Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Đánh giá kết quả can thiệp phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ có chồng tại một số xã ở Hải Dương và Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 224 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Trần Thị Vân

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG LÂY NHIỄM
HPV CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TẠI MỘT SỐ XÃ
Ở HẢI DƯƠNG VÀ PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62720301

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP PHÒNG LÂY NHIỄM
HPV CỦA PHỤ NỮ CÓ CHỒNG TẠI MỘT SỐ XÃ
Ở HẢI DƯƠNG VÀ PHÚ THỌ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 62720301


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hương
2. PGS.TS. Đinh Thị Phương Hòa

Hà Nội - 2018


i

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu thực
hiện tại Xã An Lạc, phường Bến Tắm thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và xã
Tu Vũ, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ từ năm 2014-2016.
Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác ngoài các công bố trong khuôn
khổ của đề tài nghiên cứu này.
.

Tác giả luận án

Trần Thị Vân


ii

Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại
học, các Thầy Cô giáo trường Đại học Y tế công cộng, các bạn đồng nghiệp đã tạo
điều kiện giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm với tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn những người thầy, cô có nhiều kiến thức, kinh
nghiệm đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cũng như hỗ trợ về ý tưởng, nội
dung nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài cũng như
hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ủy ban nhân dân xã, Trạm Y tế xã, các cán bộ y
tế xã, các cộng tác viên y tế thôn bản, các cán bộ Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,
chồng, phụ nữ đã có chồng thuộc xã An Lạc, phường Bến Tắm, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương và xã Tu Vũ, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú
Thọ đã giúp đỡ và cho tôi được tiến hành nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học y tế công cộng,
Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam trong nhóm nghiên cứu đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và triển khai can thiệp tại thực địa.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam đã
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới những người thân trong gia đình
của tôi, đã động viên và hỗ trợ rất lớn để tôi hoàn thành luận án.
Tác giả luận án

Trần Thị Vân


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................ i
MỤC LỤC .............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUA TÀI LIỆU ………………………………...……………4

1.1. Đặc điểm, đường lây truyền và hậu quả do nhiễm HPV .................................................4
1.2. Tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ........................................................................................5
1.3. Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng lây nhiễm HPV......................................................9
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi phòng nhiễm HPV ................ 21
1.5. Các can thiệp dự phòng nhiễm HPV và UTCTC.......................................................... 25
1.6. Cơ sở lý thuyết xây dựng hoạt động can thiệp phòng lây nhiễm HPV ........................ 28
Khung lý thuyết ........................................................................................................................ 31
1.7. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 34
1.8. Mô tả đề tài gốc và vai trò của nghiên cứu sinh............................................................. 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 39
2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 39
2.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................................... 39
2.4. Thiết kế nghiên cứu. ....................................................................................................... 40
2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................................... 42
2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................................... 44
2.7. Thu thập số liệu............................................................................................................... 46
2.8. Phân tích số liệu .............................................................................................................. 47
2.9. Xây dựng hoạt động can thiệp........................................................................................ 52
2.10. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ....................................................................................... 57
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 57
3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp ......................... 58
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi phòng nhiễm HPV ............ 67


iv

3.4. Đánh giá kết quả can thiệp về kiến thức, thái độ và hành vi của phụ nữ 15-49 tuổi có
chồng về phòng nhiễm HPV trước và sau can thiệp ............................................................... 84

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 94
4.1. Bàn luận về kiến thức của phụ nữ có chồng tuổi 15-49 về phòng nhiễm HPV trước can
thiệp ......................................................................................................................................... 94
4.2. Thái độ phòng HPV của phụ nữ có chồng tuổi 15-49 trước can thiệp ....................... 100
4.3. Hành vi phòng nhiễm HPV của phụ nữ đã có gia đình tuổi 15-49 trước can thiệp ... 102
4.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, hành vi phòng nhiễm HPV ........................... 104
4.5. Kết quả của hoạt động can thiệp .................................................................................. 107
4.6. Hạn chế của đề tài và cách khắc phục............................................................................ 116
4.7. Tính mới và đóng góp của luận án ................................................................ 117
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 119
1.

Kiến thức, thái độ và hành vi về phòng nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 15-49 có chồng

trước can thiệp......................................................................................................................... 119
2.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về phòng nhiễm HPV của

phụ nữ tuổi 15-49 có chồng trước can thiệp .......................................................................... 119
3.

Kết quả của hoạt động can thiệp .................................................................................. 120

KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 121
Danh mục các công trình công bố kết quả............................................................ 122
Phụ lục 1: Bảng biến số .......................................................................................................... 137
Phụ lục 2: Bộ công cụ thu thập số liệu định lượng................................................................ 143
Phụ lục 3: Cách tính điểm kiến thức, thái độ, thực hành....................................................... 154
Phụ lục 4: Một số điểm được điều chỉnh sau quá trình thử nghiệm ..................................... 156

Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo TTYT thị xã/ TYT xã/ phường trước và sau
can thiệp .................................................................................................................................. 157
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo UBND (phụ trách công tác văn hóa, xã hội),
đại diện Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã/phường trước và sau can thiệp............................ 160
Phụ lục 9: Tổng hợp phân tích định tính trước can thiệp - cơ sở xây dựng chương trình can
thiệp ....................................................................................................................................... 165


v

Phụ lục 10: Nội dung tờ thông tin, cuốn sách mỏng và tài liệu tập huấn cán bộ TYT, y tế
thôn bản, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên phường/xã .............................................................. 176
Phụ lục 11: Lý giải lựa chọn chiến lược và giải pháp can thiệp cho chương trình can thiệp
phòng lây nhiễm HPV cho phụ nữ có gia đình tuổi 15-49 ................................................... 177
Phụ lục 12: Kế hoạch thực hiện can thiệp theo thời gian ...................................................... 182
Phụ lục 13: Tờ thông tin về phòng lây nhiễm HPV cho phụ nữ 15-49 tuổi......................... 183
Phụ lục 14: Sách mỏng về phòng lây nhiễm HPV cho phụ nữ 15- 49 tuổi.......................... 184
Phụ lục 15: Kịch bản phát thanh về phòng lây nhiễm HPV tại Chí Linh, HD .................... 185
Phụ lục 16: Mẫu túi xách sử dụng trong can thiệp phòng lây nhiễm HPV tại Chí Linh, Hải
Dương ..................................................................................................................................... 191
Phụ lục 17: Mẫu poster sử dụng trong can thiệp phòng lây nhiễm HPV tại Chí Linh, Hải
Dương ..................................................................................................................................... 192
Phụ lục 18: Kịch bản tổ chức hoạt động nói chuyện và tổ chức trò chơi tìm hiểu về HPV 193
Phụ lục 19: Kiến thức về đối tượng, yếu tố tăng nguy cơ, đường lây nhiễm và cách hạn chế
lây nhiễm HPV trước và sau can thiệp .................................................................................. 201
Phụ lục 20: Kiến thức về triệu chứng, hậu quả và khả năng điều trị khi nhiễm HPV trước và
SCT ....................................................................................................................................... 203
Phụ lục 21: Sự thay đổi về tỷ lệ đối tượng cho rằng đã có vắc xin phòng HPV trước và sau
can thiệp .................................................................................................................................. 205
Phụ lục 22: Kiến thức liên quan đến vắc xin HPV trước và sau can thiệp ........................... 205

Phụ lục 23: Nhận thức về rào cản khi thực hiện hành vi tiêm vắc xin HPV trước và sau can
thiệp ....................................................................................................................................... 206
Phụ lục 24: Sự thay đổi kiến thức chung về phòng lây nhiễm HPV trước và sau can thiệp 206
Phụ lục 25: Lý do sử dụng BCS............................................................................................. 206
Phụ lục 26: Đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của thang đo thái độ về dự phòng lây nhiễm
HPV ....................................................................................................................................... 207
Phụ lục 27: Tiếp xúc với các loại hình can thiệp và mối liên quan với kiến thức phòng lây
nhiễm HPV của đối tượng (kết quả phân tích logistic đơn biến)(n=320) .......................... 210
Phụ lục 28: KQ phân tích DID sau khi bỏ các biến độc lập về đặc điểm ĐTNC .. 211
Phụ lục 29: Giấy xác nhận đồng ý cho sử dụng số liệu ………………………....213


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCS
BPSD
BV
CDC
ĐL
ĐLC
ĐTNC
ĐTV
GDSK
HV
HPV
IARC
KT
NA

NC
NCS
NCSK
PLN
PN
QHTD
SKSS
SCT
TB

TCT
UTCTC
WHO

Bao cao su
Bộ phận sinh dục
Bệnh viện
Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Centers
for Disease Control and Prevention, United States)
Định lượng
Độ lệch chuẩn
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giáo dục sức khỏe
Hành vi
Vi rút gây u nhú ở người (Human papillomavirus)
Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (International Agency for
Research on Cancer)
Kiến thức
Không áp dụng

Nghiên cứu
Nghiên cứu sinh
Nâng cao sức khỏe
Phòng lây nhiễm
Phụ nữ
Quan hệ tình dục
Sức khỏe sinh sản
Sau can thiệp
Trung bình
Thái độ
Trước can thiệp
Ung thư cổ tử cung
Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thông tin về địa bàn can thiệp và chứng ............................................ 35
Bảng 2.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................... 43
Bảng 2.2. Các biến số chính trong nghiên cứu định lượng .................................. 44
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của phụ nữ tuổi 15-49 tham gia điều tra trước và
sau can thiệp .................................................................................................. 57
Bảng 3.2. Đối tượng đã từng nghe tới HPV ....................................................... 58
Bảng 3.3. Kiến thức về đối tượng và đường lây nhiễm HPV ............................... 59
Bảng 3.4. Kiến thức về các yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm HPV và các biện pháp
hạn chế .......................................................................................................... 60
Bảng 3.5. Kiến thức về triệu chứng, hậu quả và khả năng điều trị ....................... 61
Bảng 3.6. Kiến thức về vắc xin phòng nhiễm HPV ............................................ 62

Bảng 3.7. Nhận xét về giá của vắc xin HPV (n=651) ......................................... 63
Bảng 3.8. Kiến thức chung về HPV – tính theo trung vị ..................................... 63
Bảng 3.9. Điểm trung bình về thái độ ............................................................... 65
Bảng 3.10. Hành vi phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ....................................... 66
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của các ĐTNC và kiến thức ........ 67
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kênh nhận thông tin và kiến thức ........................ 69
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa số kênh truyền thông nhận thông tin trong nhóm đã
từng nghe HPV và kiến thức ............................................................................ 70
Bảng 3.14. Phân tích đa biến về mối liên quan đến kiến thức .............................. 71
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC và thái độ ................. 72
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa phương thức nhận thông tin và thái độ ................. 73
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ ........................................... 73
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của ĐTNC và hành vi dùng BCS khi
QHTD ........................................................................................................... 74
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa phương thức nhận thông tin của ĐTNC và hành vi
dùng BCS khi QHTD...................................................................................... 75
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi dùng BCS........................... 76
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi dùng BCS .............................. 76


viii

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của các ĐTNC và hành vi QHTD
với nhiều người trong 12 tháng qua .................................................................. 77
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa phương thức nhận thông tin và hành vi QHTD với
nhiều người trong 12 tháng qua ....................................................................... 78
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi QHTD với nhiều người........ 79
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi QHTD với nhiều người ........... 79
Bảng 3.26. Phân tích đa biến về mối liên quan đến hành vi QHTD nhiều người ... 80
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa đặc điểm chung của các ĐTNC và hành vi khám

sàng lọc UTCTC ............................................................................................ 81
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kênh thông tin nhận được về HPV và hành vi khám
sàng lọc UTCTC ............................................................................................ 82
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi khám sàng lọc UTCTC ........ 83
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi khám sàng lọc UTCTC ........... 83
Bảng 3.31. Phân tích đa biến về mối liên quan đến hành vi khám sàng lọc ........... 84
Bảng 3.32. Đối tượng đã từng nghe tới HPV ..................................................... 84
Bảng 3.33. Sự thay đổi kiến thức TCT và SCT ở hai địa bàn nghiên cứu ............. 85
Bảng 3.34. Sự thay đổi thái độ chung về phòng lây nhiễm HPV trước và SCT ..... 87
Bảng 3.35. Sự thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HPV trước và SCT .................. 88
Bảng 3.36. Sự thay đổi dự định thực hiện hành vi phòng lây nhiễm HPV trước và
sau can thiệp .................................................................................................. 89
Bảng 3.37. Kết quả phân tích DID đánh giá hiệu quả của can thiệp đến kiến thức
phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng ...................................... 90
Bảng 3.38. Kết quả phân tích DID đánh giá hiệu quả của can thiệp đến thái độ
phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng ...................................... 91
Bảng 3.39. Kết quả phân tích DID đánh giá hiệu quả của can thiệp đến hành vi
phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ 15-49 tuổi có chồng ...................................... 92


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Mô hình niềm tin sức khoẻ [86] .................................................... 28
Hình 1.2. Mô hình PRECEDE-PROCEED rút gọn [90] ............................... 31
Hình 1.3. Khung lý thuyết …………………………………………………..33
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu đánh giá trước và sau can thiệp ....................... 40
Hình 2. 2. Minh họa ý nghĩa của phân tích DID.......................................................50
Hình 2.3. Minh họa các hệ số hồi quy trong mô hình phân tích DID.......................52


Hình 2.4. Quy trình xây dựng và thực hiện chương trình can thiệp ................ 52
Hình 3.1. Điểm kiến thức chung về HPV của 2 địa bàn ................................ 64
Hình 3.2. Điểm kiến thức chung về HPV của 2 địa bàn SCT ........................ 86


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vi rút gây u nhú ở người (HPV) là loại vi rút dễ lây lan, lưu hành ở tất cả các
quốc gia trên thế giới. Phần lớn người nhiễm HPV có thể tự khỏi nhưng một số loại
HPV tồn tại dai dẳng trong cơ thể người và là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
(UTCTC), ung thư vòm họng, sùi mào gà, mụn cóc ở bộ phận sinh dục và tay chân
ở cả nam và nữ [30], [52], [121].
HPV được chia thành ba nhóm, bao gồm nhóm chưa xác định được nguy cơ,
nhóm có nguy cơ thấp và nhóm có nguy cơ cao. Phụ nữ bị nhiễm HPV ở nhóm có
nguy cơ cao có thể dẫn đến các tổn thương trong biểu mô cổ tử cung, là các dấu
hiệu của tiền UTCTC. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các tổn thương
này có thể tiến triển thành UTCTC xâm lấn dẫn đến phải cắt bỏ tử cung, làm mất
khả năng sinh sản, giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh [18], [170].
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai sau ung thư vú ở phụ nữ
trên toàn thế giới [54], [170]. Tại Việt Nam, nghiên cứu ở Hà Nội cũng cho kết quả
tương tự là UTCTC ở Hà Nội xếp đứng thứ hai, sau ung thư vú [9]. Tuy nhiên kết
quả của một số nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cho thấy
UTCTC là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. [9], [18]. Nguyên nhân chính gây
UTCTC đã được nhiều nghiên cứu khẳng định là do nhiễm HPV [7], [12], [29]. Vì
vậy, phòng nhiễm HPVlà phương pháp hiệu quả nhất để dự phòng UTCTC cho phụ nữ.
Theo báo cáo năm 2016 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có
khoảng hơn 270.000 phụ nữ chết vì UTCTC, trong đó có hơn 85% số ca tử vong

xảy ra ở các nước đang phát triển[173]. Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở những
phụ nữ trên 35 tuổi, là độ tuổi lao động đang phải gánh vác công việc kiếm sống
cho gia đình cũng như chăm sóc sóc con, cháu. Vì vậy, mắc bệnh và tử vong do
UTCTC sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và xã hội [3]. Hiểu biết về HPV và cách
phòng nhiễm HPV là đóng góp phần quan trọng trong phòng UTCTC, căn bệnh
đang có xu hướng tăng nhanh ở nước ta. Phòng UTCTC cũng là một trong các ưu
tiên quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn sau 2015 nhằm cải thiện sức
khỏe, giảm gánh nặng về bệnh tật và tử vong cho phụ nữ trong thập kỷ tới [3]. Quan


2

hệ tình dục an toàn, tiêm vắc xin HPV đồng thời khám sàng lọc UTCTC và xét
nghiệm HPV để xác định các trường hợp có tổn thương cổ tử cung từ đó áp dụng
cách tiếp cận điều trị phù hợp là các khuyến cáo của Bộ Y tế nhằm phòng nhiễm
HPV và giảm tỷ lệ UTCTC ở nước ta [3].
Nhiều nghiên cứu và các bằng chứng thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã
chứng minh được mức độ an toàn, tính hiệu quả của vắc xin HPV trong phòng
nhiễm HPV[57]. Tuy nhiên, việc triển khai tiêm vắc xin HPV dự phòng UTCTC ở
các nước đang phát triển và ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn do giá thành cao,
hiểu biết về HPV và vắc xin phòng HPV của cộng đồng còn hạn chế[54]. Vì thế để
dự phòng UTCTC do nhiễm HPV ở các nước đang phát triển như Việt Nam, rất cần
các chương trình can thiệp sớm phòng nhiễm HPV cho cộng đồng, đặc biệt là phụ
nữ tuổi sinh sản. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá kết quả
can thiệp phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ có chồng tại một số xã ở Hải Dương
và Phú Thọ" nhằm cung cấp các bằng chứng khoa học về hiệu quả của can thiệp
phòng nhiễm HPV trong cộng đồng hướng tới dự phòng UTCTC và một số bệnh
khác do HPV gây ra.



3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi về phòng nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 1549 có chồng ở 4 xã/phường tại Thị xã Chí Linh, Hải Dương và huyện Thanh Thủy,
Phú Thọ năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về phòng
nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 15-49 có chồng ở 4 xã/phường tại Thị xã Chí Linh và
huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2014.
3. Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thái độ, hành vi phòng nhiễm HPV của phụ
nữ tuổi 15-49 có chồng ở 4 xã/phường tại thị xã Chí Linh và huyện Thanh Thủy sau
1 năm can thiệp.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Đặc điểm, đường lây truyền và hậu quả do nhiễm HPV

1.1.1. Một số đặc điểm của HPV
HPV là một vi rút không có vỏ ngoài, kích thước nhỏ, đường kính trung bình
khoảng 45-55 nm. Lớp vỏ protein của vi rút bao bọc nucleic acid và được cấu thành
từ các đơn vị cấu trúc (structure units), các đơn vị cấu trúc này cấu thành 1
capsomer (đơn vị hình thái quan sát được trên bề mặt của các hạt vi rút tương ứng
với tập hợp các đơn vị cấu trúc), lớp vỏ của vi rút được cấu thành từ 72 capsomer.
Mỗi đơn vị capsomer gồm 2 loại protein là protein L1 và L2 [46].
Cho đến nay, đã có gần 120 loại HPV được xác định. Mỗi loại có sự thích

nghi cao với một loại biểu mô nhất định. Các loại HPV có thể gây ra các vấn đề sức
khỏe nghiêm trọng khác nhau ví dụ như mụn cóc hoặc ung thư. Tùy thuộc vào nguy
cơ gây ung thư người ta chia các loại HPV làm 3 nhóm là nhóm chưa xác định
được nguy cơ gây bệnh (HPV 3, 7, 10, 13, 27,...), nhóm có nguy cơ thấp (HPV 6,
11, ...) và nhóm có nguy cơ cao (HPV 16, 18, ...) [27], [56], [121], [124].
Tuy có sự khác biệt về tần suất nhiễm các loại HPV giữa các vùng địa lý
nhưng loại 16,18 thường là nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở hầu hết các nơi trên
thế giới [12], [17], [28], [58], [145].
1.1.2. Các đường lây truyền và hậu quả do nhiễm HPV
HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Hoạt động tình dục đồng giới
hay khác giới đều có thể lây truyền HPV trực tiếp qua đường sinh dục, miệng và
hậu môn [21], [55], [61].
HPV cũng có thể lây truyền trực tiếp từ da qua da, qua niêm mạc miệng và
niêm mạc bộ phận sinh dục do vết thương hở ở bộ phận sinh dục, qua các hành vi
tình dục trong đó có sờ, chạm vào bộ phận sinh dục bằng tay hoặc bằng miệng của
người bệnh sang người lành [2], [60]. HPV còn có thể lây truyền qua các vật dụng
như quần áo hay bề mặt tiếp xúc, tuy nhiên cơ chế lây truyền chưa rõ. Một số tác


5

giả cho rằng HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ trước và sau sinh,
tuy nhiên các trường hợp này hiếm gặp [93], [150].
Hầu hết những trường hợp nhiễm HPV là tạm thời, không có biểu hiện lâm
sàng và thường tự khỏi sau khoảng vài tháng đến 2 năm [27], [60]. Tuy nhiên
những trường hợp này có thể tái nhiễm hoặc bị nhiễm một loại HPV khác. Khoảng
10% số trường hợp nhiễm HPV còn lại gây bệnh có biểu hiện lâm sàng [60]. Các
tổn thương bệnh nặng nhất là cổ tử cung, gây UTCTC xâm lấn nếu không được phát
hiện và điều trị kịp thời [27], [151], [153].
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ mắc một số

loại ung thư khác như ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ; ung thư dương vật ở nam
giới hoặc ung thư da, tổ chức liên kết, vòm họng, trực tràng, hậu môn và hầu họng ở
cả phụ nữ và nam giới [12], [121].
HPV còn có thể gây ra mụn cóc ở cơ quan sinh dục (chiếm 90% số trường
hợp mắc chủng nguy cơ thấp 6 và 11) và mụn cơm ở họng, tay, chân [60]. Tuy
không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng u nhú gây tình trạng không thoải mái,
ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống của người nhiễm
HPV [151], [173].
1.2.

Tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ

1.2.1. Tình hình nhiễm HPV trên thế giới
HPV là loại vi rút phổ biến nhất ở đường sinh sản cả nam và nữ, là nguyên
nhân của một số triệu chứng hoặc tổn thương tiền ung thư. Hơn 50% số phụ nữ ở
tuổi có hoạt động tình dục có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, tuy
nhiên phần lớn tự khỏi trong vòng 2 năm, nhưng có khoảng 10% trong số họ nhiễm
một số loại HPV dai dẳng và có nguy cơ tiến triển thành ung thư, chủ yếu là
UTCTC [22]. Theo ước tính của WHO mỗi năm trên thế giới có khoảng 530.000
trường hợp mắc mới và hơn 270.000 người tử vong do UTCTC, chiếm 7,5% các ca
tử vong do ung thư ở phụ nữ. Hơn 85% trường hơp tử vong do UTCTC xảy ra ở các
nước đang phát triển [173].
Tỷ lệ nhiễm HPV dao động ở các quần thể dân cư khác nhau trên thế giới và
sự phân bố các loại HPV cũng thay đổi theo khu vực. Phân tích tổng hợp của WHO


6

năm 2014 cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ trên thế giới không có tổn thương
UTCTC là khoảng 11,7%. Khu vực có tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất là Cận Saharan

Châu Phi là 24%, tiếp đến là vùng châu Mỹ la tinh và Caribe (16,1%); ở khu vực
Đông Nam Á là 14%. Tuy nhiên sau phân tích điều chỉnh theo quốc gia thì kết quả
về nhiễm HPV ở phụ nữ ở các nước trên thế giới khác nhau rất nhiều, thấp nhất là
1,6% và cao nhất là 41,9% [171].
Độ tuổi nhiễm HPV cao nhất ở phụ nữ dưới 25 tuổi với tỷ lệ trung bình là
24%. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm ở vùng Trung và Nam Mỹ
tăng lên ở phụ nữ từ 45 tuổi trở lên, hay ở một số nước có thu nhập thấp ở châu Á
và châu Phi thì tỷ lệ mắc hầu như không có gì khác biệt theo nhóm tuổi [151] .
Phân tích kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung phụ nữ nhiễm HPV cho thấy
các type HPV bị nhiễm phổ biến nhất là HPV16 (2,5%), HPV18 (0,9%), HPV31
(0,7%), HPV58 (0.6%) và HPV52 (0,6%). Tuy nhiên, mức độ phổ biến của từng
chủng loại có khác nhau theo từng quốc gia và lãnh thổ. Các nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ nhiễm HPV52 là phổ biến ở Nhật Bản, Đài Loan và các nước Đông Phi trong khi
đó HPV18 là chủng vi rút phổ biến nhất ở Nam Châu Âu; HPV53 là 1 trong 5 loại
HPV chủ yếu được phát hiện tại Đông Phi, Trung và Bắc Mỹ. Mặc dù có một số
khác nhau về mức độ phổ biến của một số chủng HPV, nhìn chung HPV16 và
HPV18 vẫn là 2 chủng phổ biến và nguy hiểm nhất ở mọi quốc gia và là nguyên
nhân của hơn 70% các ca bệnh UTCTC xâm lấn [61] [91].
1.2.2. Tình hình nhiễm HPV ở Việt Nam
Tỷ lệ nhiễm HPV tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng và có sự khác
nhau giữa các vùng miền. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở khu vực
phía Nam cao hơn phía Bắc. Năm 2004, nghiên cứu của Cơ quan nghiên cứu ung
thư quốc tế (IARC) cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng dân cư nữ từ 18-75
tuổi tại Hà Nội là 4,05% [1]. Năm 2010, tác giả Bùi Diệu và cộng sự thực hiện
nghiên cứu trên 1620 phụ nữ độ tuổi 18-65 thuộc hai quận của Hà Nội cho thấy tỉ lệ
nhiễm HPV là 6,4% [7]. Cũng trong năm 2010, tác giả Trần Thị Lợi nghiên cứu
trên phụ nữ 18-69 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ nhiễm là 10,8%
[17] và tác giả Vũ Thị Hoàng Lan thực hiện nghiên cứu trên 1500 phụ nữ độ tuổi



7

18-65 thuộc hai quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ nhiễm
HPV trên toàn mẫu là 7,2%, tỉ lệ này ở Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn ở Hà Nội
và tương ứng là 8,3% và 6,1%[13]. Nghiên cứu của Hồ Thị Phương Thảo và cộng
sự năm 2011 cho tỷ lệ nhiễm HPV của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện
trung ương Huế là 19,6% [30]. Năm 2012, Nguyễn Hữu Quyền nghiên cứu tỷ lệ
nhiễm HPV của phụ nữ đến khám phụ khoa ở Bệnh viện đa khoa MEDILATEC cho
kết quả cao tới 29,8% [25]. Nhìn chung, kết quả của các nghiên cứu trong nước
cũng đã cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở Việt Nam khác nhau ở các vùng miền, tăng
theo thời gian cũng tương tự như kết quả một số tác giả khác trên thế giới [1], [13],
[17], [28], [37].
Các chủng loại HPV phân lập được ở Việt Nam cũng bao gồm nhiều loại khác
nhau. Nghiên cứu của tác giả Vũ Hoàng Lan và cộng sự phát hiện được 18 loại,
trong đó 5 loại HPV có tỉ lệ hiện mắc cao nhất ở Hà Nội là HPV16, 18, 58, 81 và 45
và 5 loại có tỉ lệ hiện mắc cao nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là HPV 18, 11, 16, 58
và 70 [13]. Lê Quang Vinh nghiên cứu ở cả 3 miền trong cả nước phát hiện được
các loại HPV nguy cơ thấp bao gồm: 6, 11, 42, 43, 61, 62, 70, 71, 81 và các loại
HPV thuộc nhóm nguy cơ cao là 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59,
66 và 68. Cũng giống như kết quả của nhiều tác giả khác, tỷ lệ HPV 11 và 6 là phổ
biến trong nhóm nguy cơ thấp và loại 16, 18 và 58 chiếm đa số trong nhóm nguy cơ
cao. Tỷ lệ phụ nữ chỉ nhiễm 1 loại HPV chiếm nhiều nhất (khoảng 50,4%), số
nhiễm 2 loại là 22,9% và số nhiễm từ 3 loại trở lên chiếm 26,7% [37]. Nghiên của
của Trần Thị Lợi ở thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả về tỷ lệ các chủng có nguy
cơ cao là 9,1% và chủng có nguy cơ thấp là 1,7%, trong đó cao nhất là HPV 16
(chiếm 56%), tiếp theo là HPV 18 (38%), chủng 58 là 11% và chủng 11 là 5% [17].
Như vậy, 2 chủng HPV16 và HPV18 cũng là 2 chủng HPV phổ biến nhất như các
nước khác trên thế giới. Ngoài ra một số chủng HPV nguy cơ cao là HPV58,
HPV52, HPV35, và HPV45 cũng được ghi nhận có tỷ lệ nhiễm cao ở phụ nữ có
viêm nhiễm cổ tử cung ở Việt Nam.



8

1.2.3. Các phương pháp dự phòng UTCTC do lây nhiễm HPV
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao nhưng nếu được phát
hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể phòng được phần lớn các trường hợp bệnh.
Nhiễm một hoặc nhiều loại HPV nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân
tiên phát của UTCTC. Các phương pháp dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung
đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo và nhiều quốc gia trên thế giới triển khai
bao gồm dự phòng cấp 1, cấp 2 và cấp 3[3], [21].
Dự phòng cấp 1: bao gồm tuyên truyền giáo dục nhằm giảm lối sống tình dục
có nguy cơ cao, quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắc xin phòng nhiễm HPV, tránh
hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con sớm, hút
thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động) [3], [21], [167].
Ngoài ra, Tổ chức y tế thế giới cũng khuyến cáo giáo dục nâng cao kiến thức về
HPV, nhận thức được nguy cơ và có thái độ tích cực trong phòng lây nhiễm để giảm
hành vi nguy cơ, thực hiện chiến lược thay đổi hành vi phù hợp với từng vùng, địa
phương, phát triển và giới thiệu một cách hiệu quả về vắc xin phòng HPV, ngoài ra
cần khuyến khích cộng đồng hạn chế hút thuốc lá, có chế độ dinh dưỡng hợp
lý[173].
Dự phòng cấp 2: Mặc dù các biện pháp dự phòng ban đầu có thể coi là giảm
đáng kể nguy cơ và tỷ lệ nhiễm HPV là một nguyên nhân chính gây UTCTC.
Nhưng phát hiện các tổn thương tân sản nội biểu mô cổ tử cung và xử trí phù hợp
cũng là một vấn đề quan trọng trong khám và điều trị bệnh. Các phương pháp hiện
được dùng trong phát hiện các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung bao gồm xét
nghiệm tế bào cổ tử cung (khám sàng lọc), quan sát cổ tử cung với dung dịch acid
acetic hoặc dung dịch Lugol, xét nghiệm ADN HPV. Sau khi được phát hiện, tổn
thương tiền ung thư có thể được điều trị bằng các phương pháp cắt bỏ (khoét chóp
bằng dao, dao điện, laser, LEEP) hoặc phá hủy (áp lạnh, đốt điện, hóa hơi bằng

laser) [3].
Hiện nay vắc xin đã phòng ngừa được khoảng 70% các trường hợp UTCTC, vì
vậy việc kết hợp cả hai biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả tối đa trong việc loại bỏ
UTCTC [21].


9

Dự phòng cấp 3: Bao gồm phát hiện các trường hợp ung thư xâm lấn ở giai
đoạn sớm và điều trị tại các cơ sở có đủ điều kiện. Dự phòng ở cấp độ này đã được
triển khai tốt ở các nước có hệ thống y tế phát triển. Việc thực hiện dự phòng cấp 3
ở Việt Nam còn rất khó khăn do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tuyến trong hệ
thống y tế cũng như các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chưa thật rõ ràng, cụ thể [3].
Như vậy, truyền thông cộng đồng dự phòng nhiễm HPV là cần thiết trong
giai đoạn hiện nay ở các quốc gia và đặc biệt với một nước đang phát triển như Việt
Nam. Điều này sẽ làm tăng tính sẵn sàng tham gia phòng chống lây nhiễm HPV
cũng như các bệnh do HPV gây ra, đặc biệt là UTCTC. Các hoạt động phòng nhiễm
HPV cần phải được tiến hành nghiên cứu để đưa ra các bằng chứng thuyết phục phù
hợp với bối cảnh cho việc thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi phòng lây nhiễm
HIV của người dân, nhất là phụ nữ tuổi 15-49. Đó là những đối tượng có nguy cơ
cao và cũng là những người có ảnh hưởng trực tiếp tới việc chăm sóc sức khỏe nói
chung và phòng ngừa lây nhiễm HPV nói riêng cho các thanh thiếu niên.
1.3.

Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng lây nhiễm HPV

1.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, khi Hausen công bố bằng chứng
HPV có liên quan đến UTCTC và bệnh mụn cóc sinh dục ở phụ nữ và đưa ra
khuyến cáo mức độ nguy hiểm của HPV tới cộng đồng, đặc biệt đối với phụ nữ, đã

có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến việc tìm ra các can thiệp phòng lây nhiễm
loại vi rút này [78]. Từ đó đến nay, việc dự phòng giảm nguy cơ nhiễm HPV để góp
phần dự phòng UTCTC đã được nhiều nước trên thế giới hưởng ứng và thực hiện.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC),
thì UTCTC là loại ung thư có khả năng phòng ngừa cao nhất tại các nước phát triển vì
các đối tượng có nguy cơ có tỷ lệ tiếp cận cao với các chương trình tầm soát và tiêm
vắc xin phòng nhiễm HPV đang được thực hiện rộng rãi. Tuy nhiên tại các nước đang
phát triển, việc triển khai vắc xin phòng ngừa HPV gặp nhiều khó khăn liên quan đến
hiểu biết của phụ nữ về HPV và nguy cơ gây ung thư của HPV. Chính vì thế, gần đây
ngày càng nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi trong phòng nhiễm HPV
đã được tiến hành trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau như sinh viên, phụ nữ, cán bộ


10

y tế [84], [85], [137], [159]. Kết quả cho thấy mặc dù kiến thức, thái độ, hành vi về
phòng nhiễm HPV có cải thiện nhưng tỷ lệ nhóm phụ nữ hiểu biết về lĩnh vực này luôn
thấp và có sự khác nhau giữa các khu vực, quốc gia trong toàn cầu cũng như giữa các
địa phương trong mỗi nước [45], [50], [68], [115], [134], [165].
1.3.1.1 Kiến thức về HPV và mối liên quan đến ung thư cổ tử cung
Theo nhận xét của nhiều tác giả, tỷ lệ phụ nữ biết về HPV và hậu quả đối với
sức khỏe nhìn chung đã dần được cải thiện theo thời gian. Nghiên cứu của Vail và
cộng sự về kiến thức của phụ nữ về HPV ở trường Đại học Sountheasten, Hoa kỳ năm
1992 cho kết quả chỉ có 13 % đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đã từng nghe đến HPV,
trong đó chỉ có 8% biết HPV là nguyên nhân chính gây UTCTC [165]. Đến năm 2000,
theo điều tra Quốc gia nhằm khảo sát kiến thức về HPV của cộng đồng phụ nữ từ 1865 ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này đạt 28%, và có đến 41% phụ nữ biết HPV có thể gây UTCTC
[159]. Nghiên cứu của Tiro và cộng sự năm 2007 trên 3079 phụ nữ từ 18 đến 75
tuổi ở Mỹ cho kết quả là có 40% đã từng nghe về HPV và đã có khoảng một nửa số
phụ nữ này biết HPV là nguyên nhân chính gây UTCTC, 64% biết HPV lây qua
đường tình dục [155]. Đến năm 2013, Ramin nghiên cứu trên đối tượng là phụ nữ tuổi

từ 19-65 là dân vô gia cư (với 86,4% là da đen và da màu) ở New York, kết quả cho
thấy có 58,2% đã nghe nói về vi rút HPV, có 41,5% biết về mối quan hệ giữa HPV
và UTCTC [44]. Năm 2015, nghiên cứu của Ismai và cộng sự trên đối tượng phụ nữ
19-50 tuổi, kết quả có tới 70% phụ nữ không biết HPV gây ra các loại ung thư [97].
Nghiên cứu của Yi và cộng sự cũng vào năm 2013 trên phụ nữ Mỹ gốc Việt ở
Houston có trình độ thấp cho kết quả là khoảng 50% số người tham gia nghiên cứu
đã nghe nói về HPV [175]. Các kết quả này cho thấy tại Mỹ ngay ở những phụ nữ
vô gia cư, trình độ thấp cũng đã có khả năng tiếp cận với các thông tin về HPV.
Số liệu từ một số nghiên cứu ở Canada cũng cho kết quả tương tự. Tỷ lệ phụ
nữ đã nghe nói tới HPV tăng từ 60% vào năm 2005 đến 93% vào 2009. Số phụ nữ
biết về mối liên quan giữa HPV và UTCTC cũng tăng từ 70% năm 2003 lên đến
91% vào năm 2011 [160].
Mặc dù hiểu biết về HPV và mối liên quan giữa HPV và UTCTC ngày càng
được nhiều phụ nữ trên thế giới quan tâm, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa các


11

vùng miền, đất nước và châu lục cũng như giữa các nhóm người trong các tầng lớp
xã hội khác nhau[103], [131], [155]. Từ năm 2007, một nghiên cứu ở tiểu bang
Victoria, Úc trên 1100 phụ nữ tuổi từ 18 đến 61, cho thấy đã có đến 51% trong số
họ đã nghe nói về HPV [135]. Trong khi đó, một số nghiên cứu ở một số nước châu
Á, châu Phi cho thấy hiểu biết về HPV và UTCTC còn rất hạn chế. Nghiên cứu của
Sabeena và cộng sự năm 2013 ở miền Nam Ấn Độ cho kết quả là không ai trong số
những người tham gia đã nghe nói về HPV và ảnh hưởng tới sức khỏe của
HPV[141]. Ngay cả như ở Singapore, một đất nước phát triển thuộc hàng đầu của
châu Á, nhưng cũng chỉ có 20% phụ nữ tham gia nghiên cứu vào năm 2009 đã nghe
nói về HPV [134].
Các nghiên cứu ở Syria, Nepal năm 2010-2011 cũng cho kết quả là tỷ lệ bà mẹ
có nghe nói về HPV chỉ dao động từ 14-18% [43], [99], [125] và rất thấp ở Gabon,

Burkina Faso chỉ là 8% [45].
Tỷ lệ biết về HPV và UTCTC cao hơn ở các phụ nữ làm việc trong nghành Y
tế. Nghiên cứu của Ugwu và cộng sự trên 177 phụ nữ là nhân viên y tế trường Đại
học điều dưỡng tại thành phố Enugu State thuộc Nigeria năm 2009 cho kết quả là
85,9% trong số họ biết rằng HPV là tác nhân gây bệnh UTCTC và 78,0% biết rằng
HPV lây truyền qua đường tình dục. Nghiên cứu ở Trường Đại học Malaya,
Malaysia năm 2009 cho thấy 89,1% sinh viên y khoa có điểm kiến thức đạt trung
bình trở lên về HPV [137]. Tuy nhiên, lứa tuổi và năm học trong các trường Y cũng
liên quan đến kiến thức về HPV. Trong một nghiên cứu gần đây (năm 2015) ở sinh
viên điều dưỡng, Đại học Y ở Đài loan cho thấy chỉ có 26,4% sinh viên năm thứ
nhất ở lứa tuổi 15-16 có nghe nói đến HPV [157].
Tỷ lệ biết về HPV và UTCTC thấp nhất ở phụ nữ nông thôn, trong các gia
đình nghèo. Nghiên cứu của Li tại Trung Quốc năm 2009 cho thấy chỉ có 9,3% phụ
nữ nông thôn có nghe nói về HPV [110]. Nghiên cứu của Abida và cộng sự tiến
hành vào năm 2013-2014, ở Tân Cương, Trung Quốc, cho kết quả chỉ có 13% phụ
nữ đã nghe nói về HPV và 27,0% nghe nói về UTCTC [38]. Kết quả tương tự cũng
được Shao –Kai Zhang khẳng định trong nghiên cứu trong phạm vi toàn quốc năm


12

2014 với chỉ 16,4% số phụ nữ biết về hậu quả gây UTCTC và mụn cóc đường sinh
dục[177].
Sự khác biệt về kiến thức cũng rất rõ giữa các nhóm phụ nữ da trắng và da
màu. Trong nghiên cứu của Sadry và cộng sự ở Canada cho thấy nhận thức về HPV
cũng như về vắc xin phòng UTCTC ở phụ nữ da trắng đều cao hơn phụ nữ da màu
(93% so với 69% và 94% so với 64%) (p <0,001) [142].
Với tỷ lệ phụ nữ biết về HPV còn chưa đạt mức mong muốn và ngay cả những
nước có tỷ lệ phụ nữ biết về HPV cao thì sự khác biệt giữa các vùng miền, màu da,
điều kiện kinh tế, xã hội còn rất lớn. Vì vậy cung cấp kiến thức, nâng cao hiểu biết

về HPV và hậu quả về sức khỏe do nhiễm HPV vẫn là các hoạt động ưu tiên trong
chiến lược phòng chống UTCTC trong toàn cầu.
1.3.1.2. Thái độ đối với nhiễm HPV, với những biện pháp phòng nhiễm HPV và hậu
quả về sức khỏe
Tùy theo mức độ hiểu biết về HPV cũng như về đường lây truyền mà người
dân có thái độ khác nhau về sự ảnh hưởng của HPV đến sức khỏe và mức độ nguy
hiểm của một số loại HPV có nguy cơ cao. Cũng như kết quả nghiên cứu về kiến
thức, nhiều tác giả cũng kết luận là có sự khác nhau rõ rệt về thái độ đối với nhiễm
HPV giữa các nhóm quần thể ở các quốc gia và vùng miền.
Thái độ đối với nhiễm HPV và người bị nhiễm HPV: Có 2 xu hướng khác nhau
về thái độ của phụ nữ đối với việc nhiễm HPV. Trong nghiên cứu của Blake và
cộng sự, có khoảng 5% số phụ nữ người Mỹ nhận thức rằng HPV không cần điều trị
mà có thể tự khỏi [50]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ quá sợ
hãi với việc lây nhiễm do nhận thức chưa đúng về đường lây truyền. Họ cho rằng
HPV có thể lây truyền qua đường ăn uống, tiếp xúc qua chỗ ngồi [84]. Nghiên cứu
của Lee và cộng sự trên phụ nữ tuổi 18 trở lên tại Hồng Kông, Trung Quốc cũng chỉ
ra phụ nữ có thái độ kỳ thị đối với người nhiễm HPV, vì thế người nhiễm HPV
thường bị những tác động bất lợi đáng kể về lòng tự trọng và các mối quan hệ xung
quanh [109]. Điều này cho thấy kiến thức của phụ nữ về HPV không đẩy đủ đã góp
phần dẫn tới thái độ chưa phù hợp của họ đối với việc nhiễm HPV như kỳ thị với
những người bị nhiễm HPV.


13

Thái độ đối với tiêm vắc xin HPV, tầm soát UTCTC và hậu quả về sức khỏe:
Kết quả của một số nghiên cứu đã cho thấy phần lớn phụ nữ có thái độ tích cực về
chấp nhận vắc xin HPV, tuy nhiên cũng có sự khác biệt theo địa bàn nghiên cứu.
Gilbert và cộng sự khẳng định rằng không một phụ nữ người Bỉ tham gia nghiên
cứu từ chối tiêm vắc xin HPV, trong đó 50% phụ nữ đã sẵn sàng chấp nhận tiêm

vắc xin HPV với bất cứ mức chi phí nào, số phụ nữ còn lại cần có thêm thông tin
hoặc giảm bớt kinh phí [76]. Năm 2007, nghiên cứu của Lee và cộng sự tại Hồng
Kông, Trung Quốc cho thấy mặc dù kiến thức của phụ nữ về HPV rất hạn chế
nhưng tất cả những người tham gia đều ủng hộ tiêm phòng HPV cho cả bản thân và
con gái của họ [109]. Một nghiên cứu khác cũng ở Trung quốc của Li và cộng sự
năm 2009, cho kết quả là 84,6% người tham gia đã sẵn sàng để được tiêm vắc xin
nếu vắc xin HPV có sẵn cho họ [110]. Trong nghiên cứu của Pierre Joseph, có 90%
phụ nữ chấp nhận tiêm phòng HPV [133]. Nghiên cứu của Ugwu và cộng sự ở
Nigeria cho thấy có tới 91% phụ nữ sẵn sàng cho con gái của họ là vị thành niên,
thanh thiếu niên, hoặc phụ nữ trẻ chưa quan hệ tình dục tiêm vắc xin HPV để phòng
UTCTC, 71,4% số người sẵn sàng xét nghiệm Pap smear cho chính mình và giới
thiệu nó cho các phụ nữ khác [161]. Năm 2009, nghiên cứu của Rashwan và cộng
sự với đối tượng là sinh viên tại Malaysia cho kết quả là 80,3% số sinh viên tham
gia nghiên cứu mong muốn được tiêm phòng HPV. Lý do để họ quan tâm đến tiêm
phòng là vì họ đã nhận thức được UTCTC là một trong những bệnh ung thư phổ
biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới [137].
Thái độ và sự chấp nhận tiêm phòng HPV phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Những
phụ nữ không chấp nhận vắc xin do chưa có kiến thức về HPV cũng như khả năng
có thể phòng bệnh được bằng vắc xin. Một số khác chưa hoàn toàn tin tưởng vào
vắc xin HPV, lo sợ về tác dụng phụ, về kinh phí phải chi trả còn cao, về văn hóa, về
tôn giáo v.v.
Nghiên cứu của Michail ở Hy lạp trên 1210 nữ sinh viên, tuổi 17-24, có tới
52,2% lo sợ vắc xin HPV có các tác dụng phụ [119]. Nghiên cứu của Christian và
cộng sự với đối tượng là nữ y tá ở Nigeria kết luận là 29,8% không sẵn sàng để
được tiêm chủng với lý do chính là không đủ kiến thức về các loại vắc xin


14

HPV[113]. Ở châu Á, nghiên cứu của Montgomery và cộng sự tại Karnataka,

Indianăm 2008, cho kết quả là 46,0% phụ nữ chấp nhận tiêm phòng HPV, nhưng chỉ
có khoảng 21% sẵn sàng đi khám sàng lọc UTCTC [120].
Nhận thức được tầm quan trọng của tiêm phòng, phụ nữ ở một số nước đã có
dự định tiêm phòng cho con gái. Có 75% phụ nữ ở Mỹ trong nghiên cứu của Lai và
cộng sự năm 2013 cho biết họ sẽ tiêm vắc xin HPV cho con gái [106]. Nghiên cứu
của Ortashi và cộng sự ở tiểu vương quốc Ả Rập năm 2012 cho biết tuy chỉ có 37%
phụ nữ đã nghe nói về tiêm vắc xin HPV nhưng có tới 80% trong số này sẽ xem xét
tiêm vắc xin cho mình, 87% sẽ khuyên nên tiêm chủng cho người thân hay bạn bè,
chỉ có 17% cảm thấy vắc xin HPV có thể không được chấp nhận về mặt văn hóa và
1% cảm thấy có thể tôn giáo phản đối tiêm phòng HPV [128]. Quyết định tiêm cho
con gái liên quan rất nhiều đến mức độ hiểu biết của bố mẹ. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh được mối liên quan rất chặt chẽ giữa kiến thức của bố mẹ và ý định
cũng như thực hành tiêm phòng cho con. Trong một nghiên cứu hồi cứu số liệu
quốc gia từ 2006-2007 tại Mỹ về ý định của bố mẹ cho con gái tiêm phòng HPV,
cho kết quả là bố mẹ có kiến thức về HPV sẽ có kế hoạch cho con tiêm phòng cao
gấp 4 lần so với những bố mẹ không hiểu nhiều về HPV [114]. Đây cũng là cơ sở
cho việc xây dựng mô hình can thiệp cung cấp kiến thức cho cha mẹ và các thành
viên trong gia đình có trẻ em gái ở lứa tuổi tiêm phòng HPV.
Chấp nhận và dự định tiêm vắc xin cũng có sự khác biệt giữa các nhóm phụ
nữ da trắng và da màu. Trong số 75% phụ nữ Mỹ có dự định tiêm chủng con gái vắc
xin HPV thì tỷ lệ người da trắng cao hơn người da mầu (OR= 1,86, p=0,04) [106].
Sự khác biệt về kinh tế cũng dẫn đến tỷ lệ phụ nữ chấp nhận tiêm phòng khác
nhau. Những phụ nữ không có nghề nghiệp, kinh tế không ổn định có mức độ chấp
nhận vắc xin HPV thấp. Nghiên cứu của Esra và cộng sự (năm 2010) ở Thổ Nhĩ Kỳ,
tại một tỉnh kém phát triển về kinh tế-xã hội của nước này cho thấy chỉ có 42% số
phụ nữ chấp nhận tiêm vắc xin HPV cho chính mình, 36,3% chấp nhậm tiêm cho
con gái của họ. Trong số phụ nữ không chấp nhận vắc xin HPV có 88% không có
việc làm [156]. Nghiên cứu của Hong và cộng sự năm 2013 trên đối tượng là phụ



×