Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp việt nam singapore tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.43 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG
DỤNG HỆ THỐNG ERP VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
SINGAPORE TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60340301

TP.HỔ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG
DỤNG HỆ THỐNG ERP VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


SINGAPORE TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN

TP.HỔ CHÍ MINH, tháng 02 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ngày
15 tháng 02 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T H
T
1 ọ

C
h

2
3

P
bP
b


4
5

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 18 tháng 02 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

Giới tính:

Nữ Ngày, tháng, năm sinh:


Nơi

sinh: Chuyên ngành: Kế toán
MSHV:
I-Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác
quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh
Bình Dương.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ERP (Enterprise Resources Planning).
- Phân tích những quan điểm ủng hộ và những quan điểm phản đối ERP.
- Nhận diện các yếu tố tác động đến việc áp dụng hệ thống ERP vào công tác
quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh
Bình Dương hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để có thể áp dụng việc áp
dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công
nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương hiện nay.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 18 tháng 10 năm 2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 02 năm 2017
V- Cán bộ hướng dẫn khoa học :
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường cũng như quá trình làm luận
văn, em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích cho công tác hiện tại cũng như
trong tương lai.
Lời đầu tiên, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể giảng viên Khoa Kế
Toán trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM đã hết lòng dìu dắt em trong suốt hai
năm qua. Các thầy cô đã cung cấp cho em những nền tảng lý thuyết và thực hành
vững chắc để em làm hành trang phục vụ cho công việc trong hiện tại và cả tương
lai. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy TS. Vương Đức Hoàng Quân đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia đã cho ý kiến để em xây dựng bảng
câu hỏi và các công ty đã tham gia trả lời bảng câu hỏi để em có thể hoàn thành
Luận văn này. Mong rằng, kết quả của Luận văn sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích để
giúp cho các doanh nghiệp trong việc vận dụng việc ứng dụng hệ thống ERP vào
công tác quản lý của doanh nghiệp trong tương lai
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


3


TÓM TẮT
ERP đã và đang chứng tỏ là một ứng dụng trực quan, hiệu quả, có thể tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất, kinh doanh một cách rất hiệu quả. Vì
ERP có thể được ứng dụng cho tất cả các loại hình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ
không quan trọng doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ, công ty nội địa hay đa quốc gia.
Luận văn gồm 5 chương với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại
khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương, tìm hiểu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp và
đề xuất giải pháp nhằm ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh
nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương. Về
phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng 2 phương pháp chính là phương pháp định
tính và phương pháp định lượng.
Kết quả phân tích từ dữ liệu thông qua phần mềm SPSS chỉ ra rằng mô hình
các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của
doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương
bị phụ thuộc vào 6 yếu tố bao gồm: Sự cam kết hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao,
Trình độ năng lực nhà tư vấn và cung cấp ERP, Nhóm dư án ERP, Đặc điểm của
doanh nghiệp, Nguồn lực CNTT, Đặc điểm của hệ thống ERP. Theo kết quả nghiên
cứu Sự cam kết hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao là quan trọng nhất trong mô hình
hồi quy, thứ tự tiếp theo là Đặc điểm của hệ thống ERP đứng vị trí quan trọng thứ 2,
Nguồn lực CNTT đứng vị trí quan trọng thứ 3, Trình độ năng lực nhà tư vấn và
cung cấp ERP đứng vị trí quan trọng thứ 4, Đặc điểm của doanh nghiệp đứng vị trí
quan trọng thứ 5 và cuối cùng là Nhóm dư án ERP.
Trong Luận văn tác giả có đề nghị những giải pháp, đồng thời cũng đưa ra
một số các kiến nghị dành cho Chính phủ, Quốc Hội, Bộ Tài Chính, các Hiệp hội
nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp
Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương.



4

ABSTRACT
ERP has proved to be an intuitive application, effectively, can create
favorable conditions for the management of manufacturing, trading a very effective
way. Since ERP can be applied to all types of business activities, will not matter
how big or small the business, local companies or multinationals.
Thesis consists of 5 chapters with the aim of studying the factors that affect
the application of ERP system in the management of manufacturing enterprises in
Vietnam Singapore Industrial Park in Binh Duong Province, to learn the factors
affecting to the application of ERP system in the management of the business and
propose solutions for ERP applications in the management of manufacturing
enterprises in Vietnam Singapore industrial park in Binh Duong Province.
Regarding research methodology authors used two main methods are the qualitative
and quantitative methods.
Results from the data analysis through SPSS software models indicate that
factors affecting ERP applications in the management of manufacturing enterprises
in Vietnam Singapore Industrial Park in Binh Duong Province was 6 depends on
factors including: commitment to support of the senior management, qualification
and capability of providing ERP consulting, ERP project team, Characteristics of
enterprise IT resources, Features of the ERP system. According to the study results
support the commitment of senior management is the most important in the
regression model, the next order is characterized by the ERP system ranked 2nd
important, IT resources stand 3rd key positions, qualifications and capabilities
consultants provide critical ERP ranked 4th, Characteristics of business ranks 5th
vital and ultimately the ERP project team.
In the thesis the author has proposed solutions, and also offers some
recommendations for the


Government, Parliament,

Ministry

of

Finance,

professional associations, training institutions and enterprises made in Vietnam
Singapore industrial park in Binh Duong Province.


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. AIS: Hệ thống thông tin kế toán
2. CNTT: Công nghệ thông tin
3. CSDL: Cơ sở dữ liệu
4. DN: Doanh nghiệp
5. ERP: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
6. IS: Hệ thống thông tin
7. IT: Công nghệ thông tin
8. MRP: Hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
9. MRP II: Hệ thống hoạch định sản xuất
10. TP: Thành phố
11. Th.s: Thạc sĩ
12. VN: Việt Nam


6


DANH MỤC CÁC BẢNG
S
T
1B
ản
B
2ản
g
4.
3B
ản

T
R
4
2
4
8
5
2

4B
ản

5
2

5B
ản

6B
ản

5
4

7B
ản

5
5

8B
ản

5
7

9B
ản

5
8

1B
0ản

5
8


1B
1ản

5
9

B
1
2ả
n
1B
3ản

5
5

6
0
6
1


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
S
T
1H
ì


T
R
3
8

n
h
2.
2H
ì

4
0

n
h
3.
3H
ì
n

6
3


8

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 11
1.1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................11

1.1.1

Đặt vấn đề.................................................................................................11

1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................12
1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...........................................14
1.2.1. Mục tiêu đề tài.............................................................................................14
1.2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................14
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................15
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................15
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...............................................16
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................16
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................16
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài........................................................................16
1.6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................17
Kết luận chương 1 .................................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ERP .................................................................... 18
2.1. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................18
2.1.1. Nguồn lực doanh nghiệp .............................................................................18
2.1.2. Tài nguyên doanh nghiệp ............................................................................19
2.1.3. Hoạch định doanh nghiệp ...........................................................................19
2.1.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp ..................................................................20
2.1.5. Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) ..........................................21
2.1.5.1. Khái niệm ERP.........................................................................................21
2.1.5.2. Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP.............................................21
2.1.6. Các chức năng của hệ thống ERP ...............................................................23
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài ..............................................................................26
2.2.1. Khoa học quản lý nguồn lực doanh nghiệp.................................................26
2.2.2. Hoạch định nguồn lực và phát triển doanh nghiệp .....................................27



9

2.2.3. Hệ thống thông tin nguồn lực doanh nghiệp ...............................................29
2.3. Triển khai erp tại việt nam .............................................................................33
2.4. Tổng quan về mô hình khái niệm nghiên cứu trước đây trên Thế Giới và tại
Việt Nam. ..............................................................................................................36
2.4.1. Một số mô hình ứng dụng công nghệ mới trên thế giới..............................36
2.4.2. Một số mô hình nghiên cứu tại Việt Nam...................................................43
2.5. Mô hình xây dựng ..........................................................................................47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 50
3.1. Giới thiệu........................................................................................................50
3.2. Thiết kế nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ................................................50
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................50
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................51
3.3. Xây dựng và điều chỉnh thang đo ..................................................................51
3.4. Phương pháp điều tra mẫu .............................................................................55
Kết luận chương 3 .................................................................................................56
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 57
4.1. Giới thiệu........................................................................................................57
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
...............................................................................................................................57
4.2.1. Đánh giá thang đo .......................................................................................59
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................61
4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (lần 1) .................................................62
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ( Lần cuối) .................................66
4.3. Phân tích hồi quy đa biến ...............................................................................69
4.3.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................................69
4.3.2. Mô hình hối quy tuyến tính bội...................................................................70
4.3.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ..........................................70

4.3.4. Mức độ giải thích của mô hình ...................................................................71
4.3.5. Ma trận tương quan .....................................................................................72


10

4.3.6. Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng
dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công
nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương ....................................................73
Kết
Luận
Chương
...............................................................................................74

4

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VIỆC ỨNG
DỤNG HỆ THỐNG ERP VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SINGAPORE
TỈNH BÌNH DƯƠNG .....................................................................................................
76
5.1. Các giải pháp trong ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh
nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương .....76
5.1.2 Phát triển và sử dụng công nghệ thông tin mới trong việc ứng dụng hệ
thống
ERP
vào
công
..............................................77


tác

5.1.3. Năng lực nhóm
..................................79

án



quản


Nhà




của

doanh

vấn

triển

khai

5.2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp và ngành nghề kinh
..........................81
5.2.

Kiến
.......................................................................................................85
5.2.1.
Đối
với
chính
........................................................................................85

nghiệp
ERP
doanh
Nghị
phủ

5.2.2. Đối với nhà cung cấp...................................................................................87
5.3.
Những
hạn
chế
cứu.......................................................................88

của

nghiên


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU

1.1.1 Đặt vấn đề
ERP đã và đang chứng tỏ là một ứng dụng trực quan, hiệu quả, có thể tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sản xuất, kinh doanh một cách rất hiệu quả. Vì
ERP có thể được ứng dụng cho tất cả các loại hình hoạt động của doanh nghiệp, sẽ
không quan trọng doanh nghiệp đó lớn hay nhỏ, công ty nội địa hay đa quốc gia.
Một trong những lợi điểm ERP là khả năng linh hoạt, tùy chỉnh dễ dàng,
năng suất đáp ứng được mọi yêu cầu từ phía khách hàng là rất cao.Từ ý tưởng ban
đầu cho đến sản phẩm cuối cùng, hệ thông được tích hợp giúp các công tư sản xuất
và bán hàng nhanh hơn. ERP đi kèm với các công cụ trực quan là một trợ giúp rất
lớn trong việc tối đa hóa hiệu quả của hoạt động kinh doanh trên toàn bộ doanh
nghiệp. ERP có được tạo ra và cung cấp các dự báo rõ ràng và đáng tin cậy, đồng
thời cũng có thể tự động hóa các nhà xưởng của công ty. Với ERP, thời gian giao
hàng sẽ được rút ngắn một cách đáng kể và năng suất của công ty sẽ tăng
Để thực hiện một chiến lược kinh doanh mới, doanh nghiệp cần có một tiềm
lực, cơ sở hạ tầng ổn định và mạnh mẽ để có thể xử lý các yêu cầu của một ngành
công nghiệp mà ngày càng kết nối, sử dụng công nghệ tiên tiến. Nếu bạn đang tích
hợp và cập nhất các hoạt động kinh doanh với hệ thống phần mềm tích hợp, bạn sẽ
có thể đối phó với các đối thủ cạnh tranh và phát triển kinh doanh theo một hướng
đi mới. ERP có thể kết nối được với tất cả các phòng ban cho dù các phòng ban này
có đặt ở những vị trí, khu vực hoặc thậm cho là quốc gia khác nhau đi chăng nữa.
Nó cung cấp cho doanh nghiệp những lợi thế để sử dụng công nghệ không dây và
internet, do đó có thể liên lạc với đối tác và khách hàng mọi lúc mọi nơi.
ERP có khả năng chuẩn hóa qui trình kinh doanh và cải thiện đáng kể qui
trình hoạt động của công ty. Nó có khả năng cải thiện việc quản lý các tài nguyên,
nguồn lực của công ty. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp sẽ
được cải thiện đáng kể khi sử dụng giải pháp phần mềm ERP, theo cách này, chi


12


phải của sản phẩm cũng sẽ được giảm xuống khi mối quan hệ này tốt lên. Thêm vào
đó, nhà xưởng sẽ được dự kiến, kế hoạch tốt hơn, số giờ làm thêm sẽ được giảm
xuống.
Hệ thống ERP có thể tích hợp tất cả các chức năng của quản lý kinh doanh
và loại bỏ các thông tin mâu thuẩn nhận được từ một hệ thống tách biệt. Các biểu
đồ, đồ thị, báo cáo dữ liệu quan trọng được tạo ra tự động nhằm đẳm bảo hiệu suất
hoạt động của doanh nghiệp luôn cao.
Sử dụng internet trong kinh doanh có thể đạt được một vài lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp của bạn. Công nghệ không dậy và internet cho phép bạn truy cập
vào các thông tin có giá trị để bán sản phẩm, để quản lý qui trì kinh doanh của
doanh nghiệp và để giao tiếp với các đối tác, khách hàng bất cứ khi nào bạo muốn,
và sẽ là không quan trọng khi bạn ở đâu.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia
tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới
khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh
nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, doanh nghiệp đã có công cụ hữu
hiệu là các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp. Việc áp dụng các phần mềm
này ngày càng trở nên phổ biến và thiết yếu với doanh nghiệp.
ERP (Enterprise Resources Planning) – Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
Đây là phương tiện hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý tất cả các
nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, phương tiện và tư liệu sản xuất...).
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP đã
nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công ty đầu tư thích đáng do những lợi
ích to lớn mà nó mang lại.
Trên thế giới, việc ứng dụng các giải pháp ERP với nội dung chính là đưa ra
giải pháp tổng thể cho tin học hóa tác nghiệp và quản trị trong các tổ chức, doanh



13

nghiệp đã được thực hiện từ lâu. Đây là một công cụ hiệu quả giúp đỡ các nhà lãnh
đạo trong việc quản lý các nguồn lực khác nhau (nhân lực - tài lực - vật lực) và tác
nghiệp, đồng thời giúp các tổ chức, doanh nghiệp hội nhập với một tiêu chuẩn quản
lý quốc tế. Việc triển khai ERP tại Việt Nam mới được chú ý nhiều từ năm 2003.
Theo tạp chí PCWorld (Thế giới Vi Tính. Số 87 tháng 1.2008), các công ty triển
khai sớm các dự án ERP ở Việt Nam có thể kể đến Bảo Minh (triển khai năm 2003),
Thép Miền nam (năm 2003), Vinatex (năm 2003). Trong những năm tiếp theo các
dự án ERP quy mô lớn được triển khai đồng loạt tại các công ty như SaiGon Coop,
Bibica, Savitex, Tổng công ty lương thực Miền nam, Vinamilk. Các doanh nghiệp
nhỏ hơn cũng đã bắt đầu triển khai với các giải pháp phù hợp với quy mô và có
những doanh nghiệp đã tạo những quy trình sản xuất rất hiện đại nhờ ứng dụng
ERP. Tuy nhiên nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn bắt
đầu triển khai các ứng dụng này, hầu hết các dự án đề chỉ tập trung vào các chức
năng tài chính kế toán và một phân hệ hậu cần – kho vận như vật tư, mua hàng và
rất ít khi triển khai phân hệ sản xuất. Có lẽ còn quá sớm để nói đến sự thành công
hay thất bại của các dự án này. Điều có thể khẳng định được, đó là: hành trình ứng
dụng ERP tại Việt Nam đã khởi động và ngày một sôi nổi, nhộn nhịp. Thể hiện ở số
dự ERP các công ty triển khai ngày càng tăng, số nhà cung cấp giải pháp ERP ngày
càng tăng. Những năm trước, thị trường ERP dường như chỉ có Oracle tấn công cả
thị trường doanh nghiệp lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2007 thị trường
ERP Việt Nam thực sự trở nên sôi động, đánh dấu bằng việc tham gia của một loạt
các “đại gia” ERP như: SAP, Tectura, Atos, Soltius...
Vậy đâu là yếu tố tác động đến việc ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp tại
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sản xuất ở Tỉnh Bình Dương nói riêng,
đặc biệt, các doanh nghiệp nhận thức như thế nào về sự tác động (hay vai trò) của
những yếu tố này. Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ thống ERP
vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam

Singapore Tỉnh Bình Dương” là một nghiên cần thiết nhằm tìm ra mối quan hệ tác
động của những yếu tố trong quá trình ứng dụng ERP, giúp cho các doanh nghiệp


14

của Tỉnh Bình Dương có một tầm nhìn tổng quát về mô hình nhằm đưa ra những
giải pháp thích hợp.
1.2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu đề tài


Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận liên quan đến ERP
(Enterprise Resources Planning) và định hướng áp dụng cho các doanh nghiệp sản
xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương.


Mục tiêu cụ thể:

- Nhận diện, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng ERP ở các
doanh nghiệp từ đó hình thành mô hình khái niệm cho việc ứng dụng ERP cho các
doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng ERP tại Việt Nam và đưa ra mô hình đề
nghị phân tích.
- Thu thập số liệu và hình thành mô hình thực tiễn ứng dụng hệ thống ERP
vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam
Singapore Tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mức độ triển khai ứng dụng hệ

thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp
Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ERP (Enterprise Resources Planning).
- Phân tích những quan điểm ủng hộ phát triển ERP.
- Nhận diện các yếu tố tác động đến việc áp dụng hệ thống ERP vào công tác
quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh
Bình Dương hiện nay.


15

- Đề xuất các giải pháp mang tính định hướng để có thể áp dụng việc áp dụng
hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp
Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương hiện nay.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên tác giả sử dụng kết hợp 2 phương pháp định tính và
định lượng.
 Phương pháp định tính
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Tác giả sẽ có cuộc phỏng vấn đối với
những người quản lý, người sử dụng thông tin kế toán, chuyên gia là kế toán, giảng
viên, nhà nghiên cứu kế toán trong và ngoài nước, các kế toán chuyên mảng hệ
thống thông tin kế toán khảo sát tập trung vào ERP (Enterprise Resources
Planning)..
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Sau khi đã có được nguồn dữ liệu từ các
phương pháp so sánh, đối chiếu, khảo sát thực nghiệm, phỏng vấn trực tiếp. Tác giả
lập bảng phân tích, tổng hợp các dữ liệu trên.
 Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả xây dựng bảng câu hỏi rộng rãi cho tất
cả các đối tượng làm việc, nghiên cứu liên quan đến công tác kế toán để đo lường

nhận thức của họ về ERP (Enterprise Resources Planning) và thực hiện việc thống
kê khảo sát vào phần mềm SPSS 20.0 để đưa ra các kết quả thống kê dạng đơn giản.
Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA: Tác giả sử dụng phần mềm
SPSS để tính ma trận các mối liên quan cho tất cả các biến, rút trích các biến, xoay
các biến và cuối cùng quyết định các yếu tố cần giữ lại thực sự có tác động đến việc
xây dựng và triển khai ERP (Enterprise Resources Planning) Tỉnh Bình Dương.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã nêu, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của việc áp dụng
hệ thống ERP tại Tỉnh Bình Dương hiện nay là như thế nào?


16

Câu hỏi nghiên cứu 2: Yếu tố tác động đến việc xây dựng và triển khai hệ
thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp
Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương? Mô hình các yếu tố tác động ảnh hưởng
đến việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất
tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương?
1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng
dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công
nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng hệ thống ERP
vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam
Singapore Tỉnh Bình Dương.
+ Về thời gian: Các số liệu trong Luận văn được tác giả thực hiện khảo sát
trong khoảng thời gian từ tháng 09/2016 đến tháng 02/2017

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận chung ứng dụng hệ thống ERP
vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất, tổng kết các kinh nghiệm về ứng
dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công
nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương, giúp người đọc có cái nhìn tổng
quan về ERP.
Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát thực trạng nhận thức về ứng dụng hệ
thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp
Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương hiện nay, nhu cầu và mong muốn của các
chủ thể trong nền kinh tế trong việc ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý
của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình


17

Dương, tác giả đề ra mô hình các yếu tố tác động đến việc triển khai ứng dụng hệ
thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp
Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương. Đây là một đóng góp quan trọng trong việc
ứng dụng hệ thống ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu
công nghiệp Việt Nam Singapore Tỉnh Bình Dương.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 5 chương :
+ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
+ Chương 2: Cơ sở lý luận về ERP
+ Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
+ Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
+ Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị để triển khai ứng dụng hệ thống
ERP vào công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam
Singapore Tỉnh Bình Dương.
Kết luận chương 1

Chương 1 của Luận Văn đề cập đến tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu, trong
đó bao gồm tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, quy trình
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, khung nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là xây
dựng được mô hình Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng hệ thống ERP vào
công tác quản lý của doanh nghiệp sản xuất tại khu công nghiệp Việt Nam
Singapore Tỉnh Bình Dương bằng việc áp dụng các phương pháp định tính và định
lượng.


18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ERP
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Nguồn lực doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng
buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách
hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp
nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Trước hết ta quan tâm đến toàn bộ các khái niệm cơ
bản về nguồn lực doanh nghiệp. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực: Theo
nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví
dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được
hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho
một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm
nguồn lực được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ,
phạm vi doanh nghiệp hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát
triển kinh tế….
Nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết
cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Các nguồn lực chính của doanh nghiệp:
- Thông tin
- Tài chính
- Nguồn nhân lực
- Thiết bị máy móc
- Tài sản cố định
- Khách hàng, nhà cung cấp
- Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp


19

- Năng lực quản lý của doanh nghiệp
- Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
- Thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của doanh nghiệp
2.1.2. Tài nguyên doanh nghiệp
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải
vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát
triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai
thác ngày càng tăng.
Nhưng làm thế nào để các nguồn lực của doanh nghiệp trở thành các tài
nguyên quý giá? Đó là câu hỏi trăn trở của toàn bộ các nhà quản lý doanh nghiệp.
Đó là phải làm cho mọi bộ phận đều có khả năng khai thác nguồn lực phục vụ cho
công ty . Tiếp theo các lịch trình, các hoạch định khai thác nguồn lực của các bộ
phận phải phối hợp nhịp nhàng .Và phải thiết lập được các quy trình khai thác để
đạt được hiệu quả cao nhất.
2.1.3. Hoạch định doanh nghiệp
Hoạch định trong doanh nghiệp không chỉ là tính toán dự báo các khả năng
sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà

còn là hoạch định trước các nội dung công việc, thiết lập các quy trình, trình tự xử
lý công việc để mọi thành viên trong công ty tuân theo.
Thứ nhất ta xét đến khía cạnh đầu tiên của hoạch định doanh nghiệp đó là
tính toán dự báo các khả năng sẽ phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Đó là các chức năng tính toán dự báo các nhu cầu sẽ phát
sinh, lập kế hoạch sản xuất trong tương lai . Ví dụ tổng nhu cầu nguyên vật liệu, kế
hoạch năng suất, dự kiến tiêu hao về thời gian cho công tác sản xuất. Mặt khác lập
các kế hoạch về mua hàng, bán hàng đồng thời xây dựng các kế hoạch, các dự kiến


20

về chi tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra còn lập các kế hoạch khác cho doanh nghiệp
và cho từng bộ phận.
Thứ hai đó là hoạch định trước các nội dung công việc. Đó có thể là một
trong các nội dung sau: hoạch định chính sách giá bán , các chính sách chiết khấu
của công ty trong bán hàng; hoạch định các kiểu mua hàng để phục vụ tính toán lựa
chọn phương án mua hàng; mô hình sản xuất, mô hình chi phí phục vụ tính chọn
phương án sản xuất; các phương thức thanh toán, các chính sách tín dụng cho khách
hàng dùng cho theo dõi thu, theo dõi trả tiền.
Thứ ba đó là thiết lập các quy trình, trình tự xử lý công việc để mọi thành
viên trong doanh nghiệp tuân theo. Đó là quy trình xử lý nghiệp vụ trong mỗi phòng
ban, phân xưởng của đơn vị, quy trình chuyển chứng từ giữa các bộ phận của công
ty thông qua tác nghiệp chương trình,quy trình chỉnh lý sửa đổi số liệu khi phát hiện
có sai sót của nhân viên trong quá trình tác nghiệp.
2.1.4. Hệ thống quản trị doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh được vận hành
một cách trơn tru nhất thì cần một bộ máy quản trị doanh nghiệp giàu năng lực. Nhu
cầu thông tin của hệ thống quản trị này rất lớn đòi hỏi có tính chính xác, nhanh nhạy
và tổng hợp cao. Do đó các giải pháp ERP luôn phải đáp ứng tối đa các nhu cầu đó

và định hướng thông tin cho các nhà quản trị. Các nhà quản trị trong doanh nghiệp
tuỳ theo mức độ và quyền hạn sẽ xử lý các thông tin để đảm bảo hoạt động của
doanh nghiệp. Hệ thống quản trị doanh nghiệp có tính đa dạng và đặc thù rất lớn tuỳ
theo mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khảo sát và
nắm bắt rõ hệ thống quản trị doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho hệ thống giải pháp ERP
của doanh nghiệp triển khai thành công.


×