Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ - đảng bộ tỉnh đồng nai lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.52 KB, 105 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan
tâm xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở, đồng thời khẳng định vai trò to lớn của
TCCSĐ, góp phần quyết định tới thắng lợi cách mạng. Người chỉ rõ: “Để lãnh đạo
cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng
viên đều tốt” [49, tr.113]. Quán triệt tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt”. Trong đó, xây dựng TCCSĐ là một trụ cột quan trọng, có tính nền
tảng. Thước đo hiệu quả của công tác xây dựng TCCSĐ là chất lượng tổ chức cơ sở,
tình hình đoàn kết ở cơ sở và mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương,
đơn vị.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết, chỉ
thị, qui định, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCCSĐ - hạt
nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, nhất là đối với TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, nơi
trực tiếp cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên;
đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo chính quyền cơ sở, các tổ chức và
đoàn thể quần chúng thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, góp phần thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng ở cơ sở.
Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có dân số đông thứ nhì miền
Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đứng thứ 5 sau cả nước; có diện tích lớn thứ
nhì ở miền Đông (sau tỉnh Bình Phước) và thứ 3 ở miền Nam (sau tỉnh Bình Phước
và tỉnh Kiên Giang). Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước; là một trong ba góc nhọn của
tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai. Trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển theo hướng CNH, HĐH, công tác xây dựng
Đảng nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ nói riêng luôn được Đảng bộ tỉnh
đặc biệt quan tâm. Từng bước xây dựng TCCSĐ thực sự là hạt nhân chính trị lãnh

118




đạo ở cơ sở, nhất là đối với xã, phường, thị trấn, góp phần quyết định trong quá
trình lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mới, với nhiều tác động của nền kinh tế thị
trường, các TCCSĐ nói chung và TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng trong Đảng
bộ tỉnh Đồng Nai cũng ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế, ảnh hưởng chất
lượng và hiệu quả trong công tác xây dựng Đảng. Một bộ phận trong TCCSĐ yếu kém,
hoặc thiếu trong sạch vững mạnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của Đảng bộ và uy tín của Đảng trong
nhân dân. Vì thế, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng tổ

chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; nhằm đánh
giá một phần thực trạng, đúc kết những kinh nghiệm lịch sử trong công tác xây dựng
Đảng ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, là vấn đề có tính cấp thiết trong công tác
nghiên cứu Lịch sử Đảng hiện nay, nhất là đối với các Đảng bộ địa phương.

2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng là vấn
đề rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, đã có nhiều công trình của
các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức, nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ, trên nhiều bình diện khác nhau, với
nhiều giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn, có thể chia thành các nhóm công
trình sau:
* Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về
công tác xây dựng Đảng và tổ chức cơ sở đảng
Nhóm tác giả: Hồ Thanh Khôi, Phạm Thị Hiểu (1995), Để nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ; Lê Đức Bình (2003), Xây dựng Đảng là
nhiệm vụ then chốt, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ngô Đức Tính (2003), Xây

dựng Đảng về tổ chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nhóm tác giả Nguyễn Phú
Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (Đồng chủ biên) (2004), Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

119


Nội; Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Phú Trọng (2005), Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội; Dương Trung Ý (2006), “Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng
viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 8); Ngô
Kim Ngân (2006), “Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của
TCCSĐ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 6); Nguyễn Ngọc Thịnh (2007), Nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Cao Ngọc Hải (2007), “Nâng cao tính chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Trương Thị Thông (2008),
“Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ”,
Tạp chí Lý luận Chính trị, (số 4); Bùi Đức Lại (2009), “Về chức năng, nhiệm vụ của
tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 7); Nguyễn Đức Hà (2010), Một
số vấn đề về xây dựng tổ chức cở sở đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Trần Lưu Hải (2010), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Vũ Văn Phúc (2011), “Tiếp tục
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng”, Tạp chí Cộng
sản Điện tử, ngày 01/7/2011; Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Minh
Trưởng (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chi bộ đảng gắn với xây dựng
TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống các
nguyên lý, quan điểm, nội dung chủ yếu về Đảng Cộng sản cầm quyền; về công tác

xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời kỳ đổi mới. Các tác giả đã dành một phần quan
trọng luận giải về vị trí, vai trò và thực trạng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của TCCSĐ; từ đó, đề xuất các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ
chức nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và đội ngũ cán bộ,
đảng viên nhằm đảm bảo cho các TCCSĐ luôn thực sự là nền tảng, hạt nhân lãnh đạo
của Đảng ở cơ sở trong tình hình mới.

120


* Nhóm công trình nghiên cứu về thực tiễn xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở
các vùng, miền và các địa phương trong cả nước
Đặng Đình Phú (1996), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và các TCCSĐ
phường và xã ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ khoa học
Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Thị Minh Bích
(1998), Thực trạng và những yêu cầu xây dựng TCCSĐ ở nông thôn một số tỉnh miền
núi, vùng cao phía Bắc nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội; Nguyễn Văn
Biều (2001), Đổi mới phương thức lãnh đạo của các đảng bộ xã ở khu vực Đồng bằng
Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước, Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đỗ Ngọc Ninh (2004), Nâng cao chất lượng
TCCSĐ nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ Lịch sử,
chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn
Nam (2006), “Xây dựng, củng cố TCCSĐ ở Quảng Nam, thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí Cộng sản, (số 19); Nguyễn Khắc Hưng (2006), “Đảng bộ thành phố Nam Định
xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên”, Tạp chí Cộng sản, (số 19); Hoàng
Văn Đông (2006), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ đồn biên
phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án tiến sĩ Chính trị

học, Hà Nội; Võ Minh Chiến (2007), “Kinh nghiệm xây dựng TCCSĐ TSVM ở Sóc
Trăng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 4); Tường Thị Hồng Vân (2009), “Đánh giá chất
lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Hà Nội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số
9); Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ thành phố Hà
Nội từ năm 1996 đến năm 2005, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Đình Hùng (2014), Công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường,
thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 2001 đến 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử
Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Khuất Văn Hùng (2015), Công tác xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ thị xã Sơn Tây (tỉnh Hà Tây) từ năm 2001 đến năm 2008, Luận
văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội; Khương Mạnh Sơn (2016),

121


Đảng bộ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ
năm 2005 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội;
Nguyễn Thanh Hải (2017), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng TCCSĐ từ
năm 2005 đến năm 2015; Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội;
Nguyễn Tiến Đức (2017), Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng TCCSĐ xã
phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015, Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng, Học viện
Chính trị, Hà Nội.
Những công trình khoa học trên đã nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và
làm rõ sự cần thiết của công tác xây dựng TCCSĐ và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên ở các vùng, miền, địa phương, đơn vị trong cả nước; qua đó đề xuất một số giải
pháp, đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của TCCSĐ, coi là nhân tố cơ bản là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở, góp phần quan
trọng vào thành công của sự nghiệp CNH, HĐH.
* Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng ở tỉnh Đồng Nai
Ngô Đức Tính, Lê Hồng Phương (2001), Về xây dựng cơ sở đảng trong vùng

đồng bào theo đạo Thiên chúa: Qua thực tiễn tỉnh Đồng Nai, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Phan Thanh Kiều (2004), “Đồng Nai nâng cao vai trò TCCSĐ trong vùng
đồng bào theo đạo Thiên chúa”, Tạp chí Cộng sản, (số 21); Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng

Nai (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đảng xã, phường, thị trấn
ở tỉnh Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai
(2007), Nâng cao chất lượng lãnh đạo chính trị của các tổ chức đảng trong vùng có
đông đồng bào theo đạo Công giáo ở Đồng Nai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh;
Phạm Xuân Hà (2010), “Đồng Nai xây dựng tổ chức đảng ở các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, ngày 11/5/2010; Đặng Minh Nguyệt (2011),
“Công tác cán bộ ở Đồng Nai”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 2); Đặng Minh Nguyệt
(2012), “Nâng cao chất lượng công tác tổ chức xây dựng đảng ở Đồng Nai”, Tạp chí
Xây dựng Đảng, (số 4); Đặng Minh Nguyệt (2014), “Bốn kinh nghiệm trong công tác
qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Đồng Nai”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 10),
Nguyễn Thị Thảo (2015), “Phát triển đảng viên là người có đạo ở Đồng Nai”, Tạp chí

122


Xây dựng Đảng điện tử, ngày 08/11/2015.
Các công trình trên đây đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng
công tác xây dựng Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ xã,
phường, thị trấn cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và
công tác phát triển đảng viên trên địa bàn Đồng Nai, từ đó rút ra một số kinh
nghiệm, đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của TCCSĐ ở cơ sở. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quát thì
đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ vấn
đề: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn
từ năm 2005 đến năm 2015”. Song, đây là nguồn tư liệu qúi về lý luận, thực tiễn
giúp tác giả nghiên cứu, tiếp cận, vận dụng, kế thừa trong triển khai đề tài

nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng TCCSĐ ở
xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015; từ đó rút ra một số kinh nghiệm
có giá trị tham khảo cho hiện tại.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nêu và phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng
TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong những năm 2005 2015.
Hệ thống hóa và làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây
dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.
Nhận xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc rút một số
kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã,
phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2005 đến năm 2015.

123


* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai về xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên các mặt: Giáo dục chính trị tư
tưởng, rèn luyện đạo đức tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy TCCSĐ và khắc phục những hạn
chế, yếu kém; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
đảng viên và công tác phát triển đảng; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở xã, phường, thị

trấn.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm (2005 2015). Tuy nhiên, để nghiên cứu có hệ thống, luận văn có đề cập đến một số nội
dung liên quan trước và sau thời gian nói trên.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xây
dựng TCCSĐ.
* Cơ sở thực tiễn
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015,
thông qua các báo cáo, tổng kết.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgíc. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ
nội dung có liên quan.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần vào việc tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai trong những năm đổi mới đất nước.

124


Luận văn góp phần cung cấp thêm những luận cứ giúp Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai trong hoạch định chủ trương và sự chỉ đạo về công tác xây dựng TCCSĐ ở xã,
phường, thị trấn trong thời gian tới.
Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo, tổ chức thực tiễn công tác xây
dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của tỉnh Đồng Nai và các địa phương khác; đồng

thời có thể là tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), Kết luận, Danh mục tài liệu tham
khảo và Phụ lục.

125


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BÔ
TỈNH ĐỒNG NAI VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (2005 - 2010)

1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về
xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010)
1.1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở
xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (2005 - 2010)
* Vị trí, vai trò của TCCSĐ và công tác xây dựng TCCSĐ
Trong xây dựng nền tảng lý luận cho chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như trong
quá trình hoạt động thực tiễn của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen luôn quan tâm đến việc
thành lập đảng cộng sản và các chi bộ cơ sở của đảng. Các ông cho rằng, cần phải
thành lập các chi bộ ở các địa phương, trong các hiệp hội công nhân, đồng thời nhấn
mạnh về tầm quan trọng đặc biệt của các chi bộ cơ sở - TCCSĐ. Sự quan tâm sâu sắc
của C.Mác, Ph.Ăngghen được thể hiện thông qua tổ chức “Liên đoàn những người
cộng sản” (1847). Lúc đó, những chi bộ được thành lập dưới hình thức các hội bí mật
trong các hiệp hội công nhân và là nơi kết nạp, quản lý hội viên, nơi tuyên truyền lý
tưởng cộng sản và lãnh đạo công nhân đấu tranh chống giai cấp tư sản. C.Mác cho
rằng: Đảng Cộng sản đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân là một chỉnh thể
có kết cấu chặt chẽ trong một hệ thống tổ chức mà nền tảng là các chi bộ cơ sở, nếu các

chi bộ cơ sở buông lỏng và cắt đứt liên lạc với BCH Trung ương sẽ làm cho Đảng mất
chỗ dựa vững chắc và duy nhất. Mặc dù chưa dùng khái niệm TCCSĐ, nhưng quan
điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về tầm quan trọng của TCCSĐ được thể hiện rất rõ:
TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là nơi kết nạp, sàng lọc đảng viên, nơi giáo dục, rèn
luyện quần chúng, nơi Đảng gắn bó với quần chúng và thông qua đó để tổ chức phát
động phong trào cách mạng nhằm cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới theo mục tiêu
lý tưởng của Đảng.
Kế thừa sự nghiệp của C.Mác, Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới,
V.I. Lênin đã phát triển tư tưởng đó và chăm lo xây dựng nhằm xác lập vai trò
lãnh đạo của các tiểu tổ công nhân dân chủ xã hội thành những chi bộ cơ sở trong

126


các nhà máy, công xưởng, những khu dân cư của Đảng Bônsêvíc Nga. Trong bài
viết “Về việc cải tổ Đảng”, V.I. Lênin lần đầu tiên đã chính thức sử dụng thuật
ngữ “tổ chức cơ sở đảng” thay cho “các tiểu tổ công nhân” và chỉ rõ các chi bộ cơ
sở là các TCCSĐ. V.I. Lênin cho rằng: “Hình thức tổ chức mới, hay nói đúng hơn
hình thức mới của tổ chức cơ sở của đảng công nhân phải giải quyết tuyệt đối
rộng rãi hơn so với những tiểu tổ cũ” [40, tr.107]. V.I. Lênin còn chỉ ra rằng, một
trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng đó là phải xây
dựng TCCSĐ luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Vì vậy, Đảng
phải có lý luận tiên phong dẫn đường đó là chủ nghĩa Mác, là vũ khí tư tưởng
mạnh mẽ nhất để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. V.I. Lênin
chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác là lý luận của phong trào giải phóng của giai cấp vô sản”
[41, tr.281]. Mặt khác, theo V.I. Lênin, Đảng là của giai cấp, Đảng gắn liền và
không tách rời giai cấp, nhưng Đảng không phải toàn bộ giai cấp. Đảng là một tổ
chức chặt chẽ nhất, giác ngộ nhất của giai cấp công nhân. V.I. Lênin khẳng định:
“Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi
kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ

chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và
mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn
hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng
một cách có hệ thống” [42, tr.232]. Khi chuyển sang thực hiện “Chính sách kinh tế
mới”, V.I. Lênin cho rằng, để giành thắng lợi trong việc chuyển biến chiến lược
này, các TCCSĐ có vai trò hết sức to lớn. Chỉ bằng con đường thực hiện nhiều
biện pháp nâng cao vai trò tổ chức đảng, chăm lo xây dựng, phát huy cao tính chủ
động sáng tạo của cơ sở, thì những nhiệm vụ và mục tiêu của chính sách kinh tế
mới của Nhà nước Xô -Viết mới được thực hiện trong thực tiễn và giành được
thắng lợi.
V.I. Lênin không những đã nêu lên vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ trong sự
nghiệp cách mạng nói chung mà còn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của các
TCCSĐ ở địa phương, nơi mà các TCCSĐ có trách nhiệm tập hợp, lãnh đạo đông đảo
quần chúng lao động, lực lượng hùng mạnh của cách mạng. V.I. Lênin luôn khẳng định:

127


Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì vậy, các TCCSĐ “phải đem hết sức lực,
đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động lớn hơn ở cơ sở - trong các
tỉnh; nhất là trong các huyện; nhất là trong các tổng và các xã” [43, tr.279].
Thực tiễn đã chứng minh rằng, ngay từ khi các tổ chức cộng sản mới ra đời và
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
luôn khẳng định TCCSĐ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lãnh đạo
cách mạng, vì vậy, phải thường xuyên xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức là tất yếu khách quan.
Vận dụng sáng tạo và phát triển những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về Đảng Cộng sản và tầm quan trọng của TCCSĐ, trong quá trình hoạt động
cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng chi bộ, đảng bộ cơ sở,
đồng thời nhận rõ vai trò quan trọng quyết định thắng lợi cách mạng của TCCSĐ.
Theo Người, TCCSĐ là nơi nắm vững và bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo

đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác xây dựng tổ
chức đảng ở cơ sở là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh. Hạt nhân của
TCCSĐ là chi bộ, nơi quán triệt và bàn các biện pháp chấp hành triệt để các nghị
quyết của Đảng; nơi đấu tranh về quan điểm và rèn luyện đảng viên; nơi gắn liền
Đảng với quần chúng, nơi vận động quần chúng thực hiện tốt chính sách của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ: “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt
thì mọi việc sẽ tốt”, “chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng, là sợi
dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng. Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh” [45,
tr.288]. Theo Người, “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng
ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và
lực lượng vĩ đại của quần chúng. Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo
vững chắc ở địa phương, theo đúng đường lối, chính sách của Trung ương” [48, tr.28];
“Chi bộ thật thà đoàn kết nhất trí thì lãnh đạo được nông thôn đoàn kết nhất trí. Chi bộ
và nông thôn đoàn kết nhất trí thì công việc sửa sai cũng như công việc sản xuất và
mọi công việc khác tuy nhiều khó khăn phức tạp, cũng nhất định làm được tốt” [46,

128


tr.505]. Theo Người, chăm lo xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và
tổ chức có ý nghĩa mấu chốt quyết định thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng.
Nhận thức sâu sắc vai trò của TCCSĐ, nên trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm chăm lo xây dựng TCCSĐ, coi
TCCSĐ là cấp tổ chức nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào
của Đảng; chất lượng của các đảng bộ, chi bộ cơ sở là nhân tố cơ bản tạo nên chất
lượng lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt
Nam cho thấy, những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác,
những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở
cơ sở, mà hạt nhân là tổ chức đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam trong các kỳ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, khẳng định: “Tổ chức cơ sở đảng (chi

bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở”. Theo
đó, có thể khái quát vị trí, tầm quan trọng của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên
những vấn đề sau:
Thứ nhất, TCCSĐ ở xã là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh
tế - xã hội; xây dựng hệ thống chính trị ở xã vững mạnh, nông thôn giàu đẹp, văn
minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động
viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thứ hai, TCCSĐ ở phường, thị trấn là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo
thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý đô thị trên địa bàn;
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, phường, thị trấn giàu đẹp, văn
minh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động
viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Như vậy, dù ở giai đoạn nào trên con đường phát triển của cách mạng Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thì TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã,
phường, thị trấn nói riêng luôn có vị trí, tầm quan trọng, là nền tảng, là hạt nhân chính
trị lãnh đạo của Đảng ở cơ sở, đảm bảo cho đường lối của Đảng đi vào cuộc sống;

129


đồng thời là cấp tổ chức trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Vì
thế, củng cố, xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn nói riêng,
thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo ở cơ sở, góp phần quyết định trong quá trình
lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương là yêu cầu có tính cấp
thiết đối với Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
* Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai tác động đến
công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích

5.903,94km2, có dân số đông gần 3,1 triệu người, đứng thứ nhì miền Nam sau Thành
phố Hồ Chí Minh. Với vị thế là một trung tâm kinh tế lớn của phía Nam và trong vùng
tam giác kinh tế; có địa hình bằng phẳng, hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều
tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; cao
tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần
cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động
phát triển kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời có vai trò kết
nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có
nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch nổi tiếng: Văn miếu Trấn Biên, đền
thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, chiến
khu Đ, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch Long Châu Viên, khu
du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chứa Chan … Đây là cơ sở, điều kiện
thuận lợi để phát triển tốt công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ,…đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là
trong xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện.
Toàn tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thành phố, 01
thị xã và 9 huyện, với 171 xã, phường, thị trấn (136 xã, 29 phường và 6 thị trấn, 963 ấp,
khu phố). Là một tỉnh có cơ cấu dân cư đa dạng, nhiều tôn giáo, dân tộc; toàn tỉnh có
đủ 54 dân tộc cùng sinh sống, có 13 tôn giáo chính với trên 60% dân số toàn tỉnh
(Công giáo, Phật giáo, Đạo Cao đài, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo Hòa hảo, Tịnh
độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Minh Sư Đạo, Baha'í,
130


Bàlamôn, Minh Lý Đạo, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương), trong đó nhiều nhất là Công
giáo có 797.702 người (chiếm hơn 35% dân số toàn tỉnh). Thực hiện Quy định số
123 -QĐ/TW ngày 28/9/2004 của Bộ Chính trị “Quy định một số điểm về kết nạp
đảng viên đối với người có đạo và đảng viên tham gia sinh hoạt tôn giáo”; Hướng
dẫn số 40-HD/BTCTW ngày 08-4-2005 của Ban Tổ chức Trung ương về Kết nạp
đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo.

Tính đến giữa tháng 12 - 2010, toàn tỉnh có 1.600 đảng viên là người có đạo. Một
số xã, phường, thị trấn có số lượng đảng viên theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ cao,
như: Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) với 72%; Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) với
66,6%; Thanh Sơn (huyện Tân Phú) với 60% [5, tr.3]. Theo đó, nhiều địa phương
có đội ngũ cán bộ, đảng viên là người theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ cao, như xã
Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) với 95% cán bộ, đảng viên của xã là đồng bào Công
giáo. Ở phường Tam Hòa (thành phố Biên Hòa), 85% cấp ủy cơ sở là người theo đạo
Công giáo, trong đó có Bí thư Đảng ủy phường [80, tr.6]. Đây cũng là điều kiện thuận
lợi để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong đồng bào tôn giáo nói
riêng và thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước nói chung. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng ở những vùng đông đồng bào có
đạo cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp do có sự tác động của giáo hội, đặc biệt số
giáo dân miền Bắc bị các thế lực phản động, thù địch dụ dỗ và cưỡng ép vào miền
Nam năm 1954, sống dưới chế độ Mỹ, ngụy trong nhiều thập niên, làm cho vấn đề
càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn. Vì thế, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ
tỉnh.
* Thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ
tỉnh Đồng Nai trước năm 2005
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai có 17 đảng bộ trực thuộc (09 huyện, 01 thị xã, 01
thành phố và 06 đảng ủy trực thuộc), với 171 TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn (trong
đó có 136 đảng bộ xã, 29 đảng bộ phường và 6 đảng bộ thị trấn, 963 chi bộ ấp, khu

131


phố; tổng số đảng viên ở xã, phường, thị trấn gần 30.000 đảng viên, chiếm gần
80% so với đảng viên của toàn Đảng bộ tỉnh)[76, tr.5].
Đặc điểm của các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
trước năm 2005, có số lượng cấp ủy đảng và đội ngũ đảng viên đông, phần lớn đảng

viên là cán bộ, công chức, bộ đội đã nghỉ hưu và đảng viên là nông dân, đảng viên là
người theo đạo, dân tộc ít người. Trình độ nhận thức không đồng đều, năng lực lãnh
đạo có mặt hạn chế, một số ít đảng viên còn mang nặng tư tưởng phong kiến, cá nhân,
cục bộ địa phương; đội ngũ cán bộ, đảng viên lãnh đạo, quản lý ở xã, phường, thị trấn
chủ yếu là do nhân dân bầu lên, trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, bất cập,
nên đã có tác động không nhỏ tới công tác xây dựng TCCSĐ ở cơ sở. Tuy nhiên,
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn đạt được
những kết quả quan trọng:
Một là, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn được các cấp ủy, tổ chức
đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác xây
dựng Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức học tập quán
triệt các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ VII, các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương Đảng (khóa IX) và
học tập tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa IX). “Cán bộ, đảng viên ở các xã, phường, thị trấn tham gia
học tập với ý thức, trách nhiệm cao, với tỉ lệ thường xuyên tham gia học tập là trên
94,16%” [71, tr.26].
Hai là, công tác xây dựng TCCSĐ nói chung, TCCSĐ xã, phường, thị trấn
nói riêng luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của
các cấp ủy đảng; vì vậy, các cấp ủy đảng đã tập trung chỉ đạo sát, cụ thể, thường
xuyên làm tốt công tác quản lý, rèn luyện, giáo dục, đánh giá, phân loại và phát triển
đảng viên; xây dựng và hoàn thiện các quy chế hoạt động; nâng cao chất lượng sinh
hoạt của cấp ủy đảng bộ cơ sở, chi bộ ấp, khu phố. Tập trung xây dựng TCCSĐ xã,
phường, thị trấn TSVM; số TCCSĐ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn TSVM tăng

132


từ 75,7% năm 2001 lên 79,9% năm 2005 (số TCCSĐ xã, phường, thị trấn yếu kém
năm 2001 là 11 giảm xuống còn 06 năm 2005; không còn TCCSĐ yếu kém toàn

diện, hầu hết số TCCSĐ xã, phường, thị trấn đạt TSVM luôn phát huy được vai trò
của tổ chức đảng, thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở địa
phương) [71, tr.28].
Ba là, công tác phát triển đảng được đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Hàng năm,
căn cứ vào chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, các cấp ủy đều có kế hoạch phát triển
đảng cụ thể, chỉ đạo chặt chẽ công tác tạo nguồn đội ngũ phát triển đảng. Trong
nhiệm kỳ 2001 - 2005, toàn Đảng bộ đã kết nạp 6.823 đảng viên (đạt chỉ tiêu nghị
quyết; riêng số đảng viên được kết nạp ở các TCCSĐ xã, phường, thị trấn là 6.190
chiếm 90,73%). Tỉ lệ đảng viên trẻ, nữ, trí thức, đảng viên là người dân tộc thiểu số
và người theo đạo tăng lên [76, tr.4].
Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở cơ sở được các cấp ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Số lượng nguồn cán
bộ đưa vào qui hoạch đạt từ 2,5 lần trở lên so với số lượng chức danh hiện có. Kết quả
5 năm (2001 - 2005), Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện đã bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho 143.508 lượt cán bộ,
đảng viên là lãnh đạo xã, phường, thị trấn và các ấp, khu phố qua đó góp phần nâng cao
trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của cán bộ, đảng viên ở cơ sở. Phần lớn đội ngũ
cán bộ được bố trí, đề bạt đúng qui hoạch, phù hợp với trình độ năng lực; khắc phục
được tình trạng chủ quan, tình cảm, nể nang, cục bộ, bè phái [71, tr.30].
Năm là, công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng đã quan tâm, chú trọng, góp
phần xây dựng Đảng bộ ngày càng TSVM. Việc thực hiện công tác kiểm tra và thi
hành kỷ luật của Đảng đảm bảo dân chủ, công khai, tuân thủ nguyên tắc, quy định
của Đảng, phục vụ cho việc kết luận chính xác. Xử lý kỷ luật và thi hành kỷ luật
bảo đảm đúng quy trình, phương châm, nguyên tắc theo quy định của Điều lệ
Đảng. Công tác kiểm tra và giữ gìn kỷ luật Đảng đã có tác dụng thiết thực, góp
phần nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng và củng cố lòng tin của nhân
dân đối với Đảng ở cơ sở.

133



Sáu là, phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở đảng từng bước được đổi
mới, đảm bảo được sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng trên các lĩnh vực.
Các cấp ủy cơ sở đều xây dựng được quy chế làm việc và làm việc theo quy chế,
xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng, phân công trách nhiệm cụ thể
cá nhân, tổ chức thực hiện; duy trì nghiêm nền nếp giao ban giữa Huyện ủy, Thị
ủy, Thành ủy với cấp ủy xã, phường, thị trấn; giữa đảng ủy xã, phường, thị trấn với
cấp ủy ấp, khu phố theo qui chế làm việc, chế độ kiểm tra của cấp trên đối với cấp
dưới và cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết.
Đạt được những ưu điểm trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân
chủ yếu là do cấp ủy các cấp đã quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng,
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết BCH Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thường xuyên, trực tiếp là những chủ trương,
quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị
trấn; kịp thời cụ thể hóa nghị quyết của Đảng thành các kế hoạch, chương trình để
tổ chức thực hiện sát với đặc điểm nhiệm vụ của từng địa phương cơ sở.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị
trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trước năm 2005 vẫn còn một số hạn chế:
Thứ nhất, việc triển khai học tập, quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, nghị quyết của Đảng, chất lượng chưa cao và chưa thật sự sâu rộng,
chưa tích cực, thường xuyên ở các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn. Công tác xây
dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp ở cơ sở
chưa thật sát hợp và cụ thể, còn dừng lại ở sao chép; một số chương trình hành
động có ban hành nhưng cấp ủy đảng thiếu đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ở cấp
mình. Còn một số ít cán bộ, đảng viên ngại học tập, nghiên cứu nắm vững nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên nhận thức chưa đầy đủ và
sâu sắc, dẫn đến có lúc, có nơi nói và làm chưa đúng với nghị quyết của Đảng.
Thứ hai, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ
thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và của cấp ủy cấp trên ở một số TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn còn hạn

chế, chưa kịp thời phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở địa phương

134


cơ sở. Nội dung, hình thức, chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ ấp, khu phố còn
hạn chế, còn nghèo nàn, thiếu các biện pháp cụ thể, thiết thực trong tổ chức thực
hiện, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa cao. Việc xây dựng và thực
hiện quy chế dân chủ - quy chế hoạt động ở một số nơi hiệu quả còn thấp. Nội
dung và phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn chậm được
đổi mới.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó có cấp ủy viên cấp xã,
phường, thị trấn còn hạn chế về năng lực quản lý và chuyên môn, chưa năng động,
sáng tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm
chất đạo đức, suy thoái về tư tưởng chính trị, cố ý làm trái để vụ lợi, vi phạm pháp
luật làm ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng bộ và sự điều hành của chính quyền
địa phương. Công tác phát triển đảng viên và tổ chức đảng ở vùng sâu, vùng xa và
vùng đồng bào theo đạo vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số ấp, khu phố chưa có đảng
viên hoặc chưa có chi bộ đảng còn nhiều, chiếm 11,74% [76, tr.6]. Công tác đào
tạo, sử dụng cán bộ ở một số địa phương chưa gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng,
nên còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, hẫng hụt cán bộ, bị động, lúng túng khi
xem xét đề bạt, luân chuyển cán bộ.
Thứ tư, công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng có mặt còn hạn chế, có việc, có trường
hợp xử lý chưa nghiêm, chưa dứt điểm hoặc để kéo dài, còn bỏ lọt đối tượng và nội
dung vi phạm tạo nên không khí căng thẳng trong tổ chức đảng ở địa phương. Tình
hình vi phạm và xử lý kỷ luật còn nhiều, trong 5 năm (2001 - 2005), các cấp ủy đã xử
lý kỷ luật bằng các hình thức 11 TCCSĐ xã, phường, thị trấn, giảm 0,59% và 1.685
đảng viên, tăng 0,26% so với nhiệm kỳ trước [71, tr.32].
Những khuyết điểm, hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Đó là, có một số cấp ủy nhận

thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TCCSĐ ở
xã, phường, thị trấn trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở
địa phương. Chưa thực nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê
bình. Phương thức lãnh đạo chậm đổi mới, trình độ năng lực của một số cấp ủy
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới; còn lúng túng trong xác định mối quan

135


hệ giữa tổ chức đảng với chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị
ở cơ sở. Nắm tình hình không chắc, thiếu kiểm tra đôn đốc, sự quan tâm chỉ đạo
của cấp ủy cấp trên cơ sở chưa được thường xuyên, liên tục, chưa kịp thời giúp cơ
sở tháo gỡ những khó khăn tồn tại, có nơi còn để vụ việc kéo dài chậm được giải
quyết dứt điểm.
Công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Đồng
Nai trước năm 2005, tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song, bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, yếu kém, từ đó tác động không nhỏ đến
chất lượng, hiệu quả và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ ở xã,
phường, thị trấn. Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Đảng bộ tỉnh phải tiếp tục tăng
cường hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là xây dựng TCCSĐ
xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng TCCSĐ
Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã
khẳng định: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là khâu then chốt, là nhân tố
quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới” [20, tr.72]. Với vị trí là nền tảng của
Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, vai trò của TCCSĐ rất quan trọng; theo đó, Đảng
xác định phải: “Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng; gắn xây dựng tổ chức cơ sở đảng với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng” [20, tr.280]. Trọng tâm là: “Phải dồn sức xây
dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ

chức này thực sự trong sạch, vững mạnh; làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức, lối
sống” [20, tr.298].
Để thực hiện tốt những phương hướng, mục tiêu nêu trên, Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp về công tác xây
dựng TCCSĐ, cụ thể là:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt các quy định về chức năng,
nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình TCCSĐ. Tiếp tục đổi mới nội
dung và phương pháp để đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên.

136


Thứ hai, thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng từ cơ sở.
Có cơ chế để nhân dân tham gia ý kiến vào việc xây dựng các nghị quyết của đảng bộ,
chi bộ, các quyết định của tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trực tiếp liên quan đến
quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân; vào việc bố trí cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị cơ sở; để nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ,
đảng viên.
Thứ ba, thực hiện đồng bộ các biện pháp củng cố TCCSĐ, chú trọng những địa
bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, ở các đảng bộ, chi bộ yếu kém; nâng cao tính chiến
đấu, tính giáo dục, đề cao tính tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; kiện toàn
đội ngũ cấp ủy, bí thư chi bộ; bồi dưỡng, tạo nguồn, thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán
bộ, công chức cơ sở; đề cao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của chi
bộ.
Thứ tư, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các trường chính
trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện và các trường dân tộc nội trú để
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở cơ sở.
Thứ năm, nâng cao chất lượng đảng viên với các yêu cầu về chính trị tư tưởng,
trình độ năng lực, phẩm chất, đạo đức lối sống. Chú trọng và tăng cường công tác

phát triển đảng, sớm khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ
chức đảng. Việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng, tiêu chuẩn. Coi trọng
giáo dục, rèn luyện đảng viên dự bị, đảng viên trẻ. Thường xuyên sàng lọc đảng viên,
kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng bằng các hình thức
thích hợp [20, tr. 298 - 301].
Ðể cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Ðảng, Hội
nghị lần thứ sáu BCH Trung ương Ðảng (khóa X), đã thảo luận và thông qua Nghị quyết
số 22-NQ/TW “Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Nghị quyết đã đề cập toàn diện các quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
của cách mạng trong thời kỳ mới. Ðó là ba quan điểm:

137


Một là, TCCSĐ là nền tảng của Ðảng, là cầu nối giữa Ðảng với dân, có vị trí
rất quan trọng trong hệ thống tổ chức của Ðảng. Toàn Ðảng phải tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; bảo đảm sự lãnh
đạo của Ðảng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở cơ sở, nhất là ở
những địa bàn, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn. Lấy hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị ở cơ sở làm thước đo kết quả tổng hợp của công tác xây dựng Ðảng.
Hai là, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Ðảng với nhân dân, dựa vào dân
để xây dựng Ðảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc
tham gia xây dựng Ðảng. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tổ chức
đảng, cán bộ, đảng viên phải chịu sự giám sát của nhân dân.
Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của TCCSĐ. Xây dựng TCCSĐ phải kết hợp chặt chẽ với thực hiện Cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với xây dựng
chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở vững mạnh, với nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là bí thư đảng bộ, chi bộ, người đứng đầu
và các cấp ủy viên [21, tr.93 - 94].
Nghị quyết đề ra ba mục tiêu phấn đấu để đạt được trong 5 năm tới là:
Thứ nhất, tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của TCCSĐ, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt
động của các loại hình TCCSĐ, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân, lãnh
đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở
cơ sở.
Thứ hai, kiện toàn, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, thống nhất,
bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng ở cơ sở. Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức đảng và
kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên.
Bảo đảm các loại hình TCCSĐ đều có quy định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế
làm việc phù hợp.

138


Thứ ba, chăm lo xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, trước hết là bí thư cấp ủy và
cán bộ, đảng viên thật sự tiền phong gương mẫu, có phẩm chất đạo đức cách mạng,
có ý thức tổ chức kỷ luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kiên quyết thay thế
những cán bộ yếu kém về phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, đồng
thời đưa ra khỏi Ðảng những người không đủ tư cách đảng viên [21, tr.95-96].
Từ vị trí, vai trò, cũng như những yếu tố tác động và thực trạng của công tác
xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trước năm 2005;
những định hướng về xây dựng TCCSĐ ở Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng (khóa X) là
cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để Đảng bộ tỉnh Đồng Nai quán triệt, đề ra chủ
trương, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn
toàn diện, đáp ứng với thực tiễn của địa phương.

1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai về xây dựng tổ chức cơ sở
đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 - 2010)
Quán triệt quan điểm, chủ trương, mục tiêu của Đảng về xây dựng TCCSĐ
và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH,
HĐH, xây dựng Đồng Nai thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Nghị quyết
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII nhiệm kỳ 2005 - 2010, đã xác
định chủ trương, phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công
tác xây dựng TCCSĐ xã, phường, thị trấn như sau:
Với chủ trương: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
bộ... Tiếp tục củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở
đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên” [71, tr.48].
Phương hướng: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở đảng; tập trung củng cố các tổ chức cơ sở đảng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, yếu kém. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực
hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện và phân công nhiệm vụ cho
đảng viên. Làm tốt công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên mới. Tăng

139


cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, kiên quyết
đưa những đảng viên không đủ tư cách ra khỏi Đảng [71, tr.48].
Mục tiêu: “Phấn đấu hàng năm có trên 85% tổ chức cơ sở đảng đạt trong
sạch, vững mạnh và có trên 80% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hàng năm,
kết nạp đảng đạt từ 7 - 8% so với tổng số đảng viên của Đảng bộ đầu năm; đến
năm 2010, 100% ấp, khu phố đều có chi bộ đảng. Tăng cường đào tạo về lý luận
chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; phấn đấu đến năm 2010,
tất cả cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn học qua chương trình trung, cao cấp
lý luận chính trị” [71, tr.51].
Nhiệm vụ và giải pháp: Ðể nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của

TCCSĐ xã, phường, thị trấn và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực cụ thể hóa đường lối của Đảng;
đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức cán
bộ [71, tr.87].
Tiếp tục coi trọng giáo dục nâng cao hơn nữa nhận thức và sự kiên định của
cán bộ, công chức, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; gắn kết chặt chẽ việc nghiên cứu học tập nghị
quyết với xây dựng và thực hiện hành động của địa phương. Tiếp tục đổi mới hình
thức, phương pháp học tập chính trị, quán triệt các nghị quyết của Đảng cho cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm đạt kết quả tốt hơn, tạo nhất trí cao
trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận trong xã hội.
Thực hiện nghiêm chế độ học tập lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên
theo Quy định 54 - QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa VIII) và Qui định
612 - QĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa VII). Tổ chức học tập, quán triệt
sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, các Nghị quyết Hội nghị
Trung ương (khóa X), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII và các chương
trình hành động của Đảng bộ tỉnh thực hiện các nghị quyết Trung ương (khóa X).

140


Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát động rộng rãi phong trào “sống, chiến đấu, lao
động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong cán bộ, đảng viên và các đoàn thể
quần chúng.
Tăng cường giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất,
đạo đức cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đồng
thời làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn vị trí, vai trò của
TCCSĐ xã, phường, thị trấn đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của
địa phương. Giáo dục nâng cao hơn nữa nhận thức, tinh thần cảnh giác cách

mạng, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tệ tham nhũng, quan
liêu, xa rời quần chúng, cơ hội, cục bộ địa phương và những biểu hiện suy thoái
khác trong cán bộ, đảng viên; phòng, chống có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa
bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa theo Thông báo kết luận số 94 -TB/TW
của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) [71, tr.87- 90].
Hai là, đổi mới kiện toàn tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ, nâng cao chất
lượng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn và đảng viên [71, tr.90].
Kiện toàn tổ chức đảng, hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn đồng bộ,
thống nhất, hiệu quả, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung
ương (khoá IX) “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn”, bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng ở cơ sở, phục vụ tốt nhất cho yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, vai trò tiền
phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đồng thời gắn xây dựng TCCSĐ TSVM
với nâng cao chất lượng đảng viên. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng đảng bộ,
chi bộ TSVM, giảm đến mức thấp nhất TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn yếu kém,
nhất là những địa phương vùng sâu, vùng xa khó khăn, vùng có đông đồng bào dân
tộc, đồng bào theo đạo, an ninh nông thôn diễn biến phức tạp. Tăng cường công tác

141


quản lý, giáo dục, rèn luyện và phân công nhiệm vụ cho đảng viên. Tiếp tục thực
hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm,
nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình
trong Đảng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt cấp
xã, phường, thị trấn vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối
sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sâu sát và gắn bó với nhân

dân. Chú ý quy hoạch phát triển cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ có
triển vọng.
Ba là, phát huy dân chủ trong Đảng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác kiểm tra [71, tr.96].
Cải tiến nội dung, phương thức sinh hoạt của các tổ chức đảng, nhất là sinh
hoạt đảng bộ cơ sở, chi bộ ấp, khu phố theo qui định chức năng, nhiệm vụ ở địa
phương; nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết của cấp ủy cơ sở; thực hiện chế
độ tự phê bình và phê bình thành nhiệm vụ thường xuyên trong sinh hoạt Đảng,
nhằm mở rộng dân chủ trong Đảng, phát huy trí tuệ của đảng viên trong công tác
xây dựng Đảng.
Các cấp ủy đảng phải nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
kiểm tra, xác định công tác kiểm tra là chức năng và thẩm quyền của các cấp ủy; “ngay
từ đầu nhiệm kỳ và hàng năm phải xây dựng kế hoạch cụ thể và bằng nhiều hình thức
tiến hành kiểm tra được 100% các tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ, các tổ chức cơ sở
đảng ở xã, phường, thị trấn bằng nhiều hình thức chủ động kiểm tra 100% đảng viên và
cấp ủy viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, nhiệm vụ được tổ chức phân
công, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, tư cách của người đảng
viên, cấp ủy viên” [71, tr.97].
Phát hiện kịp thời và tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm minh những tổ chức đảng
và đảng viên vi phạm. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết nhanh gọn đơn, thư tố cáo, khiếu
nại đối với đảng viên và tổ chức đảng, phải giải quyết kịp thời theo đúng qui định, bảo
đảm công bằng, tránh oan sai, không để tồn đọng kéo dài.

142


×