Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tìm hiểu nhu cầu về địa chỉ tin cậy hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình (nghiên cứu tại xã tiên nguyên huyện quang bình tỉnh hà giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ SẦU

TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ “ĐỊA CHỈ TIN CẬY” HỖ TRỢ
PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu tại xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI

HàNội-2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ SẦU

TÌM HIỂU NHU CẦU VỀ “ĐỊA CHỈ TIN CẬY” HỖ TRỢ
PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu tại xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Bá Thịnh


Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài “Tìm hiểu nhu cầu
về “địa chỉ tin cậy” hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình (Nghiên cứu tại xã
Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang)” là kết quả của quá trình cố gắng
không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn
bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới
những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo GS.TS Hoàng
Bá Thịnh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa
học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, khoa Xã hội học chuyên ngành Công tác xã hội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
TÁC GIẢ

Hoàng Thị Sầu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. ..................10
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..............................................................11
5. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................12

5. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................13
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............... 17
1.1. Các khái niệm công cụ ....................................................................................17
1.1.1. Khái niệm nhu cầu ....................................................................................17
1.1.2. Khái niệm địa chỉ tin cậy..........................................................................18
1.1.3. Khái niệm Gia đình ..................................................................................19
1.1.4. Khái niệm nạn nhân BLGĐ ......................................................................20
1.1.5. Khái niệm hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân BLGĐ ...........................................20
1.1.6. Khái niệm BL và BLGĐ, các hình thức BLGĐ .......................................21
1.2. Các lý thuyết vận dụng ...................................................................................24
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ................................................................24
1.2.2. Lý thuyết nhận thức hành vi .....................................................................29
1.2.3. Lý thuyết Xung đột xã hội.........................................................................31
1.3. Cơ sở pháp lý ..................................................................................................32
1.3.1. Luật bình đẳng giới năm 2006 .................................................................33
1.3.2. Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 ................................................34
1.3.3. Thông tư quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo
cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh của Bộ y tế năm 2017 ................................................................................35
1.3.4. Thông tư liên tịch 143/2011/TT-BTC-BVHTTDL ngày 21 tháng 10
năm 2011 ............................................................................................................36
1.3.5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 .......................................................38
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................................39
1.4.1. Vị trí, địa lý ..............................................................................................39


1.4.2. Đặc điểm về kinh tế, chính trị, .................................................................39
1.4.3. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................39
1.4.4. Lịch sử hình thành ....................................................................................40

1.4.5. Văn hóa xã hội ..........................................................................................40
1.4.6. Trình độ nhận thức, hiểu biết của người dân............................................41
1.4.7. Quá trình thực thi pháp luật về BLGĐ .....................................................41
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BLGĐ VÀ NHU CẦU CỦA NẠN NHÂN BLGĐ
VỀ ĐỊA CHỈ TIN CẬY TẠI XÃ TIÊN NGUYÊN HUYỆN QUANG BÌNH
TỈNH HÀ GIANG ......................................................................................... 43
2.1. Đặc điểm của phụ nữ bị BLGĐ ......................................................................43
2.2. Thực trạng bạo lực gia đình tại xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà
Giang ......................................................................................................................46
2.3. Các hình thức bạo lực gia đình trên địa bàn nghiên cứu ...............................47
2.4. Nguyên nhân BLGĐ ......................................................................................50
2.5. Lý do khiến nạn nhân chấp nhận sống chung với bạo lực..............................52
2.6. Hậu quả của BLGĐ ........................................................................................53
2.7. Thực trạng về phản ứng của những người có liên quan .................................55
2.7.1. Phản ứng của những người trong gia đình ...............................................55
2.7.2. Phản ứng của cộng đồng, hàng xóm.........................................................58
2.7.3. Phản ứng của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội .....................59
2.8. Nhu cầu về địa chỉ tin cậy của phụ nữ bị bạo lực gia đình .............................62
2.8.1. Phản ứng của nạn nhân khi có BLGĐ xảy ra ...........................................62
2.8.2. Nhận thức của phụ nữ bị BLGĐ về địa chỉ tin cậy ..................................65
2.8.3. Nhu cầu cần hỗ trợ của phụ nữ bị bạo lực gia đình ..................................67
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 77
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
VIỆC HÌNH THÀNH CÁC ĐỊA CHỈ TIN CẬY VÀ ĐỀ XUẤT HÌNH
THÀNH ĐỊA CHỈ TIN CẬY TẠI XÃ LỒNG GHÉP VAI TRÒ TRONG
CÔNG TÁC XÃ HỘI. .................................................................................. 78
3.1. Đánh giá mức độ nhu cầu của phụ nữ bị BLGĐ về địa chỉ tin cây ................78
3.1.1. Tính cấp thiết về nhu cầu địa chỉ tin cậy của phụ nữ bị BLGĐ ...............78



3.1.2. Đánh giá của những người có liên quan về địa chỉ tin cậy tại cơ sở hỗ trợ
nạn nhân bị BLGĐ .............................................................................................78
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành các địa chỉ tin cây tại các thôn81
3.1.1. Thuận lợi ..................................................................................................81
3.1.2. Khó khăn ..................................................................................................82
3.3. Vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ................82
3.3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hình thành các địa chỉ
tin cậy. ................................................................................................................83
3.3.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phát triển các hoạt động tại
các địa chỉ tin cậy ...............................................................................................84
3.4. Đề xuất mô hình “địa chỉ tin cậy lồng ghép vai trò của nhân viên CTXH trợ
giúp phụ nữ là nạn nhân BLGĐ. ............................................................................86
3.4.1. Căn cứ thực hiện:......................................................................................86
3.4.2. Mục đích ...................................................................................................86
3.4.3. Đối tượng hưởng lợi .................................................................................86
3.4.4. Nguồn lực thực hiện .................................................................................86
3.4.5. Quy trình thành lập (căn cứ tài liệu xây dựng và triển khai hoạt động địa
chỉ tin cậy ở cộng đồng của luật phòng chống BLGĐ năm 2007) .....................88
3.4.6. Nguyên tắc hoạt động hỗ trợ tại các “địa chỉ tin cậy” ..............................90
3.4.7. Miêu tả mô hình “địa chỉ tin cậy” đề xuất................................................91
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC ................................................................................................... 102


DANH MỤC VIẾT TẮT
1.


BL: Bạo lực

2.

BLGĐ: Bạo lực gia đình

3.

ĐCTC: Địa chỉ tin cậy

4.

CTXH: Công tác xã hội

5.

NVCTXH: Nhân viên Công tác xã hội

6.

NVXH: Nhân viên xã hội

7.

PN: Phụ nữ

8.

WB: Ngân hàng thế giới


9.

UNICEF: Quỹ nhi đồng liên hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1: Trình độ học vấn của nhóm phụ nữ bị BLGĐ (N = 168) ........................ 44
Bảng 2.2: BLGĐ và phân loại theo dân tộc và nghề nghiệp (Điều tra số liệu
thống kê qua các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và đầu nằm 2017 của Hội liên
hiệp phụ nữ xã) ........................................................................................................ 46
Bảng 2.3: BLGĐ và các hình thức BLGĐ ............................................................... 48
Bảng 2.4: BLGĐ và các biện pháp xử lý ................................................................. 49
Bảng 2.5: Phản ứng của nhóm phụ nữ bị BLGĐ trước và sau khi bị ...................... 64
BLGĐ (N = 168) ...................................................................................................... 64
Bảng 2.6: Nhu cầu cần hỗ trợ của nạn nhân BLGĐ (N = 168) ................................ 67
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình trạng BLGĐ ................................................................................ 43
Biểu đồ 2.2: Tình trạng hôn nhân và BLGĐ của nhóm phụ nữ bị BL ..................... 45
Biểu đồ 2.3: Nguyên nhân dẫn đến BLGĐ tại xã Tiên Nguyên, N = 168 ............... 51
Biều đồ 2.4: Hậu quả của BLGĐ ............................................................................. 54
Biều đồ 2.5: Bảng biểu so sánh sự can thiệp của các bên với kỳ vọng của nạn nhân
(N = 168) .................................................................................................................. 56
Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ hiểu biết pháp luật và mong muốn về hiểu biết pháp luật của
nhóm phụ nữ bị BLGĐ: ........................................................................................... 74
Biểu đồ 3.1: Hiểu biết về địa chỉ tin cậy của nhóm phụ nữ không bị ...................... 79
BLGĐ (N = 168) ...................................................................................................... 79
HÌNH
Hình 1 Theo thang nhu cầu của Maslov .................................................................. 25



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp tổng hợp các mối quan hệ ứng xử,
giá trị nhân cách, là nơi con người được sinh ra, lớn lên và được chia sẻ những vui
buồn trong cuộc sống. Gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của
mỗi cá nhân và cả xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận
dự thảo Luật Hôn nhân - Gia đình (tháng 1-1959) rằng: “Rất quan tâm đến gia đình là
đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới tạo nên được xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng
tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Trong cái tế bào gia đình ấy thì người phụ nữ luôn
được coi là “người giữ lửa” duy trì sự đầm ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình. Cùng với
sự phát triển của xã hội, người phụ nữ Việt Nam hiện nay đã và đang ngày càng
khẳng định được vị thế, tài năng và vai trò của mình không chỉ trong gia đình mà còn
nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với rất
nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống trong việc chăm sóc con cái, công việc và
giữ gìn hạnh phúc gia đình. Họ phải chịu đựng những nỗi đau khác nhau về thể chất
và tinh thần. Đó chính là vấn đề BLGĐ
BLGĐ là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, nó ảnh hưởng tới đời sống
của rất nhiều người mà đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Gây nhức nhối cho nhân loại,
để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em
(GiadinhNet). Bạo lực gia đình đem đến nhiều hậu quả nặng nề về cả thể xác và
tinh thần đối với con người (Ngô Sỹ Bình - Lớp BCK09 - khoa Báo chí & Truyền
thông - Trƣờng ĐHKHXH&NV – ĐHQGTPHCM)
Theo thống kê của Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 5 năm trở lại
đây, số vụ bạo lực gia đình được ghi nhận khoảng 20.000 vụ/năm và mức độ bạo lực
ngày càng nghiêm trọng. Ngay từ năm 2014, báo cáo của các tổ chức phi chính phủ đã
chỉ ra cứ 2-3 ngày ở Việt Nam lại có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình,
trong đó đa phần là phụ nữ và trẻ em. Riêng trong năm 2015 có 31 phụ nữ, 7 trẻ em bị
người thân giết hại. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, 6 tháng đầu năm đã có hơn 20

phụ nữ và trẻ em thiệt mạng do bạo lực gia đình.
1


Còn Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu
thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27%
phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do
nguyên nhân bạo lực gia đình.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều
sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều Khoản
luật, điều Luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình,
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự,..và đặc biệt Luật
phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển
biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong đó quy định về giải pháp can thiệp BLGĐ tại cơ sở thông qua hệ thống
các “địa chỉ tin cậy”. Mô hình là một tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại
cộng đồng với nội dung gồm các hoạt động như: Tiếp nhận, hỗ trợ và thông báo
kịp thời cho nạn nhân bị bạo lực; bảo đảm an toàn cho nạn nhân; bảo đảm bí mật
thông tin về người báo tin và nạn nhân. Đây cũng là nơi để các hội viên phụ nữ
gặp gỡ, chia sẻ, tháo gỡ những mối bất hòa của nạn nhân. Đồng thời, tuyên
truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công
tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự đã đem đến những kết
quả đáng kể và cũng là biện pháp hiệu quả giảm thiểu các vụ BLGĐ trên cả
nước. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này
chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết của đối tượng thụ hưởng
về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, do sự triển khai của các cấp có thẩm
quyển và nhận thức của người dân về vai trò của mô hình và BLGĐ còn hạn chế.
Do đó chưa phát huy được hiệu quả thực sự tại nhiều địa phương. Do vậy, tình
trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và hơn

thế nữa nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội.
Theo thống kê năm 2016 của Hội nông dân, Việt Nam có khoảng 23 triệu hộ,
trong đó số hộ ở nông thôn cao gấp hơn 2 lần số hộ ở thành thị. Số nhân khẩu bình
quân một hộ của nông thôn cũng cao hơn của thành thị (3,9 người so với 3,7 người);
2


trong đó hầu hết nam nông dân là chủ hộ và có tiếng nói chủ đạo trong gia đình.
Chính vì vậy, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình ở nông thôn đang trở nên cấp thiết
(Hải Tâm, Báo Hội nông dân Việt Nam, 06/07/2016)
Xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang là một trong những xã
thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ
nghèo đói còn rất cao, dân trí thấp. Điều kiện sống túng thiếu, chưa đủ đáp ứng
nhu cầu của người dân về những điều kiện cơ bản nhất của cuộc sống. Tại đây
những vụ bạo lực gia đình thường xuyên diễn ra với những nguyên nhân khác
nhau. Và không ai khác người phụ nữ chính là nạn nhân đáng thương của vấn
nạn này. Mặc dù, đảng và nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách
chung nhằm giảm thiểu và phòng ngừa BLGĐ và chính quyền địa phương đã
triển khai rất tốt các chính sách. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của người dân,
đặc biệt là đối tượng và nạn nhân của BLGĐ và việc thực hiện các chính sách
mang tính chủ quan, chưa đi sâu vào nhu cầu và nguyện vọng của người thụ
hưởng. Do đó, việc can thiệp của các chính sách chưa đem lại hiệu quả cao. Đặc
biệt là các mô hình dịch vụ tại cơ sở.
Với những lý do trên tác giả thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhu cầu về “địa chỉ
tin cậy” hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình Nghiên cứu tại xã Tiên Nguyên
huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành
Công tác xã hội của mình với mong muốn tìm hiểu nhu cầu của người phụ nữ là nạn
nhân bạo lực gia đình dưới góc nhìn Công tác xã hội (CTXH) nhằm hướng tới bình
đẳng giới cho người dân trên địa bàn nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu

BLGĐ không phải chỉ là vấn đề của một gia đình hay chỉ tồn tại ở một vài
nước mà BLGĐ, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đang trở thành vấn đề phổ biến
trong tất cả các nước trên toàn cầu. Do tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng
cũng như ảnh hưởng của BLGĐ đến nền an sinh của mỗi cá nhân và toàn xã hội,
nhiều quốc gia trên thế giới. Bạo lực gia đình đã vô tình làm xói mòn đạo đức xã
hội, tác động xấu đến thế hệ tương lai, làm tổn thương tinh thần, tình cảm và sức
khỏe của mỗi thành viên trong gia đình. Do đó, bạo lực gia đình đã trở thành hiện
3


tượng xã hội mang tính toàn cầu – là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực
khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới và Việt Nam.
2.1. Trên thế giới
Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(Convention on the Elimination of all Forms of Discrimination Against Women CEDAW) - điều ước quốc tế quan trọng nhất về bảo vệ quyền con người của phụ nữ
- không có quy định đề cập cụ thể đến vấn đề bạo lực chống lại phụ nữ nói chung,
BLGĐ nối riêng. Đây được coi là một trong những hạn chế lớn nhất của Công ước
này. Tuy nhiên, với việc xác định quan hệ gia đình là một trong các lĩnh vực phụ nữ
bị phân biệt đối xử phổ biến nhất và có những quy định cụ thể nhằm xóa bỏ tình
trạng phân biệt đối xử với phụ nữ nói chung, phân biệt đối xử với phụ nữ trong
quan hệ gia đình nói riêng, CEDAW góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý quốc tế có liên quan đến phòng, chống BLGĐ.
Tác phẩm “Violence, Silence and Anger – Women’s Writing as
Transgession (Sự im lặng, bạo lực và sự giận dữ - các bài viết của phụ nữ như là
một tội lỗi) của nhiều tác giả Deirdre Lashgari chủ biên. Cuốn sách là cơ sở cho
các nhà nữ quyền trình bày các tư tưởng về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu
lên tiếng chống lại bạo lực.
Bên cạnh đó, trên thế giới cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu và các
cuộc điều tra về bạo lực gia đình. Các bài báo, các báo cáo cũng cho thấy sự hiện
diện của hiện tượng bạo lực gia đình trên thế giới đang diễn ra nghiêm trọng

như: Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với nhan đề "Tiếng nói và Năng
lực" cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của tình trạng
bạo lực gia đình, phần lớn trong số họ hầu như không có khả năng bảo vệ.
Báo cáo mới nhất mang tính bao quát của WB cho biết tình hình nghiêm trọng
nhất xảy ra tại khu vực Nam Á và châu Phi, nơi có hơn 40% phụ nữ từng là nạn nhân của
hành động bạo lực gia đình. Tình trạng bị bạo hành cùng với những thua thiệt mang tính
hệ thống mà phụ nữ phải chịu đựng đang là những nhân tố quan trọng cản trở sự tiến bộ
và khiến hàng trăm triệu phụ nữ rơi vào cảnh đói nghèo.
4


Báo cáo cũng cho rằng trao quyền hợp pháp cho phụ nữ và dỡ bỏ những rào
cản về luật pháp và xã hội đối với sự phát triển của họ sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn
cho các nhóm trong xã hội. Đồng thời miêu tả nhiều cách mà theo đó phụ nữ trên
toàn thế giới bị phủ nhận "năng lực" - khả năng vượt lên hoàn cảnh của họ bằng
chính nỗ lực của bản thân.
Báo cáo thông qua tại Hội nghị thế giới về Thập kỷ về Phụ nữ của Liên hợp
quốc: Bình đẳng, Phát triển và Hòa bình (the World Conference of the United
Nations Decade for Women: Equality, Development and Peace) tổ chức năm 1982
ởCopenhagen (Đan mạch). Báo cáo này đánh dấu lần đầu tiên vấn đề BLGĐ được
đề cập cụ thể trong một văn kiện chính thức của Liên hiệp quốc. Báo cáo nêu rõ:
"Cấn ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật dể phòng, chống BLGĐ và bạo
lực tình dục với phụ nữ. Cần thực thi tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả biện pháp
lập pháp, để bảo đảm các nạn nhân của BLGĐ và bạo lực tình dục được đối xử công
bằng trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự".
 Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp hỗ trợ nạn nhân
Mỗi tác giả đều đưa ra những nghiên cứu theo quan điểm riêng và theo các
hướng khác nhau.
Henry Murray, nhà tâm lý học người Mỹ, khi nghiên cứu về vấn đề nhu
cầu khẳng định: nhu cầu là một tổ chức cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi.

Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về cường độ mức độ, đồng thời các loại nhu cầu
chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người. Ảnh hưởng của phâm tâm học, ông
cho rằng nhu cầu quy định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ nguồn năng
lượng libido vô thức.
Tuy nhiên, ông cũng đưa ra quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban
đầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh, con người cũng như con người đều thiếu
thốn một cái gì đó, nó là cần thiết của chủ thể cần cho hoạt động sống và do đó, gây
cho chủ thể một mục đích tính tích cực nhất định. Như vậy, theo ông nhu cầu là một
tổ chức hoạt động. Nó tổng hợp quá trình nhận thức tưởng tượng, hành vi. Ông
cũng đã chỉ ra những khác biệt giữa nhu cầu và áp lực.
5


Ông chia nhu cầu thành 2 loại:
Nhu cầu nguyên phát: Nhu cầu tự nhiên của con người với tư cách là một cơ
thể sống. Bao gồm các nhu cầu ăn, hít thở không khí…đảm bảo cho nhu cầu tồn tại
của cá nhân.
Nhu cầu thứ phát là đặc trưng của nhu cầu con người như một tồn tại xã hội
và bắt nguồn từ sự giao tiếp của con người. Quan trọng nhất trong các nhu cầu là
nhu cầu về tình yêu, sự hợp tác, sự khẳng định.
Kế thừa và dựa trên những luận điểm của ông đối với luận văn nghiên cứu
này, có thể thấy rằng những phụ nữ bị BLGĐ họ luôn bị tổn thương về thể chất và
tinh thần. Họ rơi vào trạng thái mất an toàn. Họ cần được tìm nơi cư trú an toàn khi
có BL xảy ra và cần được tâm sự, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để tìm
cách thoát ra khỏi tình trạng họ gặp phải.
Do đó, tìm hiểu nhu cầu về địa chỉ tin cậy hỗ trợ tại cơ sở lồng ghép các tiêu
chí theo nguyện vọng của nạn nhân là một hoạt động có chủ đích nhằm phân tích
các tiêu chí cần hỗ trợ để giải quyết vấn đề của họ bằng cách hình thành các địa chỉ
tin cậy lồng ghép vai trò của nhân viên Công tác xã hội nhằm đáp ứng các tiêu chí
về nhu cầu tự nhiên của họ khi họ gặp tình huống không an toàn.

Leonchiev lại đi sâu phân tích bản chất tâm lý của nhu cầu đã khẳng định: “Nhu
cầu với tính chất là một sức mạnh nội tại chỉ có thể được thực thi trong hoạt động. Nhu
cầu không chỉ là những cái mà chủ thể sinh ra đã có và chi phối hoàn toàn hoạt động
của con người mà nó nảy sinh trong quá trình hoạt động và sau đó chi phối hoạt động
của con người theo sơ đồ: Hoạt động  Nhu cầu  Hoạt động.
Khi PN trong gia đình có BL, họ bị đe dọa tính mạng, họ có những lo lắng, căng
thẳng trong cuộc sống, họ mong muốn được chia sẻ, đó là trạng thái thiếu thốn, kích
thích tìm kiếm cách thức thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu được cụ thể hoá bằng những hành
động trong thực tiễn đó là họ chạy trốn, tìm kiếm tới bạn bè, người thân, chính quyền
địa phương để tìm nơi ở an toàn, để chia sẻ thoả mãn nhu cầu của mình. Nhu cầu đã chi
phối sự tham gia vào hoạt động của họ, và thông qua hoạt động hình thành các địa chỉ
tạm lánh an toàn, nhu cầu về tâm lý của PN được thoả mãn.
6


Như vậy, các nghiên cứu và báo cáo trên cho thấy rằng, bạo lực gia đình thực
sự là một vấn đề cần để nghiên cứu và chủ yếu xoay quanh vấn đề tự trị chủ quan và
những thiệt thòi chưa được giải quyết của người phụ nữ.
2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm nghiên
cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực trên cơ sở
giới tổ chức ở Bali năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ 4 tổ chức tại
Bắc Kinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng định là một chủ đề
quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển. Trên cơ sở
định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ nữ, các nghiên cứu về bạo lực
gia đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân loại khác nhau về các hành vi bạo lực
trong gia đình. Trong đó hầu hết các nghiên cứu đều đề cập đến thực trạng, nhận
thức, nguyên nhân, hậu quả của hành vi bạo lực về thể chất là chủ yếu:
Năm 2001, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã thực hiện đề tài “BLGĐ đối
với phụ nữ tại Việt Nam” nghiên cứu tại 3 tỉnh Lạng Sơn, Thái Bình và Tiền giang

đề tài đã tìm hiểu nhận thức, thái độ của người dân và cán bộ thi hành pháp luật của
các tổ chức đoàn thể xã hội. Đồng thời đề tài cũng chỉ ra những hậu quả nặng nề
của BLGĐ đối với phụ nữ.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) 2006-2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
đã phối hợp với Tổng cục Thống kê và Viện Gia đình và Giới thuộc Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam tiến hành điều tra Gia đình Việt Nam. Cuộc điều tra này được tiến hành
trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào 4 lĩnh vực là: quan hệ gia đình; các giá trị, chuẩn
mực của gia đình; kinh tế gia đình và phúc lợi gia đình. Những điều tra này nhằm nhận
diện thực trạng, thu thập thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lý và hoạch định
chính sách về gia đình.
Cùng với thực trạng này, cuốn sách “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,
thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân” của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị
Vân Anh (chủ biên), năm 2009 tập trung vào vấn đề bạo lực của người chồng đối với
7


người vợ với mong muốn cung cấp các dữ liệu thông tin đầu vào cho một cuộc nghiên
cứu trên quy mô toàn quốc về bạo lực gia đình. Công trình nghiên cứu cung cấp cho độc
giả, cho những người quan tâm đến việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới và trên hết
cho các nhà hoạch định chính sách một cách nhìn sâu hơn về bản chất của vấn đề bạo lực
gia đình đối với phụ nữ, tính tiến triển của nó và sự cần thiết áp dụng các giải pháp
phòng ngừa mầm mống của bạo lực gia đình trước khi nó trở thành bạo lực thật sự.
Trong “Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình tái hòa nhập cộng đồng thông qua các
hoạt động văn hóa” (2013) của Nguyễn Thu Hiền. Nội dung đề tài đã cung cấp thông tin
khoa học về vấn đề BLGĐ hiện nay thông qua các báo cáo về tình hình bạo lực với phụ
nữ tại Việt Nam những năm gần đây của các trung tâm, tổ chức về giới và phụ nữ (Trung
tâm phụ nữ và phát triển, trung tâm SAGA). Trên cơ sở đó hướng tới các giải pháp,
khuyến nghị cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình thông qua các hoạt động văn hóa và
đồng thời góp phần đưa ra những bằng chứng cần thiết để đưa vấn đề bạo lực gia đình

vào cùng đường lối của các vấn đề chính trị- xã hội, chung tay vào công tác phòng
chống bạo lực gia đình trên toàn quốc và thế giới.
 Các nghiên cứu liên quan đến địa chỉ tin cậy và nhu cầu về địa chỉ tin cậy hỗ
trợ nạn nhân BLGĐ tại cơ cở.
Mô hình Ngôi nhà Bình yên - Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - CWD (Peace
House Shelter - Center for Women and Development - CWD) hoạt động với mục
đích:
Vì sự độc lập, tự chủ, phát triển và tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt
là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn:
• Thể hiện tầm nhìn nhất quán trong xây dựng và thực hiện mọi chính sách
quản lý, phát triển đảm bảo giá trị của tổ chức.
• Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên đồng sức đồng lòng, có bản lĩnh, chủ
động, sáng tạo, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển
• Phấn đấu đầu tư phát triển các chương trình xã hội bằng các dịch vụ đa
dạng, thiết thực, khác biệt nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là
phụ nữ có khó khăn.
8


Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý - Đặng Vũ
Cảnh Linh, NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên cứu tình trạng bạo
lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân và hậu quả
của bạo lực gia đình và đặc biệt là công tác phòng chống bạo lực gia đình - những
bài học kinh nghiệm của Việt Nam, đề cập tới mô hình tạm lánh, các địa chỉ tin cậy
hỗ trợ nạn nhân BLGĐ.
Dự án “Xây dựng năng lực địa phƣơng phòng chống bạo lực gia đình” là
một chương trình dự án do Đan Mạch tài trợ để thực hiện tại Việt Nam năm
2009, trong dự án này, họ đã đề cập rất rõ đến các địa chỉ tin cậy có vai trò như
thế nào với phụ nữ bị bạo lực, được đánh giá dựa trên khảo sát thực tế đối với
phụ nữ bị bạo hành.

Tác phẩm “Phòng, chống và ứng phó với bạo lực gia đình ở Việt Nam –
Bài học từ mô hình can thiệp tại tỉnh Phú Thọ và Bến Tre” (2012) của tổ chức
UNFPA. Luận văn này đã phân tích khái niệm, mục đích, việc triển khai thực
hiện, và kết quả của các địa chỉ tin cậy và các tổ hòa giải như một phương thức
để giải quyết các trường hợp BLGĐ. Để nâng cao chất lượng can thiệp của địa
chỉ tin cậy và tổ hòa giải, cần xây dựng tiêu chí, tài liệu hướng dẫn về quy trình
tư vấn đối với những trường hợp BLGĐ.
Dự án mô hình nhà tạm lánh tại xã Mò Ó, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là một
hoạt động thuộc Dự án 4 của Chương trình quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 20112015 về “hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa
phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới.
Thông qua hoạt động của mô hình giúp cho người dân nâng cao nhận thức về
bình đẳng giới, đặc biệt là bạo lực trên cơ sở giới, nguyên nhân và tác hại của bạo
lực trên cơ sở giới, tạo cơ hội để các nạn nhân bạo lực tiếp cận hoạt động can thiệp
nhằm giảm thiểu tác hại của bạo lực tại cộng đồng; đồng thời xây dựng, hình thành
và duy trì đội ngũ cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới tại cơ sở. Tạo ra một
môi trường an toàn cho đối tượng.
Tuy nhiên, mô hình chỉ dừng lại đúng nghĩa là mô hình mà phụ nữ đến
9


tránh né xâm phạm về thể chất cũng như tinh thần. Chưa giải quyết sâu xa
gốc rễ và khắc phục tình trạng bạo lực gia đình.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã
tiếp thu chắt lọc và áp dụng có bổ sung các đề tài đã được thực hiện trước đó
vào đề tài luận văn của mình. Việc tìm hiểu nhu cầu không chỉ để nhận diện
vấn đề trước mắt mà còn nhằm giải quyết triệt để vấn đề bạo lực gia đình, định
hướng bình đẳng giới trên toàn xã nói riêng và toàn tỉnh Hà Giang nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

31.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu nhu cầu về “địa chỉ tin cậy”
hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình và đề xuất giải pháp hỗ trợ nạn nhân
BLGĐ dưới góc độ Công tác xã hội.
3.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình, việc thực hiện chính sách,
pháp luật về phòng chống BLGĐ và phản ứng của chính quyền, các bên các liên
quan khi có bạo lực xảy ra tại xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về các nhu cầu mong muốn được hỗ trợ của nạn nhân
khi bị BLGĐ.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về sự đánh giá của các bên có liên quan về việc hình
thành các địa chỉ tin cậy nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của nạn nhân BLGĐ
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu vai trò của nhân viên CTXH và đề xuất mô hình “địa
chỉ tin cậy” lồng ghép vai trò của nhân viên CTXH tại các thôn
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu về địa chỉ tin cậy hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân BLGĐ tại xã Tiên
Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang.
3.3. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
10


Người dân trên địa bàn nghiên, bao gồm nam giới và các thành viên trong
gia đình.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương (công an, trưởng thôn
các thôn, thanh niên, Hội phụ nữ xã).
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi xã Tiên Nguyên Huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang (14 thôn)
Thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 01/10/2016 đến 10/7/2017

Nội dung: Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu và đề xuất giải pháp.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nhằm làm rõ hơn và kiểm chứng một số phương pháp, lý thuyết, kỹ
năng, kiến thức trong lý luận và thực hành CTXH. Từ đó góp phần vào việc hoàn
thiện các lý thuyết, kiến thức, kỹ năng phương pháp đối với đối tượng cụ thể tại
những thời điểm, địa điểm, đối tượng cụ thể.
Thực hiện đề tài còn giúp chúng ta hiểu sâu và rõ nét hơn về những vấn đề lên
quan đến đối tượng người phụ nữ phần lớn là dân tộc thiểu số và cái nhìn về bạo lực
gia đình của họ.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
4.2.1. Đối với chính quyền địa phƣơng
Giúp cán bộ xã và các ban ngành chuyên môn đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng
bạo lực gia đình tại địa bàn cũng như quá trình thực thi Luật Phòng chống BLGĐ tại địa
phương. Những thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính
quyền địa phương có những bổ sung, điều chỉnh về chính sách, chủ trương nhằm thực
hiện bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ. Hạn chế và hỗ trợ kịp thời khi có BLGĐ xảy
ra. Tạo động lực cho sự tiến bộ của phụ nữ và sự phát triển chung của địa phương.
4.2.2. Đối với ngƣời dân
Giúp người dân có cái nhìn đúng đắn hơn về nhu cầu hình thành các địa chỉ
tin cậy hỗ trợ nạn nhân là phụ nữ khi có BLGĐ xảy nhằm đảm bảo sự an toàn về
11


tính mạng và bảo vệ quyền con người cho người dân nói chung và phụ nữ là nạn
nhân bị BLGĐ nói riêng.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần vào việc biện hộ và là cầu nối giữa
người dân với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức về việc đáp ứng nhu cầu về sự an toàn
cho đối tượng khi có BLGĐ xảy ra tại địa phương. Góp phần tạo nên sự yên ấm,
bình yên, ấm no, hạnh phúc của mỗi gia đình nhằm tiến tới xây dựng gia đình văn

hóa, làng văn hóa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
4.2.3. Đối với cá nhân
Đề tài nghiên cứu là một trong những công cụ thực hành nghề công tác xã hội
cho bản thân người nghiên cứu. Là cơ hội vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong
công tác xã hội vào trong thực tiễn. Góp phần hoàn thiện bản thân trong quá trình
trợ giúp đối tượng.
Đồng thời, qua nghiên cứu giúp cá nhân hiểu sâu sắc hơn về đối tượng yếu
thế trong công tác xã hội. Hiểu đúng đắn hơn về nhu cầu, nguyện vọng của người
dân. Từ đó, có những đề xuất biện pháp giải quyết đúng vấn đề mà đối tượng đang
gặp phải nhằm hỗ trợ đối tượng tự giải quyết được vấn nạn của mình, góp phần vào
quá trình bảo vệ quyền con người, phát triển con người một cách hiệu quả.
4.2.4. Đối với ngành công tác xã hội
Kết quả nghiên cứu là quá trình vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật
trong ngành CTXH. Góp phần làm phong phú thêm vai trò của ngành trong việc hỗ
trợ đa dạng các đối tượng yếu thế trong xã hội. Chứng minh và khẳng định vị trí,
vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ các nạn nhân bị BLGĐ, đặc biệt đối với những
đối tượng là dân tộc thiểu số trên địa bàn nông thôn.
Kết quả của đề tài là tài liệu giúp ích cho việc học tập và nghiên cứu của sinh
viên, học viên khoa Công tác xã hội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
`

Bạo lực gia đình tại xã Tiên Nguyên huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang diễn ra

như thế nào?
Nạn nhân là phụ nữ bị BLGĐ có những nhu cầu nào cần hỗ trợ?
12


Nhân viên CTXH có vai trò gì trong việc hình thành và duy trì các “địa chỉ tin

cậy” tại xã để đáp ứng các nhu cầu của nạn nhân?
5. Giả thuyết nghiên cứu
BLGĐ tại xã Tiên Nguyên vẫn đang tồn tại với các hình thức và mức độ
khác nhau.
Nạn nhân bị BLGĐ có những mong muốn, nhu cầu khác nhau về “địa chỉ tin
cậy” hỗ trợ cho họ khi có BLGĐ xảy ra.
Việc hình thành các địa chỉ tin cậy cần được sự hỗ trợ bởi các nguồn lực tại
cồng đồng và xã hội. Đặc biệt là nguồn lực từ dịch vụ CTXH.
6.
6.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu

Tài liệu là những hiện vật mang lại cho con người những thông tin về vấn đề mà
nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong bài nghiên cứu của mình tác giả có sử dụng và tìm hiểu nhiều tài
liệu có liên quan đến BLGĐ. Đó là các bài viết, bài nghiên cứu của các tác giả về
nhận thức, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả các giải pháp về BLGĐ và các đánh
giá, báo cáo tổng kết về đặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình BLGĐ và công tác
phòng, chống BLGĐ trên địa bàn xã của chính quyền địa phương.
Phương pháp này đã góp phần vào sự thành công của nghiên cứu. Các tài
liệu là cơ sở, là công cụ để tác giả có được những nhận định, những đánh giá chính
xác về tình hình thực tế và đánh giá đúng nhu cầu, vấn đề đang tồn tại. Từ đó đề
xuất những giải pháp đúng và hiệu quả.
6.2.

Phương pháp điều tra bảng hỏi

Mục đích: Sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi nhằm đưa ra cái nhìn tổng

thể về thực trạng BLGĐ và nhu cầu về địa chỉ tin cậy hỗ trợ PN bị BLGĐ tại địa
bàn nghiên cứu.
Trên cơ sở phân tích tài liệu về tình hình BLGĐ, điều tra 336 phụ nữ trong độ
tuổi từ 20 đến 45 trên địa bàn 14 thôn. Độ tuổi này được đánh giá có hiện tượng

13


BLGĐ phổ biến. Kết quả thu được có 168 phụ nữ cho rằng mình từng bị BLGĐ là
đối tượng nghiên cứu chính của luận văn.
Do đặc điểm của người được hỏi có nhận thức thấp và chủ yếu là dân tộc
thiểu số không biết chữ nhiều. Bởi vậy, trước khi các chị trả lời câu hỏi trong phiếu
khảo sát, tác giả đã tiến hành Công tác xã hội nhóm cho 7 thành viên nòng cốt được
trang bị và nâng cao nhận thức về BLGĐ và các địa chỉ tin cậy tại cơ sở hỗ trợ nạn
nhân bị BL. Được tiến hành trong thời gian 1 tháng từ 20/4/1017 đến 20/5/2017
theo 4 bước trong tiến trình Công tác xã hội nhóm (Thành lập nhóm, khảo sát nhóm,
duy trì nhóm, kết thúc nhóm)
Sau thời gian sinh hoạt nhóm, các thành viên trong nhóm nòng cốt này được
phân công phụ trách 2 thôn. Hướng dẫn cách thức điền phiếu bảng hỏi và giải đáp
các thắc mắc liên quan đến kiến thức BLGĐ và địa chỉ tin cậy.
Trong phiếu khảo sát có nội dung về một số thông tin liên quan như nghề
nghiệp, trình độ học vấn, vùng địa bàn. Từ những thông tin đó, có thể xác định
mối tương quan giữa các thông tin đó với nhu cầu nhận thức của họ đối với
BLGĐ và địa chỉ tin cậy để đánh giá mức độ hiệu quả và tính xác thực của các
thông tin trong bảng hỏi.
Các thông tin trên thu về và được xử lý bằng phương pháp thông kê mô tả.
Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài nghiên cứu. Phương
pháp này đã góp phần vào thành công của đề tài trong việc thu thập thông tin tổng
thể, nhanh và thực tế từ đối tượng nghiên cứu. Từ đó, tác giả có cái nhìn tổng thể,
đánh giá chính xác nhu cầu và đề xuất giải pháp phù hợp và hiệu quả.

6.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên
cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận
thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Mục đích: Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông
tin liên quan đến BLGĐ từ chính nạn nhân và những người xung quanh để có được
cái nhìn khách quan nhất về thái độ, nhận thức của họ về BLGĐ và nhận thức về
14


cách giải quyết vấn đề của họ về vai trò của mô hình “địa chỉ tin cậy” hỗ trợ nạn
nhân BLGĐ tại cơ sở.
Nội dung: Sử dụng phỏng vấn sâu đối với các đối tượng là: Nạn nhân của
BLGĐ, đối tượng BLGĐ, những người trong gia đình (ông bà nội, ngoại, con cái,
anh chị em...) chính quyền địa phương (Công an xã, công an viên, Hội liên hiệp phụ
nữ xã, chi hội phụ nữ thôn, y tế...)
Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn sâu được vận dụng trong các buổi sinh
hoạt tập thể của từng thôn và khi làm việc với nhóm nòng cốt.
Đây cũng là một trong những phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Là
công cụ để tác giả có được đánh giá khách quan và thiết thực nhất từ những đối
tượng có liên quan trực tiếp và gián tiếp của nạn BLGĐ.
6.4.

Phương pháp CTXH nhóm.

CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức
năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với

các vấn đề của cá nhân thông qua nhóm, có nghĩa là :
Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng
động nhóm)
Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề
Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ
thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp
thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm
của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.
Trong đề tài này, phương pháp CTXH nhóm được vận dụng trong việc hình
thành nhóm là các chi hội trưởng các thôn (gồm 7 chi hội trưởng của 7 thôn có tình
trạng BLGĐ xảy ra nhiều nhất: Xuân Hồng, Xuân Hòa, Hòa Bình, Tân Tiến, Nậm
Cài, Quang Sơn, Tây Sơn) nhằm xây dựng nhóm nòng cốt hỗ trợ các đối tượng
được hỏi trong phiếu điều tra bảng hỏi và góp phần nâng cao nhận thức của người
dân về BLGĐ và vai trò của mô hình “địa chỉ tin cậy” tại cơ sở.

15


Lồng ghép với đó là việc hình thành nhóm gồm 7 thành viên là phụ nữ bị BLGĐ
điển hình tại 14 thôn bằng phương pháp tự nguyện. Thông qua cuộc họp và triển khai
chung. Nêu ý tưởng và mục đích của việc thành lập nhóm nòng cốt và lên các hoạt
động (diễn ra trong thời gian thực tập). Sau đó, dựa trên nhu cầu của các thành viên,
nhân viên xã hội lựa chọn được 7 thành viên cùng chung nguyện vọng chia sẻ và mong
muốn được nâng cao nhận thức về BLGĐ và các địa chỉ tin cậy hỗ trợ nạn nhân BL tại
cơ sở. Tập hợp lại và lên kế hoạch hoạt động trong thời gian 1 tháng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng các phương pháp trên tác giả có kết hợp với
các kỹ năng khác như quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi, thấu cảm…

16



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học
nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu
được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham,
Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó
là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu
cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống
phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các
sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có
những định nghĩa mang tính riêng biệt.
Alfred Marshall viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”.
Về vấn đề cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết
các sách đều nhận định rằng nhu cầu không có giới hạn.
Khi bàn đến nhu cầu không thể không nhắc tới Abraham Maslow, một nhà tâm
lý học. Theo ông, nhu cầu chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và
nhu cầu bậc cao (meta needs) và được cấu trúc có 5 tầng. Trong đó, những nhu cầu con
người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình
yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác
được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.
17


×