Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 147 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG DUY HƯNG

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐẶNG DUY HƯNG

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU THƯƠNG



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luân văn “Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên
cứu của cá nhân tôi. Đề tài hoàn toàn trung thực và chưa đươc sư dung đê bao
vê môt hoc vi nao . Các thông tin sử dụng trong đề tài đa đươc chi ro nguôn
gôc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ, mọi sự giúp đỡ cho viêc
thưc hiên luân văn nay đa đươc cam ơn.
Tác giả đề tài

Đặng Duy Hưng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản đề tài này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Thương,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành
đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như
các khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị

Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng thống kê
huyện Phú Lương, Phòng Lao động Thương binh - Xã hội huyện Phú Lương,
Trung tâm dạy nghề và Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Phú
Lương; Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức xã hội tại xã Sơn Cẩm, Thị trấn
Đu, xã Động Đạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu
thứ cấp, sơ cấp và các thông tin hữu ích phục vụ nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2015
Tác giả

Đặng Duy Hưng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH .................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 2
4. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 3

5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ......... 4
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất
.......... 4
1.1.1. Nông dân, hộ nông dân và đặc điểm kinh tế của hộ nông dân ............ 4
1.1.2. Khái niệm về lao động và việc làm...................................................... 8
1.1.3. Thu hồi đất trong phát triển kinh tế xã hội ........................................ 15
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới giải quyết việc làm cho người nông dân ...... 25
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 25
1.2.2. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 27
1.2.3. Điều kiện xã hội ................................................................................. 27
1.3. Cơ sở thực tiễn về giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu
hồi đất .............................................................................................................. 29
1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc giải quyết việc làm cho
nông dân bị thu hồi đất tại Việt Nam ........................................................... 29
1.3.2. Kinh nghiệm của một số huyện trong việc giải quyết việc làm


4

cho nông dân bị thu hồi đất trong tỉnh Thái Nguyên ................................... 31


4

1.3.3. Bài học rút ra cho việc giải quyết việc làm cho người nông dân
bị thu hồi đất huyện Phú Lương................................................................... 32
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 34
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 34
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................... 34
2.2.2. Thu thập dữ liệu ................................................................................. 35
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin, số liệu................. 37
2.3. Hê thông chi tiêu nghiên cưu t ạo việc làm cho người nông dân bị
thu hồi đất tại huyện Phú Lương ..................................................................... 38
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đo lường thực trạng lao động, việc làm ................ 38
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất tới việc làm
của nông dân ................................................................................................ 38
Chương 3. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN........................................................................... 40
3.1. Tổng quan về huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên .............................. 40
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 40
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .......
44
3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội của Phú Lương tới lao động và việc làm .......................................... 51
3.2. Thực trạng tạo việc làm cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất
ở Phú Lương giai đoạn 2012 - 2014................................................................ 54
3.2.1. Thực trạng thu hồi đất tại huyện Phú Lương ..................................... 54
3.2.2. Thực trạng lao động và việc làm của người nông dân bị thu hồi
đất của huyện Phú Lương ............................................................................ 55
3.2.3. Thực trạng tạo việc làm cho người nông dân sau thu hồi đất ở
huyện Phú Lương ......................................................................................... 63
3.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân khu vực thu
hồi đất ở huyện Phú Lương trong thời gian qua ............................................. 74


5


3.3.1. Đánh giá chung .................................................................................. 74
3.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của hạn chế trong
giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở huyện Phú Lương ....... 76
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI NÔNG DÂN KHI THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................ 80
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu giải quyết việc làm cho
người nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Phú Lương ............... 80
4.1.1. Quan điểm về giải quyết việc làm cho người nông dân tại Phú
Lương khi thu hồi đất nông nghiệp.............................................................. 81
4.1.2. Phương hướng và mục tiêu của Phú Lương về tạo việc làm cho
người nông dân sau khi thu hồi đất đến năm 2020 ...................................... 82
4.2. Một số giải pháp đối với huyện Phú Lương tỉnh Thái nguyên trong
việc giải quyết việc làm cho người nông dân khi thu hồi đất ......................... 84
4.2.1. Khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất
kinh doanh trong giải quyết việc làm........................................................... 84
4.2.2. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động ........................................................... 86
4.2.3. Tiếp tục định hướng, khuyến khích khôi phục và phát triển các
làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện .................................................. 87
4.2.4. Phát triển và nâng cao hiệu quả thông tin về thị trường lao động
ở nông thôn để người lao động tiếp cận kịp thời nhu cầu về việc làm
trong xã hội .................................................................................................. 88
4.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện ........................ 89
4.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại nông thôn .......................... 91
4.2.7. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nông dân tìm
và tự tạo việc làm ......................................................................................... 92
4.2.8. Người lao động cần nâng cao tính chủ động về tự tạo, tìm kiếm
việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình sau khi thu hồi
đất nông nghiệp ............................................................................................ 95
4.2.9. Nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo, quản lý Nhà nước đối với

việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm ................................................ 95
4.3. Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp ....................................... 96


6

KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH CN

:

An sinh xã hội

CHXHCN

:

Công nghiệp

ĐH, CĐ

:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

TTCN


:

Đại học, cao đẳng

XD

:

Tiểu thủ công nghiệp

CNH

:

Xây dựng

HĐH

:

Công nghiệp hóa

ĐTH

:

Hiện đại hóa

GQVL


:

Đô thị hóa

GTSX

:

Giải quyết việc làm

KT - XH

:

Giá trị sản xuất

KHKT

:

Kinh tế - Xã hội

LLLĐ

:

Khoa học kỹ thuật

TH


:

Lực lượng lao động

THCS

:

Tiểu học

PTTH

:

Trung học cơ sở

UBND

:

Phổ thông trung học

QLNN

:

Ủy ban nhân dân

VL


:

Quản lý nhà nước

XKLĐ

:

Việc làm

:

Xuất khẩu lao động


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Bảng tổng hợp số mẫu điều tra.................................................. 36

Bảng 3.1:

Thực trạng sử dụng đất tại huyện Phú Lương ........................... 43

Bảng 3.2:

Tình hình dân số huyện Phú Lương .......................................... 44


Bảng 3.3:

Cơ cấu lao động trong độ tuổi lao động ở Phú Lương,
Thái Nguyên .............................................................................. 45

Bảng 3.4:

Giá trị và tốc độ tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện
Phú Lương giai đoạn 2012 - 2014 ............................................. 47

Bảng 3.5:

Chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành ở Phú Lương ............... 49

Bảng 3.6:

Cơ cấu LLLĐ huyện Phú Lương theo trình độ văn hóa
năm 2012-2014 .......................................................................... 52

Bảng 3.7:

Cơ cấu LLLĐ huyện Phú Lương theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật năm 2012 - 2013.................................................. 53

Bảng 3.8:

Tình trạng chuyển đổi nghề của những nông dân từng
làm nông nghiệp ........................................................................ 56


Bảng 3.9:

Tổng hợp số liệu thu hồi đất năm 2014 ..................................... 58

Bảng 3.10:

Trình độ văn hóa của người nông dân theo giới tính ................ 59

Bảng 3.11:

Trình độ chuyên môn của người nông dân theo giới tính ......... 60

Bảng 3.12:

Trình độ của người nông dân phân theo độ tuổi ....................... 62

Bảng 3.13:

Việc làm của người lao động sau khi thu hồi đất ...................... 68

Bảng 3.14:

Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề đến chuyển
đổi việc làm cho người nông dân khi bị thu hồi đất
.......................69

Bảng 3.15:

Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề đến việc
làm trong các ngành đối với người nông dân nông thôn

vùng thu hồi đất ......................................................................... 73

Bảng 3.16:

Tổng hợp kết quả GQVL năm 2014.......................................... 74

Bảng 3.17:

Mục đích sử dụng tiền đền bù của nông dân khi thu hồi
đất nông nghiệp ......................................................................... 79


viii
Bảng 4.1:

Mong muốn, nguyện vọng của người nông dân sau khi bị
thu hồi đất .................................................................................. 80

DANH MỤC CÁC BIỂU, HÌNH
Hình 1.1.

Cây mục tiêu của chính sách việc làm cho nông dân
vùng thu hồi đất....................................................................... 25

Hình 3.1.

Bản đồ huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ......................... 42

Biểu đồ 3.1:


Ý kiến của người dân về vấn đề không tìm được việc
làm thích hợp để chuyển đổi nghề nghiệp .............................. 56

Biểu đồ 3.2:

Phân loại hộ theo thu nhập bình quân của các hộ điều tra...... 57

Biểu đồ 3.3:

Ý kiến của người dân về vấn đề khó vay vốn để chuyển
đổi nghề nghiệp ....................................................................... 71

Biểu đồ 3.4:

Tỷ lệ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trước và sau khi bị
thu hồi đất qua kết quả nghiên cứu ......................................... 76

Biểu đồ 3.5:

Tỷ lệ nông dân bị thu hồi đất được nhận vào làm trong các
công ty, doanh nghiệp sản xuất trên khu vực thu hồi đất ..........
77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hồi đất nông nghiệp phục vụ mục đích CNH, HĐH và ĐTH diễn
ra mạnh mẽ đã mang đến những thay đổi lớn ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Báo cáo từ những đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước cho
thấy sau khi thu hồi đất nông nghiệp, ngân sách của địa phương tăng lên, cơ
sở hạ tầng nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của địa
phương tăng lên hàng năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể. Tuy nhiên thu hồi
đất làm giảm đi nhanh chóng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng
trực tiếp đến việc làm của các hộ nông dân và đe dọa an ninh lương thực.
Trong 10 năm từ năm 2001 đến 2010, trung bình mỗi năm khu vực nông thôn
nước ta phải nhường 50 nghìn ha đất nông nghiệp. Theo tính toán của các nhà
phân tích, mỗi ha đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ làm cho khoảng 10 người lao
động mất việc làm; và với nửa triệu ha đất bị thu hồi từ năm 2001-2010, số
lao động mất việc làm lên đến hàng triệu người.
Phú Lương là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Thái Nguyên, với thế
mạnh là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia
cầm. Nhưng cùng với sự phát triển của tỉnh, cùng với quá trình đô thị hoá
nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang phải nhường chỗ
cho các khu công nghiệp, khu đô thị và nhà máy mới mọc lên. Người nông
dân quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ
cũng gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào sản xuất nông
nghiệp. Việc sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, việc thu
hồi đất do thực hiện không tốt đã gây ra những hệ quả xấu như: không ít
người nông dân mất đất canh tác gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nghề
nghiệp. Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm thu
nhập bấp bênh. Do số tiền đền bù và hỗ trợ thấp, hơn nữa có một bộ phận


2

nông dân không biết sử dụng số tiền đền bù, nên sau khi tiêu hết không còn
nguồn thu nhập, đời sống không ổn định, thậm chí rơi vào cảnh nghèo túng.
Có một bộ phận do không có việc làm đã sa đà vào con đường kiếm tiền phi

pháp hoặc mắc các tệ nạn xã hội. Với một huyện còn khó khăn về kinh tế như
Phú Lương, tạo việc làm cho người nông dân mất đất là một bài toán không
dễ giải. Do đó, sau thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông
dân sau khi bị thu hồi đất ở huyện Phú Lương, tôi đã quyết định chọn đề tài
luận văn: “Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Qua nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp tạo việc làm cho nông dân
bị
thu hồi đất huyện Phú Lương tỉnh Thái
Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao
động, việc làm và tạo việc làm.
- Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất của huyện Phú Lương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho nông dân sau khi bị
thu hồi đất tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Người nông dân bị thu hồi đất ở huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung:


3


- Thực trạng lao động, việc làm của người nông dân trước và sau khi bị
thu hồi đất.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm của nông dân sau khi bị thu hồi đất.
- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tạo việc làm cho nông dân sau khi bị
thu hồi đất.
+ Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn huyện Phú Lương.
+ Về thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo việc làm cho
nông dân sau khi thu hồi đất.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích, đánh giá quá trình tạo việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở Phú Lương (từ năm 2012 đến năm 2014) tác giả sẽ đưa ra
những nhận định khách quan về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
của các hạn chế trong quá trình tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở
huyện Phú Lương.
Thứ ba, tác giả đi sâu điều tra thực trạng tạo việc làm ở một số xã mang
tính đại diện ở Phú Lương để từ đó căn cứ vào tình hình thực tiễn phát triển
kinh tế xã hội của huyện, tác giả đưa ra quan điểm và đề xuất các nhóm giải
pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 4 chương:
Chương I: Cở sở lý luận và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm
cho người dân bị thu hồi đất.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.



4

Chương IV: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất
huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI
ĐẤT
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất
1.1.1. Nông dân, hộ nông dân và đặc điểm kinh tế của hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm nông dân, hộ nông dân
- Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời
kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình
thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
- Theo phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng hộ là những
người
cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng có một ngân quỹ.
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp
và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp
ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có
liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến
gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa
nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là

các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5

động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng
hơn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6

nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường
hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất
vừa là một đơn vị tiêu dùng. Trong hộ nông dân, chủ thể sản xuất đồng thời là
chủ thể lợi ích nên đã tạo ra động lực kinh tế thúc đẩy nền nông nghiệp
chuyển sang sản xuất hàng hóa.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ
tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Phương thức tổ chức sản xuất của hộ hông dân mang tính kế thừa
truyền thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau.
- Hộ nông dân ngoài việc tham gia vào quá trình tái sản xuất vật chất
còn tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành

sản xuất khác nhau.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
- Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
- Kinh tế hộ nông dân có khả năng điều chỉnh theo sự vận động của cơ
hế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà nước.
1.1.1.3. Vai trò và đặc trưng của kinh tế hộ nông dân trong phát triển kinh tế
xã hội ở nông thôn
Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù
nhờ các đặc điểm:
- Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản
nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của
nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

- Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống
lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

8

- Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách

tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).
- Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính
rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.
- Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các
xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất
khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.
- Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của
toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ
thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá
thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả
năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang sản
xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ nông
dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị
trường.
Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục
tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia
đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc
không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động)
cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả
năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và
miệng ăn).
Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều
kiện sau:
- Có thị trường lao động không, vì người nông dân có thể bán sức lao
động để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


9

- Có thị trường vật tư không vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư
thêm một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

10

- Có thị trường sản phẩm không vì người nông dân phải bán đi một ít
sản phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.
Trong các điều kiện này người nông dân có phản ứng một ít với thị
trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.
Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường,
tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nông dân “nửa tự cấp”
có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ
nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa
hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và
vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nông dân có
phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn
là những thị trường chưa hoàn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định.
Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hoá là chủ yếu: Người
nông dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của
gia đình. Kiểu nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng
đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng
người nông dân là người sản xuất có hiệu quả không được chứng minh trong
nhiều công trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nông dân thiếu

trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường không
hoàn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc
vào trình độ sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của nông dân.
Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân
- Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu quản lý và sử dụng các yếu tố
sản xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong
hộ đều có quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng như các tài sản khác của
hộ. Mặt khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có ngân quỹ nên các thành
viên trong hộ có ý thức trách nhiệm cao và bố trí sắp xếp công việc trong hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

11

cũng rất linh hoạt và hợp lý cho từng người, từng việc tạo nên việc thống nhất
cao trong tổ chức sản xuất của hộ.
- Sự gắn bó giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. Trong nông hộ,
mọi thành viên thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống.
Hơn nữa, kinh tế hộ lại tổ chức ở quy mô nhỏ, người quản lý điều hành và
đồng thời cũng là người tham gia lao động sản xuất. Cho nên, tính thống nhất
giữa lao động quản lý và lao động là rất cao.
- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ
có quy mô nhỏ nên bao giờ cũng thích nghi nhanh hơn so với các hình thức
sản xuất khác có quy mô sản xuất lớn hơn, do vậy mà có thể mở rộng sản xuất
khi có điều kiện thuận lợi và thu hẹp quy mô khi gặp điều kiện bất lợi.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của những
người lao động. Trong khi kinh tế hộ, mọi người gắn bó với nhau không chỉ
trên cơ sở cùng huyết thống mà còn trên cơ sở kinh tế nên dễ dàng đồng tâm
hiệp lực xậy dựng và phát triển kinh tế hộ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa

kết quả sản xuất và lợi ích của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc
đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh
tế hộ.
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất
với quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế hộ
nông dân vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nông
nghiệp có quy mô lớn. Đặc biệt kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế hợp
nhất với đặc điểm sản xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây
trồng và vật nuôi. Thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã
chứng minh cho chúng ta thấy rõ: kinh tế nông hộ có quy mô nhỏ chủ yếu sử
dụng lao động gia đình gắn bó với vật nuôi và cây trồng là đơn vị sản xuất có
hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm về lao động và việc làm
1.1.2.1. Lao động
Khái niệm về lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12

Theo C.Mac: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con
người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con
người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự
nhiên”.
Như vậy, lao động là một dạng hoạt động có mục đích, có ý thức của
con người, trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng
trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao
động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình.

Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất
Trong quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động
lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con
người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ
sở cho sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của
bất cứ quá trình sản xuất và tái sản xuất nào. Như vậy, động lực của quá trình
phát triển kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động
sáng tạo của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức
sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng thiên nhiên, trước hết phải giải
phóng người lao động, phát triển kiến thức và khả năng sáng tạo của còn
người. Vai trò của lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung
và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
1.1.2.2. Đặc điểm lao động ở nông thôn
- Lao động nông thôn mang tính thời vụ, đây là đặc điểm đặc thù khó
có thể xóa bỏ của lao động nông thôn.
- Chất lượng lao động nông thôn chưa cao, trình độ học vấn, chuyên
môn kỹ thuật và sức khỏe còn hạn chế.
- Số lượng lao động nông thôn ngày càng ra tăng về số lượng nhưng
khả năng cải thiện về chất lượng còn rất hạn chế.
1.1.2.3. Việc làm, mô hình giải quyết việc làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

13

Việc làm:
- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức

lao động đó.
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Việc làm là
những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.
- Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có
ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn
hai điều kiện:
- Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao
động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và
nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
- Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ
tính pháp lý của việc làm.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:
- Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập
cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho
công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các
công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm.
Mô hình giải quyết việc làm
* Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm.
Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất
ra một mức sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn
lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật
liệu... phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14


tối ưu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chon công nghệ phù hợp (công
nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động). Nếu giá vốn
cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều
lao động. Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì nhà sản xuất sẽ lựa
chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn.
Trong bối cảnh các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi
dào, nhưng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều lao
động. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ thấp giá
tương đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc làm mà còn
sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp.
* Mô hình phát triển của Lewis
Lewis đưa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao động
từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá. Đây là
mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên hệ cụ thể
với các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng: “một nền kinh tế kém phát
triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông nghiệp tự cung, tự cấp
truyền thống, lao động dư thừa có năng suất bằng không hoặc rất thấp; hai là
khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động khu vực
nông nghiệp dần chuyển sang. Tăng sản lượng trong khu vực hiện đại dẫn đến
lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng công ăn việc làm tại thành
thị.
Mô hình này dựa trên ba giả định:
- Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận
với tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng
tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao.
- Hai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng
lao động ở thành thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

×