Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện ba vì, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.56 KB, 95 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là một trong hai nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Việt Nam. Xây dựng nền QPTD củng cố, giữ vững
thế trận QPTD gắn liền thế trận ANND trên địa bàn thành phố Hà Nội là nhiệm
vụ cực kỳ quan trọng, khó khăn và phức tạp của Đảng, Nhà nước nói chung và
của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng, nhằm đập tan
mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
TTATXH, tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình
hình mới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban
hành Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới”.
Trong đó nhận định: “Giáo dục quốc phòng, an ninh là một bộ phận của nền
giáo dục quốc dân, việc phổ cập và tăng cường giáo dục quốc phòng và an ninh
là nhiệm vụ chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội…”. Đặc biệt từ sau khi
có Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 thì công tác giáo dục, bồi
dưỡng và phổ biến KTQP&AN đã trở thành nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, thường
xuyên và cấp thiết. Chính vì vậy công tác giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN giữ
vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đòi hỏi phải được thường xuyên xây dựng và củng cố vững chắc.
Đội ngũ cán bộ thuộc diện đối tượng 4 của huyện Ba Vì là một bộ phận
trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta; là lực lượng giữ vị trí, vai trò
quan trọng tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả trong việc nghiên cứu,
quán triệt và thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở địa phương, cơ sở. Để bảo đảm
cho đội ngũ này hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ tất yếu phải tổ chức bồi
dưỡng KTQP&AN theo luật định.
113



Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối
tượng 4 ở huyện Ba Vì đã được tổ chức thực hiện khá chặt chẽ, nghiêm túc và
bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, công tác này vẫn bộc lộ những hạn chế, bất
cập nhất định cần được khắc phục, tháo gỡ. Đáng chú ý là nhận thức, trách
nhiệm và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan
chức năng của huyện Ba Vì và của chính đối tượng 4 trên địa bàn còn có những
hạn chế nhất định; quá trình thực hiện có thời điểm chưa phù hợp, chưa chặt
chẽ, thiếu đồng bộ ở các cấp; việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp
bồi dưỡng chưa thường xuyên và thiếu mạnh mẽ; kết quả thực hiện nhiệm vụ
QP&AN của địa phương, cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ, chức trách của cán
bộ thuộc diện đối tượng 4 có nơi chưa cao vv...
Hiện nay, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Hà Nội
và huyện Ba Vì có nhiều diễn biễn phức tạp; nhiệm vụ chính trị của huyện
Ba Vì đã có sự phát triển so với trước, do đó nhiệm vụ xây dựng nền
QPTD, nền ANND ngay từ địa phương, cơ sở cũng phải thay đổi phù hợp
với đặc điểm, tình hình của địa phương. Mặt khác, để không ngừng nâng
cao nhận thức và năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ xây dựng nền QPTD, bảo vệ vững chắc địa bàn trong tình hình
mới đòi hỏi cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện ba Vì, thành phố Hà Nội.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Chất lượng công tác bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì,
Thành phố Hà Nội hiện nay.” làm đề tài luận văn. Đây là vấn đề cơ bản cấp
thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho
các đối tượng nói chung và đối tượng 4 nói riêng, trong những năm gần đây,
114



vấn đề này được đề cập khá nhiều trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng;
chỉ thị, quy định của Nhà nước; các tài liệu phục vụ học tập chính trị, tuyên
truyền; đồng thời đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới những góc độ khác
nhau. Xét trên góc độ khoa học chính trị, nội dung này đã có nhiều công
trình khoa học, đề tài, luận văn, luận án… nghiên cứu, đề cập với những
phương diện và đối tượng khác nhau, phù hợp với từng điều kiện, nhiệm vụ
cụ thể của mỗi địa phương, đơn vị. Trong đó tiêu biểu như:
* Nhóm công trình khoa học bàn về công tác giáo dục, bồi dưỡng
kiến thức QP &AN cho các đối tượng
Lê Minh Vụ, chủ nhiệm đề tài đề khoa học cấp Nhà nước, Đổi mới giáo
dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia, Hà Nội (2006). Tác giả
đã phân tích làm rõ quan niệm về quốc phòng, về GDQP; vị trí vai trò của
công tác GDQP trong hệ thống giáo dục quốc gia và sự phát triển tư duy lý
luận của Đảng về quốc phòng, đồng thời khẳng định phải đổi mới toàn diện
về nhận thức, hành động, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục,
hình thức tổ chức và cách thức đánh giá kết quả; cơ chế quản lý, điều hành
đối với người dạy, người học, điều kiện đảm bảo, chế độ chính sách trong
GDQP. Đề tài cũng chỉ rõ đổi mới GDQP phải đáp ứng yêu cầu đồng bộ và
thống nhất, phù hợp với các bậc học, ngành học và đem lại hiệu quả thiết
thực. Đồng thời, đề tài xác định những cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá
thực trạng và rút ra bốn kinh nghiệm, dự báo những nhân tố tác động ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực, xu hướng vận động của công tác GDQP trong
những năm tới; xác định rõ ba quan điểm và sáu giải pháp cơ bản trong đổi
mới GDQP của nước ta đến năm 2020.
Một số luận văn khoa học chính trị như: Đàm Quốc Việt, Bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng cho cán bôn chủ chốt cấp quận, huyện của Quân khu
Thủ Đô hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị
Quân sự (2006); Lê Bá Thiệu, Bồi dưỡng KTQP&AN cho chức sắc, chức
115



việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc
sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2011); Vũ Đức Hạnh, Bồi dưỡng
KTQP&AN cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính
trị (2015). Bên cạnh đó còn có các bài báo được đăng trên Tạp chí Quốc
phòng toàn dân: Trần Ngọc Hải (2017), “Đồng Nai thực hiện công tác giáo
dục quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo”, Tạp chí
QPTD, số 2-2017; Nguyễn Quang cường (2017), “Quân khu 3 thực hiện tốt
công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới”, Tạp chí
QPTD, số 3-2017; Lê Hồng Vân (2017), “Thành phố Việt Trì Thực hiện tốt
công tác giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc quốc phòng và an
ninh”, Tạp chí QPTD, số 4-2017; Nguyễn Bá Xuân (2018), “Huyện Duy
Tiên tập trung nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng và an ninh”, Tạp
chí QPTD, số 4-2018…
Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy, các công trình trên đã đi sâu luận
giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác giáo dục, bồi dưỡng, phổ
biến KTQP&AN dựa trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về giáo dục,
bồi dưỡng KTQP&AN; làm rõ bản chất và tầm quan trọng của công tác giáo
dục, bồi dưỡng KTQP&AN đối với cán bộ công chức của Đảng, Nhà nước
và các đoàn thể chính trị trong giai đoạn hiện nay. Chỉ rõ đặc điểm, vai trò,
những vấn đề có tính nguyên tắc đối với công tác GDQP&AN cho các đối
tượng bảo đảm phù hợp với từng địa phương theo đúng quy định; đánh giá
đúng thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm GDQP&AN. Đồng thời dự báo
những nhân tố tác động, xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải
pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáo dục bồi dưỡng KTQP&AN
trong những năm tiếp theo. Đây là những tài liệu quan trọng, để tác giả
nghiên cứu, tham khảo, kế thừa, vận dụng vào quá trình thực hiện luận văn.

116


* Nhóm công trình khoa học bàn về chất lượng công tác giáo dục,
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng
Nguyễn Văn Bạo, chủ nhiệm đề tài khoa học chính trị, Nghiên cứu
giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh
cho đối tượng 2 hiện nay tại Học viện Chính trị, Hà Nội (2012). Đề tài đi
sâu nghiên cứu làm rõ quan niệm về vị trí, vai trò của bồi dưỡng
KTQP&AN, đặc điểm của đối tượng 2 Bồi dưỡng KTQP&AN tại Học viện
Chính trị, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự
phát triển tư duy của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, bồi dưỡng
KTQP&AN. Đặc biệt đề tài đã chỉ rõ các yếu tố tác động chủ yếu đến chất
lượng bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị hiện nay;
đồng thời đánh giá đúng thực trạng, nhất là những bất cập trong công tác bồi
dưỡng KTQP&AN tại Học viện; chỉ rõ năm ưu điểm, ba hạn chế còn tồn tại
và nguyên nhân dẫn đến chất lượng công tác bồi dưỡng KT QP&AN cho đối
tượng 2 hiện nay. Trên cơ sở đó dự báo chuẩn xác những đặc điểm tình hình,
đề xuất sáu giải pháp cơ bản, thiết thực nâng cao chất lượng bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 2 ở Học viện Chính trị trong giai đoạn tiếp theo.
Phạm Gia Cư, chủ nhiệm đề tài khoa học chính trị, Nâng cao chất lượng
giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị, Hà Nội (2010). Tác giả đã luận giải làm
rõ vị trí, vai trò của đối tượng sinh viên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP&AN
trong giai đoạn hiện nay. Từ đặc điểm và những yếu tố quy định, tác động đến
chất lượng công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên hiện nay đề tài chỉ ra
những yêu cầu, vấn đề có tính nguyên tắc và kinh nghiệm quan trọng trong quá
trình giáo dục QP&AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
Hà Nội. Xuất phát từ thực trạng công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên hiện

nay chưa thực sự hiệu quả, đề tài đã đề cập sáu giải pháp có tính đột phá nhằm
117


nâng cao chất lượng công tác giáo dục QP&AN cho sinh viên; trong đó tập
trung làm rõ giải pháp “Đổi mới nội dung chương trình, đa dạng hoá các hình
thức, biện pháp giáo dục quốc phòng cho sinh viên” [11, tr.85]. Vì đối tượng
sinh viên rất năng động, sáng tạo, ham học hỏi, thích hành động nhưng dễ nản
chí, khó tiếp thu, chuyển biến nhận thức nếu công tác giáo dục QP&AN còn
nặng về lý luận chính trị cũng như hành chính hóa công tác giáo dục.
Liên quan trực tiếp đến luận văn của tác giả còn có những công trình
khoa học như: Nguyễn Huy Hoàng, Chất lượng bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh cho đội ngũ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh hiện
nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2009); Chau
Chắc, Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho chức sắc tôn
giáo trên địa bàn An Giang hiện nay (2015), Luận văn thạc sĩ Khoa học
Chính trị, Học viện Chính trị; Võ Văn Nhiệm, Chất lượng bồi dưỡng kiến
thức QP&AN cho đối tượng 2 ở Trường quân sự Quân khu 9 hiện nay, Luận
văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2016); Kiều Đăng Khôi,
chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 3 trên địa bàn thành
phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị, Học viện Chính trị (2017)
… Bên cạnh đó còn có nhiều bài báo khoa học đã được công bố đề cập đến
vấn đề GDQP và bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng như: Đặng Văn
Học (2015), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN ở Trường
quân sự tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí QPTD, số 8-2015; Phạm Thanh Hải (2015),
“Chất lượng bồi dưỡng kiến thức QP&AN ở Trường quân sự Bộ tư lệnh Thủ
đô Hà Nội”, Tạp chí QPTD, số 11-2015; Phùng Văn Thiết (2016), “Đào tạo
giảng viên giáo dục QP&AN hiện nay”, Tạp chí QPTD, số 1-2016; Nguyễn
Đức Hiệp (2016), “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng KTQP&AN cho cán bộ chủ
chốt cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí QPTD, số 9-2016;

Lương Văn Kiểm (2017), “Tỉnh Nam Định nâng cao chất lượng công tác bồi
dưỡng kiến thức QP&AN”, Tạp chí QPTD, số 7-2017; Nguyễn Văn Hai
118


(2018), “Trường Quân sự Quân khu 9 nâng cao chất lượng công tác giáo dục,
bồi dưỡng KTQP&AN”, Tạp chí QPTD, số 2-2018;…
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau các công trình khoa học trên đều đi
sâu nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc về chất lượng và nâng cao chất
lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN cho cán bộ các cấp ở các
bộ, ban, ngành Trung ương, các sở, ngành của các tỉnh, thành phố; cán bộ,
đảng viên các quận, huyện, xã (thị trấn) ở các quân khu và học sinh, sinh
viên cả nước. Nội dung chủ yếu là làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm công tác
giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN gắn với từng đối tượng ở từng địa phương,
cơ quan, đơn vị; đồng thời đưa ra tiêu chí đánh giá và những vấn đề có tính
nguyên tắc trong công tác giáo dục, bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối
tượng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, dự báo những
nhân tố tác động, các tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao
chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đội ngũ cán bộ đảng viên,
bảo đảm cho đội ngũ cán bộ này có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
kiến thức và năng lực quản lý nhà nước về QP&AN ở địa phương. Đây là
những tài liệu quan trọng, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn để tác giả có
thể nghiên cứu, tham khảo, kế thừa, vận dụng vào quá trình thực hiện đề tài
luận văn của mình.
Tóm lại, các công trình, bài báo khoa học nêu trên, đã bàn khá toàn diện về
công tác giáo dục quốc phòng và bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng,
trong đó có đối tượng 4. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về chất lượng công tác bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay dưới
góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Vì vậy, “chất

lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội hiện nay” là đề tài có hướng nghiên cứu độc lập,
không trùng lắp với các công trình khoa học đã được nhiệm thu và công bố.
119


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn chất lượng
công tác bồi dưỡng KTQP&AN và đề xuất những giải pháp nâng cao chất
lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng công tác bồi
dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN,
chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công
tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
những năm qua.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN
cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong những tiếp theo.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho
đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Các tư liệu, số liệu phục vụ
cho việc nghiên cứu được giới hạn chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận
Dựa trên hệ thống quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam về chiến tranh,
120


quân đội, xây dựng nền QPTD, nền an ninh nhân dân, về giáo dục QP&AN và
bồi dưỡng KTQP&AN cho các đối tượng trong hệ thống chính trị.
* Cơ sở thực tiễn
Thực trạng chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; tài liệu, báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác bồi
dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của các xã, thị trấn và cơ quan, đơn vị trên địa
bàn huyện Ba Vì; các tư liệu, số liệu do tác giả trực tiếp tiến hành điều tra, khảo sát.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử
dụng cả phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành,
chú trọng các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, so
sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học, giúp Đảng uỷ, Ủy ban
nhân dân huyện Ba Vì và các cơ quan, đơn vị cơ sở trên địa bàn huyện trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tiến hành nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho
đối tượng 4 hiện nay. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy về bồi dưỡng KTQP&AN trong trường quân sự của BTLTĐ Hà
Nội, các quân khu và trường quân sự các tỉnh, thành phố khác.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.

121



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH CHO ĐỐI TƯỢNG 4 Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; những
vấn đề cơ bản về chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và
an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
1.1.1. Đối tượng 4 và công tác bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội
* Khái quát về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Huyện Ba Vì là một trong 17 huyện của thành phố Hà Nội. Thực hiện Nghị
quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập vào Thủ đô Hà Nội (tháng 8 năm
2008). Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc, cửa ngõ nối liền thành phố Hà Nội
với các tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình, có địa hình bán sơn địa với diện tích tự nhiên
là 424 km² lớn nhất Thủ đô Hà Nội, dân số toàn huyện khoảng 293 nghìn người.
Có rừng quốc gia Ba Vì với diện tích 10.814 ha, là vùng đất địa linh, nhân kiệt, có
truyền thống văn hoá lâu đời với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng
biệt được tạo nên bởi 15 dân tộc, trong đó 3 dân tộc có số lượng người đông hơn
là Kinh, Mường, Dao, và 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành
với số lượng khoảng 3540 tín đồ. Hiện nay, huyện Ba Vì được tổ chức thành 31
đơn vị hành chính cấp xã (30 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã miền núi); 214
đơn vị hành chính cấp thôn với các tổ chức chính trị, xã hội tương ứng ở mỗi cấp.
Trên địa bàn huyện có nhiều cơ quan, tổ chức chính trị xã hội của nhà nước và các
doanh nghiệp hoạt động bao gồm: 01 trường cao đẳng dạy nghề, 16 đơn vị lực
lượng vũ trang, 07 trung tâm bảo trợ xã hội của Trung ương và thành phố Hà Nội,
08 trường trung học phổ thông, 109 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở,

01 trung tâm giáo dục thường xuyên và nhiều khu di tích lịch sử cấp quốc gia trên
địa bàn huyện… Tổ chức đảng trong huyện được cơ cấu thành 87 tổ chức cơ sở
122


đảng, 499 chi bộ đảng với tổng số đảng viên là 14.091 đảng viên [Phụ lục 7].
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, UBND thành
phố Hà Nội, huyện Ba Vì đã có sự phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực:
chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng và năng lực
sản xuất ngày càng được tăng cường, từ năm 2012 đến nay, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 13.5%, tổng sản phẩm trong huyện bình
quân hàng năm ước đạt 23.795 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 35
triệu đồng [33, tr.2]. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, 100% số xã có
đường ô tô được trải nhựa hoặc bê tông tới trung tâm xã và đến hầu hết các thôn;
tất cả các xã, thị trấn đều có điện lưới quốc gia và mạng bưu chính viễn thông;
hệ thống trường học, trạm y tế được xây dựng cơ bản, kiên cố; đa phần số thôn,
bản có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt công đồng. Văn hóa xã hội phát triển, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, bộ mặt đô
thị, nông thôn từng bước được đổi mới. QP&AN ngày càng được củng cố và
tăng cường góp phần giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, tình hình KT-XH của huyện Ba Vì đang đứng trước nhiều
khó khăn thách thức. Tốc độ phát triển kinh tế giữa các khu vực trong huyện
chưa đồng đều, vững chắc; cơ cấu kinh tế còn thiếu hợp lý, kết cấu hạ tầng
KT-XH chưa đồng bộ. Đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là vùng thuần
nông, vùng 7 xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong những năm
gần đây trên địa bàn huyện còn xảy ra điểm nóng do khiếu kiện việc đền bù
dẫn đến cản trở hoạt động nhà máy xử lý rác thải của thành phố Hà Nội đặt tại
xã Tản Lĩnh. Tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm và các hủ tục mê tín,
dị đoan vẫn còn diễn ra, có chiều hướng gia tăng; một số loại hình tôn giáo lạ
không được pháp luật Việt Nam công nhận nhưng vẫn ngang nhiên hoặc lén

lút hoạt động như tà đạo Hồ Chí Minh, tà đạo Hội thánh đức chúa trời Mẹ…
Hiện nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo, những khó khăn về đời sống kinh tế, trình độ dân trí thấp của nhân dân
123


nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã miền núi và những sai sót của
chính quyền cơ sở cấp xã, cấp thôn để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết
dân tộc, hòng gây mất ổn định chính trị ở địa phương.
Mặt khác, nhiệm vụ QP&AN trong thời kỳ mới đang đặt ra yêu cầu cao
do phải chịu nhiều tác động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải
có sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và hoạt động của LLVTĐP; kết hợp
phát triển KT-XH với tăng cường, củng cố QP&AN, xây dựng và hoạt động
của khu vực phòng thủ cấp huyện. Từ những đặc điểm trên cho thấy số lượng
đối tượng 4 trên địa bàn huyện Ba Vì phải bồi dưỡng KTQP&AN hàng năm là
rất lớn và phức tạp, đồng thời cũng luôn đặt ra những yêu cầu cao về phẩm
chất, năng lực, KTQP&AN cho đội ngũ cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ở địa
phương nhằm góp phần ổn định tình hình về QP&AN trên địa bàn huyện nói
riêng cũng như trên toàn thành phố Hà Nội nói chung.
* Đối tượng 4 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an
ninh ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Theo Hướng dẫn số 90/HD-HĐGDQPAN, ngày 31/05/2016 của Hội
đồng giáo dục QP&AN Trung ương về danh mục đối tượng bồi dưỡng
KTQP&AN thì đối tượng 4 bồi dưỡng KTQP&AN ở huyện Ba Vì thành phố
Hà Nội hiện nay gồm:
Chuyên viên không thuộc đối tượng 2, 3, viên chức các phòng, ban,
ngành, đoàn thể và đại biểu Hội đồng nhân dân, UBND huyện không thuộc đối
tượng 2, 3; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trường
tiểu học, trường mầm non, giáo viên các trường trung học phổ thông, trung học
cơ sở; Bí thư, Phó Bí thư chi bộ, người đứng đầu các doanh nghiệp thuộc các

thành phần kinh tế trên địa bàn huyện và các chức danh tương đương thuộc cơ
quan tổ chức của thành phố Hà Nội có trụ sở trên địa bàn huyện. Công chức cán
bộ không chuyên trách cấp xã, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ; Trưởng thôn, bản, Tổ
trưởng tổ dân phố, cụm dân cư, khu phố (gọi chung là cấp thôn). Chủ nhiệm,
124


Phó Chủ nhiệm hợp tác xã thuộc xã; Trưởng các đoàn thể cấp thôn. Đại biểu hội
đồng nhân dân cấp xã và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam [32, tr.5,6].
Đối tượng 4 ở huyện Ba Vì là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của
Đảng và Nhà nước ta, là lực lượng chính giữ vai trò quan trọng trong việc
trực tiếp quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác QP&AN ở cơ sở. Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ họ là lực lượng tích cực tham mưu, đề xuất
nhiều nội dung và giải pháp quan trọng về công tác QP&AN, trực tiếp giúp
cho cấp uỷ và chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ QP&AN ở địa phương, cơ sở. Bên cạnh việc cố gắng, nỗ lực hoàn
thành nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách, họ còn là lực lượng quan trọng
phát huy tốt năng lực, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác
QS,QPĐP góp phần giữ vững và ổn định tình hình ANCT ngay từ cơ sở.
* Quan niệm công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN
cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Bồi dưỡng là “làm cho khỏe thêm,
mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [49, tr.8]; còn theo từ điển Tiếng Việt
(2008), Bồi dưỡng là “sự vun trồng, nuôi dưỡng” [50, tr.6]. Trong công tác
cán bộ, bồi dưỡng còn được hiểu theo nghĩa là hoạt động trang bị, bổ túc thêm
tri thức, kinh nghiệm, xây dựng những phẩm chất nhân cách để người cán bộ
được đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt động trong mọi lĩnh vực xã hội.
Luật Giáo dục QP&AN năm 2013 chỉ rõ: Kiến thức QP&AN bao gồm
“Hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của

Nhà nước về QP&AN; truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và kỹ
năng quân sự” [43, tr.7].
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho đội ngũ cán bộ là bồi
dưỡng những kiến thức về quốc phòng, an ninh; những vấn đề về kinh tế, văn
hoá, xã hội; những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
125


về đối nội, đối ngoại có liên quan đến quốc phòng, an ninh. Đó là những đơn
vị kiến thức cơ bản giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng nâng cao
nhận thức, trách nhiệm và hành động trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ
gắn với quốc phòng, an ninh góp phần giữ vững hoà bình, ổn định của đất
nước làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Công tác bồi dưỡng KTQP&AN là tổng thể các hoạt động có tổ chức,
có mục đích, với những nội dung, hình thức, biện pháp của chủ thể để trang
bị, bổ sung phát triển và hoàn thiện kiến thức về quân sự, quốc phòng, an ninh
nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ
của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong thời kỳ mới.
Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Công tác bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là tổng thể các
hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tham mưu, hướng dẫn, bảo
đảm của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp; công tác giảng
dạy, truyền thụ KTQP&AN của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyền
viên và sự lĩnh hội, chuyển hóa tích cực những kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm của đối tượng 4 trong thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ gắn với
QP&AN góp phần giữ vững ổn định tình hình mọi mặt của huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
Từ quan niệm trên có thể chỉ ra:
Mục đích công tác bồi dưỡng: nhằm không ngừng nâng cao năng lực

lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; công tác quản lý, điều hành của chính
quyền; tham mưu, tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng ở địa
phương cơ sở và năng lực lĩnh hội, chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm thành hành động thực tiễn của đội ngũ cán bộ đối tượng 4 về nhiệm
vụ QP&AN gắn với cương vị công tác; phát huy vai trò của đối tượng 4
trong thực hiện nhiệm vụ QP&AN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và
126


bảo vệ địa phương, cơ sở vững mạnh góp phần xây dựng và bảo vệ vững
chắc Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.
Chủ thể công tác bồi dưỡng: cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan chức
năng của huyện bao gồm: Cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chuyên môn của
huyện (Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức Huyện ủy Ba Vì), của xã; Hội đồng
giáo dục QP&AN cấp huyện, cấp xã (thị trấn); Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
của huyện Ba Vì; Đảng uỷ BCHQS huyện Ba Vì; Đảng uỷ Công an huyện Ba
Vì; BCHQS và công an các xã, thị trấn của huyện, các đơn vị đứng chân trên
địa bàn; đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy bồi dưỡng
KTQP&AN. Trong đó Huyện ủy Ba Vì và Hội đồng GDQP&AN huyện Ba
Vì trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; cơ quan chuyên môn các cấp làm
tham mưu, triển khai tổ chức thực hiện.
Lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng: các tổ chức trong hệ thống
chính trị ở cấp huyện, cấp xã (thị trấn); đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tuyên
truyền viên; cán bộ, đảng viên thuộc diện đối tượng 4 trên địa bàn huyện Ba Vì.
Nội dung bồi dưỡng: Thực hiện theo Thông tư số 38/2014/TT-BQP,
ngày 30/5/2014 của Bộ Quốc phòng, nội dung bồi dưỡng KTQP&AN cho đối
tượng 4 trên địa bàn huyện Ba Vì gồm: 7 chuyên đề, viết thu hoạch và cơ
động với tổng thời gian bồi dưỡng tập trung là 32 tiết [Phụ lục 4].
Nội dung công tác bồi dưỡng: bao gồm những hoạt động của chủ thể và
lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng như: hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của

cấp ủy đảng; sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong huyện; hoạt
động tham mưu, hướng dẫn, bảo đảm của cơ quan chức năng các cấp; công tác
giảng dạy, truyền thụ KTQP&AN của đội ngũ sư phạm và khả năng tham gia,
lĩnh hội, chuyển hóa tích cực những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của đối
tượng 4 trong quá trình bồi dưỡng KTQP&AN ở huyện Ba Vì.
Hình thức và phương pháp công tác bồi dưỡng: Công tác bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì được tiến hành theo hình thức mở
127


các lớp, các khoá bồi dưỡng tập trung theo khối các đơn vị công tác do Hội
đồng GDQP&AN cấp huyện tổ chức gồm: Lớp bồi dưỡng KTQP&AN cho đối
tượng 4 là cán bộ thuộc các phòng, ban, ngành cấp huyện, các doanh nghiệp
trên địa bàn huyện, địa điểm tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện; Lớp
bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 thuộc cán bộ cấp xã, cấp thôn, địa điểm
tại các xã (thị trấn) hoặc cụm các xã. BCHQS huyện Ba Vì và Trung tâm Bồi
dưỡng chính trị huyện Ba Vì phối hợp tổ chức các lớp học theo quy định; học
tập thông qua giảng dạy các chuyên đề cơ bản, trao đổi, bổ trợ kiến thức qua
băng hình ngay tại lớp học. Kết hợp tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của đội
ngũ đối tượng 4 trong quá trình công tác. Viết thu hoạch cuối khóa học có đánh
giá xếp loại kết quả học tập, học viên hoàn thành khóa học được cấp ‘‘Giấy
chứng nhận đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng KTQP&AN ở cơ sở’’
* Đặc điểm công tác bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 4 ở
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Một là, chủ thể công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của
huyện Ba Vì đa dạng, phong phú, có nhiều tổ chức, nhiều lực lượng tham gia.
Chủ thể giữ vai trò trung tâm có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý công tác
bồi dưỡng KTQP&AN cho cho đối tượng 4 của huyện Ba Vì là cấp ủy, chính
quyền cấp huyện, cấp xã (thị trấn) của huyện. Đồng thời, còn có nhiều chủ thể
khác như: đảng ủy, chỉ huy cơ quan quân sự, cơ quan công an huyện, BCHQS

cấp xã (thị trấn); Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện; Ban Tuyên giáo
Huyện ủy, Đài truyền thanh các cấp và các ban, ngành đoàn thể khác trong địa
bàn huyện. Chủ thể công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của
huyện Ba Vì giữ vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4.
Lực lượng trực tiếp bồi dưỡng là đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tuyên
truyền viên của Ban Tuyên giáo huyện ủy; cơ quan quân sự, cơ quan công an
huyện và Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Đội ngũ giáo viên tham gia bồi

128


dưỡng KTQP&AN của huyện đều đã qua đào tạo, hoặc được bồi dưỡng chuyên
môn về công tác QS,QPĐP; đội ngũ này 100% có trình độ đại học và sau đại
học, nhiều đồng chí đã và đang công tác trong LLVT địa phương [Phụ lục 6].
Tuy nhiên, kinh nghiệm và năng lực sư phạm, trình độ của đội ngũ giáo viên
tham gia bồi dưỡng KTQP&AN không đồng đều, hầu hết đội ngũ này chưa trải
nghiệm qua thực tiễn chiến đấu, trình độ, kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội,
pháp luật…còn ở mức độ nhất định. Từ đặc điểm này cho thấy chất lượng công
tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ chủ thể công tác bồi dưỡng liên quan cả về nội dung, hình thức,
phương pháp bồi dưỡng. Để khắc phục hạn chế, bất cập này yêu cầu đối với cấp
ủy, chính quyền các cấp của huyện phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao
trình độ, kiến thức, năng lực, trách nhiệm cho các chủ thể công tác bồi dưỡng
nhất là đội ngũ giáo viên và triển khai đồng bộ ở các cấp đối với công tác này.
Hai là, đối tượng tham gia bồi dưỡng KTQP&AN có số lượng đông, đa
dạng về thành phần, không đồng đều về độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, vừa phải tham gia bồi dưỡng vừa phải thực hiện chức
năng, nhiệm vụ thường xuyên ở cơ quan, đơn vị.
Đối tượng 4 bồi dưỡng KTQP&AN của huyện Ba Vì chủ yếu là cán bộ,

công chức, cán bộ không chuyên trách của tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành,
đoàn thể ở cơ quan huyện, xã (thị trấn), cán bộ chủ trì cấp thôn. Hiện nay, số
lượng đối tượng 4 của huyện Ba Vì phải tham gia bồi dưỡng KTQP&AN đông,
tại thời điểm cuối năm 2015 có tổng số 13.461 người, đã được bồi dưỡng 7.398
người, chưa bồi dưỡng 6.063 người [Phụ lục 8]; đa dạng về thành phần, tuổi đời,
trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn không đồng đều. Tuy nhiên, trước yêu
cầu đòi hỏi ngày càng cao nhiệm vụ QS,QP&AN của huyện, yêu cầu về chất
lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ công chức các cấp nhất là ở
tuyến cơ sở thì số lượng cán bộ đối tượng 4 huyện Ba Vì phải bồi dưỡng hàng
năm là rất lớn. Mặt khác, đội ngũ học viên là cán bộ công chức vừa phải tham
129


gia học tập vừa phải chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của cơ quan,
đơn vị cho nên ít nhiều chi phối đến kết quả học tập. Từ đặc điểm này, đòi hỏi
các chủ thể công tác bồi dưỡng phải có chủ trương, xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng phù hợp, biện pháp thực hiện sát thực tế ở cơ sở, bảo đảm khi mở lớp
bồi dưỡng quân số tham gia cao nhất; quá trình mở lớp bồi dưỡng chú trọng
các yếu tố như thời điểm, địa điểm, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tài liệu
học tập nghiên cứu; có cơ chế chính sách phù hợp mới có thể nâng cao chất
lượng bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 của huyện Ba Vì hiện nay.
Ba là, điều kiện bảo đảm cho công tác bồi dưỡng KTQP&AN đã từng
bước được đầu tư, nhưng còn nhiều khó khăn, bất cập.
Những năm gần đây cơ sở vật chất, kinh phí bảo đảm cho hoạt động
bồi dưỡng KTQP&AN cũng được quan tâm đầu tư, huyện đã chú trọng nâng
cấp Trung tâm Bồi dưỡng chính trị với nguồn kinh phí đầu tư ngày càng
nhiều; ngoài các trang thiết bị, cơ sở vật chất được cấp trên đầu tư theo quy
định thì các xã, cụm các xã đã tích cực, chủ động mua sắm trang thiết bị dạy
học hiện đại và những vật chất cần thiết khác phục vụ cho giảng dạy và học
tập. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng công tác

bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 trong thời gian tới.

130


Tuy nhiên, Ba Vì là huyện ở xa trung tâm, có diện tích lớn nhất và là
một trong những huyện nghèo so với các huyện ngoại thành của Thủ đô Hà
Nội. Kinh phí đầu tư phục vụ đi lại, giảng dạy, học tập của cán bộ giảng viên,
báo cáo viên và học viên còn eo hẹp; các tài liệu, giáo trình phục vụ cho nghiên
cứu giảng dạy, học tập của đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, học viên còn ít; cơ
sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng có xã còn chưa bảo
đảm. Đặc biệt một số cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ở 07 xã miền núi của huyện,
đa phần là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình còn nghèo, đời sống gặp
nhiều khó khăn. Mặt khác, do địa bàn rộng, nhiều nơi đi lại khó khăn cho nên
dẫn đến một số ít cán bộ ngại đi học hoặc từ chối tham gia các lớp bồi dưỡng.
Những đặc điểm cơ bản trên đây đã tác động không nhỏ và ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối
tượng 4 ở huyện Ba Vì, đòi hỏi các chủ thể công tác bồi dưỡng cần nắm vững
để xác định rõ quan điểm, nội dung, biện pháp bồi dưỡng cho phù hợp, bảo
đảm cho hoạt động này đạt kết quả cao.
* Vai trò công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối
tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Một là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN trực tiếp góp phần nâng cao
năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; năng lực quản lý, điều hành của
chính quyền và vai trò tham mưu tổ chức thực hiện của cơ quan chức năng
các cấp trong huyện Ba Vì đối với nhiệm vụ QP&AN.
Năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, quản lý, điều
hành của chính quyền và vai trò tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên các
lĩnh vực của cơ quan chức năng các cấp của huyện Ba Vì có ý nghĩa hết sức
quan trọng, quyết định đến sự nghiệp xây dựng và phát triển mọi mặt của địa

phương. Công tác bồi dưỡng KTQP&AN là một trong các nhiệm vụ bắt buộc
mà cấp ủy, chính quyền, cơ quan chức năng các cấp của huyện Ba vì phải quan
tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi mặt. Chất lượng hoàn thành nhiệm
131


vụ QP&AN của địa phương (có sự đóng góp của đối tượng 4) là một trong
những cơ sở để đánh giá, khẳng định năng lực toàn diện trong lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý, tham mưu, điều hành… của cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chức
năng các cấp của huyện đối với nhiệm vụ QS,QPĐP nói riêng và nhiệm vụ
QP&AN của huyện Ba Vì nói chung. Vì vậy, tiến hành tốt công tác bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4 là góp phần xây dựng cấp ủy đảng trong sạch vững
mạnh, xây dựng chính quyền, cơ quan chức năng các cấp vững mạnh toàn diện,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QP&AN của huyện Ba Vì trong tình hình mới.
Hai là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN trực tiếp góp phần quan trọng
nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QPĐP, góp phần xây dựng nền
QPTD và nền ANND của huyện Ba Vì vững mạnh.
Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QS,QPĐP, góp phần xây dựng nền QPTD
và nền ANND vững mạnh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới vừa là chủ
trương, vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy, chính quyền và nhân
dân huyện Ba Vì. Trong đó, xây dựng về tiềm lực và lực lượng QP&AN trực
tiếp là tiềm lực và lực lượng chính trị tinh thần giữ vai trò quan trọng quyết định,
cần phải được lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ ở các
cấp, nhất là cấp cơ sở. Đây là vấn đề trực tiếp liên quan đến nhân tố con người,
trong khi cán bộ thuộc diện đối tượng 4 là lực lượng quan trọng trong hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, huy động mọi nguồn lực ở địa phương. Trong tình
hình hiện nay nếu cán bộ đối tượng 4 không được bồi dưỡng hoặc hạn chế về
KTQP&AN thì sẽ không thể hoàn thành tốt cương vị, chức trách nhiệm vụ của
mình, nhất là trong xây dựng nền QPTD, nền ANND; xây dựng thế trận QPTD

gắn với thế trận ANND, kết hợp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với củng cố
QP&AN. Như vậy, công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở địa
phương đã tạo nên sức mạnh tổng hợp tại chỗ nhằm đối phó thắng lợi trước mọi
tình huống ngay trong từ thời bình ở cơ sở.
Ba là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN góp phần nâng cao phẩm chất và
132


năng lực cho đội ngũ cán bộ đối tượng 4 đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng
địa phương, cơ sở vững mạnh
Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ thuộc diện đối tượng 4
không những phải có kiến thức toàn diên về các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật... mà phải có những kiến thức cần
thiết về nhiệm vụ QP&AN mới có thể làm tốt công tác tổ chức xây dựng
và quản lý Nhà nước về QP&AN ở địa phương. Thông qua hoạt động bồi
dưỡng KTQP&AN, đội ngũ cán bộ bộ đối tượng 4 được quán triệt sâu sắc
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, nắm
vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước,
nhiệm vụ QP&AN của địa phương; nhận thức rõ hơn về những âm mưu
thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bổ xung thêm những kiến
thức cần thiết về quân sự, về QP&AN làm cơ sở giúp mỗi cán bộ nhận
thức đúng đắn hơn về vai trò và sự cần thiết phải tiến hành công tác
QS,QPĐP cơ sở. Vì vậy, tiến hành tốt công tác bồi dưỡng KTQP&AN là
góp phần nâng cao phẩm chất mọi mặt, năng lực toàn diện giúp cho đối
tượng 4 huyện Ba Vì hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như làm
tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ QP&AN ở cơ sở trong tình hình mới.
Bốn là, công tác bồi dưỡng KTQP&AN là nhiệm vụ thường
xuyên, liên tục, là một tiêu chí trong xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ

chủ chốt ở địa phương cơ sở.
Nghị định của chính phủ đã xác định: “Học tập, bồi dưỡng
KTQP&AN là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân.
KTQP&AN tương ứng với chức danh cán bộ là một trong các tiêu chuẩn bắt
buộc và là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm đối với
người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức các cấp, các
133


ngành” [13, tr.1]. Vì vậy, vai trò công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho mọi
cán bộ nói chung và cán bộ đối tượng 4 nói riêng là rất quan trọng và cần
thiết. Một mặt công tác bồi dưỡng KTQP&AN giúp cho đối tượng 4 nâng
cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ công tác chuyên môn
cũng như thực hiện nhiệm vụ QP&AN ở cơ quan, đơn vị. Mặt khác, trên cơ
sở nâng cao nhận thức, trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ QP&AN
học viên hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp ‘‘Giấy chứng nhận đã hoàn
thành chương trình bồi dưỡng KTQP&AN ở cơ sở’’ đây là một tiêu chí đáp
ứng các yêu cầu trong công tác cán bộ của Đảng; là cơ sở pháp lý quan trọng
đòi hỏi các tổ chức, mỗi cá nhân quán triệt và thực hiện nghiêm túc tiêu chí
này trong việc đề bạt, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
trong cơ quan, tổ chức ở các cấp, các ngành. Do đó chủ thể công tác bồi
dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì phải chỉ đạo tăng cường
rà soát và tổ chức học tập bổ sung cho những cán bộ chưa có điều kiện tham
gia bồi dưỡng KTQP&AN theo cương vị chức trách.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối
tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
* Quan niệm chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng
4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Chất lượng, theo cách hiểu chung nhất là “cái tạo nên bản chất, giá

trị của một con người, một sự vật, sự việc” [50, tr.189]. Theo Đại từ điển
tiếng Việt xác định “Chất lượng: 1. Cái làm nên phẩm chất, giá trị của con
người, sự vật; 2. Cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với
sự vật kia” [49, tr.331].
Chất lượng bồi dưỡng là phẩm chất, giá trị của con người được bổ sung
phát triển và hoàn thiện trong và sau quá trình bồi dưỡng, làm cho nhận thức và

134


hành động của người đó thay đổi theo hướng tích cực phù hợp với những tiêu
chuẩn nhất định. Khi yêu cầu, cuộc sống thay đổi thì tiếp tục được bồi đắp làm
cho những phẩm chất, năng lực đó được tăng thêm để đáp ứng sự đòi hỏi mới.
Chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN là giá trị được tạo nên bởi
năng lực, trách nhiệm của chủ thể bồi dưỡng, chất lượng các khâu, các bước
trong quá trình bồi dưỡng; việc phát huy vai trò của các lực lượng tham gia bồi
dưỡng và trình độ hiểu biết KTQP&AN của đối tượng được bồi dưỡng; sự
chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm và năng lực thực hiện nhiệm vụ
QP&AN, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
Từ thực tiễn công tác bồi dưỡng KTQP&AN trên địa bàn thành phố Hà
Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng có thể quan niệm: Chất lượng công
tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
là tổng hợp những giá trị được tạo nên bởi năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý, điều hành, tham mưu, hướng dẫn, bảo đảm của cấp ủy đảng, chính quyền
và cơ quan chức năng các cấp của huyện Ba Vì đối với nhiệm vụ QP&AN;
năng lực truyền thụ, lĩnh hội KTQP&AN của đội ngũ sư phạm và người học
thể hiện ở mức độ chuyển biến nhận thức, hành động trong thực hiện nhiệm
vụ QP&AN theo cương vị chức trách của cán bộ thuộc diện đối tượng 4 ở
huyện Ba Vì.

* Những yếu tố quy định chất lượng công tác bồi dưỡng kiến thức quốc
phong và an ninh cho đối tượng 4 ở huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
Một là, trình độ, năng lực của chủ thể công tác bồi dưỡng và lực lượng
tiến hành bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4
Cùng với đối tượng, chủ thể và lực lượng tiến hành là những nhân tố
quan trọng, quyết định đến chất lượng của công tác bồi dưỡng. Trình độ, năng
lực của chủ thể và lực lượng tiến hành được biểu hiện thông qua nhận thức,
135


trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong huyện; thông
qua công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, vai trò tham mưu,
phối hợp, hiệp đồng và tổ chức thực hiện của các cơ quan có liên quan.
Trong suốt quá trình của công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4,
năng lực của chủ thể và lực lượng tiến hành luôn tác động không nhỏ, chi phối toàn
bộ hoạt động bồi dưỡng. Trước hết là năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng trong việc
nghiên cứu, đề xuất chủ trương và các giải pháp lãnh đạo phù hợp bảo đảm cho mọi
hoạt động bồi dưỡng đúng hướng chính trị ngay từ đầu và suốt quá trình bồi dưỡng.
Tiếp theo là vai trò của chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng có liên quan
chủ động tham mưu, đề xuất và quản lý, điều hành phù hợp về nội dung, chương
trình, thời gian và phương pháp tổ chức thực hiện trong quá trình bồi dưỡng.
Năng lực đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy, cơ quan và cán bộ
quản lý duy trì nghiêm túc và hiệu quả các chế độ theo quy định cũng chi phối
đến chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN. Giáo viên muốn truyền đạt một
cách có hiệu quả nhất đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong xử
trí các vấn đề về QP&AN. Do vậy, đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết
định đến chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4.
Hai là, chất lượng nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp
công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối tượng 4
Đây là yếu tố cốt lõi tác động làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm,

khả năng thực hiện nhiệm vụ QP&AN của cán bộ đối tượng 4, có vai trò quan
trọng cho việc đạt chất lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng. Chính vì vậy, trên
cơ sở giáo trình chuẩn của Bộ Quốc phòng qui định, sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh
Thủ đô Hà Nội và của hội đồng GDQP&AN huyện thì Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị huyện căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của từng khóa học để cấu trúc
chương trình, nội dung, hình thức, phương pháp đảm bảo thiết thực, phù hợp với
đối tượng 4. Với phương châm bồi dưỡng những gì cơ sở cần, nâng cao nhận

136


thức, chuyển biến hành động. Sự đúng đắn, phù hợp của các yếu tố trên được thể
hiện bởi tính khoa học, tính thực tiễn, tính phong phú, tính lôgíc và tính thiết
thực, phù hợp với nhu cầu, trình độ, khả năng nhận thức, chức năng, nhiệm vụ
và chức trách của người học giúp cho học viên dễ tiếp thu và dễ vận dụng. Do
vậy cần phải cụ thể hoá nội dung, chương trình và vận dụng linh hoạt các hình
thức, phương pháp booig dưỡng sát với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, kết
hợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại, chủ động
khai thác ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại, thường xuyên cập nhật những
thông tin mới, phù hợp vào quá trình bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao.
Ba là, chất lượng của đối tượng 4 trong công tác bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng và an ninh trên địa bàn huyện Ba Vì
Phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực nhận thức, tính tích cực, ý thức tự
giác trong học tập, nghiên cứu là nền tảng ban đầu giữ vai trò quan trọng, là
nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng
KTQP&AN cho cán bộ đối tượng 4. Bởi vì, hoạt động giáo dục, đào tạo chỉ
đạt chất lượng, hiệu quả cao khi các chủ thể và đối tượng cùng nhau hợp tác
chuyển quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Hoạt động bồi dưỡng
KTQP&AN cho đối tượng 4 xét về bản chất là hoạt động giáo dục, do đó năng
lực, động cơ, ý thức trách nhiệm của đối tượng được bồi dưỡng luôn là yếu tố hạt

nhân, quyết định chất lượng công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho bản thân họ.
Ngoài ra, chất lượng đối tượng 4 huyện Ba Vì cũng ảnh hưởng đến chất lượng
công tác bồi dưỡng KTQP&AN bởi trình độ học vấn, sức khỏe, điều kiện hoàn
cảnh gia đình, phong tục tập quán… nhất là các xã miềm núi của huyện.
Bốn là, chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm cho công tác bồi
dưỡng kiến thức QP&AN cho đối tượng 4
Chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng KTQP&AN cho đối
tượng 4 là tổng hợp các tố tạo nên, nhưng bao gồm hai yếu tố cơ bản là
con người và vật chất, trong đó con người giữ vai trò quyết định, còn
137


×