Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Hoàn thiện quản trị người cai nghiện ma túy trong lực lượng TNXP tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
––––––––––

LÊ MINH KHOA

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
TRONG LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
––––––––––

LÊ MINH KHOA

HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY
TRONG LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04/2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Nguyễn Đình Luận

2

TS. Nguyễn Ngọc Dương

Phản biện 1

3


PGS.TS. Lê Thị Mận

Phản biện 2

4

TS. Võ Tấn Phong

Ủy viên

5

TS. Phạm Thị Hà

Ủy viên, Thư ký

Chủ tịch

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS. Nguyễn Đình Luận


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 03 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ MINH KHOA

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 18/12/1976

Nơi sinh: Tiền Giang

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1541820061

I. Tên đề tài:
Nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực
lượng TNXP TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020
II. Nhiệm vụ và nội dung:
Tổng hợp cơ sở lý luận về hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma
túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM; xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động quản
lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM; phân tích,
đánh giá hoạt động quản lý, giáo dục người nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP
TP.HCM dựa trên phân tích số liệu về công tác quản lý, giáo dục người cai nghiện
trong 03 năm, từ năm 2013 đến năm 2015; phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP
TP.HCM và đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục người cai
nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM giai đoạn 2016 - 2020.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 15/9/2016

IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/03/2017
V. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất
phát từ yêu cầu của thực tiễn quản lý, giáo dục học viên cai nghiện ma túy và nhu
cầu của bản thân đã hình thành hướng nghiên cứu.
Các số liệu nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng các nguyên
tắc nghiên cứu khoa học.
Các kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên
cứu là trung thực và chưa từng được công bố trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Minh Khoa


ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy Cô Trường Đại học Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), quý đồng nghiệp và học viên tại các
đơn vị trực thuộc Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Phú Tụ, người đã dành nhiều tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
việc nghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh (HUTECH), đặc biệt là quý Thầy Cô đã tận tình dạy bảo tôi suốt
thời gian học tập tại Trường. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu cùng quý Thầy Cô Viện Sau đại học - Trường Đại học Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh (HUTECH) đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt
khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp và học viên tại các đơn vị trực
thuộc Lực lượng TNXP Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hỗ trợ thực hiện khảo
sát ý kiến, cung cấp tài liệu và góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm
của mình, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được
những đóng góp ý kiến quý báu từ quý Thầy Cô và quý đồng nghiệp.
Trân trọng!
Học viên

Lê Minh Khoa


iii

TÓM TẮT
Lực lượng TNXP TP.HCM là một tổ chức kinh tế - xã hội đặc thù của Thành

phố; có chức năng tổ chức, quản lý các lực lượng thanh niên xung kích thực hiện
các chương trình, dự án kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ cấp bách, đột xuất theo
yêu cầu của Thành phố; lấy nhiệm vụ xã hội, công ích làm trọng tâm, nhiệm vụ kinh
tế làm mục tiêu quan trọng để hỗ trợ cho thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội.
Đề tài: “Hoàn thiện quản trị người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP
TP.HCM" thực hiện nghiên cứu các nội dung cơ bản và quy định trong công tác
quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy; phân tích, đánh giá thực trạng công tác
quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM với các
nhân tố có liên quan như: công tác tiếp nhận, quản lý học viên; hiện trạng bộ máy
cán bộ, nhân viên quản lý; nguồn kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động cai nghiện
ma túy; hiện trạng cơ sở vật chất của các đơn vị quản lý người cai nghiện ma túy;
các chế độ hỗ trợ người cai nghiện ma túy; hoạt động giáo dục, tư vấn, đào tạo
nghề, dạy văn hóa; đời sống tinh thần và chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
Từ kết quả phân tích thực trạng, kết hợp những quan điểm mới trong công tác
quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn
TP.HCM để đề xuất giải pháp có hiệu quả nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý,
giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM theo hướng đổi
mới, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý, giáo dục đối tượng cai nghiện
ma túy với quy mô phù hợp; sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô quản lý đối
tượng cai nghiện ma túy theo yêu cầu của thành phố. Thực hiện đa dạng hóa các
biện pháp và mô hình điều trị theo hướng tăng dần điều trị tự nguyện; giảm các
Trung tâm cai nghiện bắt buộc theo chủ trương chung của Nhà nước; đồng thời từng
bước mở rộng xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy và làm tốt nhiệm vụ quản lý,
giáo dục người cai nghiện ma túy, đảm bảo đúng quy định của Luật phòng, chống
ma túy sửa đổi, bổ sung; phát huy năng lực và kinh nghiệm đội ngũ cán bộ viên
chức từng gắn bó với chương trình cai nghiện ma túy, được rèn luyện qua thực tiễn;


iv


tổ chức quản lý, bảo vệ thành quả sản xuất, tận dụng tiềm năng sẳn có về cơ sở vật
chất đã được xây dựng;
Đảm bảo tất cả người cai nghiện ma túy được hưởng đầy đủ các chính sách,
chế độ theo quy trình cai nghiện; được chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển sau cai hội
nhập với cộng đồng và được trang bị kiến thức phòng, chống tái nghiện;
Tăng cường khả năng tự chủ tài chính, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; bố trí
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức làm công tác cai nghiện ma túy. Sử
dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đất đai, tận dụng và phát huy tiềm năng sẵn có về cơ
sở vật chất, đất đai để liên kết đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi với
quy mô sản xuất hàng hóa; từ hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ, nhân
viên và đối tượng cai nghiện ma túy.
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào đối tượng người cai nghiện
ma túy tại các đơn vị trực thuộc Lực lượng TNXP TP.HCM, chưa nghiên cứu đối
tượng người cai nghiện do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM quản lý
cũng như người sau cai nghiện đã tái hòa nhập cộng đồng trở về địa phương, nên
còn hạn chế là chưa đánh giá được toàn diện công tác quản lý, giáo dục người cai
nghiện ma túy trên địa bàn TP.HCM; chưa đánh giá kết quả, hiệu quả từ chương
trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho học viên và hiệu quả phòng chống tái
nghiện sau khi hoàn thành thời gian cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng.
Đề tài đã giúp Lực lượng TNXP TP.HCM nhìn nhận tổng quát về công tác
quản lý, giáo dục người cai nghiện trong thời gian vừa qua, bổ sung một số giải
pháp để nâng cao công tác này trong thời gian tới, đồng thời có hướng tiếp tục hoàn
thiện và nghiên cứu tiếp theo một cách toàn diện về công tác quản lý, giáo dục
người cai nghiện ma túy trên địa bàn TP.HCM cũng như nghiên cứu, đánh giá hiệu
quả từ chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho học viên và hiệu quả
phòng chống tái nghiện sau khi hoàn thành thời gian cai nghiện, tái hòa nhập
cộng đồng.


v


ABSTRACT
Ho Chi Minh City Voluntary Youth Force is a specific social and economic
organization which has some main functions such as organizing, managing
voluntary youth to generate programs, social and economic plans and many urgent
responsibilities in order to adapt the city government’s requirements. The key
economic aim of this organization is based on social responsibilities and public
services.
Topic: “Completing addicts administration in Ho Chi Minh City Voluntary
Youth Force” intends to investigate some basic aims and terms in drug addicts
management and education, analyze and evaluate problems in its managment and
education activities.This dissertaion also concentrates on some related factors such
as input, drug addicts management, employee structure, public money for this
activitiy, fundamental structure of drug addicts management units, support
activities for drug addicts, education, consulting, training and other supports after
they come back to their family and society.
Along with analyzed results and new viewpoints toward drug addicts
management and education in Vietnam till 2020 within Ho Chi Minh city area, the
author will suggest some effective solutions in order to accomplish drug addicts
management and education activities in this organization with modern methods. In
addition, these activites will be successfully managed with a suitable scale; Ho Chi
Minh City Voluntary Youth Force are willing to widen its scale to adapt the city
government’s requirement in managing drug addicts due to drug use on the rise in
Vietnam. Practicing diversification on solutions and treatment model toward
increasingly voluntary treatment, decrease obliged addition centers; socializing in
drug detoxification step by step and working well on drug addicts management and
education are very important. There is a commitment that these activities based on
Law of Drug Abuse Prevention repaired. Showing the capacity and experience of
people took drug detoxification training courses to protect the certain achievments.
Guaranted all drug addicts are served and provided all policies for drug

addiction process. They are well-prepared for returning to society and also taught
how to avoid using drug again.


vi

Strenghthen sustainable financial capacity, decrease in spending public
money, improve the quality of human resources in drug addiction management.
Using effectively fundamental structures to generate, invest and develop in the
fields of agriculture, feed and so on in order to produce good products then improve
life quality for all employees as well as addicts.
Due to topic research scope merely concentrates on drug addicts at the
undergrade units of the Ho Chi Minh City Voluntary Youth Force, it has not studied
the objects whom are drug addicts in Department of Labour, Invalids and Social
Affairs in Ho Chi Minh City yet as well as post dexotifications who come back to
their hometown. That is the reason why the author cannot jugde entire drug addicts
management and education within Ho Chi Minh City; it is not really easy to
evaluate the effectiveness through vocational training program, job provision and
readdiction prevention for such people.
This topic makes Ho Chi Minh City Voluntary Youth Force recognize and
look into drug addicts management and education activity in the last few years. By
this way, it can give some more solutions in order to improve the quality of this
activity in the future. Furthermore, the organization will continue to find new
innovations with good ways to apply in practice. Assessing effectivenesses in
vocational program, job provision and readdiction prevention for drug addicts are
some most essential responsibilities which Ho Chi Minh City Voluntary Youth
Force aims to achieve in the future time.


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

I

LỜI CẢM ƠN

II

TÓM TẮT

III

ABSTRACT

V

MỤC LỤC

VII

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

X

DANH MỤC CÁC BẢNG XI
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU


XIII

1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ CÁC NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ..........................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................3
5. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ..........................................................................................3
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC NGƯỜI CAI
NGHIỆN MA TÚY 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC .................................................................5
1.1.1. Các khái niệm về quản lý, giáo dục ...........................................................5
1.1.2. Mục tiêu, vai trò của quản lý ......................................................................7
1.1.3. Mục tiêu, vai trò của giáo dục ....................................................................8
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁO DỤC NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY .........................8
1.2.1. Nghiện ma túy và điều trị nghiện ma túy ...................................................8
1.2.2. Hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy.............................10
1.2.2.1. Hoạt động quản lý người cai nghiện ma túy ......................................10
1.2.2.2. Các chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ......................................14


viii

1.2.2.3. Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách ..................................17
1.2.2.4. Giáo dục thông qua lao động trị liệu..................................................18
1.2.2.5. Giáo dục, đào tạo nghề.......................................................................19

1.2.2.6. Giáo dục phòng, chống tái nghiện .....................................................19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1

20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC NGƯỜI CAI
NGHIỆN MA TÚY TRONG LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM 21
2.1. GIỚI THIỆU VỀ LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM ..................................................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................21
2.1.1.1 Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 1979 ...................................21
2.1.1.2. Từ năm 1980 đến 1985 ......................................................................21
2.1.1.3. Từ năm 1986 đến 1994 ......................................................................22
2.1.1.4. Từ năm 1995 đến 2005 ......................................................................22
2.1.1.5. Từ năm 2006 đến nay ........................................................................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................23
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................25
2.1.4. Khen thưởng .............................................................................................26
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY ......................27
2.2.1. Thực trạng về công tác tiếp nhận, quản lý, giải quyết chế độ chính sách,
an ninh trật tự......................................................................................................27
2.2.1.1. Thực trạng công tác tiếp nhận, quản lý ..............................................27
2.2.1.2. Thực trạng chế độ, chính sách và kinh phí của nhà nước chi cho công
tác quản lý .......................................................................................................30
2.2.1.3. Thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự .....................................36
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất ....................................................................40
2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy làm công tác quản lý ....................................43
2.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY ......................................47
2.3.1. Công tác dạy văn hóa ...............................................................................47
2.3.2. Công tác dạy nghề ....................................................................................50



ix

2.3.3. Hoạt động Giáo dục chuyên đề ................................................................53
2.3.4. Hoạt động tham vấn, tư vấn .....................................................................57
2.3.5. Hoạt động Giao ban nhóm........................................................................60
2.3.6. Hoạt động mạn đàm giá trị sống ..............................................................62
2.3.7. Hoạt động tình nguyện viên giáo dục (đây là hoạt động đặc thù của
TNXP) ................................................................................................................66
2.3.8. Hoạt động của Ban liên lạc thân nhân học viên .......................................69
2.3.9. Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao .........................................72
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY......................73
2.4.1. Mặt được...................................................................................................73
2.4.2. Mặt hạn chế ..............................................................................................74
TÓM TẮT CHƯƠNG 2

75

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGƯỜI
CAI NGHIỆN MA TÚY TRONG LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM 76
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, GIÁO DỤC
NGƯỜI CAI NGHIỆN MA TÚY TRONG LỰC LƯỢNG TNXP TP.HCM .........................76

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP .............................................................................................77
3.2.1. Giải pháp về công tác tuyên truyền ..........................................................77
3.2.2. Giải pháp về bộ máy, tổ chức ...................................................................78
3.2.2.1. Giải pháp chung .................................................................................78
3.2.2.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................78
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất ............................................................87
3.2.4. Nhóm giải pháp về giáo dục .....................................................................87

3.2.4.1. Giải pháp chung .................................................................................87
3.2.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể .......................................................................88
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN

91

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HV

: Học viên

TNXP

: Thanh niên xung phong

TNVGD : Tình nguyện viên giáo dục
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UBND


: Ủy ban nhân dân

HIV

: tên viết tắt tiếng Anh của loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người

AIDS

: tên viết tắt tiếng Anh của giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm
HIV


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng HV quản lý giai đoạn 2013 - 2015 ............................................28
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về điều kiện sinh hoạt ở các cơ sở cai nghiện..............29
Bảng 2.3: Kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động cai nghiện giai đoạn 2013 - 2015
...................................................................................................................................30
Bảng 2.4: So sánh chi phí trực tiếp cho một HV giai đoạn 2013 - 2015 ..................31
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát ý kiến HV về chế độ thăm gặp .....................................33
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát ý kiến HV về công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng .35
Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình an ninh trật tự giai đoạn 2013 - 2015 ...............37
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát ý kiến HV về cơ sở vật chất giai đoạn 2013 - 2015..........41
Bảng 2.9: Số lượng cán bộ, viên chức, người lao động giai đoạn 2013 - 2015 ............44
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên .......................45
Bảng 2.11: Kết quả tổ chức dạy xóa mù chữ cho HV giai đoạn 2013 - 2015 ..............47
Bảng 2.12: Kết quả tổ chức giáo dục tiếp tục sau biết chữ cho HV giai đoạn 2013 2015 ...........................................................................................................................48

Bảng 2.13: Kết quả tổ chức giáo dục bổ túc Trung học cơ sở cho HV ........................48
Bảng 2.14: Khảo sát ý kiến HV về phương pháp giảng dạy văn hóa của giáo viên .....49
Bảng 2.15: Kết quả dạy nghề cho HV trong giai đoạn 2013 - 2015 ............................50
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của HV về các nghề đào tạo tại đơn vị .51
Bảng 2.17: Kết quả học chuyên đề cho HV giai đoạn 2013 - 2015 .............................55
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát ý kiến HV về nội dung chương trình giáo dục chuyên đề
...................................................................................................................................56
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát ý kiến HV về kỹ năng giảng dạy báo cáo viên giáo dục
chuyên đề ...................................................................................................................56
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát ý kiến HV về thực trạng hoạt động tham vấn, tư vấn......59
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát ý kiến HV về mức độ hài lòng của học viên đối với các
nội dung tham vấn, tư vấn ..........................................................................................59


xii

Bảng 2.22: Kết quả khảo sát ý kiến HV về khả năng thực hiện các bước giao ban nhóm
của cán bộ, nhân viên quản lý tổ HV ..........................................................................61
Bảng 2.23: Kết quả khảo sát ý kiến HV về thái độ tham gia hoạt động mạn đàm giá trị
sống của HV...............................................................................................................64
Bảng 2.24: Kết quả khảo sát HV về mức độ chuyển biến về nhận thức, thái độ, hành vi
của học viên khi tham gia chương trình mạn đàm giá trị sống.....................................65
Bảng 2.25: Kết quả khảo sát trong HV về thực trạng hoạt động của TNVGD .............67
Bảng 2.26: Kết quả khảo sát HV về mức độ hài lòng đối với hoạt động TNVGD tại
đơn vị .........................................................................................................................68
Bảng 2.27: Kết quả khảo sát HV về mức độ hài lòng đối với các kỹ năng của đội ngũ
TNVGD tại đơn vị......................................................................................................69


xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Lực lượng TNXP TP.HCM đến ngày
31/12/2015.................................................................................................................24
Hình 2.2: Biểu đồ kết quả công tác đào tạo đại học từ xa giai đoạn 2013 - 2015 ........46
Hình 2.3: Biểu đồ số lượng HV học các lớp nghề giai đoạn 2013 - 2015 ....................51
Hình 2.4: Biểu đồ kết quả công tác tham vấn, tư vấn cho HV giai đoạn 2013 - 2015
...................................................................................................................................58
Hình 2.5: Biểu đồ kết quả thực hiện mạn đàm giá trị sống cho HV giai đoạn 2013 2015 ...........................................................................................................................64
Hình 2.6: Kết quả tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT cho học viên và cán bộ
tham gia giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................................73


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lực lượng TNXP TP.HCM là một tổ chức kinh tế - xã hội đặc thù của Thành
phố; có chức năng tổ chức, quản lý các lực lượng thanh niên xung kích thực hiện
các chương trình, dự án kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ cấp bách, đột xuất theo
yêu cầu của Thành phố; lấy nhiệm vụ xã hội, công ích làm trọng tâm, nhiệm vụ kinh
tế làm mục tiêu quan trọng để hỗ trợ cho thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội. Lực lượng
TNXP TP.HCM luôn chủ động đề xuất sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức bộ
máy hoạt động phù hợp với tính chất đặc thù và nhiệm vụ chính trị trong từng giai
đoạn, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lực lượng
xung kích đi đầu trong việc góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế xã
hội bức xúc của Thành phố.
Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục đối tượng cai nghiện ma túy
phù hợp với số lượng học viên tiếp nhận, quản lý và đảm bảo theo đúng quy định
của Luật phòng chống ma túy sửa đổi, bổ sung; nâng cao hiệu quả công tác cai

nghiện ma túy đảm bảo thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của Kế hoạch thực hiện đề
án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn
TP.HCM, đồng thời chủ động nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục theo hướng
từng bước mở rộng xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy và làm tốt nhiệm vụ quản
lý, giáo dục người cai nghiện ma túy, đảm bảo đúng quy định của Luật phòng,
chống ma túy sửa đổi, bổ sung; phát huy năng lực và kinh nghiệm đội ngũ cán bộ
viên chức từng gắn bó với chương trình cai nghiện ma túy, được rèn luyện qua thực
tiễn; tổ chức quản lý, bảo vệ thành quả sản xuất, tận dụng tiềm năng sẳn có về cơ sở
vật chất đã được xây dựng.
Ngoài ra, thực hiện tốt Đề án “Quản lý, cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý cho
người nghiện ma tuý không có nơi cư trú ổn định tại các Cơ sở xã hội trong thời
gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét, Quyết định án dụng biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn TP.HCM”


2

Nhận thức được các vấn đề lý luận và thực tiễn đó; tác giả đã Quyết định lựa
chọn đề tài: “Hoàn thiện quản trị người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP
TP.HCM" để nghiên cứu.
2. Mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật, phân tích thực tiễn hoạt
động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM
để tìm các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động quản lý, giáo dục
người nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM. Đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực lượng
TNXP TP.HCM.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận về hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma

túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM;
- Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện
ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM;
- Điều tra, khảo sát ý kiến cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, giáo dục và
người cai nghiện về hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy trong Lực
lượng TNXP TP.HCM;
- Phân tích, đánh giá hoạt động quản lý, giáo dục người nghiện ma túy trong
Lực lượng TNXP TP.HCM dựa trên phân tích số liệu về công tác quản lý, giáo dục
người cai nghiện trong 03 năm, từ năm 2013 đến năm 2015;
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, giáo dục người
cai nghiện ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện
ma túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma
túy; nội dung, chương trình, quy định về quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy
trong Lực lượng TNXP TP.HCM.
- Không gian nghiên cứu: tại các đơn vị trực thuộc Lực lượng TNXP TP.HCM
làm công tác cai nghiện ma túy.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
+ Dữ liệu thứ cấp trong 3 năm 2013 – 2015
+ Dữ liệu sơ cấp (khảo sát) từ tháng 9 tới tháng 10/ 2016
- Phạm vi các vấn đề nghiên cứu:
Là các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma
túy trong Lực lượng TNXP TP.HCM.
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp định tính
- Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua phương pháp định tính bằng
hình thức phỏng vấn 10 chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, giáo
dục người cai nghiện ma túy.
- Nghiên cứu chính thức: được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu, thu
thập thông tin trực tiếp bằng khảo sát bảng hỏi thông qua hình thức gửi bảng hỏi
trực tiếp tới để cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, giáo dục và người cai
nghiện tự trả lời. Xử lý thông tin thu thập được bằng phần mềm Excel.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Về mặt lý luận:
Đề tài nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa các lý luận về hoạt động quản
lý, giáo dục người cai nghiện ma túy.
- Về thực tiễn:
Với tính chất đặc thù của Lực lượng TNXP TP.HCM nên việc thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao thường mới, đa dạng, chưa có tiền lệ, do đó
phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vì vậy trong quản lý và tổ chức thực hiện gặp


4

nhiều khó khăn, đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trong việc đề ra giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy, đồng thời
chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ phù hợp với thực tế công tác cai nghiện ma túy
trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở
Việt Nam đến năn 2020.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính bao
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy

trong Lực lượng TNXP TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị người cai nghiện ma túy trong Lực
lượng TNXP TP.HCM.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, GIÁO DỤC NGƯỜI CAI
NGHIỆN MA TÚY
1.1. Tổng quan về quản lý, giáo dục
1.1.1. Các khái niệm về quản lý, giáo dục
- Khái niệm về quản lý
Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa quản
lý (hành chính, chính quyền), vừa có nghĩa là quản trị, như trong văn bằng Thạc sỹ
quản trị kinh doanh được ghi tiếng Anh là Master of Business Administration
(MBA). Ngoài ra trong tiếng Anh còn có một thuật ngữ khác là Management vừa có
nghĩa quản lý, vừa có nghĩa quản trị, nhưng hiện nay được dùng chủ yếu với nghĩa
là quản trị.
Trong thực tế, thuật ngữ "quản lý" và "quản trị" vẫn được dùng trong những
hoàn cảnh khác nhau để nói lên những nội dung khác nhau, nhưng về cơ bản hai từ
này đều có bản chất giống nhau. Khi dùng theo thói quen, chúng ta coi thuật ngữ
"quản lý" gắn liền với quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý ở khu vực công
cộng, tức là quản lý ở tầm vĩ mô, còn thuật ngữ "quản trị" được dùng ở phạm vi nhỏ
hơn đối với một tổ chức, một doanh nghiệp (kinh tế).
Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá
trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái
"ổn định"; quá trình “ lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát
triển”.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ:
- Mary Parker Follett: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực

hiện thông qua người khác"; Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và
xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều
kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức"; Harolk Kootz & Cyryl O'Donell:
"Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau
trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục


6

tiêu của nhóm"; Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua
người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trọng
tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn
lực giới hạn"; Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những
người khác" (Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993).
- Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã
đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997).
- "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu
quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực
của tổ chức" (Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001).
Từ những quan niệm này cho thấy, quản lý là một hoạt động liên tục và cần
thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức
mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt
được mục tiêu chung.
- Khái niệm về giáo dục
Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một
cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo
dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội của loài người. Để hiểu rõ hơn khái niệm Giáo dục (theo nghĩa

rộng) cần làm sáng tỏ khái niệm nhân cách và khái niệm xã hội hóa con người. Hình
thành nhân cách: Đó là quá trình phát triển con người về mặt sinh lý, tâm lý và mặt
xã hội, mang tính chất tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất. Quá trình này diễn
ra do ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (bẩm sinh, di truyền, tính tích cực của
chủ thể…), và các nhân tố bên ngoài (ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn
cảnh xã hội, tác động giáo dục), do ảnh hưởng của các tác động tự phát, ngẫu nhiên
(tác động bên trong, bên ngoài chưa được kiểm soát, điều khiển) và các tác động có
mục đích, có tổ chức (kiểm soát được, điều khiển được). Quá trình này làm biến đổi


7

đứa trẻ với những tư chất vốn có của con người thành một nhân cách. Xã hội hóa
con người: đó là quá trình có tính chất xã hội hình thành nhân cách. Quá trình này
chỉ bao hàm các tác động do những nhân tố xã hội, nhân tố xã hội tác động một
cách có mục đích, có tổ chức tới cá nhân, mặt khác cá nhân tích cực tái sản xuất các
mối quan hệ xã hội bằng hoạt động, bằng sự tham gia tích cực vào môi trường xã
hội.
Từ đó, giáo dục nói một cách khác là sự xã hội hóa con người chỉ dưới những
tác động có mục đích và có tổ chức.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá
trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động
cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn
trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực.
1.1.2. Mục tiêu, vai trò của quản lý
Mục tiêu của quản lý là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc
cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5
nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực,
tài chính, công nghệ và thiên nhiên. (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối
hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Chính vì vậy mà từ
hàng ngàn năm trước đây đã có những nỗ lực có tổ chức dưới sự trông coi của
những người hoạch định, tổ chức, điều khiển và giám sát để chúng ta có được
những công trình vĩ đại cho đến ngày nay như Vạn lý trường thành, Kim tự tháp...
nghĩa là hoạt động quản lý đã xuất hiện rất lâu.
Quản lý giúp cho các thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hướng đi của
mình, giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình. Đây là yếu tố quan trọng nhất
đối với mọi con người trong tổ chức. Cứ thử tưởng tượng xem nếu một doanh
nghiệp có hàng chục ngàn công nhân, có trụ sở và chi nhánh ở nhiều nước khác
nhau, nếu không có các hoạt động quản trị thì làm sao các công nhân viên có thể


8

hướng tới mục tiêu của tổ chức, lúc đó tổ chức như một đội quân ô hợp, và sớm
muộn sẽ đi đến phá sản.
Quản lý giúp cho tổ chức đối phó được với các cơ hội và thách thức từ môi
trường. Trong thực tế không có một tổ chức nào mà lại hoạt động mà không có môi
trường. Quản lý tốt giúp cho tổ chức thích nghi được với môi trường, nắm bắt tốt
hơn các cơ hội và giảm bớt các tiêu cực do môi trường đem lại.
(Theo Giáo trình khoa học quản lý, Đại học kinh tế quốc Dân Hà Nội 2006)
1.1.3. Mục tiêu, vai trò của giáo dục
Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu hình nhân
cách cần hình thành ở một đối tượng người được giáo dục nhất định. Đó là một hệ
thống cụ thể các yêu cầu xã hội trong mỗi thời đại, trong từng giai đoạn xác định
đối với nhân cách một loại đối tượng giáo dục. Do đó, mục tiêu giáo dục phụ thuộc
vào mỗi thời kỳ nhất định của quá trình phát triển xã hội và mỗi giai đoạn của quá
trình giáo dục con người.
Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Giáo dục nâng

cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ
lao động. Giáo dục nâng cao chất lượng của lao động, được thể hiện qua việc tích
lũy vốn, tăng thu nhập người lao động. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước
truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục
đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”
hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động
sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội. Giáo
dục gắn liền với học hành, những điều học sinh học trong nhà trường sẽ gắn với
nghề nghiệp và cuộc sống trong tương lai của họ.
(Theo Nguyễn An, Bùi Kim Phượng, Khoa Giáo dục học, Trường ĐHSP
Tp.Hồ Chí Minh, 1996)
1.2. Hoạt động quản lý, giáo dục người cai nghiện ma túy
1.2.1. Nghiện ma túy và điều trị nghiện ma túy
- Khái niệm về nghiện ma túy


×