Tải bản đầy đủ (.doc) (161 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại trường đại học công nghiệp thực phẩm TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TẠ THỊ HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành : 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm
2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

TẠ THỊ HÀ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành : 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ
HẠNH
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm
2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phan Mỹ
Hạnh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ
ký)

Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 23 tháng 04 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc
sĩ)

T
T1
2
3
4

5

P
G
T
S.
T
S.
P
G
T
S.

C
h
P
bP
b

v

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận
văn

PGS.TS. Võ Văn Nhị


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 25 tháng 05 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Tạ Thị Hà

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 10/08/1985

Nơi sinh: Thái Bình

Chuyên ngành: Kế Toán

MSHV: 1541850008

I- Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tổ
chức kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
Nghiên cứu lý luận, đo lường, đưa ra giả thiết và xây dựng mô hình các yếu tố
ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.

Thu thập và đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán tại trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM năm 2016. Từ đó rút ra kết quả những yếu tố nào
ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác tổ chức kế toán tại trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm Tp.HCM.
Đề xuất một số kiến nghị xây dựng công tác tổ chức kế toán tại trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế
toán tại Trường.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 26/09/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/03/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ . Phan Mỹ Hạnh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
TS. Phan Mỹ Hạnh

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác
tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hô trợ của người hướng dẫn khoa học. Các số
liệu trong báo cáo luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Tp.HCM. Kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được trình bày hay
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về sự cam đoan này.
Học viên thực hiện luận văn


Tạ Thị Hà


ii

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn “ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công
tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM”.
Trong suốt thời gian làm luận văn với sự nô lực của bản thân và sự giúp đơ nhiệt
tình từ cán bộ hướng dẫn, Quý Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong
gia đình tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kế toán.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô và
CBCNV Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập, giúp tôi có được những kiến thức để ứng dụng trong công việc và
hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin cám ơn TS. Phan Mỹ Hạnh, Cán bộ
hướng dẫn khoa học của luận văn này. Cô đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, động
viên giúp đơ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo đơn vị, các anh chị phụ trách kế
toán, đồng nghiệp trong cơ quan, bạn bè người thân đã tạo điều kiện giúp đơ tôi,
luôn bên cạnh động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc du có rất nhiều cố gắng học hỏi và nghiên cứu nhưng do thời gian và
khả năng còn hạn chế nên luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất
mong sự thông cảm và nhận sự quan tâm, giúp đơ, đóng góp của Quý Thầy Cô và
các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!
Học viên thực hiện luận văn

Tạ Thị Hà



3

TÓM TẮT
Đề tài trình bày tổng quát lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức
công tác kế toán, trong đó nêu ra một số nội dung lý thuyết cho đề tài như đặc điểm
hoạt động của các đơn vị giáo dục công lập, đặc điểm về hoạt động của trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM;... Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến tổ
chức công tác kế toán như: Khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc của việc tổ chức công
tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung của tổ chức công tác kế toán
trong đơn vị giáo dục công lập. Tác giả cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong
chương 3, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên
cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 yếu tố ảnh hưởng đến tổ
chức công tác kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM. Môi
một yếu tố có mức độ tác động đến tổ chức công tác kế toán khác nhau và được sắp
xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: đặc điểm hoạt động giáo dục, đội ngũ
nhân viên kế toán, tổ chức ứng dụng tin học, tổ chức kiểm tra kế toán và chế độ kế
toán.
Tác giả đề xuất nhóm giải pháp theo 5 yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công
tác kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM . Đồng thời để
thuận lợi cho tổ chức và thực hiện công tác kế toán, tác giả cũng đề xuất một số
kiến nghị nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị.


4

ABSTRACT
Thread overall presentation of the theory of factors affecting the organization
of accountants, which raised a number of theoretical issues to topics such as

operational characteristics of the public educational units, operating characteristics
of university food industry HCMC; ... presented theoretical basis related to the
organization of accountants as: concept, meaning and principles of the organization
of units of accounting in the public service, the content of the organization of
accountants in public education units. The author has identified the factors affecting
the organization of accountancy at the University of the food industry in Ho Chi
Minh City through qualitative research methods and quantification is done in
Chapter 3, the authors have shown that the model and the scale used in the study
was significant.
Results of the study stated: there are 5 factors that affect the organization of
accountancy at the University of the food industry in Ho Chi Minh City. Each one
factor affecting the level of organization of accounting work differently and are
arranged in order from high to low as follows: characteristics of educational
activities, accounting staff, organization applications informatics, accounting
inspection organization and accounting system.
The authors propose solutions in 5 factors affecting the organization of
accountancy at the University of the food industry. At the same time to facilitate the
organization and implementation of accounting work, the author also proposes a
number of recommendations in order to create more favorable for the completion of
the accounting work in the university.


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHƯ VIẾT TẮT..................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................x

DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
6. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................4
7. Kết cấu của đề tài nghiêm cứu.............................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG
................................6

QUAN

CÁC

NGHIÊN

CỨU

TRƯỚC

1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................................6
1.2. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................7
1.3. Các nhận xét....................................................................................................12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................14
2.1. Một số vấn đề về đơn vị hành chính sự nghiệp ..............................................14
2.1.1. Khái niệm .................................................................................................14

2.1.1.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp ............................................14
2.1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ................................................14
2.1.2. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập đối với nền kinh tế và xã hội.......15
2.1.3. Phân loại ...................................................................................................15


6

2.1.3.1. Căn cứ nguồn thu sự nghiệp ..............................................................15
2.1.3.2. Căn cứ vào lĩnh vực sự nghiệp...........................................................17
2.1.3.3. Căn cứ vào cấp ngân sách ..................................................................17
2.1.3.4. Căn cứ vào cấp dự toán ......................................................................18
2.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập ...........18
2.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán .............................................................19
2.2.1.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán...................................................19
2.2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ...................................22
2.2.1.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán ..................................................24
2.2.1.4. Tổ chức lập và nộp báo cáo tài chính ................................................27
2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán ...........................................................................31
2.2.3. Tổ chức trang bị các điều kiện kỹ thuật vật chất......................................34
2.2.4. Tổ chức kiểm tra kế toán ..........................................................................36
2.3. Các yếu tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp
công lập ..................................................................................................................37
2.3.1. Đặc điểm hoạt động giáo dục ...................................................................37
2.3.2. Chế độ kế toán ..........................................................................................39
2.3.3. Đội ngũ nhân viên kế toán........................................................................41
2.3.4. Tổ chức ứng dụng tin học.........................................................................42
2.3.5. Tổ chức kiểm tra kế toán ..........................................................................43
2.4. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................46

CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................47
3.1.Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................................47
3.2.Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................49
3.3Mẫu nghiên cứu ................................................................................................49
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................49
3.3.2. Kích cơ mẫu khảo sát ...............................................................................49
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................50


vii

3.4.1. Công cụ thu thập dữ liệu ..........................................................................50
3.4.2. Phân tích và xử lý dữ liệu.........................................................................50
3.5. Xây dựng thang đo..........................................................................................50
3.6. Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định.......................................................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................56
4.1. Thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Tp.HCM .......................................................................................................56
4.1.1.Giới thiệu về Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM ...........56
4.2. Kết quả chạy mô hình .....................................................................................77
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's alpha: ....................78
4.2.1.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đặc
điểm hoạt động giáo dục” ...............................................................................78
4.2.1.2. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Chế độ
kế toán” ...........................................................................................................79
4.2.1.3. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Đội
ngũ nhân viên kế toán” ...................................................................................79
4.2.1.4. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Tổ
chức ứng dụng tin học” ...................................................................................80

4.2.1.5. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Tổ
chức kiểm tra kế toán” ....................................................................................81
4.2.1.6.Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến “Công
tác tổ chức kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM” ..82
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................83
4.2.2.1. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập ........................................83
4.2.2.2. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc “Công tác tổ chức kế
toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM”........................86
4.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................87
4.4. Kiểm định các giả thiết cần thiết trong mô hình phân tích hồi quy................90


8

4.4.1. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ...........................90
4.4.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................91
4.4.3. Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư ............................................91
4.4.4. Kiểm định về tính độc lập của phần dư....................................................91
4.5. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ....................................................92
4.5.1.

Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi ..........93

4.5.2.

Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn..............................93

4.6. Bàn luận ..........................................................................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................97
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................98

5.1. Kết luận ...........................................................................................................98
5.2. Kiến nghị.........................................................................................................99
5.2.1. Kiến nghị đối với yếu tố đặc điểm hoạt động giáo dục............................99
5.2.2. Kiến nghị đối với yếu tố đội ngũ nhân viên kế toán ..............................100
5.2.3. Kiến nghị đối với yếu tố tổ chức ứng dụng tin học ................................101
5.2.4. Kiến nghị đối với yếu tố tổ chức kiểm tra kế toán .................................102
5.2.5. Kiến nghị đối với yếu tố chế độ kế toán.................................................103
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng .......................................104
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5......................................................................................105
KẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
PHỤ LỤC .............................................................................................................


9

DANH MỤC CÁC CHƯ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Diễn giải

TT-BTC

Thông tư - Bộ tài chính

BCTC

Báo cáo tài chính

BGD&ĐT


Bộ giáo dục và đào tạo

DN

Doanh nghiệp

CNTT

Công nghệ thông tin

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

NĐ-CP

Nhị định – chính phủ

NSNN

Ngân sách Nhà nước

KBNN

Kho bạc Nhà nước



Quyết định


ĐC&KSVN

Địa chất và khoáng sản Việt Nam

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

TKKT

Tài khoản kế toán

KTTC

Kế toán tài chính

KTQT

Kế toán quản trị

CMKT


Chuẩn mực kế toán

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

TSCĐ

Tài sản cố định

GDĐH

Giáo dục đại học

ĐVSN GDĐH

Đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học

NNL

Nguồn nhân lực

CB.GV.NV

Cán bộ. Giáo viên. Nhân viên

HSSV

Học sinh sinh viên


UBND

Ủy ban nhân dân


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh mục một số mẫu chứng từ kế toán đang được áp dụng tại các đơn vị
SNCL.........................................................................................................................20
Bảng 3.1: Thang đo chính thức của nghiên cứu........................................................51
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức vận dụng chứng từ kế toán .............62
Bảng 4.2: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
...................................................................................................................................65
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán.............68
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức lập và nộp báo cáo ..........................70
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bộ máy kế toán................................72
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức trang bị các điều kiện kỹ thuật vật
chất ............................................................................................................................74
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán ..............................76
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đặc điểm hoạt động giáo dục” ..........78
Bảng 4.9: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Chế độ kế toán” .................................79
Bảng 4.10: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Đội ngũ nhân viên kế toán” .............80
Bảng 4.11: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tổ chức ứng dụng tin học” ..............80
Bảng 4.12. Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Tổ chức kiểm tra kế toán” ...............81
Bảng 4.13: Kết quả độ tin cậy thang đo biến “Công tác tổ chức kế toán tại trường
Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM” ............................................................82
Bảng 4.14: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần.................................84
Bảng 4.15: Bảng phương sai trích.............................................................................84

Bảng 4.16. Ma trận xoay ...........................................................................................85
Bảng 4.17: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần.................................86
Bảng 4.18: Phương sai trích ......................................................................................87
Bảng 4.19: Kiểm tra độ phu hợp của mô hình ..........................................................88
Bảng 4.20: Bảng phân tích ANOVA ........................................................................88
Bảng 4.21: Bảng kết quả hồi quy ..............................................................................89


11

Bảng 4.22: Kết quả chạy Durbin-Watson .................................................................92
Bảng 5.1: Sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các yếu tố .......................99


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................45
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................48
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy .....................93
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa.............................................94
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .........................................94


xiii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường........................................................61



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đào tạo là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm hô trợ
nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Trong những năm gần đây, nhiều tổ
chức giáo dục quốc tế liên kết đào tạo tại Việt Nam cung sự ra đời của nhiều trường
đại học khiến cho các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề gặp rất nhiều khó khăn
trong vấn đề tuyển sinh. Thêm vào đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 hướng dẫn các trường cần thực hiện tự chủ về tài
chính. Nhà nước đã chủ trương giáo dục đại học phải “Thực hiện liên kết chặt chẽ
giữa các doanh nghiệp, cơ sở lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển
nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội” (Chính phủ 2012). Hoạt động đào tạo của các
Trường đại học ngày càng chịu tác động rất lớn của thị trường. Chính phủ đã ban
hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015, về quy định cơ chế tự chủ đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, các Trường đại học, cao đẳng phải tìm cho
mình một hướng đi hợp lý. Để tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi các trường phải
tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, phu hợp với cơ chế đổi mới, quy mô
hoạt động của trường. Xác định được vai trò và tầm quan trọng trong chiến lược
phát triển, các trường cần chủ động nâng cao tổ chức công tác kế toán tại đơn vị
mình. Kế toán là công cụ quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý của doanh
nghiệp cần phải được đổi mới một cách toàn diện nhằm cung cấp thông tin về hoạt
động sản xuất kinh doanh phục vụ quá trình điều hành hoạt động cho nhà quản lý.
Ngoài ra việc tổ chức bộ máy kế toán có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của
công tác kế toán mà là nhân tố quan trọng thực hiện tốt việc quản lý kinh phí, thực
hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị hoạt động hiệu
quả.
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM thực hiện chủ trương đổi
mới và nâng cao hoạt động, trường đã chủ động cơ cấu lại bộ máy tổ chức, tăng



2

cường công tác quản lý trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại đơn vị mình. Từ một đơn vị được cấp kinh phí trở thành đơn vị tự chủ, việc
quản lý tài chính cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi Trường cần quan tâm, giám
sát chặt chẽ đến công tác tài chính - kế toán tại đơn vị mình. Để có thể quản lý tốt
được công tác kế toán, bộ phận kế toán của trường không chỉ thực hiện các nghiệp
vụ thu – chi, mà còn phải phân tích, dự báo được tình hình để có thể tư vấn cho
Lãnh đạo nhà trường đưa ra những quyết định hợp lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Tp.HCM mặc du đang từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn
nhiều bất cập, còn bị động khi chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính mới. Thông tin
kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, chưa có tác dụng
thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính cũng như tình hình tiếp nhận và sử
dụng kinh phí được cấp của đơn vị. Với yêu cầu vừa phát triển quy mô, vừa đảm
bảo nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời phải huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực tài chính từ Ngân sách cấp cũng như các khoản thu sự nghiệp, điều
này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị phải khoa học và phu hợp.
Để phát triển ngành nghề nâng cao hiệu quả quản lý cho các đơn vị giáo dục
thì tổ chức công tác kế toán là khâu quan trọng trong tổ chức điều hành và quản lý
của đơn vị. Tổ chức công tác kế toán khoa học, hợp lý, hiệu quả, phu hợp với quy
mô của đơn vị, lĩnh vực đào tạo, đặc điểm tổ chức hoạt động của đơn vị giúp đáp
ứng yêu cầu thông tin kịp thời, chính xác, đáng tin cậy, hữu ích hô trợ cho các quyết
định của nhà quản lý, là thông tin không thể thiếu được giúp phát triển đơn vị giáo
dục về mọi mặt.
Nhận thức được tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong điều kiện
đổi mới thực hiện cơ chế tự chủ. Do vậy hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các
trường Đại học Công lập nói chung và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm

Tp.HCM nói riêng là rất cần thiết nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố
ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Tp.HCM” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác tổ
chức kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
+ Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng mô hình nghiên cứu công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
Do lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến công tác tổ chức kế toán
tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
Đánh giá, phân tích thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi luận văn nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Tp.HCM?
Thực trạng công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm Tp.HCM?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tổ chức kế toán tại Trường
Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM?
Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại học Công

nghiệp Thực phẩm Tp.HCM?
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm định tính và định
lượng để phu hợp với đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau:
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân loại hệ thống hóa, thống kê mô tả, thu
thập dữ liệu thông tin thứ cấp về cơ bản là các chế độ tài chính, những quy định về


4

công tác kế toán tại Trường, chứng từ sổ sách, báo cáo tài chính của Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM . Để mô tả phân tích thực trạng công tác tổ
chức kế toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM, kết hợp với
thảo luận tay đôi, phỏng vấn trực tiếp, khám phá các ý tưởng, giải thích sự tương
quan có ý nghĩa từ các thang đo, từ kết quả này tác giả xây dựng bảng câu hỏi hoàn
chỉnh cho nghiên cứu chính thức sao cho phu hợp với ý nghĩa thang đo và đối tượng
lấy mẫu.
Kỹ thuật nghiên cứu định lượng trong luận văn: thu thập dữ liệu sơ cấp, hình
thức phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu được thiết kế với dữ liệu thu
thập thông qua bảng câu hỏi chính thức và được phân tích thông qua phần mềm
SPSS 20.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
Về thời gian: Tình hình hoạt động và công tác tổ chức kế toán tại Trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM năm 2016.
6. Đóng góp mới của đề tài
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và hệ
thống hóa các vấn đề lý luận về công tác tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp.
Trong đó cần chú ý đến công tác tổ chức kế toán phải phu hợp với cơ chế tự chủ tài
chính trong các đơn vị sự nghiệp.

Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế
toán tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM. Trên cơ sở đó, đánh giá
và xem xét các nguyên nhân chủ quan và khách quan của những kết quả và tồn tại.
Luận văn trình bày định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn
thiện công tác tổ chức kế toán tại Trường trong thời gian tới.
7. Kết cấu của đề tài nghiêm cứu
Luận văn được trình bày qua 5 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.


5

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về các
khía cạnh khác nhau về công tác tổ chức kế toán. Chương này, sẽ thực hiện việc hệ
thống hóa, phân tích, đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến đề tài
nghiên cứu. Qua đó xác định khe hổng nghiên cứu và đưa ra các định hướng nghiên
cứu.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Riêng trong lĩnh vực công, các tác giả Bruce R.Neumann, James D.Suver,
William N.Zelman (1989) đã tái bản nhiều lần nghiên cứu về “Quản lý tài chính Khái niệm và áp dụng vào cơ sở y tế” (Financial Management, Concepts and
Applications for Health Care Providers). Nội dung chính của công trình này là môi

trường y tế và chức năng của quản lý tài chính; kế toán tài chính - ngôn ngữ của quản
lý tài chính; phân tích báo cáo tài chính; quản lý vốn, tài sản, công nợ trong các đơn
vị; các nội dung về kế toán quản trị như chi phí hành vi, lập dự toán, phân bổ chi phí,
định giá, ra quyết định đầu tư,…
Tác giả Louis C.Gapenski (2004) với cuốn “Tài chính y tế - Giới thiệu về kế
toán và quản lý tài chính” (Healthcare Finance - An introduction of Accounting
and Financial Management). Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích môi trường tài
chính của ngành y tế ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán như thế nào, đồng thời
hướng dẫn về tổ chức công tác kế toán trên cả hai nội dung kế toán tài chính và kế
toán quản
trị.
Các tác giả Earl R.Wilson, Leo E.Hay, Susan C.Kattelus (2000) đã cung
tham gia viết cuốn sách nổi tiếng với tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ chức
phi lợi nhuận”(Accounting for Governmental and Nonpofit Entities). Đây có thể coi
là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnh khác nhau hoạt động
của các đơn vị HCSN nói chung. Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm
các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận, hướng dẫn cách thức ghi nhận các sự
kiện, cách thức lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích
đặc thu hoạt động của một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thu như tổ chức kế toán trong


7

các trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang,…qua đó cho thấy sự tác
động của đặc điểm hoạt động đặc thu đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị.
Nghiên cứu của Colpan A. M. and Hikino T. (2010), "Foundations of
Business Groups: Towards an Integrated Framework" in The Oxford Handbook of
Business Groups, Colpan et al. (eds.). Oxford University Press, tạm dịch là "Cơ sở
của Tập đoàn kinh tế: Hướng tới một cơ cấu thống nhất".Trong đề tài này, tác giả
đã nghiên cứu cơ sở hình thành các tập đoàn kinh tế, đồng thời đề xuất một số kiến

nghị để hoàn thiện công tác quản lý trong các tập đoàn trong đó có đề xuất về công
tác tổ chức kế toán và các quy định về kế toán đối với loại hình tập đoàn này.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nhận thức được vai trò của công tác tổ chức kế toán trong thời gian qua học
phần “Công tác tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp” đã được đưa vào giảng
dạy là học phần bắt buộc nằm trong khối kiến thức chuyên ngành của chương trình
đào tạo ngành kế toán. Trong những năm qua hàng loạt các giáo trình “Công tác tổ
chức kế toán” được xuất bản đưa vào giảng dạy tại các trường là tài liệu học tập,
tham khảo vô cung quý báu cho sinh viên và những người làm công tác kế toán
như: Giáo trình Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp chủ biên PGS, TS
Lưu Đức Tuyên, PGS, TS Ngô Thị Thu Hồng, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội
2014; Giáo trình Tổ chức công tác kế toán chủ biên PGS, TS Đoàn Xuân Tiên, Nhà
xuất bản lao động xã hội, Hà Nội 2010, Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán chủ
biên TS. Trần Thị Cẩm Thanh (2014) Trường đại học Quy Nhơn,...
Tác giả xin đưa ra một số nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài nghiên
cứu của mình như sau:
- Ma Thị Hường (2015), “Tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Tổng cục Đại chất và Khoáng sản Việt Nam”, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn nói về: Tổ chức hạch toán kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Tác giả đã đánh giá các ưu điểm, hạn chế về tổ
chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục ĐC&KSVN hiện
nay và nguyên nhân của các hạn chế trên từ hai góc độ khác nhau: Khuôn khổ pháp


8

luật và thực tế triển khai thực hiện theo từng nội dung tổ chức hạch toán kế toán tại
các đơn vị này.
Luận án khẳng định tính tất yếu khách quan của việc cần tiếp tục đổi mới cơ
chế tự chủ tài chính trong khu vực công, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập

cho phu hợp với thông lệ chung của các nước. Theo đó Việt Nam cần triển khai
nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán áp dụng cho khu vực công theo lộ trình
phu hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện của Việt Nam để làm cơ sở
pháp lý cho việc tổ chức hạch toán kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong
đó có các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục ĐC&KSVN.
Luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục ĐC & KSVN trên hai góc độ: Khuôn khổ
pháp luật về kế toán cho phu hợp với đặc thu hoạt động, cơ chế tự chủ theo yêu cầu
mới và tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng
cục ĐC & KSVN.
Đề xuất nghiên cứu, xây dựng để ban hành hệ thống Chuẩn mực kế toán áp
dụng cho lĩnh vực công; sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp cho
phu hợp với yêu cầu đổi mới theo cơ chế tự chủ, làm cơ sở pháp lý cho việc hoàn
thiện tổ chức hạch toán.
- Luận án tiến sỹ kinh tế đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa”. Tác giả Trần Thị Nam Thanh, Đại học kinh
tế quốc dân năm 2004. Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Đông;
GS,TS. Nguyễn Quang Quynh.
Luận án đã khái quát hóa về các mặt lý luận về tổ chức hạch toán kế toán trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế thị trường đó là: Thực trạng phát
triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong đó tác giả chỉ rõ vai trò và
những đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Luận án cũng phân tích và chỉ rõ những thách thức mà các doanh nghiệp nhỏ và
vừa của Việt Nam đang phải đương đầu (Các thách thức từ trong nước: giá đầu vào
cao, chi phí trung gian cao, máy móc thiết bị cũ lạc hậu, kinh nghiệm về kinh


×