Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.84 KB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT HÙNG AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT

Người thực hiện: Lã Thị Lan Hương
Bộ môn: Lịch sử
Đơn vị công tác: Trường THPT Hùng An
Bắc Quang - Hà Giang

Hùng An, năm 2015

1


SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT HÙNG AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT

Người thực hiện: Lã Thị Lan Hương
Bộ môn: Lịch sử
Đơn vị công tác: Trường THPT Hùng An


Bắc Quang - Hà Giang

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Hùng An, năm 2015

2


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………….............Trang 5
1.1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………… 5
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...7
1.3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..7
1.4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………….……8
1.5. Thời gian nghiên cứu………………………………………………….…. 8
1.6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….…....8
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………….........….....9
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài……………………………………....................9
2.1.1. Cơ Cơ sở lý luận chung về việc vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.................................................................9
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy
học Lịch sử ở trường phổ thông.......................................................................12
2.2. Thực trạng của đề tài..............................................................................13

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn...............................................................
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng...............................................................
2.3. Những biện pháp cụ thể..........................................................................16
2.3.1. Xác định kiến thức các môn có liên quan có thể sử dụng trong dạy học
Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT ..................................................................... 17
2.3.2. Những yêu cầu cơ bản khi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông..............................................................................18
2.3.3. Một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy Lịch
sử Việt Nam lớp 12 THPT ..............................................................................19
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm……………………………..............28
PHẦN 3: KẾT LUẬN………………………………………………...........29

3


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
- THPT : Trung học phổ thông
- GDCD : Giáo dục công dân
- XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- SGK: Sách giáo khoa

4


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Cũng như các bộ môn khoa học khác, bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ
thông có chức năng trang bị cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Kiến
thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa

học tự nhiên, giúp học sinh hiểu được quá khứ và hiện tại một cách toàn diện để
sống tốt hơn, hoàn thiện nhân cách con người. Điều này đòi hỏi người giáo viên
lịch sử luôn phải trau dồi về kiến thức chuyên môn, tích cực đổi mới phương
pháp soạn giảng, sưu tầm và sử dụng tốt tài liệu chuyên môn và các môn học
liên quan để nâng cao hiệu quả bài giảng lịch sử.
Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc sử dụng tài liệu
tham khảo trong dạy học lịch sử. Một số ý kiến cho rằng, trong dạy học, chỉ cần
cung cấp đủ cho học sinh những kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) là đủ,
không cần thiết khi sử dụng những tài liệu học tập khác vì nó không phù hợp với
yêu cầu và nhận thức của học sinh. Nhiều ý kiến khác lại chú ý sử dụng tài liệu
tham khảo trong việc cụ thể hoá, làm phong phú thêm kiến thức của học sinh.
Theo tôi, quan điểm thứ hai là hoàn toàn đúng. Vấn đề đặt ra là mức độ và
phương pháp sử dụng các loại tài liệu tham khảo sao cho thật hợp lí và nâng cao
được hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng của bài giảng lịch sử.
Thực trạng của việc dạy và học Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện
còn những tồn tại: nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều
sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng (nhất là những bài viết về các
trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc
những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực) khiến cho học
sinh hiểu một cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối
liên hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên
môn,…thậm chí có sự nhầm lẫn về kiến thức lịch sử dân tộc như báo chí đã
phản ánh nhiều sau mỗi một kỳ thi tuyển sinh đại học.

5


Hiện nay, chương trình, SGK lịch sử ở trường phổ thông nói chung, lớp 12
nói riêng đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp biên soạn. Tuy nhiên
vẫn còn hạn chế: nhiều nội dung trùng lặp ở lớp dưới và lớp trên, của nhiều môn

học khác nhau. Do vậy, từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa
Chuẩn kiến thức, kỹ năng và Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học
môn lịch sử để đảm bảo tính logic, tính thống nhất giữa các bộ môn, tránh
những nội dung trùng lặp, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảng
dạy, học tập. Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 có 14/16 bài được điều
chỉnh, trong đó có nội dung không dạy hoặc đọc thêm. Những sự thay đổi cơ
bản này đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên
là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử
dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập lịch sử để tránh sự
trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động
mà vững chắc.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở
trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Phương pháp này góp
phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng
thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Đồng thời giúp cho bài
giảng thêm sinh động, các tri thức khô cứng sẽ được “mềm hóa” hơn và tạo
thêm “chất xúc tác” trong hứng thú của người học, đưa đến hiệu quả bất ngờ là
học sinh tham gia tiết học sáng tạo, tiết học thêm hấp dẫn hơn và học sinh hứng
thú nhiều hơn trong học môn Lịch sử.
Thực tế dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay, nhiều giáo viên vẫn
chưa hiểu hết tầm quan trọng của kiến thức liên môn và tìm phương pháp sử
dụng thích hợp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Xuất phát từ
những lý do trên, tôi chọn đề tài Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao
hiệu quả trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 Trung học phổ thông
(THPT) nhằm trao đổi với đồng nghiệp về những kinh nghiệm mà tôi đã tích
luỹ được qua thực tiễn nhiều năm giảng dạy Lịch sử trong nhà trường phổ thông.

6



Đồng thời, giải quyết tốt đề tài này còn là cơ sở vận dụng nó một cách có hiệu
quả trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng kiến thức liên môn có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập lịch sử
ở trường phổ thông, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về bài học lịch sử. Vì vậy,
trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu tham khảo, tôi đưa ra một số vấn đề lý luận về
việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
Nghiên cứu một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về việc vận dụng kiến thức liên
môn trong dạy học Lịch sử. Nghiên cứu một số biện pháp vận dụng kiến thức
liên môn trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT, nhằm nâng cao hiệu
quả bài học và gây hứng thú học tập cho học sinh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp vận dụng kiến thức liên môn trong dạy
học Lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường phổ thông, nhằm nâng cao hiệu quả cho
bài học và gây hứng thú học tập cho học sinh.
1.5. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được triển khai và thực hiện trong năm học 2014 - 2015
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát, điều tra thực tế: khảo sát tình hình dạy và học bộ môn Lịch sử ở
trường phổ thông, nghiên cứu các đặc điểm đối tượng, điều kiện mọi mặt trong
nhà trường, qua đó nắm được chất lượng dạy học bộ môn, tìm hiểu nguyên nhân
của thực trạng đó.
- Nghiên cứu các loại tài liệu thành văn, tìm hiểu những cơ sở lý luận của
nâng cao hiệu quả dạy học ở nhà trường.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: Đề xuất những biện pháp sư phạm phù
hợp tiến hành dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trung học.


7


- Thực nghiệm, đối chiếu, phân tích, so sánh: Thực nghiệm để kiểm chứng
những biện pháp sư phạm mà đề tài nêu ra. Từ đó, rút ra kết luận khoa học, nêu
những đề xuất từ việc nghiên cứu vấn đề này.

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận chung về việc vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
“Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống
nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng.
Các sự vật, hiện tuợng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác
nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của vật chất. Nhờ
có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại
trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định.
Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng, liên hệ là
phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một
hiện tượng trong thế giới"
Đối với lịch sử càng phải có quan điểm toàn diện khi nhận thức các vấn đề,
bởi một trong những nguyên lí của triết học là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến,
các sự vật hiện tượng đều có quan hệ với nhau. Vì vậy, khi nhận thức một vấn đề
cần phải đặt nó trong tọa độ chiều dọc hoặc chiều ngang để thấy được mối quan
hệ giữa chúng, không nên xem xét hiện tượng, sự kiện một cách đơn lẻ.
Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với
nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan
hệ xác định. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm
toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên

hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức
đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa
các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua
8


lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián
tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, chúng ta sẽ được học các môn học
bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm
các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa. Giữa các
bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Ví như giữa Văn học và Lịch sử có
liên hệ, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta
những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng, như
đọc tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, học sinh sẽ hiểu về chính sách sưu,
thuế mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu được những chính sách áp bức, bóc lột
của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông
dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng
vẫn không đủ sống, mà tôi nghĩ bằng ngôn từ của mình giáo viên khó có thể
khắc họa hết những tủi nhục, đắng cay mà người dân phải gánh chịu. Và cũng
khó tìm thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân
ta trong cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn
Trãi:
Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
( Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Ngược lại, Lịch sử cũng góp phần hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải
hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ

thuật cũng như nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Hay
như Địa lí chẳng hạn, điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch
sử các nước, hiểu được vị trí địa lí, ta sẽ giải thích được vì sao quân dân ta lại ba
lần đánh thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng,...

9


Giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cũng có quan hệ gắn bó với
nhau, như môn Vật lí bằng phương pháp phóng xạ cacbon đã giúp xác định niên
đại các di vật cổ xưa; còn Hóa học giúp bảo quản các tài liệu thành văn,...
Lịch sử xã hội loài người là một tổng thể thống nhất bao gồm tất cả các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chức năng của bộ môn là cung cấp những
kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người (thế giới và dân
tộc), việc nắm vững những sự kiện, quá trình lịch sử đòi hỏi phải nắm kiến thức
liên quan đến khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Do đó, việc nghiên cứu và
trình bày lịch sử xã hội loài người không thể trình bày một cách phiến diện. Sử
dụng mối liên hệ giữa các môn học tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một
cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung của một số
môn học có liên quan góp phần hình thành ở học sinh hệ thống thống nhất
những quan điểm về xã hội hiện đại, hiểu sâu hơn về sự phát triển biện chứng
của lịch sử.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lich sử ở trường phổ thông mà đặc
biệt là giảng dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 12 thì việc vận dụng kiến thức liên
môn là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các
môn học với môn Lịch sử, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học,
tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với
nhau. “Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng

tích hợp trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm
của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái
toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với
nhau như: Lí - Hóa - Sinh, Văn - Sử - Địa. Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ
hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông
thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau,
chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp, việc tích hợp được thực hiện
10


trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến
những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, không trình bày trùng lặp
trong biên soạn sách giáo khoa và quá trình dạy học mà chỉ khai thác, vận dụng
các kiến thức có liên quan đến các bộ môn khác.
Khoa học lịch sử thuộc nhóm khoa học xã hội nên giữa chúng có quan hệ
với nhau, giữa Lịch sử - Văn học, giữa Lịch sử - Địa lí, giữa Lịch sử - Giáo dục
công dân (GDCD),... kiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau.
Muốn hiểu được một tác phẩm văn học, phải hiểu được hoàn cảnh sáng tác tức
là phải biết hoàn cảnh lịch sử, kiến thức của triết học sẽ giúp ta hiểu về lực
lượng sản xuất là gì, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực cho xã hội
phát triển. Khi dạy bài “Bình Ngô đại cáo”, giáo viên không thể không nhắc tới
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng như khi học bài “Ai tư vãn”, chúng ta có sự
đồng cảm với nỗi lòng của Công chúa Ngọc Hân với tình cảm của người vợ
dành cho chồng và đó cũng chính là tình cảm của toàn dân tộc Việt Nam trước
sự ra đi quá đột ngột của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Vì vậy,
vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học Lịch sử là việc thực hiện tính kế
thừa trong nhận thức các khóa trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đến kim,
làm cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách thống nhất, liên tục,
tránh nhận thức rời rạc, tản mạn. Đồng thời, học sinh có thể thấy mối liên hệ

hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các môn học, từ đó phát triển
tư duy cho hoc sinh.
2.1.2 Vai trò và ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy
học Lịch sử ở trường phổ thông
2.1.2.1 Vai trò
Vận dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học
ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng.
Vận dụng kiến thức liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọng
không thể thiếu trong dạy học Lịch sử và được sử dụng như tài liệu tham khảo.
Mặt khác, vận dụng kiến thức liên môn còn là biện pháp đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Nếu sử dụng tốt kiến thức
11


liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học Lịch sử.
2.1.2.2 Ý nghĩa
Về mặt giáo dưỡng: Vận dụng kiến thức kiên môn đảm bảo được tính toàn
vẹn của kiến thức trên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại.
Kiến thức liên môn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi
học tách rời các bộ môn. Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức lịch sử và
gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Về mặt giáo dục: Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có ưu thế trong việc
phát triển con người toàn diện. Khi học lịch sử, các em hiểu sâu sắc sự kiện,
hiện tượng lịch sử thì các em sẽ nảy sinh nhiều trạng thái xúc cảm: vui, buồn, lo
lắng, hồi hộp, khâm phục hay căm ghét... Điều này sẽ tạo cơ sở để giáo dục tư
tưởng tình cảm đạo đức một cách đúng đắn cho các em.
Về kỹ năng: Việc vận dụng kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú cho học
sinh trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp cơ bản thúc đẩy quá
trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. Nếu hiểu được kiến thức thì các em

sẽ hình thành các kỹ năng: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ
kiến thức đã học vào cuộc sống.
2.2. Thực trạng của việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học
Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn
Từ lâu, vai trò của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ đã được
thừa nhận là vô cùng to lớn, thể hiện ở cả ba mặt: trí tuệ, nhân cách và năng lực
tư duy, nhận thức. Vì vậy, vấn đề dạy học Lịch sử hiện nay khiến cho nhiều
người phải trăn trở, suy nghĩ.
Hiện nay, giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học,
đều quan tâm đến việc vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy lịch
sử thông qua việc kết hợp hợp các phương pháp vào giảng dạy lịch sử như
phương pháp giải thích, phân tích, trao đổi đàm thoại,...nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả giáo dục.
12


Khi giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Lịch sử thì số học
sinh có hứng thú tìm hiểu lịch sử ngày càng nhiều hơn.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy lịch
sử, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Cụ thể:
Về chương trình, sách giáo khoa: thiết kế nặng, không liên thông
giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lặp một số kiến
thức giữa các cấp học.
Sách giáo khoa biên soạn theo hướng nặng về cung cấp
kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho
học sinh. Sách giáo khoa thể hiện dưới hình thức một môn khoa
học, nên một số kiến thức hàn lâm không thực sự cần thiết cho
thực tế vẫn được đưa vào. Nội dung nhiều bài rất khô khan về
kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử, chiến tranh cách

mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với
văn học, khoa học,…
Giáo viên: coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong sách
giáo khoa (lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử). Ít vận dụng
kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục (xem nhẹ việc dạy
để giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn),... dẫn đến tiết dạy khô
khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, liệt kê sự kiện.
Điều này dễ sa vào lối dạy "đọc – chép".
Học sinh: ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc. Không
nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống
xã hội, về kiến thức liên môn nên dẫn đến nhàm chán, không
yêu thích bộ môn Lịch sử. Nhiều học sinh còn viết sai chính tả;
hiểu biết địa lí, lịch sử rất mù mờ. Trong khí đó, theo đúng
chuẩn giáo dục quốc tế thì cấp học phổ thông phải trang bị cho
học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện.
13


Những lần thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua đã rung
lên tiếng chuông báo động về tình trạng hiểu biết sai lệch về
lịch sử của học sinh. Qua các bài thi môn Lịch sử, có thể thấy
kiến thức lịch sử và kiến thức về văn hóa, xã hội, địa lý,...của thí
sinh nói chung là rất kém. Có thí sinh viết một cách hào hùng về
trận "Điện Biên Phủ trên không" diễn ra ở Điện Biên, có thí sinh
còn cho rằng trận Phay Khắt và Nà Ngần của đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân là ở Lào,...Hay đơn cử ngay trong
kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, số học sinh chọn thi tốt
nghiệp môn Lịch sử rất ít, có những trường không có học sinh
đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Đây là một thực trạng đáng

lo ngại.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về chất lượng học tập lịch sử.
Tuy nhiên, xét một cách khách quan người giáo viên lịch sử có trách nhiệm rất
lớn trong vấn đề này.
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, khâu đột phá quan trọng đầu
tiên phải từ người giáo viên. Người giáo viên phải có những đổi mới cụ thể, thiết
thực trong dạy học bộ môn.
Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là một vấn đề phức tạp, nó đòi
hỏi sự nỗ lực của các nhà giáo dục và học sinh. Hiện nay vấn đề này đã và đang
được tiến hành và hoàn thiện, trong đó việc vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học lịch sử cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học nói chung, trong dạy học
lịch sử nói riêng là một nguyên tắc quan trọng , nhưng không phải giáo viên nào
cũng vận dụng nó một cách hợp lý trong quá trình dạy học lịch sử. Điều này có
nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là do điều kiện thời gian của một
tiết học, do lượng kiến thức lớn cho nên giáo viên không có điều kiện để đề cập
đến kiến thức liên môn. Có một số giáo viên chưa thật đầu tư công sức để tìm
hiểu kiến thức liên môn như Văn học, Địa lý, GDCD... trong dạy học lịch sử.
14


Điều này đặt ra yêu cầu là cần phải nhận thức đúng đắn và vận dụng có hiệu quả
nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử.
Nguyên nhân nữa là điều kiện tổ chức dạy học bộ môn Lịch sử trong nhà
trường phổ thông. Tuy những năm gần đây cũng đã có nhiều tiến bộ, đó là đã có
những tư liệu, tài liệu, thiết bị dạy học nhưng chủ yếu là tranh, sơ đồ, lược đồ...
tức là chất liệu dạy học bằng giấy, khi đưa lên dạy thì rất cồng kềnh. Sau này có
ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có phần mềm powerpoint, học sinh bắt
đầu có hứng thú học nhưng số lượng phòng máy còn ít, đây là một hạn chế về

điều kiện dạy học, sự đầu tư của ngành giáo dục đối với bộ môn này so với bộ
môn khác chưa đồng đều.
Về phía học sinh
Đa số học sinh đều cho rằng học lịch sử khó nhớ, có quá nhiều sự kiện
ngày tháng nên không thích học. Một số học sinh lại thấy giờ học lịch sử khô
khan nên các em không hứng thú, bởi vậy chỉ có số ít học sinh tích cực hay phát
biểu còn lại chỉ biết nghe và chép. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều
đó là vì các em thấy giờ học chỉ đơn thuần kiến thức lịch sử nên giờ học nặng
nề, khô khan, các em chưa thấy được sự liên hệ giữa kiến thức lịch sử với các
môn học khác.
Mặt khác học sinh chúng ta khi học và thi bộ môn Lịch sử còn nhiều áp
lực: thứ nhất là định hướng của phụ huynh, của gia đình; thứ hai là vấn đề thi cử,
nó khiến cho học sinh không đầu tư nhiều về mặt thời gian cho bộ môn này, mặc
dù có nhiều em vẫn thích học môn Lịch sử.
Qua thực tiễn, tôi nhận thấy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy
học lịch sử chưa được sử dụng nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu các biện pháp để
vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử có hiệu quả là vấn đề có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn.
2.3. Những biện pháp cụ thể
2.3.1 Xác định kiến thức các môn có liên quan có thể sử dụng trong
dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT

15


- Kiến thức về Văn học: Các tác phẩm văn học là nguồn tư liệu quan trọng
đối với việc dạy học lịch sử và có ý nghĩa to lớn trong giáo dục và giáo dưỡng.
Có nhiều loại tư liệu văn học có thể sử dụng trong giảng dạy Lịch sử Việt
Nam lớp 12 THPT như văn học dân gian, các tác phẩm văn học yêu nước, cách
mạng, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán,...như tác phẩm "Tắt đèn" của

Ngô Tất Tố, "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan, "Chí Phèo", "Lão
Hạc", "Đời thừa",...của Nam Cao, 'Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn
Thi, thơ ca trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh, "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam,
"Việt Bắc" của Tố Hữu, "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Rừng xà nu" của Nguyễn
Trung Thành,...
- Kiến thức về Địa lí: Sử dụng lược đồ tự nhiên Việt Nam kết hợp các lược
đồ như phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh để xác định địa điểm xảy ra các cuộc
đấu tranh và lý giải điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng, tác động đến phong trào
đấu tranh như thế nào.
Lược đồ phong trào dân chủ 1936 – 1939 để tìm hiểu những nơi xảy ra các
cuộc đấu tranh lớn.
Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc, lược đồ Cách mạng tháng Tám năm
1945 để tìm hiểu nơi diễn ra các cuộc khởi nghĩa,…
Lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, lược đồ chiến dịch
Biên giới thu – đông năm 1950, lược đồ chiến trường Đông Dương năm 1953 –
1954, lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954... kết hợp kiến thức về vị trí
địa lí, điều kiện tự nhiên,... đã tác động đến cuộc kháng chiến đó ra sao...
- Kiến thức về môn GDCD: Với yêu cầu đặc trưng là giúp học
sinh hiểu rõ từng thời kì phát triển của xã hội để có những nhận
thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp
nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn giáo dục công dân
như “ Công dân với các vấn đề về chính trị - xã hội” tìm hiểu về
Chủ nghĩa xã hội với những đặc trưng cơ bản của Nhà nước
pháp quyền XHCN,…hay kết hợp nội dung giáo dục đạo đức, kỹ

16


năng sống cho học sinh, giáo dục lòng yêu quê hương đất
nước…

2.3.2. Những yêu cầu cơ bản khi vận dụng kiến thức liên môn trong
dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học: tức
phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
toàn diện học sinh nên phải thực hiện một cách thường xuyên, có kế hoạch, song
không gò ép khiên cưỡng.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ
bản của bài học.
- Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh, phải
góp phần phát triển năng lực tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn cho học sinh:
giáo viên cần nhận thức, vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học ở trường
phổ thông là phương tiện quan trọng để đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, góp phần tạo hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong quá
trình học tập. Do vậy, các tài liệu được lựa chọn phải phù hợp với thời gian cho
phép của giờ học, phù hợp với cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Đồng thời, phải tương ứng về nội dung bài học không làm loãng kiến thức trong
giờ học.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh:
giáo viên phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu
được sử dụng, nhất là các tài liệu khai thác trên mạng Internet. Cần chú ý lựa
chọn các tài liệu điển hình nhất, cơ bản nhất để đưa vào các bài học sao cho vừa
sức học sinh, không phân tán, làm mất thời gian. Đặc biệt, phải biết sắp xếp các
tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài dạy, kết hợp với các phương
tiện trực quan, kỹ thuật hiện đại khác để bài học sinh động, hấp dẫn.
- Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu
cầu kiến thức của bài: vận dụng kiến thức liên môn phải kết hợp linh hoạt các
biện pháp sư phạm (sử dụng bài tập nhận thức, đồ dùng trực quan, tài liệu tham
khảo...) tạo điều kiện cho học sinh được trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến của
17



mình. Trên cơ sở đó trang bị cho các em phương pháp nhận thức khoa học, biết
cách phân tích, đánh giá để tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động,
tích cực nhất.
2.3.4. Một số biện pháp cụ thể khi vận dụng kiến thức liên môn trong
giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT
Trong dạy học Lịch sử, cũng như các bộ môn khác ở trường phổ thông,
việc tiến hành bài học trong giờ học nội khóa là một hình thức cơ bản nhất,
chiếm vị trí chủ đạo trong các hoạt động dạy và học. Có nhiều biện pháp vận
dụng kiến thức liên môn trong giờ học nội khóa môn Lịch sử nhưng phải đảm
bảo việc sử dụng đúng SGK, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học
sinh trong học tập. Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của từng bài, từng hoạt
động, hình thức tổ chức giờ học mà giáo viên có biện pháp hướng dẫn học sinh
lớp 12 biết vận dụng kiến thức liên môn để chiếm lĩnh kiến thức lịch sử Việt
Nam.
Có nhiều loại tài liệu tham khảo mà ta có thể sưu tầm để nghiên cứu và
phục vụ tốt cho việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử Việt
Nam lớp 12 THPT như tài liệu Văn học, Địa lý, GDCD… Các loại tài liệu này
có nhiều tại các nhà sách, thư viện, đặc biệt là trên mạng Internet với công cụ
tìm kiếm Google, ta có thể download nhiều trang tư liệu quí, xây dựng kho tư
liệu học mở của nhóm, tổ để dùng chung vào việc soạn giảng.
Sau đây, là một số biện pháp sư phạm cụ thể :
2.3.4.1. Vận dụng kiến thức liên môn để cụ thể hóa các sự kiện, nhân
vật lịch sử
Một trong những biện pháp đổi mới dạy học hiện nay đang được quan tâm
đó là phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Riêng đối với môn học Lịch sử,
những kiến thức văn học có ưu thế trong việc làm sinh động hóa, cụ thể hóa
những sự kiện, nhân vật lịch sử khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT
Vận dụng kiến thức Văn học: giữa văn học và sử học có mối
liên hệ khăng khít. Các trích đoạn thơ văn có tác dụng minh

hoạ, cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quát giúp học
18


sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện lịch sử. Các tác
phẩm văn học, bằng

những hình tượng cụ thể sẽ tác động

mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người học, góp phần quan
trọng làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú
học tập của học sinh.
Bằng những hình tượng cụ thể văn học có tác động mạnh mẽ đến tư
tưởng, tình cảm của người học.. Vận dụng các tác phẩm văn học góp phần làm
cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh, khắc
phục tính khô khan, khó hiểu của sự kiện lịch sử.
Có nhiều loại tư liệu văn học có thể sử dụng trong giảng dạy Lịch sử,
nhưng khi dạy phần Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT thì chủ yếu là các tác phẩm
văn học yêu nước, cách mạng luôn phản ánh các sự kiện lịch sử chiến tranh cách
mạng, khắc họa hình tượng cụ thể về các chiến sĩ yêu nước và các nhà cách
mạng Việt Nam. Giáo viên dạy sử có thể khai thác nội dung của các tác phẩm
này để minh hoạ cho những nội dung lịch sử. Ví dụ:
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925
- Làm sáng tỏ tội ác của thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ
của nhân dân ta do chính sách bóc lột bằng cách mở đồn điền hết sức tàn bạo.
“Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!”
(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)

- Khi giảng về những chuyển biến mới về tình hình kinh tế xã hội nước ta,
giáo viên có thể nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay tác
phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11) để thấy được hình ảnh nông
thôn và thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám.
- Khi giảng mục 3: “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc”, để minh hoạ cho sự
kiện Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa Mác – Lê Nin, niềm vui tột đỉnh
khi Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là con
19


đường cách mạng vô sản, giáo viên có thể sử dụng một đoạn trong bài thơ
“Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên:
“...Luận cương đến với Bác Hồ
Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ LêNin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin...”
Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán cũng giúp giáo viên khôi phục
bức tranh xã hội trong quá khứ, để học học sinh hiểu một cách đầy đủ và toàn
diện hơn về một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ví dụ: Khi giảng về sự phân hoá giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ
XX (Lịch sử 12, Bài 12, trang 77-78) ta có thể sử dụng nội dung của các tác
phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan,
“Chí Phèo” của Nam Cao để minh hoạ cho thân phận bế tắc, bần cùng của giai
cấp nông dân trong chế độ thực dân phong kiến: chế độ sưu thuế đã đưa đến bi
kịch tan nát của gia đình chị Dậu, hay sự đi vào con đường lưu manh hoá, biến
chất của một bộ phận nông dân như Chí Phèo,…
Trong bài 12, bài 13: giáo viên cũng nhắc lại đôi nét về tác phẩm “Vi hành” của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân đạo
(năm 1923). Tác phẩm vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của vua Khải Định,…

Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Trình bày diễn biến của phong trào Cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ
– Tĩnh, giáo viên có thể sử dụng " Bài ca cách mạng" - Đặng Chính Kỷ
“...Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước,

Tổng này, xã nọ kết liên,

Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên.

Ta hò, ta hét, thét lên mau nào !

Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,

Trên gió cả cờ đào phất thẳng,

Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.

Dưới đất bằng giấy trắng tung ra

Không có lẽ ta ngồi chịu chết?

Giữa thành một trận xông pha,

Phải cùng nhau cương quyết một phen.
Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng..."
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939
20


Sách Ngữ văn 11 còn một số tác phẩm như “Tinh thần thể dục” của tác

giả Nguyễn Công Hoan, giáo viên dạy lịch sử cũng biết và nhắc lại cho học sinh
thấy được tính chất bịp bợm của phong trào này; bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là
lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Đảng,...
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám
(1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
- Nhằm khắc họa hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của Người khi
trở về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể khai thác sử
dụng bài thơ “Theo chân Bác” - Tố Hữu:
“…Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương hòn đất, ấm hơi Người
Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi
Ngoài ra, giáo viên nhắc lại trong sách Ngữ văn 11, học sinh đã học bài
“Chiều tối”, “Lai Tân” trích trong tập “Nhật kí trong tù”. Sách Ngữ văn 12 đã
dạy và cho học sinh tìm hiểu về bản “Ttuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh – đây là văn kiện lịch sử quan trọng đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của
nước Việt Nam.
Bài 17: Nước Việt nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến
trước ngày 19/12/1946.
- Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám: khi nói đến nạn đói năm
1945, giáo viên nhắc lại học sinh liên tưởng đến các nhân vật như Chị Dậu hoặc
hỏi về tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân; tác phẩm “Một bữa no” của
Nam Cao,…và đặc biệt là phải nói đến đoạn trích trong Hồi kí “Những năm
tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

21



Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp (1951 – 1953)
- Khi giáo viên giảng về sự giúp đỡ của nhân dân Việt Nam với nước bạn
Lào, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng sẽ làm cho học sinh rất chăm chú nghe
giảng,…
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc
1953-1954
- Với quyết tâm đánh bại kẻ thù trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân
dân ta không ngại hy sinh gian khổ, giáo viên sử dung đoạn trích trong bài thơ
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu để cụ thể hóa về nhân vật lịch sử:
"...Những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, mắt nhắm, còn ôm…”
Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống dế quốc Mĩ xâm
lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
- Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai
miền đang trên đà thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969. Đó
là một tổn thất vô cùng to lớn đối với dân tộc ta, đối với cách mạng nước ta. Để
lại nỗi tiếc thương khôn nguôi:
"...Bác đã đi rồi sao, Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười..."
(Bác ơi - Tố Hữu)
Trong bài 21, 22, 23 – SGK Lịch sử 12 THPT, khi giảng về tình hình miền

Bắc trong cuộc cách mạng XHCN thì bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên
là một ví dụ liên hệ điển hình nhất.
22


Ở miền Nam, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược, truyện “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành; “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi,…
Giáo viên cho học sinh hiểu rõ về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống
lại kẻ thù mạnh nhất từ xưa đến nay. Tình yêu gia đình, tình yêu đất nước đã tạo
nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp dân tộc ta chiến thắng bất kì một kẻ thù hung
hãn nào.
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc giải phóng
hoàn toàn miền Nam 1973-1975
- Với chiến dịch Hồ Chí Minh, toàn thắng đã về ta, trong giờ phút thiêng
liêng ấy lòng mỗi người dân đều rạo rực muốn dâng chiến công lên Bác:
"...Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa..."
(Toàn thắng về ta - Tố Hữu)
Nói chung, các tác phẩm văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội
loài người qua các thời đại lịch sử, mà giáo viên có thể vận dụng có hiệu quả để
khôi phục hình ảnh quá khứ và giáo dục tư tưởng đạo đức và truyền thống cho
học sinh. Việc vận dụng kiến thức liên môn giúp người học nhận thức được sự
phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ hữu cơ
giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử, khắc
phục được tính rời rạc tản mạn trong kiến thức.
Tuy nhiên khi sử dụng các tài liệu văn học, giáo viên cần phải nghiên cứu
kỹ và chắt lọc những trích đoạn thơ văn thật ngắn, có nội dung tiến bộ, phản ánh
lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng

của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài học lịch sử.
Vận dụng kiến thức môn Địa lí: Hai môn Địa lí và Lịch sử đều có
những nội dung thuộc nhóm khoa học xã hội nhân văn, đều
nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan
hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tuy rằng
23


mỗi môn học có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý đến quá trình
hình thành và phát triển của xã hội, trong khi đó Địa lí chú ý
đến tính không gian lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang
diễn ra hiện nay). Tuy vậy, giữa chúng có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra
trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ
thể, trong đó có các điều kiện địa lí.
Một cuộc họp, hội nghị, một trận đánh,… đều diễn ra ở một địa điểm nhất định.
Để học sinh hiểu bài học hơn thì việc dạy học lịch sử kết hợp với việc sử dụng
bản đồ là cực kì cần thiết. Bởi vì, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và
những mối liên hệ các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà
không một phương tiện nào khác có thể làm được. Bản đồ được coi là phương
tiện trực quan, một cuốn sách giáo khoa thứ hai.
Để sử dụng bản đồ có hiệu quả, người giáo viên phải có kiến thức cơ bản
về bản đồ. Lâu nay, bản đồ trong sách giáo khoa ít được chú ý. Nhiều người cho
rằng bản đồ chỉ có tính chất minh họa cho bài viết. Thực tế không đơn giản như
vậy. Trong mỗi cuốn sách giáo khoa đều có phần hình và phần chữ. Hình có khi
chỉ là yếu tố minh họa cho chữ, song cũng có khi nó bổ sung nội dung mà phần
chữ không thể trình bày được. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên
cứu và khẳng định bộ não chúng ta ghi nhớ hình ảnh lâu hơn là chữ, vì thế sử
dụng tài liệu môn Địa lí, nhất là sử dụng bản đồ trong dạy học Lịch sử là rất cần
thiết. Hiện nay, hầu hết thư viện trường nào cũng có bản đồ để dùng trong việc

dạy Lịch sử. Việc này là rất tốt vì giúp học sinh chăm chú hơn, hình dung ra các
địa điểm, trận đánh, chiến dịch trên bản đồ… từ đó, học sinh ghi nhớ lâu hơn.
Việc sử dụng bản đồ càng gây ấn tượng tốt hơn khi giáo viên vẽ được lược đồ
nước ta thật nhanh trên bảng, rồi cho học trò điền lại các thông tin…
Giáo viên không chỉ giảng hay khi kết hợp với môn Văn học mà còn vẽ đẹp
thì càng thu hút học trò hơn, đó cũng là góp một phần nhỏ trong việc nâng cao
hiệu quả của bài học Lịch sử.

24


2.3.2.2. Vận dụng kiến thức liên môn để nêu quy luật, rút ra bài học
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam có rất nhiều bài học sâu sắc, quý báu đã được các nhà
nghiên cứu tổng kết và đúc rút ra, có sẵn trong SGK Lịch sử. Tuy nhiên, nhiệm
vụ của người giáo viên không phải là thông báo cho học sinh những quy luật,
bài học lịch sử, mà phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những
quy luật lịch sử qua các thời đại. Mặt khác, SGK hiện nay được viết theo hướng
giảm rất nhiều phần kết luận khái quát. Vì vậy, việc tổ chức, hướng dẫn học sinh
rút ra quy luật, bài học lịch sử là một yêu cầu không thể thiếu. Song, không phải
tài liệu nào cũng có thể sử dụng để rút ra bài học lịch sử được. Điều này đòi hỏi
giáo viên cần phải đầu tư nhiều công sức trong việc lựa chọn tài liệu để vận
dụng vào việc dạy học Lịch sử.
Vận dụng kiến thức Văn học: có nhiều loại tài liệu văn học song giáo
viên có thể khai thác tài liệu về văn học dân gian để vận dụng vào giảng dạy lịch
sử Việt Nam lớp 12.
Ví dụ, cho HS dễ dàng rút ra được bài học về sự đoàn kết toàn dân, toàn
quân ta, thống nhất một lòng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc (1939 –
1945) và nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 –
1954), nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) giáo

viên có thể vận dụng những câu ca dao như :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Qua đây, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra bài học quý báu của cha ông
để lại và vận dụng vào vào thực tiễn cuộc sống: muốn tồn tại và phát triển thì
các thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam phải luôn đoàn kết lại với
nhau, luôn đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, phải thực sự thương yêu nhau. Tình yêu
25


×