Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Ảnh hưởng của hiệp định thương mại việt mỹ đến các công ty của việt nam xuất khẩu vào thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

HOÀNG VĂN TÁ

ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI VIỆT MỸ ĐẾN CÁC
CÔNG TY CỦAVIỆT NAM
XUẤTKHẨUVÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 06340102

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03/2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

HOÀNG VĂN TÁ


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Anh Dũng.


Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này cũng như hoàn
thiện kiến thức chuyên môn của mình.
Tôi vô cùng biết ơn các Thày Cô Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu
trong thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi trân trọng cảm ơn Phòng Quản lý khoa học-Đào tạo sau ĐH, Trường
Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng chân thành cảm ơn tòa soạn Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, văn phòng II
Bộ Công Thương VN, văn phòng các Hiệp hội Dệt may, Thủy sản, Cà phê, Giày dép,
Đồ gỗ và Dầu Khí VN bạn bè và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành tốt luận văn này.
Tác giả

HOÀNG VĂN TÁ


TÓM TẮT
Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ so với các Hiệp định thương mại song phương
khác, toàn diện hơn, nó chẳng những đề cập đến thương mại hàng hóa mà còn thương
mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, minh bạch, công khai chính sách về thương
mại nhà nước. Nội dung của Hiệp định được thể chế bằng luật, bằng các văn bản mang
tính pháp lý buộc các bên phải thực hiện. Ủy ban hỗn hợp Việt Nam và Hoa Kỳ giám
sát việc thực thi Hiệp định. Những nội dung nào của BTA chưa công bố trong luật phải
được xây dựng mới. Những luật và văn bản pháp quy nào hiện hành trái với cam kết
BTA thì phải chỉnh sửa. Theo rà soát của Bộ Tư pháp Việt Nam tổng số văn bản cần
chỉnh sửa và ban hành mới theo tinh thần BTA là gần 100.
Dưới sự ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, hệ thống pháp lý điều
tiết nền kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp
cận các chuẩn mực chung của quốc tế để tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận

lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Mỹ là nước có nền kinh tế thương mại lớn nhất thế giới chiếm gần 50% sản
lượng công nghiệp, trên 20% trị giá xuất nhập khẩu của thế giới. Năm 2008 Mỹ xuất
khẩu trên 1.287,4 tỉ USD và nhập khẩu 2.169,5 tỉ USD (www.wto.org). Năm 2010,
GDP của Mỹ lên đến 14.700 tỉ USD, cho nên việc ký Hiệp định thương mại với Mỹ
mở ra một thị trường thuận lợi có dung lượng lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam.
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được soạn thảo dựa trên các tiêu chuẩn của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) dành cho các nước kém phát triển, cụ thể là Việt
Nam. Cho nên ký được Hiệp định thương mại với Mỹ là một bước tiến quan trọng
giúp cho Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1-2007.
Chính Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ đã đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng không ngừng từ năm 2002 ( sau khi Hiệp định có hiệu
lực 2001 ), đạt 2,421 tỉ USD, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa VN và Mỹ đạt
2,879 tỉ USD, đến năm 2011 và 2012 VN chúng ta đã xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ đạt 16,627 và 19,6 tỉ USD trong tổng kim ngạch giữa VN và Mỹ đạt 20,364 tỉ USD
( tăng gấp 14 lần hay tốc độ tăng trưởng đạt 707,33% ). Từ đó có thể khẳng định vai


trò quan trọng của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và ngay thời điểm sau khi Hiệp
định Thương mại có hiệu lực các Công ty VN đã không ngừng phấn đấu, nổ lực để đẩy
sản xuất hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này.


ABSTRACT
If we compare the VN - USA’s BTA with the others, the VN - USA’s BTA is
more wholly. This agreement is not only trade commodity but also services,
interllectual property, investment, tranparentcy and the open of the state’s trade policy.
The agreement’s tenor is institutionalized by the law, the document of law forces both
sides to carry out their duty. The co-operation committee of the VN - USA supervises

to enforce this agreement. The BTA’s terms, which don’t be published by law, have to
make the new law. The act and regulation documents in operation, which are contrary
with the BTA’s pledge, have to adjust. According to the Vietnamese Department Of
Justice, the total documents to be adjuted are nearly 100.
The impact of the VN - USA’s BTA, the law-system will regulate the
vietnamese trade and economy in the direction of: completion, transparentcy,
approaching the international standard. This BTA creates the equality of business
enviroment, the advantage for all composition class’s business.
The USA is a nation, its economy is the gobal biggest economy occupies nearly
50% of the industrial yield and over 20% of the total im-export of the world. In 2008,
the USA exported over the number of USD 1.287,4 billion and imported USD 2.169,5
billion ( www.wto.org ). The USA’s GDP attained over USD 14.700 billion in 2010,
therefore the VN - USA’s BTA was passed to help the vietnamese economy developes
and opens our export market with the big capacity.
The BTA’s VN - USA was compiled to found on the WTO’ standards for the
under development countries such as Viet Nam. It was an important step for the Viet
Nam to adhere in the WTO in January of 2007.
The VN - USA’s BTA is main factor to help our export to the american market
more and more developing to attain the number of USD 2,421 billion while the
turnover of the im-export between VN - USA is the number of USD 2,879 billion in
2002. In 2011 and 2012 the number of the vietnamese export to the american market
attained USD 16,726 billion and USD 19,6 billion while the turnover of the ex-import
between VN - USA reached the number of USD 20,364 billion. The VN - USA’s BTA


has the vital role and helps the vietnamese companies to try with own best producing
the commodity to export more and more to the american market.

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng việt:

VN: Việt Nam.
HĐTM: Hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
HNTĐ: Hạn ngạch tuyệt đối.
Tiếng Anh:
AFTA: Khu thương mại, mậu dịch tự do Đông Nam Á.
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.
ASEAN: Tổ chức các nước Đông Nam Á.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
USAID: Tổ chức phát triển quốc tế.
OPIC: Quỹ đầu tư của tư nhân hải ngoại.
WB: Ngân hàng thế giới.


NICS: Các quốc gia các nền công nghiệp mới.
IMF: Quỹ tiền tệ thế giới.
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.
ITC: Uỷ ban thương mại quốc tế.
ITA: Phòng thương mại quốc tế.
USTR: Đại diện thương mại.
FDA: Cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc (tây).
EPA: Cơ quan bảo vệ môi trường.
USCD: Cục hải quan Mỹ.
TRIMS: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
FAS: Vụ quản lý đối ngoại (Bộ Nong Nghiệp Mỹ).
CVD: Luật thuế bù giá.
TRIPS: Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại.
HTS: Hệ thống thuế quan diền hoà.
MFN: Quy chế tối huệ quốc.
GSP: Ưu đãi thuế quan phổ cập.
GNP: Tổng sản phẩm quốc dân.

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội.
VASEP: Hiệp hội chế thủy sản xuất khẩu VN
VICOFA: Hiệp hội ca cao - cà phê xuất khẩu VN
LEFASO: Hiệp hội giày dép xuất khẩu VN
VINATEX: Hiệp hội dệt may xuất khẩu VN
VIETFORES: Hiệp hội gỗ và lâm sản VN
VPA: Hiệp hội dầu khí Việt Nam
FOB: Giá hàng xuất khẩu được tại cảng bên bán.
APHIS: Cơ quan giám định y tế về động, thực vật.
USDA: Cơ quan giám định an toàn thực phẩm.
NTR: Mối quan hệ thương mại bình thường.
EU: Liên minh Châu Âu.
UPOV: Công ước quyền sở hữu giống thực vật.
HACCP: Chương trình kiểm soát vệ sinh, an toàn Mỹ.
ISO: Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế.
L/C: Thư tín dụng.
NAFIQUAD: Cục quản lý chất lượng nông lâm, thuỷ sản VN
PNTR: Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

Trang
01

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG
PHƯƠNG VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ
1.1.Những vấn đề chung về Hiệp Định Thương Mại song phương
1.1.1.Khái niệm


04
04

1.1.2.Quá trình và phát triển của Hiệp Định Thương Mại song phương

08

1.1.3.Phát triển thương mại quốc tế ở VN hiện nay

09

1.1.4. Lợi ích của VN trong quan hệ thương mại với Mỹ

11

1.2. Tổng quan về Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ

15

1.2.1. Bối cảnh đàm phán

15

1.2.1.1.Bối cảnh chung

15

1.2.1.2.Việt nam trước cơ hội, thách thức hội nhập khu vực và thế giới


17

1.2.1.3.Chính sách thương mại của Mỹ với Asean và VN.

18

1.2.2.Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ.

21

1.2.2.1.Kết quả đạt được qua các vòng đàm phán.

23

1.2.2.2.Ý nghĩa của Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ.

24

1.3.Những nội dung chủ yếu của Hiệp Định.

26

1.3.1.Thương mại hàng hóa.

26

1.3.2.Thương mại dịch vụ.

28


1.3.3.Quan hệ đầu tư.

30

1.3.4.Quyền sở hữu trí tuệ.

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

33

Chương 2 : ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆTMỸ ĐẾN CÁC CÔNG TY CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO
THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1.Tình hình thương mại Việt - Mỹ
2.1.1.Tình hình thương mại Việt-Mỹ giai đoạn trước khi Mỹ bình thường

34
34

quan hệ ngoại giao


2.1.2.Tình hình thương mại Việt-Mỹ giai đoạn sau khi Mỹ bình thường

34

quan hệ ngoại giao
2.1.3.Tình hình thương mại Việt-Mỹ giai đoạn sau khi ký HĐTM Việt-


35

Mỹ
2.2.Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của VN sang Mỹ
2.2.1.Tổng quan tình hình xuất khẩu 6 mặt hàng chủ lực của VN sang

40
40

Mỹ
2.2.2. Dệt may
2.2.3. Đồ gỗ

41
43

2.2.4. Giày dép

44

2.2.5. Dầu thô

46

2.2.6. Thủy hải sản

47

2.2.7. Cà phê


49

2.3.Ảnh hưởng tích cực của Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ đến
các công ty của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ

50

2.3.1.HĐTM Việt-Mỹ tạo điều kiện cho công ty XK VN phát triển sản
lượng

51

2.3.1.1.Công ty VN tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ

51

2.3.1.2. Số lượng các công ty xuất khẩu mới thành lập tăng nhanh

54

2.3.1.3.Kim ngạch XK hàng hóa VN vào thị trường Mỹ tăng nhanh

55

2.3.2.Các công ty VN có cơ hội tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến

56

2.3.3. Cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ đối tác Mỹ


58

2.3.4. Cơ hội để các công ty VN học tập kinh nghiệm từ công ty Mỹ

62

2.3.5. Hàng hóa xuất khẩu VN tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế

62

2.4.Ảnh hưởng tiêu cực của HĐTM Việt - Mỹ đến các công ty của

63

Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ
2.4.1.Tình hình thiếu hụt nguồn vốn của Cty thu mua và chế biến hàng

63

XK
2.4.1.1.Hàng hoá thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ

63

2.4.1.2.Hàng hoá cà phê xuất khẩu vào thị trường Mỹ

59

2.4.2.Các biện pháp tăng cường bảo hộ mậu dịch của chính phủ Mỹ đối
với hàng hoá từ VN


64

2.4.2.1.Luật chống phá giá, chống trợ cấp

65

2.4.2.2.Các hình thức bảo hộ mậu dịch khác gia tăng

66


2.4.3.Số lượng công ty XK đông nhưng tổng kim ngạch XK không tăng

67

2.4.4.Trình độ kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu của công ty VN còn
yếu

69

2.4.5.Chi phí vận chuyển hàng hóa liên tục tăng

71

2.4.6.Chính sách hỗ trợ của chính phủ chưa kịp thời

75

2.4.6.1.Chính sách ân hạn thuế


75

2.4.6.2.Chính sách khuyến khích hỗ trợ XK của chính phủ

77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

80

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG
HOÁ CỦA CÔNG TY VN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. Dự báo kim ngạch xuất khẩu VN sang Mỹ từ 2013-2020

82

3.2.Giải pháp quản lý nhà nước

82

3.2.1.Chính sách thuế nhập khẩu

82

3.2.2. Chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu

84

3.2.3. Chính sách ân hạn thuế nhập khẩu


86

3.2.4.Hàng rào phi thuế

87

3.2.5.Cải tiến thủ tục hải quan

88

3.2.6.Hàng rào kỹ thuật

89

3.2.7.Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về xuất khẩu

91

3.2.8.Giải pháp tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực

91

3.2.8.1.Hàng dệt may

87

3.2.8.2.Hàng giày dép

88


3.2.8.3.Hàng thủy hải sản

92

3.2.8.4.Hàng cà phê

93

3.2.8.5.Hàng đồ gỗ

94

3.2.8.6.Dầu thô

95

3.2.9.Hỗ trợ vốn

97

3.2.10.Xúc tiến thương mại

98

3.2.11.Hỗ trợ nguồn vốn xuất khẩu

99

3.2.12.Đừng thêm rào cản


100

3.3.Giải pháp quản lý công ty xuất khẩu vào thị trường Mỹ

100

3.3.1.Giải pháp tài chính

102


3.3.2.Giải pháp thị trường

103

3.3.3.Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu

104

3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực

106

3.3.5.Ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến

106

3.3.6.Đẩy mạnh marketing trên thị trường Mỹ


107

3.3.7.Lưu ý hàng xuất khẩu sang Mỹ

111

3.3.8.Giải pháp nâng cao năng lực quản trị

113

3.4.Kiến nghị

114

3.4.1.Chính sách hỗ trợ vốn

114

3.4.2.Chính sách về con giống và cây giống

115

3.4.3.Chính sách hỗ trợ hàng xuất khẩu

115

3.4.4.Chính sách thuế

116


3.4.5.Chính sách ưu đãi về đầu tư

116

3.4.6.Nhà nước cần xoá bỏ các thủ tục và lệ phí bất hợp lý

117

3.4.7.Cải tiến thủ tục Hải quan

117

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

121

DANH MỤC CÁC BẢNG
( Phụ lục 3 )


Bảng mới bổ sung: Thuế nhập khẩu của Mỹ áp dụng cho 6 mặt hàng trước và sau
12/2006 (PNTR)
Bảng.1.1.Sự khác nhau giữa HĐTM Việt-Mỹ với các HĐTM song phương đã ký với
các quốc gia khác.
Bảng.1. 2.Thu nhập bình quân đầu người tại Mỹ
Bảng.1.3. Quyền sở hữu trí tuệ

Bảng.1.4.Đối tượng bảo hộ
Bảng.2.1.Mặt hàng chủ lực các Công ty xuất khẩu sang Mỹ từ 2002 đến 2011
Bảng.2.7.Quan hệ thương mại Việt-Mỹ từ : 1994-2011
Bảng.2.8.Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam khi có HĐTM
Bảng.3.1.Chỉ số lợi thế so sánh trong ngành công nghiệp nhẹ của ASEAN
Bảng.3.2.Danh sách các nước xuất khẩu hàng hoá vào Mỹ


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Biểu đồ so sánh kim ngạch xuất khẩu từ 1994 đến 2000

33

Hình 2.2. Biểu đồ so sánh kim ngạch xuất khẩu từ 2001 đến 2012

34

Hình 2.3.So sánh kim ngạch XK vào thị trường Mỹ với tổng kim ngạch XK VN

35

năm 2011
Hình.2.4.So sánh kim ngạch XK vào thị trường Mỹ với tổng kim ngạch XK VN

37

năm 2012
Hình.2.5.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK ngành dệt may

40


Hình.2.6.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK ngành đồ gỗ

41

Hình.2.7.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK ngành giày dép

43

Hình.2.8.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK ngành dầu thô

44

Hình.2.9.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK ngành thủy sản

45

Hình.2.10.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK ngành cà phê

46

Hình.2.11.Biểu đồ thể hiện khảo sát các công ty XK VN tăng sản lượng giai đoạn

47

2001 - 2006
Hình.2.12.Biểu đồ thể hiện khảo sát các công ty XK VN tăng sản lượng giai đoạn

49


2006 - 2012
Hình.2.13.So sánh tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu : 1994-2001, 2001-2006,

52

2006-2012
Hình.2.14.Biểu đồ thể hiện khảo sát các công ty XK VN tiếp cận công nghệ hiện

53

đại từ đối tác Mỹ
Hình.2.15.Biểu đồ thể hiện khảo sát các công ty XK VN tiếp nhận đầu tư nhiều từ
các đối tác Mỹ

55


LỜI NÓI ĐẦU
1.Sự cần thiết khách quan cho đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế
đang là xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Việt Nam đã và
đang tích cực hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thông qua việc gia nhập Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu (ASEM). Đặc biệt Việt Nam đã
ký Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ.
Hiệp định thương mại VN - Hoa Kỳ ký ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu
lực từ ngày 11/12/2001 đã mở ra triển vọng thương mại mới giữa hai nước, phá bỏ
phân biệt đối xử về thuế quan tạo cơ hội cho hàng hoá VN được xuất khẩu nhiều hơn
nữa vào thị trường Hoa Kỳ.Tuy nhiên, để thực hiện được việc này thì hàng hoá của VN
phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức nhất là về khả năng cạnh tranh, năng

suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng marketing vào
kinh doanh.
Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế
VN còn đang ở mức thấp, tính cạnh tranh kém hiệu quả thì cần phải nghiên cứu kỹ thị
trường này. Đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng hoá VN thâm nhập thị
trường đó để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Để góp phần tìm hiểu kỹ về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và thị trường Hoa
Kỳ, một trong những thị trường quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của VN,
từ đó tôi quyết định chọn đề tài “Ảnh Hưởng Của Hiệp Định Thương Mại Việt - Mỹ
Đến Các Công Ty Của Việt Nam Xuất Khẩu Vào Thị Trường Mỹ”
2.Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.Mục tiêu của đề tài: Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tác
động, ảnh hưởng của Hiệp định thương mại VN - Hoa Kỳ đến các công ty xuất khẩu
VN đã tham gia xuất khẩu 6 mặt hàng chủ lực sang thị trường Mỹ, nghiên cứu các cơ
chế chính sách ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tài liệu thống kê
lấy số liệu từ năm 1994 đến hết năm 2012.
2.2.Nội dung nghiên cứu: kết cấu của đề tài gồm ba chương


Chương 1: Cơ sở lý luận Hiệp định thương mại song phương và Hiệp định thương
mại Việt-Mỹ
Chương 2: Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đến các công ty của Việt
Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của công ty VN vào thị
trường Mỹ
2.3.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng, sử dụng mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và
phát triển
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các

phương pháp cơ bản như sau:
2.3.2.1. Phương pháp phân tích thống kê:
Với Phương pháp này tác giả dùng phương pháp phân tích để đánh giá các số
liệu thống kê lấy từ các nguồn:
-Từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
-Từ Phòng Thương Mại Mỹ (AMCHAM) Chi nhánh TP.Hồ Chí MInh.
-Từ Thời Báo Kinh tế Sài Gòn.
-Từ Internet
-Sách Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, của GS.TS. Võ Thanh Thu xuất bản các năm
2008, 2010.
-Sách Chiến Lược Thâm Nhập Thị Trường Mỹ, của GS.TS. Võ Thanh Thu, tái
bản năm 2012.
-Sách Kinh Tế Đối Ngoại, Những Nguyên Lý & Vận Dụng Tại Việt Nam, của
PGS.TS. Hà Thị Ngọc Oanh tái bản 2010.
-Sách Cẩm Nang Rào Cản Thương Mại Quốc Tế Đối Với Hàng Nông Lâm
Thủy Sản Xuất Khẩu Của VN, của GS.TS. Võ Thanh Thu xuất bản: 02/2011.
-Sách Việt Nam Với WTO Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2008.


-Sách Cẩm Nang Phòng Ngừa & Đối Phó Với Các Vụ Kiện Chống Bán Phá Giá
Đối Với Hàng Xuất Khẩu Việt Nam, của GS.TS. Võ Thanh Thu, xuất bản năm 2008.
-Sách Hỏi Đáp Về Hiệp Định Thương Mại Việt-Mỹ của TS. Lê Thành Châu, tái
bản năm 2010.
Thu thập tài liệu, số liệu, nghiên cứu sách báo, tạp chí thống kê thành dự liệu sơ
cấp. Tổng hợp, phân tích , đánh giá thành dự liệu thứ cấp.
2.3.2.1. Phương pháp khảo sát điều tra thực tế:
Để đề tài có căn cứ thực tiễn, tác giả có tiến hành gởi 400 phiếu khảo sát đến
các hiệp hội: dệt may, đồ gỗ, giày dép, dầu thô, thủy sản và cà phê chuyển đến các
công ty có xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, nhận được phúc đáp từ 112 công ty.
Sau đó đối chiếu kết quả với dự liệu sơ cấp, thứ cấp để minh chứng rằng Hiệp định

Thương mại song phương Việt - Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của
các công ty VN vào thị trường Mỹ.
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được
sự giúp đỡ của các hiệp hội: dệt may, đồ gỗ, giày dép, dầu thô, thủy sản và cà phê, các
công ty có xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, thầy hướng dẫn Ts. Trần Anh Dũng
và các thầy từ phòng QLKH sau Đại Học, thuộc trường Đại Học Kỷ Thuật Công Nghệ
Hutech, các thầy, cô trong ban giám hiệu và hội đồng của trường đại học kỹ thuật công
nghệ TP.HCM Hutech

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VÀ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT-MỸ.
1.1.Những vấn đề chung về Hiệp định thương mại song phương:
1.1.1.Khái niệm:
Hiệp định thương mại song phương: Để thực hiện được chính sách ngoại thương
và tạo ra các điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các công ty xuất-nhập khẩu trong
nước, chính phủ các nước thực hiện ký kết các hiệp định thương mại.
Hiệp định thương mại song phương là văn bản thỏa thuận giữa hai bên, hai
quốc gia về các vấn đề quan hệ thương mại, hàng rào thuế quan và phi thuế quan áp


dụng. Quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, quan hệ đầu tư có liên quan đến
thương mại, giải quyết tranh chấp...
Hiệp định thương mại song phương cũng được coi là công cụ điều tiết ngoại
thương: Hiệp định thương mại được xây dựng dựa vào yêu cầu phát trển kinh tế của
quốc gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Những hiệp định thương mại song
phương được chính phủ xem xét kỹ lưỡng và được Quốc hội phê chuẩn.
Hiệp định thương mại song phương giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của mổi
quốc gia, mở rộng thị trường thương mại và đầu tư thuận lợi.
Hiệp định thương mại song phương tác động đến sự thay đổi các cơ chế, chính

sách thương mại theo hướng hội nhập và mang tính nhất quán, đơn giản và minh bạch.
Các hiệp định thương mại song phương thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường,
đặc biệt có ý nghĩa ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam.
Hiệp định thương mại song phương được coi là công cụ bảo vệ quyền lợi kinh
tế quốc gia vì hầu hết các hiệp định thương mại đều đề cập đến các biện pháp tự vệ hợp
pháp có thể áp dụng, đề cập các biện pháp xử lý tranh chấp, các điều kiện ưu đãi đối
với các nước kém phát triển hơn...
Tuy nhiên hệ quả của các hiệp định thương mại song phương là buộc các nước
phải mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu và lợi thế
sẽ thuộc về hàng hóa nào có tính cạnh tranh cao. Việc nghiên cứu kỹ nội dung hiệp
định thương mại song phương sẽ giúp các nhà quản lý ở tầm vĩ mô, hoạch định chính
sách phát triển thương mại nói chung phù hợp với các cam kết đã ký. Còn đối với các
công ty nghiên cứu kỹ các hiệp định thương mại song phương sẽ giúp nắm bắt các cơ
hội, hạn chế các khó khăn, thách thức, phục vụ cho xây dựng các chiến lược kinh
doanh của công ty đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo Luật của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không thể dành quy chế quan hệ thương mại
bình thường với những nước đang trong thời kỳ chuyển tiếp như Việt Nam mà không
có Hiệp định thương mại song phương gọi tắt là BTA.
Mục đích của Hiệp định này là đảm bảo cho những luật lệ thương mại được rõ
ràng, kích thích và làm gia tăng thương mại, giúp Việt Nam hội nhập kinh tế kể cả gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chắc chắn là không, Hoa Kỳ mong muốn


thiết lập mối quan hệ thương mại với Việt Nam trên nền tảng giống như Hoa Kỳ đã có
với các nước khác, trong đó các nền kinh tế đang phát triển như: Bungary, Mông Cổ...
Những mối quan hệ này dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế, gồm các tiêu chuẩn của
WTO. Hơn nữa Hoa Kỳ cũng nhận thấy Việt Nam cần có các giai đoạn chuyển tiếp để
đáp ứng các tiêu chuẩn này.
Việt Nam là nước đàm phán với Mỹ lâu nhất ( 4 năm) từ tháng 09/1996 đến
tháng 07/2000, với nhiều nội dung phức tạp, trong khi các nước khác đàm phán để ký

kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ khá dễ dàng.
Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với trên 100 quốc gia nhưng
với Mỹ là đối tác đặc biệt hơn vì đây là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất
thế giới. Hơn nữa thực tế cho thấy bất cứ nước nào đều có quan hệ kinh tế với Mỹ, nói
cách khác đây là một quốc gia đa sản phẩm tiêu dùng nên nhu cầu thị trường rất cao.
Đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên VN đàm phán theo tiêu
chuẩn WTO. Nói cách khác BTA là chuẩn bị tích cực cho tiến trình đàm phán, hội nhập
WTO của VN.
Sau khi ký Hiệp định thương mại này, VN phải thực hiện cam kết về việc hoàn
chỉnh về thể chế, chính sách thông qua quá trình xây dựng và hoàn chỉnh các bộ phù
hợp với thông lệ quốc tế, chi tiết bảng 1.1, phụ lục 4.
Hiệp định thương mại song phương sẽ có lợi cho Việt Nam:
Tăng trưởng kinh tế: các ngành công nghiệp mới sẽ phát triển nhảy vọt để đáp ứng
nhu cầu của thị trường khổng lồ của Hoa Kỳ, các dự báo được trình lên Ngân hàng thế
giới cho rằng Việt Nam có thể tăng số lượng hàng xuất sang Hoa Kỳ lên đến con số vài
chục tỷ USD. Ngoài ra còn có tác động tích cực khác đối với nền kinh tế Việt Nam.
Bằng cách cạnh tranh và cải cách trong nước kèm theo, Hiệp định sẽ giảm chi phí và
khuyến khích hiện đại hóa.
Việc làm: theo Thời báo Kinh Tế Sài Gòn phát hành ngày 17/03/2011, do phóng viên
Đậu Anh Tuấn thực hiện trong bài viết: “Kết quả điều tra Công ty XK VN và FDI ” cho
biết có 77% doanh nghiệp, các công ty mới thành lập sau khi Hiệp định thương mại
song phương Việt - Mỹ được ký kết và các ngành công nghiệp mới sẽ tạo ra hàng trăm
ngàn việc làm. Hàng sản xuất xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn là một phần nhỏ trong


nền kinh tế (chỉ chiếm 1.106USD/người năm 2011 so với 2.660USD/người ở Thái Lan)
đó là tiềm năng phát triển rất lớn.
Giáo dục đào tạo: người lao động Việt Nam sẽ được tiếp xúc với công nghệ và
phương pháp quản lý tiên tiến. Họ sẽ có nhiều cơ hội hơn về đào tạo nghề cũng như
phát triển nghề nghiệp.

Đầu tư nước ngoài: việc ký kết Hiệp định thương mại song phương sẽ thu hút sự quan
tâm của toàn thế giới. Nó được coi là cam kết hội nhập kinh tế của Việt Nam. Việt Nam
sẽ dành thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính, phương thức quản lý hiện
đại, thông tin thị trường và công nghệ tiên tiến. Hiệp định thương mại song phương sẽ
giúp tạo lập một sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp. Nó cũng mở ra cơ hội
cho tất cả các doanh nghiệp tận dụng thị trường rộng lớn của Hoa Kỳ.
Công nghệ: đầu tư nước ngoài và sự cải thiện về bảo hộ trí tuệ được tăng cường sẽ
khuyến khích công nghệ đổ vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng
công nghệ hiện đại hơn trong các quy trình sản xuất phát triển nông thôn: Hiệp định
thương mại song phương sẽ khuyến khích nông nghiệp và tăng thu nhập từ nghề nông.
Ví dụ: hạ thấp mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc sẽ tăng
cường sản xuất và hạ giá thành sản phẩm gia súc, lượng xuất khẩu nông sản sẽ tăng.
Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao: giống như mọi quốc gia tham gia mậu dịch
khác, ở Việt Nam khi thu nhập tăng thì tỷ lệ chi phí mua hàng hóa dịch vụ sẽ giảm đối
với một người có thu nhập bình thường. Ví dụ: 10 kg gạo tương đương với 20% thu
nhập bình quân đầu người ở Việt Nam, nhưng chỉ là 3% ở Thái Lan. Thu nhập từ thuế
sẽ tăng lên, khuyến khích chi tiêu cho giáo dục, y tế, đường sá, nhà máy cấp nước, điện
sinh hoạt đem lại lợi ích cho nhân dân.
Thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: thương mại là chìa khóa mở ra con
đường đi đến thịnh vượng. Các nhà kinh tế đã từ lâu hiểu rằng thương mại làm tăng
của cải. Trên thực tế, thương mại tạo ra của cải ngay trong các quốc gia và giữa các
quốc gia với nhau. Đó là vì thương mại khuyến khích các địa phương, tỉnh và quốc gia
chuyên sâu vào những hàng hóa họ có thể sản xuất khá hiệu quả, những mặt hàng có
lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh của một quốc gia nằm trong lực lượng lao động, tài
nguyên thiên nhiên, văn hóa và kiến thức của người dân quốc gia đó. Những nước có


nguồn công nhân rẻ có xu hướng tập trung vào các ngành nghề sử dụng nhiều nhân
công.
Thương mại hai chiều: làm giảm giá thành, mở rộng sản xuất, tăng tuyển dụng nhân

công, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội của hai nước. Thương mại không bao giờ đem
lại lợi ích cho quốc gia này còn quốc gia kia bị thiệt. Với một số người, khó có thể tin
rằng thương mại tự do thực sự làm tăng thu nhập của cải của tất cả các quốc gia, nhưng
lịch sử đã chứng minh điều này. Thực tế thì tất cả các quốc gia giàu có trên thế giới đều
dành được vị trí chủ yếu nhờ một yếu tố, họ là những quốc gia có nền thương mại lớn.
Không một quốc gia nào đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không hạ thấp hàng
rào thương mại nước mình. Nếu một nước đóng cửa thị trường, nước đó sẽ buộc người
lao động làm việc vất vả hơn và thu nhập ít hơn. Rốt cuộc các ngành công nghiệp nước
đó phải chịu lỗ và suy thoái.
1.1.2.Quá trình phát triển của Hiệp định thương mại song phương:
Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 230 quốc gia trên thế giới và đã ký
trên 200 hiệp định thương mại song phương và đa phương. Chỉ riêng sự kiện Việt Nam
là thành viên chính thức của WTO tháng 01/2007 mặc nhiên chúng ta phải chấp nhận
thực hiện gần 60 hiệp định đa phương của tổ chức này.
Để tăng trưởng kinh tế, các quốc gia phải mở cửa thị trường với nhau. Nhận
thức được thực tế cơ bản này những nước ASEAN đồng ý mở cửa thị trường khu vực
của họ, giống như thị trường khu vực rộng lớn đã mở cửa ở châu Âu và châu Mỹ. Thu
nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ đạt trên dưới
1.500USD/người/năm, thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng. Việt Nam không thể
chờ đợi tới khi các điều kiện kinh tế của mình được cải thiện để mở cửa. Không thể
tăng cường năng lực của các công ty Việt Nam bằng cách che đậy khỏi cạnh tranh quốc
tế, mà hoàn toàn ngược lại. Cách duy nhất để kiểm chứng Việt Nam tiến hành công
nghiệp hóa và hiện đại hóa là đưa nền công nghiệp mình tiếp cận với cạnh tranh trong
nước và quốc tế, tiếp cận với những thị trường mới và công nghệ tốt hơn thông qua
thương mại.
Hiệp định thương mại song phương là một lộ trình tạo ra những thay đổi dần
dần trong nhiều năm tới. Việt Nam phải thực hiện thay đổi đó, dù thế nào chăng nữa,
để hội nhập kinh tế, tự do hóa thương mại cùng các hình thức cải tổ khác, những thay



đổi này có lợi chứ không có hại, đó là những thành tựu mà chúng ta hy vọng, dự đoán
sẽ có được từ những thay đổi đó. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều chứ không
phải chỉ một vài doanh nghiệp trong mọi ngành. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mở
rộng và phát đạt. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều việc làm, hạ giá
thành hàng hóa và dịch vụ. Trong tương lai các ngành công nghiệp sẽ sử dụng công
nghệ mới để tăng năng suất lao động bình quân. Lương bổng cho công nhân sẽ tăng lên
vì họ sản xuất nhiều sản phẩm hơn. Người dân có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn cho thể
thao và các hoạt động giải trí khác. Các ngành giải trí, du lịch thể thao cũng đem lại thu
nhập và việc làm.
Một hệ thống tài chính lành mạnh và hiệu quả sẽ chuyển các khoản tiền tiết
kiệm đến những mục đích sinh lãi nhiều nhất. Sẽ có nhiều người hơn mở tài khoản
ngân hàng, tiết kiệm trong nước tăng lên và việc dành được những khoản vay dễ dàng
hơn với mức lãi suất thấp hơn. Thực hành công tác kế toán cũng được chuẩn hóa, luật
pháp và các quy định sẽ thoáng hơn và rõ ràng hơn, các thủ tục được tinh giảm của
chính phủ trong việc phê chuẩn và cấp phép sẽ giảm bớt quan liêu và tham nhũng. Các
quan chức nhà nước sẽ được trả lương cao và được trang bị kiến thức tốt hơn.
1.1.3.Phát triển thương mại quốc tế ở VN hiện nay:
Theo đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước dựa trên
nhũng quan điểm cơ bản là:
Đại Hội Đảng lần thứ IV khẳng định đường lối “ đa phương đa dạng hoá quan
hệ kinh tế quốc tế” nghĩa là: “ VN sẵn sàng làm bạn với những ai muốn bắt tay xây
dựng nền kinh tế hùng mạnh ”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 ( 29/12/1997 ) nêu rõ: “ VN chủ
động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, khẩn trương đàm phán với Mỹ để
ký được Hiệp định thương mại ”. Vì thế Bộ Chính Trị trực tiếp chỉ đạo các cuộc đàm
phán song phương với Mỹ, trong bối cảnh có nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến
ủng hộ quan điểm mới, có những ý kiến không đồng tình do lịch sử quan hệ Việt- Mỹ
còn lưu lại.
Bộ Chính Trị đã xác định cuộc đàm phán này là phức tạp vì không chỉ mang
tính chất kinh tế & thương mại mà còn mang cả ý nghĩa chính trị vì mục đích là: nhằm

mục đích kinh tế - xã hội của VN.


Vì thế hiệp định này phải được Quốc hội thông qua ( thay vì những hiệp định
trước đây, do Bộ Thương mại chịu trách nhiệm soạn thảo và ký kết) và được coi là hiệp
định đồ sộ nhất đối với cả 2 nước từ trước tới nay.
Từ những năm 90, với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng
nổ của công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển vượt bậc trên
phạm vi toàn cầu. Các công ty xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính to lớn và khả năng
công nghệ dồi giàu gia tăng hoạt động.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các
công ty xuyên quốc gia là hai yếu tố tác động đến bức tranh kinh tế thế giới trong thời
đại ngày nay. Hai yếu tố này, một mặt đặt ra nhu cầu, mặt khác tạo ra khả năng tổ chức
lại thị trường trên phạm vi toàn cầu. Nói cách khác, hai yếu tố này thúc đẩy toàn cầu
hóa kinh tế. Sự mở rộng thị trường gắn với sự phát triển lực lượng sản xuất và tính chất
của quá trình này đã được C.Marx chỉ ra trong tuyên ngôn Đảng cộng sản. Trong nền
kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được
dịch chuyển tự do hơn từ nước này sang nước khác, thông qua các cam kết mở rộng thị
trường. Các cam kết này có thể là giữa hai nước theo Hiệp định mậu dịch tự do song
phương (BTA), có thể giữa các nhóm độc lập theo Hiệp định mậu dịch tự do khu vực
(RTA) hoặc rộng hơn.
Tùy theo thỏa thuận giữa hai đối tác tham gia Hiệp định mà phạm vi và độ sâu
của các Hiệp định có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản của các Hiệp định này là
các bên cam kết mở cửa thị trường về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và những
nguyên tắc, luật lệ phải tuân thủ để bảo đảm mở cửa thị trường một cách công bằng.
Đến năm 2005 trên thế giới, đã có 312 Hiệp định mậu dịch song phương và khu
vực được ký kết. Trong đó có 170 Hiệp định có hiệu lực. Không dừng lại ở hiện trạng,
nhiều nước đang đàm phán về BTA, RTA, mặc dù điều này không dễ dàng. Bởi đây là
quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có sự xung đột lợi ích giữa các nước, các nhóm
nước và là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế

giới hợp lý hơn, công bằng hơn.
Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương ( Trans-Pacific Partnership-TPP )
ban đầu gồm 11 quốc gia thành viên: Mỹ, Việt Nam, Úc, Brunei, Chile, Malaysia,
NewZealand, Peru, Singapore, Canada và Mexico, hiện có 2 quốc gia là Nhật là 12


thành viên cũng bày tỏ ý định tham gia TPP, còn Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan
dự kiến cũng sẽ tham gia TPP trong vòng 10 năm tới. Theo Reuters cho rằng :" Nếu
hiệp định thương mại TPP được ký kết, nó sẽ bao trùm một thị trường lớn hơn Liên
Minh Châu Âu ( EU ) và BRICS, với tổng sản lượng: 27.000 tỉ USD, chiếm khoảng
40% sản lượng kinh tế toàn cầu". Qua 4 năm và 16 vòng đàm phán, hy vọng cuối năm
2013 được phê chuẩn và có hiệu lực thực thi.
1.1.4.Lợi ích của VN trong quan hệ thương mại với Mỹ:
Điều quan trọng là quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này quốc gia đó
sẽ không có địa vị bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thương
mại thế giới, không có điều kiện để bảo vệ mình. Nhận thức được tình hình đó, nhiều
nước kể cả các nước trước đây vẫn thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch nghiêm ngặt
đã tiến hành cải cách kinh tế, mở cửa với bên ngoài tham gia vào quá trình đàm phán
Hiệp định thương mại song phương.
Thực hiện đường lối của Đảng, chúng ta đã phát triển mạnh quan hệ toàn diện
mở cửa buôn bán với Trung Quốc, gia nhập Hiệp hội các nước ASEAN, tham gia Hiệp
định mậu dịch tự do ASEAN, diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), là sáng lập viên Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM). Cùng với các nước ASEAN
ký Hiệp định thành lập khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc; ASEAN-Hàn Quốc;
ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Úc và New Zealand. Cuối cùng là Hiệp định thương mại
song phương Việt-Mỹ được ký kết ngày 13-7-2000 và có hiệu lực từ ngày 11-12-2001.
Đã mở ra triển vọng thương mại cho hai nước.
Tổng kết gần 11 năm kể từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực ( 2001 2012 ), chúng ta rõ Hiệp định có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế VN trên các khía
cạnh sau:
Cùng với các Hiệp định WTO, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thúc đẩy xây

dựng và đổi mới hệ thống pháp luật theo hướng hội nhập, đầy đủ, đồng bộ và minh
bạch đưa nền kinh tế VN phát triển nhanh theo hướng thị trường.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ xây dựng trên những nguyên tắc và nội dung
của WTO, việc thực thi Hiệp định đã giúp Việt Nam gia nhập WTO, việc thực thi Hiệp
định đã giúp VN gia nhập WTO vào tháng 01/ 2007.


Môi trường kinh doanh VN được cải thiện theo hướng bình đẳng, dễ dự đoán và
công khai. Doanh nghiệp phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, vai trò và
vị thế của doanh nghiệp tư nhân được tăng cường. Từ ngày 01/07/2006 tất cả các thành
phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nhà nước, hợp tác xã ... đều chuyển sang hoạt động theo luật Đầu
tư và luật Doanh nghiệp chung.
Thị trường Mỹ được mở rộng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN.
Nếu 1994 kim ngạch thương mại hai chiều giữa VN và Hoa Kỳ hầu như bằng 0 vì Mỹ
ban hành chính sách cấm vận kinh tế VN, đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực thì tốc độ thương mại giữa hai nước tăng nhanh chóng. Chi tiết Bảng
2.6 và 2.7, phụ lục 4 ).
Sau 12 năm Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, năm 2012 thương mại
hai chiều giữa Mỹ và Việt Nam đã lên đến 24,3 tỉ USD ( trong đó VN xuất 19,6 và
nhập từ Mỹ 4,7 tỉ USD ) tăng gần 17 lần kể từ khi Hiệp định thương mại song phương
có hiệu lực năm 2001.
Sau khi được ký kết vào ngày 13/07/2000 và chính thức có hiệu lực ngày
11/12/2001, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã mở ra một tương lai tươi sáng cho
thương mại giữa hai nước phá bỏ phân biệt đối xử về thuế quan tạo cơ hội cho hàng
hóa Việt Nam được xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Hoa Kỳ.
Đến năm 01/2007 sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO,
chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao trên 170 nước, có quan hệ thương
mại với 230 nước, trong đó VN đã xuất khẩu sang 180 nước và nhập khẩu từ 120 quốc
gia. Ngoài các Hiệp định đa phương quan trọng như WTO, ASEAN, APEC ... để thúc
đẩy nhanh có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, chính phủ VN đã ký gần

100 hiệp định thương mại song phương khác, trong số này, Hiệp định thương mại ViệtMỹ có vai trò đặc biệt quan trọng, việc thực thi các nội dung của hiệp định này sẽ tác
động lớn đến nền kinh tế VN vì:
Nội dung hiệp định sẽ được thể chế bằng luật, bằng các văn bản mang tính pháp
lý buộc các bên phải thực hiện. Ủy ban hỗn hợp VN và Hoa Kỳ giám sát việc thực thi
hiệp định. Những nội dung nào của Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) chưa có
trong luật phải được xây dựng mới. Những luật và văn bản pháp quy nào hiện hành trái


×