Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phân tích các đặc điểm nhận biết của một nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.42 KB, 23 trang )

Phân tích các đặc điểm nhận biết của một nhà lãnh đạo
thành công
MỤC LỤC

I. Cơ sở lý luận:.....................................................................................................3
1. Các định nghĩa:..............................................................................................3
1.1. Lãnh đạo là gì?........................................................................................3
1.2. Tố chất và kỹ năng lãnh đạo:...................................................................4
2. Các tố chất và kỹ năng cần có của người lãnh đạo:.......................................5
2.1. Tố chất cần có của người lãnh đạo:........................................................5
2.2. Kỹ năng cần có của người lãnh đạo:.......................................................7
II. Nhà lãnh đạo thành công:.................................................................................8
1. Tiểu sử về Steve Jobs:....................................................................................8
2. Những tố chất và kỹ năng làm nên thành công của Steve Jobs:..................14
2.1. Niềm đam mê:........................................................................................14
2.2. Sự tự tin:.................................................................................................15
2.3. Có tầm nhìn rộng:..................................................................................16
2.4. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:..........................................................17
2.5. Óc sáng tạo:...........................................................................................17
2.6. Khả năng truyền đạt thông tin và kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng:18
2.7. Nỗ lực không ngừng:..............................................................................19
2.8. Không ngừng học hỏi:............................................................................20


2.9. Dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro:..................................................21
III. Kết luận:........................................................................................................22


Đề bài:
Hãy phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà bạn nhận
định là thành công, có thể là lãnh đạo trực tiếp của bạn, hoặc người mà bạn biết.


Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết tố
chất và kỹ năng lãnh đạo mà bạn đã được học trong môn học này.
Bài làm
I. Cơ sở lý luận:
1. Các định nghĩa:
1.1. Lãnh đạo là gì?
Lãnh đạo là một chủ đề được nhiều người quan tâm từ lâu. Nhận thức về
người lãnh đạo được hình thành từ thời sơ khai khi con người sống theo hình
thức bầy đàn, nhóm người hay một bộ tộc, thể hiện qua việc có một người đứng
ra chỉ huy bầy đàn, nhóm người hay bộ tộc đó.
Trải qua sự phát triển của loài người, hình ảnh của người lãnh đạo cũng có
nhiều thay đổi. Khi nói về lãnh đạo, ta thường nghĩ đến những vị tướng mưu
lược hơn đối phương, những chính trị gia có khả năng thuyết phục và hướng dẫn
những người theo mình thực hiện một hành động nào đó, hoặc những người giải
quyết được một cơn khủng hoảng. Chúng ta nhìn vào những cá nhân đặc biệt
như Gandhi hoặc Jeane D'Arc, Napoleon, hoặc Hitler. Những câu chuyện chung
quanh các nhân vật này đều cho thấy có những giây phút ngặt nghèo, hoặc
những lúc mà quyết định của một người có tính chất thay đổi thời cuộc. Thành
tích chói lọi của nhiều nhà lãnh đạo thông minh, dũng cảm đã trở thành chủ đề
của nhiều câu chuyện và giai thoại. Sự lãnh đạo có sức lôi cuốn vô hình đối với
mọi người vì sự bí ẩn và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.
Thuật ngữ Lãnh đạo có ý nghĩa quan trọng trong khoa học về tổ chức
nhân sự và mang nhiều nghĩa biểu đạt khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải sáng tạo
ra nhiều thuật ngữ tương ứng để đối phó với nó. Có bao nhiêu nhà bình luận thì
có chừng ấy định nghĩa khác nhau về lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu thường định
nghĩa lãnh đạo theo quan điểm cá nhân của mình và các mặt của hiện tượng mà


họ quan tâm nhất. Lãnh đạo được định nghĩa dưới góc độ tố chất, hành vi, ảnh
hưởng, cách giao tác,... Tuy nhiên, rất nhiều định nghĩa liên kết sự lãnh đạo với

người lãnh đạo.
Trong nhiều thập kỷ qua, có các định nghĩa về Lãnh đạo như sau1:
“Lãnh đạo được thực hiện khi mọi người.... huy động..... các nguồn lực về
thể chế, chính trị, tâm lý và các nguồn lực khác để đánh thức, lôi kéo sự tham
gia và làm hài lòng động cơ của những người cấp dưới”- Burns, 1978, trang 18.
“Lãnh đạo là việc truyền đạt các tầm nhìn, thể hiện các giá trị và tạo ra
môi trường trong đó các mục tiêu có thể đạt được” – Richard & Engle, 1986,
trang 206.
“Lãnh đạo là một quá trình làm cho những gì mà mọi người chung sức
làm cùng nhau trở nên có ý nghĩa nhờ đó mọi người có thể hiểu và quyết tâm” –
Drath & Palus, 1994, trang 4.
“Lãnh đạo là khả năng của một cá nhân gây ảnh hưởng, thúc đẩy và
khuyến khích người khác cống hiến vì hiệu quả thành công chung của tổ
chức…” – House et al, 1999, trang 184.
1.2. Tố chất và kỹ năng lãnh đạo:
* Tố chất lãnh đạo:
Tố chất là khái niệm nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm
các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị 2. Tố chất lãnh đạo là khả
năng và phẩm chất giúp con người trong nỗ lực tạo nên giá trị mới cho xã hội,
thông qua khai thác và phát triển tiềm năng của chính bản thân mình và của tổ
chức mà họ lãnh đạo3.
Tố chất lãnh đạo giúp mỗi cá nhân có tác động tích cực đến các cá nhân
khác thông qua các quan hệ tương tác. Thiếu tố chất lãnh đạo sẽ làm cho cá nhân
không chỉ không phát huy hết tiềm năng của bản thân và của tổ chức mà mình
lãnh đạo mà còn làm nó thui chột theo thời gian.
Có thể thấy tố chất lãnh đạo bắt nguồn từ các trải nghiệm cuộc sống của


chính họ. Tất cả họ đều đã kinh qua nhiều thực tiễn, qua đó định hình và hiểu
được mình là ai, nhận ra được mục đích trở thành lãnh đạo của mình và khẳng

định rằng chỉ có trở thành một người lãnh đạo được tin cậy mới làm cho họ hoạt
động hiệu quả hơn4.
* Kỹ năng lãnh đạo:
Kỹ năng là khái niệm nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách
có hiệu quả. Các kỹ năng lãnh đạo là một công cụ hữu hiệu giúp cho các nhà
lãnh đạo nâng cao hiệu quả quản lý tại tổ chức của mình. Các kỹ năng lãnh đạo
có thể là những phương thức, cách thức mà nhà lãnh đạo sử dụng để xử lý tình
huống đối với từng cá nhân cũng như nhóm người thuộc đối tượng quản lý.
Các kỹ năng lãnh đạo là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp cho các nhà lãnh
đạo hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về đối tượng mà mình quản lý, giúp họ nhanh
chóng nắm bắt được thực tế để từ đó có những quyết định đúng đắn, kịp thời.
Đồng thời, với việc nắm chắc các kỹ năng lãnh đạo, người lãnh đạo có thể năng
động, sáng tạo trong công việc, nhất là việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện có
hiệu quả những quyết định mà mình đưa ra.
2. Các tố chất và kỹ năng cần có của người lãnh đạo:
2.1. Tố chất cần có của người lãnh đạo:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về tố chất cần có của người lãnh đạo.
Theo nghiên cứu của Stogdill (1948&1974), phẩm chất phân biệt giữa
người lãnh đạo và người không phải là lãnh đạo bao gồm5: Thích ứng với tình
hình; Tỉnh táo trong môi trường xã hội; Tham vọng, luôn định hướng thực hiện
mục tiêu; Quyết đoán; Có thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng động (mức độ
hoạt động cao); Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực, căng thẳng; Sẵn sàng chịu
trách nhiệm.
Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane và Von
Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở thành một lãnh đạo, cần
hội tụ 7 nhân tố sau6:


- Nhạy cảm: là yếu tố cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao.
Lãnh đạo luôn cần có cảm nhận về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui...

của người xung quanh mình.
- Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho
công chúng cảm thấy tin tưởng, để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không.
- Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này
phải hơn người không phải là lãnh đạo.
- Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường
hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
- Có động lực làm lãnh đạo: Đây chính là tham vọng theo mọi nghĩa.
Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ
luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
- Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên nhưng cần thiết phải có
khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
- Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ
giúp quá trình ra quyết định.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng ta vẫn thấy điểm chung trong
quan điểm của họ về tố chất của nhà lãnh đạo tài năng, đó là:
- Niềm say mê. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm
được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình.
- Sự hiểu biết và tính ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành
tốt nếu họ không hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức
cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời lãnh đạo còn phải đọc nhiều và
luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập
nhật những thông tin và tri thức mới.
- Nhìn xa trông rộng: Người lãnh đạo cần phải có tầm nhìn, cách nhìn
nhận và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để từ đó vạch ra những
biện pháp phù hợp.


- Óc sáng tạo: Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để đưa ra những chiến
lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất.

- Khả năng truyền đạt thông tin: Người lãnh đạo phải có khả năng diễn
thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe
theo và làm theo.
- Nghị lực lớn: Khi khó khăn, người lãnh đạo không nản chí và sẽ tìm
cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề để lựa chọn
hướng đi tối ưu.
- Sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
- Lòng dũng cảm: Người lãnh đạo phải dũng cảm và cương quyết trong
các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ
nhiệm, sa thải…
2.2. Kỹ năng cần có của người lãnh đạo:
Giống như tố chất lãnh đạo, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng
lãnh đạo.
Theo nghiên cứu của Stogdill (1948&1974), kỹ năng phân biệt giữa người
lãnh đạo và người không phải là lãnh đạo bao gồm 7: Thông minh (lanh lợi); Có
kỹ năng dựa trên khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu
loát; Hiểu biết về công việc; Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức
thuyết phục; Có kỹ năng giao tiếp.
Theo đúc kết của những nhà nghiên cứu khác, kỹ năng của người lãnh đạo
bao gồm:
- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu
của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng
phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới. Có khả
năng quản lý và lập kế hoạch, nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay
đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân


tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của họ. Thay vì biết cách
khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh

đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người
giỏi.
- Kỹ năng truyền cảm hứng: Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, người
lãnh đạo cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp
dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt
mình vào hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng
cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của người
lãnh đạo và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn
thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách
truyền đạt thông tin.
II. Nhà lãnh đạo thành công:
1. Tiểu sử về Steve Jobs8:


Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco trong gia đình Joanne
Simpson và Abdulfattah Jandali. 1955: Được vợ chồng Paul và Clara Jobs nhận
làm con nuôi và 5 tháng sau chuyển về sống ở Mountain View, California. 1969:
Được William Hewlett nhận vào làm việc tại HP. 1971: Gặp gỡ Steve Wozniak,
nhà đồng sáng lập ra Apple sau này.
1972: Tốt nghiệp trường trung học Homestead High School ở Los Altos.
1972: Đăng ký vào học tại trường Cao đẳng Read, Portland, Oregon, nhưng đã
bỏ học sau 1 học kỳ.
1974 - Gia nhập vào công ty Atari Inc. với vai trò là kỹ thuật. 1975: Bắt
đầu tham gia các cuộc họp của câu lạc bộ “Homebrew Computer Club”, chuyên
bàn về các vấn đề về máy tính.
1976: Jobs và Wozniak quyên góp được 1.750 USD và bắt đầu xây dựng
chiếc máy tính to bằng chiếc bàn đầu tiên - Apple I. Trong năm này, ông thành
lập công ty Apple Computer Company cùng với Wozniak và người bạn Ronald
Wayne. Ông Wayne đã bán cổ phần của mình 2 tuần sau đó. Cùng năm, Jobs và

Wozniak ra mắt Apple I và bán với giá 666.66 USD, chiếc máy tính đầu tiên
được trang bị giao diện video và sử dụng bộ nhớ ROM.
1977: Apple đổi tên thành công ty Apple Computer Inc. Trong cùng năm,
Apple ra mắt máy tính Apple II, chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới được sử
dụng như là máy tính cá nhân.
1979: Bắt đầu phát triển máy tính Macintosh. 1980: Máy tính Apple III ra
đời. Cùng năm, Apple gia nhập thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu nhảy từ 22
USD lên 29 USD trong ngày giao dịch đầu tiên. 1981: Jobs cống hiến hết mình
vào việc phát triển Macintosh.
1983: Chiêu mộ John Sculley vào vị trí chủ tịch kiêm giám đốc điều hành
CEO của Apple. Trong cùng năm, ra mắt “Lisa”, chiếc máy tính điều khiển bằng
chuột đầu tiên. Tuy nhiên, sản phẩm này đã thất bại trên thị trường.
1984: Apple ra mắt máy tính Macintosh với chiến lược quảng cáo rất rầm
rộ. 1985: Giành được giải thưởng Công nghệ quốc gia do Tổng thống Mỹ


Ronald Reagan trao.
1985: Jobs bị đánh bật ra khỏi bộ máy lãnh đạo của Apple do những bất
đồng với Sculley. Jobs từ chức và kéo theo 5 nhân viên của Apple ra đi cùng
ông.
1985: Thành lập công ty NeXT Inc. để phát triển phần cứng và phần
mềm. Công ty này sau đó được đổi tên thành Next Computer Inc. 1986: Mua lại
công ty Pixar từ George Lucas với giá chưa đến 10 triệu USD và sau đó đổi tên
thành hãng sản xuất phim hoạt hình Pixar Animation Studios.
1989: NeXT ra mắt máy tính NeXT Computer với giá 6.500, còn gọi là
The Cube. Chiếc máy tính này được bán kèm với một chiếc màn hình đơn sắc,
nhưng đã không thành công trên thị trường.
1989: Pixar dành giải thưởng Academy Award với bộ phim hoạt hình
ngắn “Tin Toy”. 1992: Steve Jobs phát hành hệ điều hành NEXTSTEP cho bộ vi
xử lý Intel Corp. 486. Tuy nhiên, hệ điều hành này đã thất bại trong việc cạnh

tranh với Windows của Microsoft và OS/2 của IBM. 1993: “Đóng cửa” bộ phận
phần cứng và chuyển sang tập trung vào phần mềm. 1995: Bộ phim “Câu
chuyện đồ chơi - Toy Story” của Pixar, hãng phim hoạt hình mà Jobs là tổng
giám đốc điều hành trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất.
1996: Apple mua lại công ty NeXT Computer của Jobs với giá 427 triệu
USD tiền mặt cộng với cổ phiếu của Apple. Jobs trở thành cố vấn cho chủ tịch
Apple khi đó là Gilbert F. Amelio. 1997: Jobs trở thành Giám đốc điều hành tạm
thời và chủ tịch của Apple sau khi Amelio bị lật đổ. Mức lương của Jobs là 1
USD.
1998: Apple phát hành máy tính iMac “tất cả trong một” với doanh số lên
tới hàng triệu chiếc được bán ra. Sản phẩm này giúp Apple hồi phục tài chính và
đẩy giá cổ phiếu của hãng tăng tới 400%. iMac đã giành giải thưởng vàng tại
Cuộc thi Định hướng nghệ thuật và thiết kế Anh. Tạp chí Vogue gọi iMac là
“một trong những thời trang nóng nhất của mùa xuân” còn trang Business Week
ca ngợi iMac là “một trong những hình ảnh bền vững nhất của thế kỷ”. Jobs


cũng giành giải thưởng của Viện thiết kế Chrysler cho việc thiết kế iMac.
1998: Apple bắt đầu làm ăn có lãi và đạt kỷ lục về mức lợi nhuận trong 4
quý tài chính liên tiếp.
2000: Từ “tạm thời” được loại bỏ khỏi chức danh của Steve Jobs. Jobs
chính thức trở thành CEO của Apple.
2001: Apple ra mắt hệ điều hành thế hệ mới - OS X dựa trên nền tảng
Unix và hệ điều hành này đã có nhiều bản nâng cấp trong các năm qua. 2001:
Apple có bước đột phá đầu tiên vào thị trường điện tử tiêu dùng với việc ra mắt
iPod, một chiếc máy nghe nhạc MP3 cầm tay. iPod đã được bán ra hơn 4,4 triệu
chiếc trong năm tài khóa 2004.
2002: Apple trình làng chiếc máy tính để bàn iMac tất cả trong một với
màn hình phẳng. Sản phẩm đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time năm đó
và giành nhiều giải thưởng thiết kế.

2003: Jobs giới thiệu iTunes Music Store chuyên bán các ca khúc và
album đã được mã hóa. Cùng năm này, Jobs ra mắt chiếc máy tính cá nhân
PowerMac G5 64 bit.
2004: iPod Mini, một phiên bản nhỏ hơn của máy nghe nhạc iPod đời đầu
được ra công bố. Vào tháng 2/2004, hợp đồng hợp tác của Pixar và Disney đã
hết hạn. Jobs và giám đốc điều hành Disney là Michael Eisner đã cố gắng nhưng
thất bại trong việc thương lượng quan hệ cộng tác mới. Vì vậy, Jobs tuyên bố
rằng Pixar sẽ tìm kiếm một đối tác mới để sản xuất phim khi hợp đồng với
Disney hết hạn. Cuối cùng Pixar được bán lại cho hãng Walt Disney vào năm
2006.
Tháng 8/2004, Jobs được chuẩn đoán mắc phải căn bệnh ung thư tuyến
tụy và trải qua một ca phẫu thuật. Jobs đã hồi phục và trở lại làm việc vào tháng
9.
2004: Dưới tài điều hành của Jobs, Apple đã báo cáo doanh thu quý tài
chính thứ 4 cao nhất trong gần một thập kỷ. Thành công này là nhờ vào sự trỗi
dậy của mạng lưới bán lẻ và doanh số bán ra máy nghe nhạc iPod. Doanh thu


của Apple trong quý tài chính kết thúc vào ngày 25/9 là 2,3 tỷ USD.
2005: Apple dùng Hội nghị các nhà phát triển trên thế giới của mình để
thông báo rằng hãng đang chuyển từ việc sử dụng bộ vi xử lý PowerPC của IBM
trong các sản phẩm máy tính của hãng sang các bộ vi xử lý của Intel.
2007: Jobs giới thiệu iPhone, một trong những chiếc điện thoại thông
minh đầu tiên không có bàn phím tại triển lãm Macworld Expo.
Vào đầu tháng 1/2009: Jobs cho biết ông đang sụt cân một cách nghiêm
trọng do sự mất căn bằng hocmon. Tại thời điểm đó, Jobs khẳng định vấn đề này
sẽ không cản trở ông tiếp tục đảm nhiệm vị trí CEO của Apple. Khoảng một
tuần sau đó, Jobs thông báo ông sẽ nghỉ việc ở Apple cho đến tháng 6 vì tình
trạng sức khỏe của ông đang xấu đi. Jobs không tiết lộ căn bệnh của mình. Tim
Cook của Apple đã thay mặt Jobs xử lý các công việc hàng ngày tại công ty

trong thời gian phục hồi của Jobs. Apple cho biết Jobs sẽ vẫn tham gia vào việc
đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng của Apple.
Tháng 6/2009: Apple khẳng định Jobs sẽ quay trở lại làm việc vào cuối
tháng này.
Tháng 1/2010: Apple công bố máy tính bảng iPad. Sản phẩm này dã ngay
lập tức gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng và khởi đầu cho một thể
loại mới trong các thiết bị điện toán di động.
Tháng 9/2010: Jobs xuất hiện trên sân khấu ở San Francisco để giới thiệu
set-top box thế hệ thứ hai của Apple TV giúp chuyển phim từ Internet hoặc các
thiết bị di động như iPhone và iPad trực tiếp sang TV.
Tháng 1/2011: Apple thông báo Jobs xin nghỉ để điều trị y tế mà không
đưa ra lý do nào cụ thể. Những câu hỏi về sự nghiêm trọng của tình hình sức
khỏe Jobs lại dấy lên, ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu, việc phát triển sản
phẩm và các hoạt động kinh doanh của Apple.
Tháng 6/2011 - Jobs bất ngờ xuất hiện tại Hội nghị các nhà phát triển thế
giới của Aple để giới thiệu iCloud và iOS 5. Một vài ngày sau, Jobs gặp gỡ Hội
đồng thành phố Cupertino (Mỹ) để xin phép xây dựng đại bản doanh mới trông


giống như một phi thuyền ở thành phố này.
Tháng 8/2011 - Jobs thông báo ông sẽ từ chức khỏi chiếc ghế Giám đốc
điều hành của Apple và Tim Cook sẽ đảm nhiệm vị trí này. Jobs chỉ đảm nhận
vai trò Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty.
Vào ngày 5/10/2011 - Steve Jobs qua đời ở tuổi 56.
2. Những tố chất và kỹ năng làm nên thành công của Steve Jobs:
Trên thế giới có rất nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng với những bí quyết thành
công của riêng họ. Điều đó là do họ có những tố chất và kỹ năng lãnh đạo được
đúc kết từ thực tiễn công việc và cuộc đời của chính họ. Trong số những nhà
lãnh đạo thành công, tôi thấy ngưỡng mộ với tài năng và thành công của Steve
Jobs. Ông ra đi khi sự nghiệp đang ở đỉnh cao chói lọi và để lại niềm tiếc nuối

cho thế giới công nghệ nói chung và Công ty Apple nói riêng. Cuộc đời của
Steve Jobs giống như một câu chuyện truyền kỳ, đầy những thăng trầm, biến cố.
Số phận và tính cách khác thường đã tạo ra một thiên tài Steve Jobs độc đáo.
Để có được những thành công lớn như vậy trong sự nghiệp, Steve Jobs có
những bí quyết riêng của mình. Theo tôi, những tố chất và kỹ năng làm nên
thành công của Steve Jobs đó là:
2.1. Niềm đam mê:
Trong bài phát biểu của Steve Jobs tại lễ trao bằng tốt nghiệp của trường
Đại học Stanford, Mỹ, 2005, ông đã nói “Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên
gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững
vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì.... Và cách duy nhất
có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục
tìm kiếm. Đừng dừng lại”. Câu nói ấy không những phản ánh được tố chất lãnh
đạo trong con người ông mà còn trở thành bài học quý báu cho biết bao người.
Steve Jobs không được sinh ra trong một môi trường thuận lợi để trở
thành nhà lãnh đạo. Mẹ đẻ của ông chỉ mong muốn ông được nuôi nấng trong
một gia đình có điều kiện để sau này ông được học Đại học. Nhưng kết quả là
bố nuôi của ông chưa tốt nghiệp phổ thông trung học và mẹ nuôi của ông chưa


bao giờ tốt nghiệp đại học. Mặc dù ông được bố mẹ lo cho học Đại học ở trường
đắt đỏ gần như Stanford nhưng ông đã quyết định bỏ những môn học bắt buộc
mà ông không thấy hứng thú và chỉ đăng ký môn ông quan tâm. Chính việc tìm
thấy niềm yêu thích của mình đã giúp ông có những khởi đầu tốt đẹp khi thiết kế
máy Macitosh. Tố chất ấy cho thấy hình ảnh một nhà lãnh đạo trong con người
ông: sẵn sàng làm những gì mình yêu thích mà không biết đến tương lai sẽ ra
sao, thành công hay thất bại từ quyết định đó. Hành động ấy cũng cho thấy niềm
tin của Steve Jobs vào việc ông làm. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt trong
cuộc đời ông và khác biệt với những con người khác. Ông đã dũng cảm tách ra
khỏi đám đông, làm những gì mà một sinh viên của những năm 70 và bây giờ có

thể sẽ không làm.
Niềm đam mê cũng giúp ông đứng vững khi gặp sóng gió lớn trong cuộc
đời: đó là việc bị sa thải tại ngay công ty mà ông sáng lập ra. Ông thực sự sốc và
cảm thấy những gì ông theo đuổi cả đời đã biến mất. Ông đã từng nghĩ đến
chuyện bỏ cuộc. Nhưng nhờ có việc ông vẫn yêu những gì ông làm nên bước
ngoặt đó đã giải phóng Steve Jobs để ông bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc
đời. Niềm đam mê với công việc và không ngừng tìm kiếm những gì mình yêu
thích đã giúp ông trở thành một nhà lãnh đạo tài ba của thế giới công nghệ nói
chung và của Công ty Apple nói riêng.
Bài học mà Steve Jobs đúc kết được đã cho tôi thấy khi bạn chỉ chú tâm
làm việc cho hết ngày, hoặc tốn thời gian vào những công việc không thú vị, bạn
sẽ tự gây khó khăn hơn cho chính mình. Khi bạn có sự đam mê và yêu thích
những gì bạn làm, bạn sẽ làm việc với hiệu suất cao hơn, năng nổ và vui vẻ hơn
với mọi người. Vì thế, nếu bạn muốn thật sự thành công trong cuộc sống, đầu
tiên, bạn phải dành thời gian và công sức để nhận ra bạn yêu thích việc gì, và
sau đó tìm một chiến lược để đạt được nó. Đây là việc tốn nhiều thời gian và đòi
hỏi sự không ngừng tìm kiếm nếu chưa tìm ra niềm yêu thích của mình. Nhưng
đổi lại, điều đó sẽ giúp bạn bước ra khỏi đám đông, khẳng định được mình là ai
và sẽ đạt được thành công trong cuộc đời của bạn.


2.2. Sự tự tin:
Đây là tố chất mà ai cũng nhận thấy ở Steve Jobs. Đó là sự tự tin vào
quyết định của mình. Ông đã dám bỏ học Đại học và chỉ học những gì mình yêu
thích và ông tin đó là quyết định đúng đắn. Hành động đó cho thấy sự tự tin của
ông, dám nghĩ dám làm vì điều mình yêu thích mà không lo lắng xem quyết
định đó dẫn đến thất bại hay thành công trong cuộc đời của ông.
Hay một câu chuyện khác cũng cho thấy tố chất lãnh đạo này ở Steve
Jobs: Một nhà điều hành với công việc tái phát minh cửa hàng Disney đã từng
gọi cho Jobs để hỏi xin lời khuyên. Lời khuyên của Steve là: Hãy mơ ước lớn

hơn. Tôi nghĩ đó là lời khuyên tốt nhất mà ông gửi tới chúng ta ngày hôm nay,
cũng là lời khuyên mà ông sẽ tiếp tục đưa ra cho Apple trong vai trò chủ tịch của
hãng. Hãy tìm thiên tài ngay trong sự điên rồ của bạn, hãy tin tưởng chính mình,
tin tưởng tầm nhìn của mình, và luôn luôn sẵn sàng bảo vệ ý kiến của mình. Bởi
đó là những ý kiến rất có thể sẽ thay đổi cả thế giới9.
2.3. Có tầm nhìn rộng:
Steve Jobs tin vào uy lực của tầm nhìn. Và ông đương nhiên có một tầm
nhìn lớn.
Vào giữa những năm 1970, khi máy tính vẫn chỉ phát triển giới hạn trong
một nhóm người chung sở thích, Steve Jobs đã tin rằng ông có thể mang máy
tính đến cho mọi người sử dụng hàng ngày.
Năm 2007, Steve Jobs làm thay đổi toàn bộ ngành điện thoại di động. Sản
phẩm iPhone với màn hình cảm ứng là một máy vi tính thu nhỏ, máy nghe nhạc,
thiết bị nhắn tin, thẻ thanh toán điện tử... Sau khi iPhone ra đời, các hãng điện
thoại di động lớn như Motorola, Nokia, BlackBerry đều rơi vào khủng hoảng.
Năm 2010, máy tính bảng iPad xuất hiện, đóng những chiếc đinh cuối cùng vào
cỗ quan tài cho máy vi tính cá nhân.
Art Levinson, Chủ tịch Genentech, thay mặt ban điều hành Apple, nói:
“Tầm nhìn phi thường của Steve và sự lãnh đạo của ông đã cứu Apple và đưa
đường chỉ lối cho hãng tới vị trí công ty công nghệ sáng tạo nhất và giá trị nhất


thế giới”10.
G.S.CHOI, giám đốc điều hành Samsung Electronics nói "Steve Jobs đã
thấy trước tương lai và đem nó đến với cuộc sống đời thực từ rất lâu trước khi
hầu hết mọi người thấy nó xảy ra. Và niềm tin từ Steve vào sức mạnh của công
nghệ có thể thay đổi cách mà chúng ta sống, đã mang đến cho chúng ta hơn cả
những dòng smartphone hay iPad, mà là kiến thức và sức mạnh định hình diện
mạo của nền văn minh".
2.4. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:

Steve Jobs thực sự là một nhà lãnh đạo rất thuần thục kỹ năng này. Đó là
khi NeXT quyết định dừng mọi hoạt động sản xuất thiết bị phần cứng để tập
trung cho mảng phần mềm. Như vậy, ngay cả sản phẩm hậu sinh của chiếc
NeXT Cube là NeXTstation - vốn từng được Tim Berners-Lee dùng để phát
minh ra Internet - cũng nhanh chóng kiếm được chỗ trong… viện bảo tàng.
Kỹ năng này của Steve còn thể hiện ở việc Pixar quyết định “lên sàn” lần
đầu tiên vào tháng 11-1995, sự kiện đã giúp Steve Jobs trở thành tỉ phú chỉ sau
một đêm.
Sau khi quay trở lại với Apple, với mức lương tượng trưng chỉ 1 USD một
năm, Steve Jobs quyết tâm làm một cuộc “thay máu” bên trong Apple. Ông khai
tử mảng kinh doanh máy tính cầm tay Newton - vốn chỉ toàn thua và lỗ, và tận
tay sắp xếp lại một loạt những dòng sản phẩm đang bị phân mảnh trầm trọng của
Mac để biến chúng thành một hệ thống khoa học hướng thẳng đến giới tiêu
dùng.
Với tầm nhìn chiến lược của mình kết hợp với kỹ năng quản lý và lập kế
hoạch, Steve Jobs đã đưa Apple lên đến đỉnh vinh quang khi vươn lên, trở thành
hãng công nghệ giá trị nhất thế giới với giá trị thị trường lên đến 351 tỉ USD.
2.5. Óc sáng tạo:
Steve Jobs từng nói sự sáng tạo là kết nối mọi thứ. Ý ông là mọi người với
đủ các kinh nghiệm sống thường có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ


lỡ. Ông thường kết nối ý tưởng từ những lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ, ông đã tham gia lớp học về nghệ thuật viết chữ đẹp. Mặc dù thư
pháp không có ứng dụng thực tế nào cho cuộc sống của ông nhưng ông rất thích
thú và đam mê lĩnh vực này. Sau này, kinh nghiệm thư pháp của ông cũng đã tìm
được con đường của mình khi đến với Mac, chiếc máy tính đầu tiên với những
phông chữ đẹp mắt. Sự sáng tạo đã giúp ông kết nối các lĩnh vực dường như
không có gì liên quan đến nhau.
Không chỉ tạo ra nhiều cải cách sản phẩm, Steve Jobs còn cải tiến nhiều

trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ Apple kiếm được nhiều
tiền trên mỗi m2 hơn mọi cửa hàng khác, kể cả những thương hiệu xa xỉ và lúc
nào cũng đông khách từ sáng đến tối. Trung bình mỗi cửa hàng tiếp đón 17.000
lượt khách mỗi tuần. Khi Steve Jobs lần đầu thiết lập quan niệm cho các cửa
hàng bán lẻ Apple, ông đã nói rằng chúng cần phải khác biệt bởi thay vì chỉ bán
hàng, chúng còn phải làm cho cuộc sống của khách hàng thêm phong phú và tạo
ra sự kết nối cảm xúc giữa khách hàng và thương hiệu Apple. Tại đây, khái niệm
“Apple” không còn là một thương hiệu công nghệ đơn thuần nữa, mà đã trở
thành một “biểu tượng pop” đích thực.
Như vậy ta có thể thấy óc sáng tạo của Steve Jobs đã tạo nên sự khác biệt
cho Apple và tạo nên những thành công vượt trội cho công ty Apple.
2.6. Khả năng truyền đạt thông tin và kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng:
Steve Jobs là người kể chuyện doanh nghiệp giỏi nhất thế giới. Thay vì
chỉ đơn giản thuyết trình như hầu hết mọi người vẫn làm, ông thông báo, đào
tạo, truyền cảm hứng và giúp mọi người giải trí, tất cả chỉ trong một bài thuyết
trình. Một trong những khẩu hiệu của Steve Jobs là “Less is more”, nghĩa là ông
luôn nêu cao ”tính đơn giản” trong phong cách thuyết trình của mình.
Ta có thể thấy điều đó rất rõ thông qua bài thuyết trình của ông tại Lễ tốt
nghiệp của trường Đại học Stanford, Mỹ, 2005. Bài thuyết trình của ông rất
ngắn gọn, đi vào 3 câu chuyện chính trong cuộc đời ông. Đây là điểm rất khác
biệt so với các bài thuyết trình mà nhiều người vẫn làm. Ông biết làm chủ trong


cách truyền đạt ý tưởng của mình. Hiếm có người nào thuyết trình tại một Lễ tốt
nghiệp Đại học rằng ông ta chưa bao giờ tốt nghiệp Đại học. Nhưng nội dung
thông điệp mà ông đưa ra lại rất ý nghĩa, trở thành bài học quý báu cho bất cứ ai,
không chỉ là những sinh viên mới ra trường. Đó là: Hãy làm những gì mình yêu
thích, không ngừng tìm kiếm niềm yêu thích của mình; Hãy sống khát khao,
sống dại khờ;...
Qua bài thuyết trình đó ta cũng thấy nổi bật lên kỹ năng giao tiếp tài tình

của Steve Jobs. Đó là kỹ năng được thể hiện qua cách viết trong bài thuyết trình
và phong cách nói của ông. Vì thế, chỉ trong hơn 5 phút thuyết trình, ông nhận
được những tràng pháo tay ủng hộ không ngớt của người nghe. Đó là tố chất và
kỹ năng lãnh đạo mà ông có được, giúp ông thu hút và thuyết phục được mọi
người đi theo mình.
Trong các bài thuyết trình của Steve Jobs trước nhân viên, người ta cũng
thấy có rất ít chữ xuất hiện trên mỗi trang thuyết trình của ông. Ông thường kết
hợp giữa chữ và hình ảnh, và sử dụng hình ảnh là chính. Đó là một tư duy mang
tính trực quan và ít nhà lãnh đạo nào thực hiện khi thuyết trình trước nhân viên
hay người nghe. Nhưng cách của ông rất khoa học, luôn đem lại hiệu quả cao và
tạo nên sự thành công cho người lãnh đạo như ông.
2.7. Nỗ lực không ngừng:
Sau khi bị sa thải khỏi Apple – công ty do chính mình thành lập, Steve
Jobs thực sự bị sốc và đã có lúc nghĩ đến bỏ cuộc. Nhưng ông đã làm lại từ đầu
bằng việc xây dựng NeXT. Tuy nhiên, khi mới đi vào hoạt động, sản phẩm đầu
tay của hãng, chiếc máy tính NeXT Cube, đã không thành công như mong đợi.
NeXT gần như bị phá sản nhưng ông không nản chí. Đến năm 1993, ông đã có
quyết định táo bạo và cứu NeXT thoát khỏi cảnh khốn cùng. Tuy nhiên, NeXT
vẫn không mấy thành công trong công việc tìm kiếm thêm thị phần. Steve Jobs
không dừng lại mà tìm tòi một hướng đi khác bằng cách đưa Pixar ”lên sàn”.
Đây là quyết định biến ông nhanh chóng trở thành tỷ phú qua một đêm.
Và sau khi thâu tóm NeXT, ông quay lại với Apple với tư cách là chuyên


gia tư vấn. Chỉ một năm sau sự trở về, Jobs trình làng chiếc iMac lịch sử, một
máy tính tất-cả-trong-một với vỏ nhiều màu sắc, cùng một chiến dịch quảng cáo
mang slogan ấn tượng “Think different”, trong đó mang hình ảnh các cá nhân
kiệt xuất như Albert Einstein và Jim Henson. Tất cả đã tạo ra thành công ngoài
sức tưởng tượng cho cá nhân Steve Jobs lẫn Apple. Dĩ nhiên đó cũng là những
thành quả chất xám của đội ngũ NeXT, là hạt nhân để làm nên một hệ điều hành

Mac OS X, cung cấp cho Apple một “cú hích” công nghệ thật sự. Đó chính là
nghị lực phi thường của Steve Jobs, là tố chất tạo nên nhà lãnh đạo tài ba, độc
đáo như ông.
Hay ngay khi phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, Steve Jobs vẫn luôn
nỗ lực vượt qua. Như ông từng nói trong bài phát biểu ở Đại học Stanford 6 năm
trước, nỗi ám ảnh về cái chết là nguồn cảm hứng sáng tạo của ông, giúp ông đưa
ra những lựa chọn lớn trong đời. “Thời gian của chúng ta hạn chế, do đó đừng
phí hoài sống cuộc đời của người khác. Hãy dũng cảm để làm theo trực giác và
tiếng gọi của trái tim” - ông nói.
Như vậy có thể thấy, cuộc đời Steve Jobs là những nỗ lực không ngừng để
vượt qua khó khăn, trở ngại, tìm ra các cách giải quyết hiệu quả nhất cho bản
thân ông và công ty của ông. Steve Jobs thực sự là nhà lãnh đạo có nghị lực phi
thường.
2.8. Không ngừng học hỏi:
Theo Steve “Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi
ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc
với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu
được lợi ích gì đó từ họ”. Đúc kết từ thực tiễn cuộc đời mình, ông đã đưa ra
những quan điểm sống trở thành lời khuyên thật bổ ích cho nhiều người. Mặc dù
chưa từng tốt nghiệp Đại học, không tham gia các khóa đào tạo tại các trường
lớp, nhưng dường như ta thấy Steve Jobs am hiểu rất nhiều lĩnh vực và là một
nhà lãnh đạo xuất chúng.
Từ khi khởi nghiệp đến khi qua đời, ông và các công ty của ông lần lượt


cho ra đời rất nhiều sản phẩm liên quan đến công nghệ mặc dù ông không học
qua trường lớp nào về vấn đề này. Từ việc học lớp dạy viết chữ - môn nghệ thuật
và mang tính lịch sử, Steve Jobs đã biết ứng dụng nó vào việc thiết kế máy tính
đầu tiên (Macintosh) có phông chữ đẹp. Tiếp tục theo con đường đã chọn, Steve
Jobs lần lượt thành lập các công ty liên quan đến máy tính, điện thoại, sản xuất

phim từ đồ họa máy tính... Ông đã làm một cuộc cách mạng đối với nhiều nền
công nghiệp: điện toán, viễn thông, âm nhạc và phim ảnh. Để đạt được điều đó,
Steve Jobs chắc chắn đã không ngừng học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh,
đối tác và có những kỹ năng để thu được lợi ích gì đó từ họ. Đây thực sự là kỹ
năng mà bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có. Bởi vì những kiến thức
trong các trường lớp là có hạn trong khi kiến thức thu được từ công việc là vô
số. Nếu không có ý thức học hỏi, trau dồi, rèn luyện bản thân thì nhà lãnh đạo sẽ
nhanh chóng lạc hậu và gặp khó khăn trong công việc của mình.
2.9. Dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro:
Khởi nghiệp lại sau khi bị sa thải khỏi Apple, Steve Jobs đã điều hành
NeXT và đưa ra những quyết định táo bạo, cho thấy tố chất lãnh đạo trong ông:
là người dũng cảm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Ông quyết định dừng mọi hoạt
động sản xuất thiết bị phần cứng để tập trung cho mảng phần mềm. Ngay cả sản
phẩm hậu sinh của chiếc NeXT Cube là NeXTstation cũng bị khai tử.
Hay việc quyết định làm theo niềm đam mê của mình mà không cần biết
quyết định đó thành công hay thất bại cũng cho thấy sự dũng cảm và bất chấp
rủi ro của Steve Jobs. Có lẽ ai cũng thấy nổi bật lên ở cuộc đời của Steve Jobs
những tố chất ấy bởi nếu không có nó, Steve Jobs không thể trở thành ”nhà phù
thủy” tài ba. “Bạn không thể xâu chuỗi các sự kiện trong đời trong khi mắt nhìn
về tương lai, bạn chỉ có thể làm điều này khi nhìn về quãng đời đã qua. Vậy nên
bạn cần tin tưởng rằng những gì mình đang làm hiện tại rồi sẽ có lúc kết nối với
nhau để tạo ra tương lai. Bạn phải tin vào một điều gì đó – lòng can đảm của bản
thân, định mệnh, cuộc sống, luật nhân-quả, cái gì cũng được. Lối suy nghĩ này
chưa bao giờ làm tôi phải thất vọng, và nó đã tạo ra mọi thay đổi trong cuộc đời
tôi” – Steve Jobs đã nói như vậy trong bài phát biểu tại Đại học Stanford, Mỹ,


2005.
III. Kết luận:
Ngài "phù thủy" của Apple đã qua đời ở tuổi 56 và đã khiến cả thế giới

đau buồn, tiếc nuối. “Người hùng” của Apple đã mang lại cho cuộc sống con
người những sản phẩm đầy tiện ích. Song để nói về cách mà ông đã làm một
cuộc cách mạng đối với nhiều nền công nghiệp: điện toán, viễn thông, âm nhạc
và phim ảnh.. vẫn còn là câu chuyện dài. Trong bài phát biểu bày tỏ sự tiếc
thương đối với Steve Jobs, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói "Steve đã là
một trong những con người sáng tạo nhất nước Mỹ, có đủ dũng khí để nghĩ về
những điều khác biệt, có đủ niềm tin vào khả năng mà ông ấy có thể thay đổi thế
giới và có đủ tài năng để thực hiện nó"11. Steve Jobs thực sự là một tấm gương
sáng về người lãnh đạo tài ba và độc đáo. Steve Jobs là một trong những ví dụ
về nhà lãnh đạo thành công điển hình mà bất cứ ai cũng có thể học tập và thu
được nhiều bài học quý báu từ ông.
Như vậy, để trở thành nhà lãnh đạo cần phải có rất nhiều tố chất và kỹ
năng. Lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho người "sinh ra để làm
lãnh đạo" mà đó hoàn toàn là những kỹ năng có thể học được. Các nhà lãnh đạo
không phải là những người được hình thành qua các trường lớp đào tạo chính
quy hay có môi trường cơ bản để trở thành lãnh đạo. Một người có thể trở thành
lãnh đạo giỏi thông qua chính công việc thực tiễn của họ.



1

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo, Chương trình Đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh
doanh Quốc tế, 6/2009
2

Slide bài giảng Phẩm chất và kỹ năng quản lý, pg 7-4, Global Advanced MBA.


Bảy tố chất của lãnh đạo thế kỷ 21, 30/3/2010, xem ngày 27/12/2011 (trang web:
/>3

Phát triển và nuôi dưỡng tố chất lãnh đạo,SAGA, 19 / 02 / 2011, xem ngày
26/12/2011 (trang web: />id=9561).
4

5

Slide bài giảng Phẩm chất và kỹ năng quản lý, pg 7-6, Global Advanced MBA.

Lãnh đạo, Wikipedia, 31/5/2011., xem ngày 27/12/2011 (trang
/>6

7

web:

Slide bài giảng Phẩm chất và kỹ năng quản lý, pg 7-6, Global Advanced MBA.

Nhìn lại cuộc đời “huyền thoại” Steve Jobs, 06/10/2011, xem ngày 27/12/2011
(Trang web: )
8

7 nguyên tắc làm nên Steve Jobs, ngày 19/09/2011, xem ngày 28/11/2011 (Trang
web: />9

7 nguyên tắc làm nên Steve Jobs, ngày 19/09/2011, xem ngày 28/11/2011 (Trang
web: />10


Chúng ta sẽ mãi nhớ Steve Jobs, ngày 06/10/2011, xem ngày 28/11/2011 (Trang
web:
/>%C2%A0Steve-Jobs.html)
11



×