Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại chi cục thuế quận bình thạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

TRẦN VĂN ĐIỆP

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN
THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN BÌNH THẠNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán Mã
số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

------------------------------

TRẦN VĂN ĐIỆP

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN
THỦ PHÁP LUẬT THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ
QUẬN BÌNH THẠNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán Mã
số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.
HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày

tháng

năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
T
T
1 T
S.
2 T
S.
3 T
S.
4 P
G
5 T
S.


C
h
Ch
Phả
b
Phả
b

v
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã

được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng 05 năm
2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ :
G:

tên Tr i N
Ng :
N:
ày, 15 ơ B
Ch :
M:
uy K
S1
ên ế
H4
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN BÌNH THẠNH”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra
tuân thủ pháp luật thuế, Thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm
tra thuế tuân thủ pháp luật thuế.
Thứ hai, Dựa trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất các nhóm giải pháp để tăng
cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
III- Ngày giao nhiệm vụ

: 20/8/2015

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/4/2016
V- Cán bộ hướng dẫn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS PHAN ĐÌNH NGUYÊN

: PGS.TS Phan Đình Nguyên
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ
pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh” là công trình của việc học tập
và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên
cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong luận
văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin
đáng tin cậy.
Tp. HCM, tháng 05 năm 2016
Tác giả

TRẦN VĂN ĐIỆP


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian theo học cao học tại trường tôi đã được sự hướng dẫn và
động viên của quý thầy cô, quý đồng nghiệp và các bạn học viên, cũng như sự động
viên của gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, Tôi xin gửi đến quý Thầy Cô ở khoa Kế toán –
Tài chính – Ngân hàng; phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học – Trường
Đại học Công nghệ Tp. HCM; tất cả quý Thầy Cô đã cùng với tri thức và tâm huyết
của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Đình Nguyên đã tận tâm hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Nếu không có những lời hướng dẫn

tận tình của thầy thì tôi rất khó hoàn thiện được luận văn này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong
nghiên cứu nên đề tài luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để luận văn của
tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tp. HCM, tháng 05 năm 2016
Tác giả

TRẦN VĂN ĐIỆP


3

TÓM TẮT
Thuế là nguồn thu ngân sách quan trọng của quản lý nhà nước hiện nay phục
vụ cho chi tiêu công của chính phủ và đầu tư xây dựng phát triển đất nước. Thu
thuế từ doanh nghiệp là nguồn thu lớn của ngân sách. Do đó nghiên cứu tính tuân
thủ của các doanh nghiệp nộp thuế nhằm giải quyết nhận thức của các nhà quản lý
doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp thuế và nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước
trong việc động viên hỗ trợ doanh nghiệp trong tự nguyện nộp thuế là vấn đề cần
thiết trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam nói chung và Chi cục Thuế Quận Bình
Thạnh nói riêng.
Trong công tác kiểm tra thuế chưa đánh giá, phân tích, phân loại các mức độ
rủi ro về thuế của đối tượng nộp thuế để kiểm tra đúng đối tượng; chưa ứng dụng
tốt các chương trình tin học, các kỹ năng chuyên môn vào quá trình kiểm tra, từ đó
dẫn đến hiệu quả công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ những lý do trên, Tác giả đã chọn Đề tài “Tăng cường công tác
kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh” làm Luận
văn thạc sĩ kế toán.

Đề tài nghiên cứu này hướng đến những mục tiêu sau: Nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế, Thiết lập
mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tuân thủ pháp luật thuế,
Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ
pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế thông
qua các yếu tố tác động, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra tuân
thủ pháp luật thuế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế
tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
Luận văn: “Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi
cục Thuế Quận Bình Thạnh” được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Mở đầu;
Chương 2: Cơ sở lý luận;
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 4: Kết quả nghiên cứu ;


4

Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.
Cũng như bất kỳ các nghiên cứu nào, luận văn thạc sĩ này cũng có những hạn
chế nhất định: Nghiên cứu này chỉ thực hiện thông qua việc khảo sát những doanh
nghiệp tại tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh. Cách chọn mẫu trong nghiên cứu
được chọn theo phương pháp thuận tiện, nên tính đại diện sẽ không cao khó mang
tính tổng quát để áp dụng cho các cơ quan quản lý thuế khác.


5

ABSTRACT

Taxation is an important source of revenue of the current state management
service of public spending and government investment in building the country's
development. Tax revenue from large businesses is a revenue of the budget.
Therefore research compliance of businesses paying taxes to address perceptions of
business managers in the tax obligation and awareness of state management
agencies in mobilizing support now in order voluntary tax payment is necessary
issues in the current stage of Vietnam in general and Binh Thanh District tax Office
in particular.
In the tax inspection has not evaluated, analyze and classify the risk level of
taxation of taxpayers to check the correct objects; not a good application of the
computerization program, the expertise in the inspection process, which led to the
effectiveness of the test is limited.
Stemming from the above reasons, the author has chosen theme
"Strengthening the check tax law compliance in Binh Thanh District Tax
Office" made accounting Masters thesis.
This research project aims to achieve the following objectives: Study of the
factors affecting the efficiency of the check tax law compliance, Establish model
factors affecting the monitoring of tax compliance tax laws, on that basis, the
solutions proposed to strengthen the compliance check tax law in Binh Thanh
District tax Office.
Subjects of dissertation research is to check compliance with tax laws
through the impact factor, on that basis, to assess the effectiveness of the inspection
of compliance with laws and proposed tax measures to raise effective tax
examination in Binh Thanh District tax Office.
Topic: "Strengthening the check tax law compliance in Binh Thanh
District Tax Office" is structured into 5 chapters:
Chapter 1: Introduction;
Chapter 2: Rationale;
Chapter 3: Research Methodology;



6

Chapter 4: Results of the study;
Chapter 5: Conclusions and Recommendations
Like any research, this master thesis has certain limitations: The study only
done through an examination of the business in the Tax Department in Binh Thanh
District. Selecting samples for the study were selected by convenient method, so the
high representative would not bring a general difficult to apply for taxpayers and
other taxes.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC.................................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... x
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................xi
DANH

MỤC

HÌNH

VẼ


............................................................................................xii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
.............................................................................................. 1
1.1Lý do hình thành đề tài .......................................................................................1
1.2Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................6
1.3Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................6
1.4Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ......................................................6
1.4.1Đối tượng nghiên cứu...................................................................................6
1.4.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu .................................................................6
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài...............................................................................7
1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ............................................................................8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 10
2.1. Tổng quan về thuế ..........................................................................................10
2.1.1 Khái niệm thuế ..........................................................................................10
2.1.2 Đặc điểm và chức năng của thuế ...............................................................12
2.1.2.1 Đặc điểm của thuế
.....................................................................................................12
2.1.2.2 Chức năng của thuế
...................................................................................................13
2.1.2.3 Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho nhà
nước......................................13
2.1.2.4 Chức năng điều tiết kinh tế
.......................................................................................13
2.1.3 Phân loại, ý nghĩa của việc phân loại thuế và nguyên tắc đánh thuế của
nhà nước .............................................................................................................14
2.1.3.1 Phân
loại......................................................................................................................14



vii
2.1.3.2 Ý nghĩa của việc phân loại thuế
...............................................................................17
2.1.3.3 Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước
.......................................................................18


8

2.1.4 Vai trò của thuế .........................................................................................18
2.2 Tổng quan về kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế ...............................................19
2.2.1 Người nộp thuế ..........................................................................................19
2.2.2 Cơ quan thuế (CQT) .................................................................................20
2.2.3 Kiểm tra thuế .............................................................................................20
2.2.4Tuân thủ pháp luật thuế ..............................................................................20
2.2.5Kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế ................................................................22
2.2.5.1 Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế
...................................................22
2.2.5.2 Kiểm tra tại trụ sở người nộp
thuế...........................................................................24
2.3 Các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế ................25
2.3.1 Số lượng NNT được kiểm tra ....................................................................25
2.3.2 Quy trình tổ chức kiểm tra ........................................................................26
2.3.3 Năng lực kiểm tra thuế ..............................................................................28
2.3.4 Hệ thống pháp luật ....................................................................................30
2.3.5 Ý thức tuân thủ pháp luật ..........................................................................31
2.3.6 Kết quả kiểm tra ........................................................................................31
2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................32
2.4.1 Đề tài nghiên cứu nước ngoài ...................................................................32
2.4.2 Đề tài nghiên cứu trong nước ....................................................................35

2.4.3 Nhận xét về các công trình nghiên cứu .....................................................37
2.4.4 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................37
2.5 Thực trạng công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận
Bình Thạnh ............................................................................................................39
2.5.1 Giới thiệu về Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh..........................................39
2.5.2 Chức năng, Nhiệm vụ của Chi cục Thuế ..................................................40
2.5.2.1 Chức
năng...................................................................................................................40
2.5.2.2 Nhiệm
vụ.....................................................................................................................40
2.5.2.3 Tổ chức bộ máy
.........................................................................................................40
2.5.4 Thực trạng công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế ...............................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 43
CHUƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 44
3.1.Quy trình nghiên cứu .......................................................................................44
3.2.Nghiên cứu định tính .......................................................................................45


9

3.2.1.Thiết kế nghiên cứu định tính....................................................................45
3.2.2.Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................45
3.3.Nghiên cứu định lượng ....................................................................................48
3.3.1.Thiết kế mẫu nghiên cứu ...........................................................................48
3.3.2.Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................49
3.3.3.Thu thập số liệu .........................................................................................49
3.3.4.Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................... 51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 52

4.1.Đánh giá độ tin cậy thang đo ...........................................................................52
4.1.1.Đánh giá độ tin cậy thang đo Số lượng NNT được kiểm tra.....................52
4.1.2.Đánh giá độ tin cậy thang đo Quy trình tổ chức kiểm tra .........................52
4.1.3Đánh giá độ tin cậy thang đo Nhân lực kiểm tra thuế ................................53
4.1.4Đánh giá độ tin cậy thang đo Hệ thống pháp luật ......................................53
4.2Đánh giá độ tin cậy thang đo Ý thức tuân thủ pháp luật ..................................54
4.3Đánh giá độ tin cậy thang đo Kết quả kiểm tra ................................................54
4.4Đánh giá độ tin cậy thang đo Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế ........................55
4.5Phân tích yếu tố khám pháEFA ........................................................................55
4.6Phân tích hồi quy bội ........................................................................................57
4.7Phân tích tương quan và kiểm định ..................................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.......................................................................................... 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 64
5.1 Kết luận ............................................................................................................64
5.2 Kiến nghị..........................................................................................................65
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu mở rộng .........................................71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5.......................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 74


10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
CQT

: Cơ quan thuế

NNT


: Người nộp thuế

HQ

: Hiệu quả

PL

: Pháp luật

PLT

: Pháp luật thuế



: Quyết định

QL

: Quản lý

XH

: Xã hội

TT

: Tuân thủ



11

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Bảng thang đo Likert 5 điểm .................................................................... 49
Bảng 4.1: Cronbach's Alpha của thang đo Số lượng NNT được kiểm tra ................
52
Bảng 4.2: Cronbach's Alpha của thang đo Quy trình tổ chức kiểm tra .................... 53
Bảng 4.3: Cronbach's Alpha của thang đo Nhân lực kiểm tra thuế .......................... 53
Bảng 4.4: Cronbach's Alpha của thang đo Hệ thống pháp luật ................................ 54
Bảng 4.5: Cronbach's Alpha của thang đo Ý thức tuân thủ pháp luật ...................... 54
Bảng 4.6: Cronbach's Alpha của thang đo Kết quả kiểm tra .................................... 54
Bảng 4.7: Cronbach's Alpha của thang đo Hiệu quả kiểm tra tuân thủ thuế ............ 55
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ....................................................... 55
Bảng 4.9: Ma trận hệ số tải nhân tố ......................................................................... 56
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ......................................... 58
Bảng 4.11: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ............................................ 59
Bảng 4.12: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ...................................................... 59
Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................................. 60


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Hệ thống thuế ............................................................................................ 16
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tham khảo ................................................................ 39
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 39
Hình 31.: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 44
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................... 48

Hình 4.1: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư............................................................ 61
Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot ........................................................................................ 61
Hình 4.3: Biểu đồ Scatterplot .................................................................................... 62


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do hình thành đề tài
Hàng năm nguồn thu từ thuế chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng nguồn thu NSNN
nói chung và tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Điều này cho thấy thuế
là nguồn thu chủ yếu và hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho Nhà nước có một
nguồn thu ổn định, đáp ứng được vai trò quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Hiện nay tình trạng thất thu thuế diễn ra khá phổ biến trên toàn quốc, nhất là địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc quản lý thuế đối với các sắc thuế hết sức phức
tạp và khó khăn, đặc biệt trong thực tế hiện nay với sự gia tăng nhanh chóng của
các loại hình doanh nghiệp đa dạng hóa qui mô và hình thức. Điều này đòi hỏi công
việc tổ chức quản lý thuế nói chung và tổ chức kiểm tra nói chung, kiểm tra thuế nói
riêng phải đáp ứng với trình độ phát triển của nền kinh tế, phù hợp với các chuẩn
mực quản lý thuế quốc tế nhất là trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế;
thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Ở nước ta hiện nay, ý thức tự khai tự nộp thuế rất thấp, ngành thuế luôn luôn
phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ
pháp luật thuế và hạn chế tối thiểu số thuế kê khai thiếu, gian lận, trốn thuế của
Người nộp thuế.
Ở Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu riêng về kiểm tra thuế và nâng cao hiệu
quả kiểm tra thuế đối với NNT là các doanh nghiệp, chủ yếu là nghiên cứu chung
về hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên cũng đã có một số công trình triển khai
nghiên cứu gộp hai nội dung về thanh tra, kiểm tra thuế dưới dạng giáo trình, luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hoặc một số bài báo. Dưới đây là tóm tắt một số nội dung

nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến thanh tra, kiểm tra tuân thủ pháp luật
thuế; hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế:
Nguyễn Thị Lệ Thuý (2009), Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm
tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội;
Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011), Giám sát tính tuân thủ thuế ở
Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu, Hà Nội; Phạm Vũ Thúy Hằng (2015), Các yếu tố
của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế tại Chi cục Thuế
Quận 9, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh; Võ Tiến Dũng


2

(2014), Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế Tp.Hồ
Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Tài chính Marketing; Võ Minh Hiếu
(2015), Các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại tỉnh Sóc
Trăng, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh;
Nguyễn Xuân Thành (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp
thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn tiến sỹ, Học viện Tài chính;
Nguyễn Thị Thanh Vỹ (2011), Tổ chức thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp do
Cục Thuế Nghệ An thực hiện, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
Quốc dân Hà Nội; Trần Huy Trường (2013), Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài
chính
Những vấn đề đã được nghiên cứu:
Phạm vi hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế mà các tác giả đề cập tương đối
rộng, bao gồm: kiểm tra, thanh tra thuế nói chung và kiểm tra, thanh tra nội bộ.
Các tác giả đã đánh giá được khái quát thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế
trên các mặt: bộ máy, kết quả thu, quy trình thanh tra kiểm tra thuế, văn bản quy
phạm pháp luật, cơ sở dữ liệu… và chỉ ra tồn tại chủ yếu ở khâu lực lượng kiểm
tra, thanh tra thuế, công tác lập kế hoạch, chất lượng cuộc kiểm tra, thanh tra thấp và

những nguyên nhân từ cơ chế chính sách và người nộp thuế. Ở từng luận văn, các tác
giả đã đạt được các kết quả cụ thể:
Luận án của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy đã hệ thống hóa thực trạng thu thuế
của nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến
tuân thủ pháp luật thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với các công ty có quy
mô lớn còn nhiều hạn chế, chưa hữu hiệu và đáp ứng yêu cầu quản lý đối với các
đối tượng này. Phần giải pháp, luận án có đề cập đến biện pháp đổi mới công tác
thanh tra thuế đối với các công ty có quy mô lớn.
Chuyên đề nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên làm
sáng tỏ những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế như cơ sở lý luận của tuân thủ thuế,
nội dung tuân thủ thuế, yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế. Đề tài cũng đi sâu
xem xét nội dung giám sát tính tuân thủ, chủ thể thực hiện giám sát tính tuân thủ
thuế, cách thức thực hiện giám sát tính tuân thủ. Nghiên cứu, đánh giá việc giám sát


3

tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu kinh
nghiệm giám sát tính tuân thủ thuế của một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam. Xây dựng các quan điểm, định hướng trong việc thiết lập cơ chế
giám sát tính tuân thủ thuế có hiệu quả ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp
thực hiện.
Theo tác giả Phạm Vũ Thúy Hằng đã đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
trong công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 9 bằng việc đưa ra các yếu tố
tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ; hệ thống hóa cơ sở lý luận về các yếu tố tác
động đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc kiểm tra thuế; phân tích thực trạng
các yếu tố tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm tra thuế.
Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Thành đã đánh giá thực trạng thanh
tra thuế ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 nói chung và đánh giá riêng theo
các tiêu chí hiệu quả (về mặt định lượng và định tính). Thanh tra thuế đã đạt được

một số kết quả nhất định như số thu về ngân sách nhà nước tăng qua các năm, phát
hiện được một số hành vi sai phạm nghiêm trọng của người nộp thuế, đã góp phần
răn đe phòng ngừa các hành vi gian lận thuế... Tuy nhiên, thanh tra thuế vẫn còn
những tồn tại, hạn chế như: khâu lập kế hoạch thanh tra chất lượng chưa cao, tỷ lệ
người nộp thuế được thanh tra đạt thấp, có sự chênh lệch lớn về số thuế truy thu
giữa các địa phương, việc thanh tra vẫn chủ yếu tiến hành tại doanh nghiệp, thời
gian một số cuộc thanh tra còn kéo dài. Những hạn chế này xuất phát từ những
nguyên nhân chủ yếu: do vướng mắc về các văn bản pháp quy, quy trình thanh tra
còn bất cập, chưa áp dụng thành công phương pháp thanh tra theo phân tích rủi ro,
khâu giám sát sau thanh tra còn chưa quyết liệt... Từ thực trạng đó, tác giả đã đề
xuất một số giải pháp mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt
Nam thời gian tới. Các giải pháp đề xuất tập trung vào giải quyết những vấn đề then
chốt trong thanh tra thuế như: tăng tỷ lệ số lượng người nộp thuế được thanh tra;
nâng cao chất lượng cuộc thanh tra; áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả
công tác thanh tra; chuẩn hóa quy trình thanh tra thuế; chuyển đổi hình thức thanh
tra; lựa chọn tiêu chí phân tích rủi ro lập kế hoạch thanh tra; đưa vào áp dụng sổ tay
kỹ năng thanh tra trong toàn ngành thuế; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu tập trung
về người nộp thuế, tổ chức bộ máy thanh tra thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên


4

nghiệp; đẩy mạnh thanh tra chống chuyển giá; tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh
tra thuế, phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra thuế và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ thanh tra. Để thực hiện được các giải pháp trên, cần có các điều kiện
cần thiết như: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, phát triển ứng dụng tin học,
công tác phối hợp giữa các bộ phận liên quan... Các giải pháp được luận giải thấu
đáo, có cơ sở lý luận và thực tiễn và tương đối phù hợp, có khả năng áp dụng vào
thực tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Giải pháp quan trọng nhất, theo tác giả, là
giải pháp về con người. Ngành thuế cần tích cực đầu tư, đào tạo được một đội ngũ

cán bộ thanh tra vừa “hồng”, vừa “chuyên”, có khả năng sử dụng thành thạo, ngoại
ngữ, tin học, có phẩm chất đạo đức tốt, đứng vững trước những cám dỗ, cạm bẫy
của nghề thuế thì sẽ có tính chất quyết định tác động đến hiệu quả thanh tra NNT.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Võ Tiến Dũng đưa ra dựa trên sự hiểu biết và
kết quả nghiên cứu, luận văn đã nêu lên những kết quả đạt được của Cục Thuế TP.
HCM trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói
riêng trong giai đoạn 2010 – 2012. Đồng thời, cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế,
nguyên nhân của nó, trong đó tập trung làm rõ các nguyên nhân chủ quan để thấy
được trách nhiệm của cơ quan thuế đối với những vi phạm trong lĩnh vực thuế của
người nộp thuế trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải
pháp ở tầm vĩ mô về chính sách, bộ máy tổ chức, hiện đại hóa công tác quản lý
thuế, cơ chế phối hợp và những biện pháp cụ thể đối với Cục Thuế TP. HCM nhằm
nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra thuế trong thời gian tới.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Vỹ, công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế
cần thực hiện các mục tiêu và yêu cầu: Kế thừa, làm rõ các vấn đề lý luận về tổ
chức thanh tra thuế thu nhâp doanh nghiệp trong cơ chế quản lý thuế; Đánh giá thực
trạng về công tác tổ chức thanh tra thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời
gian qua. Trên cơ sở đó chỉ ra những nguyên nhân và những vấn đề còn tồn tại
trong hoạt động tổ chức thanh tra thuế TNDN do Cục Thuế Nghệ An thực hiện;
Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thanh tra thuế TNDN trên địa bàn
tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.
Những vấn đề chưa được nghiên cứu
Nhìn chung, do các luận văn trên nghiên cứu gộp chung kiểm tra và thanh tra
thuế nên chưa tách bạch riêng được hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế. Các tác giả


5

mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê tên các tiêu chí hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế
thông qua các chỉ tiêu năm nay tăng hơn năm trước mà chưa quan tâm nhiều đến ý

thức tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế bằng việc Người nộp thuế tự ý thức tự
kê khai, tự nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Các luận văn chưa đánh giá thực trạng hiệu quả kiểm tra, thanh tra thuế theo
các tiêu chí hiệu quả mà dừng lại ở việc đánh giá thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế
nói chung qua số thuế truy thu. Việc đánh giá hiệu quả thanh tra thuế cần dựa trên
rất nhiều tiêu chí định tính và định lượng, nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích tiêu chí
số thuế truy thu thì chưa đủ.
Một số luận văn được thực hiện trong bối cảnh Luật Quản lý thuế và các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan về thuế thay đổi thường xuyên nên tính thời
sự, cấp thiết đã không còn, một số giải pháp đã không còn phù hợp với thực tế hoặc
đã được áp dụng, triển khai từ trước khi có kiến nghị, đề xuất.
Tóm lại, nghiên cứu các công trình của các tác giả trước đã công bố gần đây
cho thấy các tác giả chưa nghiên cứu chuyên sâu về kiểm tra thuế nói chung và hiệu
quả kiểm tra thuế nói riêng một cách cụ thể. Do đó, tác giả Luận văn nhận thấy việc
sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa và phân tích làm rõ hơn một số vấn đề về lý luận,
đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra NNT tại Chi cục
Thuế Quận Bình Thạnh là vấn đề cần được nghiên cứu, hoàn thiện, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay số lượng NNT gia tăng, các thủ đoạn gian lận, trốn tránh thuế
của NNT ngày càng tinh vi, phức tạp đòi hỏi cần phải đi vào chiều sâu, chất lượng,
hiệu quả. Vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để công tác kiểm tra thuế đạt hiệu
quả cao nhất, từ kết quả của công tác kiểm tra kiểm tra sẽ mang tính răn đe để
Người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.
Để công tác quản lý thuế thực sự có hiệu quả thì hoạt động kiểm tra thuế phải
luôn được tăng cường. Mặt khác hoạt động kiểm tra thuế không những giúp cho
hoạt động quản lý thuế đạt được các mục tiêu đã đề ra mà còn giúp Nhà nước phát
hiện ra những hạn chế trong công tác quản lý, điều chỉnh kịp thời chính sách, chế độ
về thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của Người nộp thuế và góp phần
phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng kê khai thiếu, gian lận, trốn thuế, chống thất thu
thuế. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ



6

pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh” có ý nghĩa thiết thực đang
diễn ra hiện nay.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này hướng đến những mục tiêu sau:
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra tuân thủ
pháp luật thuế. Đánh giá hiệu quả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm
tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
Thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế tuân thủ
pháp luật thuế.
Trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra
tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Công tác kiểm tra thuế có mối quan hệ như thế nào với công tác quản lý
thuế?
Mức độ tuân thủ thuế của Người nộp thuế hiện nay như thế nào?
Hiệu quả công tác kiểm tra thuế hiện nay như thế nào ?
Tại sao hiệu quả công tác kiểm tra thuế trong những năm qua tại Chi cục
Thuế Quận Bình Thạnh lại chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao?
Chi cục Thuế đã tổ chức bàn luận, nghiên cứu để tìm ra các tiêu chí để xác
định hiệu quả của công tác kiểm tra thuế chưa? Đã đưa ra các giải pháp nào để tăng
cường hiệu quả chưa?
Làm thế nào và bằng cách nào để công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế
Bình Thạnh có thể phát huy hiệu quả tích cực, đóng góp cho sự phát triển của ngành
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
1.4 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế thông qua các yếu

tố tác động, trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả của công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật
thuế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra thuế tại Chi cục
Thuế Quận Bình Thạnh.
1.4.2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.


- Thời gian nghiên cứu: Dựa vào số liệu qua kiểm tra tình hình tuân thủ pháp
luật thuế từ năm 2012 đến năm 2014.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là phương pháp hỗn hợp, bao gồm
phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính:
- Khảo sát sơ bộ, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để nhận diện các yếu tố ảnh
hưởng tới đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình
Thạnh. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát để phóng vấn nhà quản lý, lãnh đạo
Chi cục Thuế và cán bộ nhân viên công tác tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh, đề
xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện của Chi cục Thuế quận Bình Thạnh.
Nghiên cứu định lượng
- Khảo sát cán bộ công chức tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức
độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến “Tăng cường công tác kiểm tra tuân
thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh”.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach Alpha và
phân tích yếu tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Vận dụng được cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội và kết quả khảo
sát để tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận
Bình Thạnh.

- Vận dụng được phương pháp kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội để
đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ
pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
- Luận văn đã xây dựng được thang đo, đã kiểm định sự phù hợp cũng như
độ tin cậy của chúng. Xác định được yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh nhất tới công
tác kiểm tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh. Từ đó giúp
Ban lãnh đạo có những chính sách phù hợp để tăng cường công tác kiểm tra tuân
thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.


1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của đề tài này dự kiến gồm 5 chương, các chương này có mối quan hệ
logic để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, 5 chương bao gồm:
Chương 1: Mở đầu. Trình bày lý do hình thành đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu
hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu;
ý nghĩa khoa học của đề tài và kết cấu của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày cơ sở lý thuyết về thuế, người nộp thuế,
tuân thủ pháp luật thuế và các yếu tố tác động đến công tác kiểm tra tuân thủ pháp
luật thuế. Từ đó phân tích mối quan hệ của các yếu tố tác động đến công tác kiểm
tra tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày phương pháp nghiên cứu để
kiểm định mô hình, lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra của đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Mô tả, phân tích, thống kê dữ liệu, kết quả
nghiên cứu, xác định các yếu tố chính sách cổ tức ảnh hưởng đến công tác kiểm tra
tuân thủ pháp luật thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Trình bày kết luận dựa trên kết quả nghiên
cứu, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm tăng cường công tác kiểm tra tuân thủ pháp luật
thuế tại Chi cục Thuế Quận Bình Thạnh.



×