Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trường hợp tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHẠM THỊ THẢO

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – TRƯỜNG
HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN ĐỨC DŨNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS PHAN ĐỨC DŨNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 04 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT


1
2
3
4
5

Họ và tên
PGS.TS Trần Phước
TS. Trần Văn Tùng
TS. Huỳnh Tấn Dũng
PGS. TS Phạm Văn Dược
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
chỉnh sửa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

PGS.TS Trần Phước


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 30 tháng 09 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM THỊ THẢO

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 04/10/1980

Nơi sinh: Bến Tre

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1541850044

I- Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại Thành phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ của nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài từ các nghiên cứu trước
của các tác giả trong và ngoài nước, làm cơ sở lý thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực hiện khảo sát nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa –
trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các giải pháp giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các phần

mềm kế toán tại Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm phần mềm kế toán phù hợp
với nhu cầu thị trường.
- Để đạt được nhiệm vụ đặt ra, nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày
trong 5 chương sau: (1) Tổng quan về vấn đề nghiên cứu; (2) Cơ sở lý thuyết và mô
hình nghiên cứu; (3) Phương pháp nghiên cứu; (4) Kết quả nghiên cứu và thảo luận; (5)
Kết luận và các hàm ý quản trị.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS PHAN ĐỨC DŨNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Thị Thảo


ii


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự hỗ trợ từ Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng, là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhờ đó tôi đã hiểu và hoàn thành luận văn
này.
Quý Thầy Cô của trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tận tình giảng dạy
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, kinh nghiệm thực tiễn sống trong thời gian
tôi học tập tại trường.
Bạn bè, anh chị, chú bác trong các doanh nghiệp mà tôi tiến hành khảo sát đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khảo sát định tính và định lượng.
Gia đình, người thân, đồng nghiệp và các bạn lớp cao học kế toán 15SKT11
trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắn, song luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô.
Phạm Thị Thảo


iii

TÓM TẮT
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng cung cấp thông tin hữu ích cho việc
ra các quyết định của nhà quản trị, góp phần vào sự thành bại của doanh nghiệp. Để
đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác trong thời đại số hóa
hiện nay của nhà quản trị, việc sử dụng phần mềm kế toán làm công cụ hỗ trợ nhân
viên kế toán là nhu cầu tất yếu, khách quan. Với hơn 97% tổng số doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nắm bắt được điều đó nên các công ty
sản xuất phần mềm kế toán cũng tập trung vào phân khúc thị trường này. Hiện nay,

trên thị trường phần mềm kế toán Việt Nam có rất nhiều các hãng cung cấp phần mềm
kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa với đa dạng các sản phẩm. Những yếu tố nào ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp? Là câu hỏi
đã có nhiều người nghiên cứu trả lời, nhưng mỗi câu trả lời ở mỗi giai đoạn lại rất khác
nhau. Vậy câu trả lời cho câu hỏi đó hiện nay nhu thế nào? Xuất phát từ lý do đó, tác
giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại thành phố Hồ
Chí Minh”
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất là xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
– trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai là đề xuất các tiêu chí lựa chọn
phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bán thành phố Hồ Chí
Minh trên cơ sở kết quả nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng phương pháp định lượng khảo sát tại các doanh nghiệp nhỏ
và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả khảo sát thu được 250 quan sát
hợp lệ được đưa vào phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. Thông qua
các công cụ kiểm định Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số
tương quan Pearson, hồi quy bội. Kết quả cho thấy có 5 nhóm yếu tố chính tác động
quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành
phố Hồ Chí Minh, bao gồm: (1) Chất lượng phần mềm kế toán (CL); (2) Dịch vụ hỗ
trợ của nhà cung cấp (HT); (3) Khả năng phần mềm kế toán phù hợp với doanh


iv
nghiệp (PH); (4) Những lời nhận xét, tiến cử chuyên nghiệp (NX) và (5) Mối quan
hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp (NCC). Trong đó, yếu tố tác động mạnh
nhất là Dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp, tiếp theo là Những lời nhận xét, tiến cử
chuyên nghiệp, tác động mạnh thứ ba là Mối quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh
nghiệp, tác động mạnh thứ tư là Khả năng phần mềm kế toán phù hợp với doanh
nghiệp, tác động yếu nhất đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán là Chất lượng

phần mềm kế toán.
Từ kết quả trên tác giả cũng đề xuất đối với các nhà cung cấp phần mềm kế
toán: Thứ nhất, phải thường xuyên khảo sát để xác định những yêu cầu phần mềm
kế toán của mình cung cấp chưa đáp ứng được khách hàng để tiến hành bổ sung,
nâng cấp; Thứ hai, nâng cao dịch vụ hỗ trợ khách hàng; Thứ ba là phải thường
xuyên cập nhật những thay đổi chính sách thuế và kế toán, tìm hiểu kỹ đặc điểm của
doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó cung cấp các phần mềm kế toán phù hợp với đặc
điểm khách hàng; Thứ tư là phải nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo uy tín, niềm tin
cho khách hàng hiện tại nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa nhờ tác động truyền miệng tích
cực từ họ đến cộng đồng. Thứ năm là phải luôn tạo được mối quan hệ tốt với khách
hàng để tạo uy tín, niềm tin cho khách hàng, góp phần giữ vững và phát triển thị
trường.


v

ABSTRACT
Accounting is an important economic management tool that provides useful
information for decision makers, contributes to the success of the business. In order
to meet the fast, timely and accurate information requirements of the current digital
age of management, the use of accounting software as a tool to support accountants
is inevitable. More 97% of the total number of Vietnamese enterprises today are
small and medium enterprises, catching up that trend so that accounting software
companies also focus on this market segment. Currently, in the accounting software
market of Vietnam, there are many companies providing accounting software for
small and medium enterprises with a variety of products. What factors affect the
decision to choose accounting software of the business? The question has been
answered by many respondents, but each answer at each stage is very different. So
how is the answer to that question now? Starting from that reason, the author
undertakes the research topic: "Factors influencing the decision to choose

accounting software in small and medium enterprises – particularly in Ho Chi Minh
City"
This research was conducted to satisfy two issues: identifying factors influencing
the choice of accounting software in small and medium enterprises - in Ho Chi
Minh City. The second is to propose criteria for selection of accounting software for
small and medium enterprises based in Ho Chi Minh City, repied in the results of
the study.
The topic used quantitative survey methods in small and medium enterprises
in Ho Chi Minh City, the survey results obtained 250 valid observations analyzed
with the support of software Sspss 22.0. Through Cronbach Alpha testing tools,
analysis EFA discovery factor and Pearson correlation coefficient, multiple
regression. The results show that there are 5 main factors influencing the choice of
accounting software in small and medium enterprises in Ho Chi Minh City,
including: (1) quality accounting software; (2) Supplier Support Services (HT); (3)
the ability of accounting software which is suitable for business (PH); (4)


vi
Professional Recommendations (NX) and (5) Supplier-to-Business Relationship
(NCC). In particular, the strongest impact factor is the provider support service,
then was followed by the professional recommendation, the third strong impact is
the supplier-to-business relationship, the impact of the fourth strength is the ability
of accounting software suited to the business, the weakest impact on the decision to
choose accounting software is the quality of accounting software.
From the above results, the author also recommended to the accounting
software vendors: Firstly, conducting regularly survey to determine the
requirements of accounting software which their customers were provided but they
have not been satisfied. Second, enhancing supporting customer services. Third is
regularly update changes in the tax and accounting policy to thoroughly understand
the characteristics of small and medium enterprises, thereby providing the software

in accordance with customer characteristics. The fourth is to improve the quality of
service to create credibility and trust for current customers to create a spillover
effect through positive word-of-mouth impact from them to the community. The
fifth is to always create a good relationship with customers to create prestige, trust
in them as well as contribute to maintain and develop the market.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3

3.

Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................3


4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4

6.

Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................5

7.

Cấu trúc đề tài .................................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................6
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC ..........................................................6
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC........................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................19
2.1. KHÁI QUÁT VỀ DN NHỎ VÀ VỪA TRONG NỀN KINH TẾ ...............19
2.1.1. Tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ...............19
2.1.2. Đặc điểm chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ..............19
2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .............................22
2.1.4. Sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh thời
gian qua ..............................................................................................................24
2.2. PHẦN MỀM KẾ TOÁN .............................................................................26



viii
2.2.1. Khái niệm về phần mềm kế toán ..........................................................26
2.2.2. Các hình thức và đặc điểm phần mềm kế toán .....................................27
2.2.3. Lợi ích của việc thực hiện kế toán bằng hệ thống phần mềm ..............29
2.2.4. Một số hạn chế khi sử dụng phần mềm kế toán ...................................30
2.2.5. Các tiêu chuẩn và điều kiện của một phần mềm kế toán ......................31
2.3. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN .....................................32
2.3.1. Tiêu chí chất lượng phần mềm kế toán .................................................33
2.3.2. Tiêu chí về nhà cung cấp phần mềm kế toán ........................................39
2.3.3. Tiêu chí về quyết định sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp .40
2.4.1

Khái niệm ..............................................................................................42

2.4.2

Mô hình quyết định lựa chọn dịch vụ ...................................................43

2.5

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................49

2.5.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................49
2.5.2

Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................50

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................53
3.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................53
3.2. Xây dựng thang đo ......................................................................................55

3.2.1. Xây dựng thanh đo nháp .......................................................................55
3.2.2. Kết quả thảo luận nhóm ........................................................................58
3.2.3. Thang đo chính thức .............................................................................59
3.3. Mẫu nghiên cứu ...........................................................................................62
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................63
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................67
4.1 THỰC TRẠNG LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP HIỆN NAY ............................................................................................67
4.2 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ ....................................................................68
4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................69
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .............69
4.3.2 Kiểm định nhân tố khám phá EFA ...........................................................71


ix
4.4

KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........77

4.4.1

Phân tích tương quan ............................................................................77

4.4.2

Xây dựng mô hình nghiên cứu .............................................................78

4.4.3

Phân tích hồi quy bội ............................................................................79


4.4.4

Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy tuyến tính ...............................81

4.4.5

Mô hình nghiên cứu chính thức điều chỉnh ..........................................83

4.5 KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SỬ DỤNG
PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA –
TRƯỜNG HỢP TẠI TP.HCM THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC .84
4.5.1

Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn sử dụng phần mềm kế

toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại TP.HCM giữa các ngành
sản xuất kinh doanh ...........................................................................................84
4.5.2

Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn sử dụng phần mềm kế

toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại TP.HCM giữa các vốn
kinh doanh..........................................................................................................85
4.6 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................86
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ ..................................93
5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................93
5.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP PHẦN MỀM KẾ TOÁN ............94
5.2.1 Yếu tố chất lượng phần mềm kế toán .......................................................94
5.2.2 Yếu tố dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp ...................................................94

5.2.3 Yếu tố khả năng phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp ..............95
5.2.4 Yếu tố những lời nhận xét, tiến cử chuyên nghiệp ...................................95
5.2.5 Yếu tố mối quan hệ giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp ........................96
5.3 ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LỰA CHỌN
PHẦN MỀM KẾ TOÁN PHÙ HỢP .....................................................................96
5.4 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
...............................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98


x
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cty: Công ty
CNTT: Công nghệ thông tin
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

KT trưởng: Kế toán trưởng
PMKT: Phần mềm kế toán
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
SMEs: Small and medium Enterprises – Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SXTM DV: Sản xuất thương mại dịch vụ
XNK: Xuất nhập khẩu


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Phân loại DNVVN theo khu vực kinh tế ở Việt Nam ............................. 19
Bảng 2. 2: Số lượng DNNVV trên địa bàn Tp.HCM từ năm 2009 đến 2015 .......... 25
Bảng 2. 3: Các tiêu chí chất lượng phần mềm .......................................................... 36
Bảng 2. 4: các tiêu chí về dịch vụ hỗ trợ sử dụng ..................................................... 40
Bảng 3. 1: Tóm lược tiến độ nghiên cứu................................................................... 54
Bảng 3. 2: Thang đo nháp ......................................................................................... 56
Bảng 3. 3: Tóm tắt kết quả thay đổi sau thảo luận nhóm .......................................... 59
Bảng 3. 4: Thang đo yếu tố chất lượng phần mềm kế toán ...................................... 60
Bảng 3. 5: Thang đo yếu tố dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp ................................... 60
Bảng 3. 6: Thang đo yếu tố khả năng phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp61
Bảng 3. 7: Thang đo yếu tố những lời nhận xét và tiến cử ....................................... 61
Bảng 3. 8: Thang đo yếu tố mối quan hệ giữa nhà cung cấp phần mềm và doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 61
Bảng 3. 9: Thang đo quyết định lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa khu vực TP.HCM ....................................................................... 62
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát ............................................................................ 68
Bảng 4. 2: Kết quả kiểm tra Cronbach’s Alpha ........................................................ 69
Bảng 4. 3: Kiểm định KMO thang đo các yếu tố độc lập ......................................... 72

Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................ 72
Bảng 4.5: KMO and Bertlett’s Test cho nhân tố ý định sử dụng .............................. 74
Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố phụ thuộc ........................................................ 74
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định thang đo .............................................. 75
Bảng 4. 8: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson........................................... 77
Bảng 4. 9: Hệ số xác định phù hợp của mô hình ...................................................... 79
Bảng 4.10: Phân tích ANOVA .................................................................................. 80
Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy ....................................................................... 80
Bảng 4. 12: Hệ số xác định phù hợp của mô hình .................................................... 82


xiii
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết .................................................. 83
Bảng 4. 14: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai ............................................... 84
Bảng 4. 15: Kiểm định ANOVA theo các ngành sản xuất kinh doanh .................... 85
Bảng 4. 16: Kiểm định sự đồng nhất của phương sai ............................................... 85
Bảng 4. 17: Kiểm định ANOVA theo vốn kinh doanh ............................................. 86
Bảng 4. 18: Kết quả thống kê mô tả yếu tố chất lượng phần mềm kế toán .............. 86
Bảng 4. 19: Kết quả thống kê mô tả yếu tố dịch vụ hỗ trợ của nhà cung cấp........... 89
Bảng 4. 20: Kết quả thống kê mô tả yếu tố khả năng PMKT phù hợp với DN ........ 90
Bảng 4. 21: Kết quả thống kê mô tả yếu tố những lời nhận xét, tiến cử chuyên
nghiệp ........................................................................................................................ 90
Bảng 4. 22: Kết quả thống kê mô tả yếu tố mối quan hệ giữa nhà cung cấp phần
mềm với doanh nghiệp .............................................................................................. 91
Bảng 4. 23: Tổng hợp giá trị trung bình và hồi quy.................................................. 91


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2. 1: Tiêu chí lựa chọn phần mềm .................................................................... 32
Hình 2. 2: Chất lượng sản phẩm phần mềm .............................................................. 33
Hình 2. 3: Các yếu tố đo lường chất lượng phần mềm kế toán ................................ 39
Hình 2. 4: Mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ ................................................ 41
Hình 2. 5: Mô hình quyết định lựa chọn ................................................................... 44
Hình 2.6: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của khách hàng ............... 45
Hình 2. 7: Quá trình quyết định mua của khách hàng............................................... 47
Hình 2. 8: Thuyết hành động hợp lý – TRA ............................................................. 48
Hình 2.9: Thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................................. 49
Hình 2. 10: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 50
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 55
Hình 4. 1: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh sau khi EFA ................................. 76
Hình 4. 2: Biểu đồ phân tán Scatter Plot ................................................................... 81
Hình 4. 3: Biểu đồ tần số Histigram của phần dư chuẩn hóa .................................... 82
Hình 4. 4 Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................ 84


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường, ngày càng
có nhiều doanh nghiệp xuất hiện, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs).
Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam tăng nhanh qua các năm, và chiếm
hơn 97% số lượng doanh nghiệp hiện nay (Tổng cục thống kê). Các doanh nghiệp
nhỏ và vừa đóng góp rất nhiều khía cạnh trong việc phát triển kinh tế xã hội như:
giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đáng kể vào tăng GDP,.... Tuy
nhiên trên con đường phát triển và hội nhập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp
rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm quản lý tổ chức, về vốn, về chất lượng nhân
sự,.... trong đó có khó khăn về tổ chức công tác kế toán.

Kế toán là quá trình thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và báo cáo các thông
tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, dưới các thước đo giá trị, hiện vật và thời
gian lao động (Luật kế toán, 2003). Với chức năng thông tin, kiểm tra và giám sát
của mình, kế toán đã trở thành công cụ quản lý kinh tế vô cùng quan trọng. Thông
tin kế toán hữu ích sẽ giúp cho những người sử dụng thông tin có các quyết định
hợp lý và nhanh chóng. Để đạt được mục tiêu cung cấp thông tin phù hợp, nhanh
chóng, chính xác theo các yêu cầu quản lý, đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán
một cách hợp lý và hiệu quả, trong đó có nội dung quan trọng là tổ chức phương
tiện thực hiện công tác kế toán bằng phương pháp thủ công hay bằng phần mềm?
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và công
nghệ thông tin thì máy tính và phần mềm máy tính đã xâm nhập sâu vào tất cả các
lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, và công tác kế toán tại các doanh nghiệp cũng không là
ngoại lệ. Trong thực tiễn, phần mềm phục vụ công tác kế toán đã chứng minh tính
ưu việt của nó hơn việc thực hiện công tác kế toán bằng phương pháp thủ công
truyền thống như nhanh chóng hơn, chính xác hơn, dễ dàng tổng hợp thông tin hơn,



2
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán được cung cấp bởi
nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ phần mềm kế toán với nhiều ưu và nhược điểm khác
nhau như: phần mềm kế toán Misa, phần mềm ACSoft, phần mềm ACMan, Fast
Accounting, KTVN, Unesco, … với chất lượng, giá cả, … của các phần mềm này
cũng khác nhau. Để lựa chọn một phần mềm kế toán cho doanh nghiệp của mình,
các doanh nghiệp luôn đứng trước nhiều lựa chọn và không biết phải chọn cho đơn
vị mình phần mềm nào là phù hợp, vì khi được các nhà cung cấp phần mềm giới
thiệu, với những chiêu trò quảng bá của nhà cung cấp, doanh nghiệp cảm thấy phần
mềm nào cũng đáp ứng cho nhu cầu của mình, và đó là những nhận định đầy cảm
tính. Do dó, vấn đề đặt ra là cần có tiêu chí cụ thể để dựa vào đó doanh nghiệp sẽ
lựa chọn được phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp của mình, từ việc phù

hợp với quy mô, điều kiện tài chính, yêu cầu cung cấp thông tin, … Xác định các
tiêu chí để lựa chọn một phần mềm kế toán cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng
và vô cùng cần thiết.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) là bộ phận quan trọng và có vai trò rất lớn
trong nền kinh tế quốc dân, từ công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986 đến nay
số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp với các hình
thức doanh nghiệp : nhà nước, tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, đóng góp từ 35% đến 43% GDP và chiếm hơn 30% giá trị tổng sản lượng
công nghiệp hàng năm, góp phần tạo phần lớn công ăn việc làm cho người lao động
(chiếm khoản 51% lực lượng lao động cả nước), trong những năm gần đây, số
lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng đáng kể, trong đó cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngoài Nhà nước liên tục chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng gia tăng trong cơ
cấu các loại hình doanh nghiệp nói chung.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trên đường phát triển
của mình, do thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành, vốn kinh doanh ít, không dễ
dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, trình độ nguồn nhân lực, sự ổn định của
nguồn nhân lực, … và thường yếu ở khâu thực hiện công tác kế toán. Do đó, rất cần
thiết nên có phần mềm kế toán hỗ trợ cho loại hình doanh nghiệp này.


3
Theo báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cho đến nay chỉ có
khoản 50% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, và dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng
mạnh trong tương lai. Các tổ chức thiết kế và cung cấp phần mềm ứng dụng, trong
đó có ứng dụng kế toán ngày càng nhiều, kể cả các đơn vị trong nước lẫn nước
ngoài. Theo đó, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã sử dụng phần
mềm kế toán cũng bắt đầu thay đổi với quy mô phát triển kinh doanh và quản lý của
mình.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là xác
định “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các

doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trên, nghiên cứu này được thực
hiện nhằm đạt đến các mục tiêu sau:
- Xác định các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại Tp.HCM;
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến quyết định lựa chọn PMKT
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại Tp.HCM
-

Đề xuất các tiêu chí trong việc lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh

nghiệp nhỏ và vừa tại Tp. HCM dựa trên kết quả nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh
nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao trong việc lựa chọn phần mềm
kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Tp.HM


4
- Đối tượng khảo sát là các cá nhân trực tiếp sử dụng phần mềm kế toán tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa
khu vực thành phố Hồ Chí Minh, là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp nhỏ và
vừa nhất Việt Nam, cũng là khu vực kinh tế năng động nhất của quốc gia. Dữ liệu

khảo sát của nghiên cứu được thực hiện trong tháng 11 năm 2016 đến tháng 02 năm
2017
5. Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến
hành nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp : kết hợp giữa phương
pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện qua
hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thực hiện nghiên cứu định tính
Trong giai đoạn này, tác giả xem xét các nghiên cứu lý thuyết, kết hợp với
phỏng vấn sâu một số chuyên gia sử dụng phần mềm kế toán, nhằm mục đích xây
dựng bảng câu hỏi để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sử
dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM
- Giai đoạn 2: Thực hiện nghiên cứu định lượng gồm:
+ Xác định tổng thể mẫu và mẫu nghiên cứu;
+ Thu thập dữu liệu: Dữ liệu để kiểm định các giả thiết nghiên cứu được
thu thập thông qua việc hoàn thiện phiếu điều tra, phát phiếu điều tra và thu thập
thông tin từ phiếu điều tra.
+ Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để có được thang
đo chính thức
+ Nhóm các yếu tố/ chỉ tiêu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
+ Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV tại Tp.HCM.
+ Kiểm định các giả thuyết và độ phù hợp của mô hình.
- Việc phân tích định lượng được thực hiện bằng phần mềm SPSS 22.0


5
6. Ý nghĩa của đề tài
- Vận dụng các mô hình lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng đối với các
sản phẩm/ dịch vụ để đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại
thành phố Hồ Chí Minh.
- Giúp các nhà nghiên cứu có thêm cơ sở dữ liệu về sự lựa chọn phần mềm tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa – trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo giúp cho các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh phần mềm kế toán tại Việt Nam có thêm sự nhận định
cụ thể về sự đánh giá, cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm phần mềm kế
toán, từ đó giúp cho nhà cung cấp phần mềm kế toán sản xuất phần mềm kế toán
phù hợp với nhu cầu thị trường, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược cạnh
tranh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại nhằm gia tăng năng lực
cạnh tranh không chỉ trong nước mà cạnh tranh với PMKT nước ngoài khi Việt
Nam ngày càng hội nhập quốc tế.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục. Nội dung của luận văn được chia
làm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
- Nghiên cứu của Lapierre, J.. (2000)
Trong nghiên cứu của mình “Customer, perceived valuein industrial contexts”
Lapierre đã tiến hành đo lường giá trị cảm nhận của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực công nghệ thông tin với hai yếu tố, đó là Lợi ích và Sự đánh đổi. Với quan

niệm của tác giả là:
“Lợi ích” của khách hàng là những gì mà khách hàng có được khi tiêu dùng
một sản phẩm/dịch vụ mà nhà cung cấp mang lại cho khách hàng thông qua sản
phẩm của mình bao gồm:
 Chất lượng phần mềm
 Giải pháp thay thế liên quan đến sản phẩm
 Phần mềm tùy biến theo yêu cầu
 Đáp ứng yêu cầu của khách hàng
 Tính linh hoạt của dịch vụ
 Độ tin cậy của dịch vụ
 Năng lực kỹ thuật đáp ứng dịch vụ
 Niềm tin
 Hình ảnh nhà cung cấp
 Mối quan hệ nhà cung cấp với khách hàng
“Sự đánh đổi” là tổng chi phí bằng tiền và chi phí không bằng tiền mà khách
hàng đã đầu tư hoặc sẽ trả cho nhà cung cấp để hoàn thành một giao dịch hoặc để
duy trì một mối quan hệ với nhà cung cấp, gồm :
 Giá liên quan trực tiếp đến sản phẩm/dịch vụ
 Thời gian/công sức có liên quan
 Xung đột liên quan đến mối quan hệ


7
Với nghiên cứu này của Lapierre, J.. tác giả thấy rằng các nhân tố tạo nên giá trị
cảm nhận cho khách hàng sẽ góp phần tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm
kế toán cho doanh nghiệp của họ.
- Nghiên cứu của Ajay Adhikaria và cộng sự (2004)
Trong một bài nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ “Firm characteristics
and selection of international accounting software” của Ajay Adhikaria và cộng sự,
thì nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu khảo sát tập trung vào việc lựa chọn phần

mềm kế toán quốc tế, và kết luận của nhóm đưa ra là các mối quan hệ giữa các đặc
điểm, tính năng và tiêu chí lựa chọn phần mềm tùy thuộc vào quy mô và mức độ
quốc tế hóa. Mối quan hệ giữa các đặc điểm công ty và tiêu chí lựa chọn chung như
hỗ trợ và bảo mật, phần cứng, nền tảng điều hành, tính linh hoạt và chi phí là không
đáng kể. Theo kết quả của nghiên cứu thì đặc điểm công ty chính là yếu tố quan
trọng trong việc lựa chọn và thiết kế phần mềm kế toán quốc tế.
- Nghiên cứu của Abu-Musa Ahmad., (2005)
Trong nghiên cứu “The deteminates of selecting Accounting Software : A
Proposel Model” của Abu-Musa, Ahmad A., mục tiêu nghiên cứu của bài viết là
phát triển một khuôn khổ lý thuyết tích hợp cho các yếu tố quyết định lựa chọn
phần mềm kế toán. Các tiêu chí này sẽ định hướng và giúp doanh nghiệp lựa chọn
phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp của mình. Theo nghiên cứu thì có 4
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp đó là : Nhu
cầu người sử dụng, các tính năng phần mềm kế toán, môi trường và cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin, độ tin cậy của nhà cung cấp.
Yếu tố đầu tiên thất thiết phải đạt được là phần mềm kế toán phải đáp ứng
được nhu cầu của người sử dụng. Thứ hai là phải có tính năng của phần mềm kế
toán, theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tính năng quan trọng trong việc lựa
chọn phần mềm kế toán phù hợp là khả năng tùy biến và tự động lập báo cáo tài
chính, ngoài ra cũng cần xem xét các tính năng như : cấu trúc tài khoản kế toán, tính
năng web và thương mại điện tử, ngoại tệ, hỗ trợ cơ sở dữ liệu, các module, giá cả,
tính bảo mật, ... Thứ ba là môi trường và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Đầu


8
tiên công ty sẽ tìm sản phẩm phần mềm đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp, sau
đó sẽ tìm những phần cứng tốt nhất để chạy phần mềm, nếu hệ thống thiết bị của
doanh nghiệp đang sử dụng không tương thích với phần mềm đã chọn thì doanh
nghiệp có thể nâng cấp hệ thống thiết bị dựa trên các yêu cầu khả năng tương thích
hệ thống phần mềm mới. Yếu tố cuối cùng là độ tin cậy của nhà cung cấp, do một

phần mềm dù tốt đến đâu đi nữa thì người dùng vẫn phải cần đến dịch vụ tư vấn
cũng như hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp phần mềm. Vì vậy, một nhà cung cấp
đáng tin cậy, có đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và luôn sẵn
sàng khi doanh nghiệp cần là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm
kế toán của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này đã giới thiệu mô hình đề xuất với các yếu tố quyết định lựa
chọn phần mềm kế toán cho một doanh nghiệp, đồng thời trình bày các bước thực
hiện và thủ tục để thực hiện nó. Tuy nhiên, mô hình đề xuất này được cho là chỉ phù
hợp với các doanh nghiệp mua mới phần mềm kế toán hay chuyển từ việc thực hiện
kế toán thủ công sang thực hiện kế toán bằng phần mềm.
- Nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007)
Elikai và cộng sự trong nghiên cứu của mình “Accounting Software selection
and Used Satisfaction” qua việc đánh giá dữ liệu khảo sát, so sánh đối chiếu giữa ý
kiến của người sử dụng trong quyết định lựa chọn phần mềm kế toán từ các doanh
nghiệp với ý kiến từ các nhà cung cấp phần mềm kế toán, kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra một số điểm nổi bậc đó là chức năng hay là khả năng của phần mềm quan trọng
trong việc lựa chọn phần mềm kế toán cho người sử dụng, tiếp theo là chi phí và
khả năng tương thích. Trong đó, chức năng chính là tính linh hoạt của phần mềm kế
toán. Đối với tính linh hoạt: Xử lý thời gian thực hiện (Real time processing), thân
thiện với người dùng (user friendliness), bảo mật (security), có khả năng nâng cấp
(the ability to upgrade) được đánh giá là chức năng quan trọng. Đối với chi phí thì
chi phí mua ban đầu và chi phí hoạt động hàng năm được cho là quan trọng hơn chi
phí cài đặt và chi phí đào tạo. Đối với khả năng tương thích thì khả năng tương


×