Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất nhằm phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại huyện vị xuyên tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN
XUẤT NHẰM PHỤC VỤ ĐỀ ÁN TÁI CƠ
CẤU
NGÀNH LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN VỊ
XUYÊN TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN
XUẤT NHẰM PHỤC VỤ ĐỀ ÁN TÁI CƠ
CẤU


NGÀNH LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN VỊ
XUYÊN TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Mã số: 60620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong các công
trình khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành theo Chương trình Đào tạo sau đại học khoá 21
giai đoạn 2013 - 2015 tại trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. Trong quá trình
hoàn thành luận văn Thạc sỹ, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ công nhân
viên chức và nhân dân địa phương nơi nghiên cứu, cơ quan đơn vị nơi tôi công tác.
Đặc biệt là được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ đó.
Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do kinh
nghiệm còn hạn chế và thời gian điều tra thực địa ngắn nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót và tồn tại nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cô và đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Học viên

Bùi Anh Tuấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 4
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 4
1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 8
1.1.3. Thảo luận ........................................................................................................ 17
1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ........................................................................ 18
1.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 18
1.2.2. Đặc điểm khí hậu - Thủy văn ........................................................................ 18
1.2.3. Đặc điểm tài nguyên đất ................................................................................ 19
1.2.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên.................................................... 21
1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Vị Xuyên
.............. 23
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





4

2.2.1. Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Vị Xuyên.......................
26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




5

2.2.2. Đánh giá thực trạng về chế biến gỗ và thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ ở
địa phương ........................................................................................................ 26
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đã áp dụng ở địa phương ................ 26
2.2.4. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng nhằm phục vụ đề án tái cơ cấu ngành
.... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát................................................................. 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ...................................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 31
3.1. Thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Vị Xuyên ........................................ 31
3.1.1. Thực trạng rừng và đất rừng ........................................................................... 31
3.1.2. Mục tiêu trồng rừng sản xuất .......................................................................... 34
3.1.3. Loài cây trồng rừng sản xuất chủ yếu ............................................................. 36
3.1.4. Nguồn vốn đầu tư và suất đầu tư .................................................................... 37
3.1.5. Khả năng sinh trưởng và năng suất gỗ của các mô hình điển hình................. 38
3.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng sản xuất............... 46
3.2. Thực trạng chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ ở địa phương ...... 51

3.2.1. Tình hình chế biến các sản phẩm gỗ trên địa bàn huyện ................................ 51
3.2.2. Thực trạng thị trường tiêu thụ gỗ và các sản phẩm từ gỗ trên địa bàn huyện
....... 53
3.3. Ảnh hưởng của các chính sách đã áp dụng ở địa phương ...................................
56
3.3.1. Các chính sách đã áp dụng ở địa phương liên quan đến rừng trồng sản xuất
....... 56
3.3.2. Ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển rừng trồng............................... 60
3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng sản xuất nhằm phục vụ đề án tái cơ
cấu ngành Lâm nghiệp ở huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang ............................... 63
3.4.1. Những quan điểm và định hướng chung ......................................................... 63
3.4.2. Các giải pháp về kỹ thuật ................................................................................ 63
3.4.3. Giải pháp khoa học công nghệ ........................................................................ 66
3.4.4. Các giải pháp về chính sách và thể chế........................................................... 68
3.4.5. Các giải pháp về kinh tế - xã hội..................................................................... 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




6

3.4.6. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập ...................................... 71
3.4.7. Giải pháp vốn .................................................................................................. 72
3.4.8. Giải pháp giao đất, khoán rừng và thu mua sản phẩm .................................... 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





55

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 76
1. Kết luận ................................................................................................................. 76
2. Tồn tại ................................................................................................................... 77
3. Khuyến nghị .......................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




66

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

D1.3

:


Đường kính ngang ngực thân cây

Dt

:

Đường kính tán cây

Hvn

:

Chiều cao vút ngọn thân cây

KTLS

:

Kỹ thuật Lâm sinh

LSNG

:

Lâm sản ngoài gỗ

MH

:


Mô hình

NC

:

Nhân công RSX

:

Rừng sản xuất TBKT

Tiến bộ kỹ thuật THCS

:
:

Trung học cơ sở
THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Uỷ ban nhân dân




:

Tăng trưởng bình quân cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




viii
7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng
Bảng 3.1.

Hiện trạng diện tích đất Lâm nghiệp theo kết quả điều chỉnh 3 loại
rừng huyện Vị Xuyên ............................................................................ 32

Bảng 3.2.

Hiện trạng diện tích đất Lâm nghiệp huyện Vị Xuyên phân theo
chủ quản lý ............................................................................................ 33


Bảng 3.3.

Mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện Vị Xuyên .............................. 35

Bảng 3.4.

Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của huyện Vị Xuyên .................... 36

Bảng 3.5.

Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất của huyện Vị Xuyên ................ 38

Bảng 3.6.

Sinh trưởng và năng suất gỗ rừng trồng Keo tai tượng 6 năm tuổi....... 41

Bảng 3.7.

Sinh trưởng và tăng trưởng rừng trồng Keo lai 6 năm tuổi ................... 44

Bảng 3.8.

Tổng chi phí cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu
kỳ kinh doanh ........................................................................................ 46

Bảng 3.9.

Thu nhập từ khai thác cho 01ha rừng trồng mô hình cho chu kỳ
kinh doanh 7 năm .................................................................................. 47


Bảng 3.10. Bảng cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình ............. 48
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng .................................................. 49
Bảng 3.12. Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình............................................ 51
Bảng 3.13. Thực trạng các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ gỗ trên địa
bàn huyện............................................................................................... 52
Bảng 3.14. Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường ............................. 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




viii
8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang

Hình

Hình 3.1.

Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Vị Xuyên .................................... 20

Hình 3.2.

Chất lượng rừng trồng Keo tai tượng ............................................. 42

Hình 3.3.


Chất lượng rừng trồng Keo lai ........................................................ 45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng trồng sản xuất có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển Lâm
nghiệp ở nước ta. Ngoài việc góp phần đáng kể nâng cao độ che phủ của rừng thì
rừng sản xuất còn là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu cho các ngành chế biến, đồng thời
góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu hộ dân sống
trong rừng và gần rừng. Trong nhiều thập kỷ qua, Chính phủ và ngành Lâm nghiệp
đã có nhiều chủ trương chính sách đẩy mạnh công tác phát triển rừng nói chung và
RSX nói riêng nhằm cung cấp đủ nhu cầu gỗ nguyên liệu cho tiêu dùng trong nước
và góp phần nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Điển hình là Chương trình trồng
rừng 327, sau đó là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được Quốc hội khoá X, kỳ họp

thứ 2 đã thông qua và Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt số 661QĐ/TTg ngày
29/7/1998. Trong đó, 2 triệu ha là rừng phòng hộ, đặc dụng và 3 triệu ha là rừng sản
xuất. Để đạt được mục tiêu của Dự án đề ra, nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp
đã được Chính phủ ban hành và triển khai trong cả nước. Cụ thể như: quản lý quy
hoạch đất lâm nghiệp, vốn đầu tư, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng
lợi và tiêu thụ sản phẩm, về khoa học công nghệ... Nhờ đó, diện tích rừng trồng của
cả nước đã tăng lên đáng kể, tính đến ngày
31/12/2013 diện tích rừng nước ta là 13.954.454ha, độ che phủ của rừng chiếm
khoảng
41%, trong đó diện tích rừng trồng là 3.556.294ha. Tuy diện tích và độ che phủ của
rừng đã tăng lên nhưng chất lượng thì rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu của gỗ
và lâm sản cho các ngành công nghiệp hiện nay. Do vậy, trong những năm gần đây
rừng trồng và chất lượng rừng trồng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
Ngành Lâm nghiệp nước ta. Đặc biệt là phát triển rừng trồng gỗ lớn. Đứng trước
thực trạng trên ngày 08 tháng 07 năm 2013 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
đã ra quyết định số 1565 về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”
nước ta nhằm nâng cao giá trị, gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng, từng
bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dung trong nước và xuất khẩu, góp phần
tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái để
hóabền
bởivững.
Trung tâm Học liệu –
phát Số
triển
ĐHTN




Vị Xuyên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông tỉnh Hà Giang với diện

tích tự nhiên là 149.804ha, diện tích đất lâm nghiệp khá lớn và có 121.439,3ha,
chiếm 81% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất rừng sản xuất là
67.214,4ha, diện tích đất trống quy hoạch cho RSX là 14.071,5ha. Qua đó cho thấy
tiềm năng phát triển trồng rừng sản xuất của huyện Vị Xuyên còn rất lớn. Trong
nhiều năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác trồng rừng nói chung
và trồng rừng sản xuất nói riêng, diện tích rừng trồng của huyện Vị Xuyên cũng tăng
lên đáng kể. Người dân cũng đã bắt đầu chú ý hơn về trồng rừng sản xuất. Năng suất
và sinh trưởng rừng ngày được cải thiện, có nhiều mô hình trồng rừng có hiệu quả rõ
rệt. Tuy nhiên, việc ứng dụng các TBKT nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
rừng vẫn chưa được quan tâm, nhất là những hộ dân nghèo, thiếu vốn, thiếu lao
động...
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu và đề xuất các giải nhằm góp phần
phát triển rừng trồng phục vụ đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tại huyện Vị
Xuyên, tỉnh Hà Giang là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất để đề xuất
các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất phục vụ đề án tái cơ cấu ngành Lâm
nghiệp tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Vị Xuyên.
- Đánh giá được thực trạng nhu cầu sản xuất chế biến và thị trường gỗ ở
trong phạm vi huyện Vị Xuyên.
- Đánh giá được sự tác động của một số chính sách hiện hành đến quá trình
phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Vị Xuyên.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển rừng trồng phục vụ đề án tái cơ cấu
ngành Lâm nghiệp tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa của đề tài



3.1. Ý nghĩa về mặt khoa học và học tập
Bổ sung thêm về những Kiến thức khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu đánh
giá các tiêu chí sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của rừng trồng, là cơ sở
quan trọng cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để trồng
rừng sản xuất nói chung và trồng rừng bằng loài Keo nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc học
tập và nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả đề tài giúp cho người dân có thêm những kiến thức về kỹ thuật
trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời sẽ bổ bổ xung thêm các giải
pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất phục vụ đề án tái cơ cấu ngành Lâm
nghiệp tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về lập địa, chọn loài và chọn giống cây trồng
Lập địa và loài cây trồng phải phù hợp với nhau theo nguyên tắc “Đất nào
cây ấy” thì mới mong đạt được năng suất và chất lượng rừng cao nhất. Vấn đề chọn
lập địa để trồng rừng hoặc chọn loài cây trồng phù hợp với từng loại lập đã được
các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu từ rất sớm, điển hình như
một số công trình nghiên cứu sau đây:
Kết quả nghiên cứu của Pandey D. (1983) [38] về loài Bạch đàn Eucalyptus
camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã cho thấy nếu
trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thì năng suất chỉ
3

đạt từ 5 - 10 m /ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì năng suất có thể đạt

3

tới 30 m /ha/năm. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông Pinus patula ở
Swiziland, Evan (1992) [33] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của
loài Thông này có quan hệ khá chặt với các yếu tố địa hình và đất (R=0,81). Từ các
kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về điều kiện lập địa đã cho thấy việc
xác định vùng trồng và điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần
thiết và đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng
suất và chất lượng của rừng trồng.
Cây trồng muốn sinh trưởng, sản lượng, năng suất trồng rừng cao phải có
giống tốt. Giống là điều kiện đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của
rừng trồng. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất cây trồng ngoài
nhân tố điều kiện lập địa thì giống cây trồng còn có ý nghĩa quyết định tới năng suất
rừng trồng. Trên thế giới đã có rất nhiều nước đi sâu nghiên cứu cải thiện tính di


truyền của các giống cây rừng, điển hình là các nước: Công Gô, Brazin, Swaziland,
Malayxia, Zimbabwe…
Hiện tại có nhiều giống cây rừng có năng suất cao đã được nghiên cứu và
đưa ra sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như rút ngắn chu kỳ kinh doanh
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người trồng rừng. Có
nhiều giống của loài cây rừng đã được nghiên cứu và phát triển như Keo, Bạch đàn,
Thông, Mỡ,…. Tại Swiziland cũng đã chọn được giống Thông Pinus patula sau 15
3

năm tuổi đạt năng suất 19 m /ha/năm (Pandey, 1983) [38]. Ở Zimbabwe cũng đã
3

3


chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis đạt từ 35 m - 40 m /ha/năm, giống
3

3

Bạch đàn E.urophylla đạt trung bình tới 55 m /ha/năm, có nơi lên tới 70 m /ha/năm
(Campinhos và Ikemori, 1988) [32]. Tại công ty Aracrug ở Brazil đã sử dụng giống
Bạch đàn lai giữa E. grandis với E. urophylla, trồng rừng bằng cây hom và áp dụng
các biện pháp KTLS tích cực đã đưa năng suất trồng rừng Bạch đàn lên tới 70
3

m /ha/năm.
Đối với cây Keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia auriculiformis
được phát hiện đầu tiên vào những năm 1970 ở Sabah, Malaysia. Những cây lai này
ở Ulu Kukut đã thấy có kích thước lớn hơn, dạng cành và thân tròn đều hơn các cây
Keo tai tượng đứng gần. Ngoài ra, còn có dấu hiệu cho thấy tỷ trọng gỗ và một số
tính chất của cây lai cao hơn hẳn cây mẹ Keo tai tượng (Rufelds, 1987) [40]. Theo
Pinso và Nasi (1991) [39] Keo lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm được phát hiện
lần đầu tiên ở Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Cây Keo lai đã được
Pedley (Bảo tàng thực vật bang Queensland) khẳng định vào năm 1977. Từ đó,
người ta thường thấy Keo lai xuất hiện trong các khu rừng trồng Keo tai tượng thu
hạt từ Ulu Kurut của Malaysia nơi có lai giống tự nhiên giữa hai loài.
1.1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp Kỹ thuật Lâm sinh tác động
Biện pháp KTLS tác động có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và
năng suất cây rừng. Có rất nhiều biện pháp KTLS tác động được nghiên cứu nhằm


cải thiện năng suất cây trồng như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân, tỉa thưa,…
có thể thống kê một số công trình nghiên cứu điển hình sau đây:
1.1.1.3. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng

Theo Nambiar và Brown (1997) [36] thì xử lý thực bì và làm đất có thể cải
thiện độ phì vật lý của đất, nhưng cũng có thể làm giảm độ phì hóa học của đất. Tuy
nhiên, những nhà khoa học này cho rằng việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực
bì và làm đất trồng rừng là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
Quản lý độ phì đất trong đó có các biện pháp KTLS về xử lý thực bì trước khi trồng
nhằm ổn định và cải thiện năng suất rừng trồng.
Hiện nay, trước khi trồng rừng đất có thể được chuẩn bị bằng nhiều phương
pháp và phương thức khác nhau tuỳ vào điều kiện cụ thể. Thường sau khi xử lý thực
bì, đất được đào hố để trồng cây theo kích thước và mật độ thiết kế. Trong một số
điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách cày toàn diện hoặc lên líp trước khi
đào hố. Đã có một vài thí nghiệm nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng thông qua
việc làm đất.
1.1.1.4. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của rừng trồng
Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao
năng suất rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Điển hình là công trình nghiên cứu của Mello (1976) [35], khi nghiên cứu ở Brazil,
tác giả đã cho thấy bón phân NPK Bạch đàn sinh trưởng nhanh hơn 50% so với
không bón phân. Nghiên cứu về công thức bón phân cho Bạch đàn E. grandis theo
công thức 150g NPK /gốc với loại phân bón có tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 ở Nam Phi của
Schonau (1985) [41] đã đưa ra kết luận có thể nâng cao chiều cao trung bình của
rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Bón phân Phosphate cho Thông caribe ở Cu
Ba, Herrero và cộng sự (1988) [34] đã cho thấy có thể nâng cao sản lượng rừng sau
3

3

13 năm trồng từ 56 m /ha lên 69 m /ha,… Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy
biện pháp bón phân, thời gian bón phân, loại phân bón có ảnh hưởng khá rõ rệt đến
năng suất rừng trồng.



1.1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp KTLS quan trọng
có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển
hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J. (1992) [33], tác giả đã bố trí 4 công
thức thí nghiệm mật độ trồng khác nhau (2.985; 1.680; 1.075 và 750 cây/ha) cho
Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5 năm trồng cho
thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của
mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa
là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng
gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng mật độ cao..
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản phẩm
và chu kỳ kinh doanh. Vì thế, cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để
xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.1.1.6. Nghiên cứu về chính sách và thị trường
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004) [37]
ở Thailand. Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề
được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc
gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất;
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng;
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Quan điểm chung về phát triển trồng RSX có hiệu quả kinh tế cao là trồng
rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong mỗi loại
hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.



1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, diện tích rừng trồng cũng tăng lên rất nhanh từ 1 triệu ha năm
1990 lên 3.556.294ha năm 2013, nằm trong tốp 10 các nước (đứng thứ 9 thế giới và
thứ 3 Đông Nam Á) có diện tích rừng trồng lớn nhất thế giới. Đây là kết quả của sự
đổi mới trong chính sách phát triển lâm nghiệp đã thúc đẩy trồng rừng sản xuất và
nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế so sánh cấp quốc gia.
Những chính sách quan trọng có thể kể đến là: Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát
triển rừng; các Nghị định 01/CP; 02/CP; 163/CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm
nghiệp. Bên cạnh đó là các chính sách đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu
tư trong nước như: Nghị định 43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP,…
Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
Nhiều công trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả cho công tác
phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng sản xuất nói riêng. Các nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: chọn loài cây trồng, chọn lập địa, giống, các
biện pháp kỹ thuật và cơ chế chính sách. Kết quả đạt được của các công trình
nghiên cứu đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trồng
rừng ở nước ta.
1.1.2.1. Nghiên cứu về chọn loài cây trồng
Chọn loài cây trồng là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác trồng
rừng. Nó có tính quyết định đến năng suất, chất lượng và sự thành bại của rừng
trồng trong tương lai. Do vậy, trong nhiều thập kỷ qua việc nghiên cứu lựa chọn tập
đoàn cây trồng phù hợp cho các vùng kinh tế lâm nghiệp trong cả nước và trên từng
lập địa cụ thể đã được ngành Lâm nghiệp và các nhà khoa học quan tâm giải quyết:
Từ năm 1978, để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ trồng rừng và phát triển
Lâm nghiệp của cả nước sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Lâm nghiệp
(nay là Bộ NN & PTNT) đã có văn bản quy định về các loài cây dùng để trồng rừng
cho các tỉnh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước mới thống nhất, quy định về cây



trồng rừng chủ yếu mới chỉ dựa vào kết quả đạt được từ kinh nghiệm sản xuất lâm
nghiệp của các tỉnh phía Bắc là chính, do đó cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn còn
nhiều hạn chế.
Đến năm 1985, trong công trình nghiên cứu: “Bước đầu xác định cây trồng
rừng cho các vùng Kinh tế Lâm nghiệp” của Nguyễn Xuân Quát [17]. Nhóm tác giả
đã đề xuất 92 loài cây trồng rừng trên 9 vùng với 5 tiêu chí lựa chọn:
1. Đáp ứng được mục tiêu kinh doanh Lâm nghiệp của vùng hoặc địa phương.
2. Phù hợp với hoàn cảnh sinh thái và điều kiện lập địa nơi trồng hay nơi
phát triển.
3. Đã có quy trình hay hướng dẫn kỹ thuật hoặc tối thiểu cũng phải có kinh
nghiệm và đã được phát triển trong sản xuất có kết quả, cũng như đã được mô hình
hoá với quy mô đủ lớn trên thực địa.
4. Có nguồn giống đảm bảo được nhu cầu phát triển về số lượng và chất
lượng.
5. Cho năng suất và hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được.
Kết quả nghiên cứu trên đã được Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN & PTNT)
ban hành theo quyết định số 680/QĐ/LN ngày 15/8/1986, quy định những loài cây
dùng để trồng rừng và phát triển Lâm nghiệp cho các vùng Kinh tế Lâm nghiệp.
Năm 1997 cũng với sự tài trợ của Dự án STRAP và Đại sứ quán Úc, công
trình nghiên cứu “Xác định loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao để trồng rừng’’
do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện. Kết quả đã đề xuất được 210
loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao phân bố trong các vùng Kinh tế Lâm nghiệp
theo 3 cấp độ cao [30]. Khi xác định cơ cấu cây trồng phục vụ dự án 327, Trần
Quang Việt và cộng sự đã đề xuất 104 loài cây phục vụ mục đích trồng rừng phòng
hộ và cây phù trợ lấy gỗ.
Với những thành quả nghiên cứu đạt được, Bộ NN &PTNT đã có quyết định
số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về quy định danh mục các loài cây cho trồng
RSX theo 9 vùng sinh thái Lâm nghiệp trong toàn quốc.



1.1.2.2. Nghiên cứu về lập địa
Lập địa được hiểu là những điều kiện ở nơi phân bố của thực vật. Các yếu tố
hình thành lập địa quyết định tạo nên thực trạng rừng khác nhau và ảnh hưởng đến
năng suất, sản lượng rừng. Bởi vậy, trong nhiều năm qua để phục vụ công tác trồng
rừng, nhiều công trình nghiên cứu về lập địa đã được thực hiện trên phạm vi cả
nước. Có thể điểm qua một số công trình chủ yếu như sau:
Hoàng Xuân Tý (1976-1980) [27] đã đánh giá tiềm năng sử dụng đất cho
vùng Trung tâm để kinh doanh rừng nguyên liệu giấy. Kết quả cho thấy có năm
nhân tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với năng suất rừng trồng là: hàm
lượng mùn, hàm lượng đạm, độ xốp, chế độ nước và độ dày tầng đất, tác giả cũng
cảnh báo rằng cả năm nhân tố này đều dễ dàng thay đổi, rất rễ suy thoái do mất
rừng và sử dụng đất không hợp lý.
Ngô Đình Quế và CS (2000) [19] đã lựa chọn được 4 yếu tố để phân chia các
dạng lập địa: đá mẹ và loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất và thảm thực bì chỉ thị. Mỗi
yếu tố lập địa lại được phân chia ra các cấp nhất định với từng tiêu chuẩn cụ thể.
Bên cạnh đó thiết lập được bảng tổng hợp phân chia các dạng lập địa và nhóm dạng
lập địa chủ yếu, đơn giản và dễ áp dụng; xác định các loài cây trồng chính theo thứ
tự ưu tiên cho từng nhóm dạng lập địa tại các vùng nghiên cứu; xây dựng quy trình
điều tra xây dựng bản đồ dạng lập địa cho rừng trồng công nghiệp thuộc 3 vùng
sinh thái khác nhau ở Việt Nam.
Đỗ Đình Sâm và CS (2005) [21] đã đánh giá ảnh hưởng của một số rừng
trồng cây nhập nội chủ yếu đến môi trường đất ở Việt Nam. Kết quả cho thấy ảnh
hưởng của rừng trồng Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng tới môi trường đất phụ
thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng; các yếu tố dễ biến động là dung trọng,
độ xốp, hàm lượng mùn, vi sinh vật, chế độ ẩm trong đất... Nhìn chung, đất trồng
Bạch đàn có tính chất lý học (dung trọng, độ xốp,...), hoạt động vi sinh vật kém hơn
so với đất dưới rừng Keo; sự tích luỹ mùn trong đất dưới rừng Bạch đàn ở những


nơi đất ít thoái hoá có xu hướng cao hơn dưới rừng trồng Keo và chưa có cơ sở kết

luận trồng Bạch đàn sẽ làm thoái hoá mạnh môi trường đất.
1.1.2.3. Nghiên cứu về
giống
Giống là một khâu quan trọng nhất của sản xuất nông lâm nghiệp, nhờ có
giống được cải thiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác mà năng
suất các loài cây trồng tăng nhanh. Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị ngày
10/11/1998 về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn đã ghi rõ “ưu tiên
đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới”. Trong Quyết định 18/2007/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5/2/2007 về phê duyệt chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã chỉ rõ phải “Nghiên cứu phát
triển rừng theo 2 hướng chính là cải tạo giống cây rừng và thực hiện các biện pháp
lâm sinh”. Nâng cao chất lượng giống cây trồng rừng là một trong những giải pháp
quan trọng để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo Quyết định
1565/QĐ - BNN - TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT (2013)[4].
Bên cạnh những thành tựu trong lĩnh vực chọn và cải thiện chất lượng giống,
kỹ thuật tạo cây con cũng đạt được những thành tựu vượt bậc. Các kỹ thuật tạo cây
con có bầu trong vườn vươm cho các loài cây trồng rừng chủ yếu như Thông, Mỡ,
Bồ đề, các cây bản địa lá rộng khác đã phát triển và xây dựng quy trình quy phạm
áp dụng trong sản xuất. Đặc biệt, công nghệ sản xuất cây con bằng công nghệ sinh
học như giâm hom, nuôi cấy mô cũng được phát triển nhanh chóng, nhất là đối với
các loài cây mọc nhanh như Keo lai, Bạch đàn urophylla, Bạch đàn pelissta, Bạch
đàn lai... không kể các vườn ươm công nghệ cao quy mô nhỏ, đã có khoảng 10
vườn ươm nhân giống bằng công nghệ cao (hom, mô) có công suất hàng triệu cây
giống/năm rải rác trên các vùng Bắc - Trung - Nam để trồng rừng sản xuất tập trung
đối với một số loài cây chủ lực.
Trong chiến lược phát triển giống cây Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 đã
nêu rõ: Xây dựng ngành giống Lâm nghiệp hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có
chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng rừng, áp dụng khoa học công nghệ mới theo


hướng sử dụng ưu thế lai. Đến năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn

giống được công nhận, trong đó 40% giống được tạo từ phương pháp vô tính để
cung cấp cho trồng rừng. Đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn
giống được công nhận, trong đó 50% là giống vô tính [5].
Trong một số năm gần đây, xu hướng các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
một số loài cây như Thông, Bạch đàn, Keo và Phi lao… với những nội dung chủ
yếu chọn lọc, lai, giâm hom, nuôi cấy mô... Đặc biệt là khảo nghiệm để chọn loài và
xuất xứ. Sau đó tiến hành các hoạt động chọn lọc cây trội, xây dựng vườn giống và
rừng giống cho nhiều loài cây trồng bao gồm cả cây bản địa và cây nhập nội.
Điển hình về lĩnh vực này là công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng
Nghĩa (2000) [15], tác giả đã nghiên cứu chọn giống Bạch đàn sinh trưởng nhanh,
kháng bệnh tốt đã đề xuất một số loài Bạch đàn cho trồng rừng sản xuất tại Việt
Nam như loài Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) với các xuất xứ: Kennedy
River, Morehead River, Katherine,… Lê Đình Khả và CS (2003) [13], sau khi
nghiên cứu tạo giống và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở Việt
Nam đã xác định được các xuất xứ có giá trị để phát triển vào sản xuất đối với
Thông caribe và Thông ba lá gồm các xuất xứ Poptun 3, Cardwell của Pinus
caribaea var hondurensis; Andos của P.caribaea var. bahamensis,…
1.1.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp Kỹ thuật Lâm sinh tác
động
Các biện pháp KTLS tác động nhằm nâng cao năng suất cây trồng ở nước ta
trong những năm gần đây đã được chú ý. Tuỳ theo đặc điểm loài, điều kiện lập địa,
điều kiện kinh doanh mà có những nghiên cứu khác nhau.
1.1.2.5. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất đến khả năng sinh
trưởng của rừng trồng Keo lá tràm ở Đông Nam bộ, Phạm Thế Dũng (2005) [8] đã
cho thấy ở công thức không cày toàn diện Keo lá tràm sinh trưởng tốt hơn khá rõ rệt


×