Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho các cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã phước long, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN NGỌC TRỌNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ
BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Mã số ngành

: 60520320

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

NGUYỄN NGỌC TRỌNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG Ô NHIỄM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG PHÙ HỢP CHO CÁC CƠ SỞ CHẾ
BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ


PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Mã số ngành: 60520320
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS . NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Trường

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 21 tháng 4 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn

Chủ tịch

2


PGS.TS. Thái Văn Nam

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Quốc Biinfh

Phản biện 2

4
5

PGS.TS. Tôn Thất Lãng
TS. Nguyễn Hoài Hương

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 30 tháng 05 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Ngọc Trọng

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 10/10/1980

Nơi sinh: Bình Phước

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

MSHV: 1541810019

I- Tên đề tài:
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp
cho các cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
II- Nhiệm vụ và nội dung:
 Tổng hợp các số liệu, biên hội và kế thừa các nghiên cứu , tài liệu liên quan
 Thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá hiện trạng tại các cơ sở chế biến sản
xuất hạt điều
 Thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá công tác bảo vệ môi trường tại các cơ
sở chế biến sản xuất hạt điều
 Định hướng quy hoạch và phương án bảo vệ môi trường phù hợp
III- Ngày giao nhiệm vụ: Ngày 30/8/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: Ngày 30/5/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Trường

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


ii

LỜI CÁM ƠN
Trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu Nhà Trường, Phòng Quản Lý Khoa Học và
Đào Tạo Sau Đại Học, quý Thầy Cô giảng dạy cao học ngành Công Nghệ Môi
Trường tại trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Qua quá trình học tập tại Trường,
bản thân đã tiếp thu những kiến thức quý báu về chuyên ngành mà các thầy cô là
Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt. Từ đó bản thân đã
tích cực tìm tòi, nghiên cứu về lĩnh vực môi trường và nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, khả năng tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học.
Trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Xuân Trường – Thầy đã tận tình hướng dẫn

chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Trân trọng cảm ơn Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Phước và phòng tài
nguyên môi trường thị xã Phước Long, toàn thể ban Giám đốc cùng tập thể nhân
viên tại nhà máy 14 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long tỉnh
Bình Phước đã tạo điều kiện cho việc khảo sát thực tế, cung cấp số liệu của đơn vị.
Cảm ơn sự dìu dắt, giúp đỡ của quý đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp
tác giả có điều kiện về vật chất, tinh thần để phấn đấu, học hỏi và tiến bộ.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có hạn
nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin cảm ơn và rất mong nhận
được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô, quý cơ quan, đồng
nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Họ và tên tác giả


iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm và đề xuất biện pháp bảo vệ môi
trường phù hợp cho các Cơ sở chế biên hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long,
tỉnh Bình Phước” đã đánh giá được thực trạng môi trường của các cơ sở sản xuất
hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long. Áp dụng các phương pháp phân tích hệ
thống; phương pháp, biểu đồ, sơ đồ; phương pháp đánh giá nhanh để xây dựng
thực trạng môi trường của các cơ sở sản xuất hạt điều trên địa bàn thị xã Phước
Long, từ đó đề xuất được các giải pháp quản lý cũng như giải pháp kỹ thuật nhằm
giảm thiểu sự ảnh hưởng của việc sản xuất hạt điều đến môi trường địa phương.
Sau khi đánh giá thực trạng môi trường của các cơ sở sản xuất hạt điều trên
địa bàn thị xã Phước Long. Đề tài đã đề xuất các biện pháp phù hợp với tình hình
thực tế tại địa phương, nhằm mục tiêu giúp cho các cơ sở sản xuất hạt điều áp dụng
được các phương án xử lý ô nhiễm khả thi và công tác quản lý môi trường làng
nghề tại địa phương được thuận lợi, hạn chế các vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi

trường.
Đề tài đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm quản lý và kỹ thuật
có tính khả thi, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của ngành nghề sản
xuất hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn và
phát triển ngành nghề truyền thống đi đôi với bảo vệ môi trường, tiến tới phát triển
bền vững.


iv

ABSTRACT
The subject « A research on pollution situation and proposal of appropriate
measures to protect environment for cashew nuts processing establishments in
Phuoc Long Town, Binh Phuoc Province » has given an evaluation of
environmental situation for cashew nuts processing establishments in Phuoc Long
Town. Based on application of systematic analysis methods ; methods, charts,
diagrams ; methods of interviewing, environmental situation of cashew nuts
processing establishments in Phuoc Long Town was shaped. On that basis,
solutions for management and technology were proposed, aiming to reduce the
effects of cashew nuts processing on the local environment.
After evaluating the environmental situation of cashew nuts processing
establishments in Phuoc Long Town, the project has given several solutions suitable
for real situation in the local. Its goal is to help cashew nuts processing
establishments apply feasible pollution treatment methods, make environmental
management in trade villages more favourable, restrict pollution and protect the
local environment.
The project has proposed several measures for environmental protection,
including feasible technology and managment and corresponding application in
curent situation of cashew nuts processing in Phuoc Long Town. This aims to
preserve and develop traditional industry, concurrently implement sustainable

development.


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... viii
CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ......................................................... ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 2
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
2.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 4
2.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU 6
1.1 Tổng quan về cây điều .............................................................................................. 6
1.2 Tình hình chế biến hạt điều ở Thế Giới .................................................................... 7
1.3 Hiện trạng sản xuất điều ở Việt Nam ..................................................................... 11
1.3.1 Diện tích điều .......................................................................................... 13
1.3.2 Năng suất điều ........................................................................................ 13
1.3.3 Những khó khăn trong sản xuất điều....................................................... 18
1.3.4 Đánh giá sức cạnh tranh của trồng điều với một số cây khác ................ 18

1.3.5 Thành tựu nghiên cứu và chuyển giao khoa học ..................................... 19
1.4 Tình hình chế biến hạt điều ở Bình Phước ............................................................. 20
1.5. Tình hình phát triển và quy hoạch các cơ sở sản xuất hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long, tỉnh Bình Phước ....................................................................................... 24
1.5.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Phước Long ........ 24


iii

1.5.2 Định hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu ...................... 27
1.6. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành sản xuất hạt điều ....................................... 29
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC ...................................................................... 30
2.1 Quy Trình Chế Biến Hạt Điều ................................................................................ 30
2.1.1.Phân cỡ sơ bộ .......................................................................................... 32
2.1.2 Ẩm hóa ................................................................................................... 32
2.1.3 Xử lý hạt điều .......................................................................................... 32
2.1.4 Cách bỏ vỏ ............................................................................................... 35
2.1.5 Sấy khô và bóc vỏ lụa.............................................................................. 37
2.1.6 Phân loại và đóng gói .............................................................................. 37
2.2 Hiện trạng môi trường ............................................................................................. 37
2.2.1Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước
Long.................................................................................................................. 37
2.2.2 Hiện trạng môi trường ............................................................................. 39
2.2.3 Hiện trạng chất thải rắn ........................................................................... 71
2.3 Công tác bảo vệ tại các cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long,
tỉnh Bình Phước .............................................................................................................. 71
2.3.1 Khí thải .................................................................................................... 71
2.3.2 Nước thải ................................................................................................. 75

2.3.3 Chất thải rắn ............................................................................................ 76
2.4 Tải lượng ô nhiễm phát sinh trong lưu vực hiện tại và dự báo đến năm 2030 .... 76
2.4.1 Nước thải ................................................................................................. 76
2.4.2 Khí thải .................................................................................................... 77
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BVMT PHÙ HỢP NHẰM GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC ....................................................... 79
3.1. Định hướng các sản phẩm chế biến. ...................................................................... 79
3.1.1. Chế biến hạt điều. ................................................................................... 79


iv

3.1.2. Chế biến sau nhân điều (chế biến nhân điều thành thực phẩm ăn liền).... 79
3.1.3. Chế biến dầu vỏ hạt điều. ....................................................................... 79
3.1.4. Chế biến nước ép và rượu, cồn từ quả điều............................................ 79
3.1.5. Chế biến ván ép từ gỗ và bã ép vỏ dầu điều. .......................................... 80
3.1.6. Chế biến các sản phẩm khác................................................................... 80
3.2. Định hướng quy hoạch nhà máy chế biến. ............................................................ 80
3.3. Đẩy mạnh các Dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020. ............................................. 80
3.3.1. Dự án Đẩy mạnh chương trình thuộc dự án giống điều của tỉnh. .......... 80
3.3.2. Dự án đầu tư cải tạo và thâm canh tăng năng suất, chất lượng điều. .......... 80
3.3.3. Dự án nghiên cứu và chuyển giao phương pháp tưới cho vùng điều chuyên
canh. .................................................................................................................. 81
3.3.4. Dự án nghiên cứu biện pháp tổng thể về bảo vệ thực vật cho cây điều. 81
3.3.5. Dự án xây dựng vùng điều an toàn sinh học theo hướng GAP. ............. 81
3.3.6. Các dự án đầu tư đổi mới và hoàn thiện dây chuyền thiết bị - công nghệ
chế biến hạt điều theo hướng hiện đại hóa. ...................................................... 81
3.3.7. Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nước ép, rượu từ trái điều. .. 81
3.3.8 Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm sau nhân điều, vỏ điều (bột

masát, sơn vecni cao cấp cách điện, cách nhiệt,…). ..................................... 81
3.3.9. Dự án đầu tư sản xuất ván ép từ gỗ và vỏ điều. Hướng tập trung mở rộng
vào các Khu, cụm công nghiệp của tỉnh. .......................................................... 81
3.4. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch. ......................................................... 82
3.4.1. Đổi mới nhận thức và thống nhất quan điểm phát triển ngành điều. ..... 82
3.4.2. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật phát triển điều. ........................................................................................... 82
3.4.3. Giải pháp thu mua và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chế biến từ điều. .... 83
3.4.4 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chế biến từ điều. ......................... 83
3.4.5 Giải pháp cơ chế – chính sách. ................................................................ 83
3.5. Các hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. ........................................................................ 84
3.5.1. Chính sách thuế. ..................................................................................... 84
3.5.2. Chính sách đất đai. ................................................................................ 84


v

3.5.3. Chính sách hỗ trợ giá cây giống điều ghép. .......................................... 84
3.6 Xây dựng thương hiệu hàng hóa cho ngành điều. .......................................... 85
3.7. Về nguồn nhân lực. ........................................................................................ 85
3.8.Giải pháp về hệ thống thu mua hạt điều. ................................................................ 85
3.9. Khuyến khích kêu gọi đầu tư vào chế biến các sản phẩm phụ. ........................... 85
3.10.Tăng cường vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu điều Bình Phước. ....................................... 86
3.11 Công nghệ xử lý ..................................................................................................... 86
3.11.1 Công nghệ xử lý khí thải ....................................................................... 86
3.11.2 Công nghệ xử lý nước thải đề xuất........................................................ 87
3.11.3 Công nghệ xử lý chất thải rắn đề xuất ................................................... 91
3.11.4 Xử lý bụi ................................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 95

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 95
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 98
PHỤC LỤC I – Tình hình phân bố các nhà máy chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
PHỤC LỤC II – Công suất, số lượng công nhân và công nghệ sản xuất của từng cơ
sở trên địa bàn thị xã Phước Long.
3PHỤC LỤC III - Khối lượng chất thải rắn của các nhà máy chế biến hạt điều thải ra
(kg/ngày).
PHỤC LỤC IV – Kết quả khảo sát ô nhiễm không khí ở một số cơ sở sản xuất hạt
điều ở thị xã Phước Long
5PHỤC LỤC V – Kết quả khảo sát ô nhiễm nước ngầm ở một số cơ sở sản xuất hạt
điều ở thị xã Phước Long


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa


KHCN

Khoa học công nghệ

UBND

Ủy ban nhân dân

DTTN

Diện tích tự nhiên

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

KDC

Khu dân cư

NN&PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNN

Tài nguyên nước

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TT

Thị trấn

TX

Thị xã



Quyết định


ĐN

Đồng Nai

BP

Bình Phước

GTVT

Giao thông vận tải

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCYTCS

Quy chuẩn y tế cơ sở

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

INC

Hiệp hội trái cây khô Quốc tế

ACA


Liên minh châu Phi

PTNT

Phát triển nông thôn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


vii

CP SX TM DV

Cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ

TNHH MTV XNK Trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu
CBNS

Chế biến nông sản

TNHH SX&XK

Trách nhiệm hữu hạn sản xuất và xuất khẩu

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


CSXKNS

Cơ sở xuất khẩu nông sản

CPCB

Cổ phần chế biến

SXTM

Sản xuất thương mại

IAS

Báo cáo đánh giá tác động

COD

Nhu cầu oxy hoá học

BOD

Nhu cầu oxy sinh hoá

SS

Chất rắn lơ lửng

TTCN


Phát triển công nghiệp

GTSX

Giá trị sản xuất

VA

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GTTT

Giá trị tăng thêm

ISO,

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

GMP

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế


GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

US EPA

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng điều từ năm 1999 - 2015 ......... 12
Bảng 1.2 Diễn biến diện tích điều trồng mới từ 2010 – 2015 ........................................ 15
Bảng 1.3: Diễn biến diện tích điều trồng mới từ 2010 - 2015 ...................................... 16
Bảng 1.4: Thí điểm mô hình điều cao sản đạt năng suất cao theo hướng bền vững ...... 17
Bảng 1.5: So sánh hiệu quả kinh tế 1 ha trồng điều khi áp dụng biện pháp thâm canh. 19
Bảng 1.6: Diện tích cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước ................ 21
Bảng 1.7: Sản lượng hạt điều nhân của tỉnh Bình Phước .............................................. 22
Bảng 1.8: Sản lượng điều xuất khẩu trong những năm qua ........................................... 22
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân bố các cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước
Long ............................................................................................................................... 39
Biểu đồ 2.2: Kết quả pH trong nước ngầm tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa
bàn thị xã Phước Long ................................................................................................... 40
Bảng 2.1: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ nước thải trong quá trình ngâm tẩm
........................................................................................................................................ 42
Bảng 2.2 : Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................................ 61
Bảng 2.3: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra do quá trình đốt vỏ ............... 65
Bảng 2.4 : Tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2015 và dự báo cho năm 2030 trên địa bàn
thị xã Bình Phước ........................................................................................................... 77

Bảng 2.5 : Tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh năm 2010 và dự báo cho năm 2020 ...... 77


ix

CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1.1 : Thị phần sản xuất hạt điều theo khu vực trong năm 2015 ...................8
Biểu đồ 1.2 Sản lượng hạt điều tại các nước sản xuất chủ lực trong niên vụ 2014/15
.....................................................................................................................................9
Biểu đồ 1.3 Sản lượng hạt điều chế biến tại 3 nước chủ lực trong năm 2015 ............9
Biểu đồ 1.4 Sản lượng hạt điều thế giới được chế biến tại các nước khác trong năm
2015 ...........................................................................................................................10
Biểu đồ 1.5 : Sự phân bố các cơ sở hạt điều trên địa tỉnh Bình Phước .....................23
Biểu đồ 1.6 : Mật độ phân bố các cơ sở lớn , vừa và nhỏ trên địa bàn các Huyện và
Thị Xã ........................................................................................................................24
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phân bố các cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước
Long ..........................................................................................................................39
Biểu đồ 2.2: Kết quả pH trong nước ngầm tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên
địa bàn thị xã Phước Long ........................................................................................40
Biểu đồ 2.3: Kết quả pH tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn ..................42
thị xã Phước Long .....................................................................................................42
Biểu đồ 2.4: Kết quả COD tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long ...............................................................................................................58
Biểu đồ 2.5: Kết quả SS tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước
Long ..........................................................................................................................58
Biểu đồ 2.6: Kết quả BOD5 tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long ...............................................................................................................59
Biểu đồ 2.7: Kết quả N- NH4+ tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long ...............................................................................................................59
Biểu đồ 2.8: Kết quả P tổng tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã

Phước Long ...............................................................................................................60
Biểu đồ 2.9: Kết quả Nồng S2- tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long ...............................................................................................................60


x

Biểu đồ 2.10: Kết quả Nồng Phenol tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn
thị xã Phước Long .....................................................................................................61
Biểu đồ 2.11: Kết quả Nhiệt Độ tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long ...............................................................................................................66
Biểu đồ 2.12: Kết quả Phenol tại 14/38 cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã
Phước Long ...............................................................................................................67
Biểu đồ 2.13: Các phương pháp xử lý khí đang được áp dụng trên địa bàn .............75
Hình 2.1 :Quy trình chế biến hạt điều .......................................................................31
Hình 2.2 Lò chao dầu thủ công .................................................................................34
Hình 2.3 : Nồi hấp sử dụng hơi nước ở 100PC .........................................................35
Hình 2.4: Công đoạn bóc vỏ thủ công ......................................................................36
Hình 2.5: Công đoạn bóc vỏ thủ công kết hợp cơ giới .............................................36
Hình 2.6: Máy bóc điều tự động ...............................................................................37
Hình 2.7: Các đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn thị xã Phước Long ..........38
Hình 3.1. Sơ đồ dây chuyền khối hệ thống xử lý khí thải lò đốt vỏ hạt điểu được đề
xuất ............................................................................................................................87
Hình 3.2 : Quy trình hệ thống xử lý nước thải chế biến hạt điều ..............................88
Hình 3.2 : Quy trình hệ thống xử lý bụi ....................................................................93


1

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Phước là tỉnh có ngành chế biến nông lâm sản đóng vai trò chủ lực
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân trong khu vực, đồng thời cũng giải
quyết vấn đề công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống cho
người dân trong tỉnh dần dần đưa ngành công nghiệp tỉnh nhà lên một vị trí mới. Từ
khi tách tỉnh đến nay các doanh nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa tỉnh đã tăng
lên đáng kể, trong đó ngành chế biến hạt điều tăng mạnh nhất từ khoảng 10 doanh
nghiệp lúc đầu, đến nay có trên 100 nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều lớn, nhỏ đã và
đang đi vào hoạt động nhằm chế biến nguồn nguyên liệu sẵn có của tỉnh thành
những sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Ngành chế biến hạt điều là ngành chiếm ưu thế của tỉnh vì nằm trong vùng
nguyên liệu dồi dào nhất ở khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi
ích kinh tế mà ngành chế biến hạt điều đã mang lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường
tại các nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước rất đáng được
quan tâm. Nguồn gây ô nhiễm chính từ các nhà máy chế biến hạt điều khí thải chứa
bụi và nhiều thành phần độc hại gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường xung quanh
như các hợp chất của Anacardic (C22H32O3) chứa 70-80% trong vỏ hạt điều, cardol,
cardanol...
Thị xã Phước Long là một vùng cao hiện có hơn có rất nhiều doanh nghiệp và
cơ sở chế biến hạt điều theo số liệu thống kê, toàn thị xã có diện tích tự nhiên 150,2
ha, dân số 536 hộ/1.439 người ban đầu chỉ là cơ sở nhỏ lẻ, bóc tách bằng thủ công,
thế nhưng hơn 1 năm trở lại đây, quy mô của các cơ sở này được mở rộng, số lượng
cơ sở sản xuất tăng chóng mặt với công nghệ máy móc hiện đại như: sàng, hấp,
rang, sấy, bóc tách… cả thị xã như một khu công nghiệp, hầu như không còn đất
trống hay vui chơi giải trí mà thay vào đó là nhà xưởng, bãi chất củi, máy móc, phế
liệu nối đuôi nhau. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hầu như không có bảng tên, bảng
hiệu nhưng nhà xưởng được xây dựng quy mô hàng nghìn mét vuông với số lượng
dày đặc, bao bọc xung quanh góp phần tăng thu ngân sách, tạo công việc cho lực



2

lượng nông nhàn, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
thôn. Ngành chế biến hạt điều của thị xã còn phát triển một cách tự phát, chưa có
qui hoạch trước nên đa số các nhà máy này nằm xen kẽ khu dân cư, công nghệ xử lý
chưa đạt yêu cầu kéo theo đó là hệ lụy về vấn đề môi trường , các cơ sở này hoạt
động đã thải ra không ít khói bụi, nước thải và cả tiếng ồn gây ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Hầu hết các báo cáo và nghiên cứu hiện nay cho ngành chế biến hạt điều trên
địa bàn toàn tỉnh cũng như trên địa bàn thị xã Phước Long chỉ mang tính tổng quát
cho nhiều nhà máy để giải quyết vấn đề mang tính chung và phổ biến còn hạn chế.
Từ đó các nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc tham khảo các quy trình phù hợp
và hiệu quả, chi phí thấp.
Trước yêu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến hạt điều của
thị xã Phước Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, Đề tài: “Nghiên cứu
thực trạng ô nhiễm và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho các
Cơ sở chế biên hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước”
được thực hiện nhằm cung cấp số liệu đo đạc thực tế, đánh giá một cách tổng thể
hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy chế biến hạt điều đang hoạt động
làm cơ sở phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi
trường trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước
2. MỤC TIÊU , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định được các nguyên nhân chính làm phát sinh ô nhiễm trong công nghệ
sản xuất, đánh giá tình hình đầu tư xử lý môi trường tại các cơ sở chế biến hạt điều
tại thị xã Phước Long, từ đó định hướng quy hoạch cải tạo môi trường và đề xuất
các biện pháp phù hợp và khả thi nhất để kiểm soát ô nhiễm.
Thông qua các đề xuất của đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn góp
phần định hướng quan trọng cho hoạt động quản lý môi trường đối với ngành chế
biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long trong giai đọan hiện tại và sau này



3

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu được trình bày theo
trình tự như sau:
- Thu thập số liệu tại các nhà máy từ các nguồn có sẵn , phân tích chất lượng môi
trường không khí (Các chỉ tiêu đo đạc trong và ngoài nhà máy: bụi, ồn, nhiệt độ, tốc
độ gió, độ ẩm, dẫn xuất phenols, NO2, SO2, CO, CO2), nước thải (pH, BOD, COD,
SS, tổng N, tổng P, S2-, Mn, Zn, Cu, Coliform), nước ngầm (pH, TS, độ cứng, Cl-,
N-NO3-, N-NO2-, SO42-, N-NH3, Coliform) tại một số nhà máy chế biến hạt điều
tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
- Xác định tính chất, thành phần và khối lượng chất thải rắn phát sinh tại 14/38 nhà
máy chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long
- Đánh giá hiện trạng tình hình ô nhiễm môi trường gây ra do ngành chế biến hạt
điều trên địa bàn thị xã Phước Long .
- Dự báo các tác động đến môi trường do họat động của ngành chế biến hạt điều
trên địa bàn thị xã Phước Long.
- Đề xuất giải pháp giúp cơ quan quản lý môi trường địa phương trong công tác quy
hoạch quản lý phục vụ chiến lược phát triển bền vững ngành chế biến hạt điều của
tỉnh. Hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn và triển khai các công nghệ xử lý phù hợp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các nhà máy chế biến hạt điều.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được áp dụng để xử lý số liệu đã có sẵn, xác định độ
tin cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp số liệu.
Phương pháp thu thập số liệu kết hợp khảo sát thực địa, đánh giá nhanh
Phương pháp này được áp dụng để thu thập số liệu kết hợp khảo sát thực địa,
nhằm đánh giá tình hình ô nhiễm do nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn sinh

ra từ một số cơ sở chế biến hạt điều trên địa bàn thị xã Phước Long.
Phương pháp đánh giá nhanh để đánh giá tải lượng ô nhiễm do nước thải, khí
thải chất thải rắn sinh ra từ các cơ chế biến hạt điều trong thời gian trước mắt cũng


4

như dự báo đến năm 2010, 2020 có thể sử dụng các hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo
vệ Môi trường Mỹ (US EPA) hoặc của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành.
Tuy nhiên, để có được hệ số ô nhiễm phù hợp với điều kiện máy móc thiết bị cũ,
công nghệ lạc hậu ... nhóm đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu thực tế tại
nhiều cơ sở. Trên cơ sở hệ số thu được đã tính toán tải lượng ô nhiễm cụ thể và dự
báo tốc độ phát thải trong tương lai.
Phương pháp phân tích lợi ích, chi phí lợi ích mở rộng
Phương pháp này đã được áp dụng để tính toán lợi ích-chi phí, so sánh các giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm sinh ra từ các cơ sở chế biến hạt điều. Các giải pháp đã
được so sánh, lựa chọn bao gồm:
- Định hướng quy hoạch phát triển
-Công tác quản lý
- Xử lý tại nguồn
Phương pháp dự báo và tính toán tải lượng ô nhiễm
Căn cứ vào việc thu nhập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại kết hợp với
các dữ liệu liên quan tính toán tải lượng ô nhiễm hiện tải và đưa ra dự báo tính toán
tải lượng trong tương lai tại các cơ sở chế biến hạt điều.
2.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
- Kết quả nghiên cứu của luận văn chỉ đánh giá hiện trạng và dự báo môi
trường trên một thị xã Phước Long , trong số 8 huyện 2 thị xã còn lại của tỉnh
Bình Phước.
-


Thời gian thực hiện đề tài trong 6 tháng

2.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần xác định các nguyên nhân làm phát sinh ô nhiễm đối với các
cơ sở chế biến hạt diều trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước từ đó đề
xuất các biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
đối với ngành chế biến hạt điều tại địa phương.
Ý nghĩa thực tiễn


5

Kết quả của đề tài sẽ được sử dụng cho mục đích tham khảo trong công tác
bảo vệ môi trường tại thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước và xây dựng kế hoạch
quản lý môi trường cho ngành chế biến hạt điều tại địa phương


6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN HẠT
ĐIỀU
1.1 Tổng quan về cây điều
Cây điều hay còn gọi là đào lộn hột, có tên khoa học là Anacardium
occidentale L., thuộc họ Anacardiaceae, tên tiếng Anh là Cashew tree.Khoảng vài
thế kỉ trước đây, cây điều vốn dĩ chỉ là một loài cây mọc tự nhiên hoang dại ở miền
Đông Bắc Brazil thuộc Nam Mỹ.
Ở Châu Á, điều được đưa tới Goa (Ân Độ) vào năm (1550), Cochin (1578),
rồi từ đây phát tán nhanh chóng ra toàn bộ các bờ biển phía Tây và phía Đông Nam
của tiểu lục địa Ân Độ cũng như tới đảo Ceylon, Andamane, Nicobar và Indonesia.

Điều phát tán tới Đông Dương và những nước khác ở Đông Nam Á và một số đảo
nhỏ ở Thái Bình Dương có thể là do tác nhân chim chóc, dơi, khỉ và con người.
Cây điều có thể được đưa vào trồng ở Miền Nam Việt Nam từ thế kỷ 18. Lúc
đầu, điều được trồng lẻ tẻ quanh nhà vừa để lấy bóng mát vừa để lấy quả ăn chơi.
Đến năm 1975, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi, cây điều mới
chính thức có tên trong danh mục những cây trồng được chọn để trồng lại rừng bị
phá hại bởi bom đạn trong chiến tranh ở các tỉnh phía Nam.
Cây điều chủ yếu được phân bố từ phần Nam đèo Hải Vân trở vào và chia
thành 3 vùng chính
Vùng I :phần phía Nam của tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh
Bình Phước. Ở đây điều được trồng trên đất cát trắng, đất xám phù sa cổ và một
phần đất đỏ bazan điều trồng đạt hiệu quả cao
Vùng II gồm miền Duyên hải từ Đà Nẵng vào đến phần phía Bắc của tỉnh
Bình Thuận, tỉnh Đăk Lăk và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh của
miền Đông Nam Bộ. Trong các vùng này, điều được trồng trên đất cát trắng đã cố
định, đất xám phù sa cổ và đất bazan thoái hóa. Các nhân tố sinh thái của vùng này
khá phù hợp với yêu cầu của cây điều. Song, có một số mặt hạn chế như: mưa bão
sớm ở miền Trung, tổng lượng nhiệt thấp ở Đăk Lăk, cỏ dại phát triển mãnh liệt và


7

đất xám bị bạc màu ở các tỉnh Đông Nam Bộ khiến năng suất hạt điều không cao và
không ổn định
Vùng III :Thuộc vùng này là loại đất phèn của miền Tây Nam Bộ bởi cần có
những biện pháp chống úng và rửa phèn để trồng điều do vậy chỉ có thể tận dụng
các diện tích hạn hẹp của các công trình thủy nông và đất thổ cư để trồng. Ngoài ra,
đất vùng này thường có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém nên năng suất cây
điều khó có thể đạt cao.
1.2 Tình hình chế biến hạt điều ở Thế Giới

Hạt điều được trồng ở hầu hết các nước nhiệt đới trên toàn thế giới. Tuy nhiên,
trong năm 2015, hầu hết việc sản xuất hạt điều diễn ra tập trung tại 4 khu vực: Đông
Nam Á, Tây Phi, Đông Phi và Bra-xin.
Các khu vực sản xuất hạt điều chính trên thế giới (đánh dấu màu cam)

Nguồn: Tổ chức thương mại quốc tế và phát triển bền vững RONGEAD

Trong năm 2015, sản lượng hạt điều tươi của khu vực Tây Phi và Đông Nam
Á đều đạt 1,5 triệu tấn, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng thế giới. Trong khi đó,
do diện tích đất trồng hạt điều ngày càng già và nhiễm sâu bệnh, sản lượng mặt
hàng này của Đông Phi và Bra-xin đang giảm mạnh. Điều này khiến các giống cây
lai tạo ngày càng được sử dụng nhiều hơn.


8

Nguồn: Tổ chức thương mại quốc tế và phát triển bền vững RONGEAD
Biểu đồ 1.1 : Thị phần sản xuất hạt điều theo khu vực trong năm 2015
Do không có số liệu chính thức của hầu hết các nước sản xuất hạt điều nên
việc thống kê sản lượng hạt điều trên toàn thế giới khó có thể thực hiện được. Ví dụ,
theo ước tính của Hội đồng thúc đẩy xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ, sản lượng hạt
điều của nước này trong năm 2015 đạt khoảng 850.000 tấn. Trong khi đó, theo các
công ty trong ngành công nghiệp hạt điều, con số này chỉ nằm trong khoảng từ
700.000 đến 725.000 tấn. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam công
bố mức sản lượng chỉ đạt từ 300.000-350.000 tấn/năm. Trong khi đó, các nhà phân
tích trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cho biết sản lượng thực tế phải đạt từ 600.000700.000 tấn/năm. Kể cả cơ sở dữ liệu nông nghiệp của Tổ chức lương thực thế giới
(FAOSTAT) cũng đang cung cấp những con số không chính xác về sản lượng hạt
điều của một số quốc gia chủ lực như Việt Nam và Nigeria.



×