Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.8 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HUỲNH THỤC BẢO NGÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

HUỲNH THỤC BẢO NGÂN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày… tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Thạc sĩ)
TT
1

PGS-TS.Trần Phước

2

TS.Trần Văn Tùng

3

TS.Phan Văn Dũng


4

PGS-TS.Phạm Văn Dược

5

PGS-TS.Nguyễn Thị Mỹ Linh

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá sau khi luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
PHÒNG QLKH –
ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 08
2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Huỳnh Thục Bảo Ngân

Giới tính: Nữ


năm


Ngày, tháng, năm sinh: 28/01/2017

Nơi sinh: Đà Nẵng

Chuyên ngành:Kế toán

MSHV: 1541850082

I. Tên đề tài:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành
thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên thị trường chính khoán Việt
Nam
2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp
ngành thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên thị trường chính khoán
Việt Nam như thế nào
III. Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Võ Văn Nhị
CÁN BỘ HƯỚNG
DẪN
(Họ tên và chữ
ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Huỳnh Thục Bảo Ngân


2

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện đề tại này là kết quả của quá trình cố gắng của bản thân và được
sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua
trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Võ Văn Nhị đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết
cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Công nghệ TP. HCM và Viện
Đào tạo Sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nghiên cứu khoa học của
mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đơn vị
công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Tác giả

Huỳnh Thục Bảo Ngân


TÓM TẮT
Mục tiêu của luận văn này đó là xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm –
đồ uống tại Việt Nam. Sau đó đề xuất các gợi ý chính sách nhằm tăng khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Qua việc phân tích và xử lý bộ dữ liệu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ
uống được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng như việc tìm hiểu,
phân tích, chọn lọc các sách, bài báo nghiên cứu có gắn mã ISBN, ISSN trong và
ngoài nước có liên quan đến đề tài. Từ đó đã đưa ra những khái niệm, các mô hình
nghiên cứu và lựa chọn mô hình phù hợp nhất với tình hình kinh tế của ngành thực
phẩm – đồ uống tại Việt Nam. Luận văn kiểm chứng sự tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của 36 doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ 2011 – 2016. Kết quả từ 9
yếu tố đưa vào nghiên cứu có 5 yếu tố tác động đến khả năng sinh lời là vòng quay
khoản phải thu, tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, giá vốn hàng
bán trên doanh thu thuần và tổng chi phí bán hàng quản lý trên doanh thu thuần đều có
mức ý nghĩa thống kê 1% và 5%; ngoài ra còn các yếu tố vòng quay khoản phải trả,
vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản
ngắn hạn có tác động nhưng không có ý nghĩa giải thích thống kê. Ngoài ra, do số
lượng mẫu khảo sát nhỏ, thời gian khảo sát ngắn là những hạn chế của nhóm trong bài
2

nghiên cứu này, đồng thời kết quả nghiên cứu có hệ số xác định (R ) trong kết quả mô
hình khá nhỏ, chứng tỏ vẫn còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

mà tác giả chưa đề cập tới.
Cuối cùng là kết luận và gợi ý chính sách của tác giả đưa ra thông qua kết quả
nghiên cứu, tình hình kinh tế và dự báo sắp tới của các nhà phân tích kinh tế đối với
ngành thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp ngành thực phẩm –
đồ uống cần phải nâng cao việc quản lý khoản phải thu, cải thiện dòng tiền của doanh
nghiệp thông qua các khoản phải trả, cải thiện việc quản lý hàng tồn kho, cải thiện khả
năng thanh toán, tăng trưởng doanh thu, nâng cao và gia tăng việc sử dụng nợ, giảm
chi phí bán hàng và chi phí quản lý, giảm chi phí đầu vào và huy động các nguồn vốn.


ABSTRACT
This essay is going to define which are the main elements and factors that may
affect the profit-making opportunities of the F&B industry in Vietnamese context, and
how much those factors may impact. Since those factors are successfully clarified,
there are some suggestions would be proposed in order to boost up the profit gaining
chances in this industry. This essay is analyzed and examined with main 7 steps
below:
Determining the key targets, study questions and study theories.
Identifying the theoretical framework of the study research.
Defining the frame of analyzing, choosing the variety, pattern, and the model to
research.
Identifying the logic and the study research order.
Collecting the secondary datas from financial reports of F&B companies,
which are listed on Vietnam stock exchanges.
Processing the quanlitative and qualitative analysis to come to the final
research result.
Analyzing and writing report about the result, comparing the result to the
theories, practice and suggestions in the research.
In order to execute and process the mentioned-above stages, it cannot be denied the
importance of analyzing and studying the datas of F&B companies/enterprises, not to

mentioned the need of researching, choosing and collecting study articles and books
(with code ISBN, ISSN) from both domestic and international resources. Hence, we
provide the definitions and study role models, then we chose the most adaptable model
for the practical Vietnamese F&B context. This essay truly verifies the impacts of
factors to the profit gaining chances of 36 F&B enterprises that listed on Vietnam
stock exchanges in a period of time from 2011 to 2016.
To sum up, this essay provides the final conclusions and suggestions through the
research results, the economy circumstance, and the forecast of financial analysts
about the Vietnamese F&B industry.


55

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH

MỤC

CÁC

TỪ

VIẾT

TẮT


..............................................................................viii DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
........................................................................................ ix CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU ................................................................. 1
1.1. Giới thiệu chung về nghiên cứu......................................................................... 1
1.1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu...................................................................... 2
1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.1.5. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 3
1.1.6. Kết cấu của đề tài: gồm 5 chương .................................................................. 4
1.2. Giới thiệu các nghiên cứu trước đây ................................................................. 4
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 4
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 9
1.4. Nhận xét các nghiên cứu trước và xây dựng lỗ hỏng nghiên cứu ................... 13
1.4.1. Nhận xét ........................................................................................................ 13
1.4.2. Xác định khoản trống nghiên cứu................................................................. 14
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 16
2.1. Khả năng sinh lời và các yếu tố đo lường khả năng sinh lời trong DN .......... 16
2.1.1. Khả năng sinh lời .......................................................................................... 16
2.1.2. Các tỷ số đo lường khả năng sinh lời ........................................................... 16
2.2. Vai trò và chất lượng của báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc đánh giá khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. ............................................................................. 18
2.2.1. Vai trò của báo cáo tài chính ........................................................................ 18
2.2.2. Chất lượng báo cáo tài chính ........................................................................ 18


2.2.3. Ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp ............. 20
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ................... 21

2.4. Các mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
doanh nghiệp........................................................................................................... 24
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 27
3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính: ............................................................... 28
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:........................................................... 28
3.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.......................................... 29
3.3.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 29
3.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 32
3.4. Xây dựng thang đo và mẫu nghiên cứu ........................................................... 36
3.5. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu............................................................ 39
3.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 39
3.5.2. Xử lý dữ liệu ................................................................................................. 40
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 42
4.1. Giới thiệu thực trạng và tình hình hoạt động của các DN ngành thực phẩm và
đồ uống. .................................................................................................................. 42
4.2. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 50
4.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................................. 50
4.2.2. Các kiểm định ............................................................................................... 58
4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 61
Kết luận chương 4 ......................................................................................................... 69
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH................................................ 70
5.1. Kết luận............................................................................................................ 70
5.2. Gợi ý chính sách .............................................................................................. 71
5.2.1. Nâng cao việc quản lý khoản phải thu .......................................................... 71
5.2.2. Tăng trưởng doanh thu.................................................................................. 73



5.2.3. Cải thiện dòng tiền của doanh nghiệp........................................................... 74
5.2.4. Cải thiện việc quản lý hàng tồn kho ............................................................. 74
5.2.5. Cải thiện khả năng thanh toán ...................................................................... 75
5.2.6. Cơ cấu sử dụng đòn bảy tài chính hợp lý ..................................................... 76
5.2.7. Tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý.............................................. 76
5.2.8. Gia tăng uy tín, vị thế cho doanh nghiệp ...................................................... 77
5.3. Hạn chế của luận văn ....................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................


viii
8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCTC
BQ
CTCP
CSH
DH
DN
DT
DTBH
DTT
FEM
HH
HNX
HOSE

LN
NH
POOLS
REM
ROA
ROE
ROS
TP-ĐU
TS
VIF
VQ
F&B


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
STT

BẢNG, SƠ ĐỒ
1

Bảng 1.3: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hư

2

Sơ đồ Qui trình nghiên cứu

3

Bảng 3.1: Dấu kỳ vọng các biến trong mô


4

Bảng 4.1 Tóm tắt thống kê mô tả các biến

5

Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến

6

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình POOLS

7

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy mô hình FEM

8

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình REM

9

Bảng 4.6: So sánh mô hình POOLS, FEM,

10

Bảng 4.7: Tóm tắt kết quả kiểm định Haus

11


Bảng 4.8: Tóm tắt kết quả kiểm định Likel

12

Bảng 4.9: Tổng hợp dấu tác động của các b

13

Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả kiểm định Wal

14

Bảng 4.1: Biểu đồ Kết quả kiểm định phần

15

Bảng 4.11: Kết quả tính toán hệ số VIF

16

Đồ thị trực trạng ngành thực phẩm – đồ uố

17

Biểu đồ tăng trưởng ngành thực phẩm – đồ


12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về nghiên cứu
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn cần phải nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan
hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các đại lượng này chịu tác động bởi rất nhiều các
nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, do đó có ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngành sản xuất chế biến thực phẩm là
ngành công nghiệp mà Việt Nam đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đang chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yêu
cầu về an toàn thực phẩm, về chất lượng và sức ép cạnh tranh với các nước trên
thế giới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong sản xuất
kinh doanh là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp hoạt động trong bất kỳ lĩnh
vực nào. Do vậy việc phân tích các yếu tố, các môi trường kinh doanh để doanh
nghiệp có thể mang lợi nhuận cao nhất có thể về cho mình là yếu tố rất cần thiết,
qua đó doanh nghiệp sẽ định hướng được chiến lược kinh doanh, yếu tố cần và đủ
để tạo nên lợi nhuận…làm được vấn đề này các doanh nghiệp phải trải qua rất
nhiều nghiên cứu trên thị trường.
Ở Việt Nam, riêng ngành thực phẩm – đồ uống là ngành đóng góp vai trò
quan trọng khi thu hút lượng doanh nghiệp và tạo ra nguồn lợi nhuận lớn thứ 2
trong lĩnh vực công nghiệp (theo báo cáo của ngành tại LIENVIETPOSTBANK
tháng 8/2016) và gần đây theo dữ liệu của VNDIRECT, trong giai đoạn 2010 –
2015, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng
năm là 12%. Năm 2015, doanh thu cả ngành đạt 1.033 tỷ đồng, tăng 14,3%, trong
đó thực phẩm ước đạt 690 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng 67%, đồ uống có cồn đạt 203
nghìn tỷ, chiếm 19,7% . Đây là một ngành đầy tiềm năng và hứa hẹn còn tăng
trưởng cao trong tương lai do nhu cầu sinh hoạt ăn uống ngày càng đa dạng và thị
trường thực phẩm và đồ uống ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội
nhập quốc tế, cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng khốc liệt. Mỗi ngành đều có



những đặc thù riêng, cấu trúc vốn đặc trưng riêng và để tồn tại các doanh nghiệp
trong ngành phải có khả năng tạo ra lợi nhuận. Do đó, việc xác định các yếu tố tác
động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong ngành là hết sức cần thiết. Thị
trường ngành thực phẩm – đồ uống thực sự khá phát triển trong những năm gần
đây. Với đặc điểm là ngành thiết yếu và có mối quan hệ sâu rộng với các ngành
nghề khác, số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong quy mô các doanh
nghiệp niêm yết, vấn đề gia tăng khả năng sinh lời là bài toán hóc búa đối với nhà
quản lý và nhận được nhiều đòi hỏi, sự quan tâm rất lớn đối với các cổ đông .Với
những lý do đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam”.
1.1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
-

Mục tiêu chung: Thừa hưởng nền tảng các nghiên cứu trước đây về các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp đã được phân tích cũng
như đánh giá trên Thế giới, tại thị trường Việt Nam việc tìm ra các yếu tố cần và
thích hợp để các doanh nghiệp xác định được khả năng sinh lời cho doanh nghiệp
là cần thiết. Từ các nghiên cứu doanh nghiệp có định hướng kinh doanh phù hợp
với đặc thù riêng của từng lĩnh vực khác nhau.
-

Mục tiêu cụ thể: Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ
uống được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
-


Mục tiêu đề ra là:

3. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành thực
phẩm và đồ uống được niêm yết trên thị trường chính khoán Việt Nam
4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp
ngành thực phẩm và đồ uống được niêm yết trên thị trường chính khoán Việt
Nam như thế nào
1.1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ số trong bảng Báo cáo tài chính phản

ánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống tại Việt
Nam. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ số tài chính.


-

Phạm vi nghiên cứu:

Thời gian: Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên
hợp nhất của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống niêm yết trên Sàn
chứng khoán Việt Nam tập trung nghiên cứu trong 6 năm, giai đoạn từ 2011 đến
2016 . của 36 doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống niêm yết trên Sàn chứng
khoán Việt Nam với tổng số theo dõi là 216 quan sát
Không gian: là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm – đồ
uống tại Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam (HOSE và
HNX).
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu

Là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính là sử dụng các phương
pháp tổng hợp, phân tích so sánh, đối chiếu và thống kê mô tả để phân tích đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngành thực phẩm và đồ uống.
Phương pháp này giúp tác giả định hướng và sàn lọc các yếu tố mà các nhà nghiên
cứu trước đây đã phân tích được, từ đó kế thừa và áp dụng cho bài nghiên cứu
được tốt hơn, giải quyết vấn đề tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng, dữ liệu
đã được tổng hợp từ năm 2011 - 2016 để xây dựng mô hình hồi quy đa biến, sử
dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất Pooled OLS, mô hình Fixed Effects và
mô hình Random Effects để tìm ra được biến tối ưu phù hợp với nghiên cứu của
luận văn đề ra.
1.1.5. Đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu này có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đánh giá khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống trong mối tương
quan với các yếu tố nội tại tại doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá khả năng
sinh lời dựa trên phân tích định lượng để thấy những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động, đồng thời thông qua kiểm định mô hình để xác định những yếu tố
nào là quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành
thực phẩm – đồ uống góp phần giúp các nhà quản lý đưa ra các chiến lược hoạt
động kinh doanh phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.


44
Đề tài kế thừa và phát triển thêm từ các đề tài nghiên cứu trước đó về giúp hệ
thống hóa các vấn đề lý luận về khả năng sinh lời, các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Về thực tiễn, đề tài góp phần xác định và so sánh
những yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh giữa các công ty ngành
thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cho biết mức
độ ảnh hưởng và ý nghĩa thống kê của trong mô hình nghiên cứu đưa ra một số

gợi ý có ý nghĩa đối với ban quản trị doanh nghiệp nắm được những yếu tố tác
động đến khả năng sinh lời để giúp họ đưa ra những quyết định tài chính doanh
nghiệp hiệu quả trong tương lai; các nhà đầu tư thì kết quả của nghiên cứu này
giúp cho họ có những quyết định phù hợp để nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.6. Kết cấu của đề tài: gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề xuất các gợi ý chính sách
1.2. Giới thiệu các nghiên cứu trước đây
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Khả năng sinh lời là yếu tố không thể thiếu đối với những doanh nghiệp khi
đi vào hoạt động. Một nhà quản trị cần phải có cái nhìn bao quát, những định
hướng đúng đắn và đánh giá được những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh
lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp? Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó ra
sao? Điều đó đã phần nào lý giải được tại sao trước đây có khá nhiều những
nghiên cứu về khả năng sinh lời nói chung và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của
doanh nghiệp nói riêng. Cùng đi tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu, phương
trình nghiên cứu và kết quả của các nghiên cứu thông qua các mô hình nghiên cứu
dưới đây:
Một nghiên cứu của N.Sivathaasan và các cộng sự (2013) về các yếu tố quyết
định đến khả năng sinh lời của các công ty sản xuất được niêm yết ở Sở giao dịch
chứng khoán Colombo, Sri Lanka. Số liệu được sử dụng là các công ty sản xuất
được niêm yết trên Sở giao dịch Colombo trong 5 năm từ 2008 đến 2012. Nghiên


cứu thông qua 2 phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến để
chứng minh các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bao gồm
cấu trúc vốn, vốn lưu động, lá chắn thuế, quy mô công ty, tốc độ tăng trưởng. Kết

quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn và lá chắn thuế có tác động thuận chiều
đáng kể đến khả năng sinh lời, còn các biến độc lập còn lại như vốn lưu động, tốc
độ tăng trưởng và quy mô của công ty không tác động đến khả năng sinh lời.
Một nghiên cứu của Tharshiga Murugesu (2013) về ảnh hưởng của nợ đến
khả năng sinh lời của các công ty thuộc lĩnh vực khách sạn được niêm yết tại
SriLanka. Mẫu được chọn là 11 công ty về lĩnh vực khách sạn được niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Colombo tại SriLanka trong 5 năm từ 2008 đến 2012.
Trong đó, các yếu tố nợ tác động đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bao gồm nợ
ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản, tổng số nợ phải trả trên
tổng tài sản. Qua phân tích ma trận tương quan và hồi quy đa biến thì có thể kết
luận rằng: Nợ dài hạn không tác động đến khả năng sinh lời của các công ty thuộc
lĩnh vực khách sạn, chỉ có nợ ngắn hạn và tổng nợ phải trả trên tổng tài sản có tác
động đến khả năng sinh lời của các công ty này. Trong đó nợ ngắn hạn có mối
quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời, tổng nợ phải trả trên tổng tài sản cũng
có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời.
Trong nghiên cứu của Narjes Malakan & ParvizSaeidi (2013) về mối quan hệ
giữa đổi mới và tỷ suất sinh lời của tài sản hoạt động các công ty niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán tại Tehran từ năm 2006 đến 2012. Qua phân tích thống kê
mô tả và hồi quy bội thì có thể kết luận rằng: tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho, tỷ lệ
hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn, sự chênh lệch giữa tỷ số thanh toán hiện hành
và tỷ số thanh toán nhanh ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản hoạt động.
Trong đó, tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho, tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn,
chênh lệch giữa tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh, quy mô
công ty, tỷ lệ đòn bẩy trên tổng tài sản được nghiên cứu trước đó cho rằng ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Cụ thể hơn, kết quả công bố đã chỉ ra
tỷ lệ doanh thu hàng tồn kho có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lời của tài
sản hoạt động; tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn và sự khác nhau giữa tỷ số
thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh có mối quan hệ ngược chiều với tỷ



66
suất sinh lời của tài sản hoạt động. Điều đó dẫn đến việc tăng tỷ lệ doanh thu hàng
tồn kho dẫn đến sự gia tăng tỷ suất sinh lời của tài sản hoạt động, đòi hỏi việc
giảm hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn đã làm tăng tỷ suất sinh lời của tài sản
hoạt động và sự khác nhau giữa tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán
nhanh làm giảm tỷ suất sinh lời của tài sản hoạt động.
Một nghiên cứu của Paul Aondona Angahar và Agbo Alematu (2014) về tác
động của vốn lưu động đối với khả năng sinh lời của nền công nghiệp xi măng ở
Nigeria với phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở đây là là thống kê mô tả và
phân tích hồi quy đa biến. Mẫu được chọn là 4 trên 5 công ty ngành xi măng được
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Nigeria trong 8 năm từ 2002 đến 2009.
Trong đó, bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài
sản như thời gian thu tiền bình quân, thời gian lưu kho bình quân, độ dài chu kỳ
vận động của vốn, hệ số nợ trên tài sản. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng
thời gian thu tiền bình quân không tác động đến khả năng sinh lời của các công ty
xi măng và chỉ có thời gian lưu kho bình quân, độ dài chu kỳ vận động của vốn và
hệ số nợ trên tài sản là những yếu tố tác động đáng kể đến khả năng sinh lời của
các công ty này. Trong đó, thời gian thu tiền bình quân và thời gian lưu kho bình
quân có mối quan hệ ngược chiều đối với khả năng sinh lời; độ dài chu kỳ vận
động của vốn có mối quan hệ cùng chiều đối với khả năng sinh lời.
Một nghiên cứu của Hina Agha (2014) về tác động của việc quản lý vốn lưu
động đến khả năng sinh lời tại Pakistan đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất
sinh lời trên tổng tài sản là vòng quay khoản phải trả, vòng quay khoản phải thu,
vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ thanh toán hiện hành. Nghiên cứu thống kê mô tả,
phân tích ma trận tương quan và hồi quy tuyến tính đã được bài viết này sử dụng.
Một mẫu được nghiên cứu là những công ty trong thời gian từ năm 2006 đến 2010
được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tehran. Theo kết quả công bố cho
thấy rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa vòng quay các khoản phải thu,
vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải trả và tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản, nhưng không có mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành và tỷ suất

sinh lời trên tổng tài sản. Do đó, từ kết quả trên công ty có thể bằng cách tăng
vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho và giảm vòng quay các


khoản phải trả, để tăng khả năng sinh lời của mình, còn tỷ lệ thanh toán hiện hành
thì không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. Vì vậy, kết quả của các
nghiên cứu chỉ ra rằng: Thông qua việc quản lý vốn lưu động một cách thích hợp,
các công ty có thể gia tăng lợi nhuận của mình. Nghiên cứu trên đây sẽ rất có lợi
và đóng góp kiến thức vào việc làm thế nào để các công ty dược phẩm quản lý
vốn lưu động của họ một cách hiệu quả nhất để gia tăng lợi nhuận cho công ty.
Một nghiên cứu của Mohamed M. Khalifa Tailab (2014) sử dụng phương
pháp phân tích hồi quy đa biến để điều tra ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả
năng sinh lời của các công ty ngành năng lượng tại Mỹ. Một mẫu của 30 công ty
ngành năng lượng tại Mỹ trong thời gian 9 năm từ 2005 đến 2013 đã được xem
xét với dữ liệu thứ cấp được thu thập trực tuyến từ các báo cáo tài chính của 30
công ty trên. Các yếu tố được chọn bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ, tỷ
lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, quy mô về mặt doanh thu của công ty, quy mô về mặt
tài sản của công ty. Kết quả chính đã chỉ ra rằng tổng nợ có tác động ngược chiều
đáng kể đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Một mối quan hệ không đáng kể
hoặc là ngược chiều hay cùng chiều đã được quan sát giữa nợ dài hạn, tỷ lệ nợ
trên vốn chủ sở hữu và quy mô của tổng tài sản đến khả năng sinh lời. Những kết
quả trên cũng không thể hiện được chính xác một cách tổng quát vì kích thước
mẫu chưa thật sự đủ lớn. Vì vậy, nó có thể là bài học để có thể thực hiện một
nghiên cứu tương tự bằng cách phân tích các yếu tố cấu trúc vốn khác.
Một nghiên cứu khác của Mohamed M. Tailab (2014) về phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính tại Mỹ bằng cách
lấy dữ liệu của 100 công ty phi tài chính được niêm yết và dẫn đầu trong bảng xếp
hạng 500 công ty lớn nhất tại Mỹ (Fortune 500) qua 5 năm từ năm 2009 đến năm
2013. Trong đó, các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bao gồm
đòn bẩy tài chính, thanh khoản, hàng tồn kho, tốc độ tăng trưởng doanh số bán

hàng, tổng tài sản, tổng doanh thu bán hàng, tuổi của công ty. Qua phương pháp
thống kê mô tả và hồi quy đa biến có thể kết luận rằng: Đòn bẩy tài chính, hàng
tồn kho, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng và tuổi của công ty có ảnh hưởng
ngược chiều đáng kể với khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính, trong khi
thanh khoản và quy mô về tổng doanh thu bán hàng có ảnh hưởng thuận chiều


8

đáng kể với khả năng sinh lời của các công ty này. Tuy nhiên, một mối quan hệ
ngược chiều không đáng kể đã được tìm thấy giữa quy mô về tổng tài sản với khả
năng sinh lời của các công ty phi tài chính tại Mỹ.
Một nghiên cứu của Esmaeil amiri (2014) đã thông qua phương pháp hồi quy
để đánh giá, phân tích dữ liệu về chính sách đầu tư, tài chính mạo hiểm của vốn
lưu động với khả năng sinh lời sử dụng mẫu nghiên cứu là các công ty được niêm
yết trên sàn chứng khoán Tehran sau khi loại bỏ hệ thống các ngân hàng và công
ty bảo hiểm và tài chính trung gian và cuối cùng có khoảng 93 công ty được lựa
chọn trong các chu kỳ 2005 – 2009. Các công ty này phải có các đặc điểm như
năm tài chính của các công ty đã phải kết thúc vào ngày 20 tháng 3, các công ty
không nên có những thay đổi về tài chính từ năm 2005 – 2009 và các công ty cần
phải được nhận vào Tehran giao dịch chứng khoán vào cuối năm tài chính 2009
nên các dữ liệu mong muốn của các nghiên cứu là có sẵn để tính toán kiểm tra các
giả thuyết. Các biến độc lập được chọn trong bài nghiên cứu là chính sách đầu tư
mạo hiểm (tổng nợ ngắn hạn trên tổng tài sản), quy mô (logarit của doanh thu), tỷ
lệ tăng trưởng doanh thu và biến độc lập là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Kết
quả công bố chỉ ra rằng: Trong mô hình 3 kết quả cho thấy có một mối quan hệ
đáng kể giữa chính sách tài chính vốn lưu động mạo hiểm và khả năng sinh lời.
Nhiều số liệu thống kê thu được cho thấy chính sách đầu mạo hiểm (tổng nợ ngắn
hạn trên tổng tài sản) thì thấp hơn 5%. Và giữa quy mô công ty và doanh số bán
hàng tăng trưởng có lợi nhuận, là một mối quan hệ có ý nghĩa tích cực.

Một nghiên cứu của Asif Iqbal và Wang Zhuquan (2015) về quản lý vốn lưu
động và dấu hiệu về khả năng sinh lời từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Karachi. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả,
phân tích ma trận tương quan và hồi quy tuyến tính. Mẫu của nghiên cứu này bao
gồm 85 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi trong khoảng
thời gian 6 năm từ 2008 đến 2013. Trong đó biến phụ thuộc là tỷ số lợi nhuận trên
tổng tài sản các biến độc lập đưa vào mô hình phân tích là thời gian thu tiền bình
quân, thời gian trả tiền bình quân, thời gian lưu kho bình quân, độ dài chu kỳ vận
động của vốn, quy mô công ty (logarit của doanh thu bán hàng), tỷ lệ nợ trên tổng
tài sản, tăng trưởng của doanh thu, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Nghiên


cứu cho thấy một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa thước đo khả năng sinh lời và
các biến của nghiên cứu. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu khẳng định rằng
khả năng sinh lời có thể được tăng lên bằng cách giảm thiểu hoặc rút ngắn độ dài
chu kỳ vận động của vốn, thời gian lưu kho bình quân, thời gian thu tiền bình
quân và thời gian trả tiền bình quân trong các công ty tại Pakistan. Mối quan hệ
nghịch đảo giữa tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản với các biến được chọn có thể
làm gia tăng khả năng sinh lời bằng cách quản lý hiệu quả vốn lưu động, nghiên
cứu tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực mạnh mẽ giữa tỷ số lời nhuận trên tổng tài
sản và thời gian trả tiền bình quân. Mối quan hệ tiêu cực giữa khả năng sinh lời và
thời gian trả tiền bình quân là phù hợp với quan điểm cho rằng các doanh nghiệp
sẽ chiếm dụng vốn của người bán thông qua thời gian trả chậm mà người bán đã
cung cấp cho họ để gia tăng lợi nhuận. Mối quan hệ tích cực đã được tìm thấy
giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và quy mô công ty, tăng trưởng của doanh
thu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Những kết quả này cũng cho thấy
rằng quy mô công ty, tăng trưởng của doanh thu và tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội cũng có một tác động tích cực đáng kể đến khả năng sinh lời của công ty.
Đây là trách nhiệm hàng đầu của các nhà quản lý để tối đa hóa lợi nhuận các cổ
đông. Kết quả của bài báo cho thấy rằng nếu các doanh nghiệp có một cách xử lý

tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho một cách thích hợp thì sẽ làm tăng khả
năng sinh lời của các công ty này. Bằng cách xem xét vai trò quản lý vốn hiệu quả
và hành động để đạt được cường độ chính xác của vốn lưu động thì công ty có thể
giảm bớt được rủi ro cũng như cải thiện hiệu suất hoạt động.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời là điều mà từ xưa đến nay các
doanh nghiệp phải làm khi phân tích khả năng sinh lợi nói riêng và phân tích hiệu
quả kinh doanh nói chung, việc xác định nội dung và chỉ tiêu cần phân tích là vấn
đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà phân tích. Vì trên cơ sở nội dung cần phân
tích, các nhà phân tích mới có thể tiến hành xác định các công việc khác của việc
phân tích như: hệ thống chỉ tiêu phân tích, phương pháp và trình tự phân tích, loại
hình phân tích, báo cáo phân tích... chúng ta đi tìm hiểu một số nghiên cứu trước
trong nước về vấn đề này.


10

Một nghiên cứu của Thoa, Từ Thị Kim và Uyên, Nguyễn Thị Uyên (2014)
về mối quan hệ giữa quản trị vốn luôn chuyển và khả năng sinh lời thông qua
những bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng phân tích dữ
liệu bảng gồm 208 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
TP. HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn
2006 đến 2012, bằng các phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (pooled
OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)
kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi ở các
doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả
bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ lưu kho sẽ gia tăng khả năng sinh lợi cho các
doanh nghiệp. Nhóm tác giả còn nghiên cứu mối quan hệ này ở một số ngành
khác nhau và kết quả cho thấy do đặc điểm ngành khác nhau mối quan hệ giữa
quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi giữa các ngành cũng khác nhau.

Một nghiên cứu của Tú, Đàm Thanh (2015) về vận dụng mô hình kinh tế
lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty
niêm yết trên thị trường chính khoán Việt Nam. Bài viết đã tập trung nghiên cứu
một số nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các công ty niêm yết thông qua
2 chỉ tiêu chính là ROA và ROE bằng phương pháp ước lượng theo phương pháp
bình quân bé nhất trong mô hình hồi quy, nghiên cứu đã ước lượng và xác định
được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên
thị trường chính khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nhằm giúp các nhà quản lý
công ty đưa ra một số giải pháp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức
như bối cảnh hiện tại.
Một bài nghiên cứu Dũng, Trần Mạnh và Cường, Nguyễn Huy (2017) về tác
động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời qua các công ty niêm yết
trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh
giá sự tác động của “quản trị vốn lưu động” lên “khả năng sinh lời” của công ty
niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài
chính đã được kiểm toán của các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2014. Kết quả cho thấy


quản trị vốn lưu động giúp công ty giải quyết những gánh nặng về tài chính trong
ngắn hạn và tăng cường tính hiệu quả bằng việc cải thiện chuỗi cung ứng hoặc
chính sách tín dụng, nhưng chúng lại không ảnh hưởng đến “khả năng sinh lời”
của công ty trong mẫu.
1.3. Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi
STT

Tên tác giả

Paul Aondo

1

N.Sivatha
2

3

Mohame
4


STT

Tên tác giả

Thar
5

Moh
6

7

&W

E
8



×