một trong những trung tâm sản xuất tranh dân
gian lớn nhất của đất nước. Tranh dân gian Đông Hồ mang nhiều đặc trưng của ngơn ngữ
tạo hình, được xếp vào dịng nghệ thuật đồ họa, một loại hình ra đời sớm trong lịch sử mỹ
thuật Việt Nam. Về nội dung, tranh Đông Hồ đa dạng về thể loại, đề tài. Đó là tranh thờ,
tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh sinh hoạt, tranh đả kích, châm biếm, tranh tuyên
truyền cổ động,…. Mỗi loại tranh có nội dung và cách thức biểu đạt khác nhau, song nó
là tấm gương phản ánh một cách trung thực nhất, biểu hiện cốt cách tình cảm và con
người Việt Nam. Về hình thức nghệ thuật, nét nổi bật của dịng tranh Đơng Hồ là phương
pháp in tranh bằng cả ván in nét và ván in màu. Tranh Đông Hồ in nét và in màu đều in
úp ván theo kiểu đóng dấu trên giấy dó quét nền điệp. Màu dùng để in tranh là những sản
vật và nguyên liệu lấy từ tự nhiên được chế biến bằng kỹ thuật thủ công, nghệ nhân làng
Hồ gọi là màu thuốc cái, như lấy từ than lá tre, lá chàm, hoa hòe, hoa hiên, son, điệp….
Đường nét trong tranh Đông Hồ cũng to, đậm, đơn giản nhưng cô đọng, chắc khỏe. Tranh
dân gian trải qua những thăng trầm, tuy có một số thay đổi nhất định về hình thức nghệ
thuật, hay về nội dung, sản xuất và tiêu thụ, nhưng nhìn chung thì những thay đổi đó là

tích cực và là sự thích ứng trước thời đại mới. Thay đổi đó khơng làm mất đi đặc trưng cơ
bản của tranh dân gian Đông Hồ, hơn thế còn khẳng định được những bước đi riêng của
một làng tranh đang đứng trước nguy cơ bị mai một và thất truyền. Thách thức với làng
tranh Đông Hồ hiện nay là rất lớn, tuy chỉ còn hai gia đình nghệ nhân cịn gắn bó với
nghề và quyết tâm bảo tồn, phát triển nghề tranh này, nhưng những việc họ làm thật ý
nghĩa và thật đáng trân trọng. Về mặt ý nghĩa, tranh Đông Hồ vẫn luôn là sản phẩm tinh
thần độc đáo của văn hóa và nghệ thuật Việt Nam, là đối tượng quan tâm tìm hiểu của
nhiều người ở trong và ngồi nước. Có thể khẳng định rằng tranh Đông Hồ là một nét đẹp
riêng, độc đáo, là những bức tranh lưu giữ hồn Việt và dẫu cho thời gian với những thăng
trầm lịch sử có làm mai một đi những bức tranh, làm phai mờ những nghệ nhân thì hồn
Việt ẩn chứa trong tranh vẫn luôn trường tồn mãi mãi.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.A. Radugin (chủ biên) (2002), Từ điển bách khoa văn hóa học, người dịch Vũ
Đình Phịng, Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
2. Phạm Côn Sơn (2004) Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá
dân tộc.
3. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam”
tháng 8/1996.

Trang 21


4. Tiến sĩ Mai Thế Hởn, giáo sư, tiến sĩ Hồng Ngọc Hịa, phó giáo sư, tiến sĩ Vũ
Văn Phúc, Phát triển làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa (2003), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bạch thị Lan –luận án cấp trường : Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ(2011).
6. Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Chứ (1984), Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc.

7. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Thảo (1996), Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và
các vị tổ nghề, NXB Văn hóa dân tộc.
8. Trần thị kim cúc, khóa luận tốt nghiệp Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với
vấn đề phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
9. Lam Khê, Khánh Minh (2010), 36 làng nghề Thăng Long Hà Nội, NXB Thanh
Niên.
10. Tiểu luận tốt nghiệp giá trị màu sắc của tranh dân gian Đông Hồ:
/>11. />12.
13. />14. />15. Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam:
/>16. Kiến thức phối màu – màu sắc trong tranh Đơng Hồ:
/>17. Kịch tính và giá trị nghệ thuật của tranh Đông Hồ:
/>uage/vi-VN/Default.aspx
18. Tranh dân gian Đông Hồ và giá trị nghệ thuật độc đáo:
/>/8/3528.html
19. Tranh Đông Hồ nghệ thuật và triết lý: />20. Giá trị tiềm ẩn tranh dân gian Đông Hồ, báo điện tử: />21. Tìm hiểu về dịng tranh dân gian Đơng Hồ:
/>22. Tranh Đông Hồ nét đẹp dân gian – Quỹ hỗ trợ bảo vệ di sản Văn Hóa Việt Nam:
/>Trang 22


×