Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức kỳ họp của của HĐND huyện và HĐND cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.71 KB, 9 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Phú Bình
1. Tác giả và sáng kiến:
1.1. Tác giả: Hà Thị Nhàn
- Ngày, tháng, năm sinh: 05/03/2960
- Nơi công tác: HĐND huyện Phú Bình.
- Chức danh: Phó Chủ tịch HĐND huyện Phú Bình.
- Trình độ chuyên môn: Đại học
1. Tác giả và sáng kiến:
1.1- Tác giả:
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số
TT

Họ và tên

Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

HĐND huyện
Phú Bình
HĐND huyện
Phú Bình



1

Hà Thị Nhàn

05/3/1965

2

Tạ Văn Nguyên

17/06/1971

Chức danh

Trình độ
chuyên
môn

Phó Chủ tịch TT Đại học
HĐND huyện
Trưởng Ban KT- Đại học
XH HĐND huyện

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng kiến

60

40

1.2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức kỳ
họp của của HĐND huyện và HĐND cấp xã.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hà Thị Nhàn
Nơi công tác: HĐND huyện Phú Bình
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động của HĐND dân.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 01/03/2018.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
5.1. Về nội dung của sáng kiến
Mục đích của việc xây dựng sáng kiến là đưa ra những giải pháp cụ thể để
nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ họp của HĐND huyện và HĐND cấp
xã theo hướng phát huy dân chủ, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra hiện nay về tinh
gọn biên chế, cải cách hành chính…nâng cao tính công khai, minh bạch nhằm
đảm bảo các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực thi
nghiêm túc; các nghị quyết của HĐND được triển khai có hiệu quả nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân…
1


Căn cứ những quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2015; Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và những
quy định, pháp luật của nhà nước có liên quan tới hoạt động tổ chức kỳ họp của
HĐND; tôi đã tập trung nghiên cứu các quy định của luật và phân tích, đánh giá
những kết quả đã đạt được; những tồn tại, hạn chế; xem xét cụ thể nguyên nhân
dẫn đến tồn tại hạn chế trong việc tổ chức kỳ họp của HĐND huyện, HĐND xã
trong những năm vừa qua; Trên cơ sở đó, tôi đã xây dựng những giải pháp; hệ
thống hóa những nội dung chính, yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả
tổ chức kỳ họp để áp dụng những giải pháp, cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả
kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện năm 2018 và những năm tiếp theo.

Ngay sau khi hoàn thiện sáng kiến, tôi đã tổ chức các buổi Hội thảo để
giới thiệu sáng kiến, mô tả, thuyết trình; đồng thời trao đổi, rút kinh nghiệm tại
các phiên họp của Thường trực HĐND hằng tháng với các đồng chí trong
Thường trực HĐND huyện, các Ban, Tổ và Đại biểu HĐND huyện; các cơ
quan, đơn vị có liên quan và Thường trực HĐND các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện, trong tháng 02 năm 2018; sau khi nhận được sáng kiến và sau các buổi
Hội thảo đã được Thường trực HĐND, các đại biểu HĐND huyện đánh giá cao;
HĐND các huyện bạn: Phổ Yên, Đồng Hỷ và Sông Công tham khảo và vận
dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ họp của HĐND
huyện, trình tự các bước và một số nội dung giải pháp cơ bản như sau:
5.1.1. Đổi mới công tác chuẩn bị trước kỳ họp:
Để bảo đảm sự thành công của kỳ họp, công tác chuẩn bị đóng vai trò rất
quan trọng, do đó tôi đã trực tiếp chỉ đạo và cùng với Thường trực HĐND huyện
thực hiện tốt những nội dung chủ yếu như:
- Trước các kỳ họp, đồng thời với đề xuất của UBND huyện, Thường trực
HĐND huyện chủ động nắm bắt tình hình, nguyện vọng chính đáng của cử tri và
các cơ quan liên quan, tổ chức hội nghị liên tịch theo quy định để thống nhất nội
dung, chương trình kỳ họp. Trong đó, xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ
quan đến các nội dung trình và bàn tại kỳ họp.
- Nâng cao chất lượng tài liệu trình tại kỳ họp, Để bảo đảm chất lượng tài
liệu trình kỳ họp và tạo điều kiện cho các đơn vị liên quan có đủ thời gian thực hiện,
sau khi thống nhất nội dung chương trình Thường trực HĐND sớm xây dựng kế
hoạch tổ chức thực hiện và thông tin ngay tới các đơn vị, tổ chức liên quan để xây
dựng báo cáo đảm bảo chất lượng, yêu cầu. Đôn đốc việc hoàn thành các văn bản
trình kỳ họp để tổ chức thẩm tra và gửi tới đại biểu HĐND nghiên cứu, làm cơ
sở cho việc họp tổ và tiếp xúc cử tri theo quy định.
- Giao nhiệm vụ cho Văn phòng HĐND và UBND huyện, một số cơ quan
đơn vị phục vụ (như: Phòng văn hóa-TT, Đài truyền thanh-TH, Công an, Điện
lực, Thanh tra…), xây dựng kế hoạch chuẩn bị phục vụ cho kỳ họp; phân công
cán bộ, chuyên viên phụ trách theo lĩnh vực đôn đốc các cơ quan, đơn vị hoàn

thành các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết theo kế hoạch của HĐND huyện.

2


- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên hệ thống đài
Truyền thanh - truyền hình của huyện và công khai nội dung chương trình kỳ
họp trên cổng thông tin điện tử của huyện để nhân dân biết.
- Trước ngày khai mạc kỳ họp 07 ngày: Thường trực HĐND huyện phối
hợp với UBND huyện và các cơ quan liên quan để kiểm tra, đôn đốc công tác
chuẩn bị đảm bảo tiến độ;
5.1.2. Tăng cường công tác phối hợp:
Thường trực HĐND huyện phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy
ban MTTQ huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tiếp xúc cử tri đảm bảo yêu
cầu; nâng cao chất lượng, hiệu quả cả về nội dung phương thức tiếp xúc cử tri;
lựa chọn đơn vị, địa điểm TXCT đảm bảo tính toàn diện, rộng khắp trên toàn địa
bàn; tạo điều kiện tốt nhất cho nhiều cử tri tham gia trực tiếp, tránh tình trạng
chỉ tiếp xúc “ Đại cử tri” như trước đây.
Xây dựng Kế hoạch TXCT sớm theo quy định, trong kế hoạch tiếp xúc cử
tri, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể từng ngành, từng đại biểu HĐND
trong hoạt động tiếp xúc cử tri. Tổ chức để Đại biểu HĐND huyện, Đại biểu
HĐND cấp xã, địa phương nào có điều kiện phù hợp, thuận lợi thì tổ chức tiếp
xúc cử tri ba cấp cùng một địa điểm, nhằm giúp cho Đại biểu HĐND cấp dưới
có thể nắm thêm thông tin và trao đổi rút kinh nghiệm về phương pháp, kỹ
năng trong hoạt động tiếp xúc cử tri, đồng thời tiết kiệm được thời gian của cử
tri cũng như kinh phí tổ chức tiếp xúc cử tri.
Sau khi có kế hoạch tiếp xúc cử tri, Văn phòng HĐND&UBND huyện, xã
tổng hợp các nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của các cơ quan, đơn vị
(theo Tổ đại biểu), tham mưu cho Thường trực HĐND tổ chức họp với các Tổ
Trưởng (Tổ phó) đại biểu HĐND xem xét về chất lượng trả lời ý kiến cử tri của

các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết; (đối với các vụ việc kéo dài cần
mời người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xem xét, trả lời, Tổ đại biểu
cần đề xuất với Thường trực HĐND cùng cấp đề nghị có văn bản mời lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị cùng tham gia buổi tiếp xúc cử tri các ý kiến, kiến nghị của
cử tri)…Tại buổi tiếp xúc đảm bảo quyền lợi chính đáng cảu cư tri. Tránh việc
quá tải và dành nhiều thời gian cho kỳ họp bàn và quyết định các vấn đề quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội
5.1.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các báo cáo:
Tôi đã thống nhất trong Thường trực HĐND huyện chỉ đạo:
- Các ban chủ động tổ chức hội nghị thẩm tra, bố trí sắp xếp để lãnh đạo
thường trực HĐND huyện cùng dự thẩm tra. Đối với những nội dung lớn, trọng
tâm, còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, Thường trực HĐND trực tiếp tổ chức hội
nghị thảo luận, thống nhất…
- Yêu cầu các Ban của HĐND khi thẩm tra phải đúng quy trình, đảm bảo
tính độc lập, tính phản biện song vẫn đảm bảo khách quan. Nội dung thẩm tra
phải xác định rõ vai trò lãnh đạo và các yêu cầu như: Sự cần thiết, Nội dung
3


trình để ban hành nghị quyết có thuộc thẩm quyền HĐND không? Có phù hợp
với tình hình thực tiễn? có trái quy định hiện hành?
- Trong quá trình thẩm tra, trưởng ban chủ trì thẩm tra phải phải chuẩn bị
trước các nội dung, gợi ý đưa ra các vấn đề để thành viên Ban, các đại biểu thảo
luận, tham gia ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm.
- Các thành viên đều phải có ý kiến, đối với những vấn đề chưa đồng tình,
ý kiến còn khác nhau tập hợp đầy đủ, nhất là phải lý giải trình rõ nguyên nhân.
Đối với các báo cáo, tờ trình do các đơn vị xây dựng chậm so với thời gian quy
định thì phải chịu trách nhiệm trước HĐND huyện.
5.1.4. Công tác điều hành kỳ họp:
- Công tác điều hành kỳ họp được thống nhất, thực hiện linh hoạt, theo

hướng rút ngắn thời gian trình bày các báo cáo song vẫn bảo đảm nội dung,
chương trình và chất lượng kỳ họp.
- Trong quá trình thảo luận, Thường trực HĐND huyện gợi ý những vấn đề
trọng tâm, nhiều cử tri quan tâm; những vấn đề bức xúc, nổi cộm để các đại biểu
thảo luận.
- Hoạt động chất vấn được tiến hành dân chủ, công khai, trách nhiệm; nội dung
chất vấn tập trung vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm trên địa bàn được đại biểu, cử
tri và nhân dân trong huyện quan tâm. Các đại biểu HĐND đặt câu hỏi thẳng thắn,
đúng trọng tâm. Chủ tọa kỳ họp xác định trách nhiệm rõ ràng đối với tổ chức, cá
nhân, xác định thời gian giải quyết cụ thể bảo đảm ổn định tình hình và quyền lợi
chính đáng của cử tri. Kết thúc từng phần chất vấn, trả lời chất vấn Chủ tọa nhấn
mạnh những nội dung được và chưa được của người trả lời chất vấn; đặc biệt, yêu
cầu cơ quan chức năng xác định rõ trách nhiệm đối với những tồn tại đại biểu đặt ra
trong công tác quản lý, điều hành, thực thi công vụ. Đây là cơ sở quan trọng để
HĐND huyện giám sát việc thực hiện sau chất vấn và trả lời chất vấn…
+ Khi trường hợp chất vấn quá “nóng”, hoặc chất vấn đi sai mục đích, chủ
tọa phải kịp thời điều hòa chấn chỉnh, tránh gây mâu thuẫn (không giải quyết
được vấn đề).
+ Đổi mới phương thức chất vấn: Sau khi kết thúc từng phần chất vấn trả lời chất vấn Chủ tọa sẽ nhấn mạnh những nội dung được và chưa được của
người trả lời chất vấn; đặc biệt phải yêu ngành chức năng xác định rõ trách
nhiệm ngành chức năng đối với những bất cập đại biểu đặt ra trong công tác
quản lý, điều hành, thực thi công vụ. Đây là cơ sở quan trọng để HĐND giám
sát việc thực hiện những nội dung hậu chất vấn và trả lời chất vấn.
- Chủ toạ kỳ họp dành thời gian để Chủ tịch UBND huyện tiếp thu những
ý kiến của đại biểu HĐND, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ
đạo, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế - xã hội đã đề ra.
5.1.5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kỳ họp: Để cử tri có
điều kiện theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND huyện; đồng thời qua đó để
4



nhân dân hiểu và tự giác thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND huyện.
5.1.6. Nâng cao vai trò trách nhiệm các đại biểu HĐND huyện: Trong các
hoạt động kỳ họp, hội đồng giám sát chất vấn tại kỳ họp, tiếp xúc cử tri, tham
gia xây dựng nghị quyết đảm bảo thiết thực vào cuộc sống.
5.1.7. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau kỳ họp: Sau mỗi kỳ họp, Thường
trực HĐND huyện tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được,
những mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm để kỳ họp sau hiệu quả cao hơn, đáp
ứng yêu cầu nguyện vọng chính đáng của cử tri.
5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến đảm bảo tính mới, tính khoa học; đảm bảo tính đồng bộ, thiết
thực, giúp cho việc tổ chức kỳ họp của HĐND huyện, HĐND xã tiết kiệm được
thời gian, kinh phí và đạt hiệu quả cao so với những năm trước đây.
Sáng kiến được đưa ra từ việc nghiên cứu đúc rút từ kinh nghiệm thực
tiễn, nên rất khả thi, dễ thực hiện trên phạm vi rộng, đặc biệt đối với HĐND cấp
xã.
Sáng kiến đã được HĐND huyện Phú Bình, HĐND các xã, thị trấn áp
dụng từ ngày 01/03/2018.
6. Những thông tin cần được bảo mật:
Những số liệu báo cáo, kết quả thực hiện liên quan tới công tác Nội chính,
quốc phòng, an ninh của huyện cần được bảo mật.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Để áp dụng sáng kiến, mang lại hiệu quả cao cần phải đảm bảo các điều
kiện, cụ thể như:
- Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ HĐND, các Đại biểu HĐND
huyện, Văn phòng HĐND&UBND huyện, Ủy Ban MTTQ huyện, Thường trực
HĐND, Ủy BMTTQ các xã, thị trấn; các cơ quan, đơn vị có liên quan phải
nghiên cứu kỹ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật

có liên quan để làm căn cứ thực hiện theo đúng quy định.
- Thường trực HĐND: Tổ chức các buổi hội thảo, giao ban trong Thường
trực HDND huyện và HĐND các xã, thị trấn; trao đổi thảo luận, đánh giá hiệu
quả, chia sẻ kinh nghiệm về công tác tổ chức kỳ họp để tổ chức thực hiện được
hiệu quả hơn.
- Quan tâm bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị, phương tiện và các điều
kiện cần thiết khác để áp dụng công nghệ thông tin, để việc cung cấp tài liệu, thông
tin cho đại biểu HĐND được kịp thời và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
phục vụ các hoạt động của đại biểu HĐND huyện; kinh phí để tổ chức hội thảo
đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
5


8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến, theo ý kiến của tác giả:
Với việc áp dụng sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng kỳ họp
của HĐND huyện và HĐND xã” vào thực tiễn đã đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích
xã hội và từng bước khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tổ chức
kỳ họp của HĐND huyện trong những năm vừa qua, cụ thể như sau:
* Trước khi áp dụng sáng kiến:
Những năm trước đây, hoạt động tổ chức kỳ họp của HĐND huyện mặc
dù đã được tổ chức, thực hiện nghiêm túc, theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, trong quá trình tổ chức kỳ họp (qua báo cáo đánh,
rút kinh nghiệm) cho thấy, từ công tác chuẩn bị, tiếp xúc cử tri, điều hành kỳ
họp... có khi, có việc còn thiếu khoa học, kịp thời; hiệu quả chưa cao.
* Sau khi áp dụng sáng kiến:
Hiệu quả hoạt động tổ chức kỳ họp được nâng lên rõ rệt; Biểu hiện rõ qua
kết quả tổ chức kỳ họp thường lệ lần thứ 6 và đang chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 07
đảm bảo đúng Luật và có nhiều đổi mới, như:
- Công tác chuẩn bị chu đáo; nội dung, chương trình của kỳ họp được

xây dựng, sắp xếp khoa học, theo hướng tiếp tục đổi mới, hiệu quả và thiết thực.
- Công tác phục vụ, bảo đảm an ninh tật tự, thông tin tuyên truyền được
thực nghiêm túc;
- Việc điều hành kỳ họp khoa học, linh hoạt đảm bảo tính tập trung dân
chủ, rút gọn nội dung các báo cáo tại kỳ họp, dành nhiều thời gian để thảo luận,
chất vấn hiệu quả đạt được cao hơn.
- Kết thúc mỗi kỳ họp, thường trực HĐND huyện và Thường trực
HĐND các xã, thị trấn đều chủ động phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ và các
ngành liên quan tổ chức họp đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời thẳng
thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế cần khắc phục và rút kinh nghiệm để tổ chức
các kỳ họp lần sau.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
9.1. Lợi ích xã hội:
- Hoạt động tại kỳ họp có nhiều đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, trí
tuệ của các đại biểu để quyết định những vấn đề quan trọng của huyện. Các nghị
quyết được thông qua tại kỳ họp HĐND huyện đảm bảo đúng quy định, tính khả
thi và là cơ sở để UBND huyện triển khai thực hiện.
- Hoạt động giữa hai kỳ họp được triển khai thường xuyên, kịp thời có hiệu
quả; hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được thực hiện theo đúng quy định.
- Việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn huyện về
giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri được thực hiện có hiệu quả, từng bước
6


đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2018 và
những năm tiếp theo.
9.2. Lợi ích kinh tế:

- Việc áp dụng sáng kiến đã tiết kiệm thời gian, giảm chi phí tổ chức kỳ
họp, công tác tiếp xúc cử tri: thông thường cùng nội dung phải tổ chức kỳ họp
thường lệ giữa năm là 2 ngày, nhưng với việc sắp xếp, điều hành linh hoạt đã
giảm còn 1,5 ngày (tiết kiệm khoảng 20.000.000đ từ việc tổ chức kỳ họp); công
tác tiếp xúc cử tri được tổ chức kết hợp 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) giảm chi phí
(Khoảng 15.000.000đ)
- UBND huyện khẳng định kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến đã có
đóng góp quan trọng, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện; công tác
quản lý nhà nước được tăng cường, hiệu quả quản lý được nâng lên. Các chỉ tiêu
Kinh tế - Xã hội đều vượt mức kế hoạch như:
TT

CHỈ TIÊU

1

Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN trên địa
bàn (theo giá so sánh 2010):
2 Thu nhập bình quân đầu người
3 Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện
4 Sản lượng lương thực có hạt
5 Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt
6 Diện tích trồng rừng tập trung
7 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng
8 Giải quyết việc làm mới
9 Giảm tỷ lệ hộ nghèo
10 Số xã đạt chuẩn quốc gia về xây dựng NTM

ĐƠN VỊ
TÍNH


NĂM 2017

NĂM 2018
(dự ước)

Tỷ đồng

14.078,3

15.777

Tr. đồng
Tỷ đồng
Tấn
Tr. đồng
ha
Tấn
Người
%


46
125
78.361
88
407
29.586
3.300
2,12

3

> 50 triệu
108,73
78.977
90,5
447
30.000
3.286
1,96
4

10. Những đơn vị, tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu:
- Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND, các Tổ HĐND huyện
và các Đại biểu HĐND huyện Phú Bình.
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
- Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các Đại biểu HĐND các xã,
thị trấn.
- HĐND các huyện, thành phố thị xã bạn: Phổ Yên, Sông Công, Đồng Hỷ.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phú Bình, ngày ... tháng... năm ........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

Phú Bình, ngày ... tháng...
năm ......
Người nộp đơn
7



(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà THị Nhàn

UBND HUYỆN PHÚ BÌNH
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: ...............................................................................................................
Tác giả sáng kiến: .........................................................................................................
Đồng tác giả sáng kiến...................................................................................................
Địa chỉ/đơn vị công tác của tác giả sáng kiến: ......................................................
Tiêu chí xét cho điểm

Số điểm
chấm

1. Sáng kiến có tính mới (điểm tối đa là 30 )
- Nếu giải pháp chưa được công bố ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ
sở) dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong các nguồn thông tin kỹ thuật đã được phổ
biến, tối đa 30 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp tương tự như giải pháp đã được mô tả trong các nguồn thông tin
đã có ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ sở), nhưng được áp dụng trong
phạm vi của tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ sở) và có cải tiến so với
giải pháp đã có, tối đa 20 điểm.

2. Quy mô áp dụng của sáng kiến (điểm tối đa là 40)
- Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô trong tỉnh, có khả năng
áp dụng rộng rãi, tối đa 40 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô tại cơ sở, có khả năng
áp dụng rộng rãi ở tỉnh, tối đa 30 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp đó được sản xuất thử nghiệm, có khả năng áp dụng trong thực tế,
hoặc giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô tại cơ sở, tối đa 10 điểm.
3. Sáng kiến được áp dụng mang lợi ích thiết thực (điểm tối đa là 30).
- Hiệu quả kinh tế:
+ So sánh các chỉ tiêu tiết kiệm đạt được trên cơ sở kết quả thử nghiệm, áp
dụng thử các giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến với giải pháp đã biết (đã có),
tối đa 10 điểm.
+ Phân tích, đánh giá những lợi thế có thể đạt được khi áp dụng giải pháp đề nghị
xét công nhận sáng kiến vào thực tiễn đời sống, sản xuất, tối đa 10 điểm.
- Hiệu quả xã hội, môi trường: Nâng cao điều kiện an toàn lao động, điều kiện
công tác; hoặc góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ an toàn cơ quan, tài liệu, tài sản;
hoặc cải thiện điều kiện sống, làm việc; hoặc bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao
hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tạo môi trường vui
chơi, giải trí lành mạnh giúp con người phát triển thể chất và trí tuệ hoặc góp phần tiết
kiệm tài nguyên, góp phần phòng, chống thiên tai, hoặc góp phần cải tạo, bảo vệ môi
8


trường …, tối đa 10 điểm.
Tổng cộng:
Phú Bình, ngày
tháng
năm
Người chấm điểm
(Ký, ghi rõ họ, tên)


9



×