Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

BÙI NHƯ QUỲNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
iii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

BÙI NHƯ QUỲNH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Trần Phúc

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm
2017
iii


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Nguyễn Trần
Phúc
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 10 năm
2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

TT
1
2
3
4
5


Họ và tên
PGS.TS.Phạm Văn Dược
PGS.TS. Trần Phước
PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
TS. Phan Văn Dũng
TS.Trần Văn Tùng

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

iii


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 08 tháng 10 năm
2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Bùi Như Quỳnh..............................................Giới tính: Nữ
.................... Ngày, tháng, năm sinh: ....08/03/1990.......................................Nơi sinh:
Hải Dương ....... Chuyên ngành: Kế Toán............................................................MSHV:
1541850039 ....... I- Tên đề tài:
Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên
thị
trường chứng khoán Việt Nam.
II- Nhiệm vụ và nội
dung:
Vận dụng lý thuyết về giá cổ phiếu và mô hình chiết khấu cổ tức, dòng tiền với công
cụ hồi quy bội FEM, REM để phát triển và xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến
giá cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
III- Ngày giao nhiệm
vụ:
IVNgày
hoàn
thành
........................................................................................

nhiệm

VCán
bộ
hướng
.........................................................................................................

vụ:
dẫn:


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGÀNH

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN

iii


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS.Nguyễn Trần Phúc

iii


6i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các
doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình
nghiên cứu độc lập của tôi, do chính tôi hoàn thành, các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn


Bùi Như Quỳnh


7i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
chồng cùng bố mẹ đã luôn động viên giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả
hoàn thành nghiên cứu này.
Đặc biệt tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Trần Phúc đã luôn giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành
nghiên cứu này.
Nhân dịp này tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô và
ban lãnh đạo trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã luôn động viên và tận
tình hỗ trợ, hướng dẫn tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành nghiên cứu theo đúng tiến
độ.
Cuối cùng tác giả kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Bùi Như Quỳnh


33

TÓM TẮT
Luận văn đã xây dựng và kiểm định được các giả thuyết nghiên cứu của đề tài
không chỉ bằng mô hình hồi quy đa tuyến tính bình phương nhỏ nhất (OLS) mà sử

dụng thêm mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định
(FEM) để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của 27 doanh nghiệp
vận tải đang giao dịch trên hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và
sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Al-Tamimi và
cộng sự (2007) và phân tích trên phần mềm Stata12 cho thấy kết quả mô hình: giá
chứng khoán của các doanh nghiệp vận tải chịu ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ tăng
trưởng (GDP), giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và
ngược chiều với lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng. Từ những kết quả trên đề
tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp vận tải trong giai đoạn hiện nay.

33


44

ABSTRACT
The thesis built and inspected the research hypothesis of subject not only by the
Ordinary least squares (OLS) but also sue random effect model (REM) and fix effect
model (FEM) to estimate the factors affecting the stock price of 27 Transport
companies which are trading on Ho Chi Minh and Ha Noi Stock Exchange. Based on
the research model of Al-Tamimi et al. (2007) and analysis on Stata12 software the
results derived from this study show that growth rate (GDP), Net Asset Value Per
Value and Earnings Per Share have positive effects on stock price while interest rate
volatility have a negative impact on stock price. Finally, from the empirical results a
number of solutions have also proposed to improve the performance of the transport
companies in the current period.

44



55

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ II
TÓM TẮT..................................................................................................................... III
ABSTRACT .................................................................................................................IV
MỤC LỤC ..................................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................IX
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH .................................... X
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.5.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5

1.6.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................... 6

1.7.

Bố cục đề tài ....................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.......... 8
2.1.

Giới thiệu ............................................................................................................ 8

2.2.

Cơ sở lý luận về giá cổ phiếu và các yếu tố tác động......................................... 8

55


66

2.2.1. Giá cổ phiếu ........................................................................................................ 8
2.2.2. Các mô hình định giá cổ phiếu ......................................................................... 10
2.2.2.1.Mô hình chiết khấu cổ tức (Dividend discount model-DDM) ......................... 10
2.2.2.2.Mô hình chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flows Model-DCF) ............ 12
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán .................................................... 14
2.2.3.1.Nhóm yếu tố bên trong ..................................................................................... 16

2.2.3.2.Nhóm các yếu tố bên ngoài .............................................................................. 17
2.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................. 19

2.3.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới .......................................... 19
2.3.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ............................................ 27
2.4.

Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 36
3.1.

Giới thiệu .......................................................................................................... 36

3.2.

Mô hình hồi quy ............................................................................................... 36

3.3.

Giả thuyết về sự tác động của các biến ............................................................ 39

3.4.

Đo lường biến và nguồn dữ liệu ....................................................................... 48

3.5.


Phương pháp ước lượng và lựa chọn phương pháp phù hợp ........................... 49

3.5.1 Giới thiệu các phương pháp ước lượng đối với dữ liệu bảng........................... 49
66


77

3.5.2. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp .............................................................. 52
3.6.

Các kiểm định để chuẩn đoán lỗi ..................................................................... 53

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 56
4.1.

Giới thiệu .......................................................................................................... 56

4.2.

Mô tả các biến................................................................................................... 56

4.3.

Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa tuyến tính ............................................ 58

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 70
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 70

5.2.

Các khuyến nghị đề xuất .................................................................................. 71

5.3.

Một số hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ......................... 73

5.3.1. Một số hạn chế của luận văn ............................................................................ 73
5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 75
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 77
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 86
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 88
PHỤ LỤC 3 .................................................................................................................. 92
77


88

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng


DN

Doanh nghiệp

EPS

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

FE

Phương pháp ảnh hưởng cố định (Fixed Effects)

FEM

Mô hình hồi quy FEM (Fixed Effects Model)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

GTVT

Giao thông vận tải

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE


Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

INT
NAVPS

Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng
Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu

OIL

Gía dầu thế giới

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

OLS

Mô hình hồi quy OLS (Pooled Model)

RE

Phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects)

REM

Mô hình hồi quy REM (Random Effects Model)

SIZE


Quy mô doanh nghiệp

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTCKVN

Thị trường chứng khoán Việt Nam

88


99

DANH MỤC CÁC BẢNG
Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Phụ lục 2: Tổng hợp dữ liệu sử dụng.
Phụ lục 3: Phân tích mô hình hồi quy đa biến về các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng
khoán của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

99


10
1
0

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước ở nước ngoài

Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trước ở Việt Nam
Bảng 3.1. Mô tả quan hệ giữa các biến trong mô hình
Bảng 3.2. Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1. Bảng mô tả thống kê chỉ tiêu MPS, NAVPS, EPS, SIZE, OIL,INT,CPI,GDP
giai đoạn 2010 -2014
Bảng 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến
Bảng 4.3: Kết quả lựa chọn giữa mô hình REM và Pooled OLS
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mô hình theo phương pháp Random Effects
Bảng 4.5: Kiểm định hausman lựa chọn mô hình FE và RE
Bảng 4.6. Kết quả sau khi phân tích mô hình hồi quy đa tuyến tính trên sàn chứng
khoán Việt Nam theo mô hình FE
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tương quan phần dư giữa các cá thể
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tương quan chuỗi cho FEM
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi cho FEM
Bảng 4.10. Kết quả mô hình sau khi khắc phục lỗi phương sai sai số thay đổi.
Bảng 4.11. Giả thuyết và kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh hưởng của các yếu tố
trong mô hình đến giá chứng khoán doanh nghiệp vận tải niêm yết trên 2 sàn chứng
khoán.
Mô hình 4.1. Kết quả nghiên cứu mức độ tác động của 4 yếu tố đến giá chứng khoán
101
0


11
1
1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế đã và đang phát triển vô
cùng mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Một trong những biểu hiện cụ thể
của sự hội nhập là thương mại quốc tế đang diễn ra với khối lượng và cường độ ngày
càng nhiều. Kéo theo sự phát triển đó là sự ra đời của các ngành công nghiệp phụ trợ
cho hoạt động thương mại quốc tế: vận tải biển, vận tải hàng không, dịch vụ bảo
hiểm, …Ở Việt Nam ,xét về vận tải nội địa, cơ cấu các loại hình vận tải nhìn chung
vẫn mất cân đối so với cơ cấu vận tải nội địa bình quân của thế giới khi vận tải đường
bộ và đường thủy nội địa chiếm tỷ trọng rất lớn (gần 93% sản lượng vận tải năm
2014). Trong khi đó, do đặc điểm địa hình với đường bờ biển dài và diện tích quốc
gia trải dài từ Bắc xuống Nam, vận đường biển và đường hàng không có cơ hội phát
triển mạnh trong nội địa, nhưng thực tế lại chiếm tỷ trọng rất thấp (chỉ khoảng 6%
sản lượng vận tải năm 2014). Sự mất cân đối này đã làm giảm hiệu quả vận tải hàng
hóa của Việt Nam, khiến sản lượng vận tải không đạt tối ưu và chi phí vận tải bình
quân bị “đội” lên cao (Lâm Trần Tấn Sĩ và Phan Nguyễn Trung Hưng ,2015). Ngoài
ra ngày càng có nhiều các doanh nghiệp mạnh hơn về vốn, về công nghệ, khôn ngoan
hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức quản lý gia nhập vào ngành này, tạo nên sự
cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt. Trong bối cảnh như vậy muốn xây dựng
được hệ thống doanh nghiệp vận tải vững mạnh, kinh doanh hiệu quả, có sức cạnh
tranh thành công trong khu vực và quốc tế thì một trong những điều kiện quan trọng
là phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao tiềm lực tài chính, mở rộng sản
xuất kinh doanh, nắm bắt được cơ hội trên thị trường. Tại các nước phát triển, sự
thành công của những doanh nghiệp hùng mạnh tầm cỡ thế giới luôn gắn bó chặt chẽ
với việc huy động vốn trên TTCK nhằm không ngừng gia tăng tiềm lực tài chính,
quản trị và thương hiệu. Những biến động trên thị trường chứng khoán đều được
phản ánh khá đầy đủ qua biến động giá cổ phiếu.
Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố cơ bản bên
111
1



12
1
2

trong của doanh nghiệp (thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính, tính minh bạch

121
2


22

báo cáo tài chính hay gia tăng tính hữu ích cho thông tin báo cáo tài chính, phòng
chống gian lận báo cáo tài chính và các giải pháp…) như nghiên cứu của Bùi Kim
Yến (2012); Nguyễn Thị Ái Nhiên (2012); Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013); Nguyễn
Thị Khánh Phương (2016);… Ở các nước phát triển, nhiều nghiên cứu đã được thực
hiện để nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố cơ bản bên trong của doanh nghiệp và
giá cổ phiếu sử dụng mô hình định giá khác nhau. Một số tập trung vào thị trường
Mỹ như Collins và cộng sự (1997), và một số nghiên cứu khác xem xét vấn đề này
trên thị trường toàn cầu như Ohson (1995). Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng
thông tin kế toán như lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ
phiếu hay quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
giá thị trường của cổ phiếu.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như thông tin về nền kinh tế vĩ mô
(lãi suất,cung tiền, lạm phát ,biến động giá dầu thế giới ,tăng trưởng kinh tế…) tuy
nhiên khi đi sâu vào sự tác động của các yếu tố đến giá thị trường của cổ phiếu thì
các nghiên cứu lại có kết luận không nhất quán theo phân tích của mô hình được xác
định bởi Al-Tamimi (2007) các yếu tố như lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu; cổ tức trên

mỗi cổ phiếu; giá dầu; tỷ lệ tăng tưởng GDP; tỷ lệ lạm phát; lãi suất; cung tiền ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu tại thị trường tài chính UAE dựa phương pháp bình phương
tối thiểu, mẫu bao gồm 17 công ty dựa trên sự sẵn có của dữ liệu từ năm 1990 đến
năm 2005, Kết quả nghiên cứu cho thấy biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu , tỷ lệ tăng
tưởng GDP; tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến giá cổ phiếu . Còn các biến còn lại không
có ý nghĩa thống kê, đặc biệt biến cổ tức trên mỗi cổ phiếu bị loại khỏi mô hình vì có
hiện tượng đa cộng tuyến với biến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu
đồng ý với các nghiên cứu trước đây của Zhao (1999). Tuy nhiên theo nghiên cứu
khác của Faris Nasif AL- Shubiri (2010) các mẫu nghiên cứu bao gồm các ngân hàng
thương mại 14 của sở giao dịch chứng khoán Amman trong thời gian 2005-2008.
Phân tích hồi qui được tiến hành để tìm hiểu mối quan hệ giữa giá trị thị trường của
cổ phiếu với các yếu tố, kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều NAVPS, DIV (tỷ lệ

2


33

phần trăm cổ tức), tỷ lệ tăng trưởng và mối quan hệ ngược chiều lạm phát nhưng lãi
vay ngân hàng nhưng không đúng trong một số năm ở thị trường chứng khoán

3


44

Jordan. Hay Kandir, S Y (2008) cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất sinh
lợi của chứng khoán và lạm phát bởi vì khi lạm phát gia tăng thì thị trường vốn có xu
hướng chống lại tác động của lạm phát… Từ những kết quả không thống nhất của
các nghiên cứu trên thế giới về sự tác động của các yếu tố đến giá cổ phiếu của doanh

nghiệp, thêm vào đó bối cảnh kinh tế của thế giới và Việt Nam có nhiều khác biệt, vì
vậy kết quả của các nghiên cứu trên thế giới nếu có đạt được sự thống nhất thì cũng
không đảm bảo tính khả thi khi ứng dụng vào thực trạng của Việt Nam.
Và việc nghiên cứu định lượng về những yếu tố tác động tới giá cổ phiếu có sử
dụng mô hình kinh tế lượng ở Việt Nam vào từng ngành cụ thể còn ở mức khiêm tốn.
Vì vậy việc vận dụng mô hình để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng
khoán tại thị trường ngành này là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực và hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp kịp thời có những chính
sách phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình tránh được nguy cơ phá sản, đồng
thời tạo điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế, phát triển thị trường chứng khoán,
ổn định và kiềm chế lạm phát, liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về
không gian địa lý nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại
phát triển và giúp các nhà đầu tư đạt được lợi nhuận mong muốn đồng thời giảm
thiểu được rủi ro khi đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành này. Với
những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của
các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm
luận văn thạc sĩ.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận văn
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu
của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể của luận văn

4


55


Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn ra một số mục tiêu cụ thể như sau:

5


66

Thứ nhất: từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận diện được các yếu tố tác động
đến giá cổ phiếu và đo lường sự tác động của chúng tới giá cổ phiếu của ngành vận tải
niêm yết trên TTCK VN.
Thứ hai: Từ mô hình và kết quả phân tích định lượng để đề xuất các gợi ý đối với việc
hoạch định chính sách của bản thân doanh nghiệp làm tăng giá trị của doanh nghiệp
trên thị trường, đối với nhà đầu tư để giảm thiểu rủi ro khi ra quyết định lựa chọn cổ
phiếu trong ngành này.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu nêu trên luận văn đưa ra câu hỏi nghiên cứu cụ thể
sau:
(1) Các yếu tố nào có thể tác động đến giá cổ phiếu ngành vận tải niêm yết trên
TTCK Việt Nam?
(2) Các yếu tố đó tác động ở mức độ như thế nào đến giá cổ phiếu ngành vận tải
niêm yết trên TTCK Việt Nam ?
1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu

của các doanh nghiệp ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thông qua lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm, các yếu tố tác động đến
giá cổ phiếu sẽ được xem xét và xác định.


Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt nội dung: trong bài luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến

giá cổ phiếu của các doanh nghiệp vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

6


77

Nam với các nội dung cụ thể sau: hệ thống hóa những vấn đề lý luận về các yếu tố tác
động đến giá cổ phiếu; đánh giá,luận giải các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

7


88

trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu; đưa ra giả thuyết nghiên cứu, định hướng
về mô hình lý thuyết; kiểm định giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá cổ
phiếu ngành vận tải và đưa ra những gợi ý, khuyến nghị tới các nhà quản trị doanh
nghiệp và các nhà đầu tư trên TTCK VN.
Phạm vi về mặt thời gian: tác giả sử dụng mẫu dữ liệu được lấy từ các doanh

nghiệp vận tải niêm yết trên trị trường chứng khoán Việt Nam trong 5 năm:
2010,2011, 2012, 2013, và 2014.
Phạm vi về mặt không gian: tác giả nghiên cứu các doanh nghiệp vận tải (có
tổng số 41 doanh nghiệp) niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK thành phố Hồ
Chí Minh. Luận văn áp dụng phương pháp chọn mẫu, tiến hành làm sạch số liệu, loại
bỏ những doanh nghiệp thiếu nhiều dữ liệu cần thiết phục vụ cho nghiên cứu và bên
cạnh đó, luận văn lựa chọn những công ty có niên độ kế toán trùng với năm tài chính
(bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm). Do đó, mẫu nghiên cứu
hợp lệ được lựa chọn là 27 doanh nghiệp vận tải cung cấp đầy đủ số liệu thu thập từ
báo cáo tài chính đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đủ 5
năm liên tiếp từ 2010 đến 2014 (Phụ lục 1)

Sàn giao dịch

SGDCK TP.HCM

SGDCK TP.HN

14

13

Số lượng doanh nghiệp vận
tải niêm yết

1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng số liệu được thu thập từ


nguồn dữ liệu thứ cấp của tổng cục thống kê, dữ liệu về biến động giá cổ phiếu, các
báo cáo tài chính và các nguồn dữ liệu thứ cấp khác, sau đó tiến hành chọn mẫu
nghiên cứu và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, không chỉ sử dụng mô

8


99

hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) mà còn sử dụng mô hình hồi
quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình hồi quy tác động cố định (FEM). Từ đó,

9


×