Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án ĐTXD dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ ANH DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD
DUNG QUẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công
nghiệp
Mã số ngành: 60580208
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

LÊ ANH DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD
DUNG QUẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công


nghiệp
Mã số ngành: 60580208
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG PHÖ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. Trần Quang Phú

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 04 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS. Lƣơng Đức Long
TS. Nguyễn Thanh Việt
TS. Nguyễn Việt Tuấn
TS. Đinh Công Tịnh
TS. Nguyễn Quốc Định

Chức danh Hội đồng

Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Anh Dũng

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 11/04/1991

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
MSHV: 1541870032
I- Tên đề tài:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban
quản lý dự án ĐTXD Dung Quất
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng tại
BQL dự án ĐTXD Dung Quất.
- Nghiên cứu xác định ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng tại BQL dự
án ĐTXD Dung Quất.
- Phân tích và đánh giá mức độ ảnh hƣởng các yếu tố ảnh hƣởng đã tìm đƣợc và xây
dựng mô hình.
- Đƣa ra một số gải pháp hạn chế sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến đến chất lƣợng
công trình xây dựng tại BQL dự án ĐTXD Dung Quất và kết luận.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 23/04/2018
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Trần Quang Phú
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Lê Anh Dũng


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình hoàn tthiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự hướng dẫn ,
giúp đỡ quý báu của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp cùng các bạn Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Tiến sĩ Trần Quang Phú, người thầy kính mến đã hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Khoa Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, đại học Công
Nghệ TPHCM đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Quý Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý
báu để hoàn thành luận văn này.
Viện thiết kế - Bộ quốc phòng, phân viện miền nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Dung Quất cùng các anh, chị, em hoạt
động trong ngành xây dựng đã giúp tôi có số liệu khảo sát để phục vụ luận văn tốt
nghiệp.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
song không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được những thông tin góp ý
từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 23 tháng 04 năm 2018
Người thực hiện luận văn

Lê Anh Dũng



iii

TÓM TẮT
Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đƣợc xác định là một KKT
tổng hợp tập trung phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp quy mô lớn gắn
với cảng biển nƣớc sâu. Sau khi khởi công dự án Nhà máy lọc dầu, Nhà máy đi vào
vận hành đã làm tăng nhu cầu đầu tƣ vào KKT Dung Quất. Theo điều chỉnh mở
rộng quy hoạch phát triển đến năm 2025, KKT Dung Quất có tổng diện tích khoảng
45.332ha mang lại cho tỉnh Quảng Ngãi nhiều lợi ích về kinh tế xã hội. Tuy có sự
định hƣớng phát triển mạnh mẽ nhƣng trong quá trình triển khai thực hiện các công
trình xây dựng vẫn còn những tồn tại bất cập và nhiều thách thức đối với KKT
Dung Quất mà cụ thể là BQL dự án ĐTXD Dung Quất. Chính vì vậy cần phải tiến
hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng tại BQL
dự án ĐTXD Dung Quất và tìm ra biện pháp kiểm soát, hạn chế ảnh hƣởng là yêu
cầu cấp bách và rất cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, phân tích, đánh giá và lựa chọn danh
mục những yếu tố ảnh hƣởng chính đến chất lƣợng công trình xây dựng tại BQL dự
án ĐTXD Dung Quất. Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó và đƣa ra
các giải pháp thích hợp để hạn chế sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến chất lƣợng
công trình xây dựng tại BQL dự án ĐTXD Dung Quất.
Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã khảo sát 15 công trình xây dựng tại BQL dự
án ĐTXD Dung Quất. Từ kết quả khảo sát, kỹ thuật phân tích nhân tố và qua kiểm
định mô hình hồi quy đa biến đã rút gọn tập hợp 17 yếu tố thành 4 nhân tố đại diện, 4
nhóm này có mối tƣơng quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng tại BQL
dự án ĐTXD Dung Quất.
Với kết quả trên, nghiên cứu đã đề xuất với chủ đầu tƣ cần phải nghiên cứu và
xây dựng kế hoạch về các vấn đề liên quan đến tài chính và kịp thời ứng phó với
những thay đổi về chính sách. Lựa chọn đơn vị tƣ vấn, nhà thầu thi công có kinh
nghiệm và năng lực trong lĩnh vực xây dựng. Bên cạnh đó, chủ đầu tƣ cần nâng cao

năng lực quản lý của mình để thực hiện dự án một cách hiệu quả nhất.


iv

ABSTRACT
Dung Quat Economic Zone (EZ) in Quang Ngai province is considered as a
general economic zone focusing on the development of oil refineries and
petrochemical industry,a large-scale industry in the deep-water port. After the
launch of the oil refinery project, the plant came into operation, which has increased
demand of investment in Dung Quat Economic Zone. According to the project of
planning development until 2025, Dung Quat Economic Zone with a total area of
about 45,332ha brings Quang Ngai province many socio-economic benefits. In spite
of its strong development, there are still many shortcomings and challenges for
Dung Quat Economic Zone, especially Dung Quat Investment Construction Project
Management Unit. Therefore, it is necessary and urgent to study the factors
affecting the quality of the construction in Dung Quat Construction Investment
Project Management Unit and find out measures to control and limit the effect.
The objective of the research was to identify, analyze, evaluate and select the list of
the key factors influencing the quality of the construction at Dung Quat
Construction Investment Project Management Unit, thereby, find out the impact of
these factors and propose the best solutions to limit their impact on the quality of
the project invested and constructed in Dung Quat Construction Investment Project
Management Unit.
Based on the theory, the survey has been conducted at 15 construction works
at Dung Quat Construction Investment Project Management Unit. Upon the result
of the survey, using the factor analysis and multiple regression analysis techniques,
we reduced the set of 17 factors into 4 representative factors affecting the quality of
the construction works at Dung Quat Construction Investment Project Management
Unit.

Upon the result above, we suggest that investors should study and set up
financial plan and timely cope with the change of the government policy. In
addition, investors should seek consultants, contractors who have experience and


v

qualification in the field of construction. Finally, investors need to improve their
administrative skills to deploy the project optimally.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiii
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................1


3.

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài .................................................................2

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................2

5.

Kết cấu của luận văn ...................................................................................2

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG ...........................................................................................................3
1.1.

Khái niệm chất lƣợng và chất lƣợng sản phẩm xây dựng ...............3

1.1.1. Khái niệm chất lƣợng .....................................................................3
1.1.2. Chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm xây dựng ...................5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng ............................................6
1.2.

Tổng quan về quản lý chất lƣợng sản phẩm xây dựng ...................7

1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lƣợng ....................................................7


vii


1.2.2. Đặc điểm, nguyên tắc, yêu cầu quản lý chất lƣợng dự án xây dựng
........................................................................................................9
1.2.3. Quy trình quản lý chất lƣợng dự án xây dựng ..............................11
1.2.4. Quản lý chất lƣợng dự án xây dựng công trình ven biển .............13
1.3.

Tổng quan về nghiên cứu quản lý chất lƣợng công trình xây dựng .
.......................................................................................................15

1.3.1. Nghiên cứu của Việt Nam ............................................................15
1.3.2. Nghiên cứu của thế giới ................................................................16
CHƢƠNG II – XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BQL DỰ ÁN ĐTXD DUNG QUẤT ............19
2.1.

Tổng quan về khu kinh tế Dung Quất ...........................................19

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý ....................................................................19
2.1.2. Đặc điểm thủy hải văn – địa chất .................................................20
2.1.2.1 . Đặc điểm thủy, hải văn .............................................................20
2.1.2.2 . Đặc điểm địa chất công trình .....................................................21
2.1.3. Tình hình phát triển hiện nay của khu kinh tế ..............................22
2.1.3.1 . Cơ cấu chung ............................................................................22
2.1.3.2 . Huyện đảo Lý Sơn ....................................................................25
2.1.3.3 . Hạ tầng xã hội...........................................................................26
2.2.

Tổng quan về tình hình quy hoạch xây dựng khu kinh tế Dung


Quất

.......................................................................................................28

2.2.1. Cấu trúc không gian khu kinh tế ...................................................28
2.2.2. Quy hoạch giao thông ...................................................................30
2.3.

Thực trạng chất lƣợng các công trình xây dựng tại BQL dự án

ĐTXD Dung Quất .........................................................................................32


viii

2.3.1. Phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình
thuộc nhóm yếu tố Chủ đầu tƣ ..................................................................35
2.3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình
thuộc nhóm yếu tố Tƣ vấn (thiết kế, giám sát) .........................................37
2.3.3. Phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình
thuộc nhóm yếu tố Nhà thầu .....................................................................38
2.3.4. Phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình
thuộc nhóm yếu tố Môi trƣờng .................................................................38
2.3.5. Tóm tắt ..........................................................................................39
CHƢƠNG III – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
...............................................................................................................................40
3.1.

Quy trình nghiên cứu ....................................................................40


3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................41

3.2.1. Xác định kích thƣớc mẫu ..............................................................41
3.2.2. Xây dựng thang đo ........................................................................42
3.2.3. Kiểm định thang đo ......................................................................42
3.2.4. Hệ số Cronbach’s Alpha ...............................................................42
3.2.5. Hệ số tƣơng quan biến tổng ..........................................................43
3.2.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) ....
......................................................................................................43
3.2.7. Nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng ..................................................44
3.2.8. Khảo sát sơ bộ...............................................................................46
3.3.

Kết quả phân tích ..........................................................................50

3.3.1. Bảng câu hỏi chính thức ...............................................................50
3.3.2. Kích thƣớc mẫu ............................................................................51


ix

3.3.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................51
3.3.3.1 . Thống kê đơn vị công tác của ngƣời đƣợc khảo sát .................52
3.3.3.2 . Thống kê kinh nghiệm làm việc của ngƣời đƣợc khảo sát.......53
3.3.3.3 . Thống kê chức vụ trong đơn vị công tác của ngƣời đƣợc khảo
sát

.....................................................................................................53


3.3.3.4 . Thống kê số lƣợng dự án tham gia của ngƣời đƣợc khảo sát...54
3.3.3.5 . Thống kê tổng mức đầu tƣ các dự án của ngƣời đƣợc khảo sát ...
.....................................................................................................54
3.3.4. Kiểm định mô hình .......................................................................54
3.3.4.1 . Kiểm định Cronbach’s Alpha ...................................................55
3.3.4.2 . Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................58
3.3.4.3 . Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả EFA......................60
3.3.4.4 . Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .................................62
3.3.4.5 . Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình......................63
3.3.4.6 . Xác định mức độ tác động của các biến trong mô hình ...........64
3.3.4.7 . Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến
tính

.....................................................................................................66

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BQL DỰ ÁN
ĐTXD DUNG QUẤT ...........................................................................................68
4.1.

Nhóm yếu tố nhà thầu (NT): .........................................................68

4.2.

Nhóm yếu tố môi trƣờng (MT): ....................................................70

4.3.

Nhóm yếu tố chủ đầu tƣ (CDT): ...................................................70


4.4.

Nhóm yếu tố tƣ vấn (TV) ............................................................71

KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI .....................................................................74


x

1.

Kết luận .....................................................................................................74

2.

Đóng góp của đề tài...................................................................................74

3.

Kiến nghị ...................................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................76


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KKT:


Khu kinh tế

BQL:

Ban quản lý

ĐTXD:

Đầu tƣ xây dựng

CĐT:

Chủ đầu tƣ

ND-CT:

Nghị định Chính phủ

QĐ-Ttg

Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ

ISO:

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organisation
for Standardisation)

TTCN:

Tỷ trọng công nghiệp


EFA:

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

SPSS:

Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội ( Stasistical
Packagge for the Scial Sciences)

ANOVA:

Phân tích phƣơng sai (Analysis Variance)

KMO:

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin.

Sig:

Mức ý nghĩa quan sát (Observed significance level)

VIF::

Nhân tố phóng đại phƣơng sai (Variance inflation factor)

KDC:

Khu dân cƣ


DA:

Dự án

XD:

Xây dựng

KCN:

Khu công nghiệp

CG:

Chuyên gia

KT:

Kỹ thuật

PT:

Phát triển

CLCT

Chất lƣợng công trình

QLNN


Quản lý nhà nƣớc


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mực nƣớc cao nhất ứng với các tần suất P% (lũ thiết kế) .........................20
Bảng 2.2 Mực nƣớc lũ cao nhất ứng với các tần suất P% ........................................21
Bảng 2.3 Mực nƣớc triều tại trạm Quy Nhơn ...........................................................21
Bảng 2.4 Thực trạng chất lƣợng một số công trình xây dựng tại BQL dự án ĐTXD
Dung Quất .................................................................................................................32
Bảng 3.1 Danh mục và mã hóa các yếu tố ảnh hƣởng ..............................................45
Bảng 3.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Chủ đầu tƣ ....................47
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Tƣ vấn ..........................47
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Nhà thầu ......................48
Bảng 3.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Môi trƣờng ...................49
Bảng 3.6 Bảng mã hóa các yếu tố ảnh hƣởng chính thức .........................................50
Bảng 3.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Chủ đầu tƣ ....................55
Bảng 3.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Tƣ vấn ..........................56
Bảng 3.9 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Nhà thầu .......................57
Bảng 3.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của nhóm Môi trƣờng .................58
Bảng 3.11 Kết quả KMO và kiểm định Barlett’s ......................................................59
Bảng 3.12 Kết quả phân tích EFA các thành phần thang đo ....................................59
Bảng 3.13 Điều chỉnh thành phần nhân tố ................................................................61
Bảng 3.14 Sơ lƣợc hình hồi quy bội .........................................................................62
Bảng 3.15 Phân tích ANOVA của mô hình hồi quy .................................................63
Bảng 3.16 Các thông số của từng biến trong phƣơng trình hồi quy .........................63


xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng ................................................6
Hình 2.1 Vị trí và quy hoạch mở rộng khu kinh tế Dung Quất tới 2025 ..................19
Hình 2.2 Đảo Lý Sơn ................................................................................................29
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................40
Hình 3.1 Biểu đồ thống kê đơn vị công tác ...............................................................52
Hình 3.2 Biểu đồ thống kê kinh nghiệm làm việc ....................................................53
Hình 3.3 Biểu đồ thống kê chức vị trong đơn vị công tác ........................................53
Hình 3.4 Biểu đồ thống kê số lƣợng dự án từng tham gia ........................................54
Hình 3.5 Biểu đồ thống kê tổng mức đầu tƣ các dự án .............................................54
Hình 3.6 Đồ thị Normal P-Plot của các phần tử .......................................................66
Hình 3.7 Đồ thị phân phối phần dƣ ...........................................................................67


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu kinh tế Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền
Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp
giáp Quốc lộ 1A, đƣờng sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến
đƣờng xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan.
KKT Dung Quất đƣợc Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh
tế đa ngành – đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công
nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo
ô-tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất
động sản ...
Hệ thống cơ sở hạ tầng và các tiện ích xã hội bên trong KKT Dung Quất đã
đƣợc hoàn thành về cơ bản và đang đƣợc tiếp tục đầu tƣ, mở rộng, nâng cấp để đáp

ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ.
Từ những nhu cầu về mở rộng đầu tƣ xây dựng trong tƣơng lai của khu kinh tế
Dung Quất , bản thân tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất” với
mong muốn những kết quả thu thập và nghiên cứu sẽ đƣợc ứng dụng vào thực
tiễn, góp phần vào công cuộc xây dựng Dung Quất ngày càng tốt đẹp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng nói
chung và công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất nói riêng.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng
tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất.


2

3. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các dự án, công trình xây dựng đã và đang
thực hiện tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin về các công trình xây dựng đã và đang thực hiện tại Ban
quản lý dự án ĐTXD Dung Quất.
- Thống kê, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công
trình xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất.
- Tổng hợp kết quả, nghiên cứu đƣa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu
tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD
Dung Quất.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục

kèm theo thì luận văn có kết cấu gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1 – Tổng quan về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
Chƣơng 2 – Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình xây dựng
tại BQL dự án ĐTXD Dung Quất
Chƣơng 3 – Phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả phân tích
Chƣơng 4 – Một số giải pháp nhằm giảm thiểu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất
lƣợng công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án ĐTXD Dung Quất


3

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG
1.1.

Khái niệm chất lƣợng và chất lƣợng sản phẩm xây dựng

1.1.1. Khái niệm chất lƣợng
Theo quan điểm của các nhà Triết học: Chất lƣợng là tính xác định cơ bản của
khách thể, vì vậy nó là cái đó chứ không phải là cái khác, nhờ đó mà nó khác biệt
với các khách thể khác. Qua cách diễn dịch trên có thể hiểu chất lƣợng không thể
quy về những tính chất riêng biệt mà nó gắn chặt với khách thể nhƣ một khối thống
nhất bao gồm toàn bộ khách thể, không thể tách rời.
Một số định nghĩa khác ngắn gọn hơn cũng đề cập đến “mức độ thỏa mãn”
hay “mức độ phù hợp” của sản phẩm với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, cụ thể nhƣ:
Nếu xuất phất từ bản thân sản phẩm: Chất lƣợng là tập hợp những tính chất
của bản thân sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu
cầu xác định phù hợp với công dụng của nó.
Nếu xuất phất từ phía nhà sản xuất: Chất lƣợng là sự hoàn hảo và phù hợp của
một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu tiêu chuẩn hay các quy cách đã đƣợc xác

định trƣớc.
Nếu xuất phát từ phía thị trường (từ phía khách hàng): Chất lƣợng là sự phù
hợp với mục đích sử dụng của khác hàng.
Về mặt giá trị: Chất lƣợng đƣợc hiểu là đại lƣợng đo bằng tỷ số giữa lợi ích
thu đƣợc từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc lợi ích đó.
Về mặt cạnh tranh: Chất lƣợng có nghĩa là cung cấp những thuộc tính mà
mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm khác cùng
loại trên thị trƣờng.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa (ISO): Chất lƣợng là mức độ thỏa mãn của một
tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn.
Từ những quan điểm trên ta đi đến khái niệm sau: “Chất lượng là khả năng
của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các


4

yêu cầu của khách hang và các bên có liên quan”. Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và
mong đợi đƣợc công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán.
Các yêu cầu và đặc điểm của chất lượng
 Các yêu cầu:
Khi nói đến sản phẩm tốt nghĩa là nó phải bao gồm cả yếu tố bên trong và bên
ngoài sản phẩm. Yếu tố bên trong là yếu tố vật chất tạo ra sản phẩm (thiết bị công
nghệ, vật liệu, quy trình chế tạo và dịch vụ cung cấp). Yếu tố bên ngoài là yếu tố mà
quá trình sử dụng sản phẩm gây tác động làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng sử dụng, từ
đó ta có các yêu cầu sau:
Chất lƣợng phải chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với
các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và các yếu tố văn hóa xã hội (bởi chất lƣợng là sự kết
hợp nhuần nhuyễn của 4 yếu tố trên).
Chất lƣợng phản ánh đƣợc khả năng đáp ứng các yêu cầu về chức năng kỹ
thuật, phản ánh giá trị sử dụng mà sản phẩm có thể đạt đƣợc.

Chất lƣợng đƣợc hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình. Vì vậy,
phải xem xét nó một cách chặt chẽ giữa các quá trình trƣớc, trong và sau sản xuất.
Chất lƣợng cần phải đƣợc xem xét chặt chẽ giữa các yếu tố tác động trực tiếp,
gián tiếp, bên trong và bên ngoài.
 Đặc điểm của chất lƣợng.
Chất lƣợng đƣợc đo bằng sự thỏa mãn các yêu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không đáp ứng đƣợc yêu cầu, không đƣợc thị trƣờng chấp nhận thì bị coi
là có chất lƣợng kém, cho dù trình độ công nghệ chế tạo ra sản phẩm đó có thể hiện
đại. Đây là kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà quản lý định ra chính sách,
chiến lƣợc kinh doanh của mình.
Chất lƣợng đƣợc đo bằng sự thỏa mãn các yêu cầu mà các yêu cầu lại luôn
biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. Vì vậy phải định kỳ xem
xét các yêu cầu chất lƣợng.
Khi đánh giá chất lƣợng của một đối tƣợng cần phải xét mọi đặc tính của đối
tƣợng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.


5

Chất lƣợng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa. Chất lƣợng
có thể áp dụng cho mọi thực thể, có thể là sản phẩm hoặc một hoạt động dịch vụ,
một quá trình, một doanh nghiệp, …
Cần phân biệt giữa chất lƣợng và cấp chất lƣợng. Cấp chất lƣợng là chủng loại
hay thứ hạng của các yêu cầu chất lƣợng khác nhau đối với sản phẩm, quá trình hay
hệ thống có cùng chức năng sử dụng.
1.1.2. Chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm xây dựng
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các thuộc tính của sản phẩm có thể đo, đếm
đƣợc, cảm nhận đƣợc về hình dáng, mỹ quan, độ bền, độ an toàn, thuận tiện trong
quá trình sử dụng, đáp ứng nhu cầu ngƣời sử dụng, phù hợp với trình độ phát triển
của xã hội về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa xã hội trong từng giai đoạn (đối

với các hoạt động dịch vụ có thể nhận biết đƣợc, cảm nhận đƣợc thông qua sự thật
lòng của khách hàng).
Chất lượng sản phẩm xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với các đặc tính
về kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bền vững của công trình xây dựng phù hợp với quy
chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn quy trình, đáp ứng yêu cầu
của Chủ đầu tƣ thông qua hợp đồng kinh tế trên cơ sở pháp luật hiện hành. Ví dụ
chất lƣợng một tuyến đƣờng bộ tốt nghĩa là đƣờng bằng phẳng, độ êm dịu cao, độ
dính bám tốt, các đƣờng cong chuyển tiếp hợp lý, điều khiển xe không có cảm giác
khó chịu, …


6

1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
Sự hình thành chất lƣợng bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố kể cả bên trong, bên
ngoài từ tầm vĩ mô đến vi mô. Nhƣng do giới hạn của nghiên cứu nên luận văn chỉ
đề cập đến một số yếu tố cơ bản sau:
Nhóm yếu tố nguyên
vật liệu

Các yếu tố
ảnh hƣởng
đến chất
lƣợng

Nhóm yếu tố kỹ thuật
công nghệ thiết bị
Nhóm yếu tố quản lý
Nhóm yếu tố con
ngƣời


Hình 1.1 Sơ đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
 Yếu tố nguyên vật liệu: Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hƣởng
quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. Muốn sản phẩm có chất lƣợng thì nguyên liệu
đầu vào phải đảm bảo chất lƣợng. Các yêu cầu về nguyên vật liệu đầu vào phải bao
gồm đúng chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng các tiêu chuẩn kỹ thuật đƣợc đề ra trong
thiết kế.
 Nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị: Yếu tố kỹ thuật - công nghệ thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định đến sự hình thành chất
lƣợng.
Quá trình công nghệ là một quá trình phức tạp, làm thay đổi, cải thiện tính
chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hƣớng phù hợp với các yêu cầu về sản phẩm.
Quá trình công nghệ đƣợc thực hiện thông qua hệ thống máy móc thiết bị. Nếu nhƣ
công nghệ hiện đại, nhƣng thiết bị không đảm bảo thì không thể nâng cao chất
lƣợng sản xuất đƣợc.
Nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ thiết bị cơ quan hệ tƣơng hỗ trợ chảy với
nhau để có đƣợc chất lƣợng cao phải đảm bảo sự đồng bộ của nhóm yếu tố này.


7

 Nhóm yếu tố quản lý: Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất
lƣợng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải
tiến chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp. Các chuyên gia quản lý chất lƣợng
đồng tình cho rằng trong thực tế có 80% những vấn đề chất lƣợng là do quản trị gây
ra. Vì vậy nói đến quản trị chất lƣợng trƣớc hết ngƣời ta cho rằng đó là chất lƣợng
của quản trị. Các yếu tố phục vụ cho sản xuất nhƣ nguyên vật liệu, kỹ thuật - công
nghệ thiết bị và ngƣời lao động dù có ở trình độ cao nhƣng không biết tổ chức quản
lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố
của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lƣợng đƣợc. Chất
lƣợng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết

về chất lƣợng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục
tiêu, chính sách chất lƣợng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch chất
lƣợng. Ngày nay, Các công ty phải nhận thấy đƣợc chất lƣợng sản phẩm là một vấn
đề hết sức quan trọng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy chất
lƣợng là trách nhiệm của toàn bộ Công ty theo một hệ thống nhất định, dƣới sự
quan tâm chặt chẽ từ lãnh đạo trƣớc toàn thể nhân sự chứ không phải chỉ là của
nhân viên kiểm tra chất lƣợng sản phẩm hoặc bất kỳ cá nhân nào khác.
 Nhóm yếu tố con ngƣời: Dù cho sản xuất có đƣợc tự động hóa thì con
ngƣời vẫn là yếu tố quyết định đến chất lƣợng hàng hóa dịch vụ. Trong chế tạo có
nhiều phần việc có thể tự động hóa, nhƣng còn rất nhiều công việc máy móc chƣa
thể thay thế đƣợc con ngƣời nhất là sản phẩm xây dựng còn có nhiều phần việc của
công. Con ngƣời cũng là một nguồn lực để hình thành chất lƣợng. Điều đó cho thấy
cần phải có những con ngƣời có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và tinh thần
trách nhiệm cao trong sản xuất. Lúc đó mới có thể đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản
phẩm.
1.2.

Tổng quan về quản lý chất lƣợng sản phẩm xây dựng

1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lƣợng
Quản lý chất lƣợng là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý chung
nhằm xác định chính sách chất lƣợng, mục đích chất lƣợng và thực hiện chúng bằng


8

những phƣơng tiện nhƣ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lƣợng và cải
tiến chất lƣợng trong khuôn khổ một hệ thống.
Theo cách hiểu thông thƣờng của Tiếng Việt thì thuật ngữ văn bao gồm nghĩa
tổng hợp của hai khái niệm “quản lý” và “chất lƣợng”; “quản lý chất lƣợng” có thể

đƣợc hiểu là “chăm nom và sắp đặt công việc về chất lƣợng sản phẩm trong một tổ
chức” hay là “tổ chức, điều khiển, hoạt động về chất lƣợng sản phẩm của một đơn
vị, một cơ quan”. Định nghĩa này có phạm vi rất lớn nhƣng chƣa cụ thể, bởi nó
không nói rõ các “công việc về chất lƣợng”; “hoạt động chất lƣợng” là những công
việc hay hoạt động nào.
Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) định nghĩa: “Quản lý chất lƣợng
là một tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính
sách chất lƣợng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng những phƣơng tiện
nhƣ lập kế hoạch, điều khiển chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng
trong khuôn khổ một hệ thống chất lƣợng”.
Theo ISO 9000: “Quản lý chất lƣợng là tất cả những hoạt động chức năng
chung của quản lý, bao gồm các việc xác định chính sách chất lƣợng, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp nhƣ lập kế hoạch chất lƣợng,
kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng trong khuôn khổ hệ
chất lƣợng.
Điều đó cho thấy chất lƣợng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu đặc trƣng của
sản phẩm (Các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật) thỏa mãn nhu cầu xã hội trong những
điều kiện sử dụng nhất định trong thực tế hiện nay.
Vai trò của quản lý chất lƣợng.
Quản lý chất lƣợng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
của cộng đồng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối với nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sẽ tiết
kiệm đƣợc lao động xã hội, làm tăng trƣởng và phát triển kinh tế.


×