Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Suy nghĩ về vấn đề rèn luyện đạo đức của học sinh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.51 KB, 4 trang )

Suy nghĩ về vấn đề rèn luyện đạo đức của học sinh hiện nay
Mở bài:
Ở mỗi thời đại khác nhau, các chuẩn mực đạo đức được xã hội công nhân cũng
khác nhau. Đạo đức là một trong hai nhân tố căn bản làm nên giá trị con người.
Bởi thế, việc rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ rất quan
trọng. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh.

Thân bài:
Đạo đức là gì?
Theo triết học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội, trong các mối
quan hệ cá nhân với cá nhân và cá nhân với xã hội.

Hiểu một cách đơn giản, đạo đức là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của
con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được
nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.

Ngoài những phẩm chất cao đẹp như: đức tính khiêm nhường, khoan dung, dũng
cảm, trung thực,… các phẩm chất cao quý khác của con người như: lòng thương
người, lòng tự trọng, lòng hiếu thảo,… cũng được gọi là đạo đức con người.

Tại sao học sinh sống phải rèn luyện và thực hành đạo đức?
Con người sống rất cần có đạo đức. Không chỉ người tốt cần rèn luyện và thực
hành lối sống có đạo đức mà bất kì ai trong xã hội cũng cần làm việc ấy. Bởi các


chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định nhằm đảm bảo cho con người hành động
đúng mực, làm cho cuộc sống hiền hòa, công bằng và góp phần xây dựng trật tự, kỉ
cương trong xã hội. Rèn luyện đạo đức từng ngày là nhiệm vụ cần thiết của mỗi
con người trong cuộc sống này.



Người có đạo đức tốt đẹp, nhân cách cao cả luôn được mọi người tôn trọng và tin
tưởng trong cuộc sống. Bởi họ luôn sống và hành động đúng theo các nguyên tắc,
chuẩn mực mà xã hội đã quy định nhằm mang đến những lợi ích nhất định cho bản
thân và cho tất cả mọi người. Người có đạo đức luôn hướng đến người khác, sống
vì người khác. Không bao giờ họ ích kỉ, tham lam hay vụ lợi cho cá nhân.

Sống có đạo đức tâm hồn sẽ được than thản, an vui và lạc quan trong cuộc sống
này. Cuộc sống của họ luôn tràn đầy ý nghĩa tốt đẹp và niềm tin tưởng hướng đến
tương lai.

Đạo đức là kim chỉ nam giúp con người hành động đúng đắn và là động lực tiến bộ
của con người. Sống có đạo đức giúp ta tránh được những sai lầm trong công việc
và đời sống. Không những thê, còn tránh được tệ nạn xã hội và đóng góp nhiều
hơn trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển xã hội.

Xây dựng nền tảng đạo đức ở học sinh như thế nào?
Xây dựng và bồi dưỡng đạo đức ở con người là nhiệm vụ quan trọng nhất. Như
Bác Hồ đã từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Người có tài mà không có đức là kẻ phá hoại”. Bởi thế, rèn luyện và thực hành lối
sống đạo đức là trách nhiệm của mỗi con người.

Trước hết là chăm chỉ học tập tốt và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm cho bản thân
mình trở thành người hữu ích cho xã hôi. Mỗi học sinh sau này phải là một công


dân tốt, có đạo đức trong sáng, vững mạnh, góp sức mình xây dựng quê hương đất
nước.

Rèn luyện đạo đức là một hành động tự giác, tự nguyện. Tự giác thực hiện những

chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng, tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải
mái và được mọi người tôn trọng, quý mến.

Không những luôn tuân thủ những chuẩn mực xã hội, chấp hành luật pháp, học
sinh cần thực hiện rèn luyện đạo đức về mọi mặt. Trong học tập, phải phấn đấu học
tập hiệu quả, nghiêm túc. Lấy học tập làm mục đích của hành động và luôn ưu tiên
cho nhiệm vụ ấy. Trong quan hệ với bạn bè phải hòa đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Trong quan hệ với thầy cô giáo phải biết kính trọng, lễ phép. Trong
mối quan hệ với gia đình phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; giữ gìn và phát huy
truyền thống gia tộc mình.

Học sinh cần phải có tình yêu thương con người. Chính tình yêu thương con người
dẫn ta đến với mọi người, gắn mình với tập thể. Thực hành lối sống vị tha, đề cao
tình nghĩa. Đồng thời kiên quyết chống lại cái xấu và hiện tượng suy thoái trong
đạo đức con người.

Trên cơ sở tiếp thu nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc, học sinh cũng cần phải
tiếp thu các giá trị đạo đức trong thời địa mới. Những giá trị nào của truyền thống
mà còn đúng đắn, tích cực thì phát huy mạnh mẽ. Những giá trị nào đã lạc hậu,
không phù hợp nữa thì mạnh bỏ đi. Những giá trị đạo đức mới mẻ, tiến bộ cần tiếp
nhận một cách nghiêm túc. Giá trị đạo đức trong thời đại mới phải là những giá trị
đã được thử thách và khẳng định qua thời gian và phù hợp với đời sống dân tộc.


Con người không có đạo đức như bông hoa không có hương thơm, mặt trời không
có ánh sáng, cây cối không có màu xanh. Sống không có đạo đức không những
khong làm việc gì có ích mà còn gây hại trong cuộc sống này.

Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh không chăm lo rèn luyện và bồi dưỡng

đạo đức của bản thân. Họ sống buông thả, tùy tiện, bất chấp đạo lí. Họ thường dễ
sa nạn vào tệ nạn xã hội, vi phạm luật pháp và thất bại trong cuộc sống. Những
người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:
Chính đạo đức trong sáng, vững mạnh và cao đẹp làm nên giá trị con người. Mỗi
học sinh phải biết rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức để trở thành người hữu ích, mai
này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Kết bài:
“Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực
sự đạo đức” (Benjamin Franklin). Đức tính đáng quý nhất ở con người là giản dị.
Hãy bồi dưỡng đạo đức tốt đẹp cho bản thân để có thể xây dựng cuộc sống thành
công và thực sự hạnh phúc.



×