Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.15 KB, 2 trang )



Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Quê hương luôn gợi lên những cảm xúc bất tận cho người thi sĩ. Sau hơn 50 năm xa quê, Hạ Tri Trương
đã quay trở về quê nhà, nhưng những gì ông nhận được ngay ngày đầu tiên quay lại khiến con người ấy
cảm thấy xót xa, buồn tủi mà viết nên bài Ngầu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?
Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
Cùng viết về quê hương nhưng Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch là nỗi nhớ về
quê cũ của người con xa xứ thì Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ Tri
Chương là cảm xúc của tác giả khi ông đã trở về quê sau một thời gian dài xa xứ. Ông bị xem như
"khách" lại chơi chốn này chứ không phải là một người con trở về với quê hương của mình nữa. Cảm
xúc khi ấy xuất hiện một cách ngẫu nhiên, nhưng đó là nỗi cay đắng, xót xa mà trào dâng ra ngòi bút của
người nghệ sĩ.
Xa quê từ khi còn rất nhỏ, Hạ Tri Chương đã xây dựng cho mình công danh, sự nghiệp vang dội. Ông đỗ
tiến sĩ và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An - chốn phồn hoa, đô thị hoàn toàn khác với quê
hương nơi ông từng sống. Ông được vua Đường Huyền Tông, thái tử và quan lại trong triều nể trọng.
Điều ấy đã chứng tỏ được giá trị, tài năng và nhân cách của con người ấy. Ông cũng đã tạo được công
danh, ghi tên mình trong sử sách - chí nam nhi của người quân tử đã đạt được. Thế nhưng, dù thế nào
thì con người cũng phải có quê hương, cũng phải quay trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình, như một
quy luật tất yếu của đời sống, giống như Khuất Nguyên đã viết:
Hồ tử tất như khau
Quyện điểu quy cựu lâm”


(Cáo chết tất quay đầu về núi gò
Chim mỏi tất bay về rừng cũ)
Hơn 50 năm lang bạt nơi quê người, ra đi khi còn trẻ, lúc trở về tóc đã hoa râm. Tuổi tác đã hiện hữu trên
khuôn mặt, mái tóc, trên hình hài của con người ấy. Chỉ có duy nhất một thứ tác giả vẫn giữ đó chính là
"giọng quê" - nét đặc trưng của vùng quê thân thuộc của ông. Người đọc dường như có thể cảm nhận
được sự háo hức, mong chờ, bùi ngùi của người con xa quê đã quá lâu nay mới có dịp được trở về. Và
ta cũng có thể hình dung theo lẽ thông thường, con người đã làm rạng danh quê hương ấy sẽ được chào
đón trong sự hân hoan, vui mừng của người dân quê nhà, và chính ông cũng sẽ vui mừng, hạnh phúc
nhưng có vẻ như đó không phải là cảm xúc của ông trong ngày đầu tiên về lại quê nhà, bởi:


Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
Câu hỏi hồn nhiên của những đứa trẻ đã biến một con người thủy chung, ân nghĩa với quê hương thành
"khách" - một kẻ hoàn toàn xa lạ với mảnh đất này. Quê hương đã thay đổi, bạn bè thân thiết có lẽ cũng
không còn, chỉ có những đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và hiếu khách chào đón ông với câu hỏi khiến
con người ấy lặng đi. Giọng điệu như hóm hỉnh, hài hước nhưng vẫn ẩn chứa nỗi đau đớn, xót xa khi
đứng trên mảnh đất quê hương nhưng lại bị xem như một người khách hoàn toàn xa lạ.
Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm
thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.



×