Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN và ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – TRUYỀN THÔNG của đại học dân lập hải PHÒNG đến năm 2013, tầm NHÌN CHIẾN lược đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.89 KB, 11 trang )

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
– TRUYỀN THÔNG CỦA ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM
2013, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020
----------------------------

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CNTT-TT CỦA ĐHDLHP.
1.1. Vai trò to lớn của CNTT-TT với sự phát triển của ĐHDLHP
Tiềm năng và vai trò của CNTT-TT đã được Đảng và Nhà nước khẳng định
trong “Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020” được ban hành theo QĐ số 246/2005/QĐ – TTg ngày 6 tháng
10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ: “CNTT-TT là công cụ quan trọng
hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút
ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Quán triệt chủ trương của Nhà nước, ĐHDLHP với sứ mệnh “Xây dựng và
phát triển mô hình một trung tâm đào tạo đại học, nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao,
ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế,
đóng vai trò nòng cốt, là đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước” đã nhận thức rõ vai trò quan
trọng hàng đầu của CNTT-TT đối với sự hình thành và phát triển của mình.
Đảng ủy ĐHDLHP đã khẳng định trong Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin ở ĐHDLHP giai đoạn 2002-2005: Phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến


lược xây dựng và phát triển ĐHDLHP, là một phương tiện quan trọng để nâng
cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý; ĐHDLHP
cần phải xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT ở ĐHDLHP
Nguồn nhân lực CNTT-TT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với


việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong ĐHDLHP, cung cấp nguồn
nhân lực bậc cao về CNTT-TT cho đất nước. Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT
phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng
nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao, góp phần tăng cường năng lực công
nghệ thông tin quốc gia.
Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT ở ĐHDLHP phải gắn kết chặt chẽ với
quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học, xây
dựng đại học nghiên cứu. Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTTTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản
về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghệ thông tin phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng cường hợp tác quốc tế
trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT tại ĐHDLHP, phát huy mọi nguồn lực
trong nước và tranh thủ các nguồn lực ngoài nước cho phát triển nguồn nhân
lực này.
Nghiên cứu CNTT-TT
Công nghiệp CNTT-TT hiện đang là một ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà
nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Nghiên cứu CNTTTT theo hướng hiện đại nhằm tạo ra những giá trị sáng tạo KHCN về CNTT-

2


TT, tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu của ĐHDLHP và của xã hội, góp phần
khẳng định vai trò của ĐHDLHP trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
Ứng dụng và cơ sở hạ tầng CNTT-TT
Ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong đào tạo, nghiên cứu, quản lý là yếu tố
có ý nghĩa chiến lược, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ĐHDLHP thành
đại học nghiên cứu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Ứng dụng CNTT-TT
để đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và
quản lý trong tất cả các đơn vị của ĐHDLHP.

Cơ sở hạ tầng CNTT-TT là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng
của ĐHDLHP, được ưu tiên đầu tư, phát triển, đảm bảo hiện đại, đồng bộ, quản
lý và khai thác hiệu quả. Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT nhằm tạo cơ sở cho
phát triển và ứng dụng CNTT-TT phục vụ đào tạo trình độ đẳng cấp quốc tế,
nghiên cứu ứng dụng và quản lý.
Xây dựng hạ tầng CNTT-TT phải đi đôi với triển khai các ứng dụng để
khai thác có hiệu quả, đồng thời có tầm nhìn xa, phân tích thiết kế hệ thống có
tính mở, cho phép dễ dàng mở rộng về quy mô và nâng cấp về công nghệ.
1.2. Đánh giá chung về tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể về phát triển và
ứng dụng CNTT ở ĐHDLHP.
Trong 5 năm qua, về cơ bản ĐHDLHP đã thực hiện các mục tiêu quan trọng đề
ra trong những kế hoạch này, xây dựng những điều kiện ban đầu cho một kết cấu
hạ tầng về thông tin, góp phần nâng cao đáng kể hiệu quả công tác quản lý, đào tạo
và nghiên cứu khoa học; đồng thời cung cấp nguồn nhân lực CNTT với quy mô
ngày càng nhiều cả về chất và lượng cho nền kinh tế Việt Nam. Trong công việc

3


nghiên cứu và phát triển, có một số công trình được công bố trên các tạp chí và hội
nghị uy tín quốc tế về CNTT. Một số đơn vị và cá nhân được những giải thưởng
cao cấp quốc gia về sản phẩm CNTT. Một số thành tựu chính trong các hoạt động
về CNTT vừa qua là:
1.2.1. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Loại hình đào tạo CNTT trong thời gian qua đã được đa dạng hóa bao gồm
đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Số giảng viên CNTT đã tăng gấp đôi
trong 5 năm qua. Một số đơn vị trong ĐHDLHP đã có những chương trình đào
tạo CNTT theo đẳng cấp quốc tế. Ngoài ra, nhiều chương trình đào tạo hợp tác
nước ngoài được thành lập như chương trình Đại học Pháp (PUF) về Thông tin
- Hệ thống - Công nghệ (IST) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và môi

trường đào tạo, cũng như đội ngũ giảng viên về CNTT của ĐHDLHP. Đã đào
tạo được hàng nghìn cử nhân, hàng trăm thạc sĩ. Sinh viên ngành CNTT của
ĐHDLHP có truyền thống đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế và quốc gia,
đáp ứng được yêu cầu cao của thị trường tuyển dụng. Một số thành tựu cụ thể
được nêu trong các bảng thống kê dưới đây.
1.2.2. Nghiên cứu về CNTT
Trường tập trung nghiên cứu theo các chủ đề thuộc các chuyên ngành Khoa
học máy tính, Mạng và truyền thông máy tính, Các hệ thống thông tin, Công nghệ
phần mềm . Khoa CNTT đi sâu nghiên cứu các phương pháp toán học trong xử lý
ảnh và xử lý thông tin, trí tuệ nhân tạo, ứng dụng CNTT, dạy và học điện tử, …
Trường với các hướng nghiên cứu tập trung là đảm bảo toán học cho hệ thống máy
tính, tính toán khoa học.

4


1.2.3. Ứng dụng CNTT
Nhận thức về ứng dụng CNTT trong toàn ĐHDLHP đã từng bước được
nâng cao. Nhiều khóa học, huấn luyện về sử dụng mạng, hệ thống quản lý văn
bản và hồ sơ công việc đã được tổ chức. Hiện tại 100% cán bộ quản lý đã sử
dụng mạng VNUnet trong công tác quản lý văn thư, cán bộ và sinh viên của
một số đơn vị đã được thí điểm cung cấp các dịch vụ internet phục vụ đào tạo
chất lượng cao, đào tạo liên kết quốc tế.
Tại trường, khoa trực thuộc đã tổ chức các trung tâm truy cập internet phục
vụ sinh viên, nhiều phòng kết nối đào tạo từ xa với trang thiết bị hiện đại.
Trung tâm Thông tin thư viện đã bước đầu triển khai thư viện điện tử phục vụ
bạn đọc. Ứng dụng CNTT trong đào tạo và quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa
học đã được đẩy mạnh, thực hiện thí điểm từng bước đại học số hóa, các đơn vị
đào tạo đã triển khai đào tạo thí điểm các mô hình đào tạo điện tử, đầu tư cho
các phần mềm phục vụ đào tạo, quản lý và nghiên cứu khoa học đã được tăng

cường đáng kể từ nhiều nguồn khác nhau, ĐHDLHP đã hoàn tất một số phần
mềm quan trọng phục vụ đào tạo theo tín chỉ và chất lượng cao và sẽ đưa vào
hoạt động trong thời gian tới.
Hệ thống Quản lý đào tạo và quản lý người học ở ĐHDLHP theo học chế
tín chỉ đã được xây dựng và đang được hoàn thiện.
Tổ chức nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ thống e-Learning trên hạ
tầng công nghệ mạng của ĐHDLHP. Triển khai các dịch vụ thông tin phục vụ
dạy và học (đưa bài giảng, bài tập, thời khóa biểu, trao đổi, hỏi đáp giữa giáo
viên, sinh viên…) trên VNUnet/Internet.

5


1.2.4. Cơ sở hạ tầng CNTT
Ở hầu hết các đơn vị đã có hạ tầng mạng LAN. Một số ít đơn vị (Văn
phòng ĐHDLHP, Trường ĐHNN, Trường ĐHKT, Viện CNTT ...) có hạ tầng
CNTT-TT tương đối tốt, Trường ĐHCN có cơ sở hạ tầng CNTT-TT ở mức tốt.
Ở đại đa số các đơn vị khác, số lượng máy tính cho cán bộ sử dụng trong công
việc về cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác nhưng nói chung các máy chủ
còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng so với nhu cầu ứng dụng. Các đơn
vị đào tạo đã có các phòng thực hành máy tính phục vụ thực tập và cho sinh
viên khai thác thông tin.
ĐHDLHP là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia VinaREN. VNUnet đã
kết nối với mạng VinaREN bằng tuyến cáp quang, hiện đang ở khả năng khai thác
liên thông với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ở nước ngoài với tốc độ kết nối
cho Việt Nam là 45Mbps. Hiện nay, nhiều tài liệu điện tử của các cơ sở đào tạo và
nghiên cứu trên thế giới có tham gia TEIN2 đã được cung cấp lên mạng này và
cán bộ sinh viên ĐHDLHP đã có thể khai thác thường xuyên. Đặc biệt, một số
đơn vị như Trường ĐHCN, Trường ĐHKHTN đã tổ chức thành công một số hội
thảo từ xa qua mạng (video conferencing) với các đại học khác ở nước ngoài

thông qua đường truyền VinaREN/TEIN2. Trong thời gian tới cần chuẩn bị đủ
điều kiện kỹ thuật để khai thác tốt hơn, nhiều đơn vị khác trong ĐHDLHP có thể
sử dụng các dịch vụ của VinaREN.
Tuy nhiên, còn khá nhiều những bất cập và khiếm khuyết thể hiện sự nhận
thức, đầu tư sức người sức của cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT là chưa
tương xứng với tầm vóc cần có của ĐHDLHP, kết quả thu được trong một số
hoạt động chưa tương xứng với kỳ vọng và đầu tư.

6


II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG
CNTT-TT ĐẾN NĂM 2013, TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2020
Phát triển và ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo,
nghiên cứu khoa học, quản lý và đẩy mạnh hội nhập quốc tế ở ĐHDLHP.
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT-TT
Phát triển mạnh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông
tin tại ĐHDLHP, góp phần tăng cường nhân lực CNTT-TT của đất nước, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chú ý đào tạo nhân
lực CNTT-TT và nâng cao trình độ CNTT-TT của cán bộ viên chức của chính
ĐHDLHP.
Đến năm 2020, đạt trình độ quốc tế về đào tạo nhân lực công nghệ thông tin
đối với tất cả các ngành, chuyên ngành CNTT-TT, đạt trình độ tương đương với
trường trong nhóm 100 trường mạnh nhất về CNTT-TT ở Châu Á, nhóm 500
trường trên thế giới.
Các chương trình đào tạo được cập nhật hằng năm, bám sát nhu cầu xã hội
và với những khái niệm và thành tựu tiên tiến được giới hàn lâm các nước thừa
nhận đưa vào giảng dạy.
Thực hiện việc liên kết đa ngành, đa lĩnh vực trong đào tạo nguồn nhân lực
CNTT-TT. Mở những ngành / nhóm ngành / liên ngành mới (thí điểm) với

CNTT-TT làm trung tâm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội Việt Nam
và thị trường CNTT-TT trên thế giới.
Nghiên cứu khoa học CNTT-TT
Các nghiên cứu cần tập trung vào phát huy thế mạnh của ĐHDLHP, đáp
ứng yêu cầu khoa học và ứng dụng của CNTT-TT trong 10 năm tới cũng như

7


các yêu cầu từ thực tiễn kinh tế xã hội của Việt Nam, tập trung nhiều vào tương
tác người – máy tính (giao diện người dùng tự nhiên), xử lý ngôn ngữ tự nhiên,
công nghệ tri thức, công nghệ Internet thế hệ mới, dịch vụ đa phương tiện, dịch
vụ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học cũng như các dịch vụ
thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng, tính toán khoa học
phục vụ quản lý tài nguyên, dự báo và phòng ngừa thiên tai,…
Đến năm 2013, khẳng định vị trí trong số những cơ sở nghiên cứu khoa học
hàng đầu về CNTT-TT của quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đạt
chuẩn quốc tế, và vào sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT.
Đến năm 2020, phấn đấu trở thành trung tâm về nghiên cứu khoa học và
chuyển giao CNTT-TT hàng đầu của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trường
CNTT-TT trong và ngoài nước. Đạt tiêu chí mỗi năm có 50% số tiến sĩ CNTTTT có ít nhất 1 công bố trên tạp chí quốc tế hoặc/và hội nghị quốc tế uy tín về
CNTT-TT.
Ứng dụng CNTT-TT trong công tác quản lý hành chính, đào tạo và
nghiên cứu ở ĐHDLHP
Từng bước khắc phục những khiếm khuyết về ứng dụng CNTT-TT của
ĐHDLHP để tiếp cận nhanh những ứng dụng và cung cấp dịch vụ hưởng lợi
đến người dùng trong ĐHDLHP về những thành tựu mới của CNTT-TT.
Các ứng dụng CNTT-TT cần được tích hợp hữu cơ, theo các giải pháp và
chuẩn hóa được quy định, thông suốt trên VNUnet, định hướng sử dụng phát
triển các hệ thống mã nguồn mở và khai tác hiệu quả các đầu tư lớn về CNTTTT.

Đến năm 2013, 100% cán bộ và sinh viên có tài khoản VNUnet với không

8


gian làm việc trên mạng đủ lớn, có thể truy cập được trong toàn phạm vi làm
việc và ký túc xá sinh viên, đáp ứng nhu cầu sử dụng các các dịch vụ trao đổi
thông tin, tính toán xử lý thông tin, khai thác tài nguyên học tập nghiên cứu
của VNUnet, VinaREN và Internet; Phấn đấu để tất cả các giảng viên đều giới
thiệu giáo án và tài liệu tham khảo trên VNUnet trước khi giảng bài. 100%
giảng viên ĐHDLHP có trang web riêng phục vụ công tác giảng dạy theo hình
thức tín chỉ; Triển khai cổng thông tin ĐHDLHP, tích hợp các cổng thông tin
của các đơn vị thông qua CSDL dùng chung tại Trung tâm dữ liệu của
ĐHDLHP.
Đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa công tác quản lý tại
ĐHDLHP và các đơn vị thành viên, tiến tới đại học số hóa với việc tin học hóa
công tác quản lý - đào tạo – nghiên cứu - ứng dụng được sự hỗ trợ cao của các
hệ thống tin học, có cổng giao tiếp điện tử ở trong và ngoài đơn vị, v.v. Chi tiết
hơn về một đại học số hóa được nêu trong phần Phụ lục.
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT
Cơ sở hạ tầng CNTT-TT phải được xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa để đáp
ứng được việc thực hiện các mục tiêu đã nêu; định hướng phát triển các hệ
thống mã nguồn mở, theo các tiêu chuẩn hệ thống mở, cho phép dễ dàng mở
rộng về quy mô, nâng cấp về công nghệ.
Công tác xây dựng hạ tầng CNTT-TT cần đi trước một bước để thúc đẩy sự
phát triển các dịch vụ và ứng dụng CNTT theo định hướng phát triển hạ tầng
CNTT-TT phải đi đôi với việc triển khai các ứng dụng để khai thác có hiệu
quả.
Tìm thêm những hình thức kết nối và nâng cấp kịp thời các đường truyền


9


sẵn VinaREN, VINASAT-1 (kết nối Internet qua vệ tinh), AI3/SOI, ...
Đến năm 2013, hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT-TT phải được hoàn thiện ở mức
cơ bản, sử dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo theo tín
chỉ ở ĐHDLHP, cung cấp được dịch vụ thông suốt cho 30.000 người sử dụng;
Triển khai trọng điểm giải pháp sử dụng các hệ thống mã nguồn mở cho hệ thống
máy tính của người dùng cuối, các dịch vụ cơ bản của mạng như LDAP, Portal,
CMS, Mail, eLearning, tính toán xử lý thông tin từ xa cũng như các giải pháp
đảm bảo an ninh và giám sát mạng và hướng dẫn triển khai đồng bộ trong toàn
ĐHDLHP; Các đơn vị đều có đầy đủ hệ thống máy tính, kết nối intranet với tốc
độ đường truyền cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ và sinh viên ĐHDLHP
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Đến năm 2020, ĐHDLHP là trung tâm nghiên cứu và đào tạo với hệ thống
cơ sở hạ tầng CNTT-TT hiện đại, đồng bộ, ngang tầm với các trường đại học
lớn trong khu vực Châu Á, đáp ứng cơ bản nhu cầu kết nối con người, đảm bảo
môi trường CNTT-TT hiện đại; cung cấp được dịch vụ thông suốt cho 10.000
người sử dụng.

10


Hết

11




×