Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích các kỹ năng và tốt chất lãnh đạo của những nhà lãnh đạo thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.43 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH CÁC KỸ NĂNG VÀ TỐT CHẤT LÃNH ĐẠO CỦA NHỮNG NHÀ
LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG

I.

GIỚI THIỆU CHUNG:

Tố chất và kỹ năng là hai yếu tố không thể tách rời đối với mỗi nhà lãnh đạo,
theo tôi một nhà lãnh đạo cần có những tố chất cần thiết và rèn luyện các kỹ
năng lãnh đạo cần thiết. Trong các môi trường khác nhau, tố chất và kỹ năng của
các nhà lãnh đạo có thể khác ở cấp độ của các đặc trưng cơ bản thuộc về tố chất
hay kỹ năng, song về cơ bản các nhà lãnh đạo đều có nhiều điểm tương đồng
trong việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản trên nền tảng những tố chất sẵn có cũng
như các tố chất được hoàn thiện dần trong suốt quá trình lãnh đạo. Một người
lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải
trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Thế nhưng, nhiều người
trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng
họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì sao những người khác
cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của
bạn.
Nói đến tố chất và kỹ năng của các nhà lãnh đạo thì cũng có rất nhiều những
quan điểm của các nhà nghiên cứu xung quanh vấn đề này. Điển hình phải kể
đến công trình nghiên cứu của Stogdill (1948 và 1974). Hay các nghiên cứu của
McClelland (1965, 1985) và Boyatzis 1982, Miner 1965,…
Không hạn chế quan điểm của mình theo các lý thuyết tố chất lãnh đạo trên,
thông qua môn học phát triển khả năng lãnh đạo, qua việc tham khảo sách báo,
tài liệu và cũng như những kinh nghiệm từ thực tế, tôi nghĩ một nhà lãnh đạo
thành công trước tiên phải hội tụ các tố chất và các kỹ năng cần thiết sau:
II. TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO
1. Tố chất lãnh đạo:
“Thuật ngữ tố chất là nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm


các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị. Cá tính là những đặc


điểm về tính khí khi thực hiện cách cư xử, ví dụ sự tự tin, sự hướng ngoại, sự
chín chắn và mức độ nhiệt tình”.
Trích từ: Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo thạc sỹ
Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Griggs; trang 145.

Theo tôi một nhà lãnh đạo thành công cần có các tố chất cơ bản sau:
1.1 Có tầm nhìn chiến lược:
Tiên liệu được những vấn đề có tính đón đầu trước khi những vấn đề này trở
thành phổ biến trên thương trường. Họ phải là người giỏi "Thuật tính nước cờ"
trong việc vạch chiến lược trên thương trường cho doanh nghiệp. Sự thành bại
của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi tầm nhìn xa trông
rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có
nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch
định rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế
hoạch tiến triển công việc. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất
khó để đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.2 Niềm đam mê:
Theo tác giả của rất nhiều cuốn sách nổi tiếng về lãnh đạo John C. Maxwell,
thì một khi nhà lãnh đạo theo đuổi đam mê, họ sẽ tạo ra nhưng điều khác biệt.
Niềm đam mê tiếp thêm cho họ năng lượng và ước mơ. Nó mang đến cho họ ý
chí để chiến thắng. Với vai trò của một nhà lãnh đạo nói chung và đặc biệt
những nhà lãnh đạo quốc gia nói riêng, niềm đam mê cao cả nhất, như lời Bác
Hồ mong muốn, "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành," và xa hơn là "không có gì quý
hơn độc lập, tự do." Tức là tạo dựng một cuộc sống mà mọi người đều có quyền
được lựa chọn.



Một trong những nguyên tắc về lãnh đạo chỉ ra rằng, nếu ai đó khao khát trở
thành nhà lãnh đạo vĩ đại, người đó phải cưỡng lại ham muốn đấu tranh bảo vệ ý
tưởng của mình khi nó không phải là ý tưởng hay nhất. Đam mê của lãnh đạo là
đam mê của dân tộc. Và chính sự đam mê ấy tạo dựng nên những nhà lãnh đạo
có tầm nhìn chiến lược phù hợp và mang bản sắc riêng của dân tộc, không chỉ có
vậy, họ còn có thể đưa tất cả mọi người đến để chiêm ngưỡng tầm nhìn ấy. Hơn
ai hết, những nhà lãnh đạo luôn hiểu rằng, "Ai ai cũng có thể lái được con tàu,
nếu có một nhà lãnh đạo vẽ cho họ hải trình." Câu hỏi được đặt ra rằng, cái đích
của hải trình đó như thế nào, nó có đáp ứng được nhu cầu phát triển của dân tộc
trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế quốc tế không? Nó có được xuất phát từ một
sự đam mê chính đáng của một dân tộc, hay chỉ xuất phát từ những đam mê của
sự tư lợi, tham lam, ích kỷ của một số phần tử.
Đúng như câu nói rất nổi tiếng của Napoleon Hill rằng, "Bạn không thể thay
đổi xuất phát điểm, nhưng bạn có thể thay đổi hướng bạn đang đi. Vấn đề không
phải bạn định làm gì, mà vấn đề bạn đang làm có ý nghĩa gì". Và, nếu nó thật sự
có ý nghĩa thì đó chính là thể hiện niềm đam mê của cả dân tộc.
Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng
góp cho xã hội, cho dân tộc hoặc chí ít là cho mình. Không có sự đam mê, thì
một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết.
1.3 Thích ứng tốt với tình hình:
Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì
nó lại khác. Một nhà lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải
biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Phải luôn cập nhật


những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong
công việc của mình.
1.4 Quyết đoán:

Các nhà nghiên cứu tìm thấy các nhà lãnh đạo thường mất điểm khi cần tới
sự quyết đoán, khi đó họ hoặc là quá cứng nhắc hoặc là quá dễ dãi. Điều này sẽ
gây tổn thất cho công ty do tỷ lệ bỏ việc cao và năng suất lao động thấp. "Những
ông chủ kém quyết đoán sẽ không thể bảo vệ quan điểm của mình, dẫn tới thiếu
hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu đề ra", nhà nghiên cứu Daniel Ames tại
Trường Kinh doanh thuộc Đại học Columbia nói. Nhưng quá cứng rắn cũng gây
tổn hại tới sự thành công của một nhà lãnh đạo, nếu không muốn nói là còn nặng
nề hơn. "Những người bảo thủ cố chấp thường ít ai chịu đựng nổi. Vì vậy, mặc
dù họ có thể đạt được ý muốn của mình nhưng lại làm tổn hại tới các mối quan
hệ xung quanh", Ames nói. Nghiên cứu mới chứng minh được rằng, những nhà
lãnh đạo giỏi nhất là những người có tính quyết đoán ở mức thích hợp nhất.
Tóm lại một nhà lãnh đạo thường xuyên phải đối mặt với việc đưa ra những
quyết định. Khi đứng trước một quyết định như vậy, ông ta cần phải có sự quyết
đoán. Quyết đoán thể hiện ở chỗ dám chấp nhận những thiệt hại nhỏ để đạt được
những lợi ích lớn hơn. Nếu không quyết đoán, sự cả nể, nhân nhượng trong cách
đưa ra quyết định có thể dẫn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc
làm mất đi cái “uy” trong vị thế là nhà lãnh đạo. Đôi khi nhà lãnh đạo cũng cần
nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh
ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công ty. Đặc biệt, quyết đoán trong mọi công
việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt qua đó nắm bắt
được các thời cơ, cơ hội kinh doanh. Việc quyết đoán cũng góp phần xây dựng
uy tín hình ảnh của các nhà lãnh đạo.
1.5 Hợp tác:
Hợp tác ở đây là hợp tác với cấp dưới, cấp trên, đồng nghiệp và hợp tác với
đối tác, bạn hàng,… Chúng ta biết rằng, không ai có thể tự mình làm tất cả mọi
việc, do vậy việc hợp tác sẽ kéo mọi người gần lại nhau hơn, giúp cho hiệu quả


của công việc cao hơn và lợi ích thu được cũng cao hơn. Một nhà lãnh đạo cần
phải ý thức được và xây dựng cho mình phẩm chất này. Hợp tác sẽ giúp cho hiệu

quả lãnh đạo cao hơn và ngược lại. Bạn không thể làm việc một mình. Lãnh đạo
không phải là một công việc đơn độc, mà là một nổ lực tập thể. “Đừng tưởng
mình là người giỏi nhất nên có thể làm được mọi sự, chỉ có tập thể mới đem lại
kết quả tốt nhất” (Theo Hans-Ulrich Schaer). Thay vì tìm cách đạp ngã đối thủ
cạnh tranh của mình, người lãnh đạo tốt luôn biết cách phát huy tinh thần hợp
tác.
1.6 Có thể tin cậy:
Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể tin tưởng được. Họ là
người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người lãnh đạo
đáng tin cậy sẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập thể, luôn ở cạnh nhân
viên khi nhân viên cần. Một người trở nên đáng tin cậy khi họ biết người khác
kỳ vọng điều đó ở họ. Bạn cần phải có những hành động, dù là nhỏ nhất để thể
hiện sự tôn trọng những nguyên tắc, văn hoá vốn có của tổ chức. Phần lớn
những nhà lãnh đạo đều muốn được nhìn nhận như một người đáng tin cậy, điều
này tốn không ít thời gian và công sức của họ trong quá trình làm việc. Họ phải
làm điều đó ngay cả trong những tình huống không cần thiết hoặc đôi khi không
được ghi nhận vì họ hiểu rằng, chỉ một lần mất đi sự tin tưởng của nhân viên, họ
sẽ không bao giờ có thể gây dựng lại. Để chiếm lại được lòng tin của nhân viên
cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức trước kia coi như “đổ xuống sông,
xuống bể”. Do vậy, người lãnh đạo cần phải là người có thể tin cậy. Có như vậy
thì cấp dưới, đồng nghiệp mới tin tưởng vào họ, hợp tác với họ và cùng phấn
đấu hoàn thành những mục tiêu chung.
1.7 Thể hiện quyền lực:
Các nghiên cứu của Howard & Bray năm 1988, McCelland & Boyatzis năm
1982 và Stahl năm 1983 đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu về quyền
lực và sự thăng tiến. Tố chất này rất quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải thể
hiện quyền lực của mình để gây ảnh hưởng đối với cấp dưới và đồng nghiệp.


Tuy nhiên, hiệu quả lãnh đạo cũng phụ thuộc vào cách thức thể hiện quyền lực

của mình. Nhà lãnh đạo có thể thể hiện quyền lực của mình theo hai định hướng:
(1) định hướng quyền lực hòa nhập xã hội và (2) định hướng quyền lực cá nhân
hóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng định hướng quyền
lực hòa nhập xã hội thường mang lại hiệu quả lãnh đạo cao hơn định hướng
quyền lực cá nhân hóa. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết
định một vấn đề và trao cho nhân viên quyền quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là
một nhà lãnh đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn cũng phải khai
thác quyền lực của mọi người ở khắp nơi. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết
định, làm cho quá trình đó hoạt động.
1.8 Tính kiên trì:
Nhà lãnh đạo thường là những người luôn đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn
cao nên cảm thấy khó chịu khi công việc cứ dậm chân tại chỗ. Họ vốn là người
rất kiên trì và quyết đi đến cùng những mục tiêu đã để ra. Họ cần phải có lập
trường vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không
bao gồm những tư tưởng bảo thủ, ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm.
Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc phân xử các xung đột
trong nội bộ của mình.
1.9 Tự tin:
Nhà lãnh đạo cần phải tự tin để tạo dựng niềm tin cho tập thể mình đang điều
hành. Trong những lúc doanh nghiệp đương đầu với khó khăn, sóng gió, sự tự
tin (một phần lớn là nhờ sự bình tĩnh/trầm tĩnh) giúp giữ vững được niềm tin,
khơi động được sức mạnh tổng hợp của tập thể. Cứ hình dung vị người tướng
đưa quân sang sông trong một cơn bão táp, tự tin chờ quân sang đến nơi mới đến
phiên mình qua sông. Trong tình huống đó, đội hình của quân sang sông dù sóng
gió vẫn chỉnh tề, nhịp nhàng và đầy quả cảm trước khó khăn. Sự tự tin của nhân
viên còn được tạo ra khi người lãnh đạo và điều hành tin tưởng cấp dưới để ủy
quyền. Khi quân tướng đã một lòng, chiến thắng là điều có thể, rất có thể. Sự tự
tin cũng ảnh hưởng tới các phẩm chất khác, chẳng hạn như có tự tin thì mới



quyết đoán được, hay có tự tin thì mới tạo sự tin cậy được ở mọi người, cấp
dưới,…Đây là một điều rất quan trọng mà người lãnh đạo không nên bỏ qua.
1.10 Chịu đựng được áp lực, căng thẳng:
Tố chất này giúp người lãnh đạo bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương,
kéo dài trong nhiều giờ và có thể đối mặt với các tình huống khó khăn trong
công việc. Đặc biệt, ngày nay khi môi trường xã hội và môi trường kinh doanh
ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn, khó khăn hơn thì các nhà lãnh đạo
cần phải có khả năng chịu được áp lực và căng thẳng nhiều hơn.
1.11 Sẵn sàng chịu trách nhiệm và dám mạo hiểu:
Dám đối diện với sai phạm đã gây ra, dám chịu trách nhiệm và đứng ra giải
quyết vấn đề, không đùn đẩy hết trách nhiệm sang người khác. Nhiều người
không dám chịu trách nhiệm và mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại, sợ
phải gánh vác trách nhiệm từ sự mạo hiểm của mình. Tuy nhiên, nếu một nhà
lãnh lãnh đạo có tham vọng, thì anh ta phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo
hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ
công, anh ta sẽ biết cách vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm
đương đầu với thử thách. Trường hợp thử thách là quá khó khăn thì anh ta cần
sự chuẩn bị và lên kế hoạch thực hiện một cách chu đáo, như vậy mức độ mạo
hiểm trong tình huống đó sẽ được giảm bớt. Những cơ hội kinh doanh có khả
năng mang lại lợi ích lớn thường chứa đựng những rủi ro cao, nếu không dám
đương đầu với thử thách, sợ thất bại và trách nhiệm thì không thể gặt hái được
những thành công lớn. Chúng ta tin rằng đây là một đức tính mà các nhà lãnh
đạo cần phải có. Mọi người đều không muốn thất bại và làm tất cả mọi việc để
khỏi thất bại hoặc khỏi có biểu hiện bị thất bại. Nhưng sẵn sàng thất bại sẽ làm
cho họ tiến ra xa hơn và vượt ra ngoài giới hạn.
1.12 Một nền tảng đạo đức vững chắc:
Nhà lãnh đạo có tính cách không tốt thì công ty của họ cũng bị lung lay. Tính
cách này không đến mức làm công ty phá sản, nhưng sẽ làm công ty sẽ bị mất đi



những tài năng thực sự: những người tốt không muốn làm việc cho công ty có
người lãnh đạo tồi về nhân cách.
1.13 Có tính tuân thủ triệt để:
Những nhà lãnh đạo thành công là những người hiểu biết sâu sắc về văn hoá
tổ chức và biết cách tuân thủ nó. Họ coi mình là một phần của văn hóa tổ chức,
hay chính là một người trong cuộc. Điều quan trọng nhất trong cách tuân thủ
những nguyên tắc mang màu sắc văn hóa doanh nghiệp ở những nhà lãnh đạo
này là sự kết hợp hài hòa thái độ tôn trọng những gì đã có và bản chất lãnh đạo
đích thực của mình. Họ thường thích nghi bản thân mình với những nguyên tắc
và văn hoá tổ chức bằng cách thể hiện thái độ tôn trọng, đồng thời thu hút sự
chú ý của những người xung quanh vào tính chuyên nghiệp trong cách lãnh đạo
của mình.
2. Kỹ năng lãnh đạo:
“Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có
hiệu quả. Giống như tố chất, kỹ năng bị quy định bởi yếu tố học hỏi và di
truyền, ví dụ: sự thông minh, kỹ năng giao tiếp…”.
Trích từ: Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo thạc sỹ
Quản trị kinh doanh quốc tế, Đại học Griggs; trang 146.

Nhà lãnh đạo luôn phải trang bị, rèn luyện và trau dồi cho mình những kỹ
năng cần thiết, nó giống như là hành trang của nhà lãnh đạo, để có thể thực hiện
hành vi lãnh đạo của mình một cách hiệu quả. Các kỹ năng có thể tự rèn luyện,
có thể học tập từ sách vở, từ kinh nghiệm làm việc của bản thân và từ kinh
nghiệm của những người khác. Theo tôi, một nhà lãnh đạo thành công cần phải
trang bị đầy đủ các kỹ năng dưới đây:
2.1 Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác:
Bạn có phải là một nhà lãnh đạo thành công? Theo Jagdish Parikh, một
chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo



hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính
bản thân mình. Parikh nói: "Nếu một người không thể là người lãnh đạo cho
chính bản thân mình nhưng lại lãnh đạo người khác thì đó là một việc làm quá
táo bạo. Nếu anh không biết cách lãnh đạo chính mình, người khác sẽ làm điều
đó".
Trong cuốn sách mang tên Managing Your Self (tạm dịch: Tự làm chủ bản
thân) của mình, Parikh cho rằng một người có thể đạt được khả năng tiềm tàng
của mình, vươn đến vai trò của một nhà lãnh đạo bằng cách thực hiện nguyên
tắc "liên quan độc lập", theo đó anh ta có thể đạt được một mục tiêu lớn bằng
những việc làm đơn giản. Theo Parikh, phương pháp này là một sự tổng hợp của
những ý tưởng Đông và Tây, hiện đại và cổ điển.
Theo Parikh điều quan trọng là con người phải hiểu rõ những khả năng tiềm
ẩn bên trong bản thân để đạt được thành tích tốt nhất. Khi các giám đốc làm việc
căng thẳng, họ có thể đạt được thành tích rất cao nhưng điều này không kéo dài
được lâu. Parikh kết luận: "Nếu một người không cảm thấy vui vẻ, thoải mái với
chính bản thân mình thì họ khó mà tạo ra cho mình động cơ làm việc được". Với
Parikh, tạo ra cảm giác vui vẻ, thoải mái cũng là một kỹ năng như bất kỳ một kỹ
năng nào khác trong kinh doanh. Các giám đốc cũng giống như bất kỳ một
người bình thường nào khác và đôi khi họ cũng tự hỏi: "Tôi là ai? Tôi thật sự
muốn làm điều gì?". Có thể điều họ muốn làm và điều họ phải làm có thể không
giống nhau và có thể họ cũng gặp những xung đột trong cuộc sống cá nhân, xã
hội và trong nghề nghiệp. Vì vậy, Parikh cho rằng, lãnh đạo có nghĩa là chia sẻ
và làm cho mọi việc trở nên dễ dàng. Ở đây là sự chia sẻ thông tin, ý tưởng...
Khả năng lãnh đạo không phải là một phẩm chất, một chiến lược hay chiến
thuật. Theo quan niệm của tôi, đó là một cách sống và tồn tại.
Mỗi ngày, các giám đốc thường phải nỗ lực rất nhiều để tích lũy thêm kiến
thức nhưng thực tế họ chỉ sử dụng phần nhỏ lượng kiến thức mà mình có được.
Bản thân kiến thức không phải là quyền lực hoặc sự khôn ngoan. Parikh cho
biết: "Trong nền giáo dục chính thức, chúng ta chẳng được dạy gì về cảm xúc



nhưng chúng ta luôn tồn tại ở mức độ cảm xúc nào đó. Chúng ta không thể thay
đổi chỉ bằng cách mơ ước. Chúng ta phải khám phá bản thân mình. Cuộc sống là
sự tổng hợp của những trải nghiệm, trí óc và xúc cảm. Cảm xúc đến rồi đi nhưng
với tư cách là những cá nhân, chúng ta không hề thay đổi".
2.2 Kỹ năng lập kế hoạch:
Nhà lãnh đạo là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành
động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà lãnh đạo ảnh hưởng rất
lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến
những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm
bảo cho nhà lãnh đạo có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ
nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn
thành, nhà lãnh đạo phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới
để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người lãnh đạo sẽ
cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các
quyết định trong quyền hạn của mình.
2.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận
diện vấn đề, tìm nguyên nhân/bản chất của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải
pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình
này một cách khéo léo và hiệu quả.
2.4 Hiểu biết về công việc và ham học hỏi:
Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực
hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của
mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không
ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức
mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa hoàn
thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để phát triển doanh nghiệp.
2.5 Kỹ năng giao tiếp tốt:



Càng ngày người ta càng nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có
được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Nhà lãnh đạo phải thành thạo giao tiếp bằng
văn nói và cả văn viết. Nhà lãnh đạo phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói,
ngôn ngữ cơ thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Các bản hợp
đồng ngày nay có được phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thương thuyết. Kỹ
năng này giúp cho người lãnh đạo xây dựng được mạng lưới mối quan hệ và liên
minh, tranh thủ sự hợp tác với người khác. Việc ngoại giao luôn cần phải có sự
tế nhị mới đảm bảo hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp ở đây cũng không ngoại trừ kỹ
năng về đàm phán. Nhà lãnh đạo giỏi ngoại giao, đàm phán tốt sẽ có cơ hội nhận
được các hợp đồng, các cơ hội kinh doanh mang lại giá trị lợi ích lớn cho tổ
chức của mình.
Khả năng giao tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự. Một
chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền có thể mua được thời gian chứ
không mua được sự sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng tạo
hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả năng tạo động lực cho nhân
viên để khẳng định lòng trung thành và sự cam kết của người lao động không
thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức lương cao và một văn
phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để
nhà lãnh đạo có thể giữ một nhân viên tốt.
2.6 Kỹ năng đàm phán:
Hành động đàm phán luôn xảy ra đối với bất kỳ nhà lãnhđao nào. Không
những đàm phán với các đối tác bên ngoài mà còn ngay trong tổ chức của mình.
Mức độ thành công của các cuộc đàm phán đến đâu đều phụ thuộc vào tài và kỹ
năng của nhà lãnhđạo.
2.7 Thu phục và dùng người:
Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cố vấn dày dạn kinh
nghiệm chứ không phải từ một cuốn sách hay. Vì vậy, một người lãnh đạo có tài
không chỉ cần phát hiện nên sử dụng những năng khiếu của một cá nhân cụ thể,
sắp xếp họ đúng vị trí bảo đảm phát huy hết khả năng của họ, mà còn phải là



một người thầy giỏi có khả năng truyền đạt những kỹ năng của mình cho những
người xung quanh.
Từ thực tế cuộc sống, từ cội nguồn của mọi vấn đề và trong bối cảnh hội
nhập hiện nay, hơn ai hết, nhà lãnh đạo phải là người biết cách quy tụ và đánh
thức tiềm năng của những người giỏi hơn mình để cùng nhau hướng tới mục tiêu
đã định. Đó là phẩm chất, là tài lãnh đạo của một nhà lãnh đạo.
2.8 Có sức thuyết phục:
Là một yêu cầu cần thiết, đòi hỏi một nhà lãnh đạo phải có khả năng thuyết
phục cao - điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là nói sự thật. Việc
khuyến khích động viên một lực lượng lao động đông đảo cũng đòi hỏi người
lãnh đạo phải có năng khiếu trình bày một viễn cảnh sáng sủa sao cho thật
thuyết phục. Một người không có khả năng làm người khác tin tưởng sẽ khó có
thể đảm nhận được công việc này.
2.9 Cởi mở và phóng khoáng:
Các nhà lãnh đạo biết rằng họ không thể có tất cả các câu trả lời cho mọi vấn
đề. Các cuộc nghiên cứu cho thấy phẩm chất đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong
những công ty thành công nhất đó là sự khiêm nhường. Những nhà lãnh đạo này
luôn cởi mở với các đề xuất và biết rằng thành công của họ phụ thuộc vào những
nỗ lực của tất cả mọi người. Chính vì vậy, để có được thành công bền vững, nhà
lãnh đạo cần phải cởi mở và phóng khoáng với tất cả các khả năng có thể.
2.10 Kỹ năng truyền cảm hứng:
Nhà lãnh đạo luôn cần phải biết cách truyền cảm hứng cho cấp dưới và
những người khác để rồi nhận được những điều mà mình mong đợi. Cần quan
tâm nhiều đến cấp dưới, lắng nghe, chia sẻ và hiểu họ, khi có rắc rối thì nhà lãnh
đạo cũng cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để có hướng giải quyết, có
như vậy mới truyền được cảm hứng, tạo động lực cho cấp dưới toàn tâm toàn ý,
sử dụng hết khả năng của mình để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
2.11 Kỹ năng giao quyền hiệu quả:



Trong lý thuyết về lãnh đạo có nêu đến vấn đề này nhưng ở mức độ rộng
hơn. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh sâu về kỹ năng này bởi tính chất quan trọng
của nó trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có
khả năng bổ sung những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà
hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh đó, nhà lãnh
đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người giỏi, những
người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
III. KẾT LUẬN
Trên đây tôi đã phân tích các tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo thành
công. Tôi cho rằng, một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất
lãnh đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu
quả. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi
quan niệm chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự
hỏi mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện
theo sự điều động, hướng dẫn của bạn. Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu
là tố chất và kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy chúng một cách
hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh
người lãnh đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Giáo trình “Phát triển khả năng lãnh đạo” – Chương trình đào tạo thạc sỹ
quản trị kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Griggs;

2.

Gary Yukl – Leadership in Organizations 7e.


3.

Những bài viết về tố chất và kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo trong
các Website sau:
- />- />- />- />

- />


×