Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phát hiện, khảo sát và nghiên cứu cụm di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa đặc biệt tại xã hoàng trinh, huyện hoằng hóa, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.62 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

nn

O M O SHM

1



BÁO CÁO TỔNG KÉT
KÉT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

rn Ạ

i > *

Tên đê tài

PHÁT HIỆN, KHẢO SÁT VÀ NGHIÊN

cứu

CỤM DI TÍCH LỊCH s ử - VĂN HÓA CÓ Ý NGHĨA
ĐẶC BIỆT TẠI XÃ HOẰNG TRINH, HUYỆN HOẰNG
HÓA, THANH HÓA
Mã số đề tài: QG.14.33
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS.Trần Ngọc Vương

Hà Nội, 2017




PHÀN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Phát hiện, khảo sát và nghiên cứu cụm di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa đặc
biệt tại xã Hoằng Trinh huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

,

1.2. Mã số: QG.14.33
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

Đơn vi công tác

Vai trò thực hiện đề tài

1

GS.TS Trần Ngọc Vương

Khoa Văn học, Trường
ĐHKHXH&NV

Chủ trì đề tài

2

ThS NCS Đinh Thanh Hiếu


Nt

Thành viên

3

ThS Lê Từng Lâm

4

ThS Lê Phương Duy

Khoa Văn học, Trường
ĐHKHXH&NV

Thành viên, Thư ký đề tài

5

PGS.TS Trần Thị An

Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam

Thành viên

6

TS Nguyễn Tô Lan


Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam

Thành viên

1.5.1. Theo hợp đồng:

từtháng 5 năm 2014 đến thảng

5 năm 2016

1.5.2. Gia hạn (nếu có):

đến tháng 5 năm 2017

Thành viên

1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thòi giạn thực hiện;

1.5.3. Thực hiện thực tể: từ tháng 5 năm 2014 đến tháng

5 năm 2017

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban-đầu (nếu có): Không
(Ve mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ỷ
Hen của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 150 triệu đồng.


PHẦN II. TỎNG QUAN KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên
tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình đi thực địa ở xã Hoằng Trinh, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, chúng
tôi đã phát hiện được một cụm di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trên các phương diện văn
học, lịch sử và văn hóa. Tuy đây chỉ là một ngôi đình cũ nhưng lại sờ hữu một khối lượng tư liệu có
giá trị đặc biệt. Đầu năm 2011, người dân địa phương đã tìm được 47 đạo sắc phong và hệ thống
1


thần tích phong phú nằm ở cụm di tích này. Hầu hết những đạo sắc phong này là những đạo sắc
phong có niên đại rất sớm, quý hiếm, có giá trị rất cao. Đạo sắc phong cổ nhất được cấp vào ngày
20 tháng 12 năm Phúc Thái thứ 4 (1646) còn đạo sắc phong có niên đại gần đây nhất được cấp vào
ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924). Những sắc phong mới được phát hiện lần này chủ
yếu là những sắc phong được ban cấp vào đời Lê nên mang những đặc trưng rất cơ bản của sắc
phong đời Lê: nội dung phong phú, thư pháp đặc thù, lối hành văn giàu tính nghệ thuật,...
Ngoài ra, cụm di tích này còn có một giá trị về mặt lịch sử. Cụm di tích này là một ửong số
những cụm di tích hiếm hoi ừong phạm vi cả nước có thờ những nhân vật lịch sử có công đánh giặc
phương Bắc thời vua Lí Nam Đế (Lí Bí).
v ề mặt tín ngưỡng dân gian, hiếm có nơi nào ở Việt Nam có sự đa dạng trong hoạt động thờ
cúng thần linh, số lượng cũng như các dạng thức thần linh như ở trong cụm di tích có quy mô
không gian địa lí không quá rộng lớn này. Chúng tôi thấy có nhiều nội dung phong phú và phản ánh
một ừạng thái văn hóa tinh thần của 1 địa phương điển hình cho xứ Thanh nói riêng và văn hóa Bắc
bộ nói chung. Ở đó có tích hợp những lớp văn hóa của thần quyền, hoàng quyền, tín ngưỡng tôn
giáo, dân gian và lịch sử. Vì thế cho nên chúng tôi quyết định nghiên cửu để làm rõ, lựa chọn cụm
di tích này như 1 case study - 1 trường hợp nghiên cứu điển hình.
Song cụm di tích này hiện nay đang ở trong tình trạng cực kì xuống cấp: hầu hết các sắc
phong đều ở trong tình trạng bảo quản kém, chưa được tiến hành phiên dịch và chú giải một cách có
hệ thống, một số sắc phong quan ữọng đã bị tán thất (hệ thống sắc phong của ba triều vua Nguyễn Tây Sơn) và bị rách nát (2 đạo sắc phong). Hệ thống đình và miếu thờ cũng ngày càng ừở nên

xuống cấp. Chỉnh quyền địa phương và người dân có tiến hành tu bổ, song hoạt động tu bổ và nâng
cấp còn rất nhiều hạn chể do sự hiểu biết không thấu đáo của nhân dân và chính quyền địa phương
về-di tích cũng như đối tượng thờ cúng của di tích. Điều này khiến cho cụm di tích lịch sử - văn hóa
lấy đình Thanh Nga làm trung tâm này đang đứng trước nguy cơ bị mai một và biến mất trong một
thòi gian có lẽ là không lâu sắp tới, nếu không được nghiên cứu, bảo tồn một cách hữu hiệu. Điều
này đặt ra yêu cầu càn phải có những nghiên cứu khảo sát chuyên sâu về cụm di tích này.
2. Mục tiêu
Thứ nhất, đề tài tiến hành số hóa, sao chụp, đề xuất phương án bảo quản, phiên dịch, chú
giải toàn bộ hệ thống sắc phong và thần phả quý giá gồm 47đạo sác phong, 50 trang thần tích vừa
được phát hiện trong khu di tích lịch sử - văn hóa xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh
Hóa.
Thứ hai, đề tài sẽ nghiên cứu và làm rõ nguồn gốc lịch sử, vai ứò và ý nghĩa của những vị
thần linh được thờ tự tại cụm di tích lịch sử - văn hóa xã Hoằng Trinh ừong thế đối sánh với hoạt


động thờ cúng những vị thần tương tự hoặc đồng dạng ở các vùng địa phương khác ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ. Từ đó cố vấn cho địa phương những giải pháp phù hợp để bảo tồn hoạt động tế lễ,
thờ cứng ở địa phương.
Thứ ba, đề tài sẽ làm rõ và tổng kết đặc điểm và giá trị ngôn ngữ văn tự, lịch sử, văn học,
thư pháp của hệ thống tư liệu gồm 47 sắc phong và 50 trang thần tích thuộc khu di tích lịch sừ - văn
hóa xã Hoằng Trinh. Khẳng định vị thế văn hóa của xã Hoàng Trinh như một điểm sáng trong bản
đồ các vùng văn hóa cổ Việt Nam.
Mục tiêu cuối cùng của đề tải là đưa ra những đánh giá về giá trị văn hóa - lịch sử, lưu trữ
và bảo tồn những di sàn văn hóa —lịch sử quý giá hiện còn sót lại ở khu vực xã Hoàng Trinh, huyện
Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
3. Phưong pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành Vãn học —Hán
Nôm —Ngôn ngữ học —Văn hóa học. đặc biệt chú trọng phương pháp nghiên cứu văn bản học.
Bên cạnh đó, đề tài còn thực hiện các kĩ thuật: điều ừa điền dã, sưu tầm phân loại tư liệu
Hán Nôm, nghiên cứu đối sánh văn bản, bảo quản và sổ hóa tư liệu mà đề tài sưu tầm được.

4. Tổng kết kết quả nghiên cún
Chúng tôi thực hiện việc nghiên cửu theo hai hướng chính: ngữ văn học và văn hóa học.
A. v ề m ặt ngữ văn học: đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành số hóa, phiên dịch và chú giải hệ
thống tư liệu Hán Nôm ở đây một cách có hệ thống và bàn giao cho người dân ừong làng; tạo điều
kiện cho họ nâng cao nhận thức về cụm di tích lịch sử văn hóa này. Sau đỏ, nghiên cửu khối lượng
tư liệu đặc biệt có giá trị này dưới góc nhìn Hán Nôm học. Trong đó, sẳc phong là một hiện tượng
nổi bật.
Sắc phong là một loại hĩnh văn bản hành chính ừong quản lý nhà nước của các triều đại
quân chủ Trung Hoa và những quốc gia nằm trong ảnh hưởng của văn hóa Hán. Lai nguyên ngôn
từ, Sắc Mi có nghĩa là Chính IH , với tính chất là một động từ, nghĩa là làm cho chính đính, từ đó
mở rộng ra những nét nghĩa khác nhau như đốc trách, đốc thúc, đòi hỏi, lệnh cho, gắng sức.. ..Trong
Kinh Thư, thiên Cao Dao mô có câu:

w

Thiên tự hữu điển, sắc ngã

ngũ điển ngũ đôn tai” (Trời sắp ừật tự có phép thường, lệnh cho ta phải đề cao năm phép thường);
thiên ích Tẳc có câu: “Mt ỹ :

sắc thiên chi mệnh” (nỗ lực gắng công theo mệnh trời). Đó là

những chữ sắc xuất hiện trong những tư liệu văn hiến sớm nhất. Từ cách dùng có tính chất chung
đỏ, Sắc dần trở thành tên gọi cho một loại hình văn bản hành chính nhà nước, mà chủ thể ban hành
là nhà vua. Theo thiên Chiếu sách sách Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp đây là quy chế bắt đầu từ
nhà Hán: “Thời Hiên Viên và Nghiêu Thuấn, lời vua phán ra gọi là Mệnh-pp .. .Đến thời Tam đại thì
lại bao gồm cả Cáo qp và Thệ ® . Thệ để răn sức quân đội, Cáo để ban bố chính sự, Mệnh dùng
khi ban quan tước tính danh.. .Đến thời Chiến quốc thì đều xưng là Lệnh Ạ , có nghĩa là sai khiến.
3



Khi Tần thống nhất thiên hạ, đổi Lệnh thành Chế ậij . Đầu đời Hán định rõ pháp độ thì Mệnh có
bốn loại: Một là Sách thư M

, hai là Chế thư ậij í t , ba là Chiếu thư IS l í , bốn là Giới sắc

Mi . sắc để cảnh giói châu bộ, Chiếu để giáo huấn bách quan, Chế để ban lệnh xá tội, Sách để
phong tước vương hầu. Sách là thẻ ữe, Chế là quyết định, Chiếu là bảo cho biết, sắc là làm cho
thẳng...”. Tinh thần căn cốt của dạng thức văn bản này có cội nguồn từ kinh điển. Theo đó, vói tư
cách là một tổng tập văn kiện chính trị sớm nhất Trung Hoa và là một kinh điển mang trong mình
tâm pháp và trị pháp của đế vương, Kinh Thư là cội nguồn và cũng là điển phạm của hầu hết các
loại hình văn bản hành chính. Kinh Thư có sáu thể: Điển j8ỉ- , Mô tỹi , Huấn fpl|, Cáo |p , Thệ ® ,
Mệnh 'ểiỉ . Trong đó thể thứ sáu, thể Mệnh là những mệnh lệnh phong tước ban thưởng của nhà vua
cho các bề tôi là cội nguồn trực tiếp của các văn bản hành chính có cùng chức năng như Sách ỈỀ ,
Chế $|J , Sắc

sau này. Sau này, các định chế về quy thức văn bản hành chính có những biển

chuyển qua các triều đại, loại hình văn bản có tính chất “Quyết định bổ nhiệm” vào những phẩm
trật chức tước ừong thể chế hành chính thời quân chủ do nhà vua ban hành chủ yếu có ba loại:
Sách, Chế và sắc, tùy theo phẩm trật cao thấp mà sử dụng loại hình văn bản tương ứng. Nghiêm
ngặt theo quy định về Danh 4a và Khí §1 của lễ, các loại hình văn bản này khác nhau về hình thức
và nội dung, hình thức là chất liệu, nội dung là văn từ. Đi sâu hơn nữa, ừong từng loại hình văn bản
đó cũng có phân biệt tùy theo từng phẩm trật. SáchM dùng cho những phẩm ửật cao nhất hoặc
những trường hợp đặc biệt như tấn tôn miếu hiệu, thụy hiệu cho tiên đế, tiên hậu; tấn tôn Thái
thượng hoàng, Hoàng thái hậu, Thái hoàng thái hậu, Thái phi....; khuyến tiến lên ngôi Hoàng đế;
phong Hoàng thái tò, các tước vương, công...; các phẩm trật trong hậu cung như Hoàng hậu, phi,
tần....Hình thức là bản Sách đóng thành nhiều ừang với những chất liệu khác nhau theo phẩm cấp
như vàng, bạc mạ vàng, bạc, đồng, lụa... và nội dung là Sách văn được khắc ghi trong bản Sách đó.
Chế $|J , còn gọi là Chế cáo


t ằ dùng để phong tặng các phẩm trật bậc cao ứong quan giai (trong

quan chế gọi là Cáo thụ to ^ - được nhận chức tước bằng hình thức Cảo - theo điển chế). Hình
thức có thể viết ừên gấm, đoạn hoặc trên giấy có trục (gọi là Cáo trục) với các chất liệu khác nhau
(gấm, đoạn, rồng, mây khác nhau; trục ngà, sừng, đồi m ồi... khác nhau) tùy phẩm trật và nội dung
là bài Chế văn. sắc
là Sắc thụ

dùng để phong tặng các phẩm trật còn lại trong quan giai (ừong quan chế gọi

- được nhận chức tước phẩm hàm bằng hình thức sắc —theo điển chế—dưới bậc

Cáo thụ). Hình thức là viết ừên giấy với các chất liệu và hoa văn khác nhau (rồng to mây đặc, rồng
nhỏ mây thưa, tứ linh, hồi văn....) tùy theo phẩm trật và nội dung là bài sắc văn. Sách, Chế, sắc là
những mệnh lệnh hành chính về việc bổ nhiệm, nhưng không phải là những quyết định theo công
thức giản đơn như thời hiện đại mà là những mệnh lệnh của thiên tử tối tôn tổi quý và phải được
biểu hiện ra bằng những hĩnh thức văn chương quan miện đường hoàng tương ứng. Văn chương
quan dụng nằm ở vị trí cao nhất trong thang bậc văn chương theo quan niệm chính thống thời quân
chủ, và để thay mặt chấp bút thứ “văn chương của nhà vua” đó phải là những từ thần chủ yếu xuất
thân đại khoa hàng đầu của triều đại hội tụ trong Hàn lâm viện, cơ quan chủ yếu có nhiệm vụ soạn
thảo các văn bản hành chinh. Các văn bản này truyền đạt các mệnh lệnh hành chính bằng hình thức
của một tác phẩm văn chương. Nó đương nhiên được coi là văn chương, hom nữa, văn chương
chính thổng nhất, theo quan niệm đương thời. Thực chất thì giá trị vãn chương, nhất là ừên phương
diện từ chương của các loại hình văn bản này là không thể phủ nhận.

4


Trong ba loại hình văn bản kể trên, sắc văn, ngoài chức năng phong tặng phẩm trật cho bề

tôi theo định chế như đã nói ứên, còn một chức nâng khác, đó là dùng để phong tặng bách thần.
Theo quan niệm truyền thống của thể chế chuyên chế Trung Hoa (và các nước trong ảnh hưởng),
thiên tử nhận mệnh trời trị thiên hạ, ngoài tư cách là chủ sở hữu tất cả hiện hữu dưới gầm trời “ia ^
F lc ^ ĩ

±

± ắ . 'iầ Mi

iE ẼL phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; suất thổ chi tân,

mạc phi vương thần” (dưới gầm trời không gì không phải đất đai của thiên tử; suốt khắp đất đai bờ
bến, không ai không phải bề tôi của thiên tử) thì còn là chủ của bách thần ừong thế giới u linh “ H
# f

ì

Ề bách thần nhĩ chủ lủ” (Bách thần ngài làm chủ) (Kinh Thi - Quyền a). Bách thần có

nhiệm vụ phải

s hiệu linh” (dốc sức linh ứng), “ỹỷ IM hiệu thuận” (dốc sức thuận theo) phù ữợ

cho thiên từ, vị đại diện hợp pháp của trời dưới trần gian. Như thể, bách thần cũng có tư cách bầy
tôi (trong thế giới u linh) và nhiệm vụ “Pế
gian đảm nhận chức năng

âm phù” cho thiên tà cùng với các bầy tôi ừên nhân

íịtỉ dương ừợ”. Với quan niệm như thế, bách thần cũng phải được


nhận sắc phong của nhà vua để chính thức hóa danh phận, và ngôi thứ của bách thần cũng phỏng
theo quan giai cõi người mà chia ra phẩm ừật _b # # Thượng đẳng thần, +
thần, T ^

Trung đẳng

Hạ đẳng thần cùng các # ậ t duệ hiệu, ^ ^ mỹ tự thông qua các đạo sắc phong.

Thần khi được sắc phong tức là được sự nhin nhận của nhà nước tư cách ĨE ĩậ Chính thần, ® l í
Phúc thần và được liệt vào lE

Tự điển (điển lễ tế tự) vói một phẩm trật nhất định nằm trong sự

quản lý của Bộ Lễ triều đình. Các duệ hiệu mỹ tự của thần có thể được tăng thêm hoặc phẩm vị của
thần có thể được nâng cấp nhờ vào các dịp khánh điển quốc gia hay sự hiệu linh đặc biệt của thần
thông qua các đạo sắc phong được ban tặng. Và ngược lại, nhà vua cũng có thể giáng truất hay tiêu
thu sắc phong của bách thần khi cần thiết. Khác với phong tặng ữên nhân gian, phong tặng bách
thần, dù ờ đẳng nào cũng chỉ dùng loại hình văn bản là sắc. Sách và Chế không dùng cho bách

thần.
v ề việc sắc phong bách thần ở Việt Nam, hiện thư tích sớm nhất ghi chép về việc này là
sách M /ẼJ

I I Việt điện u linh. Theo đó thì từ năm Trùng Hưng thứ nhất thời Trần Nhân Tông

(1285) bắt đầu có sắc phong mỹ tự duệ hiệu cho một số vị thần, tiếp theo đến các năm Trùng Hưng
thứ tư (1288) và Hưng Long thứ 20 (1312) có gia phong thêm các mỹ tự. Như vậy là việc sắc phong
mỹ tự và gia phong mỹ tự cho bách thần, theo ghi chép còn lại thì đã là điển lệ có ít nhất là từ thời
Trần. Tuy nhiên, bản sắc phong thần bằng hiện vật hiện còn lại sớm nhất được cho là hai đạo sẳc

phong tại đền Quang Lang thôn Quang Lang xã Thụy Hải huyện Thái Thụy tinh Thái Bình vói
niên hiệu Hồng Đức thứ 23 (1492) và Hồng Đức thứ 28 (1497) dưới triều Lê Thánh Tông, rồi đến
đạo sắc ở đình Từ Dương làng Tử Dương (tên nôm là láng Tía) xã Tô Hiệu huyện Thường Tín Hà
Nội với niên hiệu Sùng Khang thử 9 triều Mạc (1574). Nếu văn bản là xác thực thì đó là những đạo
sắc ít ỏi còn lại trên thực tế với các niên đại Lê sơ và Mạc. Hiện tại, sắc phong thần chủ yếu còn lại
là niên đại Lê Trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn.
Đình Thanh Nga thuộc xã Hoằng Trinh huyện Hoàng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện còn lưu trữ
được tới 47 đạo sắc phong với niên đại trải từ Phúc Thái năm thứ 4 (1646) tới Khải Định năm thứ 9
(1924). Xét ừong phạm vi của một đình làng tại địa phương thi đây là một trường hợp ít có, còn bảo
lưu lại được một số lượng sắc phong phong phú, với niên đại tương đối liên tiếp trài một thời gian
khá dài, với nhiều vị thần, với đa dạng về chất liệu giấy, hoa văn, thư pháp, và đặc biệt, xét về mặt
mô thức và đặc điểm văn từ của sắc văn, có thể xem hệ thống sắc phong này là những đại diện khá
5


tiêu biểu để qua đây tìm hiểu, hệ thống hỏa, nêu ra những đặc điểm quan ứọng nhất ứên phưcmg
diện đó, góp phần vào việc tiếp cận loại hình văn bản Hán Nôm đặc biệt này.
Chúng ta biết, sắc phong thần của hai triều Lê —Nguyễn có sự khác biệt nhau hoàn toàn cả
về nội dung (đối tượng sắc phong, mỹ tự phong tặng, văn từ...) và hình thức (cấu trúc, dung lượng,
thư thể, hoa văn họa tiết...). Vì vậy, nhìn một cách tổng quan, hình thức và nội dung các sắc phong
ở đình Thanh Nga cũng phản ánh một cách khá đầy đủ các đặc trưng của loại hình sắc phong dưới
hai triều đại này. Tuy nhiên, không phải tất cả sắc phong trong cùng một triều đại đều hoàn toàn
giống nhau. Trừ trường hợp được ban cấp ừong cùng một niên hiệu, thì sắc phong của các đời vua
khác nhau sẽ có những chồ khác biệt nhất định, nhưng sự khác biệt này không lớn. Đồng thời, sắc
phong của một vương triều, qua các đời vua cũng đã có sự kế thừa nhất định cả về nội dung và hình
thức.
B. v ề phương diện văn hóa học: chúng tôi khẳng định trong lịch sử lâu dài, xứ Thanh đã
định hình và biết đén là một tiểu vùng văn hóa. Đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về vấn đề này . Ở
đây, chúng tôi chỉ muốn khẳng định và tô đậm thêm một số đường viền để thấy sự hình thành tiểu
vùng văn hóa này bởi các điều kiện địa lý tự nhiên, các bối cảnh xã hội nhân văn và các cơ duyên

lịch sử. Ở các yếu tố này, có thể thấy hai khía cạnh đặc trưng của vùng đất Thanh Hóa là tính trung
chuyển và tính kết tinh mà từ đó, định hình những giá trị bền vững trong thời gian, kiến tạo nên bản
sắc cùa vùng đất và con người noi đây.
Nằm ừong tiểu vùng văn hóa xứ Thanh, huyện Hoằng Hóa có 17 di tích lịch sử văn hóa
được xếp hạng cấp quốc gia, 87 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh góp phần thể hiện
những nét chung của tiểu vùng văn hóa xứ này. Trong sự đa dạng của các di tích lịch sử văn hóa
huyện Hoang Hóa, cụm di tích lịch sử văn hóa xã Hoàng Trinh cũng đã thể hiện được nét chung của
văn hóa xứ Thanh, đồng thời mang chứa những nét riêng biệt của một vùng đất mà sự đan xen núibiển đã thể hiện những thành quả từ quá trình khai phá nhọc nhằn của con người trên mảnh đất này.
Cụm di tích xã Hoằng Trinh thờ và phối thờ một hệ thống thần linh khá phong phú.Vói 47
sắc phong (21 đạo sắc phong được ban dưới triều Lê Trung hưng và 26 đạo sắc phong được ban
dưới dưới triều Nguyễn) và các truyền thuyết cùng cách thức thực hành tín ngưỡng ở cụm di tích xã
Hoằng Trinh, có thể thấy nhiều giá trị đặc sắc của cụm di tích này trong vùng văn hóa xứ Thanh.
Đặc biệt chúng ta còn thấy được sự can thiệp, quản lý chặt chẽ của triều đình phong kiến ứong việc
thờ tự ờ địa phương. Tuy vật đổi sao dời, triều đại biến thiên, cung cách quản lý có thể thay đổi ít
nhiều nhưng đây luôn là thử được triều đình quan tâm chú ý.
Các truyền thuyết về một số vị thần đã được văn bản hóa ứong thần tích, có thể thấy mô
hình công thức điển hình của truyền thuyết - thần tích trong các bản kể về các vị thần ờ cụm di tích
xã Hoằng Trinh. Đó là công thức: ra đời kỳ lạ - tướng mạo kỳ dị - chiến công phi thường - hóa thân
(cái chết thần kỳ) - âm phù mà chúng tôi đã tổng kết ừong công trinh của mình. Kết hợp với nội
dung trong sắc phong và các nghi thức thờ phụng, có thể thấy tính tiêu biểu của tập hợp thần linh
được thờ tự ở đây ừong thế đối sánh với văn hóa của người Việt vùng Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ cúng
ở đây bao gồm nhiều tầng lóp phức tạp: thứ nhất, tín ngưỡng đa thần; thứ hai, tín ngưỡng cặp đôi
nam thần - nữ thần; thứ ba, tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp; Thứ tư, tín ngưỡng thờ anh hùng
chổng ngoại xâm; thứ năm, sự hội nhập tín ngưỡng thờ thần biển như một lớp muộn hơn. Ở đây
chúng ta còn có thể thấy được hỉnh bóng phảng phất của tín ngưỡng ngoại lai qua những vị thần có
gốc tích từ phương Bắc nhưng về cơ bản, các vị thần bản địa vẫn chiếm giữ vị trí chủ đạo.


Như đã phân tích ở trên, việc thờ cúng các vị thần tại cụm di tích đình Thanh Nga, xã Hoằng
Trinh không phải cùng một lúc xuất hiện, cũng như việc xây dựng các di tích tại đây cũng không

phải xuất hiện đồng thời. Trong quá trình cộng cư, các cộng đồng dân cư đã liên tục bồi đắp, sáng
tạo nên các giả trị văn hóa của mình, ừong đó có các giá trị văn hóa phi vật thể (ừong đó có phong
tục, tín ngưỡng) và các giá trị vật thể (trong đó có di tích). Sự phân tích của chúng tôi về tính phong
phú của các tín ngưỡng, giá trị văn hóa ở bề sâu của các tín ngưỡng, sự bổ sung và hội nhập của các
lớp tín ngưỡng, cho thấy thông qua đó người dân Hoằng Trinh đã kiến tạo truyền thống văn hóa của
con người và vùng đất nơi đây.
Hai vị thần Thành hòang Gia Bác Dương Vũ và Ông Già Nuôi nổi lên như một hiện tượng
đáng chú ý vì gắn liền với truyền thống quân sự dựng nước và giữ nước trong lịch sử của dân tộc.
Đặc biệt theo ghi chép trong thần tích, thần Gia Bác Dương Vũ có niên đại lịch sử rất sớm (triều Lý
Nam Đế). Đây là một ữiều đại lịch sử còn nhiều bí ẩn cần được khám phá. Nếu có thể sưu tầm thêm
nhiều tư liệu lịch sử và gạt bỏ đi những sắc thái thần kỳ trong thần tích, có thể coi đây là một nhân
vật quan trọng trong triều Lý Nam Đe, có địa vị gần với Phạm Tu. Cả hai vị thần thành hòang mỗi
người một sắc thái nhưng đều được thế nhân tưởng nhớ: một vị xông pha nơi tiền tuyến, một vị có
công chăm lo hậu cần, thể hiện sắc thái cương nhu tương tế, chu toàn mọi mặt. Điều này rất có ý
nghĩa nếu xét thêm về vị trí địa lý quan trọng của xứ Thanh, vừa là đất thang mộc kháng chiến của
nhiều triều vua vừa là trọng địa cho quá trình Nam tiến của tộc Việt.
Truyền thống văn hóa được kiến tạo qua chiều dài thời gian, qua nhiều lớp đắp bồi của lịch
sử và văn hóa, thể hiện tâm tư và khát vọng của người dân. Hệ thống thờ tự thể hiện sự đan xen
phức tạp giữa hệ thống nhiên thần và nhân thần. Sau khi ừật tự thần linh đã được định vị khá quy củ
dưới thời Lê Trung Hưng, chúng ta thấy sự xuất hiện của một vị nhiên thần Độc Cước hùng mạnh
vào thời Nguyễn. Và đến thòi hiện đại, một con người bằng xương bằng thịt như Hồ Chí Minh cũng
đã được nhân dân rước linh vị vào thần điện đình Thanh Nga.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Nhìn chung đề tài đã hoàn thành tốt các yêu cầu đặt ra.
1. về văn hóa.học; Chúng tôi thấy ở đây có nhiều nội dung phong phú và phản ánh một
trạng thái văn hóa tinh thần của một địa phương điển hình cho xứ Thanh nói riêng và văn hỏa Bắc
Bộ nói chung. Ở đó có sự tích hợp những lớp vãn hóa của thần quyền, hoàng quyền, tín ngưỡng tôn
giáo, dân gian và lịch sử. Đặc biệt thông qua tư liệu của cụm di tích này chúng tôi phát hiện thấy
dấu ấn của những nhân vật lịch sừ - những nhà ái quốc chổng ngoại xâm vào những thòi điểm khác
nhau, sớm nhất từ thời Tiền Lý thế kỉ VI. Tư liệu của cụm di tích cũng cho thấy sự cộng sinh và hỗn

dung văn hóa của các lớp văn hóa khác nhau văn hỏa dân gian và bác học, văn hóa bản địa và văn
hóa ngoại lại, thậm chí là giữa văn hóa mang tính quốc gia dân tộc chủ thể với ảnh hưởng của văn
hóa ngoại nhập.
2. v ề mặt ngữ văn học: Cụm di tích cũng cho thấy sự vận động của chữ Hán quan phương
trong 1 thời kỳ lịch sử ngót 300 năm, sự ổn cố và những biến thiên về hình thức thể loại văn chương
đặc biệt là thể loại sắc phong - 1 ngôn ngữ tôn giáo - hành chính mà các triều đại vừa mang tính
vương quyền vừa mang tính thần quyền ừong lịch sử đã từng sử dụng.
3. Qua nghiên cứu trường hợp cụm di tích đình Thanh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng
Hóa, Thanh Hóa; chúng tôi muốn đặt vấn đề và thực hiện phương pháp nghiên cứu thực thể từ
7


nhiều bình diện dưới nhiều góc độ của các chuyên ngành khác nhau. Chúng ta phải coi các thực thể
nghiên cứu như một sinh thể đang tồn tại, vẫn liên tục phát triển và biến đổi không ngừng. Có
những thứ tưởng chừng đã kết thúc nhưng thực ra chi là sự phát triển chung cục và tiếp biến. Đặc
biệt với các cụm di tích lịch sử - văn hóa thù Hán Nôm học phải được sử dụng như một phương tiện
nghiên cứu đắc lực không thể bỏ qua. Bên cạnh những vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, chính trị, tôn
giáo tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, kiến trúc, ...; giới nghiên cứu cần chú ý khai thác thêm các vấn
đề nghiên cứu dưới các góc độ liên quan mật thiết đến Hán Nôm học như ấn chương, văn thể, từ
chương, thư pháp, danh tính học ... Điều này đặt ra vẩn đề cần phải tập trung đẩy mạnh đầu tư và
tạo điều kiện cho ngành nghiên cứu Hán Nôm được phổ cập và chuyên sâu hơn, đặc biệt là ừong
giói nghiên cứu khoa học xã hội.
Nhân đây, chúng tôi cũng xin được nêu lên một vài vấn đề mang tính lý thuyết về việc
nghiên cứu thực thể (nhận biết đối tượng ưong mối quan hệ không thể tách rời giữa các bình diện
khác nhau, mà ứong nghiên cứu khoa học ngày nay là thuộc về các ngành khoa học khác nhau), đòi
hỏi sự vận dụng phương pháp nghiên cứu phù họp : vừa phải biết đi sâu theo những “nhát cắt”
chuyên ngành, vừa phải kết hợp với cái nhìn, rồi tò đó, vận dụng những tri thức để thực thi một
phương pháp nghiên cứu xuyên - liên - đa ngành, đặng có thể thức nhận dối tượng ừong tính toàn
vẹn vốn có trong trạng thái tồn tại tự nhiên của nó.
6. Tóm tắ t kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Đình Thanh Nga ở xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tinh Thanh Hóa là một cụm di tích
lịch sử - văn hóa có ý nghĩa đặc biệt trên các phương diện vãn học, lịch sử và văn hóa. Vì thế cho
nên chúng tôi quyết định nghiên cứu để làm rõ, lựa chọn cụm di tích này như 1 case study - 1
trường hợp nghiên cứu điển hình.
Đầu tiên, chúng tôi đã tiến hành số hóa, phiên dịch và chú giải hệ thống tư liệu Hán Nôm ờ
đây một cách có hệ thổng và bàn giao cho người dân trong làng; tạo điều kiện cho họ nâng cao nhận
thức về cụm di tích lịch sử văn hóa này. Sau đó, thực hiện việc nghiên cứu theo hai hướng chính:
ngữ văn học và văn hóa học. Cuối cùng của đề tài đưaTanhững đánh giá về giá trị văn hóa - lịch
sử, ngôn ngữ văn tự, văn học, thư pháp, lưu trữ và bảo tồn những di sản quý giá hiện còn sót lại,
khẳng định vị thể văn hóa của xã Hoàng Trinh như một điểm sáng ừong bản đồ các vùng văn hóa
cổ Việt Nam.
Abstract
Dinh Thanh Nga in Hoang Trinh Commune, Hoang Hoa District, Thanh Hoa Province is a
cluster o f historical and cultural relics of special signiíĩcance in literature, history and culture.
Thereíòre, we decided to study to clariíy and select this relic cluster as a case study .
Fừst, we have systematically digitized, interpreter and annotated the Han Nom document
system and handed it over to villagers; Facilitate them to raise awareness about this cluster of
cultural and historical relics. Then do the research in two main dừections: philology and literature.
8


The fmal issue o f ứie thesis gives an assessment of the cultural value - history, literary language,
literature, calligraphy, archives and preservation of the remaining valuable legacies, Hoang Trinh
commune as a highlight in the map of the ancient culture of Vietnam.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KÉT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐÈ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cửu
Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh t ế - k ỹ thuật
TT

Tên sản phẩm

Đăng ký

Đạt được

1

1 sách chuyên khảo

1

1

2

1 bài Hội thảo quổc tế

1

1

3

2 bài đăng Tạp chí khoa học

1

2

4


1 bài đãng Hội thảo khoa học
trong nước

1

1

5

Hỗ trợ đào tạo 1 HVCH

1

1

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả

TT

1

Sản phẩm

Tình trạng
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được chấp nhận đơn
hợp lệ/ đã được cấp giẩy xác
nhận SHTT/ xác nhận sử
dụng sản phẩm)


Ghi địa chỉ
và cảm ơn
sự tài trợ
của
ĐHQGHN
đúng quy
định

Đánh giá
chung
(Đạt,
không
đạt)

Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus

1.1
1.2
2

Sách chuyên khảo được xuẩt bản hoặc ký hợp đồng xuất bản

2.1 Cụm di tích làng Thanh Nga, xã
Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa,
Thanh Hóa

Đã có hợp đông xuât bản




Đạt

2.2
3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

3.1
3.1
9


4

Bài báo quôc tê không thuộc hệ thông ISI/Scopus

4.1
4.2
5

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quổc tế

5.1 As Ritual as Entertainment: The Case Đã công bô trong Hội thảo Có
of Theatrical Períbrmance in Southern 2016 International Conference
Vietnam
on Vietnamese and Taixvanese
studies
&
International

Conferenceromanization on
Taiwanese

Đạt

5.2 Định chế và mô thức sắc phong thần
triều Nguyễn
5.3 Mây vân đê phưcmg pháp luận và thao
tác nghiên cứu thực thể (Qua trường
hợp cụm di tích làng Thanh Nga
t hanh Hóa)
Tính
thống nhất và biến dị cùa sắc
5.4
phong qua các triều đại (nội dung và
hình thức): truờng hợp hệ thống sắc
phong tại cụm di tích xã Hoằng Trinh,
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
6
Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn

Đã được châp nhận in trên Có
Tạp chí Hán Nôm
Tạp chí Nghiên cứu Văn học Có
sổ 10/2017

Đạt

Đã công bô trong Hội thảo Cỏ
Thông báo Hán Nôm học

2016

Đạt

Đạt

chính sách theo đặt hàng của đom vị sử dụng

6.1
6.2
7

Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN

7.1
7.2

Ghi chú:
Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt ké các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chỉ/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cảo KH, sách chuyên khảo...) chỉ ãươc chấy nhân nếu
cỏ ghi nhận địa chỉ và cảm om tài trợ của ĐHQGHN theo đủng quy định.

10


Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của bảo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất


3.3. Kết quả đào tạo
TT

Họ và tên

Thòi gian và kinh phí
tham gia đề tài
(sổ tháng/sổ tiền)

Công trình công bố liên quan
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận
văn)

Đã bảo vệ

Nghiên cứu sinh
1

Nguyên Đình
Nghĩa

4 tháng/ 5.000.000 đ

Học viên cao học
1
Ghi chú:
Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
Cột công trình công bổ ghi như mục III. 1.


PHẤN IV. TỎNG HỢP KỂT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐÊ TÀI
TT

Sản phẩm

1

Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
ISI/Scopus

2

Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất
bản

3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

4

Bài báo quốc tể không thuộc hệ thống ISI/Scopus

5

Sô lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa
học đăng ữong kỷ yếu hội nghị quốc tế


6

Báo cáo khoa học kiên nghị, tư vân chính sách theo đặt
hàng cùa đơn vị sử dụng
Kêt quả dự kiên được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN

7

Số lượng
đăng ký

Số lượng đã
hoàn thành

01

01

03

03

11


8

Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS


9

Đào tạo thạc sĩ

01

PHẦN V. TÌNH H ỈNH s ử DỤNG KINH PHÍ
TT

Nội dung chi

Kỉnh phí
được duyệt
(triệu đồng)

Kỉnh phí
thực hiện
(triệu đồng)

116.500.000

118.500.000

A

Chi p hí trực tiêp

1

Thuê khoán chuyên môn


2

Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..

3

Thiêt bị, dụng cụ

4

Công tác phí

2.500.000

2.500.000

5

Dịch vụ thuê ngoài

1.000.000

2.000.000

6

Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiển độ, nghiệm
thu


19.000.000

15.000.000

7

In ân, Văn phòng phâm

3.500.000

4.500.000

8

Chi phí khác

B

Chi p h ỉ gián tỉêp

1

Quản lý phí

7.500.000

7.500.000

2


Chi phí điện, nước
150,000.000

150.000.000

npX

Tong SÔ

Ghi chú

PHẦN V. KIÉN NGHỊ (về phát frỉển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lỷ, tổ chức thực
hiện ở các cấp

PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
1. Hợp đồng xuất bản chuyên luận Cụm dì tích ỉàng Thanh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện
Hoằng Hóa, Thanh Hóa do GS.TS Trần Ngọc Vương chủ biên với NXB Thông tin và
truyền thông.
2. Mẩy vấn đề phương pháp luận và thao tác nghiên cứu thực thể (Qua trường hợp cụm
di tích làng Thanh Nga —Thanh Hỏa). GS.TS Trần Ngọc Vương. Tạp chí Nghiên cứu
văn học số 10/2017.
12


3. Định chế và mô thức sắc phong thần triều Nguyễn . NCS Đinh Thanh Hiếu (Bản thảo
và giấy xác nhận sắp được in ừên Tạp chí Hán Nôm).
4. Tỉnh thống nhất và biến dị của sắc phong qua các triều đại (nội dung và hình thức):
trường hợp hệ thống sắc phong tại cụm di tích xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa,
tỉnh Thanh Hóa. ThS Lê Phương Duy. Thông báo Hán Nôm học 2016.
5. Quyết định về việc công nhận tên đề tài và người hướng dẫn Luận án Tiến sĩ cho NCS

Nguyễn Đình Nghĩa về Đề tài: Đe tài Lam Sơn trong nền văn học Việt Nam từ đầu thể
kỷ X V đến nay, chuyên ngành Việt Nam học, mã số 62220113 do GS.TS Trần Ngọc
Vương hướng dẫn.
6. As Ritual as Entertainment: The Case of Theatrical Períbrmance in Southern Vietnam.
TS Nguyễn Tô Lan (Báo cáo tại Hội thảo 2016 International Coníerence on
Vietnamese and Taiwanese studies & International Conferenceromanization on
Taiwanese).

H à Nội, ngày Ẵ.Q.. thángẠỒ.. năm .%Q4'ỷ ~
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ kỹ)

GS.TS Trần Ngọc Vương

13


B ộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
NXB THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tụ do - H ạnh phúc

Số: 3 7 2 /H Đ S D T P

HỢP ĐÒNG XUẤT BẢN



- Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự năm 2005;
- Căn cứ vào Luật X uất bản năm 2012;
- Căn cứ Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ về chế độ nhuận bút
trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của N hà xuất bản Thông tin và Truyền thông.
Hôm nay, ngày .đi. t h á n g . . n ă m 2017, tại Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông,
chúng tôi gồm:
Bên A: G S.TS T r ầ n N gọc V ư ơ n g (C hủ biên)
Giảng viên khoa V ăn học, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN
Địa chỉ: T7 căn 2607, K hu đô thị Times City, 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 0936286189
Số chứng minh thư: 010211860

c ấ p ngày: 11/4/2009

Nơi cấp: Công an Hà Nội Ịị

Tài khoản: 0011001337799 tại N gân hàng Vietcombank - Sở giao dịch ngoại vụ
Mã số thuế cá nhân: 8009392363

\

Bên B: N hà x u ấ t b ả n T h ô n g tin và T ru y ền thông

Đại diện: ông Ngô Tấn Đạt

Chức vụ: Phó Giảm đốc

(Theo Giấy ủy quyền số 224/UQ-NXB của Giám đốc Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông

ngày 28/4/2017 về việc ký kết các H ợp đồng)
Địa chỉ: 18 N guyễn Du, p. Bùi Thị Xuân, Q. Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Điện thoại : 024.35772137

Fax: 024.35579858

Tài khoản: 032.01.01.0021138 tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - CN Thanh Xuân
Cùng thỏa thuận và ký hợp đồng với các điều khoản như sau:
Điều 1: Bên A đồng ý chuyến tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình cho Bên B để xuất
bản và phát hành (sách in và sách điện tử).
Tên tác phẩm : C ụ m d i tích là n g T hanh Nga, x ã H oằng Trinh, hu yện H oằng Hóa,
Tlianlt H óa
Số trang bản thảo: 400 trang
Khổ: 14,5 x20,5 cm
Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển giao tác phẩm cho Bên B ngay sau khi ký hợp
đồng tại địa điểm N hà xu ấ t bản Thông tin và Truyền thông.

1


Điều 3: Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Bên A không được chuyển giao tác phẩm cho
bên thứ ba. Nếu có sự tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm thì Bên A phải chịu trách
nhiệm. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến bản quyền, Bên A phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm giải quyết. Neu chuyển giao tác phẩm không đúng thời hạn cho Bên B hoặc trong
thời gian thực hiện họp đồng, Bên A chuyển giao tác phẩm cho bên thứ ba thì Bên A phải
bồi thường thiệt hại cho Bên B, Bên B có thể chấm dút hợp đồng.
tiiề u 4 : Bên B tôn trọng hình thức sử dụng theo quy định của pháp luật về quyền tác giả.
Mọi trường hợp sửa chữa tác phẩm hoặc sử dụng tác phẩm khác với thỏa thuận về hình
thức sử dụng tác phẩm quy định tại Điều 1, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.
Hai bên có nghĩa vụ phối hợp vói nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Điều 5: Bên B phải thanh toán tiền sử dụng tác phẩm cho Bên A theo phương thức sau:
- Đối với sách in: 12% X Giá sách (đã trừ VAT) X s ổ lượng p h á t hành
Bên B tặng Bên A 05 bản sách vào thòi điểm thanh toán tiền sử dụng tác phẩm.
- Đổi với sách điện tử: 15% XG iá sách (đã trừ VAT) X s ố lượng sách bán được
Thời điểm thanh toán tiền sử dụng tác phẩm: 6 tháng/ỉần kể từ ngày sách được phát hành,
dựa trên doanh số bán thực tế.
M ức nhuận bút này có thể được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) sau khi Nghị định số
18/2014/NĐ-CP được sửa đổi. Bên A phải nộp thuế TNCN theo quy định (nếu có).
Bên A có trách nhiệm nộp thuế TNCN theo quy định (nếu có).
Điều 6 : N hững sửa chữa hoặc bổ sung liên quan đến hợp đồng phải được sự đồng
văn bản của cả hai bên mới có giá trị.

;MrBẢNyẤ
-•ỉ ỉ//ự y - z :
Điêu 7 : Tât cả những tranh châp xảy ra trong quá trình thực hiện họp đông hoặc liệti^ ij|ĩiJ 11
đến nội dung hợp đồng được giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp giữa hai bên. NẸqịy'
thương lượng không đạt kết quả, một trong hai bên có thể đưa ra Toà án Nhân dân TP. H ẳ N ^ í ^
Điều 8 : Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị:
-

Sách in giấy, có thời hạn đến hết ngày 31/12/ 2022.

-

Sách điện tử, có thời hạn đến hết ngày 31/7/2027.

Điều 9 : Hợp đồng này được lập thành 04 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 03 bản, có giá
trị pháp lý như nhau.

BÊN A


X íS S ìp N

BÊN Bị,

Ngô T ẩn Đ ạt

G S.TS T r ầ n Ngọc V ư o n g

2


N

G

H

I

Ê

N

C Ứ U

TẠP CHÍ NGHIÊN c ứ u LÝ LUÂN, PHÊ BÌNH VÀ LỊCH s ử VĂN HỌC

10-2017
V IỆN VĂN H Ọ C - VIỆN H À N LÂM KHOA H Ọ C XÃ H Ộ I VIỆT NAM



ISSN 0494-6928

N G H I Ê N CỨU

VĂN HỌC
r V ’ cì / '

ãit C7lsy'

KÍNH BIÊU
Tổng biên tập: PGS.TS. NGUYỄN HỮU SƠN

MỤC LỤC
PIERRE BOURDIEU
Thị trường tài sản tượng trưng
PHÙNG NGỌC KIÊN
Sự tạo thành cùa trường văn học vào khởi đầu của trường trí
thức những năm 1920
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Đối diện với tính hiện đại: quá trình tự định vị của nhóm Tự Lực
văn đoàn trong trường văn học Việt Nam trước 1945
TRẦN ĐÀNG SUYỀN
Tư tưởng cơ bản và những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu
trong tiểu thuyết sau 1980 cua Ma Văn Kháng
TRÂN NGỌC VƯƠNG
Mấy vấn đề phương pháp luận và thao tác nghiên cứu thực thể
(Qua trường hợp cụm di tích làng Thanh Nga - Thanh Hóa)
NGÔ THANH HẢI

Nguyễn Huy Thiệp và những giai thoại lịch sử
CHÂU MINH HÙNG
Nguyên mẫu trăng trong trường thơ loạn
TRẦN QUANG HƯNG
Con người bản năng trong sáng tác của Haruki Murakami
PHẠM THỊ THANH PHƯỢNG
Biều tượng và tư duy nghệ thuật trong truyện ngắn nữ Việt Nam
đương đại

3

26

39

51

62
71
84
96

104


MẤY VẤN ĐÈ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THAO TÁC
NGHIÊN CỨU THỰC THẺ (QUA TRƯỜNG HỢP
CỤM DI TÍCH LÀNG THANH NGA - THANH HồA)
TRẦN NGỌC VƯƠNƠv


Đặt vẩn đề
T ro n g lịch sử đã d iễn ra n hiều cuộc cách m ạng khoa học kĩ thuật. Đ i
cùng với nó là sự ra đờ i v à p h á t triển hoàn thiện của nhiều ngành khoa học tự
n h iên và x ã hội. Đ iều đ ó giú p chúng ta đ ạ t đư ợc nhiều tiến bộ về nhận thức
n h ư n g đồng thời cũng n h ư m ộ t th ứ “ sở tri chư ớng” ngăn cản m ột cảm nhận
v à cái nh ìn to àn thể chân x ác về n h iều v ấn đề. M ỗi sự vật hiện tượng luôn

luôn có sự phát triển và tiếp biến của riêng nó, cần được quán sát vả suy
ng h iệm dưới n h iều ch iều k ích khác nhau. T rên cơ sở đó, chúng tôi đặt ra vấn
đề p h ư ơ n g p h áp luận v à th ao tác n g h iên cứ u thự c thể(1). Có thể lấy việc tiến
hành ngh iên cứu cụm di tích lịch sử văn hóa làng Thanh N g a (xã H oằng
T rinh, huy ện H oằng H ó a, tỉn h T h an h H óa) như m ột trường họp điển hình
cho p h ư ơ n g p h áp n g h iên cửu th ự c thể.
N ăm 2011, trong q u á trìn h tìm hiểu th ự c đ ịa ở x ã H oằng Trinh, chúng
tô i đ ã p h á t hiện được m ộ t cụ m di tích lịch sử - văn h ó a có ý nghĩa đặc biệt
trên các p h ư ơ n g diện n g ữ v ăn học, lịch sử v à văn hóa. Theo lời kể của người
dân đ ịa p h ư ơ n g , trư ớ c k ia tro n g v ù n g có không ít cơ sở thờ tự nhưng sau
nhiều b iến động, hiện g iờ chỉ còn di tích đ ìn h T hanh N g a là còn tồn tại, trở
th àn h nơi lưu giữ n h ữ n g ch ứ n g tích cuối cùng của cả cụm di tích trong vùng.
T uy tro n g k h u vực th ờ tự h iện giờ chỉ p h ụ n g th ờ m ột số vị thần nhưng số
lư ợng thần lin h được g hi chép tro n g hệ thống di văn Hán N ôm ở đây lại
p h o n g p hú và ph ứ c tạp h ơ n nhiều.
GS.TS - Khoa Ngữ văn, Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.


M ấy vân dê..

63

Đầu năm 2011, người dân địa phương đã tìm được hệ thống 47 đạo sắc

phong v à thần tích p hong phú nằm ở cụm di tích này. H ầu hết những đạo sắc
phong này có niên đại rất sớm , quý hiếm, có giá trị rất cao. Đạo sắc phong cổ
nhất được cấp vào n g ày 20 tháng 12 năm Phúc Thái thứ 4 (1646) còn đạo sắc
phong có niên đại gần đ ây nhất được cấp vào ngày 25 tháng 7 năm Khải Định
thứ 9 (1924). C ác b ản sắc p h ong ở đây ghi lại tên tuổi của 9 vị thần được thờ
cúng: G ia B ác D ư ơ n g V ũ Đ ại vư ơng và vợ là N hu Ý T rợ Thuận Từ.bà, Cao
Sơn Đại vư ơng và v ợ là P hư ơ n g D ung G ia H ạnh T ừ bà, D ực Chính Đ ại vương
(tục gọi là Ô ng G ià N uôi), th ần Đ ộc Cước, T ừ Huệ tôn thần và hai vị nữ thần
Phương A nh G ia H ạnh T ừ bà, N h u Lương T rợ Thuận Từ bà. Trong danh mục
này có 4 nam thần v à 5 n ữ thần. T rên thực tế, trong ngôi đình hiện giờ còn có
ban thờ của H ồ C hủ tịch và T ứ p h ủ công đồng.

v ề m ặt tín ngư ỡng dân gian, hiếm có nơi nào ở Việt N am có sự đa dạng
trong hoạt động th ờ cúng thần linh, số lượng cũng như các dạng thức thần linh
như ở trong cụm di tích có quy m ô không gian địa lí không quá rộng lớn này.
K hông khó để nhận thấy di tích n ày có nhiều nội dung phong phú và phản ánh
m ột trạng thái văn h ó a tin h thần của m ột địa phương điển hình cho xứ Thanh,
nói riêng v à văn h ó a Bắc B ộ nói chung.
Song cụm di tích n ày h iện nay đang ở trong tình trạng cực kì xuổng cấp:
tất cả các sắc phong, thần tích đ ều ở trong tình trạng bảo quản kém , chưa được
tiến hành p hiên dịch v à chú giải m ộ t cách có hệ thống, m ột số sắc phong quan
trọng đã bị tán thất v à bị rách nát. H ệ thống đình và m iếu thờ cũng ngày càng
trở nên x u ố n g cấp, bị đập p h á n h iều đợt, bị chia cắt “tan tành” . .. Chính quyền
địa phư ơng và ngư ời dân có tiến hành tu bổ, song hoạt động tu bổ và nâng cấp
còn rất n h iều hạn chế do sự hiểu biết không thấu đáo về di tích cũng như đối
tượng th ờ cúng của di tích. Đ iều này khiến cho cụm di tích lịch sử - văn hóa
lấy đình T hanh N g a làm trung tâm này đang đứng trước nguy cơ bị m ai m ột
và biến m ất trong th ờ i gian tới, nếu không được nghiên cứu, bảo tồn m ột cách
hữu hiệu. Đ iều n ày đặt ra yêu cầu cần phải có những nghiên cứu, khảo sát
chuyên sâu về cụm di tích theo hai hư ớng chính: ngữ văn học và văn hóa học.

1 . về phư ơng diện ngữ văn học, tiến hành số hóa, phiên dịch và chú giải
hệ thống tư liệu H án N ô m ở đây m ột cách có hệ thống và bàn giao cho người
dân trong làng, tạo điều kiện cho họ nâng cao nhận thức về cụm di tích lịch sử
văn hóa này. Sau đó, nghiên cứu khối lượng tư liệu đặc biệt có giá trị này dưới
góc nhìn H án N ô m học, trong đó sắc phong là m ột hiện tượng nổi bật.


64

NGHÍÊN CỬU VẪN HỌ C S Ô 10- 2017

Sắc phong là m ột loại hỉnh văn bản hành chính trong quản lý nhà nước
của các triều đại quân chủ T ru n g H oa và những quốc gia nằm trong ảnh hưởng
của văn h ó a H án. Lai nguyên ngôn từ, s ắ c W i có nghĩa là Chính IE, với tính
chất là m ột động từ, n ghĩa là làm cho chính đính, từ đó m ở rộng ra những nét
nghĩa khác nhau như đốc trách, đốc thúc, đòi hỏi, lệnh ch o ... Kinh Thư, thiên
Cao D ao mô có câu:

ệk w

Mc

ỈL ^

ỈL '|Ệ qiề Thiên tự hữu điển,

sắc ngã ngũ điển ngũ đô n tai” (Trời sắp trật tự có phép thường, lệnh cho ta
phải đề cao năm phép thường); thiên ích Tắc có câu:

ỹ i ỈL 'nụ sắ c thiên


chi m ệnh” (N ỗ lực, gắng công theo m ệnh trời). Đ ó là những chữ sắ c xuất hiện
trong nhữ ng tư liệu v ăn hiến sớm nhất. T ừ cách dùng có tính chất chung đó,
Sắc dần trở thành tên gọi cho m ột loại hình văn bản hành chính nhà nước, m à
chủ thể ban hành là n h à vua. T heo thiên Chiếu sách sách Văn tâm điêu long
của Lưu H iệp đ ây là qu y chế b ắ t đầu từ nhà H án(2). Tinh thần căn cốt của dạng
thức văn bản n ày có cội nguồn từ kinh điển. Theo đó, với tư cách là m ột tổng
tập văn kiện chính trị sớm n h ất T rung H oa và là m ột kinh điển m ang trong
m ình tâm pháp v à trị p h áp của đế vương, K inh Thư là cội nguồn v à cũng là
điển phạm của h ầu hết các loại hình văn bản hành chính. Kinh Thư có sáu thể:
Đ iển j£ỉr, M ô im, H uấn t!l|, C áo fp , Thệ ỂẾ , M ệnh -PP. Trong đó thể thứ sáu,

thể Mệnh là những mệnh lệnh phong tước ban thưởng của nhà vua cho các bề
tôi là cội n g uồn trự c tiếp của các văn bản hành chính có cùng chức năng như
Sách M , C hế Ệ|J, Sắc

sau này. Sau này, các định chế về quy thức văn bản

hành chính có n h ữ n g b iến chuyển qua các triều đại, loại hình văn bản có tính
chất “Q uyết định bổ n h iệm ” vào những phẩm trật chức tước trong thể chế
hành chính thời quân ch ủ do n hà vua ban hành chủ yếu có ba loại: Sách, Chế
và Sắc, tù y theo p h ẩ m trật cao thấp m à sử dụng loại hình văn bản tương ứng.
N ghiêm ngặt theo quy địn h về D anh

v à Khí

của lễ, các loại hình văn

bản này khác n h au v ề h ình thức v à nội dung, hình thức là chất liệu, nội dung là
văn từ. Đi sâu h ơ n nữa, tro n g từ ng loại hình văn bản đó cũng có phân biệt tùy

theo từng phẩm trật. SáchjỊJ} dùng cho những phẩm trật cao nhất hoặc những
trường hợp đặc b iệt như tấn tôn m iếu hiệu, thụy hiệu cho tiên đế, tiên hậu; tấn
tôn Thái thư ợng hoàng, H o àn g thái hậu, Thái hoàng thái hậu, Thái p h i...;
khuyến tiến lên ngôi H o àn g đế; phong H oàng thái tử, các tước vương, công.
các phẩm trật tro n g h ậu cung như H oàng hậu, phi, tầ n ... H ình thức là bản
Sách đóng thành nhiều trang với những chất liệu khác nhau theo phẩm cấp
như vàng, bạc m ạ vàng, bạc, đồng, lụ a... và nội dung là Sách văn được khắc


M ấy vấn dè..

65

ghi trong bản Sách đó. C hế $|J, còn gọi là Chế cáo rjjiJ |p dùng để phong tặng
các phẩm trật bậc cao trong quan giai (trong quan chế gọi là Cáo thụ 6d 5k được nhận chức tư ớc bằng hình thức Cáo - theo điển chế). Hình thức có thể
viết trên gấm , đoạn hoặc trên giấy có trục (gọi là Cáo trục) với các chất liệu
khác nhau (gấm , đoạn, rồng, m ây khác nhau; trục ngà, sừng, đồi m ồ i... khác
nhau) tùy phẩm trật và nội dung là bài Chế văn. sắ c Mi dùng để phong tặng
các phấm trật còn lại trong quan giai (trong quan chế gọi là s ắ c thụ

-

được nhận chức tư ớc phẩm hàm bằng hình thức sắ c - theo điển chế - dưới bậc
Cáo thụ). H ình thức là v iết trên giấy với các chất liệu và hoa văn khác nhau
(rồng to m ây đặc, rồng nhỏ m ây thưa, tứ linh, hồi v ă n ...) tùy theo phẩm trật và
nội d an g là bài s ắ c văn. Sách, Chế, s ắ c là những m ệnh lệnh hành chính về
việc bổ nhiệm , nh ư n g k hông phải là những quyết định theo công thức giản
đơn như thời hiện đại m à là những m ệnh lệnh của thiên tử tối tôn tối quý và
phải được biểu hiện ra b ằn g nhữ ng hình thức văn chương quan m iện đường
hoàng tư ơng ứng. V ăn chư ơng quan dụng nằm ở vị trí cao nhất trong thang

bậc văn chương theo quan niệm chính thống thời quân chủ, và để thay m ặt
chấp bút th ứ “văn chư ơng của n h à v u a” đó phải là những từ thần chủ yếu xuất
thân đại khoa hàng đầu của triều đại hội tụ trong H àn lâm viện, cơ quan chủ
yếu có nhiệm vụ soạn thảo các văn bản hành chính. Các văn bản này truyền
đạt các m ệnh lệnh hành chính b ằn g hình thức của m ột tác phẩm văn chương.
N ó đ ư ơ ng nhiên đư ợc coi là văn chương, hơn nữa, văn chương chính thống
nhất, theo quan n iệm đ ư ơ ng thời. T hực chất thỉ giá trị văn chương, nhất là trên
phư ơng diện từ chư ơng củ a các loại hình văn bản này là không thể phủ nhận.
T rong ba loại hình văn bản kể trên, sắ c văn, ngoài chức năng phong tặng
phẩm trật cho bề tôi theo địn h chế như đã nói trên, còn m ột chức năng khác,
đó là dùng để phong tặng bách thần. Theo quan niệm truyền thống của thể chế
chuyên chế T rung H o a (và các nư ớc trong ảnh hưởng), thiên tử nhận m ệnh
trời trị thiên hạ, ngoài tư cách là chủ sở hữu tất cả hiện hữu dưới gầm trời
“í t ^

Phổ thiên chi hạ, m ạc phi

vư ơng thổ; suất thổ chi tân, m ạc phi vư ơng thần” (K hắp m ọi nơi dưới gầm trời
không m ảnh đất nào k hông phải là đất của thiên tử; suốt khắp m ọi vùng đất
m ọi bến nư ớc, k hông ai k h ô n g phải bề tôi của thiên tử) thì còn là chủ của bách
thần tro n g thế giời u linh “ H

M ì

Bách thần nhĩ chủ h f ’ (Bách thần

ngài làm chủ) (K inh Thi - Q uyền a)(3). Bách thần có nhiệm vụ phải uỈỆi M
hiệu linh” (dốc sức linh ứ ng), “ỹỉt

jl|i hiệu


thuận” (dốc sức thuận theo) phù trợ


NGHIÊN c ủ v VẨN HỌC s ó ÌO - 2017

66

cho thiên tử, vị đại diện hợp pháp của trời dưó'i trần gian. N h ư thế, bách thần
cũng có tư cách bầy tôi (trong thế giới u linh) và nhiệm vụ “ PỀ ịẰ âm phù”
cho thiên tử cùng với các bầy tôi trên nhân gian đảm nhận chức năng “ Pi§ 1ỈI
dương trợ ” . V ới quan niệm như thế, bách thần cũng phải được nhận sắc phong
của nhà vua để chính thứ c hóa danh phận, và ngôi thứ của bách thần cũng
phỏng theo quan giai cõi người m à chia ra phẩm trật J t
l í T ru n g đẳng thần,

T

l ệ Thượng đẳng

thần,

^

hiệu,

'ệ1 m ỹ tự th ô n g qua các đạo sắc phong. Thần khi được sắc phong tức

là đư ợc sự nhìn nhận của n h à nư ớc tư cách
và được liệt vào IE


H ạ đẳng thần cùng các #

IE

duệ

Chính thần, ĩỗ ĩ ệ Phúc thần

T ự điển (Đ iển lễ tế tự) với m ột phẩm trật nhất định nằm

trong sự quản lý của B ộ Lễ. C ác duệ h iệu m ỹ tự của thần có thể được tăng
thêm hoặc p h ẩm vị củ a th ần có thể được nâng cấp nhờ vào các dịp khánh điển
quốc gia hay sự hiệu linh đặc biệt của thần thông qua các đạo sắ c phong được
ban tặng. V à ngược lại, n h à vua cũng có thể giáng truất hay thu hồi, tiêu hủy
sắc p hong của bách th ần khi cần thiểt. K hác với phong tặng trên nhân gian,
phong tặng bách thần, dù ở đẳng nào cũng chỉ dùng loại hình văn bản là sắc.
Sách v à C hế k h ô n g dùng cho bách thần.
v ề việc sắc p h o n g b ách thần ở V iệt N am , hiện thư tịch sớm nhất ghi chép

về việc này là sách Việt điện II linh. Theo đó thì từ năm Trùng Hưng thứ nhất
thời T rần N h ân T ô n g (1285) bắt đầu có sắc phong m ỹ tự duệ hiệu cho m ột số
vị thần, tiếp theo đến các năm T rùng H ư ng thứ 4 (1288) và H ưng Long thứ 20
(1312) có gia p h o n g th êm các m ỹ tự. N h ư vậy là việc sắc phong m ỹ tự v à gia
phong m ỹ tự cho bách thần, theo ghi chép còn lại thì đã là điển lệ có ít nhất là
từ thời Trần. T u y nhiên, b ản sắc phong thần bằng hiện vật hiện còn lại sớm
nhất đư ợc cho là hai đạo sắc phong tại đền Q uang Lang (thôn Q uang Lang, xã
T h ụ y H ải, huyện Thái T hụy, tỉnh Thái B ình) với niên hiệu H ồng Đ ức thứ 23
(1492) và H ồ n g Đ ứ c th ứ 28 (1497) dưới triều Lê Thánh Tông, rồi đến đạo sắc
ở đình T ử D ương, làn g T ử D ư ơng (tên nôm là làng Tía), x ã Tô H iệu (huyện

T hư ờng Tín, H à N ội) với niên hiệu S ùng K hang thứ 9 triều M ạc (1574). N ếu
văn bản là xác thự c thì đó là những đạo sắc ít ỏi còn lại trên thực tế với các
niên đại Lê sơ v à M ạc. H iện tại, sắc phong thần chủ yếu còn lại là niên đại Lê
T rung hưng, T ây Sơn v à N guyễn.
Đ ình T hanh N g a hiện còn lưu trữ được tới 47 đạo sắc phong với niên đại
trải từ P húc T hái năm th ứ 4 (1646) tới K hải Đ ịnh năm thứ 9 (1924): 21 đạo
được ban dưới triều L ê T ru n g hư ng và 26 đạo được ban dưới triều Nguyễn.


May vấn đề.

67

Xét trong phạm vi của m ột đình làng tại địa phương thì đây là m ột trường hợp
ít có, còn bảo lưu lại đư ợc m ột số lượng sắc phong phong phú, với niên đại
tương đối liên tiếp trải m ột thời gian khá dài, với nhiều vị thần, với đa dạng về
chất liệu giấy, hoa văn, thư pháp, và đặc biệt, xét về m ặt m ô thức và đặc điểm
văn từ của sắc văn, có thể xem hệ thống sắc phong này là những đại diện khá
tiêu biếu đế qua đ ây tìm hiểu, hệ thống hóa, nêu ra những đặc điểm quan trọng
nhất trên phư ơng diện đó, góp phần vào việc tiếp cận loại hình văn bản Hán
N ôm đặc biệt này.
C húng ta biết, sắc p hong thần của hai triều Lê —N guyễn có sự khác biệt
nhau hoàn toàn cả v ề nội dung (đối tượng sắc phong, m ỹ tự phong tặng, văn
từ...) và hình thức (cấu trúc, dung lượng, thư thể, hoa văn họa tiết...). Vì vậy,
nhìn m ột cách tổng quan, hình thức v à nội dung các sắc phong ở đình Thanh
N ga cũng phản ánh m ột cách khá đầy đủ các đặc trưng của loại hình sắc
phong dưới hai triều đại này. T uy nhiên, không phải tất cả sắc phong trong
cùng m ột triều đại đều hoàn toàn giống nhau. Trừ trường hợp được ban cấp
trong cùng m ột niên hiệu, thì sắc phong của các đời vua khác nhau sẽ có
những chỗ khác biệt n h ất định, nhưng sự khác biệt này không lớn. Đ ồng thời,

sắc phong của m ộ t v ư ơ n g triều, qua các đời vua cũng đã có sự kế thừa nhất

định cả về nội dung và hình thức.
2.

v ề p h ư ơ n g d iện v ăn hóa học, trong lịch sử lâu dài, xứ Thanh đ ã được

định hình v à b iết đ ến là m ộ t tiể u vùng văn hóa. Đ ã có nhiều nhà nghiên cứu
bàn về vấn đề n à y (4). S ự hình thành tiểu vùng văn hóa này đư ợc tạo ra bởi
các điều k iện đ ịa lý tự nhiên, các bổi cảnh xã hội nhân văn và các cơ duyên
lịch sử. ở các y ếu tố này, có thể thấy hai khía cạnh đặc trưng của vùng đất
Thanh H óa là tín h tru n g chuyển và tính kết tinh m à từ đó định hình những
giá trị bền v ữ n g tro n g thờ i gian, kiến tạo nên bản sắc của vùng đất và con
người nơi đây.
N ằm tro n g tiểu v ù n g văn h ó a xứ Thanh, huyện H oằng H óa có 17 di tích
lịch sử văn hóa đ ư ợ c xếp hạng cấp quốc gia, 87 di tích lịch sử văn hóa được
xếp hạng cấp tỉnh góp phần thể hiện những nét chung của tiểu vùng văn hóa
xứ này. T rong sự đa dạng của các di tích lịch sử văn hóa huyện H oằng Hóa,
cụm di tích lịch sử văn h ó a xã H oang Trinh cũng đã thể hiện được nét chung
của văn hóa x ứ T hanh, đồng thời m ang chứa những nét riêng biệt của m ột
vùng đất m à sự đan xen núi - biển đã thể hiện những thành quả từ quá trình
khai phá nhọc nhằn của con người trên m ảnh đất này.


NGHIÊN CỨU VĂN HỌC S Ô 1 0 - 2 0 1 7

68

Cụm di tích xã H oằng T rinh thờ và phối thờ m ột bệ thống thần linh khá
phong phú. V ới 47 sắc p h o n g và các truyền thuyết cùng cách thức thực hành

tín ngưỡng ở cụm di tích xã H oang Trinh, có thể thấy nhiều giá trị đặc sắc của
cụm di tích n ày tro n g v ù n g văn hóa xứ Thanh. Đ ặc biệt chúng ta còn thấy
được sự can thiệp, quản lý chặt chẽ của triều đình phong kiến trong việc thờ tự
ở địa phương. T u y vật đổi sao dời, triều đại biến thiên, cung cách quản lý có
thể thay đổi ít nhiều như ng đ ây luôn là thứ được triều đình quan tâm chú ý.
Q ua các truyền th u y ết về m ột số vị thần đã được văn bản hóa trong thần
tích, có th ể th ấy m ô hình công thức điển hình của truyền thuyết - thần tích
trong các bản kể về các vị thần ở cụm di tích xã Hoằng Trinh. Đ ó là công
thức: ra đời k ỳ lạ - tư ớ n g m ạo kỳ dị - chiến công phi thường - hóa thân (cái

chết thần kỳ) - âm phù(5). Kết hợp với nội dung trong sắc phong và các nghi
thức thờ phụng, có thể th ấy tính tiêu biểu của tập hợp thần linh được thờ tự ở
đây trong thế đối sánh với văn hóa của người V iệt vùng Bắc Bộ. T ín ngưỡng
thờ cúng ở đây b ao gồm n hiều tầng lóp phức tạp: thứ nhất, tín ngưỡng đa thần;
thứ hai, tín ngư ỡng cặp đôi nam thần - nữ thần; thứ ba, tín ngưỡng thờ thần
nông nghiệp; th ứ tư, tín n g ư ỡ n g thờ anh hùng chống ngoại xâm ; thứ năm, sự
hội nhập tín ngư ỡ n g th ờ thần biển như m ột lớp m uộn hơn. Ở đây còn có thể

thấy được hình bóng phảng phất của tín ngưỡng ngoại lai qua những vị thần
có gốc tích từ p h ư ơ n g B ắc nh ư n g về cơ bản, các vị thần bản địa vẫn chiếm giữ
vị trí chủ đạo.
N hư đ ã p h ân tích ở trên, việc thờ cúng các vị thần tại cụm di tích đình
Thanh N g a - x ã H o an g T rin h cũng như việc xây dựng các di tích tại đây không
phải là sự x u ất hiện đ ồ n g thời. T rong quá trình cộng cư, các cộng đồng dân cư
đã liên tụ c bồi đắp, sáng tạo n ên các giá trị văn hóa của m ình, trong đó có các
giá trị văn hóa p h i vật thể (trong đó có phong tục, tín ngưỡng) và các giá trị
vật thể (trong đó có di tích). S ự phân tích của chúng tôi về tính phong phú của
các tín ngưỡng, giá trị văn h ó a ở bề sâu của các tín ngưỡng, sự bổ sung và hội
nhập của các lớp tín ngư ỡng, cho thấy thông qua đó người dân H oằng Trinh
đã kiến tạo truyền th ố n g văn h ó a của con người và vùng đất nơi đây.

H ai vị thần T h àn h hoàn g G ia B ác D ương V ũ và Ông G ià N uôi nổi lên
như m ột h iện tư ợ n g đáng chú ý vì gắn liền với truyền thống quân sự dựng
nước v à g iữ nư ớc trong lịch sử của dân tộc. Đặc biệt theo ghi chép trong thần
tích, thần G ia B ác D ư ơng V ũ có niên đại lịch sử rất sớm (triều Lý N am Đế).
Đ ây là m ộ t triều đại lịch sử còn nhiều điều cần được khám phá. N ếu có thể


×