Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Tạo xúc cảm cho học sinh qua sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 119 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận Tốt nghiệp là một trong những công trình quan trọng trên
chặng đường của mỗi sinh viên. Để hoàn thành khóa luận này, trước hết, em
xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS.TS. Trịnh Đình Tùng,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện những công trình của mình, từ nghiên cứu khoa học năm thứ 3, đến khóa
luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, đặc
biệt các thầy cô trong Tổ bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử đã
tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu
chuyên ngành tại Khoa và Trường.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo và các
em học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong - Thành phố Nam Định,
trường THPT Phú Xuyên A – Hà Nội, các bạn trong tập thể K63.CLC và
nhiều bạn bè đồng trang khác đã động viên và sẻ chia trong thời gian em học
tập tại trường, cũng như trong thời gian khó khăn làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Trần Thanh Quang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1


Chữ viết tắt
DHLS
GV
HS
THPT


SGK

2

Giải thích
Dạy học lịch sử
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1

Lí do chọn đề tài
Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tượng dạy học là con người
đòi hỏi người GV phải có vốn kiến thức về chuyên môn và phương pháp dạy
học. Phương pháp dạy học là con đường, cách thức hoạt động giữa GV và HS
được hiểu là sự thống nhất của quá trình truyền thụ và tiếp thu kiến thức về cả
lí thuyết lẫn thực hành mà nhờ đó HS nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực của bản thân. Mặt khác, trong
sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục, “giáo
dục là quốc sách hàng đầu”. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển,
nên vấn đề này được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011
-2020” đã khẳng định: tiếp tục phấn đấu đến năm 2020 cơ bản nước ta phát
triển thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị, xã hội ổn định,
dân chủ, kỷ cương, đồng thuận… Để làm được điều đó chiến lược nhấn
mạnh: “phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung đổi mới cơ bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân gắn kết chặt chẽ
phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học và công nghệ” [10; Tr.8].
Giáo dục hướng tới đào tạo ra những con người mới năng động, sáng tạo, có
năng lực tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; con người đó được trang bị
kiến thức trong các lĩnh vực, có kĩ năng và khả năng học tập suốt đời.
Từ xa xưa giáo dục lịch sử luôn được xem là một nội dung quan trọng
trong giáo dục nhà trường tại bất cứ thời đại nào.“Lịch sử là thầy dạy của
cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường tới tương lai”. Học lịch sử không chỉ là
tìm hiểu về quá khứ về cội rễ ông cha mà hơn cả là học để rút kinh nghiệm từ
quá khứ, hiểu biết hiện tại và hướng tới tương lai. Bộ môn Lịch sử cung cấp
cho HS hệ thống tri thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với các
sự kiện cụ thể, nhằm dựng lại cho HS bức tranh quá khứ của xã hội loài người
4


đã xảy ra. Đồng thời nó có tác dụng lớn trong việc phát triển tư duy của HS,
đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Bản thân
kiến thức lịch sử tự thân đã mang trong mình tính giáo dục cao cho HS về
phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm. Do vậy, bộ môn Lịch sử có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần nhân
văn – những giá trị dễ bị xói mòn trong cuộc sống hiện đại. Nhận thức được
điều đó nhưng việc dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông thực
sự “có vấn đề”. Những câu chuyện về hàng nghìn điểm 0 môn Lịch sử trong
kỳ thi tuyển sinh Đại học, HS xé đề cương môn Lịch sử khi hay tin không

phải thi tốt nghiệp môn Lịch sử, hay mới đây là việc thực hiện đổi mới
chương trình SGK hướng tới dạy tích hợp phân môn khoa học xã hội (trong
đó có môn Lịch sử với Địa lí và Giáo dục quốc phòng an ninh trong môn
Công dân với Tổ quốc)1 … khiến dư luận xã hội sục sôi và những người tâm
huyết với môn Lịch sử không khỏi chạnh lòng. Tầm quan trọng của giáo dục
lịch sử là không thể phủ nhận nhưng thực tế nêu trên khiến ta buộc phải nhìn
nhận từ chính cách dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Một vấn
đề đặt ra là người thầy đã biết truyền cảm hứng cho HS hay chưa? Truyền
cảm hứng bằng cách nào?
Bản thân tác giả nhận thấy việc tạo xúc cảm cho HS trong dạy học nói
chung và DHLS nói riêng là rất quan trọng. Trong cuộc sống chúng ta thường
làm việc hiệu quả nhất khi có cảm hứng. Trong học tập cũng không ngoại lệ,
nếu không có hứng thú việc lơi lỏng bài vở của HS như một điều hiển nhiên.
Có những môn học được HS ưu tiên khám phá bởi sự thích thú vốn có của nó.
HS thường thích thú tìm tòi và mong muốn tìm tòi những gì chưa được biết.
Lịch sử rõ ràng có ưu thế hơn ở phương diện này? Vậy tại sao người GV không

1 Xem thêm “Vì sao là "Công dân với Tổ quốc", vì sao bắt buộc?”,
/>
5


lấy đó làm điểm tựa để giúp môn học của mình trở nên hấp dẫn. Cái khó ở đây
chính là việc người GV chưa biết cách tìm nguồn khơi xúc cảm cho HS.
Qua tìm hiểu và ứng dụng thực tiễn, tác giả nhận thấy tranh cổ động,
tuy không phải là một nguồn tư liệu dạy học mới, nhưng có tác dụng lớn
trong việc khơi dậy xúc cảm lịch sử ở HS. Tranh cổ động với tất cả sự phản
ánh phong phú nội dung lịch sử, sự sinh động và dân dã của nó đã mang đến
những cảm hứng tìm hiểu lịch sử cho cả thầy và trò.
Trong lịch sử dòng tranh cổ động Việt Nam, thời đại kháng chiến chống

Pháp, chống Mĩ (1945 – 1975) được xem là thời kỳ rực rỡ nhất của dòng
tranh này. Hòa chung với không khí sục sôi cả nước chiến đấu chống đế quốc,
những tác phẩm tranh cổ động là vũ khí tuyên truyền sắc bén của Đảng và
Nhà nước kêu gọi, giục giã lớp lớp người dân Việt Nam đầu quân tiêu diệt
bầy lang sói.
Trên cơ sở nhận thức những điều trên, chúng tôi xin lựa chọn vấn đề:
“Sử dụng tranh cổ động để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học lịch sử
Việt Nam 1945 – 1975, lớp 12 THPT” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chưa có một tài liệu hay công trình nào nghiên cứu hoàn chỉnh về việc
tạo xúc cảm cho HS trong DHLS nói chung, sử dụng tranh cổ động để tạo xúc
cảm lịch sử cho HS nói riêng. Tuy nhiên, với từng vấn đề đã có nhiều sản
phẩm nghiên cứu tâm lí học, giáo dục học, mĩ thuật… cung cấp cho ta những
hiểu biết ít nhiều.

a

Tài liệu Tâm lí học, giáo dục học
Những công trình tâm lí học của các học giả Liên Xô (cũ) cũng như các
học giả phương Tây và Việt Nam cho những hiểu biết cơ bản về vấn đề xúc cảm.
Trong cuốn “Tâm lí học” của nhóm tác giả A.G.Côvaliôp,
A.A.Stepanôp, X.N.Sabalin chủ biên, Nxb Giáo dục Moscow 1966 đã dành
riêng chương thứ XI nghiên cứu về “cảm xúc, tình cảm và các thuộc tính tình
6


cảm của cá nhân”. Các tác giả đi sâu tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa,

các thuộc tính, sự phát triển, hình thành tình cảm ở trẻ. Tuy nhiên, các tác giả
đã gắn liền tình cảm với cảm xúc.
Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân tập 1” của A.G.Côvaliôp, Nxb Giáo
dục, Hà Nội (1971) dành chương VIII, viết về vấn đề cảm xúc, tình cảm. Tác
giả khẳng định tình cảm là một thuộc tính của nhân cách, là thái độ cảm xúc
đối với hiện thực. Tình cảm được hình thành do hệ thống hóa và khái quát hóa
những cảm xúc của con người. Cảm xúc là những rung cảm (rung động) với
nội dung và cường độ khác nhau của đời sống xã hội cá nhân. Cảm xúc là cái
có trước, tình cảm không chỉ được thể hiện, mà còn được hình thành trên cơ
sở của những quá trình cảm xúc.
A.G.Côvaliôp với cuốn “Tâm lí học xã hội”, Nxb Giáo dục, Hà Nội
năm 1976, tiếp tục đi sâu nghiên cứu về cảm xúc xã hội, tâm trạng xã hội và
tình cảm xã hội. Trong đó, tác giả nhấn mạnh cảm xúc là những rung cảm
diễn ra trong thời gian ngắn, phản ánh những biến cố có ý nghĩa đối với hoạt
động sống của cá nhân hoặc của tập thể xã hội. Ở đây tác giả xem xét các
thuộc tính tâm lí cảm xúc, tâm trạng và tình cảm dưới góc độ xã hội, trong
mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
Trong cuốn tâm lí học hứng thú, tập 2 của K.Platônôp, Nxb Giáo dục
Hà Nội năm 1983 cho rằng: “Cảm xúc hoặc tình cảm- đó là một hình thái đặc
biệt của mối quan hệ của con người đối với các đối tượng và hiện tượng của
hiện thực”.
Trong những năm cuối thế kỉ XX, tâm lí học phương tây rất chú ý đến
việc nghiên cứu về xúc cảm, trong đó có cuốn sách nổi tiếng của Daniel
Goleman “Trí tuệ xúc cảm- làm thế nào để biến những xúc cảm của mình
thành trí tuệ”, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2002. Cuốn sách chủ yếu đề cập
khả năng điều khiển và làm chủ cảm xúc của con người để ứng dụng vào cuộc
sống nhưng cũng đã đề cập một cách khái quát về xúc cảm nói chung.

7



Những nhà tâm lí học Việt Nam cũng dành nhiều thời gian và công sức
để làm sáng rõ các vấn đề liên quan đến tình cảm, xúc cảm của con người.
GS.VS Phạm Minh Hạc trong cuốn Tâm lí học, Nxb Giáo dục, Hà Nội năm
1992 đã coi cảm xúc là một quá trình tâm lí như thích, ghét, dễ chịu, khó chịu,
yêu thương… Tác giả cũng phân biệt xúc cảm với tình cảm, các dạng thể hiện
của tình cảm, vai trò của tình cảm trong đời sống và công tác giáo dục.
Những nghiên cứu về cảm xúc, tình cảm còn được đề cập đến trong các
công trình như “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” của N.Đ.Lêvinôp
hay “Đời sống tình cảm của học sinh” của P.M.Iacopsoson. Trong đó, trên
cơ sở đặc điểm tâm lí của các lứa tuổi đến thanh niên các tác giả chỉ ra các
đặc điểm về tình cảm và cảm xúc của HS trong từng giai đoạn. Hay các công
trình “Những thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách” của tác giả Lê Thị
Bừng (cb), Khoa Tâm lí giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007; “Một số
luận điểm tâm lí học của L.X.Vygotski và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy
học” của Phan Trọng Ngọ, Tạp chí Giáo dục số 36, 2002; “Những điều kì
diệu về tâm lí con người” của Nguyễn Thị Vân Hương và Lê Thị Bừng sưu
tầm, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2005…
Nhìn chung các tài liệu giáo dục học còn đề cập ít đến vấn đề tạo xúc
cảm, tình cảm cho HS. Trong tác phẩm “Lí luận dạy học ở trường phổ thông”
do M.A.Đanilôp và M.N.Xcatkin (cb), Nxb Giáo dục, Hà Nội năm 1980 dành
chương VI: “Bài lên lớp, hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trình dạy học
ở nhà trường”, nghiên cứu phương diện xã hội tình cảm của tương tác giữa
GV và HS. Các tác giả cho rằng sự học tập và rèn luyện của HS liên hệ chặt
chẽ với tình cảm. Thái độ của GV đối với nội dung và cách thức làm việc
trong bài lên lớp có ý nghĩa không kém phần quan trọng: người GV nhiệt tình
tạo ra sự nhiệt tình và tâm trạng xúc cảm tích cực của HS và ngược lại.
Cuốn “Giáo dục học” của Phạm Viết Vượng, “Giáo trình giáo dục
học” của Trần Thị Tuyết Oanh (cb) đề cập đến vấn đề giáo dục xúc cảm, tình
cảm cho HS. Cuốn “Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại” của học giả

8


Thái Duy Tuyên, Nxb Giáo dục năm 1998 trong “phần III- Những vấn đề cấp
thiết” vấn đề giáo dục đạo đức được đưa lên đầu tiên.
b. Tài liệu về lí luận dạy học lịch sử
Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” của N.G.Đairi,
Nxb Giáo dục, Hà Nội (1973) nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của giờ học lịch
sử: “Nếu chúng ta muốn gây ảnh hưởng sâu sắc đến trái tim và khối óc của
thanh niên thì những kết luận này phải là kết quả của những suy nghĩ và cảm
xúc của những người mà chúng ta giáo dục. Và kết quả đó không thể đạt
được nếu không trình bày một cách khá cụ thể đời sống của cá nhân” [10;
Tr.30-3]. Theo Đairi, một bài sử thiếu hình ảnh, thiếu sự sinh động cụ thể thì
giờ học trở nên buồn tẻ, khô cứng và thiếu chính xác vì dễ “hiện đại hóa”.
Giáo trình Phương pháp dạy học lịch sử của Phan Ngọc Liên, Trần Văn
Trị, Nxb Giáo dục (1980), dành một chương viết về giáo dục tư tưởng thông
qua khóa trình lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả cho rằng: “Trong DHLS,
không thể giáo dục tư tưởng, chính trị bằng những công thức, những sơ đồ xã
hội học. Cũng không thể giáo dục tư tưởng, chính trị trong một bài vượt quá
mức độ mà mục đích – yêu cầu của bài cho phép. Mặt khác, “vấn đề nhân
sinh quan là vấn đề lí trí, đồng thời là vấn đề tình cảm gắn liền với nhau”. Do
đó, phải làm cho HS hiểu sâu sắc vấn đề lịch sử, “từ đó mà tác động đến tư
tưởng, tình cảm của các em”. Mặc dù chưa đề cập đến những cách thức cụ
thể để tạo xúc cảm lịch sử cho HS, nhưng các tác giả đã đưa ra được những
định hướng đúng đắn để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.
Ngoài ra có thể kể đến những công trình như: “Tạo xúc cảm lịch sử cho
học sinh qua dạy học lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) lớp 11 THPT, chương
trình chuẩn”, Luận văn Thạc sỹ của Nông Qúy Trinh, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội; Luận văn Thạc sỹ “Các biện pháp tạo cảm xúc cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam (1930 - 1954) lớp 12 Trung học phổ thông

(chương trình chuẩn)” của Hoàng Thị Kim Nhung, trường Đại học Sư phạm

9


Hà Nội; Bài trích “Trí tuệ cảm xúc của sinh viên sư phạm” của Phan Trọng
Nam, Đại học Sư phạm- Đại học Huế…
***
Tranh cổ động là một dòng tranh quen thuộc không chỉ đối với những
người yêu thích hội họa mà còn đối với cả những người dân bình thường nhất.
Những nét khu biệt của dòng tranh gắn liền với lịch sử dân tộc này có nhiều
điều thú vị mà nhiều nhà mĩ thuật đã chỉ ra.
Trong bài đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa – Thể
thao và Du lịch số 359, tháng 5/2014 mang tên “Giá trị lịch sử của tranh cổ
động thời chống Mĩ” tác giả Phạm Phương Linh nêu rõ lí do tạo nên giá trị
của những bức tranh cổ động là yếu tố thời cuộc: “Những họa sĩ vẽ tranh cổ
động đã hòa vào không khí chung của dân tộc, dùng thứ vũ khí mạnh mẽ, sắc
xảo của mình là ngôn từ và hình vẽ, góp phần dấy lên các phong trào cách
mạng. Những hình ảnh mang tinh thần quật cường của chủ nghĩa cách mạng
được dán lên những mảng tường, treo lên từng góc phố như đã trở thành
hàng ngàn lời hô hào, cổ súy, động viên toàn dân, toàn quân tăng thêm tinh
thần thép, để cho những lớp thanh niên yêu nước lần lượt đứng lên theo tiếng
gọi của non sông, hành quân trên dãy Trường Sơn vào Nam chống lại sự xâm
lăng của một trong những cường quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất
thế giới”2.
Trong bài viết đăng trên trang Web của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Lan Hương nhấn mạnh đến ý nghĩa
thời đại của dòng tranh: “Đi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ, nghệ thuật tranh cổ động của Việt Nam đã tự hoàn thiện để hoàn thành
nhiệm vụ mà dòng tranh này mang trọng trách truyền tải. Không sai khi nói


2 Xem thêm “Giá trị lịch sử của tranh cổ động thời chống Mỹ”, />
trong-nuoc/29041/gia-tri-lich-su-cua-tranh-co-dong-thoi-chong-my

10


rằng trong giai đoạn chiến tranh, thành quả lớn nhất của hội họa Việt Nam là
tranh cổ động chứ không phải tranh lụa, tranh sơn dầu… hay điêu khắc”3.
Nhìn chung, các bài viết mới chỉ dừng lại khai thác ở ý nghĩa lịch sử
của dòng tranh cổ động. Điều này rất hữu ích khi ứng dụng trong giảng dạy
lịch sử. Tuy vậy, chưa có một công trình nào có liên quan đến vấn đề giữa tạo
xúc cảm cho HS trong DHLS qua sử dụng tranh cổ động. Hy vọng, với khóa
luận này với vấn đề mà tác giả lựa chọn sẽ góp phần tạo những cơ sở lí luận
cũng như thực tiễn cho việc ứng dụng tư liệu quý báu này trong việc tạo xúc
cảm trong học tập lịch sử cho HS.
3
-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã chỉ ra, đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp
là sử dụng tranh cổ động chính trị trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 nhằm tạo xúc cảm lịch sử cho học sinh lớp 12 THPT.

-

Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này
trong DHLS lớp 12 THPT, phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 1975. Các phân tích đánh giá chủ yếu dựa trên nội dung phần lịch sử Việt

Nam 1945 – 1975 trong SGK Lịch sử 12 và các đối tượng học sinh đang theo

4
-

học những nội dung này.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
+ Tìm hiểu nội dung bức tranh cổ động và khả năng của nó trong việc
tạo xúc cảm cho học sinh THPT trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam 1945 1975, lớp 12 THPT
+ Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tranh cổ động trong dạy học để tạo
xúc cảm cho học sinh, trên cơ sở đó đề xuất hướng vận dụng chúng trong
DHLS Việt Nam 1945 - 1975, lớp 12 THPT.
3 Xem thêm “Tranh cổ động nhiều ý nghĩa hơn một tác phẩm”, />
dong-nhieu-y-nghia-hon-mot-tac-pham-nghe-thuat/

11


-

Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận của nhiệm vụ tạo
xúc cảm lịch sử cũng như các dòng tranh cổ động nhằm tạo xúc cảm cho học
sinh lớp 12 THPT.
+ Khảo sát thực tiễn việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học môn
Lịch sử ở trường phổ thông. Từ đó hệ thống các tác phẩm có thể vận dụng kết
hợp với nhau trong nhiệm vụ tạo xúc cảm cho HS trong học tập lịch sử.
+ Nghiên cứu chương trình và SGK Lịch sử 12 phần từ năm 1945 1975 và xác định những nội dung có thể chú trọng nhằm giáo dục lịch sử
cũng như tạo xúc cảm cho học sinh trong quá trình dạy học.

+ Nghiên cứu và đưa ra đề xuất một số biện pháp nhằm tạo xúc cảm
cho học sinh thông qua việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử từ
Việt Nam 1945 – 1975.

5

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên quan điểm phương pháp luận sử học mácxít, đảm bảo
tính đúng đắn, khoa học, tính logic, tính hệ thống.
Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu lí luận các bộ môn như Tâm lí học,
Tâm lí lứa tuổi và Tâm lí sư phạm, Giáo dục học, Phương pháp DHLS… phục
vụ cho những nội dung có liên quan của đề tài.
Ngoài hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác, trong đó coi trọng
hai phương pháp đặc trưng của chuyên ngành là điều tra, khảo sát và thực
nghiệm sư phạm. Cụ thể là:
- Phương pháp sưu tầm, xử lí tài liệu: sưu tầm, xử lí các công trình của
các nhà Giáo dục học, Tâm lí học có liên quan, sưu tầm các tài liệu về vấn đề
tạo xúc cảm lịch sử cho HS, trong đó có việc sử dụng các bức tranh cổ động.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: tiến hành khảo sát, điều tra
tình hình việc tạo xúc cảm cho HS bằng việc sử dụng tranh cổ động chính trị

12


ở THPT. Việc điều tra, khảo sát được tiến hành thông qua phiếu điều tra, dự
giờ, phỏng vấn…
6

Ý nghĩa của đề tài

Đề tài trước hết có ý nghĩa trong việc tìm hiểu thực trạng việc tạo xúc
cảm lịch sử cho HS hiện nay ở trường phổ thông, tầm quan trọng của việc sử
dụng dòng tranh cổ động trong việc tạo xúc cảm. Qua đó đề tài cũng góp phần
làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn về ứng dụng tranh cổ động với
nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo xúc cảm cho HS. Đồng thời kết quả
nghiên cứu của đề tài cũng giúp tác giả rút ra những kết luận, đánh giá và ứng
dụng vào thực tiễn dạy học môn Lịch sử trong thời gian thực tập ở trường phổ
thông cũng như sau khi ra trường đứng trên bục giảng truyền dạy những tri
thức lịch sử dân tộc và nhân loại cho học sinh.

7

Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

-

khóa luận tốt nghiệp được trình bày qua 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc sử dụng tranh cổ động để tạo xúc

-

cảm cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
Chương 2: Phương pháp sử dụng tranh cổ động để tạo xúc cảm cho học sinh
trong dạy học lịch sử Việt Nam 1945 – 1975, lớp 12 THPT. Thực nghiệm sư
phạm

13



NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG
TRANH CỔ ĐỘNG ĐỂ TẠO XÚC CẢM CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1.
1.1.1.

Cơ sở lí luận
Quan niệm về tranh cổ động
Qua khảo cứu các tài liệu, các cuốn từ điển chúng tôi chưa thấy một
định nghĩa hoàn chỉnh nào về khái niệm “tranh cổ động” nhưng khi cắt nghĩa
chúng một cách chi tiết giúp ta có thể bước đầu hiểu chúng.
Theo Từ điển Tiếng Việt, của GS. Hoàng Phê chủ biên, nhà xuất bản
Đà Nẵng in lần thứ tám năm 2002, “tranh” là: tác phẩm hội họa phản ánh
hiện thực bằng đường nét và màu sắc [32; Tr.1021]. Còn “cổ động” nghĩa là:
dùng lời nói, sách báo, tranh ảnh… tác động đến tư tưởng, tình cảm số đông
nhằm lôi cuốn tham gia vào những hoạt động chính trị, xã hội nhất định [32;
Tr.203].
Như vậy, qua cắt nghĩa như trên ta có thể hiểu “tranh cổ động” là
những tác phẩm hội họa được các họa sĩ hay bất cứ một người nào đó (có
chuyên môn hoặc không có chuyên môn về hội họa) sáng tạo ra để nhằm
tuyên truyền mọi người về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực nào đó của đời
sống chính trị- xã hội, nhằm lôi kéo họ đứng về phía mình trong quan điểm
hay cách thể hiện nào đó bằng việc tác động đến tư tưởng của họ.
“Tranh cổ động” như vậy sẽ có nhiều thể loại, được thể hiện trên nhiều
phương diện. Có những tác phẩm cổ động cho mục tiêu phát triển kinh tế (kêu
gọi tăng gia sản xuất, khai khẩn ruộng đất hoang, tiến hành xây dựng nông
thôn mới,…); có tác phẩm cổ động vì mục tiêu xã hội (kêu gọi phòng chống
các bệnh truyền nhiễm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội); có tác phẩm cổ động
cho giáo dục, thể thao,… và không loại trừ các bức tranh cổ động chính trị.

Trong khuôn khổ của khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung vào các
bức tranh cổ động mang ý nghĩa chính trị thời cuộc, nhằm mục đích tuyên
14


truyền cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ ở Việt Nam (1945
– 1975).
Để hiểu được vai trò và ý nghĩa của nó, cần cắt nghĩa thêm thuật ngữ
“chính trị”. Về thuật ngữ này, theo Từ điển tiếng Việt, GS. Hoàng Phê có nhiều
cách lí giải ở trên nhiều phương diện khác nhau. Theo đó, nói một cách tổng quát
“chính trị” nghĩa là: những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước
trong nội bộ một nước, và về quan hệ chính thức giữa các nước với nhau.
“Chính trị” còn là những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập
đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước.
Trên một khía cạnh khác, cuốn sách giải thích “chính trị” là: những
hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp, một
chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước của
một giai cấp hay một chính đảng. Điều này có liên quan đến các khái niệm
như “giáo dục ý thức chính trị”, “vững vàng về chính trị”. “Chính trị” còn
là: những hoạt động nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng, các tổ
chức quần chúng thực hiện một đường lối, những nhiệm vụ chính trị nhất định
(công tác chính trị, cán bộ chính trị) [32; Tr.163].
Như vậy, có thể thấy các cách giải thích thuật ngữ “chính trị” nêu trên
đều có liên quan đến nhau và ít nhiều liên quan đến khía cạnh “tranh cổ
động” mà tác giả đang thực hiện trong đề tài này. Dựa trên sự phân tích nội
dung các thuật ngữ có thể khái quát “tranh cổ động” (tranh cổ động chính trị)
là những những tác phẩm hội họa được các họa sĩ hay bất cứ một người nào
sáng tạo ra để nhằm tuyên truyền mọi người về vấn đề chính trị của một chính
đảng hay một giai cấp, một tập đoàn người trong xã hội, nhằm cho họ thấy rõ
những hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh của một giai cấp,

một chính đảng để ủng hộ chính đảng, giai cấp hay tập đoàn xã hội trong cuộc
đấu tranh giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước. Ở đây cần
xác định rõ rằng các tác phẩm tranh phản ánh nội dung cổ động về kinh tế, xã
hội, văn hóa – giáo dục cũng là tranh cổ động mang tính chính trị nếu nó thể
hiện nội dung tư tưởng tuyên truyền cho một tổ chức chính trị - xã hội nào đó.
15


Tranh cổ động cũng gọi là tranh áp-phích thuộc thể loại đồ họa trong
nghệ thuật tạo hình, mang tính khái quát cao với những yêu cầu như: Tính
thời sự, tính súc tích, điển hình hóa... nhằm phục vụ nhu cầu tuyên truyền
mang tính chính trị - xã hội, với phương châm kịp thời, dễ hiểu bằng lối biểu
đạt rõ ràng và thuyết phục.
1.1.2.
1.1.2.1.
-

Các loại tranh cổ động
Dựa vào hình thức thể hiện
Pano
Pano (Pháp: panneau, Anh: panel), tấm biển tương đối lớn, làm bằng
nhiều loại chất liệu như gỗ, vải, giấy... hay thậm chí vẽ trên tường, có hình vẽ,
viết hay trang trí để cổ động hoặc quảng cáo. Pano thường có khung và được
trưng trên những quảng trường, những không gian rộng lớn.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ các tấm Pano cổ động trở
nên phổ biến với tính bao quát lớn của nó. Pano cổ động nhân dân dốc hết sức
mình cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc được dựng ở đường phố
Hà Nội và các thành phố khác, đồng thời chúng cũng được vẽ trên tường của
những tòa nhà công cộng, hoặc nhà dân nếu có tường lớn, với những dòng
chữ Việt cổ động ý chí nhân dân, nội dung kêu gọi đấu tranh vệ quốc và đóng

góp cho cuộc kháng chiến.

Một Pano vẽ trên tường trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).
(Nguồn: Sưu tập Bảo tàng Cách mạng. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn)
Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) các tỉnh nằm trong khu
vực Việt Minh quản lý đều có Ty Thông tin - Văn hóa, đảm nhận nhiệm vụ
16


làm tranh cổ động tuyên truyền. Tùy từng địa phương có nguồn nhân lực và
tài vật thế nào mà làm tranh cổ động, trong đó Ty Thông tin Bắc Giang với
nhiều nghệ nhân từ làng Đông Hồ đi theo kháng chiến đã phát hành nhiều
tranh cổ động và tờ rơi, nhiều bức tranh thực ra giống hệt với tranh dân gian
Đông Hồ, vẽ theo nội dung kháng chiến mới mà thôi. Ty Thông tin Bắc Kạn
cũng cho in nhiều tranh cổ động có thơ và khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng
Tày (phiên âm chữ quốc ngữ)…
- Áp-phích (từ tiếng Pháp: affiche) hay bích chương là một ấn phẩm
kích thước lớn có đặc trưng vừa thông tin, vừa nghệ thuật, được thiết kế qua
các thủ pháp tạo hình mang tính thẩm mỹ cao nhằm mục đích truyền đạt đến
người xem bằng thị giác thông tin chính về một sản phẩm, một sự kiện hay
một vấn đề. Đề tài Ápphich có thể là quảng cáo, thông báo, tuyên truyền hay
cổ động.
Áp-phích thường được in trên giấy hay bìa cứng gồm chữ khổ lớn và
hình ảnh dễ bắt mắt. Bích chương có thể được yết thị ở trên tường vách, trong
cửa bày hàng, lồng trong kính, nhất là những nơi đông người qua lại, mời gọi
mọi người chú ý.

Bức Áp-phích “Đoàn kết với nhân dân Việt Nam” do
Cộng hòa Dân chủ Đức phát hành.
(Nguồn:


/>
ngoai-ve-chien-tranh-viet-nam-3206555.html )
Vị trí trình bày của áp phích thường là những nơi công cộng và đối
tượng thưởng thức là công chúng mọi tầng lớp trong xã hội nên thông tin dù
17


được phản ánh trực tiếp hay gián tiếp đều phải súc tích, đơn giản, dễ dàng
nhận biết ghi nhớ và mang tính đại chúng cao nhất.
-

Các loại tranh khác

Bác Hồ về nước - Tranh sơn dầu của Trịnh Phòng.
(Nguồn: Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Tranh cổ động trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ thường là
những tấm Pano, Áp-phích với những nội dung biểu đạt dễ đọc, dễ hiểu, dễ
tiếp nhận. Tuy vậy, những bức tranh sơn dầu, sơn mài, tranh ghép mảnh phác
thảo… thể hiện mục đích cổ động cũng không hiếm.

18


Tranh ghép mảnh phác thảo “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”
của hai họa sĩ Nguyễn Thụ và Huy Oánh.
(Nguồn: Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Dựa vào lĩnh vực cổ động

1.1.2.2.


Dòng tranh cổ động là một chấm phá trong nền hội họa nước nhà
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
Những bức tranh sắc màu giản dị, gần gũi dễ nhìn dễ hiểu đến với nhân dân ta
mang lại những hào khí sục sôi và lời Tổ quốc sâu sắc. Tranh cổ động được
thể hiện rõ ràng trong từng lĩnh vực sau đây:
-

Lĩnh vực chính trị: Đó là những bức tranh kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân
tộc (Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954…), tuyên truyền chủ trương, đường lối về các Đại hội, Hội nghị của

-

Đảng.
Lĩnh vực kinh tế: Các bức tranh kêu gọi hậu phương “tăng gia sản xuất”, khai
khẩn ruộng đất bỏ hoang, tăng diện tích đất trồng, không một tấc đất bỏ
hoang, kêu gọi “năm tấn thóc để góp phần đánh Mĩ”… là những nội dung
chính trong lĩnh vực kinh tế của dòng tranh cổ động.
19


Tranh cổ động trên lĩnh vực quân sự trong kháng chiến chống Pháp.
(Nguồn:

/>
khang-chien-chong-phap-324754.vov )
-

Lĩnh vực văn hóa – xã hội, quân sự: Trong lĩnh vực này việc kêu gọi nhân dân

thực hiện nếp sống văn hóa – văn minh, tòng quân đầu binh đánh giặc… cũng
được các họa sĩ tranh cổ động khai thác nhiều.
Dựa vào nội dung cổ động

1.1.2.3.

Cũng như bất kỳ các tác phẩm nghệ thuật nào, những bức tranh cổ động
đều hướng tới người dùng, người xem. Để đạt hiệu quả cao nhất các bức tranh
cổ động phải thể hiện rõ ràng về nội dung. Về cơ bản, theo tác giả dòng tranh
cổ động trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ gồm các nội dung
cổ động chính sau đây:
-

Cổ động chủ trương- phong trào: Nội dung chủ yếu của tranh thể hiện đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính trị, kinh tế, xã
hội đương thời. Đó có thể là những bức tranh kêu gọi tăng gia sản xuất của
hậu phương, phát động tinh thần tiêu diệt nhiều quân thù…
20


Tranh cổ động nói về tình quân dân, sự gắn kết gữa hậu phương với
tiền tuyến trong kháng chiến chống Mĩ.
(Nguồn: )
-

Cổ động tình quân dân: Tinh thần quân dân như cá với nước được thể hiện rất
rõ trong thơ văn và tranh cổ động cũng không ngoại lệ. Đó là những bức tranh
cảm động về cuộc chia tay của những chàng thanh niên nàng thiếu nữ tuổi
mười tám đôi mươi, người cầm súng ra chiến trường chiến đấu, người tay cày
đảm đang nơi hậu phương tăng gia sản xuất; đó là những bức tranh các mẹ


-

Việt Nam may vá quần áo cho các chiến sỹ anh dũng…
Cổ động nêu gương điển hình: Là những bức tranh nêu gương trực tiếp các
đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến để biểu dương, khen thưởng và hơn cả để
nhân quần thấy được rộng rãi, học tập, noi theo, góp sức nhỏ của mình vào
cuộc chiến gian khổ của dân tộc. Những tấm gương về phong trào “Năm tấn
thóc để góp phần đánh Mĩ” quê hương Thái Bình, tấm gương về các anh

21


hùng La Văn Cầu, Phan Đình Giót, La Thị Tám… có tác dụng to lớn khích lệ
quần chúng đấu tranh chống kẻ thù.

Tranh cổ động kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
(Nguồn: )
-

Cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn: Đây là một trong những nội dung cơ bản
của tranh cổ động và còn tồn tại đến tận ngày nay. Việc cổ động những ngày
lễ lớn bằng tranh không chỉ nhắc nhớ về những sự kiện trọng đại, mà còn
nhắc nhở, thúc giục quần chúng đấu tranh để dân tộc thêm phần vĩ đại hơn.
Những bức tranh cổ động kỷ niệm các sự kiện: Cách mạng tháng Tám năm
1945, chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, chiến dịch Biên giới thu đông
năm 1950, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954… thời kỳ này khá phổ

-


biến.
Tố cáo tội ác của quân thù: Đây là nội dung không thể thiếu của văn hóa –
nghệ thuật giai đoạn 1945 – 1975. Những bức tranh cổ động tố cáo tội ác
quân địch khơi sâu trong lòng nhân dân sự căm phẫn, tức giận bởi sự giày xéo
giang san mình của những tên đế quốc thực dân gian ác, qua đó thúc giục ý
chí đấu tranh vì một nền hòa bình thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc.

22


-

Cổ động về chủ tịch Hồ Chí Minh: Nội dung không thể bỏ qua của dòng tranh
cổ động qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ là cổ động về chủ
tịch Hồ Chí Minh. Những bức tranh thể hiện tình cảm chan hòa, giản dị của
Người với đồng bào chiến sỹ cả nước không chỉ khơi thêm lòng trân trọng,
kính yêu lãnh tụ, hơn cả thế mỗi người tự cảm thấy ý thức trách nhiệm của
mình để đền đáp những gì cha ông đã khó nhọc vun trồng.
Ngoài ra, tranh cổ động còn thể hiện nhiều nội dung chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội khác; hơn nữa không phải mỗi bức tranh chỉ thể hiện một nội
dung mà có thể chứa đựng nhiều nội dung, nhiều thông điệp khác nhau.

1.1.3.

Mối quan hệ giữa tranh cổ động với kiến thức lịch sử
Trong thư gửi các nghệ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, chủ tịch
Hồ chí Minh có viết: “văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là
chiến sĩ trên mặt trận ấy” 4. Hồ Chí Minh cũng nói “Văn hóa là vũ khí” mà là
vũ khí lợi hại như là biết phát huy chủ nghĩa yêu nước là quyết định nhất trong
sự nghiệp cách mạng. Nghệ thuật còn góp phần đấu tranh cho sự phát triển con

người làm cho con người thoát cảnh bóc lột, phát triển toàn diện.
Văn hóa nghệ thuật có tác dụng rất lớn đối với mặt trận chính trị.
Muốn văn hóa nghệ thuật phục vụ chính trị, chúng ta phải học tập, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói: “Chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” và
“một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, hay theo Lênin “kẻ mù chữ đứng
ngoài chính trị” là vậy.
Trong lịch sử văn hóa Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm, nhiều bài
học về sự kế thừa giá trị truyền thống văn hóa, Nguyễn Trãi, đã quan niệm
“nhân” “nghĩa” của nho giáo thống nhất với lòng tự hào dân tộc và ý thức
quốc gia của nhân dân ta thời ấy. Tấm lòng trắc ẩn, ưu muộn của Nguyễn Du,
Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương đối với phụ nữ đã tạo nên những hình
tượng nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ, là tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc
4 Theo Tạp chí Xây dựng Đảng, 2012, Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, văn nghệ,

/>
23


xa xưa, là sự vang vọng của hiện thực xã hội phong kiến đen tối và cuộc đấu
tranh giai cấp khốc liệt đương thời.
Văn hóa nghệ thuật phải là mặt trận, nhưng để làm được việc đó văn
hóa nghệ thuật phải hấp dẫn, phải hay, phải phong phú đa dạng, Bác nói phải
“chưa xem là muốn xem, xem rồi là bổ ích”. Như vậy nghệ thuật cũng là sức
mạnh riêng của việc tác động đến tình cảm, tư tưởng con người một cách sâu
sắc, phải tôn trọng sự thật, hư cấu nhưng không làm biến chất sự thật.
Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới như dân tộc Việt Nam mà lịch
sử dựng nước và giữ nước gắn liền với những cuộc chiến tranh chống giặc
ngoại xâm, mà ở đó hình ảnh về một cuộc chiến tranh bi thương nhưng cũng
rất đỗi hào hùng đã ăn sâu vào trong tiềm thức và ký ức của mỗi người dân.
Những người đã đi qua những năm tháng của chiến tranh và cả những ai

chưa được chứng kiến, chưa đi qua cũng cảm nhận được sự tàn khốc và ác
liệt của chiến tranh.
Để ghi lại không khí đấu tranh sục sôi của dân tộc, khắc sâu tội ác của
kẻ thù, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm và cả những những câu
chuyện đặc biệt chỉ có trong chiến tranh, văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung các
họa sĩ nói riêng thời chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm
lược (1945 – 1975) làm nên những tác phẩm tranh cổ động vừa mang tính
nghệ thuật cao, đồng thời hàm chứa tính cổ động chính trị, thúc giục sâu sắc
đối với mỗi người dân Việt Nam trong nhiệm vụ, mục tiêu chung của nước
nhà là: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đến cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mĩ, cứu nước với sứ mệnh đưa dân tộc đến thắng lợi cuối
cùng, chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc,
thống nhất nước nhà đã diễn ra đầy cam go, quyết liệt. Đây là những năm
tháng đất nước phải đối mặt với những kẻ thù lớn nhất và tàn bạo nhất thời
đại. Nhưng một dân tộc nhỏ bé chừng hơn 30 nghìn cây số vuông nằm bên bờ
24


biển đông đâu dễ gì khuất phục. Tội ác của biết bao bạo quân nhà Tống,
Mông – Nguyên, Minh, Thanh đã bại lụy ở đất nước này, và thực dân Pháp
đến đế quốc Mĩ cũng sẽ chịu một kết cục bi thảm như vậy bởi vũ khí của dân
tộc này không có gì ngoài trong mỗi con người nơi đây chỉ biết yêu đất nước
hơn cả bản thân mình.
Chủ nghĩa yêu nước, xông pha vì mục tiêu độc lập, thống nhất, chủ
nghĩa xã hội là nguồn động lực tinh thần và nguồn sức mạnh vô biên của tất
cả mọi người dân Việt Nam trong những năm kháng chiến. Không nằm ngoài
dòng chảy của lòng yêu nước, của khí thế cách mạng hào hùng, các họa sĩ
Việt Nam trong những năm 1945 – 1975 cũng như được sống trong một bầu

không khí nghệ thuật tươi mát và tràn đầy cảm hứng nhất. Kế tục truyền
thống tư tưởng yêu nước của nền nghệ thuật dân tộc trong các chặng đường
trước đó, cuộc kháng chiến chống Pháp rồi đến thời kì kháng chiến chống Mĩ
tính cổ động chính trị từ chủ nghĩa yêu nước được phát triển tới những chiều
cao và độ sâu mới và được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng ở mọi lĩnh
vực cổ động.
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954, trong điều kiện
thời chiến khó khăn, tranh cổ động dù chỉ được sáng tác bằng tay, với công
cụ thô sơ, thậm chí trên nền giấy không mấy chất lượng, nhưng với ngôn
ngữ tạo hình khỏe khoắn, lối biểu đạt rõ ràng mang đậm tính hình tượng và
sự thừa hưởng của màu sắc truyền thống trong tranh dân gian, các họa sĩ đã
đưa nghệ thuật tranh cổ động Việt Nam lên tầm cao mới sáng tạo nên những
tác phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao. Những bức tranh cổ động đầu tiên ra
đời trong bão táp cách mạng với sự góp mặt của thế hệ họa sỹ yêu nước, tiêu
biểu là Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị, Ngô Mạnh Lân,
Phan Kế An…
Riêng Tô Ngọc Vân, một họa sĩ danh tiếng của Trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương đi theo cách mạng, còn được tổ chức một xưởng in tranh
đồ họa và xưởng sơn mài ở Xuân Áng, Hạ Hòa, Phú Thọ. Tùy từng mức độ
25


×