Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------

QUÁCH MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN THÀNH
QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-------------------

QUÁCH MINH NGỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐẾN THÀNH
QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN


Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM VĂN DƯỢC
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ PHẠM VĂN DƯỢC

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 26 tháng 03 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T
T
1P
G
2T
S.
3P
G
4P
G
5T
S.

C
h
Phả
n

Phả
n

y
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã

được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------

------------------------------

TP.HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: QUÁCH MINH NGỌC

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 16/03/1987


Nơi sinh: Tp.HCM

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1341850035

I-Tên đề tài:
Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả
hoạt động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
II-Nhiệm vụ và nội dung:
Dựa vào sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin
của hệ thống thông tin kế toán để đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống đến thành
quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM.
III-Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/12/2015
V-Cán bộ hướng dẫn: Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Văn Dược
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS. TS. PHẠM VĂN DƯỢC

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sĩ kinh tế “Đánh giá mức độ phù hợp

của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM” là công trình nghiên cứu của tôi.
Những thông tin sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu
tham khảo. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của Luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
Học viên thực hiện Luận văn

Quách Minh Ngọc


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu viết luận văn, tôi luôn nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên từ các Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
Thầy PGS. TS Phạm Văn Dược, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn,
hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận Văn.
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ tấm lòng tri ân đến Quý Thầy Cô tham gia giảng
dạy lớp cao học kế toán đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý
giá.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Quý Thầy Cô khoa Kế toán – Kiểm
toán trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM nơi tôi đang công tác đã động viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và hoàn thành Luận văn này.
Cùng với sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, bạn bè cũng như gia đình đã cho tôi có đủ
sức khỏe và nghị lực, thời gian, không gian để tập trung cho quá trình hoàn thành

Luận văn.
Ngoài ra xin cảm ơn Quý doanh nghiệp đã dành thời gian chia sẻ kinh
nghiệm thực tế, cung cấp số liệu và trả lời phiếu khảo sát để tôi hoàn thành đề tài
này.
Một lần nữa tôi xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công và hạnh phúc đến Quý
Thầy Cô, Quý Doanh Nghiệp, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã đồng hành cùng
tôi
để hoàn thiện Luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
Học viên thực hiện Luận văn

Quách Minh Ngọc


3

TÓM TẮT
Khái niệm sự hài hòa hay phù hợp giữa yêu cầu hệ thống thông tin kế toán
và khả năng đáp ứng của hệ thống thông tin kế toán đã được thảo luận trong nhiều
năm và sự phù hợp thực sự quan trọng trong việc gia tăng thành quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Nghiên cứu này giúp đánh giá sự phù hợp giữa các yêu cầu đối với thông tin
kế toán và khả năng của các hệ thống kế toán trong việc tạo ra thông tin đó, và sự
phù hợp này có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
trong bối cảnh cụ thể các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Sử dụng một bảng câu hỏi khảo sát, dữ liệu thu thập từ 224 công ty theo 19
đặc điểm của thông tin kế toán về cả yêu cầu đặt ra và khả năng đáp ứng của hệ
thống thông tin kế toán tại đơn vị. Dữ liệu cũng được thu thập theo hiệu quả doanh
nghiệp. Phương pháp phân tích cụm được sử dụng để tìm ra ba nhóm công ty bao
gồm: nhóm có sự phù hợp cao, nhóm không phù hợp và nhóm phù hợp trung bình.

Kết quả chỉ ra rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự phù hợp của hệ thống thông
tin cao đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp có sự
phù hợp của hệ thống thông tin thấp.
Tóm lại, nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết hữu ích cho các giám
đốc điều hành, các nhà quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc lập kế
hoạch triển khai thực hiện hệ thống thông tin kế toán.


4

ABSTRACT
The concept of alignment or fit between accounting information system
requirement and accounting information system capacity has been discussed for
many years, and fit is deemed crucial in increasing firm performance.
This study helps to fill this gap by exploring the fit of accounting
information system requirement and the capacity of accounting systems to
generate the information, and this fit affect the business performance, the specific
context of small and medium enteprises in Ho Chi Minh City.
Using a questionnaire, data from 224 firms was collected on nineteen
accounting information characteristics for both requirements and capacity. Cluster
analysis was used to find three sets of group which could be considered more fit
group and less fit and averge fit group. The results indicated that the group small
and medium enteprises has a higher accounting information system fit was better
business performance than the group of small and medium enteprises with lower
AIS fit.
In summary, this study has provided useful insights for the executives,
managers of small and medium enteprises in planning their accounting information
system.



5

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Đóng góp mới của luận văn...............................................................................5
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................7
1.1 Các nghiên cứu công bố trên thế giới.............................................................7
1.2 Các nghiên cứu công bố tại Việt Nam..........................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................15
2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.....................................15
2.2 Hệ thống thông tin kế toán ............................................................................18
2.2.1 Định nghĩa hệ thống thông tin kế toán ..................................................18
2.2.2 Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán ...................................18
2.2.3 Chức năng của hệ thống thông tin kế toán ...........................................19
2.2.4 Phân loại hệ thống thông tin kế toán .....................................................20
2.2.4.1 Phân loại theo phương thức xử lý....................................................20

2.2.4.2 Phân loại theo mục tiêu cung cấp thông tin ....................................21
2.2.5 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong chuỗi giá trị của doanh
nghiệp.................................................................................................................22


2.2.6 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán .......................................................22
2.2.6.1 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán ..................................22
2.2.6.2 Quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán .................................23
2.2.6.3 Tổ chức nhân sự ...............................................................................25
2.3 Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán.................................................26
2.3.1 Chất lượng thông tin trong hệ thống thông tin kế toán .......................26
2.3.2 Chất lượng thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán .........27
2.3.2.1 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa kỳ (FASB)
........................................................................................................................28
2.3.2.2 Quan điểm hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB: ..............29
2.3.2.3 Quan điểm hội tụ IASB - FASB:......................................................30
2.3.2.4 Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam: ...............................31
2.3.2.5 Theo tiêu chuẩn của CobiT ..............................................................32
2.3.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán
............................................................................................................................34
2.3.4 Sự phù hợp giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống
thông tin kế toán ...............................................................................................35
2.4 Hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán .....................................................37
2.5 Lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu ..............................................................37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................40
3.1 Khung nghiên cứu..........................................................................................40
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................41
3.3 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................41
3.3.1 Mô hình nghiên cứu ban đầu..................................................................41
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia......................................................41

3.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................42
3.3.4 Xác định,mã hóa, giải thích biến quan sát của các nhân tố.................43
3.3.4.1 Nhân tố nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin kế toán:.43
3.3.4.2 Nhân tố khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông
tin kế toán
......................................................................................................45
3.3.4.3 Thang đo sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán: ...................49
3.3.4.4 Nhân tố thành quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp........50
3.4 Nghiên cứu chính thức...................................................................................51


vii

3.4.1 Nghiên cứu định tính ...............................................................................51
3.4.2 Nghiên cứu định lượng............................................................................52
3.4.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................52
3.4.2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................55
4.1 Thống kê mô tả kết quả nghiên cứu .............................................................55
4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................55
4.1.1.1 Kết quả khảo sát về thời gian hoạt động của doanh nghiệp ...........56
4.1.1.2 Kết quả khảo sát về số lượng nhân viên trong doanh nghiệp.........56
4.1.1.3 Kết quả khảo sát về thời gian doanh nghiệp sử dụng máy tính......57
4.1.2 Mô tả các biến nghiên cứu ......................................................................58
4.1.2.1 Các nhân tố thuộc về nhu cầu thông tin kế toán của người dùng
đối với hệ thống thông tin kế toán ................................................................58
4.1.2.2 Các nhân tố thuộc về khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống
thông tin kế toán:
..........................................................................................59
4.1.2.3 Các nhân tố thuộc về thành quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp: ...........................................................................................................6
1
4.1.2.4 Mối tương quan giữa nhu cầu với khả năng đáp ứng nhu cầu của
hệ thống thông tin kế toán
............................................................................62
4.1.3 Kiểm tra mức độ phù hợp của các biến nghiên cứu.............................66
4.1.3.1 Các nhân tố thuộc về nhu cầu thông tin kế toán của người dùng
đối với hệ thống thông tin kế toán ................................................................67
4.1.3.2 Các nhân tố thuộc về khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống
thông tin kế toán............................................................................................67
4.1.3.3 Các nhân tố thuộc về thành quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp ............................................................................................................68
4.2 Sự phù hợp giữa yêu cầu và khả năng đáp ứng của hệ thống thông tin kế
toán ........................................................................................................................68
4.2.1 Đo lường mức độ phù hợp ......................................................................68
4.2.2 Phân tích cụm ..........................................................................................69
4.3 Mối quan hệ giữa sự phù hợp hệ thống thông tin kế toán với thành quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...........................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GỢI Ý GIẢI PHÁP VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO
.............................................................................................................76
5.1. Kết luận..........................................................................................................76


8

5.2 Gợi ý giải pháp ...............................................................................................77
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai .........................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục viết tắt tiếng Việt
Vi
ết
D
N
T
p.

N
ội
D
oa
T

2. Danh mục viết tắt tiếng Anh

C
h

A A
IS cc
F Fi
A na
S nc
I In

A te
S rn
C C
O o
B R:
nt
S
ơ R
đ es
ồ p
R o

H

H
ội
đồ
H
ội
đồ
Ki

m
N
g
ư
ời




1
0

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1: Bảng phân loại DNNVV theo VCCI tại Việt Nam ............................... 15
Bảng 2.2: Bảng phân loại DNNVV theo nghị định 56/2009/NĐ-CP .................... 17
Bảng 2.3: Bảng mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng thông tin và nhu cầu về thông
tin của tổ chức ........................................................................................................ 36
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp biến quan sát đo lường nhu cầu thông tin của người sử
dụng hệ thống thông tin kế toán
...................................................................................... 43
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp biến quan sát đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu thông
tin của hệ thống thông tin kế toán ...............................................................................
46
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp biến quan sát đo lường thành quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp ..........................................................................................................
50
Bảng 3.4: Bảng trình bày quá trình thu thập mẫu dữ liệu ...................................... 52
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp về chức vụ của đối tượng khảo sát tại DNNVV ........... 55
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp về thời gian hoạt động của doanh nghiệp ..................... 56
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp số lượng nhân viên trong doanh nghiệp........................ 57
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp thời gian doanh nghiệp sử dụng máy tính..................... 57
Bảng 4.5: Bảng thống kê mô tả các nhân tố thuộc về nhu cầu thông tin kế toán của
người dùng đối với hệ thống thông tin kế toán ...................................................... 58
Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả các nhân tố thuộc về khả năng đáp ứng thông tin của
hệ thống thông tin kế toán ...................................................................................... 60



Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả các nhân

1
1
tố

thuộc về thành quả hoạt động kinh

doanh của doanh
nghiệp.................................................................................................... 61


1
2

Bảng 4.8: Bảng tương quan giữa nhu cầu đặt ra và khả năng đáp ứng của hệ thống
thông tin kế toán ..................................................................................................... 64
Bảng 4.9: Đo lường mức độ phù hợp giữa yêu cầu với khả năng đáp ứng của hệ
thống thông tin kế toán
..................................................................................................... 68
Bảng 4.10: Số phân tử trong một cụm ................................................................... 70
Bảng 4.11: Bảng kết quả phân tích cụm theo phương pháp K-means ................... 71
Bảng 4.12: Bảng phân tích ANOVA thành quả hoạt động giữa các nhóm phù hợp73
Bảng 4.13: Bảng phân tích hậu định (post hoc) Bonferroni để so sánh thành quả hoạt
động giữa các nhóm phù hợp. ................................................................................ 74


xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn ........................................................... 40
HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong quá trình thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin trong doanh nghiệp ........................................... 21
Hình 2.2: Các giai đoạn triển khai hệ thống thông tin kế toán .............................. 24
Hình 3.1: Mô hình đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến
thành quả hoạt động kinh doanh
...................................................................................... 42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin tiên tiến đã và đang phát triển đến mức toàn thế giới
đang chuyển dần thành một xã hội thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin tạo ra
một sự thay đổi trong cách thức làm việc của các ngành hoạt động, góp phần giải
phóng sức lao động của con người, đồng thời tạo ra hiệu quả làm việc cao hơn, chất
lượng hơn đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu của xã hội, cung cấp thông tin kịp
thời và đáng tin cậy. Với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính thân thiện với người
dùng và các gói phần mềm tiên tiến, lợi thế của hệ thống thông tin tạo ra đã giúp
người dùng có thể truy cập đến các tiến trình kinh doanh nhỏ nhất (Thong, 1999).
Ứng dụng công nghệ thông tin cho ra đời các hệ thống thông tin khác nhau, chẳng
hạn như: Hệ thống thông tin kế toán (AIS), hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất

(MRP), hệ thống nguồn nhân lực (HRM) để quản lý các khía cạnh các nhau của một
doanh nghiệp (Theo Kharuddin, Ashari, và Nassir, 2010).... Bên cạnh đó, hệ thống
thông tin cũng cung cấp cơ hội để nâng cao hiệu quả, giá trị của doanh nghiệp, và
thậm chí có được lợi thế cạnh tranh (Kimberly & Evanisko, 1981). Việc sử dụng hệ
thống thông tin kế toán cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý các cấp trong
doanh nghiệp, hội đồng quản trị và những người bên ngoài cần sử dụng thông tin
doanh nghiệp để họ ra quyết định phù hợp.
Trong xu thế mở cửa, khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới WTO, tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
DNNVV nói riêng đều phải tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế toàn cầu,
đồng nghĩa với việc phải đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội cho cuộc
cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh phức tạp,
thay đổi liên tục. Điều đó đòi hỏi các DNNVV phải ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc tổ chức thực hiện công tác kế toán nhằm tạo ra một hệ thống thông tin kế
toán hợp lý, được kiểm soát chặt chẽ, cung cấp thông tin trung thực và đáng tin cậy
với những kỹ thuật xử lý thông tin kế toán mới.


2

Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và nước ngoài,
tác giả thấy rằng các nghiên cứu trước chỉ khảo sát, nhận định tổng quát thực trạng
ứng dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp, mà chưa phân tích
chuyên sâu đến sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán của người sử dụng và
khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, cũng như tác
động của sự phù hợp này tới thành quả hoạt động kinh doanh của các DNNVVN.
Điều này là quan trọng vì sự mất cân bằng giữa các yêu cầu thông tin về tổ chức và
năng lực xử lý thông tin của nó có xu hướng gây ra chi phí không cần thiết cho tổ
chức. Trong trường hợp này, không chỉ là nguồn lực công nghệ thông tin tốn kém,
lãng phí mà ngay cả nguồn nhân lực đang quản lý cũng yếu kém (Gorry and Scott

Morton, 1971). Mặt khác, việc cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin không
cần thiết sẽ lần lượt gây ra tình trạng quá tải thông tin, mà cuối cùng có thể cản trở
hiệu quả của các tổ chức (Gul, 1991). Vì vậy, Luận văn này sẽ nghiên cứu về sự hòa
hợp giữa các yêu cầu thông tin kế toán của doanh nghiệp và năng lực xử lý thông tin
kế toán có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV, giúp các
DNNVV tự đánh giá được mức độ đáp ứng của hệ thống thông tin kế toán hiện hữu
của mình, từ đó có những bước thay đổi phù hợp. Xác định được khoảng trống
nghiên cứu này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho Luận Văn thạc sĩ của mình là
“Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí
Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là xem xét mức độ phù hợp giữa nhu cầu
thông tin của người sử dụng thông tin kế toán với khả năng đáp ứng nhu cầu thông
tin của hệ thống thông tin kế toán, từ đó đánh giá mức độ tác động của sự phù hợp
này đến thành quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại Tp.HCM.


3

Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin, hệ thống
thông tin kế toán và DNNVV tại Tp.HCM.
Hai là, tìm hiểu các nghiên cứu trước đây với mục đích xem xét các mô hình
nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến mức độ phù
hợp giữa yêu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của hệ
thống thông tin kế toán, và tác động của sự phù hợp này đến thành quả hoạt động
kinh doanh của các DNNVV tại Tp.HCM để trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên
cứu.
Ba là, căn cứ vào những phát hiện, tác giả gợi ý đưa ra các giải pháp nhằm

nâng cao sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV tại Tp.HCM, giúp doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của
sự phù hợp để từ đó hoàn thiện hoặc đầu tư hệ thống thông tin kế toán trong doanh
nghiệp, khai thác triệt để khả năng đáp ứng nhu cầu của hệ thống thông tin kế toán,
giúp doanh nghiệp đạt được thành quả hoạt động tốt hơn.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào các mục tiêu cụ thể, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp giữa các nhu cầu thông tin
kế toán và khả năng đáp ứng thông tin của DNNVV tại Tp.HCM hiện nay là gì?
Câu hỏi 2: Mối quan hệ giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống
thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế
toán đang hoạt động trong doanh của DNNVV tại Tp.HCM hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán có mối quan hệ như
thế nào với thành quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại Tp.HCM?
Câu hỏi 4: Định hướng nào cho hệ thống thông tin kế toán làm gia tăng thành
quả hoạt động của DNNVV tại Tp.HCM?


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống thông tin kế toán và thành quả hoạt động
kinh doanh của các DNNVV tại Tp.HCM.
Do hạn chế về thời gian thực hiện và nguồn tài liệu có thể tiếp cận được, nên
phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ thực hiện khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo.
Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành
phần của các nhân tố. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các tài liệu đã
nghiên cứu trước đây của các chuyên gia sau đó thống kê, tổng hợp phân tích các tài
liệu: các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, lý thuyết về hiệu quả của hệ thống
thông tin kế toán, lý thuyết xử lý thông tin, và kế thừa các nghiên cứu khảo sát các
nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến
hiệu quả kinh doanh của các DNNVV tại Tp.HCM. Từ đó xác định mô hình, xây
dựng bảng câu hỏi khảo sát, thang đo đối với các nhân tố và chọn mẫu.
Đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia đang làm việc, giảng dạy
trong
lĩnh vực hệ thống thông tin kế toán cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng dùng để đánh giá, kiểm định thang đo về sự phù hợp của mô
hình nghiên cứu với dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng thực hiện thông qua
việc thu thập dữ liệu được khảo sát trực tiếp từ các nhà quản lý, các kế toán viên
trong các DNNVV trên địa bàn Tp.HCM, những giảng viên có chuyên môn giảng
dạy môn hệ thống thông sau đó lượng hóa các yếu tố khảo sát, áp dụng mô hình đã
đề ra sử dụng công cụ các kỹ thuật phân tích thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm
Microsoft Excel


5

và phần mềm thống kê SPSS 22 để đưa ra được kết quả nghiên cứu bao gồm: phân
tích cụm, phân tích ANOVA nhằm đánh giá kết quả các nhóm có phù hợp hay
không.
Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm 23 biến quan sát trên thang đo Likert 5
mức độ từ mức 1: hoàn toàn không đồng ý đến mức 5: hoàn toàn đồng ý. Thu thập
224 mẫu đưa vào phân tích.

6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả với
một số đóng góp khoa học cơ bản sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đo lường sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán,
nơi các biến về nhu cầu hệ thống thông tin kế toán được phát triển song song với các
biến khả năng xử lý hệ thống thông tin kế toán, ngoài ra đo lường tác động của sự
phù hợp đó đến thành quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TP.HCM như
thế nào.
Thứ hai giúp các DNNVV nhận thức được tầm quan trọng của sự phù hợp
trong hệ thống thông tin kế toán nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế
toán đang được sử dụng trong các doanh nghiệp, tạo nền tảng cho việc xây dựng và
tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt hiệu quả để cung cấp thông tin chính xác, kịp
thời và giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn mang lại thành quả hoạt động
cao cho doanh nghiệp. Nghiên cứu này sẽ là một tham khảo hữu ích cho các doanh
nghiệp muốn ứng dụng, nâng cấp hay điều chỉnh lại hệ thống thông tin đang sử
dụng, giúp tăng cường khả năng thu thập dữ liệu, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và cung
cấp thông tin chất lượng, sao cho có thể đáp ứng các nhu cầu thông tin kế toán của
doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể khai thác tối đa khả năng xử lý thông
tin mà hệ thống thông tin kế toán đáp ứng, mang lại thành quả hoạt động kinh
doanh tốt nhất cho DNNVV.
Thứ ba đưa ra gợi ý các giải pháp góp phần góp phần cung cấp những thông
tin hữu ích đến nhà cung cấp và thiết kế phần mềm kế toán nhằm cải thiện khả năng


6

đáp ứng thông tin của các hệ thống thông tin kế toán cho phù hợp với nhu cầu thông
tin của người sử dụng thông tin kế toán.
Thứ tư hầu hết các nghiên cứu trong nước về hệ thống thông tin kế toán chủ
yếu là định tính, nên đề tài chọn phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả

nghiên cứu chính xác và đáng tin cậy. Do đó, về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ là
một tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp muốn tổ chức hệ thống
thông tin kế toán trong tổ chức của họ bằng cách xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến
sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (các nhu cầu của hệ thống thông tin kế
toán và khả năng đáp ứng thông tin kế toán so với các nhu cầu
7. Kết cấu luận văn
Luận văn được tổ chức với kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, gợi ý giải pháp và kiến nghị


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu công bố trên thế giới
Nhiều nghiên cứu trước đây đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển sự phù
hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược công nghệ thông tin, hay các nhân tố
tác động đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp… Tuy
nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin
kế toán và khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán đang hoạt
động trong các doanh nghiệp. Đồng thời, các vấn đề về sự phù hợp giữa nhu cầu
thông tin với khả năng đáp ứng của hệ thống thông tin; tác động của sự phù hợp này
đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp là những câu hỏi quan trọng, nó có ý
nghĩa cả về nghiên cứu lẫn thực tế (Galbraith, 1973; Nadler & Tushman, 1978; Van
de Ven & Drazin,
1985). Trong đó, sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (bao gồm thông tin tài
chính và thông tin quản trị kế toán) là một thành phần quan trọng trong hệ thống

thông tin hiện đại tại các DNNVV. Bên cạnh đó, tầm quan trọng về sự phù hợp giữa
nhu cầu thông tin đối với công nghệ và khả năng đáp ứng thông tin của công nghệ
trong một tổ chức là rất quan trọng. Sự không phù hợp sẽ làm cho thành quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên yếu kém hơn. (Davenport, 1998;
Henderson & Venkatraman, 1993). Hiệu quả của công nghệ thông tin được phản ánh
bởi sự sẵn có của thông tin, thông qua khả năng xử lý và khả năng đáp ứng nhu cầu
thông tin và dựa trên những nhu cầu về thông tin của người sử dụng. Sự phù hợp
giữa chiến lược công nghệ thông tin và cơ cấu tổ chức sẽ góp phần mang lại thành
quả hoạt động tốt hơn cho tổ chức (Egelhoff, 1982).
Dưới đây là là một số nghiên cứu trên thế giới mà tác giả đã tìm hiểu có liên
quan đến Luận văn nghiên cứu của tác giả:
Theo El Louadi (1998), kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống thông
tin kế toán dựa trên khảo sát 244 doanh nghiệp nhỏ tại Canada cho thấy các doanh
nghiệp nhỏ cần nhiều thông tin hơn các doanh nghiệp lớn để có thể tồn tại trong môi
trường cạnh tranh cao và đáp ứng các nhu cầu thị trường, cho nên họ cần phải cải


8

thiện hệ thống thông tin kế toán và khả năng xử lý thông tin để phù hợp với các nhu
cầu thông tin trong nội bộ ngày càng cao. Đồng thời, hệ thống thông tin kế toán cần
có đủ khả năng thu thập, xử lý các thông tin bên ngoài, nhằm giúp doanh nghiệp
luôn theo kịp các xu hướng, các diễn biến trong môi trường cạnh tranh. Từ đó,
thông tin cần thiết được cập nhật và cung cấp kịp thời sẽ góp phần giúp các doanh
nghiệp nhỏ ra quyết định hợp lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh
tranh.
Nghiên cứu của Ismail & King (2005) về ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhu
cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin kế toán đó của hệ
thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên dữ liệu
mẫu 310 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Malaysia. Nghiên cứu cho thấy tầm

quan trọng của sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng
thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán, và sự phù hợp này sẽ tác động tích
cực đến thành quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất
tại Malaysia. Từ đó, nghiên cứu cũng nhắc nhở rằng việc sử dụng hệ thống thông tin
kế toán quá phức tạp và không phù hợp với những nhu cầu về hệ thống thông tin kế
toán trong tổ chức sẽ mang lại hoạt động kém hiệu quả, do đó sự hiểu biết của các
nhà quản lý đối với nhu cầu về thông tin kế toán và sử dụng công nghệ thông tin như
một công cụ xử lý thông tin quan trọng là điều cần thiết trong doanh nghiệp. Vì vậy,
doanh nghiệp cần thận trọng xem xét, lập kế hoạch định hướng trước khi triển khai
xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin kế toán phức tạp và hiện đại hơn.
Cragg và cộng sự (2002), đã nghiên cứu vào đo lường sự phù hợp giữa chiến
lược kinh doanh và chiến lược công nghệ thông tin sau đó nghiên cứu mối quan hệ
giữa sự phù hợp với thành quả hoạt động kinh doanh, dữ liệu từ 250 doanh nghiệp
sản xuất nhỏ tại Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp giữa chiến lược kinh
doanh và chiến lược công nghệ thông tin tác động tích cực đến thành quả hoạt động
của các doanh nghiệp nhỏ tại Anh. Phần lớn các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát
có mức độ phù hợp cao giữa việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán và tổ chức
hoạt động sẽ có thành quả hoạt động tốt hơn so với các tổ chức có sự phù hợp thấp ở
mức


×