Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy thủy điện Định Bình trong giai đoạn vận hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.35 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ THỊ THU HÀ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỊNH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng – Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CHÍ CÔNG
Phản biện 1: TS. HOÀNG NGỌC TUẤN
Phản biện 2: TS. NGUYỄN THANH HẢI

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật xây dựng công trình thủy họp tại Trường Đại học
Bách khoa vào ngày 10 tháng 11 năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa.
−Thư viện Khoa Xây dựng Thủy Lợi – Thủy điện, Trường Đại học


Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Một nhà đầu tư, khi quyết định đầu tư bất kỳ một dự án nào cũng
đều hướng đến mục tiêu lợi nhuận mà dự án mang lại sau khi đi vào
hoạt động. Đặc biệt, đối với các dự án yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn
và tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhà máy thủy điện thì vấn đề nghiên cứu
hiệu quả tài chính mà dự án mang lại là hết sức cần thiết.
Việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án thường được thực hiện
ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn vận hành khai thác.
Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả tài chính
của các dự án nói chung và của các nhà máy thủy điện nói riêng đều
chỉ được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư còn việc đánh giá ở
giai đoạn vận hành thường không được chú trọng nhiều. Trong khi đó,
ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dữ liệu được sử dụng để đánh giá
thường là dữ liệu không chắc chắn (dữ liệu giả thiết dựa trên số liệu
thu thập được trong quá khứ và số liệu dự báo ở tương lai) như: Chuỗi
dòng chảy thủy văn, vốn đầu tư, vốn vay, sản lượng điện, giá bán
điện, nhu cầu thị trường... mà tuổi đời của dự án thủy điện thường rất
lớn (vài chục năm) và chịu sự tác động của thị trường sẽ làm cho kết
đánh giá quả về hiệu quả tài chính ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư sẽ có sự
sai khác đáng kể sau khi đưa dự án vào vận hành.
Thủy điện Định Bình, như hầu hết các dự án khác, cũng chỉ được
đánh giá hiệu quả tài chính ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư mà chưa có 1
nghiên cứu nào về đánh giá hiệu quả tài chính của dự án sau khi dự án
đi vào hoạt động từ năm 2008 đến nay. Đó là động lực để tôi chọn đề

tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy thủy điện Định Bình
trong giai đoạn vận hành”


2

2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả tài chính của
nhà máy thủy điện Định Bình từ khi đi vào hoạt động cho đến nay,
giúp chủ đầu tư đánh giá được lợi ích thực sự mà dự án mang lại đồng
thời nhận diện các rủi ro có thể xảy ra gây bất lợi cho dự án từ đó đề
xuất giải pháp điều chỉnh, nâng cao hiệu quả tài chính trong quá trình
vận hành tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính của nhà máy thủy
điện Định Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hiệu quả tài chính
của nhà máy thủy điện Định Bình trong giai đoạn vận hành.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Phân tích hiệu quả tài chính của dự án nhằm đánh giá tính hiệu
quả của nhà máy khi đi vào vận hành. So sánh và đánh giá hiệu quả tài
chính của nhà máy ở hai giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai
đoạn vận hành.
- Phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro nhằm mục đích đánh giá sự
thay đổi hiệu quả của dự án khi các yếu tố đầu vào có sự thay đổi.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của nhà máy.
5.

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cách tiếp cận:

- Phân tích hiệu quả tài chính của dự án bằng các chỉ tiêu kinh tế:

Giá trị hiện tại ròng (NPV), suất thu lợi nội tại (IRR), tỉ số lợi ích/ chi
phí (B/C).
- Phân tích rủi ro gồm phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và
phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo.


3
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan;
- Phương pháp thống kê khách quan;
- Phương pháp mô phỏng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài phân tích hiệu quả tài chính của nhà
máy thủy điện Định Bình trong giai đoạn vận hành sẽ đóng góp vào hệ
thống tư liệu tham khảo về việc đánh giá hiệu quả tài chính của các dự
án thủy điện nhỏ, nhất là các thủy điện có đặc điểm tương tự thủy điện
Định Bình trong hệ thống thủy điện nước ta.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử
dụng trong thực tiễn phân tích hiệu quả tài chính các công trình thủy
điện trong giai đoạn vận hành, giúp nhà đầu tư nhận thấy rõ lợi ích của
việc đầu tư vào dự án, đồng thời làm tư liệu tham khảo cho các nhà
quản lý vận hành khai thác thủy điện có thể chủ động đề ra các chiến
lược và kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu các thiệt hại ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận của dự án.
7. Cấu trúc luận văn:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu trước đây

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
1.2. Giới thiệu về nhà máy thủy điện Định Bình
1.2.1. Vị trí công trình và đặc điểm khí tượng thủy văn
Nhà máy thủy điện Định Bình nằm phía bờ trái, ngay sau đập
Định Bình tại xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, cách


4
thành phố Quy Nhơn khoảng 90km về phía Tây Bắc. Đây là nhà máy
được thiết kế phát điện theo chế độ tưới của hồ chứa nước Định Bình,
công suất thiết kế ban đầu 6,6MW gồm hai tuốc bin Francis trục đứng,
được đưa vào vận hành phát điện từ tháng 01/2008. Năm 2010, Công
ty Cổ phần Thủy điện Định Bình xây dựng thêm nhà máy thủy điện
Định Bình mở rộng công suất thiết kế 3,3MW với một tuốc bin
Francis trục đứng, đưa vào vận hành từ tháng 01/2013, nâng tổng công
suất của nhà máy lên 9,9MW.
1.2.2. Nhiệm vụ của công trình
Nhà máy thủy điện Định Bình là một hợp phần của dự án đa mục
tiêu Hồ chứa nước Định Bình. Nó có nhiệm vụ tận dụng cột nước
trước đập và lưu lượng lấy qua cống để phát điện, trước khi lưu lượng
này được xả xuống hạ lưu phục vụ các mục đích khác, đáp ứng mục
tiêu khai thác tổng hợp của hồ chứa và làm tăng hiệu quả kinh tế cho
dự án hồ Định Bình.
1.2.3. Kết quả phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy ở giai
đoạn chuẩn bị đầu tư
Kết quả phân tích hiệu quả tài chính của nhà máy thủy điện Định
Bình ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư với các chỉ tiêu NPV, IRRvà B/C
như sau:
NPV = 12,804 tỷ đồng

IRR = 13,41%
B/C = 1,11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
2.1. Phân tích hiệu quả tài chính trong giai đoạn vận hành
2.1.1. Khái niệm


5
Phân tích tài chính là việc đánh giá tính khả thi của dự án trên
quan điểm của Nhà đầu tư để định hướng cho Nhà đầu tư về phương
thức huy động vốn, các cơ chế về tài chính để dự án đạt được mức
sinh lợi hợp lý, bảo đảm cho dự án hoạt động bền vững, lâu dài và
hiệu quả. Kết quả phân tích tài chính là cơ sở để xác lập tính ưu tiên
khi quyết định đầu tư.
2.1.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính
a. Giá trị hiện tại ròng: Giá trị hiện tại ròng (NPV) của một
dự án đầu tư là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về
năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.
Công thức tính:
𝐵𝑡 −𝐶𝑡
𝑁𝑃𝑉 = ∑𝑛𝑡=0 (1+𝑖)
𝑡
b. Suất thu lợi nội tại (IRR): Suất thu lợi nội tại nghĩa là suất
thu lợi của chính bản thân dự án. Đây là mức lãi suất mà nếu dùng
nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại của lợi ích và
chi phí là bằng nhau (NPV = 0)
Công thức xác định:
𝐵𝑡 −𝐶𝑡
𝑁𝑃𝑉 = ∑𝑛𝑡=0 (1−𝐼𝑅𝑅)

𝑡 = 0
c. Tỉ số lợi ích/ chi phí (B/C): Tỷ số lợi ích/ chi phí là tỷ số
giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí
bỏ ra
Công thức xácđịnh:
𝐵/𝐶 =

𝐵𝑡
(1+𝑖)𝑡
𝐶𝑡
∑𝑛
𝑡=0(1+𝑖)𝑡

∑𝑛
𝑡=0

2.1.3. Các bước tiến hành phân tích hiệu quả tài chính của dự
án thủy điện


6
Đối với dự án thủy điện, việc phân tích hiệu quả tài chính được
tiến hành theo các bước sau:
- Xác định tỷ suất tính toán, thời điểm tính toán và thời đoạn
phân tích tài chính
- Xác định chi phí đầu tư ban đầu và cơ cấu nguồn vốn của dự án
- Xác định các khoản thu của dự án
- Xác định các khoản chi hằng năm của dự án
- Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
- Phân tích rủi ro của dự án

2.2. Phân tích rủi ro
2.2.1. Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu
vào có tính chất không an toàn và các yếu tố đầu ra cốt lõi của dự án.
Đây là phương pháp khảo sát lần lượt sự thay đổi của từng yếu tố đầu
vào lên kết quả dự án thông qua các giá trị chỉ tiêu đánh giá dự án.
Đối với dự án thủy điện thì các biến đầu vào cần xem xét là: vốn
đầu tư xây dựng, sản lượng điện năng, chi phí quản lý vận hành. Biến
đầu ra là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án như: NPV, IRR, B/C.
Phân tích độ nhạy thường được tính toán cho các phương án sau:
- Vốn đầu tư tăng 10%.
- Điện năng phát giảm 10%.
- Chi phí O&M, chi phí nhiên liệu tăng 10%.
- Tổ hợp vốn đầu tư tăng 10%, điện năng phát giảm 10%.
2.2.2. Phân tích tình huống
Phân tích tình huống xem xét sự biến đổi đồng thời của các số
liệu đầu vào lên kết quả của chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án.
Phân tích tình huống dựa trên quan điểm các biến có tương quan
lẫn nhau và biến động theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi cho dự


7
án. Một số tình huống thường được phân tích là tình huống tốt nhất,
tình huống thường xảy ra và tình huống xấu nhất. Trong mỗi tình
huống sẽ xác định tổ hợp các biến đầu vào.
Trong phân tích tình huống dự án đầu tư thủy điện thường sử
dụng tổ hợp 2 yếu tố đầu vào là vốn đầu tư và sản lượng điện
- Tình huống tốt nhất: vốn đầu tư giảm 10%, sản lượng điện tăng
10%
- Tình huống tốt: vốn đầu tư giảm 5%, sản lượng điện tăng 5%

- Tình huống cơ sở: vốn đầu tư, sản lượng điện, như thiết kế ban
đầu
- Tình huống xấu: vốn đầu tư tăng 5%, sản lượng điện giảm 5%
- Tình huống xấu nhất: vốn đầu tư tăng 10%, sản lượng điện giảm
10%
Trong trường hợp tình huống xấu nhất mà chỉ tiêu đánh giá dự án
cho thấy dự án vẫn đáng giá, nên thực hiện dự án. Trong trường hợp
tốt nhất mà dự án vẫn không đáng giá, không nên thực hiện dự án.
2.2.3. Phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo
Trong hai phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích tình
huống, khi mô tả sự thay đổi giá trị biến đầu vào đều dựa trên mức độ
thay đổi cho trước. Trong thực tế, biến đầu vào thường là các biến
ngẫu nhiên do đó mô phỏng kết quả đầu ra dưới dạng biến ngẫu nhiên
là sự phù hợp hơn. Do đó người ta thường thực hiện phân tích rủi ro
bằng mô phỏng. Để thực hiện được mô phỏng cần phải sử dụng hàm
xác suất thống kê và sự hỗ trợ của máy tính vì số lần mô phỏng
thường rất lớn.
a. Cơ sở lý thuyết của phương pháp mô phỏng Monte Carlo
Mô phỏng Monte Carlo là một công cụ để phân tích các hiện
tượng có chứa nghiệm thống kê. Thực chất của mô phỏng này là lựa


8
chọn một cách ngẫu nhiên của các biến đầu vào ngẫu nhiên để có
một kết quả thực nghiệm của đại lượng tổng hợp cần phân tích
(NPV, IRR). Quá trình đó được lặp lại nhiều lần để có một tập hợp
đủ lớn các kết quả thực nghiệm. Cuối cùng xử lí thống kê để có các
đặc trưng thống kê của đại lượng tổng hợp đó.
b. Ưu và nhược điểm của phương pháp Monte Carlo
- Ưu điểm: Là một phương pháp trung thực, khách quan, đơn

giản linh hoạt, có thể áp dụng để phân tích các tình huống phức tạp.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo cho phép nghiên cứu thực hiện
việc tổ hợp các kết cục bộ phận đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên
của các biến ngẫu nhiên liên quan đến kết quả của bài toán. Quá trình
đó được lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thực
nghiệm từ đó ta có thể xác định biến quan trọng nhất ảnh hưởng kết
quả.
- Nhược điểm: Nhược điểm chính của phương pháp mô phỏng
Monte Carlo là nó đòi hỏi rất nhiều phép tính. Mô phỏng không đưa ra
được lời giải tối ưu cụ thể như các phương pháp khác. Phương pháp
chỉ cho ra kết quả dự báo với các xác suất nhất định. Tuy nhiên đây
vẫn là một phương pháp phân tích rủi ro có nhiều ưu điểm và đặc biệt
hữu dụng.
c. Giới thiệu phần mềm Crystal ball
Crystal Ball Là phần mềm mô phỏng được viết trên giao diện
Excel, để phân tích rủi ro, phân tích tối ưu hoá, phân tích mô phỏng
Monte Carlo, và dự báo theo chuỗi thời gian.
d. Các bước mô phỏng
Bước 1: Lập mô hình toán học thể hiện mối liên hệ tương quan
giữa các biến rủi ro và biến kết quả.
Bước 2: Xác định biến rủi ro và biến kết quả


9
Bước 3: Xác định các dạng phân phối của các biến số
Bước 4: Xác định giới hạn phạm vi của hàm phân phối xác suất
Các giới hạn phạm vi được xác định bởi các giá trị nhỏ nhất và
lớn nhất. Đó là các giá trị biên mà các biến số không được vượt qua.
Bước 5: Tạo ra các số ngẫu nhiên
Bước 6: Vận hành mô phỏng

Bước 7: Phân tích các kết quả
CHƯƠNG 3:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
THỦY ĐIỆN ĐỊNH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH
3.1.

Phân tích tài chính
Dự án nhà máy thủy điện Định Bình được đầu tư qua 2 giai

đoạn: năm 2006 công ty Cổ phần thủy điện Định Bình đầu tư xây
dựng thủy điện Định Bình với công suất thiết kế 6,6MW, năm 2010
công ty xây dựng thêm nhà máy thủy điện Định Bình mở rộng có công
suất thiết kế 3,3 MW đưa vào vận hành phát điện vào tháng 01/2013,
nâng tổng công suất của nhà máy lên 9,9 MW.
Như vậy, qua hai giai đoạn đầu tư, tính chất của dự án đã có sự
khác biệt so với dự án đầu tư ban đầu. Để thuận tiện cho việc phân
tích, đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính của dự án ở giai đoạn vận
hành và giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tác giả đề xuất tính toán theo
phương án xem xét việc xây dựng nhà máy mở rộng là phần tu sửa,
nâng công suất của dự án đầu tư ban đầu. Cụ thể như sau:
- Chi phí đầu tư ban đầu: là chi phí quyết toán vốn đầu tư hoàn
thành dự án nhà máy thủy điện Định Bình (dự án 6,6 MW)
- Chi phí đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Định Bình mở rộng
(dự án 3,3 MW): xem như chi phí tu sửa, nâng công suất nhà máy.


10
- Tỷ suất tính toán được tính trên cơ sở vốn vay và vốn chủ sở
hữu của dự án nhà máy thủy điện Định Bình.
- Doanh thu và chi phí hoạt động hằng năm của dự án:

+ Từ năm 2008 đến năm 2012: Doanh thu và chi phí của nhà máy
thủy điện Định Bình
+ Từ năm 2013 đến hết đời dự án: Doanh thu và chi phí của cả
hai nhà máy thủy điện Định Bình và thủy điện Định Bình mở rộng
3.1.1. Cơ sở dữ liệu
a. Chi phí đầu tư ban đầu và cơ cấu nguồn vốn của dự án nhà
máy thủy điện Định Bình
- Chi phí đầu tư ban đầu của nhà máy thủy điện Định Bình là giá
trị quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án: 90.976 triệu đồng
- Cơ cấu vốn đầu tư dự án
Vốn chủ sở hữu: 62.545 triệu đồng (chiếm 68,75% tổng vốn đầu
tư)
Vốn vay: 28.431 triệu đồng (chiếm 31,25% tổng vốn đầu tư)
b. Chi phí đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án nhà máy
thủy điện Định Bình mở rộng
- Chi phí đầu tư nhà máy thủy điện Định Bình mở rộng là giá trị
quyết toán vốn đầu tư hoàn thành dự án: 62.601 triệu đồng
- Cơ cấu vốn đầu tư dự án
Vốn chủ sở hữu: 26.497 triệu đồng (chiếm 42,33% tổng vốn đầu
tư)
Vốn vay: 36.104 triệu đồng (chiếm 57,67% tổng vốn đầu tư)
c. Các khoản thu của dự án
Doanh thu chính của dự án là doanh thu từ việc bán điện thương
phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thêm một khoản doanh thu khác


11
là doanh thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi ngân hàng, tiền cho
vay, thanh lý tài sản cố định) và các khoản doanh thu khác.
- Sản lượng điện từ năm 2008 đến năm 2017: Sản lượng điện

thực tế của nhà máy được xác định căn cứ vào hồ sơ xác nhận sản
lượng điện năng phát vào lưới điện quốc gia.
- Sản lượng điện từ năm 2018 đến hết đời dự án (2027): được
tính bằng sản lượng điện trung bình từ năm 2013 đến năm 2017 (bắt
đầu từ năm dự án thủy điện Định Bình mở rộng đi vào vận hành)
- Giá bán điện từ năm 2008 đến năm 2017: Giá bán điện theo hợp
đồng bán điện giữa Công ty Cổ phần thủy điện Định Bình và Tổng
công ty Điện lực Miền Trung.
- Giá bán điện từ năm 2018 đến hết đời dự án: Lấy bằng giá bán
điện trung bình từ năm 2015 đến năm 2017
- Doanh thu khác từ năm 2008 đến năm 2017 lấy theo thực tế của
công ty, từ năm 2018 đến hết đời dự án lấy bằng giá trị trung bình từ
năm 2008 đến năm 2017.
Doanh thu thu thực tế từ năm 2008 đến năm 2017 và doanh thu
dự kiến từ năm 2018 đến hết đời dự án được thể hiện chi tiết tại phụ
lục số 3.1
d. Các khoản chi hằng năm của dự án:
Các khoản chi hằng năm của dự án bao gồm: chi phí vận hành và
bảo dưỡng (O&M), chi phí thay thế thiết bị, trả nợ gốc, trả lãi vay và
các khoản thuế, phí và lệ phí khác.
- Chi phí vận hành bảo dưỡng từ năm 2008 đến năm 2017 lấy theo
số liệu thực tế tại công ty.
Trên cơ sở dữ liệu thực tế thu thập được từ năm 2008 đến năm 2017
ta thấy, chi phí vận hành và bảo dưỡng có xu hướng tăng qua các năm.
Tác giả nghiên cứu cơ cấu chi phí vận hành và bảo dưỡng từ khi thủy


12
điện Định Bình mở rộng đi vào vận hành từ năm 2013 đến năm 2017 để
xác định quan hệ tuyến tính giữa các chi phí này qua các năm, từ đó dự

báo các giá trị từ năm 2018 đến năm 2027.
- Chi phí trả nợ gốc và lãi vay: Là chi phí cho các khoản vay để
xây dựng công trình. Trên thực tế, Công ty Cổ phần Thủy điện Định
Bình đã chi trả xong các khoản vay từ năm 2016 nên chi phí trả nợ
gốc và lãi vay được lấy theo số liệu thực tế từ công ty.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình được
khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác
định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu dụng ước tính của tài sản.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Dự án nhà máy thủy điện Định Bình đã đi vào hoạt động và có
thu nhập chịu thuế từ năm 2008, theo đó công ty được áp dụng thuế
suất 10% trong 15 năm từ năm 2008 đến năm 2022, được miễn 4 năm
(từ năm 2008 đến năm 2011) và giảm 50% số thuế thu nhập doanh
nghiệp của 8 năm tiếp theo (từ năm 2012 đến năm 2019), các năm còn
lại mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.Thu nhập của dự án mở
rộng nhà máy thủy điện Định Bình (hoạt động và có thu nhập chịu
thuế từ năm 2013) được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (bao gồm mức thuế
suất và thời gian miễn giảm)
- Thuế tài nguyên và chi phí dịch vụ môi trường rừng do bên mua
điện (Tổng công ty điện lực Miền trung) trả nên không tính vào chi
phí của dự án.
- Chi phí sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện:
Do nhà máy thủy điện Định Bình được xây dựng trên cơ sở hồ
thủy lợi sẵn có nên hằng năm phải nộp chi phí sử dụng nước (thủy lợi
phí) cho Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Định.


13
Mức thu thủy lợi phí thay đổi theo từng năm do UBND tỉnh Bình

Định ban hành.
e. Tỷ suất tính toán, thời điểm tính toán và thời đoạn phân tích
tài chính
- Tỷ suất tính toán được xác định theo công thức:
if % =

Icsh
I
 i csh % + v  i v %  (1 − t%)
I
I

- Thời điểm tính toán: Chọn thời điểm tính toán là thời điểm bắt
đầu bỏ vốn thực hiện dự án: năm 2006
- Thời đoạn phân tích tài chính: Chọn thời hạn phân tích tài chính
là 20 năm kể từ khi khi dự án đi vào hoạt động (trùng với thời đoạn
tính toán ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi để thuận tiện cho việc
so sánh hiệu quả tài chính ở hai giai đoạn)
3.1.2. Kết quả phân tích tài chính của dự án giai đoạn vận
hành
Từ cơ sở dữ liệu thu thập được ở trên, tác giả tiến hành lập bảng
tính toán các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR và B/C của dự án nhà máy
thủy điện Định bình trong giai đoạn vận hành. Kết quả tính được như
sau:
NPV = 79,053 tỷ đồng
IRR = 23,30%
B/C = 1,26
Nhận xét: Từ kết quả phân tích hiệu quả tài chính nhà máy thủy
điện Định Bình giai đoạn vận hành ta thấy:
- Giá trị hiện tại ròng tài chính NPV= 79,053 tỷ đồng >0

- Suất thu lợi nội tại IRR =23,3% > ifmax=10,38%
- Tỷ số Lợi ích/Chi phí B/C = 1,26 > 1.


14
Như vậy dự án khả thi về mặt tài chính theo quan điểm chủ đầu
tư.
3.1.3. So sánh và đánh giá
Các chỉ tiêu tài chính tính được ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và
giai đoạn vận hành dự án được tổng hợp trong bảng 3.13
Bảng 3.13: So sánh các chỉ tiêu tài chính
ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn vận hành
Giai đoạn
Giai đoạn vận
Các chỉ tiêu
chuẩn bị đầu
Đơn vị
hành

NPV

12,804

79,053

Tỷ đồng

IRR

13,41


23,30

%

B/C

1,11

1,26

Qua bảng so sánh ta thấy các chỉ tiêu tài chính ở giai đoạn vận
hành đều cao hơn rất nhiều so với giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Sự khác
biệt này do nhiều nguyên nhân như:
- Thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thời điểm thi công
công trình cách xa nhau. Thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi
vào tháng 8/2002 trong khi tới năm 2006 dự án mới được triển khai thi
công, từ đó dẫn đến số liệu dự báo không sát với thực tế.
- Chi phí đầu tư ban đầu: Chi phí đầu tư ban đầu ở giai đoạn báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án là 97 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay là
67,9 tỷ đồng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư dự án), trong khi thực tế chi
phí đầu tư cho dự án đã được quyết toán là 91 tỷ đồng, giảm 6 tỷ đồng
so với dự toán ban đầu, vốn vay là 28,4 tỷ đồng (chiếm 31% tổng vốn
đầu tư thực tế). Việc sử dụng vốn vay trong thực tế thấp hơn dự báo


15
cũng góp phần làm giảm áp lực trả nợ gốc và lãi vay cho chủ đầu tư,
làm tăng doanh thu của dự án.
- Sản lượng điện: Sản lượng điện dự báo ở giai đoạn lập dự án là

32.220 MW/ năm trong khi sản lượng điện trung bình trong 5 năm đầu
tiên khi nhà máy thủy điện Định Bình mở rộng chưa đi vào vận hành
là 42.602 MW/ năm (cao hơn 32,2% so với sản lượng điện dự báo),
sản lượng điện cao nhất trong giai đoạn này là 51.034 MW/năm (cao
hơn 58% so với sản lượng điện dự báo); sản lượng điện trung bình
trong 5 năm tiếp theo khi nhà máy thủy điện Định Bình mở rộng đi
vào vận hành là 53.656 MW/ năm (cao hơn 66,5% so với dự báo), sản
lượng điện cao nhất trong giai đoạn này là 60.912 MW/ năm (cao hơn
89% so với sản lượng điện dự báo).
Việc sản lượng điện trong giai đoạn vận hành cao hơn rất nhiều
so với dự báo do nhiều nguyên nhân như: sản lượng điện tính toán ở
giai đoạn lập dự án là sản lượng điện bình quân, tính cho phương án
tích nước từ ngày 11/11 hàng năm, nghĩa là trong giai đoạn từ ngày
1/9 đến ngày 11/11 hồ Định Bình sẽ hạ mực nước đến mực nước
phòng lũ là 65m, giai đoạn này cột nước làm việc nhỏ nên thủy điện sẽ
không hoạt động. Đồng thời đơn vị tư vấn còn tính giảm trừ sản lượng
điện ở một số tháng và thời đoạn do lưu lượng yêu cầu tưới thấp hoặc
hồ tích nước dự trữ cho mùa kiệt, hay cột nước làm việc thấp do nhiều
nguyên nhân khác làm cho thủy điện không vận hành… Tuy nhiên,
trong quản lý vận hành, do có dự báo thủy văn tốt, quy trình vận hành
liên hồ phát huy hiệu quả cao nên việc điều chỉnh mực nước phòng lũ
trong hồ có lợi cho việc phát điện, làm tăng thêm sản lượng điện của
nhà máy. Theo số liệu thống kê về mực nước hồ và lưu lượng xả của
hồ qua nhà máy từ khi đi vào vận hành đến nay ta thấy mực nước hồ
luôn đảm bảo xả phát điện ổn định từ 10 đến 11 tháng trong năm,


16
không có trường hợp thủy điện ngừng phát điện trong mùa kiệt do các
nguyên nhân trên. Hơn nữa, từ tháng 01 năm 2013 nhà máy thủy điện

Định Bình mở rộng đi vào vận hành cũng góp phần đáng kể trong việc
gia tăng sản lượng điện hằng năm.
- Giá bán điện: Trong giai đoạn lập dự án, giá bán điện tính toán
mùa khô là 3,8 cent/kWh; mùa mưa là 2,3 cent/kWh, tỷ giá: 1 USD =
15.310 VNĐ, giá bán điện bình quân là 538 đồng/kWh.
Trong thực tế vận hành, theo số liệu thu thập được trong vòng 10
năm, giá bán điện thay đổi qua các năm, giá bán điện bình quân thấp
nhất là 593 đồng/kWh và cao nhất là 1.106 đồng/kWh (cao hơn giá
bán điện dự báo 87%). Điều này góp phần làm doanh thu của nhà máy
tăng vượt bậc.
Theo thống kê doanh thu từ việc bán điện của dự án trong giai
đoạn vận hành tăng dần từ 20.114 triệu đồng vào năm 2008 lên đến
63.102 triệu đồng vào năm 2017, cao gấp 3,64 lần so với doanh thu dự
báo. Ngoài ra, trong giai đoạn vận hành công ty có thêm khoản doanh
thu từ hoạt động tài chính (lãi tiền gửi ngân hàng) và doanh thu khác
(như thanh lý tài sản cố định, thu nhập từ tiền bồi thường của bảo
hiểm…) mà giai đoạn lập dự án không tính đến, đây cũng là một
khoản doanh thu đang kể của nhà máy (phụ lục 3.1)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: do được ưu đãi về thuế theo các
chính sách của Nhà nước, công ty được miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp trong 4 năm đầu, từ năm 2012 đến năm 2019 là 5%, từ năm
2020 đến năm 2022 là 10% và các năm tiếp theo là 20% thấp hơn
nhiều so với tư vấn tính toán (giá trị thuế thu nhâp doanh nghiệp tính
toán trong giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi dự án là 32%) đã góp
phần làm giảm chi phí hằng năm của dự án trong giai đoạn vận hành.


17
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng: Chi phí vận hành và bảo dưỡng
ở giai đoạn vận hành cao hơn rất nhiều so với giai đoạn lập dự án. Ở

giai đoạn lập dự án, chi phí vận hành và bảo dưỡng ở các năm được
tính đều nhau và bằng 1,5% tổng vốn đầu tư (1.455 triệu đồng/năm).
Tuy nhiên, trong thực tế do trượt giá và lạm phát, do mở rộng quy mô
của nhà máy nên giá nguyên liệu, vật liệu, chi phí tiền lương nhân
công và các chi phí khác đều tăng cao rất nhiều. Cụ thể, chi phí vận
hành và bảo dưỡng của nhà máy năm đầu tiên là 2.447 triệu đồng và
tăng dần qua các năm lên đến 16.260 triệu đồng vào năm 2017 (gấp
11,2 lần so với giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án).
- Các loại thuế và phí khác trong giai đoạn lập dự án và giai đoạn
vận hành cũng khác nhau làm cho chi phí thực tế ở hai giai đoạn cũng
có sự khác biệt như: doanh nghiệp không phải trả chi phí tài nguyên
và chi phí dịch vụ môi trường rừng tuy nhiên phải trả chi phí sử dụng
nước từ hồ thủy lợi, chi phí này chiếm từ 9% đến 10% doanh thu thực
tế của nhà máy.
- Tỷ suất chiết khấu do tư vấn tính toán là 10%, trong khi tỷ suất
chiết khấu thực dao động từ 9,68% đến 10,38% làm cho các chỉ tiêu
tính toán được cũng có sự khác biệt.
Nhìn chung, ở giai đoạn vận hành, cả chi phí và thu nhập đều lớn
hơn rất nhiều so với dự báo, sự chênh lệch này do nhiều nguyên nhân
như việc mở rộng quy mô nhà máy làm gia tăng sản lượng điện, do
trượt giá và lạm phát làm giá cả tăng cao, do năng lực quản trị dự án
của lãnh đạo nhà máy, do điều kiện tự nhiên và hoạt động hiệu quả
của quy trình vận hành liên hồ… Tuy nhiên, các chỉ tiêu tài chính ở
giai đoạn vận hành cho thấy khi dự án triển khai thi công và đi vào
hoạt động thì dự án hiệu quả hơn rất nhiều so với đánh giá của tư vấn
lập.


18
3.2. Phân tích rủi ro

3.2.1. Phân tích độ nhạy
a. Xác định các biến rủi ro:
Tác giả chọn hai chỉ tiêu sản lượng điện và chi phí vận hành và
bảo dưỡng để phân tích độ nhạy của dự án.
Cụ thể sự thay đổi của các chỉ tiêu được giả định như sau:
- Sản lượng điện tăng/giảm ±10%
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng tăng/giảm ±10%
b. Kết quả phân tích độ nhạy
- Kết quả phân tích độ nhạy khi sản lượng điện thay đổi:
+ Khi sản lượng điện tăng 10% thì các chỉ tiêu tài chính tăng:
NPV = 88,374 tỷ đồng > 0
IRR = 23,91% > ifmax=10,38%
B/C = 1,29 > 1
+ Khi sản lượng điện giảm 10% các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
giảm nhưng không đáng kể, dự án vẫn đạt hiệu quả cao:
NPV = 69,732 tỷ đồng > 0
IRR = 22,63 % > ifmax=10,38%
B/C = 1,23 > 1
Như vậy, khi yếu tố đầu vào là sản lượng điện tăng hay giảm với
biên độ ±10% thì dự án vẫn có độ an toàn cao.
- Kết quả phân tích độ nhạy khi chi phí vận hành và bảo dưỡng
thay đổi:
+ Khi chi phí vận hành và bảo dưỡng tăng lên 10% thì các chỉ
tiêu tài chính giảm nhưng không đáng kể, dự án vẫn đạt hiệu quả cao:
NPV = 74,998 tỷ đồng > 0
IRR = 23,03 % > ifmax=10,38%
B/C = 1,25 > 1


19

+ Khi chi phí vận hành và bảo dưỡng giảm 10% các chỉ tiêu hiệu
quả tài chính tăng:
NPV = 83,108 tỷ đồng > 0
IRR = 23,55 % > ifmax=10,38%
B/C = 1,28 > 1
Như vậy, khi yếu tố đầu vào là chi phí vận hành và bảo dưỡng
tăng hay giảm với biên độ ±10% thì dự án vẫn có độ an toàn cao.
3.2.2. Phân tích tình huống
a. Xác định các biến rủi ro
Tương tự với phương pháp phân tích độ nhạy, tác giả chọn hai
biến sản lượng điện và chi phí vận hành và bảo dưỡng để tiến hành
phân tích các tình huống. Cụ thể như sau:
- Tình huống tốt nhất: sản lượng điện tăng 10%, chi phí vận hành
và bảo dưỡng giảm 10%
- Tình huống tốt: sản lượng điện tăng 5%, chi phí vận hành và
bảo dưỡng giảm 5%
- Tình huống xấu: sản lượng điện giảm 5%, chi phí vận hành và
bảo dưỡng tăng 5%
- Tình huống xấu nhất: sản lượng điện giảm 10%, chi phí vận
hành và bảo dưỡng tăng 10%
b. Kết quả phân tích tình huống
- Tình huống xấu nhất:
NPV = 65,677 tỷ đồng
IRR = 22,34%
B/C = 1,22
- Tình huống xấu
NPV = 72,365 tỷ đồng
IRR = 22,83%



20
B/C = 1,24
- Tình huống tốt
NPV = 85,741 tỷ đồng
IRR = 23,74%
B/C = 1,29
- Tình huống tốt nhất
NPV = 92,429 tỷ đồng
IRR = 24,15%
B/C = 1,31
Nhận xét: Khi các biến đầu vào thay đổi cùng một lúc thì với
tình huống xấu nhất dự án vẫn đạt hiệu quả cao. Như vậy dự án có độ
an toàn cao trong các năm vận hành tiếp theo.
3.2.3. Phân tích rủi ro tài chính bằng mô phỏng Monte Carlo
a. Xác định các biến rủi ro
Có bốn yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của nhà
máy thủy điện Định Bình là: sản lượng điện, giá bán điện, chi phí vận
hành bảo dưỡng và phí sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát
điện. Từ bốn yếu tố rủi ro được xác định này, ta tiến hành nhận dạng
hàm phân phối xác suất và các thông số cho các biến rủi ro để vận
hành mô phỏng.
b. Nhận dạng hàm phân phối xác suất cho biến mô phỏng
Dựa vào chuỗi số liệu trong vòng mười năm và tham khảo các
nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, kết hợp với sử dụng công cụ
Batch Fit để xác định hàm phân phối xác suất và công cụ kiểm định
(Chi - Square, Anderson - Darling, Kolmogorov – Smirnov) tác giả
tiến hành nhận dạng hàm phân phối cho các biến rủi ro, cụ thể:
- Biến sản lượng điện: hàm Minimum Extreme
- Biến giá bán điện: hàm Minimum Extreme



21
- Biến chi phí vận hành và bảo dưỡng: hàm Uniform
- Biến phí sử dụng nước: hàm Normal
c. Phân tích kết quả mô phỏng Monte Carlo
Sử dụng phần mềm Crystal Ball thực hiện 100.000 lần phép thử
Monte Carlo với các giả định hàm phân phối xác suất ở trên ta được
kết quả mô phỏng như sau (hình 3.14, hình 3.15, hình 3.16):

Hình 3.14: Kết quả chạy mô phỏng giá trị NPV của nhà máy thủy
điện Định Bình trong giai đoạn vận hành

Hình 3.15: Kết quả chạy mô phỏng giá trị IRR của nhà máy thủy
điện Định Bình trong giai đoạn vận hành


22

Hình 3.16: Kết quả chạy mô phỏng giá trị B/C của nhà máy thủy
điện Định Bình trong giai đoạn vận hành
Qua kết quả chạy mô phỏng ta thấy xác suất để NPV > 0, IRR >
ifmax = 10,38% và B/C > 1 hầu như đạt 100%. Kiểm tra với độ tin cậy
90%, NPV có giá trị từ 31.731 triệu đồng, IRR có giá trị từ 18,59% và
B/C có giá trị từ 1,11 đến vô cùng. Như vậy, qua 10 năm vận hành dự
án, các yếu tố rủi ro chưa xuất hiện trong vòng mười năm tiếp theo.
Dự án chắc chắn có khả năng sinh lời cao, khả năng thua lỗ hầu như
không có.
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính
- Để nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng sản lượng điện hằng
năm của nhà máy cần trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để điều hòa

nguồn nước; lắp đặt các thiết bị quan trắc, dự báo chính xác lượng
nước về hồ; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, công nghệ, sửa
chữa bảo dưỡng vận hành ổn định để phát huy tối đa hiệu suất vận
hành của nhà máy. Bên cạnh đó cần nghiên cứu, phối hợp với đơn vị
quản lý hồ bố trí lịch chạy máy phát điện sao cho vừa khai thác có
hiệu quả lượng nước về hồ vừa có lợi về mặt tài chính (chạy vào các
khung giờ có giá bán điện cao).


23
- Nghiên cứu giảm chi phí O&M bằng nhiều biện pháp như: ứng
dụng tin học hóa, tự động hóa trong sản xuất; áp dụng hệ thống vận
hành tự động tại các vị trí có thể của nhà máy; xây dựng mô hình quản
lý sản xuất tinh gọn, hiệu quả; ứng dụng các phần mềm quản lý nhân
sự, quản trị doanh nghiệp… để giảm lao động, tiết kiệm chi phí sản
xuất…
- Xây dựng thêm nhà máy thủy điện mở rộng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Qua kết quả phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của nhà máy

thủy điện Định Bình trong giai đoạn vận hành bằng các chỉ tiêu giá trị
hiện tại ròng NPV, suất thu lợi nội tại IRR và tỉ số lợi ích/chi phí B/C
cho thấy sau mười năm đi vào vận hành dự án mang lại lợi nhuận lớn
cho chủ đầu tư, các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn vận hành lớn hơn
rất nhiều so với kết quả của tư vấn lập trong giai đoạn lập báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án (NPV = 79.053 triệu đồng, IRR = 23,3% và
B/C = 1,26). Điều này cho thấy dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao,

đáng giá để đầu tư.
Thực hiện mô phỏng Monte Carlo để đánh giá rủi ro cho dự án
với các biến rủi ro được xác định là sản lượng điện với hàm phân phối
Minimum Extreme, giá bán điện với hàm phân phối Minimum
Extreme, chi phí vận hành và bảo dưỡng với hàm phân phối Uniform
và chi phí sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện với hàm
phân phối Normal, giá trị mô phỏng cho các biến rủi ro bắt đầu từ năm
2018 đến năm 2027. Kết quả cho thấy xác suất để NPV > 0, IRR >
ifmax = 10,38% và B/C > 1 hầu như đạt 100%, các yếu tố rủi ro chưa


×