Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty việt thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

ĐẬU PHI QUYẾT

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành : 60340102

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

ĐẬU PHI QUYẾT

\

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


Mã số ngành : 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ MẬN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Lê Thị Mận

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 25 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
TT
1 GS.TS. Võ Thanh Thu
Chủ tịch
2 PGS.TS Hoàng Đức
Phản biện 1
3 TS. Lê Quang Hùng
Phản biện 2
4 TS. Phan Thị Minh Châu
Ủy viên
5 TS. Phạm Phi Yên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV



TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 23 tháng 02 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Đậu Phi Quyết

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 15/01/1980
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Nơi sinh: Nghệ An
MSHV: 1541820105

I- Tên đề tài:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài tập trung giải quyết ba nhiệm vụ:
- Tổng hợp cơ sơ lý luận về cạnh tranh, các yếu tố đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp
- Xác định năng lực hiện tại của Việt Thắng như điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra
nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Thắng
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Thắng.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả thực hiện và trình bày đề tài nghiên cứu trong

5 nội dung, bao gồm:
Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt
Kết luận và kiến nghị
Hạn chế của đề tài: Nghiên cứu này được thực hiện tại Tổng công ty Việt
Thắng, chưa có tính tổng quát hóa để áp dụng kết quả nghiên cứu cho tất cả các
công ty Dệt may trên toàn Quốc.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/9/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 02/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Mận
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS Lê Thị Mận

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô PGS.TS. Lê Thị Mận.
Tôi xin cam kết các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính trung thực của đề tài

nghiên cứu này.

Tp.HCM, ngày 20 tháng 02 năm 2017
Tác giả thực hiện luận văn

Đậu Phi Quyết


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô của Trường Đại Công Nghệ Thành
Phố Hồ Chí Minh, đã trang bị cho tôi những kiến thức hữu ích trong thời gian tôi
theo học chương trình học Cao học Quản Trị Kinh Doanh tại nhà trường.
Xin cảm ơn Cô PGS.TS. Lê Thị Mận đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn
thành bài luận văn này. Trong quá trình hướng dẫn, Cô đã đóng góp nhiều ý kiến
hữu ích và cho tôi học hỏi rất nhiều kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học
bổ ích.
Xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Tổng công ty Việt Thắng, các phòng nghiệp vụ,
cán bộ công nhân viên Công ty và các đơn vị tôi đến liên hệ đã tạo điều kiện, giúp
đỡ, chia sẻ kiến thức, ý kiến trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả thực hiện luận văn

Đậu Phi Quyết


iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt
Thắng” bao gồm ba vấn đề cốt lõi:



Thứ nhất, đề tài nghiên cứu sử dụng lý thuyết về năng lực cạnh tranh. Trên cơ

sở đó tác giả thu thập thông tin liên quan đến năng lực cạnh tranh để phân tích và nghiên
cứu, nhằm tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng.



Thứ hai, qua phân tích và khảo sát dữ liệu sơ cấp, dự liệu thứ cấp điều tra tại

Tổng công ty Việt Thắng; Tổng công ty CP Phong Phú; Công ty Dệt Nam Định; Tổng
công ty may Nhà Bè, công ty may Việt Tiến và các khách hàng của Việt Thắng, nghiên
cứu đã cho thấy các yếu tố: Sản phẩm - Giá cả - Phân phối – Quảng cáo là các yêu
tố tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.



Thứ ba, từ thực trạng của Tổng công ty Việt Thắng đã được phân tích ở trên, đề

tài đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt
Thắng như sau:
 Một là, Giải pháp nhân sự; Tăng cường công tác đào tạo; Xây dựng các chế độ
phúc lợi, môi trường làm việc tốt và cơ hội phát triển để nhân sự gắn kết lâu dài.
 Hai là, Giải pháp các yếu tố chi phí sản xuất; tối thiểu hoá chi phí các yếu tố sản
xuất, giảm giá thành, tăng năng lực canh tranh, tăng lợi nhuận.
 Ba là, Giải pháp tiêu thụ sản phẩm của công ty; xây dựng kênh phân phối, các

chiến lược quảng bá và giới thiệu sản phẩm, các chiến lược khai tìm kiếm và mở rộng
thị trường nhằm tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm của công ty.
 Bốn là, Giải pháp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; tăng cường hoạt
động khảo sát và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đi trước đón đầu nhu cầu của
thị trường, tạo sự khác biệt.


iv

ABSTRACT
Research

project

“Improving

the

competitiveness

of

Viet

Thang

Corporation" consists of three core issues:


The first, research projects using the theory of competitiveness in business.


On that basis, the author collected information relevant to competitiveness for
analysis and research, in order to find solutions to improve the competitiveness of
Viet Thang Corporation


The second, through the analysis of survey data and primary and secondary

survey Viet Thang Corporation; Phong Phu Group; Nam Dinh Textile Company;
Nha Be Garment Corporation, Viet Tien Garment Company and Customers who are
keeping the good business relation with Viet Thang , the research shows the
factors: Product - Price - Place – Promotion are strong impact to the
competitiveness


The third, with the status of Viet Thang Corporation was analyzed above; the

subject has proposed measures to improve the competitiveness of Viet Thang
Corporation as follows:
 The first: HR Solutions - strengthening of training, establishment of welfare
regimes as well as good working environment and development opportunities for
long-term human cohesion.
 The second: the solution of production cost factors - minimizing the cost of
production factors and increasing competitiveness to increase profit.
 The third : solution of sale - building distribution channels , marketing
strategy and promotion, making strategies to find and expand markets
 The fourth: finding solutions for research and development of new products;
enhancing survey activities, research and development of new products and making
a difference.



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
TÓM TẮT.................................................................................................................. III
ABSTRACT ..............................................................................................................IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ......................................................... X
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................................XI
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... XII
DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................. XII
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
5. ĐIỂM MỚI ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2
5.1 Tổng quan công trình nghiên cứu trước đây.................................................. 2
5.2 Điểm mới của đề tài ....................................................................................... 3
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 5
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............................................................... 5
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 5
1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. ................................... 5
1.1.1 Một số khái niệm. ....................................................................................... 5
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ...................................................................... 5
1.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ....................................................... 6
1.1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh. ............................................................... 7
1.1.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. ............... 8



vi
1.1.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ............................................................... 8
1.1.2.2 Các yếu tố môi trường vi mô ............................................................ 10
1.1.2.3 Nhân tố chính trong cạnh tranh của doanh nghiệp. ........................... 12
1.2 NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. ........... 13
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .......... 13
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................... 13
1.1.2.1 Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................ 13
1.1.2.2 Mức độ tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất ..... 13
1.1.2.3 Năng lực tài chính .............................................................................. 14
1.1.2.4 Hình ảnh thương hiệu......................................................................... 14
1.1.2.5 Mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ ........................................... 14
1.1.2.6 Công tác nghiên cứu và phát triển ..................................................... 15
1.3 CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA DOANH NGHIỆP. ........ 15
1.3.1 Hoạt động chính ........................................................................................ 15
1.3.2 Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp ........................................................... 17
1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG ................. 18
1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................ 18
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Công ty Dệt Nam Định. ......................................... 18
1.4.1.2 Kinh nghiệm của Tổng công ty Cổ Phần Phong Phú ........................ 18
1.4.2 Bài học cho Tổng công ty Việt Thắng về nâng cao năng lực cạnh tranh .19
1.4.2.1 Đầu tư máy móc, thiết bị. ................................................................... 19
1.4.2.2 Đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. .................................... 20
1.4.2.3 Liên doanh, liên kết ............................................................................ 20
1.4.2.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ..................................................... 20
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 23



vii
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT
THẮNG. .................................................................................................................... 23
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG ............................................. 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 23
2.1.2 Kết quả hoạt động của công ty Việt Thắng .............................................. 23
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG. ....................................................... 25
2.2.1 Thực trạng năng lực hiện tại của Tổng công ty Việt Thắng. .................... 25
2.2.1.1 Chất lượng nguồn nhân lực. ............................................................... 25
2.2.1.2 Công nghệ và cơ sở vật chất máy móc thiết bị, năng lực sản xuất .... 26
2.2.1.3 Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh ...................................... 29
2.2.1.4 Hình ảnh thương hiệu......................................................................... 33
2.2.1.5 Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ. ...................................... 34
2.2.1.6 Hoạt động nghiên cứu và phát triển. .................................................. 35
2.2.1.7 Hệ thống thông tin.............................................................................. 35
2.2.1.8 Chuỗi giá trị và năng lực cốt lõi của Tổng công ty Việt Thắng......... 36
2.2.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng .. 40
2.2.2.1 Kết quả ............................................................................................... 40
2.2.2.2 Hạn chế .............................................................................................. 41
2.2.3 Ma trận các yếu tố nội bộ. ........................................................................ 44
2.3 CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG. ......................................... 46
2.3.1 Môi trường vĩ mô ...................................................................................... 46
2.3.1.1 Các yếu tố về kinh tế .......................................................................... 46
2.3.1.2 Các yếu tố về Chính phủ, chính trị, pháp luật. ................................... 47
2.3.1.3 Các yếu tố về văn hóa - xã hội. .......................................................... 48
2.3.1.4 Môi trường tự nhiên ........................................................................... 49

2.3.1.5 Tình hình phát triển khoa học – công nghệ........................................ 49


viii
2.3.2 Phân tích môi trường vi mô ...................................................................... 50
2.3.3.1 Khách hàng ........................................................................................ 50
2.3.3.2 Nhà cung cấp ...................................................................................... 50
2.3.3.3 Sản phẩm thay thế .............................................................................. 51
2.3.3.4 Sự xâm nhập mới của các nhà cạnh tranh tiềm năng ......................... 51
2.3.3.5 Đối thủ cạnh tranh .............................................................................. 52
2.3.4 Nhận dạng cơ hội và nguy cơ của Tổng công ty Việt Thắng ................... 53
2.3.4.1 Cơ hội ................................................................................................. 53
2.3.4.2 Nguy cơ .............................................................................................. 54
2.3.5 Ma trận các yếu tố bên ngoài .................................................................... 54
2.3.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 55
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 57
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 58
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY
VIỆT THẮNG ........................................................................................................... 58
3.1 SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU CỦA TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG ĐẾN
NĂM 2020 ...................................................................................................... 58
3.1.1 Sứ mạng .................................................................................................... 58
3.1.2 Mục tiêu .................................................................................................... 58
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦATỔNG CÔNG
TY VIỆT THẮNG. ......................................................................................... 59
3. 2.1 Giải pháp về nhân sự. .............................................................................. 59
3. 2.1.1 Đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý ...................... 59
3.2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực .................................................................. 60
3.2.1.3 Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. .......................................... 61
3.2.2 Giải pháp giảm thiểu chi phí sản xuất ...................................................... 62

3.2.2.1 Giải pháp về nguồn nguyên phụ liệu ................................................. 62
3.2.2.2 Giải pháp tối ưu chi phí sản xuất ....................................................... 64


ix
3.2.3 Giải pháp tiêu thụ sản phẩm. .................................................................... 65
3.2.3.1 Marketing – Quảng cáo ...................................................................... 65
3.2.3.2 Xây dựng và phát triển kênh phân phối ............................................. 66
3.2.3.3 Phát triển thị trường ........................................................................... 67
3.2.4 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm .......................................................... 69
3.2.4.1 Hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm nguồn nguyên liệu ......................... 69
3.2.4.2 Phát triển mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm ......................................... 69
3.3 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 70
3.3.1 Về phía Hiệp hội Dệt May Việt Nam. ...................................................... 70
3.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Dệt May ............................................................. 71
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 73
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76


x

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết
tắt

Viết đầy đủ bằng tiếng Việt


Viết đầy đủ bằng tiếng Anh

1

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Châu Á

ASEAN Free Trade Area

2

EFE

External factors environment
matrix

3

ERP

4

IFE

5

APEC

Ma trận đánhgiá các yếu tố bên

ngoài
Hoạch Định TàiNguyên Doanh
nghiệp
Ma trận đánhgiá các yếu tố bên
trong
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương

6

VINATEX Tập đoàn dệt may Việt Nam

7

VITAS

Hiệp Hội Dệt May Việt Nam

Internal factors environment
matrix
Asia - Pacific Economic
Cooperation
Vietnam Textile and Garment
Group
Vietnam Textile and Apparel
Association

8

WTO


Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization

9

AEC

Cộng đồng kinh tế Asean

ASEAN Economic
Community

Enterprise Resource Planning


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1. 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter ................................10
Hình 1. 2: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp ...............................................................15
Hình 2. 1: Hình ảnh nhận diện thương hiệu Vải Việt Thắng ....................................34
Hình 2. 2: Quy trình sản xuất của Tổng Công Ty Việt Thắng..................................37


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2. 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Thắng (ĐVT: đồng) ... 24
Bảng 2. 2: Cơ cấu lao động của công ty. .................................................................. 25
Bảng 2. 3: Mức thu nhập bình quân người lao động ................................................ 26
Bảng 2. 4: Danh mục máy móc, thiết bị.................................................................... 27
Bảng 2. 5: Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn tính đến hết năm 2015 ................... 29
Bảng 2. 6: Các chỉ tiêu tài chính năm 2013-2015 ..................................................... 30
Bảng 2. 7: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Thắng ......................................... 35
Bảng 2. 8: Ma trận các yếu tố nội bộ.(IFE - Internal Factor Evaluative) ................. 45
Bảng 2. 9: Ma trận các yếu tố bên ngoài .(EFE - External Factor Evaluative)......... 55
Bảng 2. 10:Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................... 56

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2. 1: Một số chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2013 – 2015. .... 31
Đồ thị 2. 2: Một số chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2013 – 2015. .... 31
Đồ thị 2. 3: Tỷ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu và tỷ số lợi nhuận trước thuế
trên vốn chủ sở hữu từ năm 2013 – 2015. ................................................................. 32
Đồ thị 2. 4: Đồ thị kết quả hoạt động SXKD năm 2013-2015.................................. 33


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Từ trước đến nay, ngành Dệt May là ngành mũi nhọn về xuất khẩu thu ngoại
tệ cho nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, ngành còn giải quyết công ăn việc làm cho
một lượng lớn lao động trong số 57 triệu người trong độ tuổi lao động của nước ta.
Tuy được nhiều ưu đãi về chính sách, nhưng trong xu thế hội nhập và tự do hóa
thương mại, các doanh nghiệp ngành Dệt May phải chịu nhiều áp lực nặng nề và đối
mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn, phải cạnh tranh gay gắt với các các đối thủ
lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...trên thị trường Quốc tế và các nguồn

hàng sản xuất nhỏ lẻ, tổ hợp trên thị trường trong nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành Dệt May đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp ~15% tổng KNXK cả nước, sử dụng trên
2,5 triệu lao động công nghiệp, tạo 1/5 số việc làm mới hàng năm trên cả nước. Bên
cạnh những thành tựu đã đạt được, Dệt May Việt Nam cũng đang đối mặt với
những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt May của nước ta còn yếu. Đứng trước
quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC,
WTO,...) Nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình
phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Muốn như vậy, chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
đồng thời, mỗi doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm ra cho
mình năng lực cốt lõi và phát huy các lợi thế cạnh tranh của mình để tồn tại và phát
triển bền vững. Do đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là
hết sức cần thiết, đòi hỏi sự phân tích chính xác thực trạng, chủ động sắc bén khi
đưa ra giải pháp hợp lý và kịp thời nhằm đứng vững, thành công và khẳng định vị
trí trong khu vực và thế giới.
Là một đơn vị kinh doanh trong ngành Dệt May, Tổng công ty Việt Thắng
cũng đang phải đối mặt với những vấn đề khó khăn và thách thức chung của ngành.
Công ty đã và đang duy trì việc làm cho hơn 1,300 cán bộ công nhân viên, đóng góp
vào sự phát triển chung của ngành Dệt May cả nước. Chính vì vậy, để đảm bảo việc


2
làm và phát triển, Việc nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty Việt Thắng là rất cần thiết để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty là vấn đề cấp thiết đang đặt ra. Do đó, tác giả
chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng” làm luận
văn Thạc sĩ, với mong muốn cố gắng tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Tổng công ty, giúp công ty hoạt động kinh doanh thành

công trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài này được thực hiện nhằm đạt mục tiêu:
- Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt
Thắng.
- Đề ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng trong
giai đoạn 2016 đến 2020.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu

: Tổng công ty Việt Thắng

Thời gian nghiên cứu

: Từ năm 2013 đến 2015

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp Định tính như thống kê, mô tả, phân tích,
tổng hợp và xử lý dữ liệu thu thập, nhằm tìm ra đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
5. ĐIỂM MỚI ĐỀ TÀI
5.1 Tổng quan công trình nghiên cứu trước đây
Đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán



lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng., năm 2014, của tác giả Nguyễn Trung Hiếu,
luận án Tiến Sĩ đã bảo vệ tại Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương.
-


Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bản lẻ, đánh giá thực trạng năng lực
cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. theo các tiêu chí lựa


3
chọn, làm rõ các nguyên nhân khiến cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
phân phối bán lẻ trên địa bàn Hải Phòng còn hạn chế.
-

Luận án đã xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Đề tài “ Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động



kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh”, năm 2015, của tác giả Nguyễn Văn Thụy, luận án Tiến Sĩ đã bảo vệ tại
Trường Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh.
-

Luận án đã nghiên cứu - Tổng kết một cách có hệ thống lý thuyết về năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng thương
mại, xác định các yếu tố cấu thành và xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh của
NHTM.

-

Luận án này có phát hiện mới, đó là trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

tại Việt Nam thì yếu tố khả năng quản trị rủi ro có tác động mạnh nhất đến kết quả
kinh doanh, tiếp đến là khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng quản trị,
khả năng phục vụ và cuối cùng là khả năng đổi mới sản phẩm-dịch vụ.
Đề tài “ Giải pháp phát triển ngành dệt may – Thành phố Đà Nẵng, năm



2012, của tác giả Lê Thị Tú Nga, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ tại Trường Đại học Đà
Nẵng.
-

Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của ngành dệt may, làm rõ

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
-

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng ngành dệt may Việt Nam nói chung và

Dệt may Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời đánh giá những thành tựu và hạn chế của
ngành Dệt may Đã Nẵng trên các mặt.
-

Luận văn đã xây dựng hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành

dệt may Đà Nẵng trong thời gian 2012-2020.
5.2 Điểm mới của đề tài

Ứng dụng các luận điểm và các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh của
các đề tài, luận án trên, luận văn này tập trung nghiên cứu có chủ đích về năng lực
cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng, trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên
quan như môi trường bên ngoài và thực trạng năng lực cạnh tranh, đối thủ cạnh


4
tranh của Việt Thắng, để làm cơ sở đưa ra giải pháp thích hợp và kiến nghị đối với
các đơn vị liên quan. Những kiến nghị về giải pháp được nêu ra trong đề tài có thể
vận dụng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Việt Thắng nhằm
khai thác tối đa năng lực vốn có để phát triển ổn định và bền vững, ngày càng củng
cố được uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời, đề
xuất kiến nghị đến đơn vị cấp trên để có những giải pháp hỗ trợ thích hợp cho các
doanh nghiệp Dệt May nói chung và cho Tổng công ty Việt Thắng nói riêng, nâng
cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục là ngành kinh tế mũi
nhọn của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn không đi sâu vào sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Dệt may
trong tập đoàn Dệt May (Vinatex), mà có tham vọng tập trung xây dựng gải pháp
chung có thể sử dụng cho tất cả các doanh nghiệp cùng là thành viên trong Vinatex,
trong đó Việt Thắng là đơn vị thí điểm đầu tiên được triển khai thực hiện.
6. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của luận văn có bố
cục như sau:
Chương 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Việt Thắng.


5


CHƯƠNG 1
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.
1.1.1 Một số khái niệm.
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường.
Hoạt động của cạnh tranh không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đồng thời,
cạnh tranh cũng là nguyên do tạo ra động lực phát triển của nền kinh tế. Cạnh tranh
có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh tranh, kích thích
các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào
sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn.
Cũng thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh
kém hiệu quả. Để không bị đào thải, buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, nâng
cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vậy, hàng hóa trên thị
trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi
nhuận, sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là
cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh
tranh và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này. Theo Các
Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành
giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi
nhuận siêu ngạch”.(11). Theo nhà kinh tế học P.Samuelson: “Cạnh tranh là sự kình
địch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng, thị trường” (12). Nhìn ở
góc độ thị trường, theo Tác giả Tôn Thất Nguyễn Thiêm: “Cạnh tranh trong thị
trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách
hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ
không phải đối thủ cạnh tranh của mình (10, tr. 118).



6
Trong cuộc tranh tài giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày
tốt hơn, doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế trên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt
hậu và sẽ bị đào thải với một vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế
giới càng ngày càng nhiều biến động.
Trên thực tế, còn rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh của doanh
nghiệp, theo tác giả đúc kết được là: “Cạnh tranh là quá trình mà chủ thể tìm mọi
biện pháp để vượt lên so với đối thủ về một hoặc nhiều lĩnh vực nhất định, quá trình
này tạo ra sự nổi trội của chủ thể so với đối thủ”. Đây là quá trình sáng tạo, đổi mới
có tính chất toàn diện nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và ứng phó với
những thay đổi ngày càng đi lên của thị trường nhiều biến động của nền kinh tế Thế
Giới.
1.1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong
và ngoài nước. Các chỉ số đánh giá là năng suất Lao động, công nghệ, tổng năng
suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính
khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào. Ngoài ra, theo lý thuyết tổ chức công
nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một
mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo
đứng vững trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế. Theo Michael E. Porter,
năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra sản phẩm có quy trình công nghệ độc
đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng
suất cao nhằm tăng nhanh lợi nhuận (6, tr 17).
Như vậy, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là khả năng khai thác, huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực và các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả
nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển trên thị trường.

Thông thường người ta đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
thông qua các yếu tố nội tại như quy mô, khả năng tham gia cạnh tranh và rút khỏi
thị trường, sản phẩm, năng lực quản lý, năng suất lao động, trình độ công nghệ. Tuy
nhiên, khả năng này lại bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài (Nhà nước và các thể


7
chế trung gian). Doanh nghiệp nào có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn thì doanh
nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao.
Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được thể hiện ở chiến
lược kinh doanh thích hợp và hiệu quả kinh doanh từ khâu nắm bắt thông tin đến
khâu tổ chức sản xuất, từ đổi mới công nghệ đến phương pháp quản lý phục vụ, từ
đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến công việc tiếp thị, quảng cáo. Như vậy,
thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều
quan điểm khác nhau về nó, dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến.
Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là khả năng
khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như
nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ
cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả
để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên
thị trường; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo
cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững”.
1.1.1.3 Khái niệm lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp
ấy khác biệt và chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh
mà doanh nghiệp có, hay khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh.Việc tạo dựng và duy
trì lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp.
Theo quan điểm truyền thống cổ điển, các nhân tố sản xuất như: Đất đai, vốn, lao
động là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình được coi là những nhân tố để tạo ra

lợi thế cạnh tranh. Theo Michael Porter : Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá
trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể dưới dạng giá cả
thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương) hoặc
việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ như về chất lượng, độ tin cậy,
đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ,... khiến người mua chấp nhận thanh toán một mức giá
cao hơn hoặc việc tập trung vào một phân khúc thị trường hay nhiều thị trường để
phát triển (7, tr 25-27).


8

Theo tác giả, “ Lợi thế cạnh tranh là nền tảng cho sự cạnh tranh của doanh
nghiệp, những gì làm cho doanh nghiệp khác với đối thủ, nổi bật hơn mà các đối thủ
cạnh tranh không làm được, hay bản thân doanh nghiệp thực hiện cách nổi trội
hơn”.
Lợi thế cạnh tranh có thể mất dần theo thời gian do sự bắt chước của các đối
thủ. Vì vậy, để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần có chiến
lược cạnh tranh hiệu quả.
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn góp phần vào
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch
vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh
tranh của quốc gia được nâng cao và đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn. Vì
thế, bên cạnh nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, trên tầm
vĩ mô, Nhà nước cần phải nhanh chóng và đồng bộ hoàn thiện các cơ chế, chính
sách, hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.
1.1.2 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.2.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô
Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế luôn chứa dựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với
từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các

chiến lược của doanh nghiệp. Yếu tố kinh tế được thể hiện đặc trưng bởi các biến số
cơ bản như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ lạm
phát, lãi suất, tỉ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, hệ thống thuế, các biến
động trên thị trường chứng khoán, thất nghiệp, đầu tư nước ngoài...
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, đồng thời đây là yếu tố mà các doanh nghiệp khi xác lập
kế hoạch, mục tiêu, nghiên cứu thị trường,... đều cần tham khảo.
Yếu tố Chính phủ, chính trị, pháp luật.
Hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của Chính phủ, hệ thống luật
pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính
trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Sự ổn định hay không về chế độ
chính trị, hệ thống pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ… tác
động đến việc hoạch định chiến lược và chương trình hành động của doanh nghiệp


9
nhằm nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ xảy ra, tạo ra môi trường thuận lợi cho
hoạt động của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố có tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự
tồn tại và phát triển của ngành. Các Doanh nghiệp phải quan tâm đến các yếu tố này
để hoạt động kinh doanh theo đúng khuôn khổ pháp luật và đầu tư phát triển lâudài.
Yếu tố văn hóa - xã hội.
Gồm những chuẩn mực, những giá trị, trình độ dân trí, phong tục tập quán,
thói quen tiêu dùng, dân số, tỷ lệ tăng dân số, nghề nghiệp và phân phối thu nhập,
tuổi thọ và tỉ lệ sinh tự nhiên và sự phân bố dân cư. Những biểu biết và thông tin về
văn hoá xã hội và dân cư giúp nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách hiệu
quả.
Sự thay đổi của các yếu tố Văn hóa –Xã hội có thể tác động tích cực hay tiêu
cực đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó, cần phải thường xuyên nắm bắt những
thay đổi trong môi trường Văn hóa – Xã hội để có những phản ứng kịp thời trước

đối thủ cạnh tranh.
Yếu tố tự nhiên
Những tác động của thiên nhiên có ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh
doanh của các doanh nghiệp. Chính quyền ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm
môi trường, thiếu năng lượng và sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra, khách hàng đặc biệt quan tâm đến sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên,
những sản phẩm thỏa mãn các điều kiện môi trường trong quá trình sản xuất. Do đó,
đòi hỏi các nhà quản trị chiến lược phải có các biện pháp đảm bảo phù hợp.
Yếu tố tự nhiên có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khi
đầu tư nhà quản trị nào biết tận dụng kịp thời lợi thế của các yếu tố tự nhiên và
tránh những thiệt hại do tác hại của các yếu tố này gây ra sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh
hơn các đối thủ trong ngành.
Yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Ngày càng có nhiều công nghệ và kỹ thuật mới ra đời, tạo ra các cơ hội cũng
như nguy cơ cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xem xét công nghệ
và kỹ thuật mà mình đang sử dụng có bị lạc hậu không. Việc áp dụng công nghệ và
kỹ thuật mới hiệu quả thường tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp đang ở giai đoạn
phát triển ban đầu hơn là doanh nghiệp lớn đã hoạt động lâu năm. Yếu tố công nghệ


×