Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Đề tài tiểu luận quản lý nhà nước nghạch chuyên viên Giải quyết khiếu nại trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.03 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, một
trong những lĩnh vực công việc nhạy cảm và được nhiều người quan tâm nhất hiện
nay đó là cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định
hành chính và hành vi hành chính của cơ quan, cá nhân công chức khi thực thi
công vụ. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, đúng cấp, đúng
thẩm quyền không những tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức, tiền của của
Nhà nước, đảm bảo lợi ích chính đáng của cơng dân, mà cịn góp phần hạn chế
khiếu nại vượt cấp tràn lan, ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội, xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan
Nhà nước. Góp phần vào việc ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí
của cơng, tệ sách nhiễu, gây phiền hà cho công dân khi giải quyết công việc. Mặt
khác, nhằm góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu cải cách nền hành chính quốc
gia dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có
hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ làm
cơng tác thanh tra nói riêng có phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu của công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước
đã tập trung thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh . Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng
thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Muốn
thực hiện đầu tư đạt hiệu quả cao, một trong những khâu được xem là quan trọng
nhất, cần phải tập trung thực hiện tốt, đó là khâu giải phóng mặt bằng và giải quyết
các khiếu nại có liên quan đến việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng để
đẩy nhanh tiến độ triển khai thi cơng, sớm hồn thành cơng trình, đưa vào sử
dụng.
Là một cán bộ đang cơng tác trong ngành Thanh tra và tham gia lớp Bồi
dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước; Xuất phát từ nhiệm vụ công tác được giao và
vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn công tác, tôi đã lựa chọn tình
huống: “Giải quyết khiếu nại trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng”
để làm bài tiểu luận cuối khoá lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước.
PHẦN NỘI DUNG


I. MƠ TẢ TÌNH HUỐNG


Năm 2015, UBND huyện Phú Bình triển khai xây dựng cơng trình Chợ X,
huyện Phú Bình và giao cho Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện phối hợp
với các cơ quan chuyên môn tham mưu xây dựng phương án bồi thường giải
phóng mặt bằng dự án Chợ X.
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật và các Quyết
định của UBND huyện Phú Bình về việc thu hồi đất của các họ gia đình, cá nhân
để sử dụng vào mục đích xây dựng chợ X, huyện Phú Bình, ngày 18/9/2015
UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3282/QĐ-UBND phê duyệt Phương án
dự toán tạm tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng cơng trình chợ
X, huyện Phú Bình với tổng kinh phí: 1.640.561.000 đồng.
Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1965, thường trú tại xóm A, xã X, huyện Phú
Bình là một trong những hộ gia đình có đất nằm trong phạm vi phải thu hồi để
thực hiện dự án. Ngày 16/10/2015 UBND huyện Phú Bình có Quyết định số 3389
về việc thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích xây dựng
cơng trình chợ X, huyện Phú Bình. Theo đó, bộ bà T bị thu hồi 2.196,3 m 2 đất
nông nghiệp tại 12 thửa đất thuộc tờ BĐĐC số 7, xã X, huyện Phú Bình. Theo
phương án dự tốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng cơng trình
chợ X, hộ bà T được nhận tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là: 654.872.000 đồng.
Bà T đã nhận đầy đủ số tiền 654.872.000 đồng do Hội đồng bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư chi trả đồng thời có đơn khiếu nại phương án bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư dự án xây dựng cơng trình chợ X gửi UBND huyện Phú Bình, nội
dung khơng nhất trí với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cụ thể:
Thứ nhất, hộ bà T bị thu hồi 100% đất sản xuất nông nghiệp nhưng chưa
được hỗ trợ ổn định đời sống với mức hỗ trợ là 30 kg gạo/người x 12 tháng.
Thứ hai, bà T khơng nhất trí với phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
và tạo việc làm bằng tiền mà yêu cầu được hỗ trợ bằng một lô đất ở hoặc một lô
đất sản xuất kinh doanh và hoàn trả phần hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo

việc làm bằng tiền mà bà đã nhận.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TÌNH HUỐNG
1. Các căn cứ lý luận, pháp luật của vấn đề đặt ra trong tình huống.
Hồ sơ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với hộ bà Nguyễn Thị T
do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện quản lý gồm có:


+ Sổ hộ khẩu;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Bản kiểm kê chi tiết đất đai đối với diện tích đất bị thu hồi của hộ bà T;
+ Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 16/10/2015 về việc thu hồi đất của
hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích xây dựng cơng trình chợ X, huyện
Phú Bình;
+ Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày18/9/2015 phê duyệt Phương án dự
toán tạm tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng cơng trình chợ X,
huyện Phú Bình;
+ Thông báo số 151/TB-UBND ngày 25/06/2016 về kết quả tiếp công dân
tháng 6 năm 2016;
+ Công văn số 178/UBND-BGPMB ngày 16/7/2016 của UBND huyện về
việc trả lời đơn của công dân.
2. Phân tích, đối chiếu các q trình, hành vi của các chủ thể liên quan
tới hậu quả xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong tình huống với chủ trương, đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của địa phương, cơ
quan, đơn vị.
Căn cứ vào đơn khiếu nại, Ủy ban nhân dân huyện đã giao cho cơ quan
Thanh tra huyện kiểm tra, xác minh và tham mưu cho UBND huyện giải quyết nội
dung khiếu nại theo quy định.
Thanh tra huyện đã thu thập, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ việc, tổ chức làm
việc với bà Nguyễn Thị T và các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan thì vụ việc
của bà T đã được cơ quan chuyên môn xem xét và UBND huyện trả lời bằng văn

bản. Kết quả kiểm tra quá trình giải quyết như sau:
Căn cứ vào hồ sơ do Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện cung cấp,
bà T đã có nhiều đơn đề nghị xem xét phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng dự án cơng trình xây dựng chợ X, huyện Phú Bình đối với gia đình bà,
UBND huyện đã có các cơng văn trả lời các đề nghị của bà T. Tại các văn bản trả
lời các nội dung đề nghị của bà T là khơng có cơ sở nên khơng được xem xét giải
quyết nhưng bà T khơng nhất trí và tiếp tục có đơn khiếu nại gửi cho cơ quan chức
năng các cấp.
Việc giải quyết các nội dung đề nghị của bà T như sau:


2.1.Về mức hỗ trợ ổn định đời sống.
Theo Khoản 7, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
về bồi thường, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất quy định: “Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả hỗ trợ quy định tại
điều này cho phù hợp với thực tế tại địa phương”.
Theo Khoản 1, Điều 16 Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014
của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quy định:
“1. Hỗ trợ ổn định đời sống:
Việc hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT được thực hiện
như sau:
a) Trường hợp thu hồi dưới 30% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì
được hỗ trợ trong thời gian 03 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời
gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng.
b) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì được
hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian

12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng.
c) Trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì
được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu khơng phải di chuyển chỗ ở và trong thời
gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng;
d) Diện tích đất thu hồi quy định tại Điểm a, b, c Khoản này được xác định
theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
đ) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản này
được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ thường trong 01 tháng theo thời giá
trung bình tại thời điểm hỗ trợ do Sở Tài chính cơng bố”.


Theo đó UBND huyện Phú Bình đã phê duyệt phương án dự tốn bồi
thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của cơng trình, trong phương án đã tính đủ
mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với diện tích đất nơng nghiệp đã bị
thu hồi của gia đình bà T, tổng mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:
12.433.200 đồng.
Tại công văn số 178/UBND-BGPMB ngày 16/7/2016, UBND huyện đã trả
lời việc bà T đề nghị được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất bằng 30kg
gạo/người x 12 tháng là khơng có cơ sở để xem xét giải quyết.
2.2. Về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
Theo Khoản 1, Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
về bồi thường, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất quy định: “Mức hỗ trợ cụ thể
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương”.
Theo Khoản 1, Điều 17 Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014
của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quy định:

“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các
Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường
hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh,
lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng
trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền
thì ngồi việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nơng nghiệp thu hồi
cịn được hỗ trợ bằng tiền.
Mức hỗ trợ bằng 3 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất
do Ủy ban nhân dân tỉnhcơng bố đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu
hồi; diện tích được hỗ trợ khơng vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định
tại Điều 129 Luật Đất đai.”
Đối chiếu quy định trên với với tình hình thực tế tại địa phương do dự án
cơng trình xây dựng chợ X khơng có quỹ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
nên không thể thực hiện phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
bằng một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp. Vì vậy, UBND huyện đã
phê duyệt phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo hình
thức hỗ trợ bằng tiền với mức bằng 3 lần giá đất nơng nghiệp đối với diện tích đất
nơng nghiệp đã bị thu hồi. Theo đó số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo


việc làm đối với gia đình bà T là: 217.756.000 đồng, hộ bà T đã nhận đủ số tiền
trên.
Tại công văn số 178/UBND-BGPMB ngày 16/7/2016, UBND huyện đã trả
lời việc bà T đề nghị được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng
một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sẽ không được thực hiện.
Tuy nhiên, bà T khơng nhất trí với cơng văn trả lời của UBND huyện. Do
vậy, bà T đã có đơn khiếu nại phương án dự tốn bồi thường, giải phóng mặt bằng
dự án xây dựng chợ X đã được phê duyệt.
Như vậy căn cứ vào quá trình giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền về
việc khiếu nại của bà T là tương đối cụ thể và phù hợp với các quy định của pháp

luật về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là với quá
trình giải quyết như vậy tại sao bà T vẫn khơng nhất trí và tiếp tục khiếu nại làm
cho vụ việc kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình chợ X,
tốn kém nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của cả cơ quan Nhà nước và của cơng
dân?
III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân.
Thứ nhất, chúng ta thấy rằng việc đề nghị được hỗ trợ một lô đất để sản
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là đề nghị chính đáng của hộ gia đình bà T vì hộ
bà T là hộ sản xuất nông nghiệp, khi thực hiện dự án, tồn bộ diện tích đất trồng
lúa của gia đình bị thu hồi nên tạo ra tâm lý lo lắng vì khơng có ruộng canh tác để
duy trì cuộc sống, vì vậy nên gia đình bà T phải chuyển sang công việc kinh doanh
mà trước hết bà cần có địa điểm để kinh doanh.
Thứ hai, trong q trình thực thi công vụ các cơ quan, đơn vị đặc biệt là cá
nhân các cán bộ, công chức trực tiếp tiếp xúc với người dân chưa chú trọng đúng
mức công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, dẫn đến việc người dân
chưa hiểu đúng trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mình, hoặc vì quá bức xúc đã
cố tình khơng hiểu để kéo dài thêm việc khiếu nại, gây khó khăn cho các cơ quan
quản lý nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết, các cơ quan này lại khơng
có sự phối kết hợp để tổ chức đối thoại trực tiếp với công dân theo quy định của
Luật khiếu nại. Thơng qua đó có thể trả lời những thắc mắc của người dân, nắm
bắt được gốc rễ của vấn đề mà người dân khiếu nại, đồng thời hiểu được tâm tư
nguyện vọng để giải thích cho bà T thơng suốt vấn đề. Chính vì thế mà vụ việc
càng kéo dài, dây dưa, không giải quyết dứt điểm một cách thấu tình đạt lý.


Thứ ba, việc giải quyết của cấp có thẩm quyền là đúng với quy định của
pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, do điều kiện
kinh tế của địa phương cịn khó khăn, trong vụ việc này địa phương chưa bố trí

nguồn quỹ tái định cư, quỹ đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp để hỗ trợ đối
với các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đảm bảo lợi ích chính đáng của công
dân.
2. Hậu quả.
- Về phía công dân: bà T đã phải đi lại rất nhiều nơi và gửi đơn khiếu nại
đến rất nhiều cơ quan khác nhau đã làm mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của,
tạo nên sự bức xúc về mặt tâm lý. Mặt khác việc bà đi đến nhiều cơ quan có thẩm
quyền để khiếu nại đã phần nào làm ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, tạo dư luận
không tốt và làm giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân đối với các cơ quan Nhà
nước và đội ngũ cán bộ, cơng chức.
- Về phía cơ quan Nhà nước: Việc để công dân gửi đơn khiếu nại rất nhiều
lần tới nhiều cơ quan khác nhau về một vấn đề đã được giải quyết tương đối phù
hợp với các quy định của pháp luật đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả làm
việc, uy tín của cơ quan Nhà nước, năng lực làm việc, uy tín của cán bộ, cơng
chức, lãng phí rất nhiều thời gian, tiền bạc của nhà nước. Đó cũng là hệ quả tất yếu
của sự vận dụng máy móc, thiếu sáng tạo các kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ của
cán bộ, công chức trong việc giải quyết và xử lý một tình huống cụ thể.
IV. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Thơng qua việc phân tích nguyên nhân, đánh giá kết quả từ việc giải quyết
khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền đối với khiếu nại của bà T. Chúng ta phải
xác định rõ cách thức xử lý tình huống, xây dựng các phương án giải quyết nhằm
đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết dứt điểm vụ việc, không để tình trạng
khiếu nại kéo dài tràn lan, vượt cấp, tránh những bức xúc khơng đáng có, đảm bảo
quyền và lợi ích chính đáng cho công dân nhất là đối với những đối tượng chính
sách xã hội. Mặt khác, giải quyết dứt điểm được vụ việc một cách thấu tính, đạt lý
đó cũng là cách để các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và Cơ quan Thanh tra
nói riêng giữ vững vai trị “cầm cân nảy mực” của mình, củng cố lòng tin của nhân
dân đối với các cơ quan Nhà nước.



IV. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Phương án thứ nhất.
Kiểm tra, rà sốt lại toàn bộ, hồ sơ về việc kê khai, kiểm đếm chi tiết và
phương án dự toán bồi thường, giải phóng mặt bằng cơng trình xây dựng chợ X
đối chiếu với các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
Trong trường hợp phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã
được UBND huyện Phú Bình phê duyệt đúng, phù hợp với các quy định của pháp
luật hiện hành thì cơ quan Thanh tra huyện tham mưu cho UBND huyện giải quyết
vụ việc theo hướng: Không chấp nhận nội dung khiếu nại của bà T vì phương án
dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng chợ X, huyện Phú Bình
đã đảm bảo quyền và lợi ích của bà T theo quy định và phù hợp với tình hình thực
tế tại địa phương.
Đối với phương án này có ưu điểm là khẳng định cách giải quyết, các văn
bản trả lời của UBND huyện là hoàn toàn đúng đắn, đảm bảo được quyền và lợi
ích hợp pháp của cơng dân. Tuy nhiên vẫn không giải quyết triệt để vấn đề bức
xúc về mặt tâm lý.
2. Phương án thứ hai.
Song song với quá trình kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ hồ sơ vụ việc cũng như
quá trình giải quyết trả lời của UBND huyện trước đó để đánh giá về việc giải
quyết đã phù hợp chưa. Mặt khác, cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải tổ chức
một buổi đối thoại trực tiếp với cơng dân, trong đó thành phần tham gia gồm có
các cơ quan chun mơn có liên quan và bà T để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
bà H, tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến việc bà T khiếu nại kéo dài. Đồng thời
phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể tuyên tuyền, vận động, phân tích
để bà T thấy được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với gia đình bà
là đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nguyện vọng
của gia đình bà T là chính đáng nhưng do điều kiện thực tế tại địa phương cịn
nhiều khó khăn nên khơng thể thực hiện. Phân tích cụ thể tình tiết vụ việc dựa trên

cơ sở các quy định của pháp luật để bà T thấy được quyền lợi của bà T đã được
giải quyết theo quy định của pháp luật.


Cùng với việc tun truyền vận động cần có chính sách phù hợp đối với hộ
gia đình bà T tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm để ổn định đời
sống như khi dự án xây dựng chợ X hồn thành sẽ bố trí cho hộ gia đình bà T được
thuê 01 ki ốt bán hàng ở vị trí thuận lợi với mức giá hợp lý theo nguyện vọng của
gia đình bà T.
Từ đó vận động, thuyết phục bà T rút đơn khiếu nại, chấm dứt việc khiếu nại
kéo dài và tạo tâm lý yên tâm làm việc ổn định đời sống cho gia đình bà T.
Đối với phương án này có tính khả thi. Bởi việc tổ chức một buổi đối thoại
trực tiếp giữa các cơ quan chun mơn có thẩm quyền giải quyết liên quan với cá
nhân công dân đã tạo niềm tin và tâm lý thoải mái, dân chủ cho họ khi tiếp xúc
làm việc với cơ quan Nhà nước. Chính sự thoải mái tâm lý đó sẽ làm cho hiệu quả
của q trình vận động, thuyết phục người dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ về cách giải
quyết của cơ quan Nhà nước được nâng lên một bước, bản thân họ sẽ tự nhận thức
được sự thấu tình, đạt lý trong các quyết định hành chính đó. Mặt khác, khi có sự
tham gia của chính quyền địa phương cấp xã, xóm trong việc vận động, tuyên
truyền sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Chính sách ưu đãi dành cho gia đình bà T là
việc làm hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà T và nhận
được sự đồng tình của các cấp cũng như tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Xuất phát từ những nhận định và đánh giá trên đây, tơi lựa chọn phương án
giải quyết thứ hai vì đây là phương án giải quyết tối ưu nhất và đạt được mục tiêu
đề ra là giải quyết dứt điểm được vụ việc, chấm dứt tình trạng khiếu nại kéo dài
của công dân.
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ
ĐƯỢC LỰA CHỌN
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị T, UBND huyện Phú

Bình đã giao cho cơ quan Thanh tra huyện kiểm tra, xác minh nội dung đơn khiếu
nại của bà T về phương án dự tốn bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây
dựng cơng trình chợ X. Thanh tra huyện đã tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập
nghiên cứu hồ sơ, tài liệu đối chiếu với các quy định của pháp luật về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư. Kết quả như sau:


Qua kiểm tra, xác minh cho thấy: Hộ bà Nguyễn Thị T có 5 nhân khẩu, là hộ
sản xuất nơng nghiệp khơng phải hộ kinh doanh. Diện tích đất gia đình đang sử
dụng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 5.328 m 2, trong đó đất ở:
300 m2, đất nông nghiệp: 5.028 m2. Khi thực hiện dự án xây dựng cơng trình chợ
X, huyện Phú Bình, gia đình bà bị thu hồi 2.169,3 m 2 đất nơng nghiệp (tồn bộ
diện tích đất trơng lúa và trồng màu). Hiện tại gia đình chỉ cịn lại đất ở và một
phần đất vườn trồng cây hàng năm.
Theo phương án dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng
cơng trình chợ X đã được phê duyệt, hộ bà T được nhận tổng tiền bồi thường, hỗ
trợ là: 654.872.000 đồng, trong đó: bồi thường đất nơng nghiệp: 327.937.000
đồng; bồi thường, hỗ trợ đất vườn chung thửa với đất ở nông thôn: 180.413.000
đồng; bồi thường, hỗ trợ tài sản: 110.850.000 đồng; bồi thường, hỗ trợ cây cối:
35.672.000 đồng.
Việc lập phương án dự tốn bồi thường giải phóng mặt bằng đối với hộ bà T
về nội dung hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và
tạo việc làm như sau:
Theo Khoản 7, Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
về bồi thường, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất quy định: “Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả hỗ trợ quy định tại
điều này cho phù hợp với thực tế tại địa phương”.
Theo Khoản 1, Điều 16 Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014
của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quy định:

“1. Hỗ trợ ổn định đời sống:
Việc hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT được thực hiện
như sau:
a) Trường hợp thu hồi dưới 30% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì
được hỗ trợ trong thời gian 03 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời
gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng.


b) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì được
hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian
12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn thì thời gian hỗ trợ là 24 tháng.
c) Trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng thì
được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời
gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 36 tháng;
d) Diện tích đất thu hồi quy định tại Điểm a, b, c Khoản này được xác định
theo từng quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;
đ) Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản này
được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ thường trong 01 tháng theo thời giá
trung bình tại thời điểm hỗ trợ do Sở Tài chính cơng bố”.
Theo đó UBND huyện Phú Bình đã phê duyệt phương án dự toán bồi
thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của cơng trình, trong phương án đã tính đủ
mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất đối với diện tích đất nơng nghiệp đã bị
thu hồi của gia đình bà T, tổng mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất:

12.433.200 đồng là đúng quy định của pháp luật.
Theo Khoản 1, Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định
về bồi thường, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất quy định: “Mức hỗ trợ cụ thể
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương”.
Theo Khoản 1, Điều 17 Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 22/8/2014
của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên quy định:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các
Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường
hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh,
lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng
trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền


thì ngồi việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nơng nghiệp thu hồi
cịn được hỗ trợ bằng tiền.
Mức hỗ trợ bằng 3 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất
do Ủy ban nhân dân tỉnhcơng bố đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu
hồi; diện tích được hỗ trợ khơng vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định
tại Điều 129 Luật Đất đai.”
Đối chiếu quy định trên với với tình hình thực tế tại địa phương do dự án
cơng trình xây dựng chợ X khơng có quỹ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
nên không thể thực hiện phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
bằng một suất đất sản xuất, kinh doanh phi nơng nghiệp. Vì vậy, UBND huyện đã
phê duyệt phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo hình
thức hỗ trợ bằng tiền với mức bằng 3 lần giá đất nơng nghiệp đối với diện tích đất
nơng nghiệp đã bị thu hồi. Theo đó số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo
việc làm đối với gia đình bà T là: 217.756.000 đồng là đúng quy định của pháp
luật và tình hình thực tế tại địa phương.
Căn cứ vào q trình kiểm tra, rà sốt, xác minh và thu thập chứng cứ. Ủy

ban nhân dân huyện Phú Bình với thành phần tham dự gồm có lãnh đạo UBND
huyện, lãnh đạo và chuyên viên Thanh tra huyện, lãnh đạo các cơ quan chun
mơn có liên quan và bà Nguyễn Thị T đã tổ chức buổi đối thoại thông qua báo cáo
xác minh nội dung khiếu nại và giải đáp các thắc mắc của bà T về các nội dung
liên quan đến phương án bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng chợ X,
huyện Phú Bình.
Sau khi thông qua báo cáo kết quả xác minh và nghe ý kiến của các thành
phần tham gia buổi làm việc và ý kiến, nguyện vọng của bà T, đồng chí chủ toạ
đưa ra kết luận hội nghị:
Thứ nhất, về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại: UBND huyện đã đảm bảo
đúng trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại của bà T theo quy định của Luật Khiếu
nại và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ hai, nhất trí với nội dung báo cáo kết quả xác minh: Phương án dự tốn
bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng cơng trình chợ X đối với
hộ bà T là đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương.


Thứ ba, khi dự án hoàn thành sẽ ưu tiên cho hộ bà T thuê 01 ki ốt bán hàng
ở vị trí thuận lợi với mức giá hợp lý để ổn định cuộc sống.
Trên cơ sở đó cơ quan Thanh tra huyện đã kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện Phú Bình ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu: Không
chấp nhận nội dung khiếu nại của bà Nguyễn Thị T khiếu nại về phương án dự
toán bồi thường giải phóng mặt bằng dự án xây dựng chợ X đã được phê duyệt vì
phương án dự tốn là đúng với quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Công tác giải quyết khiếu nại là một trong những nội dung quan trọng của

quản lý nhà nước, nó vốn là vấn đề phức tạp nhạy cảm tác động đến nhiều đối
tượng trong đời sống xã hội. Nếu giải quyết kịp thời đúng chính sách pháp luật các
khiếu nại của công dân sẽ tạo ra một động lực lớn đó là sức mạnh đồn kết của
nhân dân, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh
Trong thời gian qua việc giải quyết khiếu nại của công dân đã được Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm giải quyết kịp thời và đã đạt được những kết quả nhất
định; Góp phần ổn định tình hình xã hội và phục vụ tốt cho việc thực hiện những
nhiệm vụ chính trị trên cả nước. Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại còn những
tồn tại như giải quyết chưa kịp thời, còn để một số vụ việc kéo dài, khiếu nại tồn
đọng còn khá nhiều. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến khiếu nại vượt cấp
đông người, phức tạp, … ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự chung tại các địa
phương trong cả nước. Việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo nhiều lúc, nhiều
nơi chưa được các cán bộ có thẩm quyền thực hiện đúng quy định của Pháp luật;
Người dân và một số các cơ quan, đơn vị, tổ chức còn chưa được cập nhật các
Luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách một cách kịp thời và đầy đủ
nên dẫn đến việc khiếu nại đôi khi chưa đúng quy định, trình độ hiểu biết về pháp
luật của cá nhân, tổ chức cịn rất nhiều hạn chế thậm chí thiếu hiểu biết.


Vì vậy, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơng tác giải quyết khiếu nại,
thơng qua đó góp phần bảo đảm cho quyền khiếu nại của công dân được pháp luật
cơng nhận ln là vấn đề vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược của
tồn Đảng, tồn Dân.
2. Kiến nghị
2.1. Đổi mới nhận thức về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đây thực sự là một cơng cuộc cách mạng, địi hỏi phải có sự thay đổi triệt để
cả về nhận thức và trong hành động thực tiễn, nhằm xác lập mối quan hệ mật thiết
giữa Nhà nước với công dân, công dân với Nhà nước, giữa con người với pháp

luật.
Khi giải quyết phải coi trọng hình thức và phải đối thoại dân chủ, cơng khai
và thẳng thắn giữa cán bộ chủ chốt của địa phương với những người khiếu kiện.
Chú ý kết hợp chặt chẽ hài hoà các biện pháp giáo dục, thuyết phục, hoà giải trong
nhân dân, giữa nhân dân với Nhà nước.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan các cấp, các ngành trong
việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Luật Khiếu nại quy định thẩm
quyền giải quyết khiếu nại chủ yếu thuộc về thủ trưởng cơ quan và chủ tịch
UBND các cấp. Vì vậy, xác định nâng cao ý thức trách nhiệm của thủ trưởng cơ
quan các cấp, các ngành có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nhằm khắc phục tình
trạng các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc đùn đẩy trách nhiệm giải
quyết cho nhau, hoặc có hiện tượng coi thường cơng tác giải quyết khiếu nại,
không làm hết trách nhiệm của mình, xâm phạm quyền dân chủ của cơng dân.
2.2. Tổ chức tốt công tác tiếp dân.
Công tác tiếp dân là công tác thể hiện mối liên hệ trực tiếp giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Việc tiếp công dân nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc của
người dân về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Nếu tại đây công dân được đáp ứng nhu cầu, hiểu rõ về chính sách pháp
luật, biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì họ sẽ không thắc mắc, sẽ rút
đơn khiếu nại. Việc tiếp công dân của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là một yêu
cầu rất quan trọng. Nhưng thực tế nhiều khi đến lịch tiếp công dân, thủ trưởng cơ
quan phải đi công tác, nên khi công dân đến cơ quan, công sở thường phải đợi thủ
trưởng cơ quan về để được giải quyết công việc ngày càng nhiều, gây bức xúc kéo


dài, đồng thời đây lại là nơi tụ tập, trao đổi thơng tin rồi tìm kẽ hở để khiếu nại của
rất nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần phải
có quy chế chặt chẽ và nghiêm minh hơn nữa đối với việc thực hiện lịch tiếp công
dân của các thủ trưởng cơ quan chức năng.
2.3. Tăng cường tuyên truyền về Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và nâng cao

trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, quán triệt chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cần làm
tốt việc tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, thực
hiện việc khiếu nại một cách có trật tự, đúng pháp luật, đến đúng cơ quan có trách
nhiệm của địa phương. Những vụ việc cơ quan có thầm quyền đã giải quyết đúng
thì khẩn trương thi hành. Nếu người dân còn tiếp tục khiếu nại thì cấp uỷ, chính
quyền, đồn thể cần kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục để họ hiểu và
nghiêm túc thực hiện.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong giải quyết khiếu nại, sử dụng cán
bộ có năng lực, am hiểu pháp luật và có uy tín, trách nhiệm với nhân dân để chủ trì
việc giải quyết. Khi giải quyết thì giải quyết đến nơi đến chốn, tránh qua loa, đại
khái, đảm bảo công khai, dứt điểm.
Các cơ quan chuyên môn được giao trách nhiệm giải quyết phải xem xét kỹ
nội dung khiếu nại hoặc yêu cầu người khiếu nại phải trình bày rõ nội dung để xác
định và thụ lý theo đúng thẩm quyền giải quyết. Trước khi trình UBND các cấp
quyết định giải quyết, phải tổ chức hội nghị liên ngành chức năng xem xét một
cách thận trọng, tham mưu để chủ tịch UBND các cấp ra quyết định giải quyết
chính xác.
Trên đây là nội dung tiểu luận cuối khoá, đề tài: Giải quyết khiếu nại trong
cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Do thời gian hạn chế và những thiếu sót
về năng lực của bản thân nên rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cơ
giáo để bài viết được hoàn thiện hơn./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thanh tra năm 2010;
2. Luật Khiếu nại 2012;
3. Luật Đất đai năm 2003;
4. Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết một số điều

của Luật Khiếu nại;
5. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư;
6. Quyết định số 01/2010/NĐ-CP ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc ban hành quy định thược hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
7. Quyết định số 62/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm
2012.


MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU………………………………………………………...

1

NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
I. Mơ tả tình huống …………………………………………………...

2

II. Phân tích cơ sở lý luận và thực tế của vấn đề …………………...
1. Các căn cứ lý luận, pháp luật của vấn đề ………………………...

3

2. Phân tích, đối chiếu các quá trình hành vi của chủ thể liên quan tới
hậu quả xảy ra……………………………………………………..


3

III. Xác định mục tiêu ……. …………………………………………

7

IV. Đề xuất biện pháp xử lý, giải quyết …………………………......

8

1. Phương án thứ nhất………………………………………………..

8

2. Phương án thứ hai………………………………………………….

8

V. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án …………………….

9

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
I. Kết luận ……………………………………………………………..

14

II. Kiến nghị …………………………………………………………..


14



×