Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Tư tưởng dung thông nho, phật, đạo của nguyễn bỉnh khiêm, phùng khắc khoan và nguyễn dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 176 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ PHÚ DƯỠNG

TƯ TƯỞNG DUNG THÔNG NHO, PHẬT, ĐẠO CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM, PHÙNG KHẮC KHOAN VÀ
NGUYỄN DỮ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ PHÚ DƯỠNG

TƯ TƯỞNG DUNG THÔNG NHO, PHẬT, ĐẠO CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM, PHÙNG KHẮC KHOAN VÀ
NGUYỄN DỮ

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9.22.90.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học được trình bày trong luận án chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Phú Dưỡng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................ 5
1.1. Các công trình nghiên cứu về Nho, Phật, Đạo và mối quan hệ giữa
Nho, Phật, Đạo ................................................................................................... 5
1.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ dung thông giữa Nho, Phật,
Đạo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn
Dữ14
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng dung thông giữa Nho, Phật,
Đạo trong di sản tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................ 14
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo
trong di sản tư tưởng của Phùng Khắc Khoan .............................................. 27
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo
trong di sản tư tưởng của Nguyễn Dữ ............................................................ 31
1.3. Khái quát những thành tựu và hạn chế của các công trình đã được

khảo cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án ............................................. 36
Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG DUNG THÔNG TAM
GIÁO CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM, PHÙNG KHẮC KHOAN VÀ
NGUYỄN DỮ .................................................................................................. 39
2.1. Khái niệm về tam giáo và dung thông tam giáo ....................................
39
2.1.1. Khái niệm “tam giáo” ............................................................................ 39
2.1.2. Khái niệm về dung thông tam giáo........................................................ 40
2.2. Những điều kiện và tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng dung
thông tam giáo ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn
Dữ...................................................................................................................... 46


2.2.1. Bối cảnh lịch sử và tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa
Đại Việt thế kỷ XVI .......................................................................................... 46
2.2.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng dung thông tam
giáo ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ ................. 50
2.2.2.1. Sự du nhập của tam giáo vào Việt Nam ............................................ 50
2.2.2.2. Mối quan hệ tam giáo ở Việt Nam trước thế kỷ XVI ........................ 58
Chương 3. NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG DUNG THÔNG
TAM GIÁO CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM, PHÙNG KHẮC KHOAN
VÀ NGUYỄN DỮ............................................................................................ 80
3.1. Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng
Khắc Khoan và Nguyễn Dữ............................................................................ 80
3.1.1. Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................. 80
3.1.2. Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Phùng Khắc Khoan .................. 84
3.1.3.Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Dữ ................................. 86
3.2. Thế giới quan trong tư tưởng dung thông tam giáo của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ .................................................. 88
3.2.1. Quan niệm về “đạo trời”........................................................................ 88

3.2.2. Quan niệm về “đạo người”.................................................................... 95
3.3. Nhân sinh quan trong tư tưởng dung thông tam giáo của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ....................................... 100
3.3.1. Nguyên tắc ứng xử của đạo làm người trong tư tưởng của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ......................................... 100
3.3.2. Triết lý nhàn dật trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng
Khắc Khoan và Nguyễn Dữ ........................................................................... 108


3.4. Một số đặc điểm chủ yếu trong tư tưởng dung thông tam giáo của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ ........................ 118
3.4.1. Tư tưởng dung thông tam giáo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng
Khắc Khoan và Nguyễn Dữ

là sự phản ánh nhu cầu thời đại về các

phương diện cơ bản của đời sống tinh thần xã hội...................................... 118
3.4.2. Tư tưởng dung thông tam giáo của Phùng Khắc Khoan và Nguyễn
Dữ là sự kế thừa và phát triển một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng
dung thông tam giáo của Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................ 123
Chương 4. NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU TRONG TƯ
TƯỞNG DUNG THÔNG TAM GIÁO CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM,
PHÙNG KHẮC KHOAN, NGUYỄN DỮ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA
NÓ ................................................................................................................... 132
4.1. Những giá trị chủ yếu trong tư tưởng dung thông tam giáo của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ ........................ 132
4.2. Những hạn chế chủ yếu của tư tưởng dung thông tam giáo của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ ........................ 137
4.3. Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dung thông tam giáo Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ ................................................ 145

KẾT LUẬN .................................................................................................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 153


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) là ba học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc và
Ấn Độ, được truyền bá vào Việt Nam từ rất sớm. Trong suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc Việt Nam, các tôn giáo này không chỉ có sự tiếp biến với nhau mà còn với
các yếu tố bản địa để hình thành nên các tư tưởng triết học, chính trị - xã hội và đạo
đức của Việt Nam. Tuy các học thuyết trên có vị thế khác nhau trong từng giai đoạn
lịch sử cụ thể, song chính quá trình tiếp biến nói trên đã tạo nên mối quan hệ tam
giáo với tính chất không đồng nhất với mối quan hệ tam giáo ở Trung Quốc và các
nước đồng văn khác của khu vực.
Từ trước tới nay, giới nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam đã bàn nhiều đến
các vấn đề về mối quan hệ tam giáo. Có người khẳng định cho rằng, tam giáo luôn
bổ sung cho nhau, tạo nên xu hướng tam giáo thống nhất; số khác cho rằng, tam giáo
xét cho cùng về phương diện đạo đức, là cùng chung nguồn gốc và tâm thế, họ dùng
cụm từ Tam giáo đồng nguyên (cùng nguồn gốc); số thứ ba cho rằng, trong lịch sử
tư tưởng Việt Nam có hiện tượng Tam giáo hòa đồng, Tam giáo hội nhập, bởi lẽ ở
ba học thuyết ấy có một mục đích và nhiệm vụ chung trong việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến đời sống tôn giáo phức tạp, nếu thiếu sự hòa đồng và hội nhập sẽ
dẫn đến những hậu quả khôn lường như xung đột tư tưởng, tín nhiệm, v.v..
Thế kỷ XVI mở ra một giai đoạn lịch sử hết sức phức tạp với sự suy yếu của
nhà Lê Sơ, dẫn đến tình trạng chiến tranh và cát cứ. Tư tưởng đức trị, thống nhất của
Nho giáo Khổng Mạnh trở nên có vấn đề khi trải qua một thế kỷ trị vì của nhà Lê Sơ
lấy Nho giáo làm bệ đỡ hệ tư tưởng bị nhà Mạc lật đổ và kế theo đó là diễn biến
trong ba thế kỷ khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam. Để có đủ cơ sở lý
giải thời cuộc mà không phải lấy học thuyết duy nhất theo quan điểm chính thống là
Nho giáo, các nhà tư tưởng, mà chủ yếu là nho sĩ đã tìm đến Phật và Đạo, làm xuất

hiện xu hướng mới trong quan hệ tam giáo. Tiêu biểu cho xu hướng này là Nguyễn
Bình Khiêm, Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Khoan.

1


Vào cuối thế kỷ XVI, Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tức Trạng Trình
đã viết Bài minh về tượng tam giáo ở chùa Cao Dương, huyện Thụy Anh (Thái
Bình) rằng: “... đạo Phật gốc ở chỗ làm sáng cái sắc tướng và cái tâm, biện biệt
nhân và quả; đạo Lão thì gốc ở chỗ chuyên vào một khí để đạt đến cùng của cái
nhu, nắm cái duy nhất giữ bản chân; đạo của thánh Khổng thì gốc ở đạo đức, nhân
nghĩa, văn chương, đức hạnh, trung tín, thảy đều là đạo noi theo tính để mà tu đạo
vậy”[95, tr.1468].
Đoạn văn trên cho chúng ta thấy Trạng Trình nói về tâm thế hướng thiện của
mình là nhất quán. Song thời thế lúc bấy giờ làm cho ông không thể giới hạn tâm
thế đó ở Nho giáo và Nho học, mà cần phải mở rộng ra bằng việc tìm hiểu, bổ sung
ở Phật giáo và Đạo giáo, tuy nội dung có nhiều điểm khác căn bản so với học thuyết
Nho giáo. Điều này được ông bộc bạch trong di sản tư tưởng của mình qua tập thơ
chữ Hán Bạch Vân am thi tập và chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
Là nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị, ông còn là nhà giáo từng đào tạo ra
những người hoạt động nhà nước như Giác Hải, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu
Khánh, v.v.. Tư tưởng của ông về dung thông tam giáo đã ảnh hưởng đến các học
trò của mình, tuy ở mỗi người có sự thể hiện ở mức độ khác nhau, song việc nghiên
cứu để tìm ra nét đặc trưng riêng trong tư tưởng của thầy trò sông Hàn thế kỷ XVI.
Xuất phát từ nhận thức chung về giá trị truyền thống trong điều kiện phát
triển đất nước ta hiện nay, chúng tôi thấy rằng, việc tìm hiểu và trình bày một cách
có hệ thống các quan điểm trong Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ việc làm mang tính cấp
thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là đề tài chúng tôi lựa chọn cho
luận án tiến sĩ triết học của mình với nguyện vọng góp phần mình vào việc nghiên

cứu di sản tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án:
Luận án phân tích một cách có hệ thống các quan điểm về dung thông Nho,
Phật, Đạo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn


Dữ; làm rõ những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dung thông Nho,
Phật, Đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu về Nho, Phật, Đạo và các
công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ.
Thứ hai, trình bày khái quát về quá trình du nhập và phát triển của Nho,
Phật, Đạo và sự dung thông Nho, Phật, Đạo trong các giai đoạn trước thế kỷ XVI.
Thứ ba, luận án làm rõ những những quan điểm về dung thông tam giáo của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ. Làm rõ một số đặc điểm
chủ yếu của dung thông Nho, Phật, Đạo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ.
Thứ tư, luận án bước đầu nêu những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử về
quan điểm dung thông Nho, Phật, Đạo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu là các quan điểm dung thông Nho, Phật, Đạo
trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời luận án cũng dựa trên
những nghiên cứu của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin về lịch sử Triết học

nói chung và lịch sử Triết học phương Đông nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Người viết quán triệt những nguyên tắc phương pháp luận của Chủ nghĩa
Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp logic kết hợp với phương pháp
lịch sử, phân tích và tổng hợp, v.v., trong quá trình thực hiện luận án.


5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án phân tích các mối quan hệ tam giáo (Nho, Phật, Đạo) trước thế kỷ
XVI, trên cơ sở đó đưa ra nhận định về những đặc điểm của các mối quan hệ tam
giáo mang tính dung thông trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc
Khoan và Nguyễn Dữ. Quan điểm về dung thông của tam giáo được thể hiện trong
tư tưởng của họ bị qui định bởi các yếu tố thời đại và ảnh hưởng của sự phát triển tư
tưởng triết học, chính trị - xã hội phương Đông đương thời.
- Luận án bước đầu làm rõ được những giá trị cũng như hạn chế và ý nghĩa
lịch sử của tư tưởng dung thông tam giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan
và Nguyễn Dữ; xây dựng sơ bộ bức tranh tư tưởng và giúp người đọc có cách nhìn
toàn diện hơn về tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn
Dữ nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI nói chung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp cho giới khoa học xã hội và nhân
văn nói chung, Tôn giáo học nói riêng; trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam nói
chung và lịch sử tư tưởng triết học thế kỷ XVI nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án và kết quả nghiên cứu của nó có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI nói chung, tư
tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ nói riêng.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 12 tiết.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba học thuyết có sức lan tỏa và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của nhiều nước trong khu vực Đông Á và Đông
Nam Á, trong đó có nước ta. Các học thuyết này đã trải qua một quá trình tiếp biến
lâu dài trong lịch sử nước ta, hình thành nên các mối quan hệ khác nhau tùy thuộc
vào điều kiện văn hóa bản địa và lịch sử cụ thể. Đó là mối quan hệ đồng nguyên,
thống nhất, hòa đồng, hội nhập, v.v.. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi chú trọng đến những công trình liên quan đến tư tưởng chính trị - xã hội
của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam trước thế kỷ
XVI; mối quan hệ theo hướng dung thông tam giáo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dữ thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII. Trên cơ
sở đó, luận án tiếp tục làm rõ những vấn đề còn bỏ ngỏ về mối quan hệ dung thông
tam giáo trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan và Nguyễn
Dữ.
1.1. Các công trình nghiên cứu về Nho, Phật, Đạo và mối quan hệ giữa
Nho, Phật, Đạo
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về Nho, Phật, Đạo
Nghiên cứu về tam giáo (Nho, Phật, Đạo) đã có nhiều tác giả với nhiều công
trình nghiên cứu về ba tôn giáo này. Tiêu biểu như cuốn sách Học thuyết chính trị xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, và bài Quan niệm của Nho
giáo về xã hội lý tưởng trên Tạp chí Triết học số 3, 3/2001, bài Tư tưởng về đạo trị
nước ở các nhà nho Việt Nam, trên Tạp chí Triết học số 1(188), 1/2007 của Nguyễn
Thanh Bình đã đề cập tới một số tư tưởng của Nho giáo về chính trị - xã hội, trong
đó tác giả cũng đã trình bày những đặc trưng của xã hội lý tưởng một cách khái quát
với ý nghĩa là một nội dung tư tưởng cơ bản của Nho giáo.
Trong công trình Nho giáo xưa và nay của tác giả Quang Đạm đã có nhiều

bài viết bàn đến những nội dung liên quan đến cách tiếp cận các giá trị của Nho
giáo và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam. Các tác giả đã thể hiện được cách nhìn
nhận đánh giá đa chiều về những mặt tích cực và tiêu cực của Nho giáo với xã hội


hiện tại nói chung và sự phát triển của Việt Nam nói riêng. Các công trình tiêu biểu
như cuốn Nho giáo và kinh tế của Trần Đình Hượu, Nho giáo của Trần Trọng Kim,
Từ phê phán đến khẳng định ở Trung Quốc gần đây của Trần Lê Sáng, Nho giáo và
văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng.
Trong cuốn sách Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, bài Về giá trị đương đại
của Nho giáo Việt Nam, bài Những vấn đề Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam của Vũ Khiêu đã đưa ra nhận định khá thuyết phục về những bài học kinh
nghiệm của các nước được coi là con rồng của châu Á từng vận dụng Nho giáo
trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo.
Trong các công trình này tác giả đã nhấn mạnh vào những giá trị của Nho giáo
trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hóa. Những bài học từ tư tưởng trị
nước của Nho giáo và giá trị đạo đức Nho giáo có ý nghĩa lớn đối với công cuộc
xây dựng xã hội mới hiện nay. Ngoài các công trình kể trên còn có các công trình
về Nho giáo của các tác giả khác như Bàn về đạo Nho của Nguyễn Khắc Viện, Nho
giáo và văn học Việt Nam trung cận đại với Các bài giảng về tư tưởng phương
Đông của Trần Đình Huợu, Nho giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy,
Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam của Phan Đại Doãn, Nho học và Nho học ở
Việt Nam của Nguyễn Tài Thư; Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo trên trên Tạp chí
Triết học số 12, năm 2002 của Minh Anh; Tư tưởng lễ và chính danh của Nho giáo
trên Tạp chí Triết học số 5, 2003 của Ngọc Anh; Mấy vấn đề Nho giáo Việt Nam thế
kỷ XVI và XVII, Tạp chí Triết học số 9 (184)/2006 của Nguyễn Đức Sự; Thế giới
quan triết học của các nhà nho trong xã hội phong kiến Việt Nam, Tạp chí Triết
học, số 2 (237), 2/2011 của Phạm Thị Loan; Góp phần tìm hiểu Khổng giáo ở Việt
Nam, Nghiên cứu tôn giáo số 11(137), 2014 của Lê Quốc Tuấn; Sự phát triển của
tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thế kỷ XIV, Tạp

chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94) năm 2015 của Nguyễn Hoài Văn. Điểm
chung của các công trình này là tập trung bàn về vai trò của Nho giáo trong đời
sống chính trị - xã hội Việt Nam trong lịch sử với tư cách là bệ đỡ hệ tư tưởng cho
các triều đại phong kiến, đồng thời chỉ ra những giá trị và hạn chế của nó trong
đường lối trị nước an dân trong lịch sử.


Các công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam như công trình Phật giáo
Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XVIII của Trần Văn Giáp, do Tuệ Sỹ dịch, Nxb
Ban tu thư viện Đại học Vạn Hạnh, 1968. Công trình này tác giả đã dựa trên những
tài liệu của những người đi trước để trình bày một cách toàn bộ về Phật giáo Việt
Nam từ thuở xưa. Trong phần 1, tác giả nói về những điểm thuộc về khởi nguyên
của đạo Phật tại Việt Nam. Phần 2 tường thuật sự tích của một vài nhà chiêm bái,
viết theo hồi ký của Nghĩa Tịnh, những nhà chiêm bái này gốc Trung Hoa hay
Trung Á đã dừng chân trên đất Bắc Kỳ. Họ đã từng lãnh sứ mạng truyền bá Phật
giáo và đi thỉnh kinh tại Ấn Độ.
Công trình Việt Nam Phật giáo sử lược của Hòa Thượng Mật Thể, do Nxb
Tôn Giáo, năm 1970. Trong công trình này tác giả khi viết về Phật giáo đã chia làm
hai phần: phần Tự luận và phần Lịch sử. Phần Tự luận chia làm bốn chương,
phần Lịch sử chia làm mười chương. Trong phần Tự luận, tác giả đã điểm qua đôi
nét về nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc. Theo tác giả thì Phật
giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và sang Việt Nam nên chúng
ta cần phải nguồn gốc Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
Cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (thiền sư Thích Nhất
hạnh), tập 1 của bộ sách do Nxb La Bối, Sài Gòn in vào năm 1973, tập 2 vào
năm
1978. Tác giả đã trình bày một cách uyển chuyển: kết hợp giữa viết sử và bình luận
lịch sử; giữa xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo (bao gồm thế thứ các tông
phái) và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các mốc biên niên sử ấy lại,
qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản sắc của Phật giáo Việt Nam; giữa

nghiên cứu tiểu sử các nhà tu hành và đi sâu tìm hiểu tính cách con người, tư tưởng,
thơ ca của họ, v.v.. Trong công trình này, tác giả còn trình bày một cách cặn kẽ về
Phật giáo Việt Nam - một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm, không phải
với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu, và vẫn được
thường xuyên bản địa hóa, để trở thành một phần tâm linh dân tộc; không phải chỉ là
một tôn giáo đơn thuần mà cao hơn hẳn thế, còn là một thành tố trọng yếu của văn
hóa, tư tưởng; và không phải là một thành tố rời rạc, phiến đoạn, mà luôn luôn hiện


diện như một hệ thống có sức vận động và phát triển tự thân trong suốt tiến trình lịch
sử.


Tác giả Nguyễn Tài Thư trong các công trình nghiên cứu do ông chủ biên
như Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, năm 1988 và công trình
Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997. Các khái niệm từ, bi, hỷ, xả và các giá
trị tư tưởng của Phật giáo đã được các tác giả đề cập khi viết về Phật giáo với tư
tưởng của con người Việt Nam. Nguyễn Hùng Hậu, trong cuốn Đại cương triết học
Phật giáo Việt Nam, tập 1, do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, đã khái quát và
làm rõ những nét cơ bản về quá trình du nhập vào Việt Nam cũng như ảnh hưởng
của nó đối với đời sống tinh thần dân tộc ta.
Nghiên cứu về Phật giáo còn có cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi
nguyên đến thời Lý Nam Đế, tập 1 và tập 2 Từ Lý Nam Đế (544) đến Lý Thái Tông
(1054) của tác giả Lê Mạnh Thát, do Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.
Trong đó tác giả đã chia lịch sử Phật giáo Việt Nam ra làm năm thời kỳ lớn: Thời
kỳ thứ nhất, từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn
Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến thời vua
Lý Thái Tông. Thời kỳ thứ ba, từ thời vua Lý Thánh Tông đến vua Trần Thánh
Tông. Thời kỳ thứ tư, từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Ánh. Thời kỳ

thứ năm, từ chúa Nguyễn Phúc Ánh đến khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945. Mỗi
một thời kỳ có một nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó.
Ngoài các công trình nghiên cứu về Phật giáo nói trên còn có các bài viết
về Phật giáo đăng trên các tạp chí như: bài Tìm hiểu một số đặc điểm của Phật giáo
trong hệ thống tôn giáo Việt Nam của Nguyễn Tất Đạt trên Nghiên cứu tôn giáo số
3 năm 2008 đã nêu ba đặc điểm của Phật giáo Việt Nam: một là, Phật giáo du nhập
vào Việt Nam rất sớm bằng con đường giao lưu thương mại hòa bình; hai là, Phật
giáo là tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc;
ba là, Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành các tôn giáo nội
sinh ở Việt Nam. Ngoài ra còn có các công trình của các tác giả như Thế giới quan,
nhân sinh quan đạo Phật và sự ảnh hưởng của nó tới xã hội Việt Nam, của Mai
Xuân Hội; cuốn Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam và cuốn Đại cương
triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu; Ảnh hưởng của đạo đức


phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội Việt Nam, luận án tiến sĩ triết học của
Tạ Chí Hồng; Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con
người Việt Nam của Nguyễn Minh Nhựt; Vai trò của Phật giáo ở Việt Nam, của
Phạm Văn Sinh; Ảnh hưởng của những tư tưởng Triết học Phật giáo trong đời sống
văn hóa tinh thần dân tộc Việt Nam, của Lê Hữu Tuấn; cuốn Lịch sử triết học
phương Đông của Nguyễn Đăng Thục. Các công trình này tập trung phân tích ảnh
hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần con người Việt Nam trong lịch
sử, chỉ ra những mặt tích cực cũng như hạn chế của sự ảnh hưởng đó trong đời sống
đương đại.
Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nho, Phật,
Đạo
Trên các tạp chí Triết học, Sử học, Nghiên cứu Hán Nôm, Văn hóa nghệ
thuật, v.v., cũng đã có những bài Phật giáo trong lịch Việt Nam trên Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 162 năm 1975, của Văn Tân; bài viết nói về tam giáo Nho, Phật, Đạo
như bài Hệ tư tưởng Lý trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 1986, Nguyễn

Duy Hinh; bài Về xu hướng Tam giáo đồng nguyên trong Trúc lâm tông chỉ nguyên
thanh trên Tạp chí Triết học số 4 năm 1986 của Trần Ðình Hượu; bài Phật
giáo và thế giới quan người Việt trong lịch sử trên Tạp chí Nghiên cứu triết học, số
2 năm 1986, của Nguyễn Tài Thư; bài Hệ tư tưởng thời Lê và vai trò của nó trong
quản lý xã hội trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 306, tháng 12 năm 2009 của Lê
Thị Tuyết; bài Lý hoặc luận - cuộc đụng độ đầu tiên giữa Nho, Phật, Lão ở Giao
Châu dưới chính quyền Sĩ Nhiếp trên Tạp chí Triết học, số 2, 1992, của Nguyễn
Hùng Hậu; bài Vua Lê Thánh Tông với Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Tạp chí
Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, số 2/1993 của Trần Thị Tâm Đan; bài Ảnh hưởng
tam giáo trong tư tưởng trị nước của Vua Lê Thánh Tông của Trần Thị Châm trên
tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 năm 2011; bài Phật giáo và Khoa học trên báo
chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 trên Tạp chí khoa học xã hội số 1(173) năm
2013 của Nguyễn Thị Thảo, v.v.. Tiêu biểu là các bài như trong bài Tam giáo đồng
nguyên - hiện tượng tư tưởng chung của các nước Đông Á, của Nguyễn Tài Thư
trên tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 1999. Tác giả có viết: Hiện tượng “Tam giáo đồng


nguyên” có nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử. Tùy theo mỗi người, mỗi lúc mà
gọi là “Tam giáo đồng nguyên”, “Tam giáo nhất thể”, “Tam giáo nhất trí”, “Tam


giáo đỉnh lập”, “Tam giáo quy nhất”, “Hội tam quy nhất”, “Tam giáo nhất gia”,
“Tam giáo nhất nguyên”, “Tam giáo dung hợp”, v.v.. Mỗi tên gọi trên đều có một ý
nghĩa riêng nhất định, nhưng về cơ bản là giống nhau trong quan niệm. Ngoài ra tác
giả Nguyễn Tài Thư còn có bài Thử tìm hiểu vị trí của ba đạo: Nho, Phật, Lão
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam trên Tạp chí Triết học số 01 năm 1982.
Tác giả Nguyễn Công Lý có bài Tinh thần dung hợp tư tưởng Phật - Lão Nho trong văn học Phật giáo thời Lý - Trần, trên tạp chí Hán Nôm số 2(51) năm
2002, tác giả viết: các nhà nghiên cứu đã thừa nhận dân tộc ta vốn có tinh thần dân
chủ và sống phóng khoáng nên từ đầu khi Tam giáo vào Việt Nam, cha ông ta đã
biết tự mở cửa đón nhận những tinh hoa của hệ tư tưởng ấy, chọn lọc, dung hợp và

biến chúng thành cái của mình, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sống của mình,
phục vụ cho mình. Sự kết hợp giữa Phật và Thánh (Nho), hay là sự kết hợp giữa
Phật với Lão – Trang một cách uyển chuyển để đi đến sự thống nhất Tam giáo đồng
nguyên.
Bài Về quá trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam (từ đầu công nguyên đến
thế kỷ XIX) của Doãn Chính và Nguyễn Sinh Kế trên tạp chí Triết học, số 9 (160),
tháng
9 năm 2004. Các tác giả đã đưa ra một số nhận định về quá trình du nhập của Nho
giáo vào Việt Nam: một là, du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên, song phải
trải qua một thời gian khá dài, Nho giáo mới bén rễ được vào đời sống chính trị và
tinh thần của xã hội; hai là, Nho giáo du nhập vào Việt Nam là Hán Nho và Tống
Nho, khi du nhập vào Việt Nam nó đã được cải biến cho phù hợp với truyền thống
của dân tộc cũng như nhu cầu của đất nước để trở thành nhân tố của chính trong nền
văn hóa và hệ tư tưởng chính thống ở Việt Nam; ba là, Nho giáo du nhập vào Việt
Nam trong sự phát triển đồng hành, tác động qua lại với Phật giáo và Đạo giáo.
Tiếp tục quan niệm “Tam giáo đồng nguyên” của Nguyễn Tài Thư, trong bài
Lại bàn về tam giáo đồng nguyên, trên tạp chí Hán Nôm số 5(66) năm 2004, của Lê
Văn Quán cho rằng người truyền bá tư tưởng “Tam giáo nhất chí” ở Giao Châu là
Mâu Tử, trước tác của ông có Lý hoặc luận. Ông cho rằng Chân nhân của Đạo giáo
và Tam hoàng Ngũ đế của Nho gia cùng phối với nhau, giáo nghĩa của Phật giáo
cũng có chỗ chung với học thuyết Nho, Đạo.


Bài Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi của Trần Nguyên
Việt trên tạp chí Triết học, số 7 (170), tháng 7 năm 2005. Tác giả viết Nguyễn Trãi
xuất thân từ truyền thống Nho học, thấm nhuần sâu sắc đạo thánh hiền nhưng đến
một thời điểm nào đó, Nguyễn Trãi đã tìm đến Phật giáo và Đạo giáo để mở rộng và
làm sâu sắc thêm suy nghĩ của mình. Điều này là do trong mỗi học thuyết (Nho
giáo, Phật giáo, Đạo giáo) có những yếu tố bổ sung cho nhau và đều chứa đựng
những giá trị mang tính phổ quát.

Trong Nghiên cứu tôn giáo số 11 năm 2007, Hà Thúc Minh có bài “Tam
giáo thời Lý – Trần”, trong đó tác giả có viết: Thời Lý – Trần không phải chỉ có
Phật giáo, Đạo giáo mà ngay cả Nho giáo không ít thì nhiều đều có tính tôn giáo và
đều trở thành cái gọi là Tam giáo đồng nguyên nhưng nhiều lắm cũng chỉ là cánh
tay phải của vương quyền mà thôi.
Tác giả Lê Thị Tuyết có bài Hệ tư tưởng thời Lê và vai trò của nó trong
quản lý xã hội trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 306, tháng 12-2009 nhận định
trong thời kỳ nhà Lê Sơ (1428-1527), Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính
thống của vương triều và phổ cập trong đại bộ phận dân cư làng xã. Thời kỳ đầu sự
độc tôn của Nho giáo đã làm cho tôn giáo này trở thành công cụ trị nước quan trọng
của chính quyền phong kiến thời Lê Sơ. Tuy nhiên hệ tư tưởng chuyên chế này trở
nên lỏng lẻo, tạo cho các hệ tư tưởng khác có điều kiện phục hồi trong giai đoạn Lê
- Mạc, Lê Trung Hưng. Sau một trăm năm, nhà nước Lê Sơ thực hiện chủ trương
“dương Nho, ức Phật”, thì từ thế kỷ XVI đến XVIII Phật giáo đã được chấn hưng
trở lại, đạo Lão được tầng lớp dân chúng quan tâm phụng thờ. Đặc điểm nổi bật của
hệ tư tưởng thời Lê mạt là Tam giáo đồng nguyên.
Bài Mối quan hệ tam giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc gia độc
lập thời Lý – Trần của Bùi Thanh Phương trên tạp chí Triết học, số 1 (212), tháng 1
năm 2009. Theo tác giả, thì Nhà nước phong kiến thời kỳ này đã sử dụng và khuyến
khích phát triển cả Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo; thời kỳ này tam giáo (Nho,
Phật, Đạo) không chỉ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, mà chúng còn cạnh tranh với
nhau để giành vị trí hàng đầu.


Bài Biện chứng của tư tưởng dung hoà trong văn hoá - tôn giáo Việt Nam:
lịch sử và hiện tại trên tạp chí Triết học, số 2 (177), tháng 2 năm 2006 và bài Vua
Lý Nhân Tông với Tam giáo, trên Tạp chí Triết học, số 10 (233), tháng 10/2010 của
Lê Thị Lan. Tác giả đã nhấn mạnh tư tưởng dung hoà (hoà hợp với tự nhiên; dung
hoà với xã hội; dung hoà với con người) và coi đó như là một nguyên tắc tồn tại
của người Việt Nam, nguyên tắc này đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử và

ngày nay theo tiến trình phát triển của dân tộc thì nó càng được bổ sung thêm nhiều
nội dung mới. Trong suốt thời kỳ lịch sử cổ - trung đại Việt Nam, và trong thời kỳ
cận - hiện đại, khi được bổ sung thêm những giá trị nhân văn mới mẻ, tiến bộ của
phương Tây. Tư tưởng dung hoà này đã vận động và tạo ra một diện mạo văn hoá
Việt, làm nên một tổng thể các yếu tố văn hoá - tôn giáo (Nho, Đạo, Phật) và các
yếu tố bản địa.
Trong bài Thử bàn về thời điểm du nhập cùng tính chất, vai trò của Nho học
Việt Nam thời Bắc thuộc, trên tạp chí Hán Nôm, Số 1-2005, tác giả Trần Nghĩa
cũng đề cập tới các vấn đề như Nho học Trung Quốc truyền vào Việt Nam từ lúc
nào? Tính chất của Nho học Việt Nam thời Bắc thuộc; Vai trò của Nho học Việt
Nam thời Bắc thuộc. Ngoài ra tác giả Trần Nghĩa còn có bài: Quá trình hội nhập
Nho - Phật - Lão hay sự hình thành tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam,
trên Tạp chí Triết học, số 1 (244), tháng 1 năm 2010, trong đó có viết: Nho – Phật –
Lão hội nhập là hiện tượng tư tưởng chung ở các nước Đông Á thời Trung đại. Bài
viết này khảo cứu quá trình hội nhập Nho – Phật – Lão hay sự hình thành tư
tưởng “tam giáo đồng nguyên” ở Việt Nam. Đây là một quá trình gồm ba bước:
một là, tam giáo đỉnh lập; hai là, tam giáo dung hợp; và ba là, tam giáo đồng
nguyên. Chính việc tam giáo “cầu đồng tồn dị” để xích lại gần nhau trong tiến trình
lịch sử của chúng đã kết thành một mạng lưới tạo nên sức mạnh vì mục đích nhân
văn, vì cuộc sống con người.
Hoàng Ngọc Hiến có bài Tìm hiểu minh triết tam giáo trong văn hóa Việt
Nam trên Tạp chí sông Hương, số 253 tháng 3 năm 2010, có viết: Tâm thế “xuất
nhập” thoải mái trong tam giáo là điều đáng suy nghĩ có liên quan đến tín ngưỡng,
đức tin của người Việt. Phải chăng ngay trong đức tin người Việt cũng thích sự


thoải mái, tránh những gì quá căng thẳng, gò bó. Có ý thức về “tính đồng nguyên”
(chung một nguồn) của “tam giáo” tạo ra tâm thế “xuất nhập” thoải mái trong “tam
giáo”. Tâm thế này tạo ra tinh thần khoan hòa trong đời sống tôn giáo của xã hội, từ
cầu trường này không thể không ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tinh thần của xã

hội. Tinh thần khoan hòa là một đức hạnh căn cốt của minh triết.
Tác giả Trần Nguyên Việt trong bài Tư tưởng khoan dung của Khổng Tử và
sự thể hiện của nó ở Nguyễn Trãi, trên tạp chí Triết học số 2 (237), năm 2011, có
viết: nội dung căn bản của khoan dung trong tư tưởng Khổng Tử là trung thứ, thì ở
Nguyễn Trãi, đạo lý nhân nghĩa đóng vai trò chủ đạo trong việc trừ bạo an dân.
Trong bài Tam giáo đồng nguyên và tính đa nguyên trong truyền thống văn
hóa Việt Nam của Nguyễn Tài Đông trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5
(66) năm 2013, trong đó tác giả có đưa ra một số vấn đề: Thứ nhất, tam giáo đồng
nguyên từ góc nhìn lịch đại cho rằng chủ trương tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam
được biết đến từ cuối thế kỷ thứ II qua tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử; Thứ 2,
“Đồng nguyên” cái gì và trên cơ sở nào? Cả Nho, Phật, Đạo đều là tôn giáo, hệ tư
tưởng ngoại lai được du nhập vào Việt Nam. Nhưng Tam giáo này đã được Việt
Nam hóa, biến thành Tam giáo Việt Nam; Thứ 3, Đồng nguyên và đa nguyên văn
hóa cho sự phát triển xã hội.
Phạm Tấn Thiên có bài Sự dung hợp Nho - Phật - Đạo trong tín ngưỡng thờ
cúng âm hồn trên tạp chí Khoa học xã hội số 7(179) năm 2013. Tác giả có viết: từ
khi Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo du nhập vào Việt Nam, cha ông ta đã chủ động
cởi mở đón nhận chọn lọc, dung hợp thành của riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh
sống và phục vụ cho lợi ích của chính mình. Sự hòa hợp ấy được thể hiện một cách
rõ nét trong tín ngưỡng thờ cúng âm hồn phổ biến ở hầu khắp mọi miền trên đất
nước ta.
Trong bài Mối quan hệ giữa Phật giáo và Nho giáo trong tác phẩm Lý hoặc
Luận của Đại đức Thích Đồng Niệm trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm
2015, tác giả có viết: trọng tâm quan hệ Phật giáo và Nho giáo là vấn đề hiếu hạnh
được ghi rõ ở điều 9 và 10 của sách Lý hoặc Luận.
Trong Tham luận tại Hội thảo quốc tế về Nho giáo tại Việt Nam do Học
viện Harvard Yenching (Hoa Kỳ) phối hợp với Viện nghiên cứu Hán Nôm Việt


Nam tổ chức tháng 12 năm 2004, Nguyễn Kim Sơn có bài Xu hướng hội nhập tam

giáo trong tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII, trong bài viết này tác giả dùng Hội nhập
tam giáo chỉ tính khuynh hướng của vận động, sự điều chỉnh tư tưởng của Nho,
Phật, Đạo diễn ra ở một thời điểm cụ thể, có chủ thể và mục đích xác định. Dưới
góc nhìn hạn định và trong phạm vi các hoạt động tư tưởng của nhà Nho, tác giả coi
một sự biến thiên của Nho học là hội nhập Tam giáo. Đó là sự điều chỉnh của Nho
học nhưng chưa bao quát các trước thuật của Phật giáo và Đạo gia có liên quan
tới vấn đề này. Trong bài Cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh Tuệ trong
Tam giáo nhất nguyên thuyết của Nguyễn Kim Sơn trên tạp chí Khoa học Xã hội và
Nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tháng 12 năm 2016. Tác
giả bài viết thông qua việc phân tích cơ chế kết hợp tư tưởng Tam giáo của Trịnh
Tuệ trên các phương diện động cơ, mục tiêu, chỗ dựa kinh điển, tâm tính học, v.v.,
để chỉ ra đặc điểm của việc hội nhập tam giáo thế kỷ XVIII nói riêng và của lịch sử
tư tưởng Việt Nam nói chung.
1.2. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ dung thông giữa Nho,
Phật, Đạo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn
Dữ
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng dung thông giữa Nho, Phật,
Đạo trong di sản tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về Nguyên Bỉnh Khiêm nói chung
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), “cây đại thụ tỏa bóng gần suốt cả thế kỷ
XVI” (Đinh Gia Khánh) nên không có gì khó hiểu khi ông được rất nhiều thế hệ
độc giả, nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Ngay từ thời trung đại, cuộc đời và thơ
văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Đinh Thì Trung, Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn,
Bùi Huy Bích (thế kỷ XVIII) và Phan Huy Chú (thế kỷ XIX) ghi chép và bàn luận
trong các tác phẩm của mình. Công trình Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt
phả ký của Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân, được ông biên soạn vào năm 1744, đã nhận
định về di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “không cần gọt dũa mà tự nhiên,
giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà có nhiều ý vị, v.v., như gió mát trăng thanh,
nghìn năm sau còn tưởng thấy”. Phan Huy Chú là danh sĩ thời nhà Nguyễn, trong
phần Văn tịch chí của bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí, ông cũng có quan



điểm giống với Vũ Khâm Lân khi nhận xét về thơ văn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh
Khiêm: “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên”. Những công
trình này một mặt đã cung cấp các thông tin quan trọng để người đời sau có thể tìm
hiểu về tiểu sử, tư tưởng cũng như trước tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng mặt
khác, chúng còn khá sơ lược và không tránh khỏi những sai sót hay các điểm cần
xác minh lại. Từ những chương, mục còn có phần khiêm tốn về số trang trong Việt
Nam văn học sử yếu của tác giả Dương Quảng Hàm được biên soạn vào năm 1943,
khi bàn về chữ “đạo” trong các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng đó là
Đạo giáo: “Trong tác phẩm cũ của ta, bao nhiêu những tư tưởng phóng khoáng,
nhàn tản, yểm thế, đều là do Đạo giáo mà ra. Trong tập thơ của Nguyễn Bỉnh
Khiêm và trong tập Hát nói của Nguyễn Công Trứ, những bài vịnh cảnh nhàn đều
chịu ảnh hưởng của Đạo giáo cả”.
Đến năm 1945 công trình đầu tiên nghiên cứu một cách công phu và khá tỉ
mỉ mọi mặt về thời đại, cuộc đời, sáng tác và những truyền thuyết dân gian xung
quanh Nguyễn Bỉnh Khiêm: hoàn cảnh xã hội thời Lê - Mạc, thân thế sự nghiệp và
đời sống xã hội của Trạng Trình, giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của
ông, những truyền thuyết trong dân gian về nhà thơ có lẽ là Tuyết Giang phu tử của
Chu Thiên (Nxb Đại La, H., 1945, 154 trang). Tuy nhiên, vào những năm năm
mươi của thế kỷ XX trở đi thì việc nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm đã diễn ra
một cách đầy đủ và toàn diện, các tác giả tiêu biểu như: Hà Như Chi, Nguyễn Đổng
Chi, Lê Trí Viễn, Lê Trọng Khánh, Phạm Văn Diêu, Bùi Văn Nguyên, Đinh Gia
Khánh, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Huệ Chi, Bùi Duy Tân.
Trong công trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ triết lý của Lê Trọng Khánh
và Lê Anh Trà, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1957. Trong công trình này các tác giả đã tập
trung tìm hiểu một số khía cạnh nội dung triết học qua thơ văn của Nguyễn Bỉnh
Khiêm. Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm có một vũ trụ duy vật và biện chứng thô
sơ, một quan niệm nhân sinh theo lẽ tự nhiên, thể hiện bằng chữ “Nhân” có nhiều
yếu tố nhân văn tích cực. Đây là một trong những cuốn sách dài hơi, dày hơn 200

trang viết về một nhà thơ cổ mà sau nhiều năm đọc lại, nhiều ý tưởng trong đó vẫn
còn nguyên giá trị. Trong công trình này các tác giả đã đề cập một cách sâu sắc đến


nhiều vấn đề cốt yếu trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ ra
những điểm gì là không hợp thời và những điểm gì là tiến bộ trong tư tưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Công trình đã khai thác đầy đủ những giá trị về nội dung và
hình thức còn tồn tại trong văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong các cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn,
do Nxb Xây dựng xuất bản và cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm
Văn Sử Địa do Nxb Văn Sử Địa xuất bản, đều dành những trang trân trọng viết về
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam chỉ nghiên cứu về
văn học chữ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Việc nghiên cứu phần thơ Nôm một
cách công phu đã cho thấy sự đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho sự phát triển
của thơ Nôm dân tộc được đánh giá cao, nó trở thành nguồn tư liệu tham khảo quan
trọng. Còn trong công trình Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam đã có một quan điểm
toàn diện hơn và khoa học hơn khi nghiên cứu cả phần thơ chữ Hán của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Những trang viết về cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình, các tác
giả Nguyễn Đổng Chi và Văn Tân đã mang lại cho người đọc một hình ảnh chân
thực hơn về nhà thơ lớn của dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong công trình Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, do Nguyễn Tài Thư chủ
biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 1993. Ở đây khi viết về Nguyễn Bỉnh
Khiêm các tác giả đều cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà tư tưởng tiêu biểu của
thế kỷ XVI. Trong công trình này các tác giả đã tập trung tìm hiểu về thế giới quan
triết học, tư tưởng chính trị xã hội và quan niệm về đạo đức làm người của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Về thế giới quan triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, các tác giả đều
cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những người bàn nhiều đến những quan
niệm về thế giới, về nhân sinh “Từ những vấn đề nhân sinh, của xã hội, Nguyễn
Bỉnh Khiêm tìm đến những vấn đề của tự nhiên, rồi từ những nhận thức về tự nhiên,
ông quay lại soi dọi những vấn đề của nhân sinh, của xã hội”[141, tr.352].

Trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Nguyễn Bỉnh Khiêm phải
kể đến Bùi Văn Nguyên. Có thể kể đến các cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm – Truyện
danh nhân của Bùi Văn Nguyên, Nxb Hải Phòng, 1986. Ở đây tác giả viết cuốn


truyện ký này là dựa vào những tài liệu qua cuộc sưu tầm điền dã của tác giả viết về
cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tác giả Bùi Văn Nguyên trong cuốn Văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb
Hải Phòng, 2011. Công trình được coi như là sự kết tinh của tác giả trong nhiều năm
nghiền ngẫm về nhà thơ lớn của dân tộc. Có nhiều chương, đoạn của cuốn sách là
những trang viết xuất sắc. Trong công trình này khi viết về văn chương của Nguyễn
Bỉnh Khiêm tác giả đã chia thành hai phần: Phần thứ nhất của tập chuyên luận này
nhằm tìm hiểu về thời đại của Nguyên Bỉnh Khiêm, thời đại rối ren dưới triều chính
Lê – Mạc và cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm, con người có bản lĩnh, mưu cầu hạnh
phúc cho dân, cho nước. Cuộc đời của ông có thể chia thành ba chặng như sau:
“Chặng thứ nhất từ thuở ra đời (1491) đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Đại Chính đời
Mạc năm thứ năm (1534) là năm ông thi Hương, kế đó là năm Ất Mùi, niên hiệu Đại
Chính đời Mạc năm thứ 6 (1535) là năm ông thi Hội, đỗ Trạng Nguyên, rồi sơ bổ
làm chức Đông Các Hiệu thư, triều Mạc Đăng Doanh. Chặng thứ hai là chặng 8 năm
làm quan với nhà Mạc từ năm 1535 đến năm Nhâm Dần, niên hiệu Quang Hòa thứ
hai (1542) triều Mạc Phúc Hải. Chặng thứ ba là chặng ông xin về nghỉ ở quê nhà, từ
cuối năm 1542 cho đến lúc mất, năm 1585”. Trong Phần thứ hai của tập chuyên
luận này tác giả chủ yếu tập trung phân tích các giá trị văn học trong thơ văn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn chương ưu thời mẫn thế. Trước hết tác giả giới thiệu quan
niệm lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một quan niệm tích cực về cuộc sống
“Nguyễn Bỉnh Khiêm chắc hẳn đã đọc rất kỹ các loại kinh, như kinh Phật, kinh
Thái Huyền, Kinh Dịch, nhưng qua thơ văn ông để lại, ít thấy ông bàn đến các vấn
đề thế giới quan, bản thể luận, mà chỉ chuyên chú đến các vấn đề nhân sinh quan”.
Tác giả Lê Nguyễn Lưu với công trình Nguồn suối nho học và thơ ca Bạch
vân cư sĩ, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999. Với công trình này tác giả cũng cho chúng ta

biết thêm về khía cạnh tư duy của nhà thơ sống trong một thời đại Nho học độc tôn.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu và vận dụng những tri thức cổ điển như thế nào để
đứng vững trước sóng gió lịch sử, được các tầng lớp phong kiến và nhân dân kính
trọng. Tác giả của cuốn sách này cũng đã nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm: là một
con người sống bình dị chất phác giữa nông thôn mà vẫn mang phong thái siêu


×