Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ( Học viện hành chính quốc gia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.58 KB, 36 trang )

Đề tài: “Văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
LỜI CẢM ƠN
Văn hóa ứng xử của sinh viên đang là một vấn đề rất nóng hổi được cả xã hội
quan tâm bởi nếu thiếu cách ứng xử văn minh, tinh tế thì dù sinh viên có tài giỏi
bao nhiêu cũng không thể thành công được. Để tìm hiểu về vấn đề này nhóm
chúng em đã gặp không ít khó khăn về nguồn tư liệu tham khảo, điều kiện nghiên
cứu không thuận lợi... Tuy nhiên chúng em đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hoàn
thành bài tập nhóm của học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học - đề tài “Văn
hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”.
Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, nhóm chúng em đã nỗ lực không ngừng
nghỉ trong việc tiến hành khảo sát, tìm hiểu, tổng hợp tài liệu cũng như kiến thức.
Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ không hề nhỏ của các cơ quan trong trường Đại
học Nội vụ Hà Nội. Đặc biệt là sự chỉ dẫn nhiệt tình của TS. Lê Thị Hiền - Giảng
viên phụ trách bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời cảm ơn các
thầy, các cô, một số nhân viên trong trường, tập thể lớp QTLN17C và Câu lạc bộ
Máu nhà Nội vụ đã tham gia giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành tốt nhất đề tài
nghiên cứu của mình .
Đề tài “Văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là
công sức của tất cả thành viên trong nhóm chúng em và cũng là công sức của rất
nhiều người. Do đề tài còn khá mới mẻ và thời gian có hạn nên kiến thức chúng em
tổng hợp lại chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong cô thông cảm và góp ý cho
đề tài nghiên cứu của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin được trân trọng cảm ơn !


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin được cam đoan: Đề tài “Văn hóa ứng xử của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” được tiến hành công khai, trung thực,
dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của tất cả các thành viên trong nhóm, hoàn toàn không
sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tự. Nếu phát hiện
có sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, chúng tôi xin hoàn toàn chịu


trách nhiệm./.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, con người bị ảnh hưởng bởi
các luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì vậy, lối sống của nhiều người
cũng đang dần thay đổi. Đặc biệt, một vấn đề nóng hổi luôn được xã hội quan tâm
đến đó là văn hóa ứng xử trong thời đại ngày nay. Xã hội ngày càng văn minh, nhu
cầu về văn hóa ứng xử ngày càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế
nhị, đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó.
Đặc biệt, đối với tầng lớp sinh viên - một tầng lớp trẻ, khỏe, đầy năng động và
nhiệt huyết thì nghệ thuật trong văn hóa ứng xử lại là một yếu tố không thể thiếu
nếu muốn thành công trong các mối quan hệ xã hội và trong môi trường làm việc
tương lai của mình. Bởi nếu thiếu cách ứng xử văn minh, tinh tế thì dù sinh viên có
tài giỏi bao nhiêu cũng không thể thành công được. Văn hóa ứng xử của sinh viên
là một đề tài không quá mới mẻ với chúng ta nhưng sức ảnh hưởng và tầm quan
trọng của nó thì không ai có thể phủ nhận được .
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Văn hóa ứng xử của
sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm bài tập nhóm của học phần
Phương pháp nghiên cứu khoa học, để tìm hiểu thực trạng, biểu hiện cũng như
những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà
Nội trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, đề tài sẽ đưa ra những giải pháp nhằm cải
thiện và nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
2.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Về thời gian: bắt đầu từ tháng 11 năm 2018
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khảo sát, nghiên cứu thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại
học Nội vụ Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện và nâng cao
văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử.
+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Dựa trên nguồn tài liệu thu thập được từ các bài luận văn, luận án, sách, báo, tạp
chí hay các công trình nghiên cứu có liên quan, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu và
hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử. Trên cơ sở các công trình


nghiên cứu trước đó, nhóm sẽ tiếp thu, kế thừa những thông tin có liên quan đến
văn hóa ứng xử của sinh viên.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Nhóm tiến hành phát và thu phiếu hỏi đối với 100 sinh viên bất kì của trường Đại
học Nội vụ Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn một số giảng viên, sinh viên và cán bộ, nhân viên trong
trường để hiểu rõ hơn về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà

Nội.
- Phương pháp quan sát
Chú ý quan sát để thấy được thái độ, cách ứng xử của sinh viên đối với
mọi người trong Trường, từ đó đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa vào tài liệu, số liệu thu thập và điều tra được, nhóm sẽ tiến hành phân tích,
thống kê, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội.
5. Tình hình nghiên cứu
Từ trước tới nay, văn hoá ứng xử của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng
luôn là vấn đề được nhiều thầy cô giáo và sinh viên quan tâm. Vì vậy, vấn đề này
đã được nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu, giáo viên, sinh viên quan tâm nghiên
cứu và đạt được những thành tựu nhất định như:


+ Trần Thị Hạnh (2009), Khóa luận tốt nghiệp “Vai trò của gia đình trong giáo
dục văn hóa ứng xử cho trẻ vị thành niên ở đô thị hiện nay”. Bài viết cho thấy
trong xã hội hiện nay, gia đình vẫn là yếu tố quan trọng trong việc hình thành văn
hóa ứng xử của trẻ vị thành niên. Nghiên cứu tuy không đi sâu về văn hóa ứng xử
trong nhà trường nhưng nó đã chỉ ra một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa
ứng xử của sinh viên đó là hoàn cảnh gia đình, đặc biệt là cách giáo dục con cái
của các bậc làm cha, làm mẹ.
+ Nguyễn Thị Hường - sinh viên Trường đại học Văn hóa Hà Nội (2015) với khóa
luận tốt nghiệp “Văn hóa ứng xử của sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội hiện
nay” đã làm rõ những biểu hiện và những nguyên nhân tác động đến văn hóa ứng
xử của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay. Từ đó đưa ra đánh giá và
một số giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên.
+ Nguyễn Thị Lan với bài viết “Ứng xử của sinh viên – một nội dung quan trọng
của văn hóa học đường” đã nhận định rõ ràng vai trò quan trọng văn hóa ứng xử

sinh viên trong mọi thời đại. Trong bài viết tác giả cũng nêu một số giải pháp nhằm
nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trong nhà trường và ngoài xã hội.
+ Theo Phạm Kim Thoa, “Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên
trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên” đã
trình bày về kết quả khảo sát thực trạng và nguyên nhân dẫn đến những hành vi,
thái độ ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận sinh viên trường Đại học Công nghệ
Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên.
+ Phạm Ngọc Trung (2011) với cuốn sách “Văn hóa học đường” chủ yếu xoay
quanh vấn đề học đường, chỉ ra các yếu tố cơ bản tạo nên văn hóa học đường,
những mối quan hệ cơ bản như thầy – trò, sinh viên với sinh viên, gia đình sinh
viên với các thầy cô. Cuốn sách khái quát thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên


tuy nhiên còn thiếu cơ sở thực tế, số liệu định lượng để có thể minh chứng các luận
điểm, nghiên cứu và các kết quả định tính.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều các công trình
nghiên cứu tương tự cũng đạt được những thành tựu nhất định. Các công trình đều
chỉ ra được các yếu tố xoay quanh vấn đề văn hóa ứng xử của sinh viên, đưa ra
được hệ thống lý luận về văn hóa ứng xử và ý nghĩa của văn hóa ứng xử nói chung.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện
về văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Vì vậy, trong công
trình nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được những nội dung có giá
trị thực tiễn trong việc nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Nội
vụ Hà Nội.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Thứ nhất, hệ thống hóa, bổ sung và làm sâu sắc cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử.
Thứ hai, trình bày, phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Thứ ba, xác định tính cần thiết và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao văn

hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Thứ nhất, đề tài có giá trị tham khảo cho công tác giảng dạy, các công trình nghiên
cứu có liên quan sau này.
Thứ hai, đề tài có giá trị tham chiếu trong việc cải thiện, nâng cao văn hóa ứng xử
cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm, đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử.
Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà
Nội.
Chương 3: Giải pháp cải thiện, nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên trường Đại
học Nội vụ Hà Nội.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1.Khái niệm “văn hóa”
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin”.


Văn hóa là một trường nghĩa rộng bao hàm nhiều nét văn hóa đặc trưng cho

từng khía cạnh khác nhau mang tính khác biệt rõ rệt: văn hóa xã hội, văn hóa
gia đình, văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hóa sống, văn hóa giao tiếp, ...

Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm lại
cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và giá trị tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.


Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra trong quá trình lịch sử, vì vậy mà mỗi nét văn hóa lại có vị trí và đặc điểm
riêng. Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự
phát triển và tiến bộ xã hội.

1.1.2. Khái niệm “ứng xử”
Là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động
của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan


hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử
chính là những đặc điểm tính cách của mỗi cá nhân.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người,
được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với
bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động
hằng ngày.
1.1.3. Khái niệm “Văn hóa ứng xử”
Văn hóa ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử có văn hóa. Nó
bao gồm: hệ thống thái độ, khuôn mẫu, khả năng ứng xử của cá nhân hay một cộng
đồng người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những

chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng
người hướng đến cái chân, thiện, mỹ.
Nét đặc trưng nổi bật nhất của văn hoá ứng xử là hành vi ứng xử của con người
với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng
đồng xã hội và cá nhân với chính bản thân mình). Hay nói cách khác, văn hoá ứng
xử chính là nét đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa ứng xử là hành vi giao tiếp và đối nhân xử thế ở đời. Nó thể hiện mức
độ học vấn và nhận thức cá nhân, suy rộng ra là của một cộng đồng dân tộc. Qua
đó mà thấy được xã hội văn minh hay lạc hậu như thế nào. Hành vi ứng xử của con
người hình thành do thói quen hằng ngày, được quyết định bởi luật pháp và phong
tục. Có nghĩa là sự giao thoa giữa hiện tại (luật pháp xã hội họ đang sống) và quá
khứ (phong tục, tập quán).
1.2. Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nhà trường
1.2.1. Ngôn ngữ ứng xử


Ngôn ngữ ứng xử được biểu hiện qua lớp từ xưng hô. Đây là một hành động
diễn ra liên tục, thường xuyên để trao đổi thông tin và là lời của cả người nói lẫn
người nghe. Hệ thống từ xưng hô được sinh viên các trường đại học, cao đẳng sử
dụng khá đa dạng và phong phú. Vì vậy, chúng ta cần phải chọn lọc từ ngữ phù
hợp khi giao tiếp, cần xưng hô đúng tôn ti, trật tự để tạo sự tôn trọng giữa các bên.
Điều này phản ánh đời sống tinh thần cũng như các mối quan hệ rất phong phú của
sinh viên.
Giao tiếp trong môi trường tự nhiên của các sinh viên tại các khu nhà trọ có thể
thấy: chủ yếu là cách xưng hô đồng trang lứa. Không chỉ gọi nhau bằng: cậu, tớ,
mày, tao, tôi,... Mà còn sử dụng chính tên riêng như: Dương, Sơn, Trang, Linh...
Cách xưng hô như vậy sẽ tạo được tính khách quan, vai giao tiếp ngang bằng nhau,
trung hòa về sắc thái biểu cảm.
Thực tế, các từ dùng để xưng hô trong giao tiếp rất đa dạng và phong phú. Một
số sinh viên còn tự tạo ra các cách xưng hô đặc biệt, gắn liền với tính cách, ngoại

hình của các bạn. Thay vì chỉ gọi bằng tên riêng không thì sẽ được đính kèm một
từ (cụm từ), tính từ rất thú vị khác như: Nhung lùn, Bình béo, Chiêu già, Linh
núi,... Cách xưng hô này tuy tạo được cảm giác thân mật, gần gũi, nhưng khi sử
dụng cần phải cẩn trọng vì trong một số tình huống nhất định sẽ làm người được
nói đến tự ái, tủi thân, chạnh lòng.
1.2.2. Thái độ ứng xử
Trong văn hóa ứng xử, thái độ ứng xử được thể hiện rất phong phú như sau:


Văn hóa chào hỏi
Người Việt có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nó thể hiện sự tôn trọng, trân

trọng lẫn nhau, cũng như lời chào rất được coi trọng. Chào hỏi thể hiện được bản
chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn nữa đó là thể hiện được nề nếp,


nhân cách, cách giáo dục con cái của mỗi gia đình và thể hiện được thuần phong
mĩ tục của dân tộc Việt Nam. Có thể nói chào hỏi là nét văn hóa ứng xử có tính
nhân văn của các cộng đồng trên thế giới.
Thế hệ trẻ hiện nay đôi khi còn xem nhẹ lời chào, câu hỏi, chỉ giương mắt lên
nhìn,... đối với người họ cho là xa lạ và suy nghĩ không quen biết thì không cần
chào hỏi. Chúng ta đã từng thấy nhiều trường hợp chỉ vì ánh mắt vô tình đầy thách
thức, ngang tàn, khinh thị,... mà dẫn tới xô xát, cãi vã, đánh nhau. Chính vì vậy,
mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng cần xem trọng lời chào, có thái độ cư
xử linh hoạt, phù hợp, có văn hóa và có đạo đức đối với các trường hợp khác nhau
trong cuộc sống.


Văn hóa khen ngợi
Khen ngợi, ngợi ca là một hành động quan trọng nhằm biểu dương, đề cao kịp


thời cái tốt, khuyến khích tinh thần vươn lên. Người Việt vốn có truyền thống văn
hóa trọng tình cảm nên việc khen, chê cũng ít có cơ hội bộc lộ thẳng thắn, trực tiếp
mà thường ý nhị, kín đáo, sâu sắc.


Văn hóa cảm ơn, xin lỗi
Cảm ơn, xin lỗi là một phần của văn hóa ứng xử, nó là chất keo kết dính, tạo sự

thân thiện, lịch thiệp, gắn kết mọi người lại với nhau. Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi là
thể hiện một lối sống giàu văn hóa, có ý thức, tự trọng. Điều này rất quan trọng
trong giao tiếp, ứng xử và cần được phát huy hơn nữa.
Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi
văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn
và xin lỗi được bày tỏ một cách chân thành, đầy thiện chí, một mặt phản ánh phẩm
chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người cư xử với nhau hòa đồng, cởi
mở hơn.


Trước đây, trong các quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn
là chuyện bình thường, nó trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn
hóa của con người. Gần đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong
giao tiếp xã hội. Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người
ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin
lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa
nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi, thậm chí còn đổ
lỗi cho người khác. Biết sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi đúng lúc là biểu hiện
của sự nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử có văn hóa. Ðể các lời nói
thân thiện này trở thành một thói quen lịch sự bình thường trong quan hệ xã hội,
trong các tình huống giao tiếp, ứng xử, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ

thể và chính xác hơn.


Văn hóa trật tự, lắng nghe
Giữ trật tự và lắng nghe người khác nói là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp.

Đó là sự thấu hiểu, lắng lại, cảm thông, sẻ chia cho nhau. Nó còn có giá trị cao
trong việc thể hiện văn hóa của bản thân mình.


Văn hóa đúng giờ
Văn hóa đúng giờ được đánh giá cao trong giao tiếp, nó vừa thể hiện tính chất

nghiêm túc, nếp sống kỉ luật vừa thể hiện sự tôn trọng với người khác.


Quan niệm về nói tục, chửi thề
Nói tục chửi thề là hành vi xấu của học sinh, sinh viên hiện nay. Nó làm mất đi

sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và trong văn hóa ứng xử lứa tuổi học sinh,
sinh viên nói riêng. Có thể nhận xét đây là hành vi vô văn hóa trong nhà trường.


Văn hóa xử lý tình huống


Cách xử lý tình huống trong giao tiếp ứng xử cần phải nhanh nhạy, thông minh,
khôn khéo, tinh tế, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn
được coi là kỹ năng mềm - bí quyết thành công trong học tập và cuộc sống.
1.3. Vai trò của văn hóa ứng xử trong nhà trường

Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực
đạo đức cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản
sắc của nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường
gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, logo, khẩu
hiệu, hành vi giao tiếp,... và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm
xúc, thái độ,...Và hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức
có “hàm lượng” văn hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh đầy đủ tiêu chuẩn văn hoá
ứng xử để xây dựng những thước đo chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Về góc độ tổ chức, văn hóa ứng xử được coi như một công thức cơ bản, tạo ra
một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường
bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp với môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa
mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội và sẽ phát triển vững mạnh, lâu dài.
Văn hóa ứng xử sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần
quan trọng tạo nên chất lượng nền giáo dục toàn diện; đào tạo đội ngũ nguồn nhân
lực tốt, có đầy đủ cả năng lực và phẩm chất để cống hiến hết mình cho Tổ quốc .
Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên nhà trường, xây dựng văn hóa ứng xử thúc
đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và
đảm bảo cho sự gắn kết một nền văn hóa tổ chức mạnh mẽ, phấn đấu thực hiện, thi
đua, hợp tác vì mục tiêu chung. Thầy cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động
giảng dạy. Và hơn ai hết, chính nhân cách nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân


cách học trò. Vì vậy, chúng ta rất cần những nhà giáo ngoài truyền đạt kiến thức
chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa, xã
hội.
Đối với học sinh sinh viên, văn hóa ứng xử tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò
điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm
nhuần các giá trị văn hóa, người học trò không những hình thành được những hành
vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức là niềm tin sâu sắc vào
những điều tốt đẹp. Từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và biết sống có lý

tưởng, biết ứng xử văn minh, sống có đạo đức. Đồng thời, văn hóa nhà trường còn
nâng cao khả năng thích nghi, ứng xử sao cho tế nhị, khôn khéo và phù hợp nhất
đối với môi trường xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn
hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ,
thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội,... Do vậy, khi
gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà sinh viên chưa
từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài
hòa, các bạn có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp
với lòng người và cuộc sống xung quanh.
Tiểu kết chương 1:
Bằng việc tham khảo và tổng hợp một số vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử,
nhóm nghiên cứu đã bước đầu khái quát và trình bày được các vấn đề có liên quan
như: tìm hiểu một số khái niệm về văn hóa ứng, các biểu hiện và vai trò của văn
hóa ứng xử đối với sinh viên, cung cấp cho chúng ta cái nhìn toàn diện nhất về văn
hóa ứng xử trong nhà trường. Từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá thực
trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và đề xuất giải
pháp góp phần cải thiện, nâng cao văn hóa ứng xử cho sinh viên của Nhà trường.


Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Khái quát trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi đào tạo cán bộ, công
chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước. Qua 45 năm hình
thành và phát triển, trải qua bao nhiêu lần đổi tên, thay đổi chức năng Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy, đào tạo
trước đây và mở thêm một số môn đào tạo mới.
Lịch sử hình thành Đại học Nội vụ Hà Nội:
-


Tiền thân trường Đại học Nội Vụ chính là Trường Trung học Văn thư - Lưu
trữ. Được thành lập theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ
trưởng Phủ Thủ tướng, với nhiệm vụ chính là đào tạo cán bộ trung học
chuyên nghiệp của ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp
vụ chuyên môn cho cán bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan

-

nhà nước.
Năm 1977 là năm mở ra giai đoạn mới của Trường Trung học Văn thư Lưu
trữ - giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc (từ

-

Quảng Bình trở ra) vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.
Ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam được nâng cấp thành Trường
Trung học Văn thư - Lưu trữ II. Cho đến ngày 11/5/1994, theo Quyết định số
50/TCCB – VP của Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay
là Bộ Nội vụ), Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được chuyển về Hà Nội

-

để giảm bớt những khó khăn cho Nhà trường.
Ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư - Lưu trữ chính thức được đổi
tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I theo Quyết


định số 72/TCCB – TC. Và đến ngày 01/10/2003 trường được đổi tên thêm
-


một lần nữa thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.
Trước nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội, Quyết định số 3225/QĐ
-BGD&ĐT-TCCB được ban hành ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở
Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I tiến hành thành lập Trường

-

Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I được đổi
tên thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số 2275/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường trở thành đơn vị

-

sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ vào ngày 12/6/2008.
Trải qua thời gian thông qua các gấy tờ, thủ tục thì vào ngày 14/11/2011
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số
2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong 47 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đào tạo
trên 50.000 người, bồi dưỡng trên 40.000 người, trong đó đào tạo, bồi dưỡng trên
200 người cho nước bạn Lào và Campuchia. Trường đã vinh dự được nhận nhiều
phần thưởng cao quý của Đảng và nhà nước như: Huân chương Tự do hạng Nhất
của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1983, Huân chương Lao
động hạng Ba năm 1996, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2001, Huân
chương Lao động hạng Nhất năm 2006 , Huân chương Độc lập hạng Ba năm 2011,
Huy chương Hữu nghị của Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm
2007, Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước CHDCND Lào năm
2017, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an,
Bộ Nội vụ, thành phố Hà Nội, tỉnh Quảng Nam, Trung ương Đoàn thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh,...
2.2. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.2.1. Sinh viên ứng xử với giáo viên


Trong những năm qua, mặt trái của kinh tế thị trường tác động dẫn đến đạo đức
xã hội bị xuống cấp, nhiều giá trị, chuẩn mực của xã hội truyền thống bị đảo lộn
làm cho một bộ phận giới trẻ bị mất phương hướng trong việc định hướng giá trị.
Không nằm ngoài quy luật đó, môi trường giáo dục hiện nay cũng bị tác động tiêu
cực bởi kinh tế thị trường, thương mại hóa giáo dục len lỏi vào từng trường học,
từng giảng đường, từng giảng viên, sinh viên. Không ít giá trị, chuẩn mực giữa
giảng viên và sinh viên được định nghĩa lại bằng sự cân đo đong đếm trên cơ sở lợi
ích, được mất, hiện tượng “mua điểm”, “đổi tình” lấy điểm không còn là cái đơn
nhất trong môi trường giáo dục. Hiện tượng đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về
sự suy thoái của văn hóa, đạo đức trong giáo dục. Do đó, việc xây dựng văn hóa
giảng đường, trước hết và trước tiên là phải xây dựng được văn hóa ứng xử của
sinh viên với giảng viên, đó là cơ sở, nền tảng để hoàn thiện nhân cách của sinh
viên, giúp họ không chỉ có “tài” mà có cả “đức” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng kỳ vọng.
Đánh giá một cách khách quan, cho đến nay đa số sinh viên Việt Nam vẫn giữ
được nét đẹp truyền thống trong ứng xử với giảng viên, các giá trị, chuẩn mực như
“tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn được lưu truyền và phát huy.
Cùng với đó, sinh viên Việt Nam hiện nay năng động và sáng tạo hơn, họ chủ động
hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, tích cực trong các hoạt động phong trào. Điều
đó cho thấy, vị trí, vai trò của sinh viên hiện nay đã có nhiều thay đổi so với truyền
thống. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, không phải sự thay đổi nào cũng chỉ
bao hàm toàn bộ cái tích cực. Điều này rất đúng khi xem xét môi trường giáo dục
đại học hiện nay, đặc biệt nếu suy xét kỹ sẽ thấy những bất ổn tiềm tàng về quan
niệm và văn hóa ứng xử của sinh viên với giảng viên. Hiện nay, một số bộ phận
sinh viên quan niệm rằng, giảng viên chỉ có nhiệm vụ là giảng dạy về chuyên môn,

nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên đến giảng đường học tập chỉ với mục


đích là lấy bằng cấp. Với quan niệm lệch lạc đó, không ít sinh viên xem giảng viên
chỉ đơn thuần là người “làm thuê”, người “phục vụ”, còn sinh viên là “thượng đế”,
mà đã là “thượng đế” thì muốn làm gì thì làm. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn
đến hiện tượng một số sinh viên tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên, cán
bộ, nhân viên trong quá trình giao tiếp.
Bảng 2.1. Phản ứng của sinh viên khi gặp thầy cô trong trường.

Nội dung
Phản ứng

Có chào

Không
chào

Lý do

Số phiếu

Tỉ lệ
(%)

Vì lễ phép, tôn trọng thầy, cô giáo.

11

11


Gặp thầy cô dạy mình nên chào.

15

15

Chào cho có lệ.

8

8

Không chào vì ngại.

4

4

Có chào thầy cô cũng không biết mình là
ai nên thôi không chào.

32

32

Đi luôn cho đỡ mất thời gian.
Không chào vì chào nhiều lần nhưng thầy
cô không thể hiện thái độ gì nên không
chào nữa.


8

8

22

22

Bảng 2.1 cho thấy đa số sinh viên khi gặp các thầy, các cô sẽ không chào, chiếm
tới 66%. Khi hỏi lý do thì 32% số sinh viên cho rằng có chào các thầy cô cũng
không biết mình là ai nên không phải chào, 22% sinh viên lại chia sẻ rằng đã từng
thường xuyên chào giảng viên khi gặp ở trường, tuy nhiên, một số thầy cô lại
không để ý đến lời chào đó nên dần dần sinh viên không chào nữa. Bên cạnh đó,


8% sinh viên cho rằng trong trường có quá nhiều thầy cô, không cần chào mà đi
luôn cho đỡ tốn thời gian và đặc biệt có 4% số sinh viên lại cảm thấy ngại khi chào
hỏi hay tiếp xúc với các thầy cô. Còn lại 34% sinh viên trả lời rằng sẽ dừng lại
chào khi gặp các thầy giáo, cô giáo. Tuy nhiên chỉ có 11% trong số đó là chào hỏi
vì tôn trọng, lễ phép với thầy cô. Còn lại 15% chỉ chào khi đó là thầy cô dạy mình
và thật đáng buồn hơn khi 8% sinh viên chỉ chào giáo viên cho có lệ.
Từ số liệu đã khảo sát, chúng ta thấy được văn hóa ứng xử của sinh viên trong
trường học ngày càng yếu kém – đây là một thực trạng đáng buồn cần phải nhanh
chóng cải thiện trong môi trường đào tạo. Hầu hết sinh viên “quên” chào giảng
viên, họ triệt để phương châm “học cô nào chào cô đấy”, đơn giản hơn “học giờ
nào chào giờ đấy”. Hoặc nếu có chào cũng xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ,
thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như khi gặp thầy cô, họ
vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ
ngữ và thời gian rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học

trò chào mình hay chào cái gì? Hay tệ hơn nữa, khi đi cầu thang bộ, cầu thang máy,
có sinh viên “quyết tâm” không nhường đường cho giảng viên. Bên cạnh đó, một
số sinh viên còn sử dụng những từ ngữ thiếu tôn trọng để nói về các thầy cô như
“ông”, “bà”, thậm chí, dùng cả những lời lẽ xúc phạm đến nhân cách giảng viên.
Cùng với đó, sinh viên cũng sử dụng triệt để sức mạnh của khoa học và công nghệ
trên các trang mạng xã hội để lan truyền các thông tin về đề thi, phổ biến các “kỹ
thuật quay cóp”, nói xấu, chê bai thầy cô, bạn bè. Hay khi làm bài kiểm tra không
tốt bị thầy cho điểm không vừa ý mình, học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé
trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý
kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc
thuê người hành hung thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì? Đó thực sự
là những hành vi thiếu văn hóa cần phải loại bỏ ra khỏi môi trường giáo dục.


Hay trong những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là
ít. Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò
điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô để
tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ thầy
trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy nghiêm, được
học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ
phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy
những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần
trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời. Chúng
ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả
xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng
nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu
thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi
người. Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà
trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức
sống.

2.2.2. Ứng xử với bạn bè
Từ trước tới nay, tình bạn được coi là một thứ tình cảm thiêng liêng, luôn được
ca ngợi rất nhiều: “Không ai có thể hạnh phúc mà không có bạn bè, hay chắc chắn
về bạn bè mình cho tới khi gặp bất hạnh”. Bạn bè là người ở bên quan tâm, giúp
đỡ, đồng cảm với mình, là người mà mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm
vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Một người bạn tốt sẽ luôn ở cạnh, động viên và
nhắc nhở, giúp đỡ những lúc mình sai... Thế nhưng trong cuộc sống hối hả hiện
nay, để có được những bạn tốt thực sự rất khó, đặc biệt là trong môi trường đại
học. Ngày nay, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sinh viên ngày càng
trở nên thực dụng hơn, bạn bè chơi với nhau vì lợi ích chứ không còn đơn thuần


như trước. Vì vậy, ngay cả cách giao tiếp, ứng xử giữa sinh viên với nhau trong
thời gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau
nơi công cộng.
Bảng 2.2. Cách xưng hô của sinh viên đối với bạn bè cùng trang lứa.
Cách xưng hô
Tôi / Bác
Cậu / Tớ
Tui / Ông / Bà
Tao / Mày
Gọi tên
Biệt danh
Cách gọi khác

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

7

11
5
52
6
9
10

7
11
5
52
6
9
10

Kết quả điều tra ở bảng 2.2 cho thấy có tới 52% sinh viên xưng hô với bạn bè
cùng trang lứa là tao/mày, chỉ có 11% sinh viên xưng hô với bạn là cậu/tớ; 7% sinh
viên gọi nhau là tui/ông/bà; Còn lại 6% gọi tên khi nói chuyện, giao tiếp với bạn bè
và 9% gọi nhau bằng biệt danh. Ngoài ra, 10% số sinh viên còn lại gọi bạn bè theo
cách khác như thằng này, con nọ hay sử dụng tên con vật để gọi tên nhau: chó,
mèo, heo, thỏ, vịt... cho thấy văn hóa của sinh viên có sự chênh lệch chuẩn mực ở
mức độ cao, do sinh viên có thái độ thân mật thái quá, suồng sã, đùa cỡn dẫn đến
việc sử dụng từ ngữ lệch so với chuẩn trong giao tiếp của dân tộc ta.
Một số học sinh, sinh viên đua đòi, chưa biết cách tiếp thu chọn lọc văn hóa
phương Tây, cách ứng xử không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, thích
thể hiện sự nổi trội trước bạn bè. Một bộ phận sinh viên còn thiếu ý thức trong lời
ăn tiếng nói gây phản cảm đối với những người nghe. Đến căng tin, hàng quán hay
các phòng ký túc xá, đâu đâu cũng nghe thấy những câu nói tục của sinh viên. Hiện
tượng nói năng, phát ngôn bừa bãi của sinh viên đã trở thành “bệnh” khó chữa. Có



thể nói những cách nói năng này đang làm tiếng Việt của chúng ta trở nên méo mó,
“đáng thương” hơn bao giờ hết. Ngoài phát ngôn tục tĩu, bừa bãi, sinh viên còn hay
có cách nói nửa tây nửa ta khi giao tiếp với nhau, sử dụng tiếng lóng, tiếng bồi một
cách vô tội vạ gây phản cảm, những từ nói tắt, ký hiệu mà người lớn không tài nào
giải mã được. Các bạn có sự “sáng tạo” một cách vô nguyên tắc tạo ra xu hướng
quái dị, kỳ quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí là đi ngược lại với đạo lý truyền
thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về nhân cách. Để ca ngợi
cái đẹp thì “đẹp dã man” hoặc “đẹp kinh khủng long”; đi ăn quà hoặc khen một
bạn gái thì bình luận “trông con đó hơi bị ngon”; đi xe máy luồn lách trên phố thì:
“Mày thấy tao xà lách tởm không?”, có khi sử dụng tây-ta lẫn lộn như “thanh kiu
anh”, “so-ri anh, em pho-ghét mất” (xin lỗi anh, em quên mất), cho die luôn
(chết)... Đó là một vài ví dụ trong vô vàn chuyện về sử dụng ngôn ngữ hiện nay
của sinh viên. Kiểu nói như thế đang phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể
nói chưa bao giờ, tiếng Việt bị suy thoái như ngày nay.
Bên cạnh cách sử dụng ngôn ngữ có phần khá kì cục, văn hoá ứng xử giữa học
trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Hiện nay, một bộ phận sinh
viên còn khá nóng tính, chưa có bản lĩnh, chưa biết kiềm chế bản thân khi gặp
những tình huống bất ngờ nên rất ưa dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vì vậy, số
vụ đánh nhau giữa sinh viên ngày càng tăng, trong đó có rất nhiều vụ liên quan đến
hình sự. Ngày nay, sinh viên đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa
mà cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “xử
nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu,
ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét. Tình trạng kết bè, kết phái tạo
thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối, nó không những làm ảnh hưởng đến môi
trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng
nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân cũng


không còn quá xa lạ. Đặc biệt, sinh viên đang ngày càng sống thực dụng, thờ ơ, vô

cảm, thiếu nghĩa tình khi thấy người bị hại nhưng không hề giúp đỡ mà chỉ đứng ở
ngoài chỉ trỏ, hay tệ hơn là quay clip rồi đăng trên các trang mạng xã hội để mua
vui. Thực trạng đáng buồn này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà
làm công tác giáo dục và khiến cả xã hội phải đặt ra câu hỏi: Làm sao để nâng cao
văn hóa ứng xử cho sinh viên trong bối cảnh phức tạp hiện nay?
2.2.3. Ứng xử với cán bộ, nhân viên trong trường
Ngoài giảng viên, sinh viên thì trong môi trường đại học còn có một bộ phận rất
quan trọng đó là cán bộ, nhân viên của trường. Họ không làm công tác giảng dạy
mà tham gia chăm lo, phục vụ cho đời sống của mọi người khi ở trường. Nếu
không có nhân viên canteen thì mọi người có đủ năng lượng để học tập và làm việc
trong cả ngày dài không?, có những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh mà giá
cả lại rất phải chăng không? Nếu không có các cô lao công thì mọi người có được
tận hưởng môi trường xanh - sạch - đẹp, những lớp học sạch sẽ với bầu không khí
trong lành không? Nếu không có các bác bảo vệ thì chúng ta sẽ phải học trong nơm
nớp lo sợ vì mất an ninh trật tự chăng?, Hay nếu thiếu bộ phận sửa chữa các thiết
bị điện tử thì chúng ta phải làm sao để có những bài giảng hay, không bị ngắt
quãng khi máy chiếu hay micro bất chợt trục trặc?… Nếu không có những con
người hi sinh thầm lặng ấy thì công tác dạy và học cũng như những hoạt động khác
trong trường học sẽ chẳng thể hoàn thiện được. Bởi vậy, văn hóa ứng xử, kĩ năng
giao tiếp của sinh viên đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên trong trường cũng là một
khía cạnh được rất nhiều người quan tâm.
Thế nhưng đây lại là thực trạng đáng buồn và cần thay đổi hơn bất cứ lúc nào.
Bởi tới 95/100 sinh viên được hỏi thú nhận rằng họ chẳng bao giờ chào nhân viên
trong trường mặc dù hầu hết những cán bộ, nhân viên trong trường đều đáng tuổi
bố mẹ, thậm chí là đáng tuổi ông bà của họ. Đa số sinh viên cho rằng nhân viên chỉ


là người làm thuê và họ đã trả tiền để được phục vụ thì không có lý do gì mà phải
chào hỏi hay làm thay việc của người khác cả.
Theo quan sát của nhóm chúng tôi, hiện nay ý thức của sinh viên trong trường

đang đi xuống một cách trầm trọng. Chẳng hạn, khi ăn uống xong, họ sẵn sàng xả
rác ra sân trường mặc dù có thùng rác ngay ở gần đó. Hỏi tại sao không bỏ rác vào
thùng thì họ nói rằng như vậy là tạo công ăn cho lao công rồi thản nhiên bỏ đi mà
không chút mảy may suy nghĩ về hành động của mình. Khi phỏng vấn cô Hà - một
nhân viên ở canteen về ý thức của sinh viên hiện nay thì cô lắc đầu ngao ngán: “Đã
làm ở trường khá lâu nhưng cô thấy ý thức của sinh viên ngày càng tệ. Mang tiếng
là sinh viên đại học nhưng chắc phải học lại ý thức của mấy đứa trẻ cấp 1. Nào là
nói tục chửi bậy, đánh nhau cũng có hoặc đơn giản nhất là thùng rác ngay dưới
chân mà cứ vứt giấy rác ra ngoài, nhắc nhở thì chúng nó lại tỏ thái độ khó chịu
thậm chí là to tiếng lại với mình ngay. Chán lắm”. Bộ phận nhân viên cho mượn
micro lại cười trừ cho biết: “Mang tiếng sinh viên thanh lịch, sinh viên 4.0 mà vào
mượn micro chẳng chào hỏi ai, đến khẩu trang cũng không thèm bỏ ra để nói
chuyện cho tử tế. Thế thì thanh lịch chỗ nào?”. Còn chú Tuấn – nhân viên bảo vệ,
trông giữ xe ở trường thì bức xúc cho biết: “Chẳng biết đến trường học được cái gì
cao xa không nhưng chú thấy mấy chuyện cỏn con, đơn giản chúng nó còn chẳng
làm được. Ví dụ, đường vào gửi xe đã tắc còn cố chen lên, chỉ càng tắc thêm rồi
còn quát tháo nhau ầm ỹ hết cả khu. Mới nhắc nhẹ mấy câu thì chúng nó sửng cổ
lên, chẳng coi mình ra gì cả. Hay khi đỗ xe cũng vậy, bảo để gọn vào mà chúng nó
làm như không nghe rồi thản nhiên bỏ đi. Chú thấy nhà trường cần xem lại ý thức
của sinh viên chứ để như thế này nguy quá”.
Đó chính là thực trạng trong văn hóa ứng xử của sinh viên đối với cán bộ, nhân
viên trong trường. Qua việc quan sát và lắng nghe, chúng ta phải thừa nhận rằng ý
thức của sinh viên ngày càng đi xuống. Những việc nhỏ nhặt, đơn giản mà sinh


×