Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc vai trò của kiến thức quản trị chi phí và sự cam kết với mục tiêu dự toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC: VAI TRÒ CỦA KIẾN
THỨC QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ SỰ CAM KẾT VỚI MỤC
TIÊU DỰ TOÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH



NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA VÀO DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH ĐẾN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC: VAI TRÒ CỦA KIẾN
THỨC QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ SỰ CAM KẾT VỚI MỤC
TIÊU DỰ TOÁN

Chuyên ngành
Mã số



: Kế toán
: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHONG NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện luận văn, với đề tài: “Tác động của sự tham gia
vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc: vai trò của kiến thức quản trị chi phí
và sự cam kết với mục tiêu dự toán”, tôi đã vận dụng những kiến thức của mình,
đồng thời nhờ sự hướng dẫn, trao đổi, góp ý của giảng viên hướng dẫn, tôi đã hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu
được thông qua khảo sát được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
và trích dẫn rõ ràng. Các kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ
công trình nghiên cứu nào. Luận văn được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Phong Nguyên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Nguyễn Thị Hương Giang

năm 2018



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................7
a. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................7
b. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
4. Ý nghĩa của nghiên cứu...........................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................9
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................10
7. Tóm tắt ..................................................................................................................11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................12
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................12
1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................14
1.3. Tóm tắt chương 1 ...............................................................................................15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................16
2.1.

Khái niệm ........................................................................................................16

2.1.1. Dự toán ngân sách ..........................................................................................16
2.1.2. Sự tham gia vào dự toán ngân sách ................................................................17

2.1.3. Sự cam kết với mục tiêu dự toán ....................................................................18
2.1.4. Kiến thức về quản trị chi phí ..........................................................................18
2.1.5. Kết quả công việc ...........................................................................................19


2.2.

Lý thuyết nền tảng...........................................................................................20

2.2.1. Lý thuyết kỳ vọng (Expectancy theory) ..........................................................20
2.2.2. Lý thuyết tâm lý (Psychological theory) .........................................................22
2.2.3. Lý thuyết thiết lập mục tiêu (Goal – setting theory) .......................................23
2.2.4. Lý thuyết hiệu suất công việc (Theory of work performance) .......................25
2.3.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................27

2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................27
2.3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................31
2.4.

Tóm tắt chương 2 ............................................................................................32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................33
3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................33
3.2. Mẫu chọn ............................................................................................................35
3.2. Thang đo.............................................................................................................36
3.2.1. Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách .................................................36
3.2.2. Thang đo sự cam kết với mục tiêu dự toán .....................................................37
3.2.3. Thang đo kiến thức quản trị chi phí ................................................................38

3.2.4. Thang đo kết quả công việc ............................................................................39
3.3. Quy trình thu thập dữ liệu ..................................................................................40
3.4. Quy trình phân tích dữ liệu ................................................................................41
3.5. Tóm tắt chương 3 ...............................................................................................41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................42
4.1. Thống kê mô tả...................................................................................................42
4.2. Kiểm định độ tin cậy và giá trị ...........................................................................45
4.3. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình ............................................................50
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................54
4.4.1. So sánh với kết quả nghiên cứu trong nước ....................................................54
4.4.2. So sánh với kết quả nghiên cứu nước ngoài ...................................................55
4.5. Tóm tắt chương 4 ...............................................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................57
5.1. Kết luận ..............................................................................................................57


5.2. Hàm ý lý thuyết ..................................................................................................59
5.3. Hàm ý thực tiễn ..................................................................................................60
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................62
5.5. Tóm tắt chương 5 ...............................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 3.1: Thang đo sự tham gia vào dự toán ngân sách

37


Bảng 3.2. Thang đo sự cam kết với mục tiêu dự toán

38

Bảng 3.3. Thang đo kiến thức quản trị chi phí

39

Bảng 3.4: Thang đo kết quả công việc

40

Bảng 4.1: Thống kê mô tả

44

Bảng 4.2: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

47

Bảng 4.3: Ma trận tương quan

49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu


31

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

33

Hình 4.1: Kiểm định các giả thuyết của mô hình

50

Hình 4.2: Kiểm định riêng giả thuyết H1

52

Hình 4.3: Kiểm định mối quan hệ giữa kiến thức quản trị chi phí và
kết quả công việc

53


1

Tóm tắt:
Nghiên cứu này kiểm định tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách
đến kết quả công vệc của các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở trong các doanh
nghiệp hoạt động tại Việt Nam, trong mối quan hệ với kiến thức quản trị chi phí và
sự cam kết với mục tiêu dự toán. Với 270 mẫu khảo sát thu được, nghiên cứu đã sử
dụng SmartPLS3 để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho
thấy: (1) sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến kết quả công
việc; (2) sự cam kết với mục tiêu dự toán đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ

giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc của nhà quản trị (3)
kiến thức quản trị chi phí không đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa sự
tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc của nhà quản trị. Kết quả
nghiên cứu không chỉ mang lại những hàm ý lý thuyết mà còn mang lại những hàm
ý thực tiễn về quản lý cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, nhằm mục đích
nâng cao hiệu suất và kết quả làm việc trong lĩnh vực dự toán ngân sách.
Từ khóa:
Dự toán ngân sách; sự tham gia vào dự toán ngân sách; sự cam kết với mục
tiêu dự toán; kiến thức quản trị chi phí; kết quả công việc.
Abstract:
This study examines the impacts of budgetary participation on job
performance of mid and low-level managers in business firms in Vietnam, in
relation to budget goal commitment and cost management knowledge. With survey
data from 270 mid-and low-level managers in business firm in Vietnam.,the study
used SmartPLS3 to test the model and hypotheses. The results show that: (1)
budgetary participation has a positive relationship on the job performance; (2)
budget goal commitment mediates the effect of budgetary participation on job
performance, and (3) cost management knowledge does not play a role of
moderation in the relationship between budgetary participation and job performance
of managers. The results provide not only some theoretical implications but also


2

practical implications about management for business firms in Vietnam. These kind
of implications improve efficiency and performance in the budgeting.
Keywords:
Budgeting, budgetary participation; budget commitment goal; cost
management knowledge; job performance.



3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam vào thị trường
kinh tế thế giới đang khiến cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp tại Việt Nam nói riêng ngày càng có nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội để
phát triển và thách thức do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải chuẩn bị những nguồn lực tốt, cả về nhân lực và tài chính. Vì vậy,
doanh nghiệp cần phải hoạch định tốt, bao gồm xây dựng những mục tiêu rõ ràng cụ
thể, cần chuẩn bị những kế hoạch và nguồn lực cần thiết để đạt được những mục
tiêu đó. Một trong những công cụ giúp cho các nhà quản trị thực hiện chức năng
hoạch định đó là dự toán ngân sách. Dự toán ngân sách là một trong những nội dung
cơ bản của kế toán quản trị và cũng là công cụ quan trọng để các doanh nghiệp có
thể theo dõi, kiểm soát kế hoạch, nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Armstrong,
Marginson, Edwards, & Purcell, 1996).
Việc hoạch định dự toán ngân sách giúp các nhà quản trị có thể cụ thể hóa
được mục tiêu của tổ chức thông qua những con số. Từ đó, nhà quản trị có thể nắm
được toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng thời gian cụ thể,
đồng thời nó giúp cho nhà quản trị đánh giá được việc thực hiện kế hoạch, các mục
tiêu đề ra và đưa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó, đánh giá trách
nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân (Horngren và cộng sự, 2012). Tuy nhiên,
không phải bất kỳ một dự toán ngân sách nào đưa ra cũng được hoàn thành tốt.
Những nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở là những người gắn bó gần gũi
với nhân viên nhất, đồng thời cũng là người hiểu rõ công việc chi tiết, cụ thể, là
người đảm bảo cho các phòng/ban chức năng hoàn thành được dự toán ngân sách
mà doanh nghiệp đề ra. Vì vậy, việc các nhà quản trị cấp dưới nâng cao được kết
quả công việc trong khi thực hiện dự toán đóng vai trò rất quan trọng trong công tác
hoàn thành dự toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, năng suất



4

lao động của người Việt hiện đang thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực,
cụ thể: năng suất làm việc của 1 người Singapore gần bằng 23 người Việt Nam, 1
người Malaysia bằng gần 6 người Việt và 1 người Thái có năng suất gần bằng 3
người Việt, theo chia sẻ của ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tại diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017,
ông cũng nhấn mạnh “nhân sự cấp cao của Việt Nam so với các nước đang có
khoảng cách rất lớn”. Không chỉ vậy, khi đánh giá bằng thẻ điểm quản trị doanh
nghiệp, Việt Nam luôn là nước đứng vị trí cuối cùng trong nhóm 6 nước thành viên
ASEAN, mặc dù có sự cải thiện qua các năm, song khoảng cách giữa Việt Nam và
các nước ASEAN vẫn còn khá xa. Cụ thể, thẻ điểm năm 2015-2016 của các doanh
nghiệp niêm yết ở Việt Nam chỉ đạt 36,75, thấp hơn nhiều so với Singapore (78,14)
và Thái Lan (87,53) và cũng chỉ bằng một nửa so với Indonesia (62,28). Vậy phải
làm gì để nâng cao kết quả công việc của các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở tại
Việt Nam?
Một trong những nhân tố thúc đẩy kết quả công việc tăng lên đó là nhờ sự
tăng cường tham gia vào xây dựng dự toán ngân sách của các nhà quản trị này. Điều
này đã được kiểm chứng thông qua rất nhiều nghiên cứu trên thế giới, hầu hết các
nghiên cứu này đều cho rằng, khi tăng cường tham gia vào xây dựng dự toán ngân
sách sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin, giúp cho các cá nhân nắm được thông tin liên
quan đến công việc, tăng sự chấp nhận dự toán và tăng cường sự gắn kết với tổ
chức, từ đó nâng cao kết quả công việc (Chong & Chong, 2002; Chong & Johnson,
2007; Nouri & Parker, 1998). Cụ thể Nouri và Parker (1998) đã lập luận rằng cấp
dưới là những người trực tiếp thực hiện công việc, vì vậy họ có đầy đủ các thông tin
về công việc này, do đó họ có thể nắm bắt cũng như cung cấp các thông tin giúp
cho việc xây dựng dự toán ngân sách phù hợp với điều kiện thực tế và có khả năng
thực hiện được so với những dự toán ngân sách không có sự tham gia xây dựng của

cấp dưới, việc xây dựng được một dự toán ngân sách phù hợp sẽ thúc đẩy kết quả
công việc. Trong nghiên cứu này của mình, tác giả cũng cho rằng, khi cấp dưới
tham gia vào dự toán ngân sách, điều này sẽ làm cho các cá nhân và tổ chức có sự


5

gắn kết chặt chẽ với nhau và trở nên quen thuộc với mục tiêu ngân sách, giúp cho
nhân viên có động lực trong công việc, nỗ lực cố gắng hoàn thành công việc để có
thể gắn bó với tổ chức lâu hơn, từ đó nâng cao kết quả làm việc của các nhân viên
này lên so với những nhân viên không cảm thấy có sự gắn kết với tổ chức.
Theo Chong và Chong (2002), sự tăng cường tham gia vào dự toán ngân
sách của cấp dưới sẽ tạo cơ hội cho các cấp dưới thu thập, trao đổi và phổ biến
thông tin liên quan đến công việc với cấp trên và các đồng nghiệp về môi trường
làm việc và dự toán ngân sách. Từ đây, khi các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở
được tăng cường tham gia vào xây dựng dự toán ngân sách sẽ giúp cho họ có nhiều
thông tin trong công việc hơn so với những cá nhân không tham gia vào dự toán
ngân sách, chính những thông tin liên quan đến công việc được trao đổi giữa các
đồng nghiệp cũng như giữa cấp trên và cấp dưới này sẽ tạo điều kiện cho việc ra
quyết định được chính xác hơn từ đó nâng cao kết quả công việc (Chong &
Johnson, 2007).
Tại Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về việc xây dựng hoàn thiện dự toán
ngân sách chủ yếu là các đề tài hoàn thiện dự toán ngân sách tại một đơn vị cụ thể
như Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Nguyễn Thị Minh Đức (2010), Phạm Thị
Phương Anh (2014). Các tác giả này đều nêu lên thực trạng dự toán ngân sách tại
các đơn vị cụ thể và đưa ra những biện pháp khắc phục hạn chế. Bên cạnh đó,
những đề tài nghiên cứu về quản trị chi phí, chủ yếu đều nêu lên thực trạng và cách
khắc phục hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí tại một doanh nghiệp cụ thể
hoặc các công ty trong cùng một lĩnh vực như của tác giả Lê Thị Thu Thủy (2013)
và Hồ Thùy Nhung (2014).

Ngoài ra, gần đây có đề tài nghiên cứu về tác động của phong cách lãnh đạo,
sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả công việc thông qua sự tham gia vào
dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện bởi tác giả Nguyễn
Thị Thanh Định (2017). Trong đề tài này, tác giả đã xây dựng và kiểm định mô hình
nghiên cứu giải thích tác động của phong cách lãnh đạo, sự không rõ ràng trong


6

công việc đến sự tham gia vào dự toán ngân sách và mối quan hệ giữa sự tham gia
vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc. Gần đây nhất, còn có tác giả Đinh
Nguyễn Trần Quang (2018) cũng đã nghiên cứu về tác động của sự hợp lý (trong
phân phối và trong quy trình) của dự toán ngân sách đến qua sự tham vào dự toán
ngân sách nhằm nâng cao kết quả công việc của các nhà quản trị cấp trung làm việc
tại các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã cho thấy sự hợp lý trong dự
toán ngân sách đã đóng vai trò tích cực đến mức độ tham gia của các nhà quản trị
cấp trung và cấp cơ sở vào dự toán ngân sách của nhân viên, từ đó gia tăng hiệu quả
quản lý công việc của họ.
Từ việc nhận thức được sự cần thiết của việc xây dựng dự toán ngân sách và
xem xét những yếu tố sẽ tác động thúc đẩy mối quan hệ giữa sự tham gia vào ngân
sách và kết quả công việc cá nhân tại các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, kết
hợp cùng với việc hiện nay tại Việt Nam không có nhiều nghiên cứu về các yếu tố
tác động làm tăng cường kết quả công việc của các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ
sở trong dự toán ngân sách đề cập đến kiến thức quản trị chi phí và sự cam kết với
mục tiêu dự toán. Tác giả lập luận rằng để có thể đưa ra được những đóng góp có
ích cũng như hiểu biết và dự toán ngân sách, bản thân mỗi nhà quản trị cũng cần
phải có một lượng kiến thức nhất định về quản trị chi phí, ở đây đang nói đến những
kinh nghiệm trong việc quản lý chi phí, cũng như cách quản lý chi phí một cách cẩn
thận, tỉ mỉ, đánh giá các kết quả của cấp dưới. Điều này đồng nghĩa với việc, khi
một cá nhân tham gia vào dự toán ngân sách, thì những người có kiến thức về quản

trị chi phí nhiều hơn sẽ có được một kết quả công việc tốt hơn so với những người
có ít kiến thức về quản trị chi phí.
Ngoài ra, tác giả cũng lập luận rằng sự cam kết với mục tiêu dự toán cũng rất
quan trọng trong quá trình tham gia vào dự toán ngân sách nhằm thúc đẩy kết quả
công việc. Trong môi trường tham gia vào dự toán ngân sách, bản thân người tham
gia cũng cảm thấy được vị trí của cá nhân trong dự toán ngân sách chung, giúp
thông tin được trao đổi theo chiều dọc, cấp trên lắng nghe, cấp dưới được thể hiện,
cùng đưa ra một dự toán ngân sách phù hợp, giúp cho bản thân họ cảm thấy gắn kết,


7

từ đó tăng cường được sự cam kết với mục tiêu dự toán, cố gắng hoàn thành dự toán
đã được đề ra. Chính nhờ sự cố gắng hoàn thành dự toán sẽ giúp cho họ có động lực
trong công việc, nhờ đó nâng cao được kết quả công việc.
Qua những tìm hiểu về khả năng tích hợp kiến thức quản trị chi phí và sự
cam kết với mục tiêu dự toán trong một mô hình giải thích kết quả công việc của
các nhà quản trị trong môi trường tham gia vào dự toán ngân sách, tác giả đã lựa
chọn đề tài: “Tác động của sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công
việc: vai trò của kiến thức quản trị chi phí và sự cam kết với mục tiêu dự toán”
nhằm giúp các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp thông qua cơ chế sự cam kết với
mục tiêu dự toán và nâng cao kiến thức quản trị chi phí làm tăng hiệu quả của sự
tham gia đến kết quả công việc. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho
các nhà quản trị nhìn nhận rõ vai trò của hai yếu tố này và có những kế hoạch nâng
cao kiến thức quản trị chi phí cho các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở, cũng như
tăng cường mức độ tham gia vào dự toán ngân sách của họ, cuối cùng giúp nâng
cao kết quả công việc trong vấn đề dự toán ngân sách tại doanh nghiệp.
Luận văn này cũng sẽ bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ
giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc của các nhà quản trị
trong các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua nghiên cứu vai trò trung gian của sự

cam kết với mục tiêu dự toán và vai trò điều tiết của kiến thức về quản trị chi phí,
hiện nay cũng chưa được nghiên cứu trong thị trường mới nổi như Việt Nam.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu
giải thích tác động của sự tham gia vào ngân sách đến kết quả công việc, xem xét
trong mối quan hệ với sự cam kết với mục tiêu dự toán và kiến thức quản trị chi phí,
từ đó luận văn đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:
 Kiểm định mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả
công việc tại Việt Nam.


8

 Kiểm định mối quan hệ của sự cam kết với mục tiêu dự toán trong mối
quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc tại
Việt Nam.
 Kiểm định mối quan hệ của kiến thức quản trị chi phí trong mối quan hệ
giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc tại Việt Nam.
b. Câu hỏi nghiên cứu
-

Thứ nhất, sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động như thế nào đến kết
quả công việc?

-

Thứ hai, sự cam kết với mục tiêu dự toán có tác động như thế nào trong mối
quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc?


-

Thứ ba, kiến thức quản trị chi phí có tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa
sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sự tác động của sự tham gia vào dự toán

ngân sách đến kết quả công việc với vai trò trung gian của sự cam kết với mục tiêu
dự toán và vai trò điều tiết của kiến thức quản trị chi phí.
-

Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện từ các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở đang làm

việc trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, với thời gian lấy dữ liệu là năm 2018.
-

Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở, những

người đã có kinh nghiệm trong tham gia lập dự toán ngân sách trong các doanh
nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.


9


4. Ý nghĩa của nghiên cứu
Ở trong nước, gần đây nhất, bên cạnh những đề tài của các tác giả như
Nguyễn Thị Thanh Định (2017) và Đinh Nguyễn Trần Quang (2018), không nhiều
đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đề cập đến những yếu tố tác động
làm nâng cao kết quả công việc trong hoạt động dự toán ngân sách của doanh
nghiệp. Vì vậy, luận văn này sẽ cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về vai trò
truyền dẫn của biến trung gian sự cam kết với mục tiêu ngân sách và biến điều tiết
kiến thức về quản trị chi phí, trong việc làm rõ mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự
toán ngân sách và kết quả công việc tại Việt Nam.
Ngoài những hàm ý về mặt lý luận, đề tài còn đưa ra những hàm ý thực tiễn
cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực dự toán
ngân sách, giải thích cho các nhà quản trị tầm quan trọng của sự tham gia vào dự
toán ngân sách, sự cam kết vào mục tiêu dự toán và kiến thức quản trị chi phí trong
mối quan hệ với kết quả công việc trong quá trình xây dựng và thực hiện dự toán
ngân sách. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhìn nhận rõ ràng hơn về việc: “Làm thế nào
để tăng cường hiệu quả trong hoạt động xây dựng dự toán ngân sách?”, qua đó có
thể có những định hướng đúng đắn trong việc tăng cường bổ sung kiến thức về quản
trị chi phí cho các nhà quản trị các cấp, thúc đẩy sự tham gia vào dự toán ngân sách,
tăng sự cam kết vào mục tiêu dự toán của các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp định
lượng, dựa trên quan điểm nghiên cứu thực chứng. Đề tài dựa vào một số nghiên
cứu trước đây và căn cứ vào các lý thuyết nền như lý thuyết kỳ vọng
(expectancy theory), lý thuyết tâm lý (psychological theory), lý thuyết hiệu suất
công việc (theory of work performance) và lý thuyết thiết lập mục tiêu (goal-setting
theory) để xây dựng mô hình và kiểm định các giả thuyết về những mối quan hệ
giữa các biến trong mô hình.


10


Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng thang đo được kế thừa từ nghiên cứu kế
toán quản trị uy tín trên thế giới như Nouri và Parker (1998), Adler và Reid (2008),
Hollenbeck, Williams, và Klein (1989), Agbejule và Saarikoski (2006). Để thu thập
dữ liệu khảo sát phục vụ cho việc kiểm định các giả thuyết trong mô hình, tác giả đã
thực hiện gửi email và quản lý kết quả thu thập phản hồi email bằng phần mềm
SurveyMonkey. Những đối tượng được gửi email khảo sát chủ yếu là các nhà quản
trị cấp trung và cấp cơ sở như trưởng nhóm, trường/phó bộ phận, trưởng/phó phòng
đang làm việc tại các doanh nghiệp ở Việt Nam và đã có kinh nghiệm trong việc lập
dự toán ngân sách. Sau đó, dữ liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá. Các thang
đo được kiểm định về độ tin cậy thông qua hệ số độ tin cậy tổng hợp (Composite
Reliability), đồng thời thang đo sẽ được đánh giá về độ phân biệt thông qua ma trận
tương quan giữa các biến trong mô hình theo Fornel và Larcker (1981). Các giả
thuyết và mô hình nghiên cứu đã được kiểm định thông qua kỹ thuật PLS-SEM với
sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS3.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu và 5 chương, cụ thể như sau: Phần mở đầu
trình bày các vấn đề cơ bản về đề tài nghiên cứu như: bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và tầm quan trọng của nghiên
cứu; Chương 1 “Tổng quan nghiên cứu” trình bày khái quát các nghiên cứu trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xác định khe hổng nghiên
cứu và lựa chọn đề tài. Chương 2 “Cơ sở lý thuyết, mô hình và giả thuyết nghiên
cứu” trình bày cơ sở lý thuyết, các khái niệm, lý thuyết nền tảng, mô hình nghiên
cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu; Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”
sẽ trình bày mẫu chọn, thang đo, quy trình thu thập dữ liệu và quy trình phân tích dữ
liệu; Chương 4 “Kết quả nghiên cứu” tập trung trình bày kết quả nghiên cứu, gồm
các nội dung: thống kê mô tả, kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị, kết quả kiểm
định các giả thuyết trong mô hình; cuối cùng ở Chương 5 “Thảo luận”, luận văn
đưa ra các hàm ý về mặt lý thuyết và thực tiễn, từ đó cũng nhận định các hạn chế
của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.



11

7. Tóm tắt
Mở đầu đề tài nghiên cứu, tác giả đã trình bày bối cảnh nghiên cứu trong và
ngoài nước của đề tài, thể hiện tính cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài trong thực
trạng hiện nay. Từ đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của sự tham gia vào dự
toán ngân sách đến kết quả công việc: vai trò của sự cam kết với mục tiêu dự
toán và kiến thức quản trị chi phí”. Tác giả cũng đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu,
tương ứng với 3 mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, trong chương này, tác giả cũng
trình bày đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như đối tượng khảo sát của đề tài. Từ
đó, trình bày sơ lược phương pháp nghiên cứu đề tài và cuối cùng, tác giả trình bày
cấu trúc luận văn gồm 5 chương.


12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Dự toán ngân sách cũng là một trong những công cụ quan trọng nhất trong
hệ thống kiểm soát quản lý (Armstrong và cộng sự, 1996). Vì vậy có rất nhiều đề tài
nghiên cứu về dự toán ngân sách của các tác giả nước ngoài. Trong đó phải kể đến
nghiên cứu của Nouri và Parker (1998), một trong những nghiên cứu về khám phá
mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc (job
performance), đề tài được rất nhiều các nghiên cứu tiếp theo tham khảo và trích dẫn.
Trong nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán
ngân sách đến kết quả công việc, tác giả đã xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu
với sự can thiệp của hai biến trung gian đó là sự thỏa đáng của ngân sách và sự cam
kết với tổ chức. Ông cho rằng, sự tham gia vào dự toán ngân sách dẫn đến tăng

cường sự thỏa đáng của ngân sách từ đó tăng kết quả công việc một cách trực tiếp
và gián tiếp thông qua tăng cường sự cam kết với tổ chức, đồng thời trong nghiên
cứu của mình, Nouri và Parker cũng cho rằng, sự tham gia vào dự toán ngân sách có
tác động dương đến sự cam kết với tổ chức. Để kiểm tra các mối quan hệ được đề
xuất, một bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho các nhà quản trị của một tập đoàn đa
quốc gia sản xuất hóa chất có trụ sở tại Mỹ, bảng câu hỏi được gửi cho 203 nhà
quản trị (manager) và giám sát (supervisor) người Mỹ, những đáp viên làm việc tại
nhiều phòng ban bao gồm: tài chính, marketing, kế toán, kỹ thuật, nghiên cứu, sản
xuất. Các đáp viên được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi một cách độc lập và trả
lời bảng câu hỏi trực tiếp cho các nhà nghiên cứu trong phong bì trả lại bưu chính.
Kết quả thu thập được 135 phản hồi phù hợp. Nghiên cứu này là cơ sở và cũng là
bàn đạp cho các nghiên cứu sau về việc đi sâu vào mối quan hệ giữa sự tham gia
vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc.
Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách
đến kết quả công việc, Chong và Chong (2002) lại xây dựng mô hình bao gồm việc
tham gia ngân sách, cam kết mục tiêu dự toán, thông tin liên quan đến công việc và


13

kết quả công việc. Tác giả đã lấy thông tin của 150 nhà quản trị cấp trung từ 80
công ty sản xuất được rút ra ngẫu nhiên từ danh bạ kinh doanh của Kompass
Australia (1996/1997). Tác giả đã gọi điện thoại cho mỗi nhà quản trị để thu hút sự
tham gia của họ trong dự án và để xác định rằng người trả lời có tham gia dự toán
ngân sách. Từ đó, tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát cho 120 nhà quản trị và nhận
được 84 phản hồi từ các đáp viên, loại bỏ các câu trả lời chưa hoàn chỉnh, tác giả
thu được 79 phản hồi để tiến hành phân tích dữ liệu. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy rằng việc tham gia ngân sách tác động dương đến sự cam kết mục tiêu ngân
sách của cấp dưới. Cam kết với mục tiêu dự toán lần lượt, gây ra một tác động
thông tin trên cấp dưới, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn để thu thập, trao đổi và phổ biến

thông tin liên quan đến công việc để từ đó nâng cao kết quả công việc của họ.
Tiếp tục phát triển từ nghiên cứu của Chong và Chong (2002), Chong và
Johnson (2007) đã xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm thông tin liên quan đến
công việc, mức mục tiêu ngân sách, chấp nhận mục tiêu ngân sách và cam kết mục
tiêu ngân sách, sự tham gia ngân sách và kết quả công việc. Với 150 mẫu khảo sát
thu được là các nhà quản trị cấp trung của các công ty sản xuất,và được phân tích
bằng cách sử dụng kỹ thuật mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM). Kết quả của
nghiên cứu này cho thấy rằng các công việc ngoại lệ và khả năng phân tích nhiệm
vụ là tiền đề quan trọng của việc tham gia dự toán ngân sách. Kết quả tiếp tục cho
thấy rằng hiệu quả của việc tham gia vào dự toán ngân sách cho phép cấp dưới tập
hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin liên quan đến công việc. Khi có các thông tin liên
quan đến công việc cấp dưới sẽ phát triển được các chiến lược hoặc kế hoạch một
cách hiệu quả, điều này sẽ giúp họ nỗ lực theo thời gian, nhằm đạt được mục tiêu
của họ. Đề tài nghiên cứu cũng đề xuất thiết lập các mục tiêu dự toán khó khăn
nhưng có thể đạt được làm tăng mức sự cam kết với mục tiêu dự toán của cấp dưới,
chấp nhận và cam kết với mục tiêu ngân sách, từ đó cải thiện kết quả công việc.


14

1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các đề tài nghiên cứu về dự toán ngân sách tại Việt Nam, phần lớn là các
nghiên cứu liên quan đến việc xây dựng dự toán ngân sách tại một đơn vị cụ thể,
nêu lên thực trạng và hoàn thiện xây dựng dự toán ngân sách của các đơn vị này.
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2005) đã nêu lên thực trạng công tác dự
toán ngân sách tại Công ty 32 và đề xuất hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại
công ty 32. Để hoàn thiện công tác dự toán ngân sách tại đơn vị, tác giả cũng đã đưa
ra các giải pháp như: tổ chức lại bộ máy kế toán, tổ chức việc trang bị kỹ thuật hiện
đại phục vụ cho công tác dự toán ngân sách.
Cũng như tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), tác giả Nguyễn Thị Minh

Đức cũng đã trình bày về thực trạng và từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện dự
toán ngân sách tại Công ty Pepsico Việt Nam, trong luận văn Thạc sỹ kinh tế của
mình. Tác giả đã trình bày trình tự lập dự toán và các báo cáo dự toán tại Công ty
Pepsico Việt Nam, cũng như trình bày cụ thể các dự toán chi phí trong năm kế tiếp
của Công ty. Từ đó đánh giá ưu nhược điểm của thực trạng công tác lập dự toán
ngân sách tại Công ty Pepsico. Cuối cùng, từ những thực trạng về công tác lập dự
toán tại Công ty, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này như:
tổ chức bộ phận chuyên trách về dự toán, tổ chức nguồn nhân lực trong việc hoàn
thành dự toán, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác dự toán.
Ngoài những đề tài trình bày về thực trạng và hoàn thiện công tác lập dự
toán ngân sách tại một đơn vị cụ thể, tại Việt Nam còn có những đề tài nghiên cứu
về các yếu tố tác động đến kết quả công việc của các cá nhân trong mảng dự toán
ngân sách, như đề tài của tác giả Nguyễn Thị Thanh Định (2017) và Định Nguyễn
Trần Quang (2018). Tác giả Nguyễn Thị Thanh Định đã xây dựng và kiểm định mô
hình nghiên cứu giải thích sự tác động của phong cách lãnh đạo và sự không rõ ràng
trong công việc tác động đến sự tham gia vào dự toán ngân sách, và mối quan hệ
giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc. Đồng thời, đề tài của
tác giả Đinh Nguyễn Trần Quang (2018) cũng nghiên cứu về yếu tố tác động đến sự


15

tham gia vào dự toán ngân sách và nhằm nâng cao kết quả công việc của các nhà
quản trị cấp trung và cấp cơ sở và cấp trung, đó là yếu tố sự hợp lý trong dự toán
ngân sách (trong phân phối và trong quy trình). Kết quả cho thấy sự hợp lý trong dự
toán ngân sách tác động dương đến sự tham gia vào dự toán ngân sách và cuối cùng
nâng cao kết quả công việc của các nhà quản trị.
Tuy nhiên, nhìn chung các đề tài chủ yếu tập trung vào việc khai thác các yếu
tố tác động đến biến sự tham gia vào dự toán ngân sách, mà chưa đề cập đến các
yếu tố có tác động đến mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết

quả công việc của các nhà quản trị. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và
ngoài nước, tác giả tiếp cận mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách
đến kết quả công việc, trong đó tập trung vào các yếu tố tác động đến mối quan hệ
này giữa hai biến, các yếu tố khiến mối quan hệ này mạnh lên hoặc yếu đi. Đặc biệt,
một trong những yếu tố luôn tác động đến kết quả công việc của một cá nhân đó
chính là kiến thức, mà cụ thể trong lĩnh vực dự toán ngân sách đó chính là kiến thức
quản trị chi phí. Như vậy, với vốn kiến thức hiện tại của tác giả, chưa có nghiên cứu
nào tại Việt Nam đề cập đến mối quan hệ của kiến thức quản trị chi phí và sự cam
kết với mục tiêu dự toán trong mối quan hệ trong mối quan hệ giữa sự tham gia dự
toán và kết quả công việc trong một đề tài. Đây chính là khe hổng mà tác giả muốn
lấp đầy. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của sự tham gia vào dự toán
ngân sách đến kết quả công việc: vai trò của kiến thức quản trị chi phí và sự
cam kết với mục tiêu dự toán”.
1.3. Tóm tắt chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát các nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan đến đề tài dự toán ngân sách. Thông qua đó, tác giả sẽ xác
định khe hổng nghiên cứu và lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình, cũng như làm
căn cứ đánh giá kết quả nghiên cứu.


16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ GIẢ
THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm
2.1.1. Dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách là một kế hoạch chi tiết, được thể hiện bằng các thuật ngữ
định lượng, nó xác định cách mà nguồn lực sẽ được mua và sử dụng bởi doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể (Hilton, 1991). Nó không chỉ là một kế
hoạch tài chính, đưa ra các mục tiêu chi phí và doanh thu cho các bộ phận trong một

công ty kinh doanh, mà còn là một công cụ để kiểm soát, điều phối, truyền đạt, đánh
giá hiệu suất và động lực trong doanh nghiệp (Kenis, 1979). Dự toán ngân sách giúp
cải thiện hiệu quả thông qua việc lập kế hoạch, phối hợp và hỗ trợ kiểm soát, nghiên
cứu (King, Clarkson, & Wallace, 2010). Còn theo Horngren và cộng sự (2012), dự
toán ngân sách là sự thể hiện thông qua những con số về kế hoạch hành động của
các nhà quản trị trong một khoảng thời gian cụ thể và sự phối hợp cùng nhau thực
hiện những công việc cần thiết để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.
Dự toán ngân sách cũng là một trong những công cụ quan trọng nhất trong
hệ thống kiểm soát quản lý (Armstrong và cộng sự, 1996). Dự toán ngân sách là
việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược trong từng kỳ hoạt động trong ngắn hạn. Dự
toán ngân sách buộc các nhà quản trị phải hoạch định để xử lý trước các vấn đề có
thể xảy ra, giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các hoạt động của mình, vì dự toán
đã truyền đạt những thông tin yêu cầu người lao động ở toàn bộ các cấp thực hiện
những mục tiêu đã đề ra. Theo góc nhìn về sự kiểm soát, dự toán cũng giúp cho các
nhà quản trị giải thích khoản chênh lệch giữa thực tế so với dự toán, khuyến khích
các nhà quản trị các cấp và nhân viên trong doanh nghiệp cố gắng để thực hiện các
chỉ tiêu dự toán đã đề ra. Mục đích chủ yếu của dự toán ngân sách là hỗ trợ nhà
quản trị trong việc hoạch định và kiểm soát các hoạt động.


17

 Hoạch định: dự toán ngân sách buộc nhà quản trị phải dự tính trong
tương lai chuyện gì sẽ xảy ra. Nó đòi hỏi các nhà quản trị luôn phải suy
nghĩ về những sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu những việc sắp xảy ra dẫn
đến kết quả không tốt, các nhà quản trị phải đề xuất được cần phải làm gì
để thay đổi kết quả không mong muốn đó.
 Kiểm soát: nhà quản trị kiểm soát các hoạt động bằng cách so sánh giữa
dự toán và kết quả thực tế sau đó đánh giá kết quả đó. Vì vậy, nếu không
có dự toán thì kết quả đạt được sẽ không có cơ sở để so sánh, đánh giá.

Hai chức năng trên luôn đi liền với nhau và kết quả hoạt động thực tế luôn
được so sánh với dự toán ngân sách. Nếu doanh nghiệp không thực hiện việc kiểm
soát thì dự toán ngân sách sẽ không phát huy hết tác dụng vốn có của nó.
2.1.2. Sự tham gia vào dự toán ngân sách
Sự tham gia vào dự toán ngân sách được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau bởi nhiều nhà nghiên cứu. Brownell (1982) cho rằng sự tham gia vào dự toán
ngân sách là mức độ mà cấp dưới có ảnh hưởng và tham gia vào việc thiết lập ngân
sách. J. F. Shields và Shields (1998) cũng cho rằng việc tham gia vào ngân sách là
mức độ tham gia và ảnh hưởng của người quản lý đối với việc xác định ngân sách
của mình. Cũng giống như J. F. Shields và Shields (1998), Kenis (1979) cho rằng sự
tham gia của các nhà quản trị vào ngân sách về cơ bản phản ánh khả năng tham gia
của các nhà quản trị vào việc xây dựng ngân sách của họ và mức độ ảnh hưởng của
họ đến các mục tiêu ngân sách của họ.
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu kế toán quản trị gần đây theo trường phát thực
chứng trên thế giới đã sử dụng biến sự tham gia vào dự toán ngân sách trong mô
hình và hầu hết các nghiên cứu này đều theo định nghĩa về sự tham gia vào dự toán
ngân sách mà Brownell (1982) đưa ra, ví dụ như Nouri và Parker (1998), Chong và
Chong (2002) và Rosman, Shafie, Sanusi, Johari, và Omar (2016). Vì vậy, trong
luận văn này, tác giả cũng kế thừa và sử dụng khái niệm về sự tham gia vào dự toán
ngân sách theo định nghĩa của Brownell (1982), đó là mức độ mà các nhà quản trị


×