Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VIRUS gây BỆNH đốm TRẮNG TRÊN tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.04 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
----o0o----

BỆNH HỌC THỦY SẢN
Chuyên đề:

VIRUS GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM
GVHD: Nguyễn Hồng Linh
SVTH:
Nguyễn Thị Tuyết Vân
Phạm Thị Tuyết Nhung
Nguyễn Duy Khánh
Nguyễn Phát Đạt
Lê Anh Đăng
Thạch Thanh Tùng
Tăng Trí Thọ
Trần Trí Trọng
Lớp: Nông Học - K16

Vĩnh Long, 10/2018.
1


LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ tr ợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián ti ếp của mọi người. Trong su ốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, chúng em đã nhận được r ất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Chúng em xin gửi
đến thầy cô của khoa hoa học nông nghiệp cùng với tri th ức và tâm huy ết của


mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báo cho chúng em trong th ời gian h ọc tập
tại trường. Chúng em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Hồng Linh đã tận tình
hướng dẫn nhiệt tình cho chúng em. Do trình độ lí luận cũng như kinh ngi ệm
thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh được những thi ếu sót,
chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báo của cô và các b ạn
để kiến thức được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Vĩnh Long, ngày 12 tháng 10 năm 2018

Nhóm sinh viên thực hiện

MỤC LỤC
CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG II ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................2
CHƯƠNG III TỔNG QUAN............................................................................................................3
3.1 Bệnh đốm trắng....................................................................................................................... 3
3.1.1 Lịch sử......................................................................................................................................... 3
3.1.2 Dấu hiệu bệnh tích...............................................................................................................3
3.2 Virus đốm trắng........................................................................................................................4
3.2.1 Phân loại và tên gọi............................................................................................................. 4
3.2.2 Hình thái..................................................................................................................................... 4
3.2.3 Cấu trúc...................................................................................................................................... 5
3.3 Quá trình phát sinh bệnh của virus đốm trắng......................................................5
3.3.1 Cơ chế xâm nhiễm................................................................................................................5
3.3.2 Cơ chế lây lan.......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG IV CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG...............................................................6


4.1 Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống.........................................................6
4.2 Chọn tôm giống khỏe mạnh..............................................................................................7

4.3 Đảm bảo môi trường nuôi ổn định...............................................................................8
4.4 Sử dụng chế phẩm vi sinh...................................................................................................8
4.4.1 Đặc tính có lợi của probiotic và prebiotic.................................................................8
4.4.1a. Tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột......................................................................8
4.4.1b. Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.....................................................................8
4.4.1c. Khả năng kháng bệnh..........................................................................................................9
4.4.1d. Sự hấp thu dinh dưỡng........................................................................................................9
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................10
6.1 Kết luận...................................................................................................................................... 10
6.2 Khuyến nghị..............................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌ
Hình 1.1 Phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm.....................................................................1Y
Hình 3.1 Tôm bị bệnh đốm trắng (Vlak, 2005)......................................................................4
Hình 3.2 Hình thái của virus đốm trắng quan sát dưới kính hiển vi đi ện tử
(Vlak, 2005)

Hình 4.1 Sau khi xử lý Chlorine phải phơi ao và chạy quạt để làm mất hết dư
lượng trong nước................................................................................................................................ 6
Hình 4.2 Giống tôm sú sạch bệnh................................................................................................8


CHƯƠNG I LỜI MỞ ĐẦU
Ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đã phát tri ển khá mạnh và đ ạt đ ược nh ững
kết quả đáng kể góp phần không nhỏ trong GDP của cả n ước. Đến nay, Ngành
thủy sản đã và đang phát triển như một ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò và đóng
góp ngày càng to lớn cho đất nước, trở thành ngành kinh tế quan tr ọng trong nền
kinh tế quốc dân, đóng góp xứng đáng vào sự phát tri ển kinh t ế xã h ội cũng nh ư

đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Để đạt những kết qu ả đáng k ể nh ư
hiện nay thì ngành nuôi trồng thủy sản đã đề ra những bi ện pháp tích c ực đ ể
tăng sản lượng và diện tích nuôi trồng: thâm canh, luân canh, tăng năng su ất m ở
rộng
Bên cạnh những lợi ích và biện pháp tích cực mang lại, môi trường nuôi thủy sản
ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng điều này dẫn đến hệ quả nghiêm tr ọng là
phá hủy môi trường sinh thái của các sinh vật thủy sinh, là nguyên nhân khi ến
dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là các bệnh do vi sinh vật gây ra
Để giải quyết một phần khó khăn do bệnh trên tôm cá ngày càng tràn lan, nhóm
quyết định thực hiện chuyên đề VIRUS GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN TÔM
mong muốn tìm hiểu nhiều hơn và mang những kiến thức nhóm có được trao
đổi về căn bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm hi ện tại, từ đó
tìm ra cách phòng và khắc phục hậu quả của căn bệnh này

Hình 1.1 Phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm

Nguồn: Internet

1


CHƯƠNG II ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát tri ển kinh t ế c ủa Vi ệt
Nam. Theo đà phát triển của thế giới, ngành nuôi tôm Việt Nam đang phát tri ển
mạnh mẽ ở nhiều địa phương nhất là ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên trong tình
hình biến đổi khí hậu và dịch bệnh diễn ra phức tạp người nuôi tôm đang đ ối
mặt với rất nhiều khó khăn. Một số loại vius đã gây chết tôm hàng lo ạt, trong đó
virus gây hội chứng đốm trắng (White spot syndrome virus, WSSV) gây h ại nhi ều
nhất (tỉ lệ chết rất cao > 80%) trong khi chưa có thuốc trị hi ệu quả (Nguy ễn
Mạnh Hùng, 1996). Ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2001 tôm sú chết hàng

loạt do bệnh đóm trắng trên diện rộng. Thiệt hại từ “đại dịch tôm sú’' v ới h ơn
20.854 ha bị thiệt hại. Bệnh đốm trắng được nghiên cứu cả về bệnh tích lẫn các
phương pháp chuẩn đoán bệnh (PCR). Mục đích của nhóm nhằm xác định các
yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm trong đó y ếu
tố do virus gây ra là đặc biệt nghiêm trọng nên nhóm ưu tiên nghiên c ứu v ề y ếu
tố này. Nhóm mong muốn chuyên đề này có thể đề ra một số biện pháp phòng
ngừa hiệu quả, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm.

2


CHƯƠNG III TỔNG QUAN
3.1 Bệnh đốm trắng
3.1.1 Lịch sử
Virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV) là một trong những nhóm virus được x ếp
vào nhóm virus gây chết cấp tính trên tôm nuôi. Mặc dù bệnh đ ốm tr ắng xu ất
hiện đầu tiên vào năm 1992 tại Đài Loan, nhưng bằng chứng cụ th ể lần đ ầu tiên
về căn bệnh này và tác nhân gây bệnh được biết vào năm 1993. Sự bùng n ổ căn
bệnh này xảy ra ở Nhật Bản và ở các trang trại nuôi tôm Penaeus japonicus.
Trong dịch bệnh này, tỷ lệ tôm chết cao được tìm thấy trong tất cả các trang tr ại
nuôi tôm có nhập khẩu tôm giống từ Trung Quốc, một s ố tác gi ả cho r ằng virus
có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một năm sau đó, một nhóm nghiên c ứu viên Trung
Quốc đã xác nhận bệnh đốm trắng (WSD) hiện diện ở Trung Qu ốc vào đầu năm
1993 (Zhang và ctv, 1998), chính điều này đã giải thích được đi ểm khởi đầu bùng
nổ dịch bệnh. Năm 1994, sự hiện diện của WSSV đã có ở hầu h ết các qu ốc gia có
nuôi tôm ở châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Ấn Độ… Ở Việt Nam, vào tháng 2 năm 1994, tại huy ện Bình Đ ại,
huyện Thạnh Phú – tỉnh Bến Tre và tháng 3 đến tháng 4 năm 1994 tại các đ ầm
nuôi ở huyện Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh đã phát hiện tôm bị bệnh đốm tr ắng
chết hàng loạt sau 30 – 40 ngày nuôi (Lý Thị Thanh Loan, 2003)

3.1.2 Dấu hiệu bệnh tích
a. Dấu hiệu bên ngoài
Tôm nhiễm bệnh xuất hiện dấu hiệu đỏ thân cùng v ới đ ốm tr ắng bên trong l ớp
vỏ đầu ngực, các đốm trắng có kích thước từ 0,5 đến 2 mm xuất hi ện đầu tiên
trên lớp vỏ đầu ngực và ở đốt đuôi cuối cùng (Chou và ctv, 1995; Kou và ctv,
1998). (Hình 3.1A)
Tôm bị bệnh đốm trắng dễ dàng phát hiện ở tôm nhỏ và sắp trưởng thành.
b. Dấu hiệu bên trong
Tế bào tôm bị bệnh đốm trắng có hiên trong nhân (Chou và ctv, 1995). Gan tụy
trong nhân có màu trắng vàng và trở nên dòn hơn
Dấu hiệu đặc trưng về mô bệnh học là sự xuất hiện của các th ể vùi Crowdry
type A trong nhân trương (Lightner, 1996) (Hình 3.1B)

3


Hình 3.1 Tôm bị bệnh đốm trắng (Vlak, 2005)

3.1 A: Các dấu hiệu lâm sàng (đỏ thân và xuất hiện đốm trắng)
3.1 B: Tế bào nhiễm đốm trắng bị trong nhân
3.2 Virus đốm trắng
3.2.1 Phân loại và tên gọi
Sự phân loại của WSSV thì không rõ ràng. Trong nh ững năm đ ầu thì WSSV đ ược
phân vào họ Baculoviradae, họ phụ là Nudibaculovirinae do hình thái và cấu trúc
genome của nó (Wang và ctv, 1995; Wongsteerasupaya và ctv, 1995). Tuy nhiên,
sáu báo cáo trong Hội đồng phân loại học virus quốc tế (ICTV) đã ph ủ nh ận h ọ
phụ này. Do WSSV không có quan hệ với nguồn gốc của Baculovirus được chứng
minh qua sự phân tích hệ thống phát sinh loài, nên một nhóm nghiên cứu đã đ ề
nghị là tạo ra một họ mới, là Whispovirus (van Hulten, 2001)
Hiện nay, virus đốm trắng thuộc họ Nimaviridae, giống Whispovirus, tên gọi là

virus đốm trắng (White Spot Syndrome Virus)
Hiện nay trên thế giới đã thống nhất tên gọi của virus gây bệnh đ ốm tr ắng là
White Spot Syndrome Virus.
3.2.2 Hình thái
Vỏ WSSV là những tiểu phần đối xứng, có hình ellipse hoặc hình que, không t ạo
thể ẩn, đường kính từ 120 – 150 nm, chiều dài từ 270 – 290 nm. WSSV có m ột
phần phụ giống như đuôi ở điểm cuối của vỏ. Một số loại nucleocapsid cá bi ệt
có đường kính từ 65 – 70 nm, chiều dài từ 300 – 350 nm (Van Hulten và các ctv,
2001)

4


A

B

Hình 3.2 Hình thái của virus đốm trắng quan sát dưới kính hiển vi điện tử (Vlak,
2005)

3.2 (A): phần vỏ
3.2 (B): nuclocapsid
3.2.3 Cấu trúc
Cấu trúc của virus đốm trắng gồm có 3 phần: màng bao (envelope), nucleocapsid
và vật chất di truyền
3.3 Quá trình phát sinh bệnh của virus đốm trắng
3.3.1 Cơ chế xâm nhiễm
Cơ quan đích của virus đốm trắng:
Trong giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm, virus đốm tr ắng xâm nh ập vào d ạ
dày, mang, biểu bì, những mô liên kết của gan tụy. Ở giai đo ạn sau đó là c ơ quan

bạch huyết, mô cơ, mô tạo máu, tim, đoạn ruột sau, và một s ố ph ần của ru ột
giữa. Hệ thần kinh và những cặp mắt kép chỉ bị nhiễm ở giai đoạn cuối. Như vậy,
dạ dày, mang, biểu bì, cơ quan bạch huyết, mô tạo máu bị nhi ễm rất n ặng ở giai
đoạn cuối (Hendrik Marks, 2005).
3.3.2 Cơ chế lây lan
Quá trình truyền lây xảy ra khi mầm bệnh được truyền từ nguồn bệnh (cá th ể
bệnh, yếu tố truyền lây, trực tiếp từ môi trường ngoài) vào cơ thể cá th ể kh ỏe,
lúc này cá thể đã bị nhiễm bệnh. Mầm bệnh WSSV có th ể truyền lan theo hai
trục:
Trục ngang: là con đường chủ yếu. Từ nguồn nước, từ thức ăn, từ các giáp xác
hoang dã trong ao, đặc biệt là do tôm khỏe ăn tôm ch ết do b ị b ệnh đ ốm tr ắng
trong ao, đây là con đường lây lan rất nhanh gây ch ết tôm hàng lo ạt (Tookwinas,
1998).
Một số loài tôm hoang dã và giáp xác khác được xem là vật truy ền lan gây bùng
nổ bệnh đốm trắng trong ao nuôi khi chúng xâm nhập vào thông qua con đ ường
thay nước (Limsuwan và ctv,1997).
5


Trục dọc: biểu hiện sự truyền bệnh từ bố mẹ sang con. Tuy nhiên, kh ả năng
truyền theo trục dọc vẫn chưa được chứng minh mặc dù SEMBV đã được phát
hiện trong một số giai đoạn trứng tôm khi quan sát dưới kính hi ển vi đi ện t ử
(Tookwinas, 1998).

CHƯƠNG IV CÁCH PHÒNG BỆNH ĐỐM TRẮNG
4.1 Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ trước khi thả giống
Đây là một công việc vô cùng quan trọng.
Đối với ao mới: công việc chuẩn bị thực hiện dễ dàng h ơn: ph ơi ao cho khô, làm
vệ sinh, xử lý các loại thực vật xung quanh. Cố gắng không để hoá ch ất x ử lý còn
lại dư lượng trong ao sẽ gây hại cho tôm gi ống. Sau đó đo pH đ ất, pH phù h ợp sẽ

ở trong khoảng 7,5 – 8. Nếu pH của đất thấp hơn 6 nên dùng vôi b ột (Canxi
hydroxyt) rắc khắp hồ với tỷ lệ 100 kg/hecta. Nếu pH của đất l ớn h ơn 6 nh ỏ
hơn 7.5, dùng zeolite tỷ lệ 30-50 kg/hecta.
Đối với ao cũ: Việc dọn tẩy lớp bùn đáy trong ao được thực hiện bằng một trong
hai cách là dọn tẩy khô và dọn tẩy ướt. Trong phương pháp dọn tẩy khô, l ớp bùn
đáy sau khi được phơi khô sẽ được dọn bỏ bằng cơ giới hay bằng tay. Ph ương
pháp dọn tẩy ướt được thực hiện bằng cách dùng máy bơm nước áp lực mạnh
để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt. Sau đó phơi đáy ao 1 -2 ngày và bón vôi tương tự
như ao mới.
Nước được bơm từ nguồn nước bên ngoài vào ao lắng thông qua túi l ọc bằng v ải
nhằm loại bỏ tạp chất, sinh vật gây hại.
Đối với những vùng vụ trước có dịch bệnh xảy ra trong quá trình xử lý n ước nên
sử dụng Chlorine 30 kg/1 hecta. Chlorine có tác dụng di ệt tảo đ ộc, t ảo s ợi, c ả vi
sinh vật có lợi và vi sinh vật không có l ợi làm n ước trong. Tuy nhiên, Chlorine
thường để lại dư lượng trong nước. Do vậy, trước khi bơm sang ao nuôi nên phơi
nước ao 1 -2 ngày và kiểm tra dư lượng Chlorine. Cách ki ểm tra d ư l ượng
Chlorine : lấy 1 ml nước ao, nhỏ 1-2 giọt Potasium iodine . N ếu n ước trong nghĩa
là nước ao nuôi tôm thẻ chân trắng không còn dư lượng chlorine, nếu đổi sang
màu nâu vàng tức là trong nước còn dư lượng.

6


Hình 4.1 Sau khi xử lý Chlorine phải phơi ao và chạy quạt để làm mất hết dư
lượng trong nước

Sau khi bơm nước vào ao nuôi, công việc cuối cùng tr ước khi th ả tôm là gây màu
nước.

7



Có 2 phương pháp gây màu theo VietGAP như sau :
Phương pháp thứ nhất: Theo công thức 2:1:2 (thành phần gồm 2 kg cám g ạo
hoặc cám ngô + 1 kg bột cá + 2 kg bột đ ậu nành). Tr ộn đ ều h ỗn h ợp trên sau đó
nấu chín, ủ kín từ 2 – 3 ngày. Dùng cám ủ bón đ ể gây màu, liều l ượng 3 – 4
kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần thi ết
(30 – 40 cm). 7 ngày sau bón bổ sung, li ều lượng gi ảm 1/2 so v ới ban đ ầu (căn
cứ màu nước để bổ sung).
Phương pháp thứ hai: Theo công thức 3:1:3 (thành phần gồm 3 kg mật đ ường +
1 kg cám gạo (hoặc cám ngô) + 3 kg bột đậu nành). Công thức này không cần nấu
chín, trộn đều sau đó ủ kín trong 12 giờ. Dùng cám ủ bón để gây màu, li ều l ượng
2 – 3 kg/1.000 m3 nước, bón liên tục trong 3 ngày, cho đến khi đạt độ trong cần
thiết (30 – 40 cm), 7 ngày sau bón bổ sung, liều l ượng gi ảm 1/2 so v ới ban đ ầu
(căn cứ màu nước để bổ sung).
4.2 Chọn tôm giống khỏe mạnh
Lựa chọn những con tôm giống khỏe mạnh, chất lượng, không mang trong mình
mầm bệnh đốm trắng là cực kỳ quan trọng. Các chuyên gia luôn khuy ến cáo bà
con chỉ nên lựa chọn mua tôm giống của những nhà cung cấp uy tín và có kinh
nghiệm. Không mua tôm giống trôi nổi, kém chất lượng. Khi cần thi ết có th ể
thực hiện xét nghiệm PCR để kiểm tra tình trạng của tôm gi ống.
Chọn giống tôm sú phải đồng đều, cùng kích cỡ, khoảng 12mm.
Tôm sú với 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt và tôm sẽ mau l ớn. Tôm s ở
hữu đuôi, râu hình trạng chữ V và góc hai râu sát nhau nh ư góc ch ữ V là tôm
khoẻ.
Chân ở phần đuôi gọi là chân đuôi hay đuôi, lúc bơi sẽ xoè r ộng, khoảng cách
giữa
4
chân


phần
đuôi
tôm
càng
xa
càng
tốt
Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, căng bóng mới tạo được dáng vẻ kh ỏe mạnh cho
tôm.
Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, sở hữu màu tro đen đến đen, đầu thân b ằng
phẳng

con
giống
chuẩn.
Tôm bơi ngược dòng rất khoẻ lúc đảo nước trong chậu hoặc bám chắc lúc bị
dòng nước cuốn đi. Tôm phàm ăn, ăn tạp, chân ngực bắt giữ mồi tốt là con gi ống
chất
lượng.
Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Vận chuyển tôm gi ống trong
những xe có bạt che, thời gian vận chuyển tôm không nên quá 6 ti ếng, nên v ận
chuyển vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

8


Hình 4.2 Giống tôm sú sạch bệnh

4.3 Đảm bảo môi trường nuôi ổn định
Môi trường nuôi biến động cũng là một nguyên nhân khiến tôm nuôi b ị nhi ễm

bệnh đốm trắng. Do vậy, cần lưu ý đảm bảo môi trường ao nuôi luôn ổn đ ịnh, ví
dụ: ở tôm thẻ chân trắng khi duy trì nhiệt độ ở mức 31-33oC sẽ giảm tối đa d ịch
bệnh bùng phát.
4.4 Sử dụng chế phẩm vi sinh
Trong suốt vụ nuôi nên thường xuyên định kỳ sử dụng các men vi sinh để xử lý
các tạp chất hữu cơ tích tụ trong ao nuôi, nhất là vi sinh xử lý khí đ ộc đ ể hạn ch ế
H2S, NO2, NH3 trong ao nuôi tôm bùng phát. Nếu phát hiện tôm bị bệnh đốm
trắng thì cần cách ly ngay, nếu tôm đạt cỡ thương phẩm thì nên thu ho ạch s ớm
để tránh thiệt hại.
4.4.1 Đặc tính có lợi của probiotic và prebiotic
4.4.1a. Tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột
Hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm chính là nhóm vi sinh v ật b ản đ ịa và
nhóm vi sinh vật tạm thời. Nhóm vi khuẩn bản địa là nhóm vi khu ẩn đ ịnh c ư ở
các bề mặt biểu mô của đường ruột, trong đó có cả vi nhung mao. Nh ững vi
khuẩn này có thể tạo ra một hàng rào phòng thủ chống lại sự xâm nhiễm của các
vi khuẩn gây bệnh thông qua đường ruột.
4.4.1b. Sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh
Đường ruột là nơi có sự hiện diện thường xuyên của các tác nhân gây b ệnh ở
động vật thủy sản, do chúng thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước có ch ứa
nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, một hệ vi sinh v ật đường ru ột kh ỏe
mạnh có thể hạn chế sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong quá trình tấn
công và gây nhiễm trùng ruột. Vi khuẩn bản địa trong đường ru ột cạnh tranh v ới

9


các tác nhân gây bệnh, đơn giản bằng cách chi ếm không gian trong đường ru ột,
buộc vi khuẩn gây bệnh tiếp tục trong trạng thái nhất th ời và làm gi ảm kh ả
năng gây hư hại các tế bào đường ruột hoặc gây nhi ễm trùng. Vi khu ẩn b ản đ ịa
cũng có thể sản xuất các chất kháng khuẩn giúp chống lại các tác nhân gây b ệnh.

Để giúp duy trì sự cân bằng giữa các hệ vi sinh vật trong đường ru ột, prebiotic
hoặc probiotic có thể được bổ sung trong khẩu phần ăn để giúp củng cố s ố
lượng vi khuẩn có lợi đồng thời làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh. Các vi
khuẩn probiotic giúp tăng hệ vi sinh vật có l ợi trong ru ột còn các prebiotic l ại là
một nguồn thức ăn ưu tiên dành cho các vi khuẩn có l ợi giúp ho ạt đ ộng c ủa
probiotic tốt hơn.
4.4.1c. Khả năng kháng bệnh
Vật nuôi có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh là điều r ất quan tr ọng vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung prebiotic và probiotic có
thể làm tăng khả năng chống lại bệnh do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây
bệnh của các loài thủy sản khác nhau.
4.4.1d. Sự hấp thu dinh dưỡng
Việc tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột giúp cho vi ệc c ải thi ện quá
trình tiêu hóa các nguồn dinh dưỡng và năng lượng của một s ố loài th ủy s ản.
Việc bổ sung một số prebiotic như mannan-oligosaccharide (MOS), hoặc galactooligosaccharide (GOS) giúp động vật thủy sản tăng trưởng tốt h ơn. T ỷ l ệ tiêu
hóa các chất dinh dưỡng ở động vật thủy sản tăng khi kết h ợp prebiotic v ới
probiotic.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng prebiotic có th ể tăng diện tích h ấp th ụ
trong đường ruột từ đó làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Vi ệc sử
dụng prebiotic và probiotic tăng cường sử dụng chất dinh dưỡng và ho ạt đ ộng
trao đổi chất làm gia tăng trọng lượng và hiệu quả sử dụng th ức ăn. Sự c ải thi ện
này dễ dàng nhận thấy nhất khi động vật thủy sản được nuôi trong đi ều ki ện
môi trường không tối ưu hoặc có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh.
Nguồn: EcoClean t/h.

CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
6.1 Kết luận
Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng không chỉ do virus, vi khuẩn mà còn do y ếu
tố môi trường gây nên, trong đó virus đốm trắng là một trong những tác nhân

gây bệnh nguy hiểm không chỉ riêng trên các loài tôm nước l ợ mà nó còn xu ất

10


hiện ở các đối tượng khác như cua và tôm nước ngọt. Con đường lây nhi ểm có
thể thông qua phương tiện nuôi hoặc bị nhiễm từ các đối tượng khác có mang
mầm bệnh virus đốm trắng (Cai và ctv., 1995; Lo và ctv., 1996, Chang và ctv.,
1998; Lightner và ctv., 1998; Sahul-Hameed và ctv., 2000, 2001, 2002), ngoài ra
còn có sự di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo dõi thực nghiệm và các biểu hiện lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng của tôm bị nhiễm: hoạt động bất th ƣờng, bỏ ăn, đ ỏ thân,
xuất hiện đốm trắng, hấp hối và chết đƣợc phát hiện vào thời đi ểm 36 gi ờ ở
liều thấp và 24 giờ ở liều cao.
6.2 Khuyến nghị
Mầm bệnh luôn luôn sẵn có trong môi trường, chính môi trường là y ếu t ố quan
trọng quyết định bệnh có xảy ra hay không. Vi ệc quản lý môi tr ường là đi ều
kiện tiên quyết và hàng đầu trong công tác phòng bệnh trên đ ộng v ật th ủy s ản.
Cần có các biện pháp xử lý, cải tạo môi trường sinh s ống và công tác ch ọn gi ống
tốt để công tác phòng bệnh tốt hơn.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
1. Cai, S., Huang, J., Wang, C., Song, X., Sun, X., Yu, J, Zhang, Y. and Yang, C., 1995.
Epidermiological studies on the explosive epidermic disease of prawn in 1993 –
1994. J Fish China 19: 112 – 117.
2. Chang, P. S., Chen, H. C., Wang, Y. C., 1998. Detection of white spot syndrome

associated baculovirus in experimentally infected wild shrimp, crabs and lobsters
by in situ hybridization. Aquaculture 164: 233 – 242.
3. Chou H.Y., Huang C.Y., Wang C.H., Chiang H.C., Lo C.F., 1995. Pathogenecity of a
baculovirus infection causing white spot syndrome virus in cultured penaeid
shrimp in Taiwan. Diseases of Aquatic Organisms 23, p 165 – 173.
4. Lightner, D.V. and Redman, R. M., 1998. Shrimp diseases and current diagnostic
methods. Aquaculture 164, 201 – 220.
5. Linghtner, D.V. 1996. (Ed.), A handbook of shrimp pathology and diagnostic.
Procedures for disease of cultured Penaeid shrimp. World Aquaculture Society,
Baton Rouge, LA, USA.
6. Lo, C. F., Ho, C. H., Peng, S. E., Chen, C. H., Hsu, H. C., Chiu, Y. L., Chang, C. F., Liu, K.
F., Su, M. S., Wang, C. H. and Kou, G. H., 1996. White spot syndrome baculovirus
(WSBV) detected in cultured and captured shrimp, crabs and other arthropods.
Dis. Aquat. Org. 27, 215 – 225.
7. Manual of diagnostic Tests for Aquatic Animals, 2003.

8. Sahul-Hameed, A.S., Charles, M.X. and Anilkumar, M., 2000. Tolerance of
Macrobrachium rosenbergii to white spot syndrome virus. Aquaculture 183: 207213. Sahul-Hameed, A.S., Yoganandhan, K., Sathish, S., Rasheed, M., Murugan, V.
and Jayaraman, K., 2001. White spot syndrome virus (WSSV) in two species of
freshwater crabs (Paratelphusa hydrodomus and P. pulvinata). Aquaculture 201:
179-186. Sahul-Hameed, A.S., Murthi, B.L.M., Rasheed, M., Sathish, S.,
Yoganandhan, K., Murugan, V. and Jayaraman, K., 2002. An investigation of
Artemia as a possible vector for white spot syndrome virus (WSSV) transmission
to Penaeus indicus. Aquaculture 204: 1-10.
9. Tookwinas S., 1998. Disease diagnosis of P. monodon broostock. Workshop on
development of Penaeus monodon broodstock disease-free in asian country,
1998. Indonesia.


10. Van Hulten, Martin Reijns, Angela M. G. Vermeesch, Fokko Zanbergen and Just

M.Vlak, 2002. Identification of VP19 and VP15 of white spot syndrome virus
(WSSV) and glycosylation status of the WSSV major structure proteins. Journal of
General Virololy (2002), 82, 257 – 265.
11. Wang R., Liang Z., M. Hall, K. Soderhall, 2001. A transglutaminase involved in
the coagulation system of the freshwater, Pacifastacus leniusculus. Tissue
localisation and cDNA cloning. Fish and Shellfish immunology, p 623 – 637.
12. Zhang Xiaobo, Canhua Huang, Xun xu and Choy L. Hew, 2002. Identification
and localization of a prawn white spot syndrome virus gene that encodes an
envelope protein. Journal of General Virology (2002), 83, 1069 – 1074.
Tài liệu Tiếng Việt
13. Giáo trình bệnh học Thủy sản. 2005. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 146 – 148.
14. Lý Thị Thanh Loan, 2003. Nghiên cứu một số vi khuẩn và virus gây b ệnh trên
tôm sú nuôi thương phẩm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án tiến sỹ.
15. Quản lý sức khỏe ao nuôi tôm. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ dịch. 2002
16. />
647076.html (11/10/2018)
17. Nguồn: EcoClean t/h.(11/10/2018)



×