Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
CHƯƠNG TRÌNH LỚP 5A- TUẦN 15
(Từ ngày 3 tháng 12 đến 7 tháng 12 năm 2018)
Thứ
ngày
Buổi/tiết
Sáng
Hai
3/12
Chiều
Sáng
Ba
4/12
Tư
5/12
Chiều
Sáng
Sáng
Năm
6/12
Chiều
Sáng
Sáu
7/12
Chiều
1
2
3
4
5
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
5
1
2
3
4
1
2
3
1
2
3
4
1
2
3
Môn
Tên bài dạy
ĐDSD
GDTT
Toán
Tập đọc
Luyện tập
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
VBT, BP
BP
Chính tả
Toán
LTVC
NV: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Luyện tập chung
MRVT: Hạnh phúc
BP
BP
BP
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Truyện kể
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
Toán
Luyện tập chung
BP
TLV
Khoa học
Toán
Địa lí
Luyện tập tả người ( tả hoạt động)
Thủy tinh
Tỉ số phần trăm
Thương mại và du lịch
BP, phiếu
LTVC
Tổng kết vốn từ
Khoa học
Toán
TLV
Cao su
OLTV
OLT
SHTT
Ôn luyện Tuần 15
Ôn luyện Tuần 15
Sinh hoạt Lớp
BP
Tranh, ảnh
BP
Luyện tập tả người ( tả hoạt động)
TUẦN 15
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
BP
BP
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Rèn kĩ năng thực hiện đặt tính, chia một số thập phân cho một số thập phân, vận
dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và vân dung KTTH vào cuộc sống.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c), bài 2a, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ 1: Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a, 17,55 : 3,9
b, 0,603 : 0,09
c, 0,3068 : 0,26
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và KL: Cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đặt tính và cách chia một số thập phân cho
một số thập phân.
+ Vận dụng để chia đúng các phép tính.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*HĐ 2: Bài 2a: Tìm x
x x 1,8 = 72
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và KL: Cách tìm thừa số chưa biết và quy tắc chia một số tự nhiên cho
một số thập phân.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được cách tìm thừa số chưa biết với số thập phân.
+ Vận dụng để tính đúng thừa số chưa biết.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*HĐ 3: Bài 3: Giải toán
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Cá nhân đọc thầm bài toán, xác định dạng và tự giải vào vở
- Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất cách giải, thống nhất đáp án.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và KL: Cách giải dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1).
*Đánh giá :
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách giải dạng toán tỷ lệ.
+ Vận dụng để giải đúng bài toán.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ cùng người thân hoặc bạn bè về cách chia một số thập phân cho một số
thập phân bằng những ví dụ cụ thể.
***********************************************
TẬP ĐỌC
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội
dung từng đoạn.
- Hiểu ND: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em được học
hành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
- GDHS biết yêu thương, kính trọng thầy cô giáo.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt câu trả lời theo cách hiểu của mình.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SG, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
*Đánh giá:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
- Phương pháp: Quan sát quá trình.
- Kĩ thuật: Ghi chép các sự kiện thường nhật.
*Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu,
các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Cùng luyện đọc
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia
sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
+ Câu 2: Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi
hội. Họ trải đường đi cho cô giáo từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng ...
+ Câu 3: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im
phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Câu 4: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
+ Chốt ND bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em được
học hành..
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 5: Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 3 trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc vui, hồ hởi, thể hiện đúng lời
của các nhân vật.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
***************************************************
Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2018
CHÍNH TẢ (Nghe - viết) ):
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình
thức đoạn văn xuôi. Làm đúng BT2b, BT3a.
- Rèn luyện kĩ năng viết.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác nhóm.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Hiểu nội dung bài viết.
+ Nắm được cách trình bày một đoạn văn xuôi.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Phân tích cấu tạo âm vần, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ
viết.
- Gọi 1HS đọc lại đoạn viết, lớp nhẩm thầm.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn cho học sinh viết chưa đẹp.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá: Kĩ năng viết chính tả của HS
+ Viết chính xác từ khó: Bn Chư Lênh, Y Hoa, lồng ngực.
+ Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tơn vinh HS.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2b: Tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hồn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt: Cách phân biệt dấu hỏi/ngã.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Phân biệt được tiếng chỉ khác nhau ở thanh hỏi/thanh ngã.
+ Tự học tốt hồn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
Bài 3a: Tìm tiếng có âm đầu là tr hay ch thích hợp với mỗi ơ trống.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hồn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Đánh giá thường xun:
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tìm được tiếng có âm đầu tr hay ch thích hợp với mỡi ơ trống để hồn thiện đoạn
văn.
+ Tự học tốt hồn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng: - Tập viết lại những chữ mình chưa hài lòng.
- Biết trình bày đúng một văn bản đẹp mắt, khoa học và sáng tạo.
******************************************
TỐN :
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
GV: Hồng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Thực hiện các phép tính với số thập phân. So sánh số thập phân.
- Rèn kĩ năng đặt tính rồi tính, so sánh số thập phân; vận dụng để tìm x.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b), bài 2(cột 1), bài 4(a, c).
*ND điều chỉnh: Không làm bài tập 1c
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*HĐ1: Bài 1: Tính: a, 400 + 50 + 0,07
b, 100 + 7 +
8
100
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn cộng số tròn trăm, tròn chục với STP, bạn làm thế nào?
? Muốn số tự nhiên với phân số thập phân, bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách đổi PS TP sang số thập phân và cách cộng các số tròn
chục, tròn trăm với số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đổi phân số thập phân sang số thập phân rồi
thực hiện tính giá trị các biểu thức.
+ Vận dụng để tính đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*HĐ2: Bài 2: Điền dấu <; >; =
4
3
5
...
4,35
14,09 ...
14
1
10
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn điền đúng dấu vào chỗ chấm bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển hỗn số sang số thập phân rồi so sánh; Chốt cách so
sánh 2 số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được cách đổi hỗn số sang số thập phân và cách so
sánh 2 số thập phân.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
+ Thực hành đổi và so sánh đúng 2 số thập phân.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*HĐ 3: Bài 4: Tìm x
a, 0,8 x x = 1,2 x 10
c, 25 : x = 16 : 10
- Cá nhân làm vào vở.
- Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tìm thừa số chưa biết bạn làm thế nào?
? Muốn tìm số chia bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách tìm thừa số chưa biết và cách tìm số chia
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách tìm thành phần chưa biết của phép nhân;
phép chia.
+ Vận dụng để tính đúng các thành phần chưa biết của phép nhân; phép chia.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách chia một số thập phân cho một số
thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép tính bằng những ví dụ cụ thể.
*****************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1). Tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ
hạnh phúc (BT2). Xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh
phúc (BT4)
- Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hành phúc.
- GDHS có ý thức sống tốt, biết hòa thuận, yêu thương những người trong gia đình.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
*ND điều chỉnh: Không làm BT3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
*Việc 1: Bài 1: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thực hiện đọc thầm ba ý ở SGK và thảo luận theo
nhóm đôi rồi trao đổi trong nhóm cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn
đạt được ý nguyện.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được nghĩa của từ “hạnh phúc”.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
- Cặp đôi trao đổi với nhau rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: + Khái niệm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
+ Các từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn.
+ Các từ trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc khái niệm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
+ Vận dụng để tìm đúng các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Bài 4: Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình
hạnh phúc.
- Cá nhân đọc thầm các yếu tố và xác định yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia
đình hạnh phúc rồi làm vào VBTGK.
- Cá nhân trao đổi với bạn ngồi bên cạnh và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Các ý đó đều là yếu tố tạo nên một gia đình hạnh phúc nhưng
yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc là mọi người trong gia đình
sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh
phúc là mọi người trong gia đình sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về khái niệm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; nêu
từ trái nghĩa (đồng nghĩa) với từ “hạnh phúc”.
***********************************
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp
sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống
lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân; lời kể rõ ràng, ngắn gọn.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện đã kể, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- GDHS có ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- HS biết kể chuyện và biểu diễn tự tin, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát, thể hiện được
giọng nói của nhân vật.
*HS có năng lực: Kể được một câu chuyện ngoài SGK.
II.Chuẩn bị: Một số truyện nói về những người đã góp sức mình chống ...
III. Hoạt động học:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề
- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: góp sức, chống đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của
nhân dân, được nghe, được đọc.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài.
? Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này?
*Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở
ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận
dụng kể những câu chuyện đó.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Dựa vào gợi ý ở SGK, chọn được một câu chuyện em đã nghe
hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh
phúc của nhân dân.
+ Trình tự kể một câu chuyện: Giới thiệu câu chuyện; kể diễn của câu chuyện; có thể
nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện.
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn.
*Việc 2: Kể chuyện
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có
hay, mới và hấp dẫn không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Đặt câu hỏi, kể chuyện, tôn vinh HS.
*Việc 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Cặp đôi trao đổi, thảo luận với nhau về ý nghĩa câu chuyện:
? Câu chuyện bạn vừa kể nói về điều gì?
? Để đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bài trừ các tệ nạn xã hội, bạn cần làm gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Những việc cần làm để đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được ý nghĩa câu chuyện, những việc cần làm để đấu tranh
chống đói nghèo, lạc hậu, bài trừ các tệ nạn xã hội.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
B. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
************************************
TẬP ĐỌC:
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất
nước. (TL được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK).
- GDHS lòng yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
*HS có năng lực: Đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
*Đánh giá thường xuyên:
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Tiêu chí đánh giá: Nắm được các đoạn và giọng đọc của từng đoạn.
- Phương pháp: Quan sát quá trình.
- Kĩ thuật: Ghi chép các sự kiện thường nhật.
*Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu,
các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng tiếng, từ ngữ. Giải thích được nghĩa của từ trong bài.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Cùng luyện đọc
- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia
sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá
và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Hiểu được nội dung của bài
+ Câu 1: Các chi tiết nói về ngôi nhà đang xây là giàn giáo tựa cái lồng; Trụ bê tông
nhú lên; Bác thợ nề cầm bay làm việc; Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu
vôi, gạch; Những rãnh tường chưa trát.
+ Câu 2: Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây; Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm
xong; Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch; Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn
lên cùng trời xanh.
+ Câu 3: Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa; Nắng đứng ngủ
quên trên những bức tường; Làn gió mang hương ử đầy những rãnh tường chưa trát;
Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
+ Chốt ND bài: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất
nước.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí.
+ Đọc trôi chảy, lưu loát.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
*Việc 5: Luyện đọc diễn cảm bài thơ.
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm khổ thơ 1 trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Đọc diễn cảm, giọng giọng vui, tự hào.
- Phương pháp: Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
****************************************
Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2018
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b, c), bài 2a, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 266,22 : 34
b, 483 : 35
3,6
c, 91,08
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn chia một STP cho một số tự nhiên, bạn làm thế nào?
? Muốn chia một số thập phân cho một phân số thập phân, bạn làm thế nào?
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
:
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Nhận xét và chốt: Cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên; chia một số
thập phân cho một số thập phân.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách đặt tính và cách chia một số thập phân cho
một số tự nhiên, chia một số thập phân cho một số thập phân.
+ Vận dụng để chia đúng các phép tính.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2a: Tính
(128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
- Cặp đôi trao đổi với nhau cách làm rồi cùng làm vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tính giá trị biểu thức trong trường hợp có chứa dấu ngoặc, có chứa cả chia và
trừ bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách tính giá trị của biểu thức trường hợp có chứa dáu ngoặc,
chứa phép tính chia và phép tính trừ.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách tính giá trị biểu thức với 4 phép tính với số
thập phân.
+ Thực hành tính đúng các giá trị biểu thức.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng lực hợp tác; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 3: Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và tự giải vào vở.
- Cá nhân đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Với dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1) ta có mấy cách giải?
? Ở cách 1, bước giải 1 là bước nào?
? Ở cách 2, bước giải 1 là bước nào?
- Củng cố: Các bước giải và cách giải dạng toán về quan hệ tỉ lệ (Dạng 1).
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách giải dạng toán tỷ lệ.
+ Vận dụng để giải đúng bài toán.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách tính giá trị biểu thức bằng những ví
dụ cụ thể.
*****************************************
TẬP LÀM VĂN :
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
(Tả hoạt động)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật
trong bài văn (BT1). Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người. (BT2)
- Rèn kĩ năng viết một đoạn văn ngắn.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, diễn đạt ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu nội dung và chi tiết tả hoạt động nhân vật
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm đoạn văn “Công nhân sửa đường” và thảo
luận theo nội dung sau, thư ký tổng hợp kết quả vào bảng phụ.
a) Xác định các đoạn của bài văn.
b) Nêu nội dung chính của từng đoạn.
c) Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt: 1. Bài văn có 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ... lưng bác là cứ loang ra mãi. -> Tả bác Tâm vá đường.
+ Đoạn 2: Tiếp đó đến ... khéo như vá áo ấy! -> Tả kết quả lao động của bác Tâm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại -> Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong.
2. Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm:
+ Tay phải cầm búa,tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen
nhánh ...
+Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay
bác ...
+ Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Xác định đúng 3 đoạn của bài văn tả người và nội dung của
từng đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến ra mãi: Tả bác Tâm vá đường.
- Đoạn 2: Từ Mảng đường đến vá áo ấy: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
- Đoạn 1: Phần còn lại: Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá.
+ Nêu được các chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: Tay phải cầm búa, ...
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Trình bày miệng, nhận xét bằng lời.
*Việc 2: Viết đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Cá nhân thực hiện viết đoạn văn vào vở.
*Hỗ trợ: Người đó có thể là người thân trong gia đình em, là cô giáo, bạn bè, ... Dựa
vào kết quả quan sát viết đoạn văn tả hoạt động của người thân đó qua một công việc
cụ thể. Chú ý: Chi tiết nào diễn ra trước tả trước, diễn ra sau tả sau. Nhớ dùng từ ngữ
hình ảnh, âm thanh để người đọc hình dung được người được tả đang làm gì, qua đó
biết tính tình của người đó.
- Cá nhân chia sẻ với bạn ngồi bên cạnh mình về đoạn văn vừa viết.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét, chỉnh sửa về lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả và
bình chọn đoạn văn viết hay nhất, sinh động và hấp dẫn nhất.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có
câu mở đoạn, câu kết đoạn.
+ Viết được đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến một cách chân
thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới.
- Phương pháp: Vấn đáp, viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại những câu văn chưa hài lòng.
- Tập viết thành bài văn hoàn chỉnh tả một người em yêu mến.
KHOA HỌC:
***********************************************
BÀI 29: THỦY TINH
I.MỤC TIÊU:
- Sau bài học , học sinh biết: Làm thí nghiệm để tìm ra tính chất đặc trưng của thủy
tinh.
- Nêu được một số tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.
* * Tích hợp GDBVMT: Giữ vệ sinh môi trường khi sản xuất và khi đã sử dụng đồ
dùng bằng thủy tinh.
- Rèn luyện năng lực hợp tác nhóm, vận dụng kiến thức và cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Cốc bằng thủy tinh, a- xít, máy lửa, miếng thủy tinh.
- HS: Giấy thí nghiệm, bút dạ, bảng nhóm.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC:
- Đàm thoại, hỏi đáp, thực hành, trò chơi.
- Cá nhân, lớp, nhóm.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
I. Khởi động:
- Trưởng ban học tập cho HS nhắc lại KT đã học
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Nhận xét tuyên dương.
II. Bài mới:
1. Tình huống xuất phát:
-H: Em hãy kể tên đồ dùng làm bằng thủy tinh .
-Tổ chức trò chơi“truyền điện”để HS kể được các đồ dùng làm bằng thủy tinh.
- GV kết luận trò chơi.
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
Việc 1: HS mô tả những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của thủy
tinh.
-Việc 2: HS làm việc cá nhân: ghi vào phiếu học tập ( Điều em nghĩ) những hiểu biết
ban đầu của mình về tính chất của thủy tinh.
Việc 3: HS làm việc nhóm 4, tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm
-Việc 4:Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp rồi cử đại diện nhóm trình bày, quan
điểm của các em về vấn đề trên.
Việc 5:HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.
*Từ những ý kiến ban đầu của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu
tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên (
chọn ý kiến trùng nhau xếp vào 1 nhóm)
3.Đề xuất câu hỏi:
- GV yêu cầu: Em hãy nêu thắc mắc của mình về tính chất của thủy tinh (có thể cho
HS nêu miệng)
Việc 1: HS tự đặt câu hỏi vào phiếu học tập(câu hỏi em đặt ra )
-Việc 2: Nhóm thảo luận ghi vào giấy A0.
Việc 3: Đại diện nhóm trình bày, các nhóm chia sẻ
Việc 4: Dựa vào câu hỏi em hãy dự đoán kết quả và ghi vào phiếu học tập ( em dự
đoán).
4.Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
-Việc 1: GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
(VD: Thí nghiệm, mô hình, tranh vẽ, quan sát, trải nghiệm...,)
GVKL Các em đã đưa ra nhiều cách làm để kiểm tra kết quả, nhưng cách làm
thí nghiệm là phù hợp nhất
Việc 2:GV phát đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
- Các nhóm HS nhận đồ dùng thí nghiệm, tự thực hiện thí nghiệm, quan sát và rút ra
kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào phiếu học tập/mục 4)
-Việc 3: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm:
-Việc 4: Nhóm khác cùng chia sẻ
5. Kết luận kiến thức mới:
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- H: Qua thí nghiệm em rút ra kết luận gì ?
Việc 1:Yêu cầu HS làm phiếu
Việc 2: Thảo luận nhóm 4, ghi vào giấy A0 hoặc bảng nhóm
Việc 2: GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của
mình ở bước 2 có gì khác nhau.
Việc 3: GV kết luận chung, rút ra bài học, đính bảng.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS nắm : - Thuỷ tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh
không cháy, không hút ẩm và không bị a – xít ăn mòn.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết.
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành; ghi chép ngắn.
III. Củng cố:
- Thuỷ tinh được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống ?
- Chúng ta có những cách bảo quản nào để đồ dùng thủy tinh không bị vỡ ?
*GDBVMT: Thủy tinh được làm chủ yếu từ nguồn nguyên liệu nào?
- Để giữ cho nguồn tài nguyên này không bị cạn kiệt, ta có cách khai thác như thế
nào?
- Trong khi SX, các nhà máy cần bảo đảm yêu cầu gì để chống ô nhiễm MT?
**************************************
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2018
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
TOÁN:
:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm. Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số
phần trăm.
- Rèn kĩ năng viết 1 PS dưới dạng tỉ số phần trăm; giải toán có liên quan đến tỉ số %.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ 1
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Yêu cầu HS đọc VD, tìm tỉ số của DT trồng hoa hồng và DT vườn hoa.
- GV chốt lại: 25 : 100 hay
25
100
- Giới thiệu cách viết:
25
= 25%
100
- GV nhấn mạnh: 25% là tỉ số phần trăm của diện tích trồng hoa hồng và diện tích
vườn hoa hoặc diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa.
- Yêu cầu HS đọc và viết kí hiệu %.
*Việc 2: Tìm hiểu ví dụ 2
- Yêu cầu HS đọc VD, viết tỉ số HSG và HS toàn trường. (80 : 400)
- GV nhấn mạnh: Tỉ số này cho ta biết cứ 100 HS của trường thì có 20 HSG.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS hiểu được ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
+ Thực hành nêu được cách hiểu tỉ số 25%; 20%. ...
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Viết (Theo mẫu):
- GV HD cách làm và dựng mẫu.
- Cá nhân tự làm vào vở
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm chắc cách viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
+ Thực hành viết đúng các phân số ở BT1 dưới dạng tỉ số phần trăm.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
*Việc 2: Bài 2: Giải toán:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm BT, phân tích và xác định dạng toán, trao
đổi cách giải rồi cùng giải vào vở.
- Nhóm trưởng cho các bạn đổi chéo vở tự kiểm tra nhau và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán tìm tỉ số phần trăm (Dạng 1).
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được các bước giải dạng toán tỉ số phần trăm.
+ Vận dụng để giải đúng bài toán.
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Rèn luyện năng tự học và giải quyết vấn đề; tự tin.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; ghi chép ngắn; thực hành.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Hỏi đáp cùng người thân hoặc bạn bè về cách hiểu tỉ số phần trăm và viết một PS
dưới dạng tỉ số phần trăm.
*********************************
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
ĐỊA LÍ:
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế,
Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ...
- GD HS ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật lệ giao thông khi đi
đường.
- Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác.
*HS có năng lực: + Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong
ảcnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,…: các dịch
vụ du lịch được cải thiện.
II.Chuẩn bị: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại ngành du lịch (phong
cách lễ hội, di tích lịch sử…).
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Bài mới:
*HĐ1: Hoạt động thương mại.
- Việc 1: Nhóm trưởng điều hành thảo luận theo ND sau, thư kí viết kết quả thảo luận
vào phiếu học tập:
? Thương mại gồm những hoạt động nào?
? Ngành thương mại có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
? Địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển mạnh nhất nước ta?
? Kể tên các mặt hàng xuẩ khấu và nhập khẩu vào nước ta?
- Việc 2: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Thương mại gồm các hoạt động mua bán trong nước và ngoài
nước. Trong đó Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại phát triển
nhất nước ta.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu được các hoạt động của thương mại
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
+ Hai hoạt động của thương mại: Là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa bao gồm
nội thương và ngoại thương.
+ Hai trung tâm thương mại phát triển nhất nước ta: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; Nhập khẩu:
máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,…
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
*HĐ2: Ngành du lịch.
- Việc 1: Cặp đôi đọc SGK trang 99 và trao đổi với nhau về nội dung:
? Hãy nêu một số điều kiện để phát triển nghành du lịch ở nước ta.
? Nước ta có những địa điểm du lịch nổi tiếng nào?
- Việc 2: HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau trước lớp.
- Việc 3: GV chốt: Nhờ những điều kiện thuận lợi nên nghành du lịch ở nước ta ngày
càng phát triển.
Ví dụ:Vườn quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng, phố cổ Hội An, cố đô Huế, ... là những
nơi du lịch nổi tiếng ở nước ta.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Nắm được hoạt động của ngành du lịch: Ngành du lịch nước ta
ngày càng phát triển.
+ Nắm được điều kiện để phát triển ngành du lịch: có nhiều cảnh đẹp, nhiều bãi tắm
tốt, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống.
+ Nắm được những nơi được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Tìm hiểu về những điểm du lịch trong tỉnh.
- Kể cho người thân của mình nghe về những điểm du lịch trong tỉnh mà em biết.
******************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy
trò, bạn bè theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của
người theo yêu cầu của BT3 (Chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e). Viết được đoạn văn
miêu tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4.
- Vận dụng được các từ ngữ miêu tả hình dáng vào thực hành viết đoạn văn.
- GD HS tình cảm yêu quý gia đình, bạn bè, người thân.
- HS hợp tác nhóm tốt, diễn đạt mạch lạc, trau dồi ngôn ngữ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Liệt kê các từ ngữ chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ các dân tộc.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo nhóm đôi rồi trao đổi trong nhóm
cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và chốt lại: Các từ ngữ chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ các dân tộc trên
đất nước ta.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các từ chỉ người, chỉ nghề nghiệp, chỉ các dân tộc.
Tiêu chí
HTT
HT
CHT
1.Nêu được nhiều từ đúng
2. Hợp tác tốt
3. Phản xạ nhanh
3. Trình bày đẹp
- Phương pháp: Quan sát.
- Kĩ thuật: Phiếu đánh giá tiêu chí.
*Việc 2: Bài 2: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, ...
- Cặp đôi trao đổi, thảo luận tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ
gia đình, thầy trò, bạn bè rồi viết kết quả vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại: Các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia
đình, thầy trò, bạn bè.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 3: Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e thảo luận về các từ
miêu tả hình dáng của người, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chốt lại: Các từ ngữ miêu tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người.
*Đánh giá thường xuyên:
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Tiêu chí đánh giá: Nêu đúng các từ ngưx miêu tả mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn
da, vóc người.
- Phương pháp: Quan sát; Vấn đáp.
- Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.
*Việc 4: Bài 4: Viết đoạn văn tả hình dáng của một người thân/người em quen
biết.
- Cá nhân thực hiện viết đoạn văn vào vở.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn đọc đoạn văn mình vừa viết.
- GV cùng lớp nhận xét và chỉnh sửa một số lỗi sai điển hình: lỗi diễn đạt, lỗi dùng
từ, lỗi chính tả, ...
- Chốt: Cách sử dụng từ ngữ trong bài văn miêu tả.
*Đánh giá thường xuyên:
- Tiêu chí đánh giá: + Trình bày đúng hình thức một đoạn văn: Một đoạn văn phải có
câu mở đoạn, câu kết đoạn.
+ Viết được một đoạn văn tả hình dáng một người thân hoặc người em quen biết một
cách chân thực, tự nhiên, có ý riêng, ý mới.
- Phương pháp: Vấn đáp viết.
- Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét, tôn vinh HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại những câu văn mình chưa hài lòng.
**********************************************
KHOA HỌC
BÀI 30: CAO SU
I. Mục tiêu : Sau bài học , học sinh biết :
- Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su
-Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su
- Nêu được tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su .
* Tích hợp GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
- Rèn luyện năng lực họp tác, chia sẻ,..
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị : bóng cao su, dây cao su, miếng cao su dán ống nước ; nước
sôi, nước lạnh, một ít xăng, 2 ly thủy tinh, một miếng ruột lốp xe đạp, một cây nến,
một bật lửa, đá lạnh, vài sợi dây cao su, một đoạn dây cao su dài 5-10cm, mạch điện
được lắp sẵn với pin và bóng đèn.
- HS: Chuẩn bị vở thí nghiệm, bút , bảng nhóm .
III. Hoạt động dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1) Khởi động:
Việc 1:- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi
HS lần lượt nêu tính chất , công dụng , cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh .
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
- Nhận xét tuyên dương.
2) Bài mới : ( 27 phút )
1. Tình huống xuất phát :
H: Em hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su?
GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng cao su
-Kết luận trò chơi
H: Theo em, cao su có tính chất gì?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
-Việc 1: Yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào
vở thí nghiệm về những tính chất của cao su
-Việc 2:HS tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Việc 3:Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày
3. Đề xuất câu hỏi :
-Việc 1: HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến và nêu câu hỏi
VD: Cao su có tan trong nước không? Cao su có cách nhiệt được không? Khi gặp
lửa, cao su có cháy không?...
-Việc 2: GV tập hợp thành các nhóm ghi bảng
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
-Việc 1: GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất thí nghiệm nghiên cứu
-HS tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận từ thí nghiệm (HS điền vào vở
TN theo bảng sau)
Cách tiến hành thí
Kết luận rút
nghiệm
ra
-Việc 2: Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm
5.Kết luận, kiến thức mới :
-Việc 1:HS báo cáo kết quả sau khi trình bày thí nghiệm
-Việc 2: GV tổ chức cho các nhóm thực hiện lại thí nghiệm về một tính chất của cao
su (nếu thí nghiệm đó không trùng với thí nghiệm của nhóm bạn)
-Việc 3: HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2
để khắc sâu kiến thức
- GV kết luận về tính chất của cao su.
* Đánh giá:
+ Tiêu chí:
- HS nắm : cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện,
cách nhiệt tốt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác; cháy khi gặp
lửa.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân
Kế hoạch dạy học
Năm học: 2018 - 2019
+ Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; thực hành.
4) Củng cố , dặn dò : ( 3’ )
-HS lần lượt nêu lại : nguồn gốc , tính chất , công dụng , cách bảo quản các
đồ dùng bằng cao su .
- Về học bài và chuẩn bị bài mới : Chất dẻo
******************************
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2018
TOÁN:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. Giải được các bài toán đơn giản có nội
dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số % của hai số. Giải toán có lời văn về tìm tỉ số phần trăm của
hai số.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a, b), bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
1. Khởi động:
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:.
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc, phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS tìm tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường: 315 : 600 = 0,525
- GT cách tìm tỉ số % của số HS nữ và HS toàn trường: 315 : 600 = 0,525
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5% Hay 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
? Muốn tìm tỉ số % của hai số 315 và 600 ta làm thế nào?
- Chốt: Các tìm tỉ số % của 315 và 600 (Thực hiện qua 2 bước)
+ Bước 1: Tìm thương của 315 và 600.
+ Bước 2: Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm
được.
*Việc 2: Cách giải bài toán dạng tìm tỉ số phần trăm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm BT, phân tích, xác định dạng toán và trao
đổi cách giải rồi giải vào bảng phụ.
- Các nhóm trình bày bài giải.
GV: Hoàng Thị Diệu Vân