Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục của thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.52 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN
CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên

Phản biện 1: GS.TS. Trương Bá Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Đức Toàn

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 18 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Dự toán ngân sách là một bộ phận không thể thiếu trong các
công cụ của kế toán quản trị. Dự toán là cơ sở để mỗi tổ chức dự tính
các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức. Tại các
chính quyền địa phương, lập dự toán là cơ sở để cân đối ngân sách
hàng năm và do cơ quan tài chính chủ trì. Quá trình này đòi hỏi sự
phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành tham gia vào quá trình xây
dựng dự toán ngân sách theo định hướng phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương trong từng thời kỳ.
Thành phố Đà Nẵng trong nhiều năm qua xác định lĩnh vực
giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng, góp phần xây dựng
nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển thành phố.
Để thực hiện mục tiêu đó, xây dựng dự toán ngân sách lĩnh vực giáo
dục có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên, mỗi một thời kỳ ngân sách mới
đòi hỏi công tác lập dự toán phải có những điều chỉnh cho phù hợp.
Luật ngân sách 2015 và những thay đổi trong thời kỳ ngân sách
2017-2020 đã làm công tác dự toán ngân sách trong lĩnh vực giáo
dục có một số thay đổi. Tuy nhiên, sau gần một năm thực hiện những
thay đổi này trong kỳ ngân sách mới, vẫn chưa có những báo cáo,
đánh giá tổng kết ưu và hạn chế trong công tác lập dự toán. Hầu hết
các nghiên cứu về lập dự toán trong lĩnh vực công vẫn đi vào đánh
giá một cách chung chung chứ chưa có những đánh giá cụ thể về
cách thức xây dựng định mức.
Xuất phát từ tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của
công tác lập dự toán ngân sách cũng như vai trò của lĩnh vực giáo
dục đào tạo tại thành phố Đà Nẵng, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn
thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp

giáo dục của thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng đến những mục tiêu chủ yếu sau:
 Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán chi thường xuyên
ngân sách đối với sự nghiệp giáo dục của thành phố Đà Nẵng.
 Định hướng hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường
xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục tại thành phố Đà Nẵng
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác lập dự toán chi thường xuyên
ngân sách sự nghiệp giáo dục.
Phạm vi nghiên cứu: Các đơn vị sự nghiệp thuộc sự nghiệp
giáo dục do thành phố Đà Nẵng quản lý trong thời kỳ lập ngân sách
2017-2020, trong đó số liệu minh hoạ sử dụng chủ yếu trong năm
2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cỨu
Lu
Dự toán chi khác sẽ không tính trên cơ sở tỷ lệ 20% như hiện
nay, mà theo mức biến đổi các hoạt động tại các trường học để đảm
bảo sự công bằng và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và
học ở mỗi loại trường.
- Mức điều chỉnh là mức áp dụng đối với các trường không có
thu học phí hoặc có thu học phí thấp hơn so với vùng 1 theo Nghị
quyết 26/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân.
3.2.3. Đề xuất về lập dự toán chi khác sự nghiệp giáo dục
Lựa chọn nguồn lực đầu vào để xây dựng định mức chi khác
- Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ tại
mỗi trường học.

- Số lượng học sinh của mỗi trường học
- Số lượng phòng học và phòng thực hành, thí nghiệm, sân thể
thao của mỗi trường học.
- Kết hợp các nguồn lực đầu vào nói trên.
Trong luận văn này, do những khó khăn về thu thập số liệu
nên chỉ hai nguồn lực đầu vào được quan tâm là số lượng lao động
và số lượng học sinh. Luận văn đã sử dụng kĩ thuật đồ thị phân tán
để xác định số lượng giáo viên là cơ sở để xác định chi khác.
Áp dụng phân tích hồi qui sẽ xác định mức khoán như sau:
Y=a+bX


19
Trong đó:

Y là tổng chi khác

b là mức chi cho nguồn lực
X là nguồn lực
a là phần định phí (nếu có)
Dựa trên phân tích ở trên, trong đề xuất này, nguồn lực sẽ là số
lượng giáo viên ở các trường học.
Dựa vào số liệu Chi khác thực tế của các trường học trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2017, kết quả phân tích hồi qui
tuyến tính thể hiện như sau:
Chi khác = 84,265 + 19,448 x Số lƣợng giáo viên
Như vậy, từ kết quả thống kê về chi khác và số lượng giáo
viên thì phần ngân sách nhà nước cấp cố định cho mỗi trường là
84.265.000 đồng/năm. Phần chi khác có tính chất biến đổi theo số
lượng giáo viên, theo đó mỗi giáo viên sẽ được ngân sách khoán

19.448.000 đồng/năm.
3.2.4. Một số đề xuất khác có liên quan
- Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán tại các
đơn vị sự nghiệp (các trường học)
- Nâng cao khả năng dự toán các hoạt động trong năm để hạn
chế tình trạng ngân sách cấp bổ sung ngoài dự toán
- Tăng cường công tác kiểm soát quá trình thẩm định, điều
chỉnh dự toán ngân sách trong các bước của quá trình lập dự toán.
3.3. ĐỊNH HƢỚNG THỰC HIỆN LẬP DỰ TOÁN THEO KẾT
QUẢ ĐẦU RA
3.3.1. Định hƣớng các hình thức kết quả đầu ra trong lĩnh
vực giáo dục đào tạo
Lập dự toán dựa trên kết quả đầu ra đã được Luật ngân sách đề
cập, nhưng trên thực tế hiện nay chưa triển khai được. Do đây là vấn


20
đề quá mới nên trong phần này, luận văn chỉ đưa ra một số định
hướng trên kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý ngân
sách, các qui chế về quản lý giờ giảng của giáo viên bậc phổ thông
và kết quả của phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tại
thành phố Đà Nẵng.
Bảng câu hỏi được chuyển đến hiệu trưởng hoặc hiệu phó
chuyên môn của các trường. Qua trao đổi, có một số kết quả được rút
ra như sau:
Bảng 3.2. Bảng so sánh hai cách tiếp cận lập dự toán ngân sách
Lập ngân sách truyền thống

Lập ngân sách trên kết quả
đầu ra


Số lượng giáo viên ở mỗi Kết quả về giảng dạy theo
trường

chương trình

Hệ số lương

Kết quả về hoạt động đào tạo
đội ngũ giáo viên

Hệ số phụ cấp

Kết quả các hoạt động khác

Các khoản chi khác theo con
người
Kết quả đầu ra 1 – Kết quả hoạt động giảng dạy tại trường học
Kết quả đầu ra 2 – Kết quả hoạt động nâng cao năng lực sư
phạm của giáo viên
Kết quả đầu ra 3 – Kết quả các hoạt động khác.
3.3.2. Tổ chức thông tin kế toán để hỗ trợ lập ngân sách
theo kết quả đầu ra
a. Phân loại chi phí theo các hoạt động
Khi lập dự toán theo các hoạt động (ví dụ hoạt động giảng
dạy) thì cần chú ý đến tính chất trực tiếp (gián tiếp) của chi phí đến
hoạt động đó. Chi phí trong lĩnh vực giáo dục gồm có:


21

- Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt
động giảng dạy. Nó bao gồm:
+ Tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của giáo
viên trực tiếp đứng lớp. Dự toán về lương không phải gắn với số định
biên được giao như hiện nay mà gắn với số lượng học sinh (số lớp
học) để đảm bảo sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên khi lập dự toán.
+ Chi phí vật liệu liên quan trực tiếp đến hoạt động giảng dạy.
+ Chi phí khấu hao của các phòng học (nếu có).
+ Chi phí trực tiếp khác.
- Chi phí gián tiếp là chi phí chung, thường liên quan đến toàn
trường và được phân bổ cho các hoạt động
b. Mô hình khái quát lập dự toán theo kết quả đầu ra
Theo cách tiếp cận mới thì dự toán được xác định như sau:
Dự toán chi
SNGD

=

Dự toán chi cho
một hoạt động

Số hoạt động
x

dự toán hoàn

(4)

thành


Hoạt động trong công thức (4) đã được luận văn đề xuất trong
Bảng 3.2. Do tính phức tạp của vấn đề dự toán trên cơ sở kết quả đầu
ra nên luận văn không đi sâu vào điểm này.
c.Tổ chức tính giá thành hoạt động để làm cơ sở đánh giá
tình hình thực hiện các dự toán
Vừa qua, Bộ Tài chính có ban hành chế độ kế toán mới áp
dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đây là một bước tiến mới
để có thể hỗ trợ lập dự toán và quản lý dự toán theo kết quả đầu ra.
Qua nghiên cứu Thông tư 77/2017/TT-BTC, tác giả có một số đề
xuất sau:
- Sử dụng tài khoản 154 để tính chi phí của dịch vụ tại các
trường học.


22
Qua khảo sát thực tế tại các trường trên địa bàn Đà nẵng, tài
khoản này được chi tiết như sau:
TK 154 – Hoạt động giảng dạy (tùy theo cấp bậc đào tạo)
TK 154 – Hoạt động dịch vụ bán trú
TK 154 – Các hoạt động khác (học tiếng Anh, năng khiếu…)
Trong các hoạt động trên thì hoạt động giảng dạy là quan
trọng nhất và được chi tiết tùy theo khả năng kế toán tại trường học.
Việc tổ chức tính giá thành của từng hoạt động có một số ý
nghĩa sau:
+ Giúp cho nhà trường biết được chi phí thực tế của từng hoạt
động để quản lý tình hình thu – chi được tốt hơn, qua đó có cách thức
quản trị chi phí tốt nhất, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của từng
trường.
+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước (Phòng giáo dục, Phòng
Tài chính quận, Sở giáo dục, Sở Tài chính), các đơn vị này qua quyết

toán chi phí thực tế có thể nhận biết mức độ chi phí và qua đó bước
đầu xây dựng định mức chi phí cho từng hoạt động.
+ Đó là cơ sở để xây dựng lộ trình cơ cấu chi phí vào giá dịch
vụ sự nghiệp giáo dục. Theo đó, mỗi hoạt động khi xác định rõ các
chi phí liên quan đến hoạt động đó thì sẽ xác định được lộ trình cơ
cấu dần từng loại chi phí vào giá dịch vụ theo mục tiêu đặt ra.
+ Đó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động giáo
dục, giúp cho việc cân nhắc khi tiếp tục duy trì hay dừng thực hiện
đối với một hoạt động nào đó.
+ Khi tính toán được chi phí của từng hoạt động, xác định rõ
hoạt động nào ngân sách phải hỗ trợ, hoạt động nào xã hội hóa. Đối
với hoạt động ngân sách phải hỗ trợ, sau khi trừ đi phần chi phí đã cơ
cấu trong giá dịch vụ (học phí), phần còn lại ngân sách cấp. Nhà


23
nước sẽ chủ động trong việc cân đối ngân sách để cấp kinh phí đảm
bảo cho hoạt động đó.
3.3.3. Những đề xuất với các cơ quan quản lý
 Lựa chọn thí điểm một trường học để tiến hành lập dự toán
theo từng hoạt động.
 Luật Ngân sách 2015 có giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương có
nhiệm vụ ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở cho việc
quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh
vực phụ trách. Nhiệm vụ này chính là phục vụ cho việc lập dự toán
ngân sách theo kết quả đầu ra. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Bộ tài
chính vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nội dung này để ban hành
các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán theo kết
quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó, việc lập dự toán theo kết quả đầu ra

là một xu hướng tất yếu trong thời gian đến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Hoàn thiện công tác lập dự toán là một trong những nội dung
trong công tác kế toán và quản lý tài chính ở các tổ chức công. Thực
tế công tác lập dự toán chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục ở thành
phố Đà nẵng trong thời gian qua còn một số bất cập. Chương này đã
đi sâu vào đề xuất cách lập dự toán các khoản chi khác theo nguồn
lực về số lượng giáo viên để xác định dự toán cho công bằng và hợp
lý hơn giữa các trường trên cùng địa bàn thành phố Đà nẵng. Ngoài
ra, luận văn còn gợi ra một số định hướng ban đầu để lập dự toán
trên cơ sở kết quả đầu ra, gồm có xác định các hoạt động đầu ra, các
định phí của từng hoạt động, mô hình tập hợp chi phí để làm cơ sở
cho việc phân tích dự toán sau này.


24
KẾT LUẬN
Dựa vào đặc điểm phân cấp quản lý hiện nay, công tác lập dự
toán ngân sách tại thành phố Đà nẵng được tiến hành theo mô hình từ
trên xuống – dưới lên theo sự phân công giữa Sở Giáo dục & Đào
tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ quan tài chính các cấp ở địa
phương. Với định mức phân bổ ngân sách 80% chi cho con người và
20% chi hoạt động giảng dạy và học tập, các trường học lập dự toán
trên cơ sở lao động thực tế và định biên được giao. Các cấp có trách
nhiệm liên quan sẽ kiểm tra, tổng hợp để lập dự toán tổng hợp và
trình các cấp thẩm quyền thông qua và phê chuẩn. Quá trình lập dự
toán như trên có những ưu điểm nhưng nội tại nó cũng có nhiều bất
cập, đặc biệt là sự không công bằng giữa các trường ở các khu vực
thuộc thành phố hoặc giữa các cấp học. Ngoài ra, lập dự toán trên cơ
sở kết quả đầu ra hoàn toàn chưa được quan tâm, dù Luật ngân sách

đã đề cập.
Trên cơ sở những bất cập nói trên, luận văn cũng đã đưa ra
hai hướng hoàn thiện cơ bản. Hướng thứ nhất liên quan đến hoàn
thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách hiện nay liên quan đến
các hoàn thiện về bổ sung mức cấp ngân sách, cũng như cách xây
dựng định mức chi hoạt động giảng dạy và học tập. Hướng thứ hai có
tính chất gợi mở về lập dự toán theo kết quả đầu ra, cũng như cách
thức tổ chức thông tin phục vụ cho công tác lập dự toán.
Luận văn cũng có những hạn chế khi chưa đánh giá được nhu
cầu chi tiêu thực tế cho công tác giảng dạy tại từng cấp học để đổi
mới dạy và học ở từng cấp học theo định hướng của Bộ giáo dục và
Đào tạo. Các kết quả đầu ra trong nghiên cứu này cũng cần phải
được kiểm chứng.



×