Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Chữ tín trong triết học phương đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên trường đại học sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.05 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................... 3
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................................... 3

2.

Tổng quan đề tài nghiên cứu ........................................................................................................................ 4

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................... 7

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 8

5.

Giả thuyết khoa học ..................................................................................................................................... 8

6.

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................................. 8
6.1.
Phƣơng pháp thu thập tài liệu ..................................................................................................................8
6.2.
Phƣơng pháp chọn mẫu .............................................................................................................................8
6.3.


Phƣơng pháp luận nghiên cứu ..................................................................................................................8

7.

Bố cục đề tài ................................................................................................................................................. 9

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 10
CHƢƠNG 1: NỘI DUNG CỦA VIỆC TÌM HIỂU CHỮ TÍN TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG ĐÔNG VỚI
VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY ................................ 10
1.1.
Nội dung chữ Tín trong triết học phƣơng Đông: ...................................................................................10
1.1.1.
Một số khái niệm Tín: .....................................................................................................................10
1.1.2.
Biểu hiện của chữ Tín: ....................................................................................................................11
1.1.3.
Vị trí, vai trò của chữ Tín: ..............................................................................................................12
1.2.
Nội dung về văn hóa giao tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay:.................................14
1.2.1.
Một số khái niệm về văn hóa giao tiếp: .........................................................................................14
1.2.2.
Biểu hiện của văn hóa giao tiếp: .....................................................................................................15
1.2.3.
Vị trí, vai trò của văn hóa giao tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay: ...............15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỂU HIỆN CHỮ TÍN TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG ĐÔNG VỚI
VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY ................................ 17
2.1. Những biểu hiện về chữ Tín trong triết học phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học
Sài Gòn hiện nay. ....................................................................................................................................................17
2.1.1. Nhận thức của sinh viên về chữ Tín trong Triết học phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên

trường Đại học Sài Gòn hiện nay. .......................................................................................................................17
2.1.2. Biểu hiện về chữ Tín trong triết học phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học
Sài Gòn hiện nay .................................................................................................................................................21

1


2.2. Những vấn đề được đặt ra cho chữ Tín trong Triết học phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn hiện nay. ...........................................................................................................................23
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên......................................................................................................................25
2.3.1 Nguyên nhân khách quan. ..........................................................................................................................25
2.3.1.1. Ảnh hưởng của việc mở rộng hội nhập quốc tế : ...................................................................................25
2.3.1.2. Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: .......................................................29
2.4. Nguyên nhân chủ quan .....................................................................................................................................30
2.4.1. Về phía bản thân sinh viên ........................................................................................................................30
2.4.2. Về phía các cơ quan chức năng, các đoàn thể, nhà trường và gia đình .....................................................31
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG CHỮ TÍN TRONG TRIẾT HỌC PHƢƠNG ĐÔNG VỚI VĂN
HÓA GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY ......................................... 33
3.Những giải pháp cơ bản để ứng dụng chữ tín trong triết học phƣơng Đông với văn hóa giao tiếp của sinh
viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay: ...............................................................................................................33
3.1.Đối với bản thân sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn : ..............................................................................33
3.2.Đối với gia đình: ..........................................................................................................................................34
3.3. Đối với nhà trƣờng:....................................................................................................................................35

KẾT LUẬN ............................................................................................................................................. 38
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN ....................................................................................................... 39

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của mọi người ngày
càng được nâng cao, sống trong một cộng đồng chúng ta phải lấy sự trung thực và
cách cư xử đúng đắn của mỗi người làm lẽ sống của mình - đó là sống theo chữ tín.
Song nói thì đơn giản vậy, nhưng mấy ai hiểu được tầm quan trọng của chữ tín:
chữ tín là một giá trị đạo đức con người, là cội nguồn sức mạnh, là cội nguồn để tu
thân làm nên sự nghiệp của một con người, là cội nguồn của hạnh phúc gia đình
hay của một quốc gia.
Trong những giá trị như hòa bình, hữu nghị, hợp tác… là các thành tố của các
mối quan hệ xây dựng song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia trong cộng
đồng thế giới được gìn giữ và có thể phát huy tới mức độ nào, trước hết phụ thuộc
vào các bên hữu quan gìn giữ được tới đâu chữ tín trong ứng xử với nhau. Một khi
đánh mất chữ tín, cũng có nghĩa là tạo ra đổ vỡ - dù là đối với một con người, một
gia đình, một quốc gia, hoặc là làm tan nát các mối quan hệ với nhau giữa các quốc
gia.
Vì vậy, chữ tín rất quan trọng, nó giúp ta thêm khắng khít mọi thứ nhưng nếu
mất chữ tín cũng khiến ta mất mọi thứ nên trong mọi quan hệ chúng ta nên giữ chữ
tín làm đầu, làm ăn luôn giữ lời hứa, trong học tập cũng nên trung thực, trong gia
đình không nên lừa dối nhau Cuộc sống còn cho thấy, một con người, một gia
đình, thậm chí một dân tộc hay một quốc gia thất bại, bây giờ muốn vực mình
đứng lên, đều phải bắt đầu từ thực hiện chữ tín trong mọi mối quan hệ có liên
quan. Hằng ngày mỗi chúng ta có thể thấy biết bao nhiêu ví dụ, bao nhiêu tấm
gương xác nhận chân lý này.
Ngoài việc nhận định chữ tín như thế thì chúng ta còn phải áp dụng nó trong
đời sống hằng ngày một cách hợp lí thông qua việc chúng ta tiếp xúc, giao tiếp,
ứng xử với mọi người xung quanh đó gọi là văn hóa giao tiếp – đặc biệt là trong
văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn.
Việc cư xử văn hóa giao tiếp một cách đúng đắn thể hiện được sinh viên có
một nền giáo dục văn minh tiến bộ đồng thời việc cư xử đúng đắn đem lại cho

thanh niên nhiều lợi ích trong thời kì hội nhập quốc tế, không những hội nhập về
kinh tế mà còn hội nhập về mọi mặt, thông qua việc cư xử đúng đắn còn giúp
3


thanh niên mở rộng được con đường tương lai sau này. Bên cạnh đó cũng có không
ít thành phần có những biểu hiện yếu kém trong lối sống cũng như trong việc duy
trì và phát huy các truyền thống văn hóa. Chẳng hạn như lối sống ích kỉ, hưởng
thụ, sa đà vào các tệ nạn xã hội, có biểu hiện dửng dưng trước nỗi đau của người
khác, nói tục chửi thề, thiếu tôn trọng người lớn, không có trách nhiệm về lời nói
của mình…Đó là một thực trạng đáng buồn của xã hội hiện nay.
Trước tình hình trên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chữ Tín của Triết học
phương Đông trong văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu để thấy được chữ tín nó đem lại lợi ích gì và quan trọng
trong đời sống sinh viên như thế nào, đồng thời cũng đưa ra định hướng, giải pháp
để khắc phục cách ứng xử không đúng đắn giúp cho đời sống xã hội được phát
triển giúp sinh viên rèn luyện cách ứng xử văn hóa với mọi người xung quanh.
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Trong tư tưởng của nhiều người, tín là một nền tảng của đạo đức được xã hội
thừa nhận từ xưa đến nay. Đặc biệt, nó được thể hiện rõ và được đề cao trong Nho
giáo của Khổng Tử. Ông đã nhiều lần nhắc tới chữ tín trong các bài dạy của mình
và các bài dạy đó của ông đã được các học trò của mình ghi chép lại thành Luận
Ngữ - tác phẩm tiêu biểu của Tứ thư – là sách gối đầu của người quân tử. Trong
Thuật nhi, VII trong tác phẩm có ghi: “Tử dĩ tứ giáo: Văn, hạnh, trung, tín”
(Khổng Tử lấy bốn điều để dạy học trò là: Văn học, đức hạnh, trung thành và tín
nghĩa)
Đề tài “ Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con
người” vào năm 2005 của Nguyễn Thị Tuyết Mai có viết: “Trong các mối quan hệ
xã hội, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đến ba mối quan hệ chủ yếu là quân-thần
(vua-bề tôi), phụ-tử ( cha-con) và bằng hữu ( bạn bè). Đó là những rường cột cơ

bản trong xã hội. Giải quyết được mối quan hệ đó và nó cũng là tiền đề quan trọng
để giải quyết mọi quan hệ khác trong xã hội. Nói cách khác, muốn cho xã hội tốt
đẹp, tránh loạn lạc, thì trước hết và quan trọng nhất là phải giải quyết cho được các
mối quan hệ đó.Tử hạ có một câu nói mang tính tổng kết cả ba mối quan hệ xã hội
rường cột đó: “Hiền hiền dịch sắc; sự phụ mẫu năng kiệt kì lực; sự quân, năng trí
kỳ thân; dữ bằng hữu giao ngôn nhi hữu tính. Tuy viết vị học, ngô tất vị chi học hĩ
(Tử Hạ nói: chuộng người hiền thay vì chuộng sắc đẹp; thờ cho mẹ hết sức mình;
liều thân để thờ vua; chơi với bạn bè nói câu nào cũng phải giữ chữ tín, người như
4


thế dẫu có nói là chưa hề học hỏi, ta cũng bảo rằng đã có học rồi vậy).” Đồng thời
tác giả cũng thể hiện chữ tín qua mối quan hệ bằng hữu: “Quan hệ bạn bè bằng hữu
là đại biểu cho các mối quan hệ khác ngoài xã hội. Đối với bạn bè nói riêng và đối
với mọi người nói chung điều quan trọng nhất là phải giữ sự tín thực. Tăng Tử
viết: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân. Vị nhân mưu nhi bất trung hồ? Giữ bằng hữu
giao nhi bất tín hồ? Truyền, bất tập hồ? ” (Tăng Tử nói: mỗi ngày ta đều xét lại bản
thân về ba việc: 1. Bàn tính hộ người có hết lòng chăng?; 2.Chơi với bạn bè đã thật
thành tín chưa?; 3.Những điều thầy dạy có ôn luyện chăng?) (Luận ngữ, Học nhi,
I)”
Vấn đề “trung tín” còn được giảng rõ trong Kinh Dịch: “Quân tử tiến đức tu
nghiệp. Trung tín sở dĩ tiến đức dã; tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã” (Người
quân tử tiến lên đạo đức, sửa cho sự nghiệp hoàn thành. Trung tín để mà tiến đức,
sửa lời nói cho thành khẩn để nên sự nghiệp) (Kinh Dịch: Quẻ Thuần Kiền, Văn
Ngôn). Ngoài ra Khổng Tử còn nói thêm về công dụng của chữ tín: “Quân tử nghĩa
dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi, tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi. Quân tử tai!” (Người
quân tử lấy điều nghĩa làm cội gốc, lấy điều lễ hành động, lấy khiêm tốn phát biểu,
lấy niềm tin thành tựu. Thật là bậc quân tử thay!) (Luận ngữ: Vệ Linh Công, câu
17).
Không chỉ vậy Khổng Tử còn nói: “Quân tử tiến đức tu nghiệp,trung tín, sở dĩ

tiến đức giã, tu từ, lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp giã. Tri chí chí tri, khả dữ cơ giã, tri
chung chung tri, khả giữ tồn nghĩa giã”(quân tử tiến đức tu nghiệp, trung tín là để
tiến đức, tu tỉnh ngôn từ, lập cái thành thực của mình, là để giữ vững cái nghiệp
vậy). Dù thời xưa hay thời nay chữ tín vẫn luôn được đề cao và coi trọng, uy tín
giúp ta được mọi người tin tưởng , giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Từ đó mới giúp ta
tu tỉnh ngôn từ, sống thành thật với bản thân mình và cũng để giữ vững được sự
nghiêp của ta.
Trong quyển sách Nho giáo của Trần Trọng Kim có viết: “Người ta ở trong xã
hội, giao tiếp với nhau, bao giờ cũng lấy sự tín làm quan trọng. Vậy nên sách Đại
Học nói rằng: “Dữ quốc nhân giao, chỉ ư tín”: giao kết với người trong nước cốt ở
sự tín. Không có sự tín thì sự giao thiệp của người ta không nương tựa vào đâu
được. Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả giã. Đại xa vô nghê, tiểu xa
vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai”: người mà không có tín thì không biết ra thế nào. Xe
lớn không có đòn ngang thẳng, xe nhỏ không có đòn ngang cong, thì làm thế nào

5


cho xe chạy đi được. (Luận ngữ: Vi chính,II). Bởi thế cho nên chữ tín là một đạo
trong năm đạo thường rất quan trọng”.
Đổng thời Trần Trọng Kim cũng có nói là: “Muốn tín lại bị cái tín làm cho hẹp
hòi cố chấp, thành ra hại nghĩa” (Nho giáo). Không phải vì muốn giữ chữ tín mà bị
chính cái chữ tín ấy làm cho hẹp hòi, cố chấp như vậy là không tốt, không chỉ hại
mình mà còn hại người.
Nếu như mà ta không học thì năm đạo của người quân tử sẽ không có, như
Khổng Tử đã nói: “Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế giã ngu; hiếu trí bất hiếu học, kỳ
tế giã đãng; hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế giã tặc; hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế giã
giảo; hiếu dũng bất hiếu học, kỳ tế giã loại; hiếu cương bất hiếu học, kỳ tế giã
cuồng”(muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu; muốn trí mà
không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ thái quá; muốn tín mà không muốn

học thì bị cái che mờ là hại nghĩa; muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ
là ngang ngạnh; muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn; muốn
cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất) (Luận ngữ:
Dương hóa: XVII
Chữ tín không chỉ cần thiết trong sự giao thiệp thường tình với mọi người mà
còn quan trọng trong văn hóa giao tiếp. Văn hóa giao tiếp là cách ứng xử có văn
hóa, có đạo đức là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện trong cộng đồng,
quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo
ra môi trường xã hội có ích cho con người. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta
luôn quan tâm đến vấn đề giao tiếp nên vai trò của văn hóa giao tiếp rất quan trọng.
Đề tài “Văn hóa giao tiếp trong hoạt động tiếp dân của cán bộ, công chức” của
Hoàng Thị Lệ Hà năm 2010 có viết: “Giao tiếp của con người diễn ra trong môi
trường văn hóa, trong những nền văn hóa. Trong mỗi nền văn hóa, con người sử
dụng một hệ thống phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giao tiếp. Bất kì
người nào, dân tộc nào cũng phản ánh trình độ văn hóa chung và văn hóa giao tiếp
của dân tộc mình qua quan hệ và hành vi. Một hành vi giao tiếp có văn hóa là hành
vì phù hợp với phong tục tập quán, lối sống của một xã hội và những giá trị văn
hóa chung của nhân loại”. Không những vậy: “Văn hóa giao tiếp là những chuẩn
mực giao tiếp của người với người trong xã hội, được hoàn thiện về giá trị đặc
điểm, giá trị thẩm mỹ, cách thức ứng xử, phương thức trao đổi và tiếp xúc với
nhau, phù hợp với truyền thống và bản sắc dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội, văn
hóa của dân tộc đó”.
6


Văn hóa giao tiếp được thể hiện ở rất nhiều mặt như văn hóa giao tiếp trong ứng
xử do Hồ Sĩ Vịnh viết trong tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 332, tháng 2/2012:
“Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người
với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có
nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có

con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống.
Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ
nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và
đối với chính mình.” Hay là Nguyễn Tất Thịnh - giảng viên học viện hành chính
quốc gia có nói: “Con người, dù là ai luôn phải hòa nhập, gắn mình và tồn tại trong
một môi trường xã hội để giao tiếp với người khác, khẳng định được cái riêng của
mình, phát biểu được chủ kiến, từ đó nhận được sự hưởng ứng hay trợ giúp cho
điều mình mong muốn. Giao tiếp ứng xử là cách phổ biến nhất trong hoạt động
sống, vì trong mọi trường hợp ai cũng phải làm việc và mưu cầu thông qua, với
người khác.”
Đặc biệt là chữ tín trong văn hóa giao tiếp, nó giúp ta có được sự uy tín, lòng tin
của người khác đối với ta, ta nhận được sự quan tâm giúp đỡ của người khác và cả
sự kính trọng ở chữ tín.
Còn giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên trường Đại học Sài Gòn nói riêng
thì chữ tín cũng rất quan trọng. Hiện nay chữ tín đã không được xem trọng như
trước và coi nhẹ nó. Vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài này làm đề tài nghiên
cứu, đồng thời cập nhật những vấn đề nảy sinh trong xã hội hiện nay của sinh viên
về “Chữ Tín trong Triết học phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở tìm hiểu và phân tích về “Chữ Tín trong
Triết học phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học
Sài Gòn hiện nay” từ đó đưa ra được lợi ích của chữ tín trong mọi mối quan
hệ của sinh viên, đồng thời đưa ra những định hướng, giải pháp và từ đó
tuyên truyền đến sinh viên trường Đại học Sài Gòn cách ứng xử giao tiếp
một cách đúng đắn trong đời sống hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:

7



+ Làm rõ cơ sở lý luận của việc nghiên cứu về chữ Tín trong Triết học
phương Đông với văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện
nay.
+ Làm rõ thực trạng về “Chữ Tín trong văn hóa giao tiếp của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn hiện nay”.
+ Đưa ra những giải pháp để định hướng cho việc áp dụng “Chữ Tín trong
văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chữ Tín trong Triết học phương Đông với văn hóa
giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay.
- Khách thể: lực lượng sinh viên của trường Đại học Sài Gòn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: trường Đại học Sài Gòn.
+ Thời gian: từ tháng 7/2015 đến tháng 5/2016.
5. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết 1: Người tôn trọng chữ tín
Giả thuyết 2: Người không tôn trọng chữ tín
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp định lượng: sử dụng bảng hỏi với các câu hỏi đóng và câu hỏi
mở. Đây là phương pháp thu thập thông tin chủ yếu của đề tài nhằm khai
thác những thông tin về những vấn đề mà đề tài quan tâm nghiên cứu.
- Phương pháp định tính: Quan sát thực tế, nghiên cứu tài liệu, phân tích –
tổng hợp số liệu.
6.2. Phƣơng pháp chọn mẫu
Vì điều kiện không thể nghiên cứu tổng thể, vì thế đề tài nghiên cứu trên
tổng số mẫu là 150 sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn.
6.3.


Phƣơng pháp luận nghiên cứu

8


Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật ( nguyên lý về sự phát triển,
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến) trong phân tích, nghiên cứu tư liệu, tài
liệu có liên quan bao gồm: sách, báo, tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu,..
7. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần kết luận và nội dung gồm cả 3
chương:
Chương 1: Nội dung của việc tìm hiểu chữ Tín trong Triết học phương Đông
với văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay.
Chương 2: Thực trạng về văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài
Gòn hiện nay trong chữ Tín.
Chương 3: Những định hướng, giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức về chữ
Tín với văn hóa giao tiếp cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay.

9


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: NỘI DUNG CỦA VIỆC TÌM HIỂU CHỮ TÍN TRONG
TRIẾT HỌC PHƢƠNG ĐÔNG VỚI VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY
1.1. Nội dung chữ Tín trong triết học phƣơng Đông:
1.1.1. Một số khái niệm Tín:
Có rất nhiều định nghĩa về chữ Tín như: “Tín là một trong những phạm trù
đạo đức chủ yếu trong truyền thống văn hóa Trung Quốc mà ý nghĩa cơ bản của
nó là sự thành thực, tin tưởng, tin nghĩa.Tín là biểu trưng cho nhân cách hoàn

chỉnh của con người, vận dụng vào trong quan hệ đặc biệt là giữa con người, tín
thuộc về đạo lý bạn bè.” (Từ điển Triết học Trung Quốc)
Hay ý nghĩa về người xưa về chữ Tín là: “Đức Tín phải là cái chất, cái lối giá
trị của mọi quan hệ, mọi giao tiếp của con người trong xã hội, trong đất nước.”
“Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam
kết.” ( />Tín trong Nho giáo còn được hiểu là: “Tín (Nho giáo) là một trong những
phẩm chất quan trọng trong Nho giáo, có nghĩa là làm đúng theo lời nói, cư xử
đáng tin cậy.Trong Hán ngữ, chữ Tín (信) nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước,
kết hợp bởi bộ "Nhân" (イ) và chữ "Ngôn" (言); hội ý rằng người có đức tín thì
lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi
người khác.” ( />Tín trong Phật giáo mang nhiều hàm nghĩa: “Tín có nghĩa là tin, tin tưởng,
nghe theo, vâng theo như tín ngưỡng, mê tín, tín căn, tín niệm. Tín còn có nghĩa là
giữ lời hứa, lời nói đi đôi với việc làm như thủ tín, trung tín.”
( />Chữ Tín trong Từ điển tiếng Việt, được giải thích là “tin thực, không gian dối”
Còn chữ Tín trong kinh doanh được hiểu là “Trong đời thường cũng như trong
kinh doanh, Tín chính là lòng tin (chí ít) giữa hai chủ thể - người này với người
khác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa một người với
10


nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp... Không phải ngẫu nhiên
mà ta có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp này có uy tín với doanh
nghiệp kia.” ( />Bản chất của giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, là tôn
trọng phẩm giá và danh dự của bản thân. Sự cần thiết của Tín đối với trong cuộc
sống cũng rất quan trọng. Cần phải lựa chọn cách ứng xử phù hợp với yêu cầu của
giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày.
Tóm lại, chữ Tín là giữ đúng lời hứa, là sự uy tín, thủy chung trước sau như một,
không thay lòng đổi dạ, dù hứa hẹn một việc nhỏ cũng chẳng sai lời, mới gọi là
biết giữ chữ tín.



-

-

-

1.1.2. Biểu hiện của chữ Tín:
Trong gia đình:
Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, đùm bọc săn sóc nhau
Luôn luôn tin tưởng mọi người trong gia đình, tiếp thu những ý kiến, lời
khuyên của mọi người khi gặp hoạn nạn, khó khăn
Không nên vì một chút mâu thuẫn mà không tin tưởng, đánh mất đi tình cảm
gia đình
Không nên vì vật chất mà lừa gạt, dối lừa lẫn nhau làm mất đi tình thân trong
gia đình
Không nên vì lời nói của người ngoài mà nghi ngờ người thân trong nhà, cần
phải sáng suốt, minh bạch đâu là thật đâu là lừa gạt
Trong học tập:
Khi có việc được giao cần phải hoàn thành đúng thời hạn, không nên chậm trễ
hoặc bỏ ngang
Khi có bài tập thì nộp đúng thời hạn đã được giao, không nên kì kèo hạn nộp
Đi học cần đi đúng giờ, không nên đi học trễ, giờ dây thun
Cần trung thực trong học tập, không nên ăn cắp bài người khác thành bài của
mình. Trong các kì kiểm tra không nên xem tài liệu khi không được phép,
không quay bài, copy bài người khác
Cần cạnh tranh một cách công bằng trong học tập, không nên dùng những
chiêu trò để lừa gạt đối phương như soạn bài không đúng trong nội dung ôn
thi, chỉ bài sai khi đang kiểm tra,…
Thực hiện tốt nội quy, nề nếp trong nhà trường, nơi công cộng…

11




-

-

-

Có mục tiêu trong học tập và đạt được mục tiêu
Trong cuộc sống:
Cần chia sẻ, quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, luôn tin tưởng đùm bọc
lẫn nhau
Cần phải có sự tin tưởng, uy tín, tôn trọng nhau, giữ được lòng tin của mình
đối với mọi người xung quanh
Không nên lừa gạt, lừa lọc lẫn nhau
Biết giữ lời hứa, được mọi người tin cậy, dễ dàng hợp tác với người khác
Trong kinh doanh:
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành, mẫu mã, thời gian, thái độ. Cần phải
làm như vậy để có được lòng tin của khách hàng và sản phẩm mới được tiêu
thụ
Khi kí kết hợp đồng cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí kết vì nếu như
không được thực hiện thì sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy
tín,..đặc biệt là lòng tin giữa hai bên
Cần cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, không nên dùng chiêu trò để hạ
uy tín, danh dự của đối thủ,…
Làm ăn phải trong sạch, không được gian dối trong các mặt hàng, sản
phẩm,…

1.1.3. Vị trí, vai trò của chữ Tín:
Xưa nay, chữ tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống của chúng ta. Từ
thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đã đúc kết rằng: “Có lòng tin thì có tất cả, mất
lòng tin thì mất tất cả”
Trước hết muốn có được lòng tin ở người khác thì ta phải giữ được chữ tín ở
bản thân mình. Khi ta đã hứa một điều gì đó với người khác thì ta phải thực hiện
nó, nếu như ta không làm được thì đừng hứa với người khác. Như vậy là ta đã bội
tín, mà chữ Tín thường đi đến với danh dự, danh dự lại bảo đảm cho sự nghiệp
của ta. Nếu ta đã bội tín thì danh dự ta đã không còn và sự nghiệp sẽ không vững
chắc, những người thất hứa, không giữ lời thường là người thiếu bản lĩnh, không
tự tin, không làm được nghiệp lớn. Và với những người như vậy, đối với bản
thân không dám chịu trách nhiệm với chính mình thì đừng mong họ chịu trách
nhiệm với người khác.

12


Không những vậy người không giữ được chữ tín không chỉ làm tổn hại đến
danh dự của bản thân mình mà có thể làm liên lụy đến cả gia đình. Bản thân
người thất hứa sẽ làm cho gia đình họ buồn, không còn được tin tưởng như trước,
không được gia đình mình quan tâm, chăm sóc. Sau này, dù có nói gì thì cũng sẽ
không được tin tưởng nên có câu nói “ Một lần mất tín, vạn lần mất tin”
Và rộng hơn là cả xã hội ta, mỗi con người đều phải có chữ tín. Có thể thấy
niềm tin luôn hiện diện trên mọi khía cạnh của cuộc sống và nó mang ý nghĩa đặc
biệt trong đời sống nội tâm, tinh thần của mỗi con người. Mỗi con người phải biết
giữ chữ tín cho mình, giữ chữ tín cũng tức là coi trọng lòng tin của mọi người đối
với mình, biết trân trọng lời hứa và tin tưởng nhau. Giữ chữ tín là tôn trọng bản
thân và tôn trọng người khác. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tôn trọng,
tín nhiệm, tin cậy của mọi người đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ
dàng hợp tác với nhau hơn. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình

thì mỗi người phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
trong mối quan hệ của mình đối với mọi người xung quanh.
Những người xưa quan niệm thiếu chữ tín chưa thể coi là người quân tử. Giờ
đây đạo quân tử đã bị lãng quên, bị loại khỏi những chuẩn mực đạo lý và lối
sống. Người có quyền chức phải giữ Tín với dân, trong đó có cấp dưới của mình.
Ngày xưa, biết bao triều đại suy tàn, mục nát bởi đã bội tín với lời thề thuở dựng
cờ khởi nghĩa, mang gươm mở nước. Những kẻ thoái hóa biến chất tham nhũng,
quan liêu, hà hiếp dân lành đều thuộc loại bội tín với ân nhân của mình.
Ngày nay, dù kinh tế ngày một tăng cao, xã hội ngày càng phát triển thì chữ
tín phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta cũng vẫn bị một bộ phận xem nhẹ và dần bị
phá vỡ. Xu hướng coi trọng lợi ích cá nhân, làm ăn vì lợi nhuận, coi trọng đồng
tiền, coi trọng hình thức, danh vọng đã là điều kiện thuận lợi cho sự tăng lên của
sự lừa gạt, gian dối và vô tín. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì mục đích
lợi nhuận, một số người sẵn sàng làm hàng giả, hàng nhái, hàng thiếu chất lượng,
lừa đảo người tiêu dùng . Trong nhà trường, khi chất lượng giáo dục vẫn còn
mang tính giả dối với các hiện tượng như bệnh chạy theo thành tích, mua bằng,
mua điểm và quay cóp khi thi cử. Trong khoa học, nghệ thuật cũng có không ít sự
lừa dối như sự gia tăng của tệ nạn vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền, sao
chép và làm giả những sản phẩm khoa học và công nghệ. Những vụ việc tham
nhũng cho thấy một bộ phận những cán bộ công chức thoái hóa, biến chất, họ đã
13


lừa dối nhân dân để trục lợi cho cá nhân và gia đình và sống thờ ơ và dửng dưng
trước hành vi xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Để xây dựng niềm tin tích cực đúng đắn cho thanh niên và giới trẻ hiện nay
hướng tới sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, một trong những
giải pháp cần thiết và quan trọng là chúng ta phải xây dựng những chuẩn mực
mang tính khoa học về niềm tin, hướng tới một xã hội coi trọng giá trị niềm tin.
Tóm lại, Tín đóng vai trò quan trọng trong mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi lĩnh

vực, trong các mặt, các phương diện của cuộc sống, gia đình hay xã hội, người
thân hay bạn bè, láng giềng hay đối tác đều có sự hiện diện của Tín. Vì vậy, Tín
là đức tính cần thiết và cần có của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xã hội và cả mỗi
quốc gia.
1.2. Nội dung về văn hóa giao tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn
hiện nay:
1.2.1. Một số khái niệm về văn hóa giao tiếp:
“Văn hóa giao tiếp là những chuẩn mực giao tiếp của người với người trong xã
hội, được hoàn thiện về giá trị đặc điểm, giá trị thẩm mỹ, cách thức ứng xử,
phương thức trao đổi và tiếp xúc với nhau, phù hợp với truyền thống và bản sắc
dân tộc, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của dân tộc” ( Nguyễn Thị Lệ Hà)
Đề tài “Văn hóa giao tiếp trong hoạt động tiếp dân của cán bộ, công chức” của
Hoàng Thị Lệ Hà năm 2010 có viết: “Giao tiếp của con người diễn ra trong môi
trường văn hóa, trong những nền văn hóa. Trong mỗi nền văn hóa, con người sử
dụng một hệ thống phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giao tiếp. Bất kì
người nào, dân tộc nào cũng phản ánh trình độ văn hóa chung và văn hóa giao
tiếp của dân tộc mình qua quan hệ và hành vi. Một hành vi giao tiếp có văn hóa là
hành vì phù hợp với phong tục tập quán, lối sống của một xã hội và những giá trị
văn hóa chung của nhân loại”.
Đề tài “ Văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên” của chủ
nhiệm đề tài là Nguyễn Thị Bình:“Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng
thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội
(giao tiếp một cách lịch sự, thân thiện, cởi mở, chân thành, thể hiện sự tôn trọng)
là tổ hợp các thành tố: lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ, cách ứng xử,…”

14


( />
cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-tay-nguyen/)

Tóm lại, văn hóa giao tiếp là cách cư xử, hành vi, thái độ,… của một cá nhân
ứng xử một cách có văn hóa, là những hiểu biết về phong tục, tập quán của đời
sống xã hội. Một người có hành vi ứng xử đúng đắn khi giao tiếp phải tuân theo
những chuẩn mực xã hội nhất định, hành động theo một số quy ước và yêu cầu
mà mọi người cho là thích hợp.
1.2.2. Biểu hiện của văn hóa giao tiếp:
 Trong cách cư xử:
- Lễ phép, kính trên nhường dưới, chào hỏi thầy cô hay người quen gặp ở ngoài,…
- Biết trên biết dưới, biết nói xin lỗi khi làm sai, biết cảm ơn khi được giúp đỡ,..
- Trong cuộc sống giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, biết nhường ghế cho trẻ
em, người già, phụ nữ mang thai khi trên xe buýt,…
- Trong gia đình thì biết hiếu thảo, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, anh em đùm bọc,
thương yêu lẫn nhau,…
- Đối với bạn bè luôn chơi hết lòng, trung thực, không ganh ghét, lừa lọc nhau,
giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động
 Trong cách xưng hô:
- Xưng hô một cách đứng mực, đúng khuôn mẫu của xã hội
- Xưng hô lịch sự, lễ phép, đúng vai vế của mình, đúng theo hoàn cảnh và chuẩn
mực xã hội
 Trong lời ăn tiếng nói:
- Nói chuyện dễ nghe, lịch sự, lễ phép…
- Không thô tục, chửi thề, nói chuyện chua chát, đanh đá…
- Lời nói có tình có lý, không cãi lại, cãi ngang,…
 Trong xã hội:
- Biết đâu là đúng đâu là sai, cái gì nên làm và không nên làm
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Có hành vi, cư xử, thái độ có văn hóa ở nơi công cộng…
1.2.3. Vị trí, vai trò của văn hóa giao tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài
Gòn hiện nay:
Văn hóa giao tiếp là một trong những yếu tố cần thiết của một sinh viên.

Điều đó thể hiện nét đẹp của con người qua giao tiếp giữa người với người,
giữa con người với xã hội, thể hiện hệ thống giá trị, những chuẩn mực đạo đức
15


được xã hội thừa nhận và nó được biểu hiện cụ thể qua hành vi, ứng xử, nói
năng,…
Ở đây sinh viên đã được coi là người đã trưởng thành và chịu trách nhiệm
về hành vi của mình. Sinh viên được coi là người có học thức, có trình độ văn
hóa và còn là chủ nhân tương lai của đất nước nên việc giữ chữ tín là điều
không thể thiếu. Chữ tín luôn đi đến danh dự và sự nghiệp của họ, nếu như họ
giữ được chữ tín thì sẽ được sự tin tưởng, tín nhiệm, tin cậy của mọi người và
đường công danh sự nghiệp sẽ được vững chắc nhưng cũng có một bộ phận lại
xem nhẹ việc giữ chữ tín mà đó lại là điều kiện cần thiết trong văn hóa giao tiếp
của sinh viên.
Là một sinh viên, là những người sẽ đưa đất nước phát triển, ngày càng trở
nên dồi dào thì cần phải tập cho mình những yếu tố cần thiết như kỹ năng, thể
lực, trí lực và đặc biệt là giao tiếp để cho bản thân ngày một tốt hơn. Cần có
một chữ tín ở bản thân, để được vậy thì cần phải nghiêm khắc với bản thân hơn,
cần đặt ra những yêu cầu cao hơn bản thân và cố gắng hoàn thành nó đúng thời
hạn, tìm tòi và học hỏi những bài học, những tấm gương nâng cao về chữ tín,
tham dự các cuộc hội thảo hay lớp học về chữ tín giúp ta có thêm những hiểu
biết sâu sắc về chữ tín, những lớp học về sự giao tiếp, kỹ năng đó cũng là một
cách rèn luyện về chữ tín.
Đặc biệt là đối với sinh viên trường Đại học Sài Gòn với tỉ lệ sinh viên
học ngành sư phạm chiếm số lượng lớn nên việc có một văn hóa giao tiếp chuẩn
mực là điều cần thiết. Là những giáo viên tương lai, truyền đạt các kiến thức, kĩ
năng, đạo đức đào tạo thế hệ sau thì bản thân người nhà giáo phải gương mẫu
về mọi mặt đặc biệt là về văn hóa giao tiếp, cách ứng xử, thái độ một cách có
văn hóa, những đạo đức chuẩn mực của xã hội mà phải đáp ứng đó là điều kiện

cần cho người công dân, người giáo viên tương lai. Có như vậy thì xã hội mới
ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.
Tóm lại, ta nên có chữ tín ở bản thân vì điều đó giúp ích cho ta về sau này.
Thông qua các khái niệm trên ta cũng hiểu được chữ Tín và văn hóa giao tiếp là
như thế nào? Nhờ có nó mà trong giao tiếp ta trở nên tự tin, thoải mái, được sự
kính trọng của mọi người và được mọi người quý mến hơn. Trong sự nghiệp
cũng được vững chắc hơn và có mối quan hệ rộng và tốt đẹp đối với mọi người,
không chỉ nước ta mà các bạn bè quốc tế khác.

16


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỂU HIỆN CHỮ TÍN TRONG TRIẾT
HỌC PHƢƠNG ĐÔNG VỚI VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN HIỆN NAY
2.1. Những biểu hiện về chữ Tín trong triết học phƣơng Đông với văn hóa giao
tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay.
2.1.1. Nhận thức của sinh viên về chữ Tín trong Triết học phƣơng Đông với
văn hóa giao tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay.
Mỗi người dân Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học Sài Gòn nói riêng
đều phải thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam,
chăm chỉ, cần cù, cần mẫn, văn hóa giao tiếp ứng xử chuẩn mực thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng
tập thể, từng cộng đồng, vào mọi lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt là sinh viên,
tạo ra đời sống tinh thần tốt đẹp, khoa học xã hội phát triển, phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt ở thời đại hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành hội nhập để phát
triển kinh tế, văn hóa thì chúng ta phải hòa nhập, phải có sự giao lưu giữa cá
nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa cá nhân với xã hội, giữa các

nước với nhau thì chữ tín, lòng tin, danh dự là điều tất yếu không thể thiếu đối
với mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Nhưng vì thời đại ngày càng phát triển,
xã hội ngày càng tiên tiến thì cũng có nhiều thay đổi về vật chất và tinh thần,
“một bước tiến của xã hội là một bước lùi của đạo đức” điều đó rất dễ thấy được
ở xã hội hiện nay khi mà con người dần dần làm mất đi danh dự, sự tin tưởng,
niềm tin đạo đức chỉ vì lợi ích cá nhân, sự ích kỷ của bản thân, ham muốn, dục
vọng của mình mà làm tổn hại đến người khác. Tất cả sự tham muốn trên đã tác
động rất lớn đến con người, đặc biệt là lớp trẻ thanh niên sinh viên hiện nay. Bởi
vì, họ là lớp người trẻ, khỏe, năng động rất dễ ảnh hưởng từ các tư tưởng xấu,
các nhân cách không tốt, cư xử không chừng mực từ bên ngoài. Vì vậy, có thể
nói lớp trẻ, thanh niên sinh viên hiện giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và
xây dựng các chuẩn mực đạo đức, văn hóa giao tiếp một cách lành mạnh.
Xưa nay, chữ tín luôn là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội đặc biệt
là trong triết học phương Đông. Đó là một trong năm phẩm chất cần có của
17


người quân tử trong Nho giáo và Nho giáo luôn là tư tưởng chủ đạo trong đời
sống chính trị, văn hóa của dân tộc. Nhưng mà đó là chữ tín của ngày xưa, còn
hiện nay các phẩm chất cần có của người quân tử trong Nho giáo ngày xưa có
được sinh viên biết đến hay không? Chữ tín trong xã hội có vị trí như thế nào ?
Chữ tín có được sinh viên xem trọng hay không?
Theo số liệu mà chúng tôi đã khảo sát, phân tích và tổng hợp dưới đây thì đa
số sinh viên đã trả lời đúng các phẩm chất của người quân tử và chữ tín có vị trí
quan trọng không chỉ trong xã hội mà còn trong học đường, chữ tín vẫn được
các bạn sinh viên xem trọng trong văn hóa giao tiếp của sinh viên.
Bảng 1. Theo bạn, 5 đức tính ngày xưa cần có của người quân tử là gì?
Đáp án

Sinh viên


Tỉ lệ

A. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (đúng)

105/150

70%

B. Nhân, hiếu, lễ, trí, tín

30/150

20%

C. Trí, đễ, nhân, hiếu, nghĩa

5/150

3,3%

D. Hiếu, tín,, nghĩa, đễ, nhân

10/150

6,7%

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy được rằng số lượng sinh viên trả lời đáp án
A là 105 sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 70%. Tiếp đến là số lượng sinh viên
trả lời đáp án B là 30 sinh viên chiếm tỷ lệ 20% và cuối cùng đáp án C là 5 sinh

viên chiếm tỷ lệ 3,3% là chiếm tỷ lệ thấp nhất. Qua đó ta thấy là đa phần sinh
viên vẫn còn quan tâm và có sự hiểu biết một ít về Nho giáo nhưng bên cạnh đó
vẫn còn một số sinh viên không có sự hiểu biết về nó chiếm tỷ lệ cũng 30% là
một con số không nhỏ. Nguyên nhân cũng có thể là vì những đức tính của người
quân tử là chỉ có vào thời xưa mới cần có 5 đức tính đó và nó cũng thể hiện danh
dự nhân phẩm của người quân tử, còn ở thời đại ngày nay do kinh tế xã hội phát
triển, nhu cầu vật chất tăng cao, con người hối hả làm việc để kiếm tiền nên họ
không màng đến những phẩm chất đó. Sinh viên phải chạy đua theo thời đại hiện
nay nên không quan tâm đến những phẩm chất tốt đẹp đó. Nhưng khi hỏi sinh
viên về định nghĩa chữ tín như thế nào? Chữ tín có phải là một đức tính quan

18


trọng trong Nho giáo, trong xã hội và cả trong văn hóa giao tiếp của sinh viên
hay không thì lại là điều bất ngờ đối với chúng tôi khi khảo sát.
Bảng 2. Theo bạn, chữ tín có phải là một đức tính quan trọng trong Nho giáo hay
không ?
Trả lời

Sinh viên

Tỷ lệ



145/150

96,7%


Không

5/150

3,3%

Bảng 3. Bạn định nghĩa chữ tín như thế nào ?
Đáp án

Sinh viên

Tỷ lệ

A. Thành thực, tin tưởng, tín nghĩa

15/150

10%

B. Giữ lời hứa, đúng hẹn

20/150

13,3%

C. Làm việc chắc chắn, không ba
hoa, nói khoác
D. Tất cả những ý trên đều đúng

10/150


6,7%

105/150

70%

Qua các bảng khảo sát trên ta có thể thấy tỷ lệ sinh cho rằng chữ tín là một đức
tính quan trọng của Nho giáo chiếm tỷ lệ rất cao 96,7% và 3,3% cho rằng chữ tín
không quan trọng trong Nho giáo là rất thấp. Điều đó cũng thể hiện được sinh viên
trường ta đều có kiến thức cơ bản về Nho giáo.
Đa phần sinh viên đều hiểu được định nghĩa về chữ tín 105 sinh viên chiếm tỷ
lệ 70%, kế đó là hiểu một phần về chữ tín là 20 sinh viên chiếm tỷ lệ 13,3%. Thông
qua bảng khảo sát trên cho thấy sinh viên đều coi trọng chữ tín và cũng nắm được
định nghĩa cơ bản về chữ tín

19


Bảng 4. Theo bạn, trong xã hội hiện nay chữ tín giữ vị trí như thế nào ?
Mức độ

Sinh viên

Tỷ lệ

Rất quan trọng

112/150


74,7%

Quan trọng

32/150

21,3%

Bình thường

6/150

4%

Không quan trọng

0/150

0%

Bảng 6. Là một sinh viên, theo bạn chữ tín trong văn hóa giao tiếp của sinh viên
hiện nay có quan trọng không ?
Trả lời

Sinh viên

Tỷ lệ




145/150

96,7%

Không

5/150

3,3%

Từ 2 bảng khảo sát trên cho ta thấy rằng chữ tín rất quan trọng trong xã hội
hiện nay điều đó đã được nhận định qua 112 sinh viên chiếm tỷ lệ 74,7% và không
có sinh viên nào chọn chữ tín là không quan trọng, nhưng có 6 sinh viên chiếm tỷ
lệ là 4% cho là bình thường điều đó cho thấy những sinh viên này nhận thức rằng
có chữ tín cũng được mà không có chữ tín cũng được.
Khi được hỏi chữ tín có quan trọng trong văn hóa giao tiếp sinh viên hiện nay
hay không thì có đến 145 sinh viên chiếm tỷ lệ 96,7% đều cho là quan trọng nhưng
trong đó có 5 sinh viên chiếm tỷ lệ 3,3% cho rằng nó không quan trọng. Nó cho
thấy được dù có nhiều sinh đồng tình với quan niệm chữ tín cũng rất quan trọng
trong văn hóa giao tiếp của sinh viên thì cũng có một số sinh nhận định nó không
quan trọng trong văn hóa sinh viên, điều đó cũng thể hiện sự thờ ơ, không quan
tâm của một số thành phần sinh viên về văn hóa giao tiếp, ứng xử, các đạo đức
chuẩn mực của xã hội

20


Qua các bản khảo sát trên có thể thấy chữ tín có một chỗ đứng quan trọng trong
xã hội không chỉ thời xưa mà cả thời hiện đại ngày nay, chữ tín là một chuẩn mực
trong văn hóa giao tiếp, văn hóa giao tiếp còn là những hiểu biết là phong tục, tập

quán của đời sống xã hội. Một người có hành vi ứng xử đúng đắn khi giao tiếp
phải tuân theo những chuẩn mực xã hội nhất định, hành động theo một số quy ước
và yêu cầu được cho là chuẩn mực. Văn hóa giao tiếp là một hệ thống những
nguyên tắc chuẩn mực xã hội, văn hóa, đạo đức. Văn hóa giao tiếp là một hạt nhân
để tạo dựng một nề nếp, một lối sống chuẩn mực cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm
người. Văn hóa giao tiếp còn là những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ phù hợp
với bản sắc của mỗi dân tộc. Vì thế nó giữ vị trí quan trọng không chỉ trong xã hội
mà còn trong học đường, đặc biệt là lớp thanh niên trẻ ngày nay là người sẽ giữ gìn
và phát phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó.
2.1.2. Biểu hiện về chữ Tín trong triết học phƣơng Đông với văn hóa giao tiếp
của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay
Đất nước ta ngày đang dần đổi mới về kinh tế, chính trị thì cũng đồng nghĩa với
việc xã hội cũng thay đổi. Văn hóa giao tiếp là điều kiện tất yếu của mỗi quốc gia
trong đó chữ tín là hạt nhân tạo nên sự gắn kết giữa con người với con người, giữa
con người với xã hội, giữa các quốc gia với nhau thì thanh niên, sinh viên lớp trẻ
ngày nay là những người sẽ phát huy và giữ gìn phẩm chất đó.
Nhiều cá nhân sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng về chữ tín trong văn hóa
giao tiếp và không ngừng phát huy nó

21


Bảng 7. Bạn hãy đánh giá những việc làm của mình bằng cách đánh dấu X vào
mức độ bạn cho là đúng thông qua bảng sau
Nội dung

Rất thƣờng xuyên

Thƣờng xuyên


Thỉnh thoảng

Chƣa bao giờ

Đi học trễ
Nộp bài tập trễ
hẹn

11/150
(7,3%)
5/150
(3,3%)

15/150
(10%)
9/150
(6%)

95/150
(63,4%)
51/150
(34%)

29/150
(19,5%)
85/150
(56,7%)

Tùy tiện hứa một
việc gì đó


3/150
(2%)

17/150
(11,3%)

70/150
(46,7%)

60/150
(40%)

Không giữ lời hứa
của mình

4/150
(2,7%)

11/150
(7,3%)

90/150
(60%)

45/150
(30%)

Đến trễ trong các
buổi hẹn


9/150
(6%)

13/150
(8,7%)

77/150
(51,3%)

51/150
(34%)

Theo kết quả điều tra của nhóm thì hầu hết sinh viên thỉnh thoảng mới đi học trễ
chiếm tỷ lệ 63,4%, sinh viên chưa bao giờ đi học trễ chiếm tỷ lệ 19,5% và sinh
viên rất thường xuyên đi trễ chiếm 7,3%. Qua đó cho thấy việc học rất quan trọng
đối với sinh viên khi tỷ lệ đi trễ rất thường xuyên chiếm rất ít và việc sinh viên đi
học đúng giờ có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ đi học trễ
Đối với sinh viên nào cũng có bài tiểu luận, bài tập về nhà nên việc nộp bài tập
trễ hẹn là điều khó tránh khỏi nhưng qua khảo sát cho thấy được rằng số sinh viên
chưa bao giờ nộp bài tập trễ hẹn lại chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,7% và số sinh viên
nộp bài tập trễ hẹn rất thường xuyên lại chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,3%. Điều đó
cũng có nghĩa mỗi sinh viên đều nhận thức được việc học của mình, đều biết được
trách nhiệm của mình cho việc học là nộp bài tập đúng hẹn
Việc tùy tiện hứa một việc gì đó mà không thực hiện là điều không tốt và sinh
viên cũng nhận thức điều đó cho nên tỷ lệ của việc hứa tùy tiện, qua loa chỉ chiếm
2% là rất thường xuyên là chiếm 70% chỉ thỉnh thoảng sinh viên mới hứa qua loa
như vậy.

22



Danh dự và nhân phẩm của con người rất quan trọng điều đó được thể hiện qua
chữ tín của bản thân và nó cũng được thể hiện qua việc khi nhóm chúng tôi hỏi
sinh viên về mức độ không giữ lời hứa của mình thì có tới 60% sinh viên là thỉnh
thoảng vẫn không giữ lời hứa của mình và chỉ có 30% sinh viên là chưa bao giờ
thất hứa, tỷ lệ sinh viên rất thường xuyên không giữ lời hứa của mình chỉ chiếm tỷ
lệ rất thấp là 2,7%. Qua đó cũng rất đáng khen ngợi sinh viên khi nhận thức được
lời hứa của mình quan trọng đến nhường nhưng vẫn có một số ít thành phần sinh
viên vẫn chưa nhận thức được lời hứa có tầm quan trọng ra sao khi vẫn thường
xuyên thất hứa với người khác, điều đó cũng rất đáng lo ngại đối với sinh viên.
Việc đi học trễ đối với sinh viên thì có lẽ là chuyện thường nhưng đối với các
buổi hẹn khác thì sinh viên có trễ hẹn hay không thì qua khảo sát chúng tôi nhận
thấy việc sinh viên chưa bao giờ đến trễ trong các buổi hẹn khác có tỷ lệ 34%, tỷ lệ
này cao hơn tỷ lệ sinh viên chưa bao giờ đi học trễ và số lượng sinh viên thường
xuyên đến trễ các buổi hẹn khác cũng ít hơn số lượng sinh viên thường xuyên đi
học trễ chiếm tỷ lệ 6%. Qua đó ta cũng thấy được mặt khác của sinh viên là không
đặt việc học lên đầu mà vẫn còn xem nhẹ nó. Nhưng cũng cho thấy được chữ tín
vẫn được sinh viên xem trọng qua các điều bình thường trong cuộc sống hằng ngày
của mình.
2.2. Những vấn đề đƣợc đặt ra cho chữ Tín trong Triết học phƣơng Đông với
văn hóa giao tiếp của sinh viên trƣờng Đại học Sài Gòn hiện nay.
Từ kết quả điều tra xã hội dành cho sinh viên của trường Đại học Sài Gòn,
chúng ta có thể nhận thấy một thực trạng là : bên cạnh những suy nghĩ, những biểu
hiện tích cực của các các bạn trẻ tại trường Đại học Sài Gòn về chữ Tín của Triết
học phương Đông trong văn hóa giao tiếp của sinh viên trường Đại học Sài Gòn
hiện nay như các bạn các bạn có những khái niệm cơ bản về chữ Tín trong Nho
giáo, nhận thấy được tầm quan trọng của chữ tín trong văn hóa giao tiếp của sinh
viên hiện nay cũng như mặt lợi, mặt hại mà nó mang lại và cũng tự đề ra cho mình
giải pháp khắc phục. Song, bên cạnh đó vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên

của trường Đại học Sài Gòn có những biểu hiện lệch lạc về chứ Tín trong quan
niệm, thói quen, lối sống của mình. Điều này đặt ra yêu cầu là chúng ta phải làm rõ
những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên và trách nhiệm thuộc về những ai (
là do chính bản thân sinh viên, cách giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng từ gia

23


đình hay là do các cơ quan chức năng…), để từ đó ta có thể tìm ra những giải pháp
thích hơp và tối ưu nhất để giải quyết vấn đề này.
Trường Đại học Sài Gòn là một trong những trường có số lượng sinh viên đông
nhất tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay với khoảng 16000 sinh viên cùng với đặc
thù đa ngành nghề và cũng tại đây có sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền về
lối sống, thói quen, phong tục tập quán,… đã đem đến cho ngôi trường này một lối
sống văn hóa rất riêng và đặc sắc. Không những thế trường Đại học Sài Gòn còn
được nhiều người biết đến như là “ ngôi trường trăm tuổi” nổi tiếng tại thành phố
Hồ Chí Minh . Trải qua hơn 100 năm , nơi đây không chỉ là một ngôi trường bình
thường mà còn được biết đến như là một địa danh lịch sử chứa đựng những kí ức
về nếp sống văn hóa của người Việt ta ngày xưa đồng thời ngôi trường này cũng
đang ngày ngày ghi nhận lại những đổi thay trong hoạt động giao tiếp văn hóa của
sinh viên ngày nay – họ tự tin hơn, năng động hơn, chủ động hơn để có thể bắt kịp
với nhịp sống ngày một nhanh hơn của xã hội nước ta hiện nay và hơn thế nữa là
sự hòa nhập của dân tộc ta cùng với thế giới – gần đây nhất chính là sự kiện nước
ta tham gia cộng đồng chung ASEAN. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với
nước ta hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.
Việc mở cửa giao lưu với các nước trên thế giới sẽ góp phần mang đến cho Việt
Nam nhiều cơ hội để có thể phát triển trên các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, văn
hóa,… Hơn thế nữa, sinh viên Việt Nam sẽ có cơ hội tìm kiếm cơ hội học tập cũng
như việc làm tốt hơn , tiên tiến hơn, học tập những điều hay từ nước bạn để bản
thân ngày một hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn để có thế khẳng định bản thân trên

trường quốc tế. Song, bên cạnh đó chúng ta đã, đang và sẽ phải tiếp tục đối mặt với
nhiều thách thức to lớn. Sinh viên Việt Nam giờ đây không chỉ phải cạnh tranh cơ
hội việc làm với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với những đối thủ
mạnh hơn từ nước ngoài cùng với sự du nhập nhanh chóng từ các trào lưu từ nước
ngoài. Điều này đòi hỏi ở người sinh viên Việt Nam không chỉ phải vững về
chuyên môn, nghiệp vụ, những kiến thức cuộc sống mà còn phải có đủ bản lĩnh để
tiếp thu có chọn lọc những luồn văn hóa từ nước ngoài. Đồng thời ta phải giữ gìn
và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nâng cao lối sống văn hóa
cho sinh viên, đặt biệt là việc giữ chữ tín trong văn hóa giao tiếp của sinh viên hiện
nay. Việc giữ gìn và phát huy chữ tín cho sinh viên là vô cùng cần thiết, nó sẽ giúp
người trẻ xây dựng được vị thế cho bản thân không chỉ ở Việt Nam mà còn đối với
các đối tác quốc tế, lấy chữ tín làm kim chỉ nam sẽ giúp cho sinh viên nhận được
24


sự tin tưởng và tín nhiệm từ mọi người, góp phần mở ra cơ hội học tập và làm việc
tốt hơn, từ đó góp phần phát triển ngày một tốt hơn, giàu mạnh hơn, dựng xây nên
một lối sống văn hóa cho giới trẻ vừa đậm đà bản sắc dân tộc vừa văn minh tiến
bộ. Vì vậy cho nên , việc giữ chữ tín trong triết học phương Đông với văn hóa giao
tiếp của sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học Sài Gòn nói riêng là điều
vô cùng cần thiết.
Để có thể khắc phục , giữ gìn và phát huy việc giữ chữ Tín trong lối sống văn
hóa của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc
xây dựng một nền văn hóa giao tiếp dành cho sinh viên Việt Nam ngày một tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và thực sự coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển kinh tế - xã hội. Văn hóa giao tiếp là một chỉnh thể to lớn, phong phú về
nhiều mặt như: tư tưởng, tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, lối sống, cách ăn nói,
truyền thống,… nó vừa là sự kế thừa những truyền thống, ý thức, lối sống văn hóa
trong quá khứ, vừa là sự kết tinh của tinh thần thời đại và định hướng giá trị của cả
một đất nước. Chúng ta cần phải tìm ra cách để giữ gìn văn hóa giao tiếp cho thế

hệ sinh viên ngày nay bởi vì đây chính là thế hệ chủ lực - những người sẽ làm chủ
tương lai của đất nước cho nên học phải được bồi đắp một lối sống văn hóa phù
hợp với thời đại, phát huy những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm còn
hạn chế để họ ngày một hoàn thiện bản thân hơn, tốt đẹp hơn, có đủ năng lục cạnh
tranh với các đối thủ trên trường quốc tế. Và cũng từ hình thành nên một nền văn
hóa giao tiếp văn minh, tiến bộ cho cả dân tộc Việt Nam.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng trên.
2.3.1 Nguyên nhân khách quan.
Thực trạng về chữ Tín của triết học phương Đông trong văn hóa giao tiếp của
sinh viên trường Đại học Sài Gòn hiện nay là do ảnh hưởng của các yếu tố khách
quan sau:
2.3.1.1. Ảnh hƣởng của việc mở rộng hội nhập quốc tế :
Vào cuối tháng 11 năm 2015 10 lãnh đạo của 10 nước ASEAN trong đó có
Việt Nam đã cùng kí kết vào bản tuyên bố thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN và
gần đây nhất là vào tháng 2 năm 2016, Việt Nam cùng với bộ trưởng 11 quốc gia
thành viên vừa ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một
trong những thỏa thuận thương mại đa quốc gia lớn nhất từ trước đến nay - tại New
25


×