Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay du học nước ngoài tại SeABank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.08 KB, 38 trang )

Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

Đề tài: Tìm hiểu về nghiệp vụ cho vay du học nước ngoài tại
SeABank.

1


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
MỤC LỤC
Chương 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.
1.1.1.

KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
Khái niệm và đặc điểm của NHTM…………………………………………....

1.1.2.

Hoạt động chủ yếu của NHTM………………………………………………...

1.2.

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI
1.2.1. Hoạt động cho vay của NHTM..........................................................................
1.2.1.1. Khái niệm về cho vay........................................................................................
1.2.1.2. Phân loại cho vay của NHTM...........................................................................
1.2.2.


Quy định pháp lý về cho vay........................................................................
1.2.2.1.

Nguyên tắc cho vay…………………………………………………………………..

1.2.2.2.

Điều kiện vay vốn…………………………………………………………………….

1.2.2.3.
1.2.2.4.

Đối tượng cho vay............................................................................................
Qui đị nh về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho

1.2.2.5.

vay…………………………..
Hợp đồng tín dụng…………………………………………………………………..

1.2.2.6.

Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay………………………………

1.3.
1.3.1.

KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC CỦA NHTM
Khái niệm cho vay du học……………………………………………………


1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.
1.3.5.
1.3.6.

Vai trò của cho vay du học…………………………………………………..
Đặc điểm của cho vay du học ………………………………………………..
Các sản phẩm cho vay du học ………………………………………………...
Rủi ro của hoạt động cho vay du học …………………………………………
Quy trình cho vay du học của NHTM……………………………………….

Chương 2 – THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC NƯỚC NGOÀI
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á.
2


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SEABANK...............................................
..........................................................................................................................

2.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển...............................................................

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức.................................................................................................


2.1.3.

Các sản phẩm và nghiệp vụ của ngân hàng..................................................

2.1.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.............................................

2.2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC NƯỚC NGOÀI
CỦA NGÂN HÀNG.........................................................................................

2.2.1.

Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay du học nước ngoài tại ngân hàng
SeABank..........................................................................................................
..........................................................................................................................

2.2.2.

Hoạt động cho vay du học nước ngoài tại SeABank.....................................

2.3.

ĐÁNH GIÁ......................................................................................................

2.3.2.


Ưu điểm............................................................................................................

2.3.3.

Nhược điểm......................................................................................................

Chương 3 – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC
NƯỚC NGOÀI TẠI SEABANK.
3.1.

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG
THỜI GIAN TỚI..............................................................................................

3.2.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC NƯỚC

NGOÀI.

3


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

LỜI MỞ ĐẦU.
Bước vào thời đại của tri thức, để có thể sánh ngang với những nước phát triển
trên trường quốc tế thì nhu cầu học tập ngày càng trở nên cần thiết. Đó không chỉ là nhu
cầu cá nhân của mỗi người mà còn là nhu cầu của toàn xã hội. Nhà nước ta luôn nổ lực
với sự nghiệp ưu tiên chi cho giáo dục và đào tạo để nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó.
Tuy nhiên, với điều kiện nền giáo dục nước nhà không đủ để thỏa mãn những khát khao,

những nguyện vọng và hoài bão to lớn trong mỗi người. Và du học nước ngoài được lựa
chọn như một sự đầu tư đáng giá và có lợi ích từ nhiều mặt.
Thật vậy, việc cho con theo học ở nước ngoài không chỉ giúp con có nhiều cơ hội
tốt để phát triển tài năng, sự tự tin, tính tự lập, mà còn giúp con có nhiều lợi thế hơn khi
xin việc. Hiện nay, thu nhập của những người có bằng tốt nghiệp nước ngoài vẫn chiếm
ưu thế rõ rệt so những người tốt nghiệp trong nước. Cũng có nhiều người đưa con ra nước
ngoài với mong muốn con trẻ sẽ trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn khi ở xứ người.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh phí để theo học chương trình giáo dục ở
nước ngoài, đặc biệt là những chương trình học tiên tiến ở những trường hàng đầu thế
giới. Hiểu rõ nhu cầu này, nhiều ngân hàng Việt Nam đã mở sản phẩm mới là cho vay du
học nước ngoài nhằm hỗ trợ gia đình và cá nhân có nhu cầu ra nước ngoài học tập. Với
mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu”, SeABank đã sớm cung cấp sản phẩm
cho vay du học. Cùng với thực tế nhận thấy được em quyết định chọn để tài “ Thực trạng
cho vay du học nước ngoài tại SeABank”. Em hi vọng qua bài tiểu luận có thể đưa ra
được cái nhìn tổng quát về hoạt động cho vay du học nước ngoài của SeAbank, những
kết quả đạt được cũng như hạn chế nhằm đưa ra giải pháp tối ưu để đẩy mạnh hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng.

4


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Phan Thị Thanh Thảo và cô Nguyễn
Như Hiền Hòa đã tận tình hướng dẫn cho em trong quá trình làm bài, bài làm không tránh
khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý để có thể hoàn thiện hơn!
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 . KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm của NHTM.
Theo luật các TCTD năm 2010: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng
được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của pháp Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Đặc điểm kinh doanh của NHTM:
-

Vốn và tiền vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là mục đích kinh doanh, vừa là

-

đối tượng kinh doanh.
Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác
Khách hàng của ngân hàng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau và hoạt động

-

trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với

-

các ngân hàng trong và ngoài nước. (Tính liên kết trong hoạt động ngân hàng)
Các sản phẩm ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách riêng
từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh

doanh.
1.1.2.
Hoạt động chủ yếu của NHTM.
Căn cứ mục đích nghiên cứu, tiếp cận, người ta sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau

để phân loại các hoạt động của ngân hàng:
 Căn cứ vào bảng cân đối tài sản, nghiệp vụ NHTM gồm:

5


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
-

Nghiệp vụ tài sản Nợ (nghiệp vụ tạo lập vốn): Bao gồm vốn pháp định, vốn điều

-

lệ, nghiệp vụ đi vay và nghiệp vụ kí thác.
Nghiệp vụ tài sản Có (nghiệp vụ sử dụng vốn): Bao gồm nghiệp vụ dự trữ tiền

-

mặt, nghiệp vụ cho vay và đầu tư chứng khoán.
Nhóm nghiệp vụ ngoài Bảng cân đối tài sản: Là các nghiệp vụ không được phản
ánh trên bảng cân đối tài sản của NHTM, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo

lãnh ngân hàng.
 Căn cứ đối tượng khách hàng, nghiệp vụ NHTM được phân thành:
- Nhóm nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân: Bao gồm các nghiệp vụ nhận tiền
-

gửi, thanh toán, cho vay tiêu dùng, cho vay hộ kinh tế gia đình.
Nhóm nghiệp vụ đối với khách hàng doanh nghiệp: Bao gồm các nghiệp vụ nhận
tiền gửi, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán quốc tế, mua bán


ngoại tệ, cho vay doanh nghiệp, bảo lãnh, tư vấn…
- Nhóm nghiệp vụ đối với các tổ chức tín dụng khác: đi vay, cho vay, thanh toán…
1.2. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM.
1.2.1.
Hoạt động cho vay của NHTM.
1.2.1.1.
Khái niệm về cho vay của NHTM.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
Hoạt động cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng,
vì vậy chúng ta thường hay gọi hoạt động cho vay của ngân hàng cũng chính là hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
1.2.1.2.

Phân loại cho vay của NHTM.

Dựa trên các tiêu thức cơ bản, có thể phân loại tín dụng ngân hàng như sau:
 Dựa vào mục đích của tín dụng:
- Cho vay kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng
 Dựa vào thời hạn tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn.
- Cho vay trung, dài hạn.
6


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
 Dựa vào tính chất đảm bảo:

- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản.
- Cho vay không đảm bảo bằng tài sản (tín chấp)
 Dựa vào phương thức cho vay.
- Cho vay theo món.
- Cho vay theo hạn mức
1.2.2.
Quy định pháp lý về cho vay.
1.2.2.1.
Nguyên tắc cho vay.
Vay vốn phải có mục đích và đảm bảo sử dụng đúng mục đích: Giúp ngân hàng
quản lý và giảm thiểu được rủi ro cho vay. Ngân hàng cho vay để giúp các khách hàng
giải quyết nhu cầu thiếu vốn của mình trong quá trình kinh doanh, qua đó thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Ngân hàng không thể cho vay để thực hiện những hoạt động kinh
doanh trái phép mà không đúng chức năng. Ngân hàng có quyền ngưng cho vay và thu
hồi khoản vay nếu khách hàng vi phạm nguyên tắc cho vay này.
Vốn vay phải được trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi: Ngân hàng là một tổ chức
kinh doanh tiền tệ, do đó vốn phải được quay về ngân hàng với giá trị lớn hơn giá trị ban
đầu. Vì vậy, người đi vay phải hoàn trả cả gốc và khoản lãi do sử dụng nguồn vốn trên,
và ngân hàng mới đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động có lãi.
Vay vốn phải có đảm bảo: Nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trong quá trình
kinh doanh, khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì tài sản đảm bảo là nguồn thu
hồi nợ thứ hai của ngân hàng. Các tài sản dùng làm đảm bảo phải là sở hữu hợp pháp
của bên đi vay, có giá trị và giá trị sử dụng, được thị trường chấp nhận.

1.2.2.2.

Điều kiện vay vốn.

Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng lực
pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân sự.

Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
7


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định của
pháp luật.
1.2.2.3.

Đối tượng cho vay.

Đối tượng cho vay của ngân hàng thương mại là các tổ chức cá nhân có nhu
cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng… Theo qui định của
Luật các tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn để
thực hiện các việc sau:
- Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm
mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
1.2.2.4.

Qui đị nh về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay.

Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong cho
vay và tránh rủi ro Luật pháp đã qui định những vấn đề về nguyên tắc cho vay, các
hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng, hợp đồng tín dụng, xét duyệt cho vay, kiểm tra
việc sử dụng vốn vay. Để hoạt động cho vay của ngân hàng được lành mạnh và có
hiệu quả, các NHTM phải làm tốt việc kiểm tra, đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay
của người vay vốn.

- Các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng nó qui định giới hạn cho vay của
NHTM đối với mỗi khách hàng. Qua đó NHTM hạn chế được việc tập trung vốn vào
một số ít khách hàng, một số ngành, một số lĩnh vực kinh doanh nhờ đó tránh được rủi
ro và phân tán rủi ro tín dụng.
- Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh
tế và pháp lý để thu hồi được nợ vay.
1.2.2.5.

Hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý về mối quan hệ tín dụng giữa NH cho
vay và người đi vay. Là cơ sở để NHTM thực hiện cho vay, quản lý khoản vay, thu
hồi nợ và xử lý các khiếu nại (nếu có).
1.2.2.6. Xét duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
8


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Ngân hàng phải tổ chức tốt việc xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định
trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, đồng thời ngân hàng có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và trả nợ của người vay, ngân
hàng sử dụng một số biện pháp kiểm soát vốn vay như sau:
-

Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay theo chu kỳ
(tháng, quí, năm) đối với các khoản tín dụng lớn, đồng thời cũng kiểm tra bất

-

thường

Kiểm soát thường xuyên những khoản cho vay lớn vì rủi ro xãy ra sẽ ảnh hưởng

-

lớn đến tình trạng tài chính của ngân hàng.
Đánh giá tình hình tài chính, khả năng thanh toán, quá trình thanh toán của

-

khách hàng. Chất lượng của tài sản thế chấp, cầm cố…
Theo dõi thường xuyên các khoản tiền vay có vấn đề.
Tăng cường các biện pháp kiểm soát tín dụng trong trường hợp tình hình kinh
tế xã hội hay hoạt động của hệ thống ngân hàng có biến động đột biến đe dọa

đến sự an toàn, hiệu quả vốn tín dụng.
1.3.
KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC CỦA NHTM.
1.3.1.
Khái niệm cho vay du học.
Cho vay du học là một nghiệp vụ cho vay của ngân hàng đối với các cá nhân
để phục vụ mục đích chi trả học phí và các khoản chi khác khi tham gia các khoá học
đại học và sau đại học ở nước ngoài (du học nước ngoài) hay ở trong nước nhưng do
các cơ sở đào tạo nước ngoài thực hiện tại Việt Nam (du học tại chỗ).

1.3.2.

Vai trò của cho vay du học.

Đây là một sản phẩm nhằm nỗ lực đáp ứng nhu cầu các bậc cha mẹ muốn lo
cho con em mình đi du học, mở mang tầm hiểu biết, tiếp thu những kiến thức mới, đồng

thời giúp học sinh giỏi bộc lộ năng lực và tính độc lập cao muốn được học tập tại nước
ngoài vì tương lai sự nghiệp của mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thời đại tri thức
ngày nay. Cho vay du học không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng mà nó
còn có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện hiện nay. Từ khi có hoạt động này đã giúp cho đại
9


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
bộ phận khách hàng có nhu cầu cho con em mình du học tự túc nước ngoài, sang các
nước tiên tiến mở mang tầm hiểu biết, tiếp thu những kiến thức mới, tinh hoa tri thức
của nhân loại, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước.
1.3.3.

Đặc điểm của cho vay du học.

Cho vay du học là một sản phẩm tương đối mới tại các ngân hàng hiện nay,
việc cho vay du học được đặt thành một chương trình riêng tín dụng du học học sinh với
các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục phù hợp của mục đích vay này. Việc xét cho vay du học
cũng giống như các loại hình cho vay khác. Khách hàng cần chứng minh nguồn thu
nhập ổn định để đảm bảo được khả năng trả nợ, đồng thời cần có tài sản để thế chấp như
nhà ở, sổ tiết kiệm, chứng từ có giá trị…
Tại hầu hết các ngân hàng cho vay du học được áp dụng theo hình thức cho vay
thông thường, sau khi ngân hàng hoàn tất việc thẩm định, bao gồm thẩm định mục đích
sử dụng vốn vay, khả năng thu nhập đảm bảo trả nợ, tài sản thế chấp. Ngân hàng sẽ xét
duyệt và giải ngân vào lúc vay. Việc xét duyệt cho vay và sau đó giải ngân đều phải có
căn cứ trên giấy tờ chứng minh chi phí du học sinh sử dụng trong quá trình du học như
giấy thông báo học phí của nhà trường, giấy thông báo hay hóa đơn chi phí kí túc xá, chi
phí ăn, ở sinh hoạt…
Về phương thức trả tiền vay và lãi, khách hàng có thể trả lãi định kì hàng tháng
còn tiền vốn có thể hoàn trả định kì hàng tháng, 3 tháng hay 6 tháng…tuỳ vào khả năng

thu nhập và điều kiện phù hợp với mình. Tiền lãi tính trên dư nợ bình giảm dần (tiền lãi
sẽ giảm theo nợ gốc, giảm dần theo mỗi đợt trả). Bình quân chi phí du học tự túc ở nước
ngoài khá cao, khoảng 10.000USD/năm hay có thể đến 20.000 USD/năm. Để có khả
năng cho con du học, phần đông phải là các gia đình có thu nhập cao và ổn định. Vì vậy
có khá đông các bậc cha mẹ tìm đến ngân hàng vay vốn phục vụ cho mục đích này.
1.3.4.

Các sản phẩm cho vay du học.

Cho vay du học nước ngoài có tài sản đảm bảo.
Cho vay du học nước ngoài đảm bảo bằng lương.
Cho vay du học trong nước có tài sản đảm bảo.
Cho vay du học trong nước đảm bảo bằng lương.
10


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
1.3.5. Rủi ro của hoạt động cho vay du học.
Các rủi ro trong hoạt động cho vay du học bao gồm:


Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn hoặc
trả không đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng.
Để hạn chế rủi ro tín dụng, ngân hàng thường tiến hành thẩm định rất kỹ về khách
hàng vay, về tài sản thê chấp, về mức cho vay…


Rủi ro lãi suất


Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi vay thay đổi ngoài dự tính.
Cho vay du học có thể là món vay trung hoặc dài hạn. Nếu ngân hàng áp dụng lãi
suất cố định thì rủi ro này là rất cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đảm bảo sinh lãi
cho ngân hàng, các món vay trên 12 tháng thường được áp dụng lãi suất thả nổi.


Rủi ro hối đoái

Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ
giá thay đổi vượt quá thay đổi dự tính
Vì cho vay du học có thể cho vay bằng ngoại tệ và nó liên quan đến đồng tiền của
nhiều nước nên khả năng xảy ra rủi ro này cũng rất cao nếu ngân hàng không xem xét
mức lãi suất một cách phù hợp.


Rủi ro khác

Rủi ra khác có thể kể đến trong cho vay du học như việc nhầm lẫn trong thanh
toán, chuyển tiền…
1.3.6. Quy trình cho vay du học của NHTM.
Sơ đồ cho vay du học của NHTM.

11


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay du học của NHTM
Khách
hàng


Nhu cầu
vay

Hồ sơ

Ngân hàng tiếp
nhận, kiểm tra hồ
sơ vay

Thẩm định

Bước 1

Bước 2

cho vay
Xét duyệt và ra quyết
định cho vay
Hoàn thiện hồ sơ
và giải ngân (nếu
có)
Giám sát sau khi
cho vay và

Bước 3

Bước 4

Bước 5


thu hồi nợ, lãi
Hoàn tất khế ước và
lưu hồ sơ

Bước 6

Quy trình cho vay gồm các bước cơ bản sau:


Bước 1: Nhận hồ sơ
Khách hàng có nhu cầu vay sẽ được CBTD hướng dẫn lập hồ sơ vay đầy đủ và

đúng quy định cho vay của ngân hàng


Bước 2: Thẩm định cho vay
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình cho vay. Nó quyết định đến hiệu quả

và chất lượng món vay. Nội dung thẩm định bao gồm:
12


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
 Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng vay, người thân đi học học và
người bảo lãnh (nếu có):
CBTD phải thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng, người thân đi du học để
đảm bảo khách hàng đi vay vốn và người đi du học có đầy đủ năng lực pháp lý và hành vi
dân sự và họ có ý thức rõ ràng về trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các
khoản nợ.



Thẩm định mục đích vay tiền:
CBTD phải thẩm định xem khách hàng có đúng là sử dụng tiền vay vào mục đích

du học thông qua việc yêu cầu khách hàng cung cấp giấy gọi nhập học của cơ sở giáo dục
– đào tạo nước ngoài.
 Thẩm định về tình hình tài chính:


Nếu doanh nghiệp vay tiền để đưa cán bộ, nhân viên đi du thì phải tiến hành phân

tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (hoặc tổ chức) xem tình hình tài chính của họ có
lành mạnh không? Họ có khả năng thanh toán nợ không?


Đối với khách hàng là cá nhân thì cần xác định mức thu nhập và sự ổn định trong

thu nhập của khách hàng. Vì đây thường là nguồn trả nợ chính của các cá nhân khi vay
vốn ngân hàng.


Thẩm định tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo cũng là một trong những cơ sở để ngân hàng ra quyết định mức

cho vay là bao nhiêu. Vì vậy, quyền sở hữu và giá trị tài sản đảm bảo phải được thẩm
định một cách chính xác tránh gây ra rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng không trả
được nợ.



Bước 3: Ra quyết định cho vay
Dựa vào kết luận thẩm định, Ban tín dụng đưa ra quyết định có cho vay hay

không. Nếu từ chối sẽ phải đưa ra lý do hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm vào hồ sơ
vay các điều khoản cần thiết khác.

13


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục


Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và giải ngân (nếu có)
Khách hàng cùng với ngân hàng hoàn thiện một số hồ sơ như: ký hợp đồng đảm

bảo tiền vay, hợp đồng tín dụng và hoàn thành các điều khoản khác theo hợp đồng tín
dụng. Sau đó, ngân hàng sẽ tiến hành làm thủ tục mở số tiết kiệm cho khách hàng (nếu
vay mở sổ tiết kiệm xác nhận năng lực tài chính) hoặc giải ngân cho khách hàng (nếu vay
trả các chi phí du học).


Bước 5: Giám sát sau khi cho vay và tiến hành thu hồi nợ, lãi
Sau khi cho vay, CBTD có trách nhiệm kiểm tra xem khách hàng có thực hiện

đúng các cam kết đã ký trong hợp đồng tín dụng không đặc biệt là kiểm tra xem khách
hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. CBTD cũng có trách nhiệm nhắc nhở
khách hàng trả nợ, lãi đúng thời hạn.


Bước 6: Hoàn tất khế ước và lưu hồ sơ

Sau khi khách hàng trả hết nợ hoặc ngân hàng đã xử lý xong món vay thì hồ sơ

khoản vay được hoàn tất và đem lưu, kết thúc quy trình một món vay.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC NƯỚC NGOÀI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á.
14


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SEABANK – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank được thành lập từ năm 1994, là một
trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất và hiện tại nằm trong Top 10 ngân
hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Năm 2010, SeABank có vốn điều lệ gần 5.335 tỷ đồng,
trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Société Générale sở hữu 20% cổ phần, là một
trong tám ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất, được xếp hạng 300/500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam và 85/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và
44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2007-2009.
Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, SeABank
tập trung đặc biệt vào đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ,
nhưng vẫn phát triển một số doanh nghiệp lớn để tăng cường bán chéo sản phẩm. Các
sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực
tài chính của từng đối tượng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc, bao gồm
tiết kiệm, tín dụng, các dịch vụ ngân hàng, thẻ ATM.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng chất lượng cao, SeABank đặc biệt chú trọng mở

rộng mạng lưới kênh phân phối để phục vụ khách hàng tốt hơn. Việc mở chi nhánh
SeABank Đà Nẵng - chi nhánh đầu tiên ở miền trung đã đánh dấu một bước phát triển
mới nhằm phục nhu cầu tài chính ngân hàng đa dạng của các ngân hàng cá nhân và các
doanh nghiệp tại khúc ruột của tổ quốc. SeABank – chi nhánh Đà Nẵng được khai
trương vào tháng 12 năm 2006 tại địa chỉ 23 Nguyễn Văn Linh, phường Nam Dương,
quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Seabank là một ngân hàng mới nhưng được đánh giá có tốc độ tăng nhanh về
vốn, tài sản và mạng lưới cùng với định hướng phát triển kinh doanh trên nền tảng định
vị sự khác biệt như một cấu trúc tổ chức định hướng tới khách hàng, các sản phẩm dịch
vụ được thiết kế phù hợp với từng phân khúc mục tiêu, thích nghi với tính đa dạng của
địa phương. SeABank đã nhanh chóng hội nhập và bắt kịp ngay với thị trường kinh
doanh tại Đà Nẵng. Ngay từ những ngày đầu khai trương, chi nhánh ngân hàng đã huy
động được 50 tỷ đồng từ tiền gửi dân cư, mở đầu cho cơ hội kinh doanh cho thương
15


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
hiệu SeABank tại khu vực này.
Từ năm 2009, SeABank – Chi nhánh Đà Nẵng đánh dấu một bước phát triển mới
khi ngân hàng bắt đầu triển khai mô hình ngân hàng bán lẻ với các sản phẩm và dịch vụ
của mình.Với việc xâm nhập thị trường tại khu vực một cách chuyên biệt như vậy,chắc
chắn ngân hàng này không những mang lại cho khách hàng phong cách phục vụ mới

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

mẻ mà còn mở ra những cơ hội hợp tác đầu tư mới cho các khách hàng kĩ tính tại thị
trường Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền trung nói chung với thương hiệu SeABank
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
TP quản trị &
HTHĐ


Trưởng nhóm hỗ
trợ tín dụng

Chuyên viên hỗ
trợ tín dụng

Chuyên viên hỗ
trợ hoạt động

TP Khách hàng cá
nhân

Chuyên viên
quản lý quan hệ
KHCN
Chuyên viên
phát triển KD

Trưởng quỹ

Chuyên viên hỗ
trợ kỹ thuật
Nhân viên quỹ

Nhân viên hành
chính-nhân sự

+ Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.


16

Trưởng nhóm
giao dịch viên

Giao dịch
viên
Nhân viên
chào đón

TP Khách hàng
SME & PRO

TP Giao dịch

Chuyên viên
quản lý quan
hệ KH SME

Chuyên viên
quản lý
QHKH

Chuyên viên
quản lý quan hệ
KH PRO

Trưởng nhóm
giao dịch viên


Giao dịch
viên/giao dịch
viên kiêm quỹ


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

+ Nhiệm vụ của từng phòng ban
 Phòng Giám đốc:

17


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Giám đốc chi nhánh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc xem xét bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc,
trước HĐQT và trước pháp luật trong điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi
nhánh. Trực tiếp điều hành, quản lý và giám sát tình hình hoạt động của chi nhánh. Có quyền
ủy quyền cho các bộ phận thay mặt mình thực hiện một số công việc cụ thể và chịu trách
nhiệm về việc ủy quyền đó.
 Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động
Chịu trách nhiệm về các công tác liên quan đến quản trị và hỗ trợ hoạt động liên quan
đến chi nhánh.
Xây dựng, tổ chức, điều hành mọi hoạt động của phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động
nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu công việc được giao.
Giám sát việc hỗ trợ tín dụng và đặc bệt là phê duyệt việc tao lập hợp đồng vay, đăng
ký thế chấp kiểm sát tính tuân thủ của hồ sơ xin giải ngân trước khi giải ngân theo quy định
của SeABank.
Đảm bảo công tác hậu cần của chi nhánh, kiểm soát chứng từ chi tiêu tại chi nhánh.
Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hoạt động của phòng.

 Phòng khách hàng cá nhân
Đề xuất chiến lược và mục tiêu kinh doanh thị trường khách hàng cá nhân.
Chịu trách nhiệm về doanh số và công tác phát triển các đối tượng các khách hàng cá
nhân trên địa bàn.
Phát triển và đào tạo nhân lực.
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.
 Phòng trưởng phòng SME & PRO
Chịu trách nhiệm về doanh số và công tác phát triển các đối tượng khách hàng doanh
nghiệp trên địa bàn.
Đề xuất chiến lược và mục tiêu kinh doanh trên thị trường khách hàng tiềm năng.
Phát triển và đào tạo nhân lực.
Thực hiện công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
18


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
 Phòng giao dịch
Thực hiện công tác phát triển khách hàng nhằm phát triển hoạt động của chi nhánh.
Phê duyệt các giao dịch kế toán với khách hàng.
Quản lý các giao dịch viên và chất lượng hoạt động của nhóm.
Hoàn thành chính xác, kịp thời các giao dịch đối với khách hàng trong hạn mức được
phê duyệt trong thời hạn quy định đối với mỗi giao dịch.
2.1.3. Các sản phẩm và nghiệp vụ ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng hàng ngày: Chuyển tiền đến trong nước, tài khoản tiền gửi
thanh toán, ngân hàng qua điện thoại SeAcall, ngân hàng trực tuyến SeANet, SMS &
Email banking, Chuyển tiền đi trong nước.
Tài trợ ngắn hạn: Cho vay bổ sung vốn lưu động theo món ngắn hạn, Hạn mức tín
dụng, Tài trợ LC nhập khẩu, Tài trợ LC xuất khẩu (trước khi giao hàng), Chiết khấu bộ
chứng từ, Sản phẩm bảo lãnh.
Tài trợ đầu tư: Cho vay nhanh mua ô tô doanh nghiệp – SeACar Business, Cho

vay đầu tư tài sản dài hạn, Cho vay đầu tư tài sản trung hạn.
Tiết kiệm và đầu tư.
Thanh toán quốc tế.
Sử dụng thẻ.
Tiết kiệm và sinh lời.
Chương trình khuyến mãi…

19


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
2.1.4. Kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
Bảng 2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại SeAbank – chi nhánh Đà
Nẵng.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu
1.Tổng doanh thu
Thu lãi
Thu dịch vụ
Thu kinh doanh DV
Thu khác
2.Tổng chi phí
Chi trã lãi
Chi hoạt động DV
Chi kinh doanh ngoai
hối
Chi phí nhân viên
Chi phí khác

3.Lợi nhuận trước
DPRR
4.Dự phòng rủi
ro(0,75%)
5.Lợi nhuận trước
thuế
6.Thuế TNDN(25%)
7. Lợi nhuận sau thuế

Năm

Năm

Năm

Chênh lệch

Chênh lệch

2009
Số tiền
173.715
156.343
5.067
2.448
9.856
137.085
112.894
6.047


2010
Số tiền
262.020
235.818
8.585
3.864
13.756
209.772
183.551
6.555

2011
Số tiền
360.371
326.507
12.038
5.592
16.234
266.350
237.312
7.104

2010/2009
Số tiền TT(%)
88.305
50,83
79.474
50,83
3.518
69,43

1.415
57,81
3.897
39,54
72.687
53,02
70.657
62
507
8

2011/2010
Số tiền
TT(%)
98.351
37,82
90.689
38,45
3.453
40,22
1.728
44,72
2.478
18,01
56.578
26,97
53.761
29,29
549
8,37


3.707

3.832

4.128

124

3

296

7,72

6.523
7.912

7.820
8.013

9.044
8.762

1.296
100

19
1,2


1.224
749

15,62
9,35

36.630

52.248

94.021

15.618

42,64

41.773

79,95

5.278

7.538

12.403

2.260

42,82


4.865

64,53

31.352

44.926

81.618

13.357

42,61

36.692

81,67

7.837
11.177 20.404,5 3,339
42,61
9.227,5
82,55
23.513
33.532 61.213,5 10.018
42,61 72.681,5 82,55
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của
Seabank chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm là rất tốt.

Về thu nhập: Tình hình thu nhập qua 3 năm đều tăng. Tổng thu nhập năm 2009 là
173.715 triệu đồng, năm 2010 tổng thu nhập là 262.020 triệu đồng, đến năm 2011 tổng
thu nhập đạt 360.371 triệu đồng, tăng 98.351 triệu đồng so với năm 2010 với tốc độ tăng
là 37,82 %.
20


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Về chi phí: Nhìn chung các khoản chi phí đều có xu hướng tăng qua 3 năm, tuy
nhiên không đáng kể. Năm 2009 tổng chi phí đạt 137.085 triệu đồng, năm 2010 đạt
209.772 triệu đồng, năm 2012 đạt 266.350 triệu đồng, tăng 65.578 triệu đồng so với năm
2010 với tốc độ tăng là 26,97%. Trong đó: chi phí trả lãi tiền gửi tăng từ 183.551 triệu
đồng trong năm 2010, đến năm 2011 đạt đến 237.312 triệu đồng, tăng 53.761 triệu đồng
so với năm 2010, với tốc độ tăng là 26,29%. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong
năm 2011, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của ngân hàng tăng lên, do đó mà làm tăng
thêm chi phí từ tiền gửi.
Về lợi nhuận: Do thu nhập tăng lên đáng kể trong khi chi phí tăng không nhiều do
đó mà lợi nhuận của chi nhánh tăng lên rất nhiều qua 3 năm. Năm 2010 lợi nhuận chỉ đạt
33.532 triệu đồng, nhưng đến năm 2011 con số này đã lên đến 61.213,5 triệu đồng, tăng
72.681,5 triệu đồng so với năm 2010, với tốc độ tăng là 82,55%. Nguyên nhân của việc
tăng này là do chi nhánh đã có những chính sách hợp lý nhằm hạn chế chi phí bỏ ra đem
lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. Đây là 1 điều đáng khích lệ trong những năm tiếp theo.
2.2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DU HỌC NƯỚC NGOÀI CỦA

NGÂN HÀNG.
2.2.1.

Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay du học nước ngoài tại ngân hàng SeAbank.


 Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh.
 Đối tượng điều chỉnh: Quy định này điều chỉnh các quan hệ cho vay đối với tất cả các
khách hàng có nhu cầu vay vốn để chi trả tiền học phí và sinh hoạt phí trong quá trình
học tập.
 Phạm vi áp dụng: Quy định sản phẩm “Cho vay du học” được áp dụng đối với tất cả
các Đơn vị kinh doanh của Ngân hàng trên toàn hệ thống.
 Những vấn đề chưa được quy định trong Quy định này sẽ thực hiện theo các văn bản
định chế quy định chung về nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng.
 Đối tượng khách hàng.
 SV/HV đang học tại các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước hoặc thân nhân của
SV/HV (sau đây gọi chung là khách hàng)

21


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
 Các khách hàng là cá nhân (người Việt Nam hay người nước ngoài) sinh sống hợp
pháp tại Việt Nam, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại cùng tỉnh, thành
phố hoặc các vùng lân cận tỉnh thành phố nơi Ngân hàng đặt điểm giao dịch.
 Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
 Độ tuổi của Khách hàng:
 Tối thiểu: 18 tuổi.
 Tối đa: 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với Nam (Tính đến cuối thời hạn khoản
vay)
 Đối với cá nhân làm việc hưởng lương: có thời gian làm việc tối thiểu 06 tháng liên
tục tại đơn vị đang công tác, hợp đồng lao động hiện tại không xác định thời hạn hoặc
có thời hạn ghi trên hợp đồng từ 12 tháng trở lên.
 Đối với cá nhân tự doanh: Có đăng ký kinh doanh, thời gian kinh doanh liên tục trong

cùng lĩnh vực hoạt động tối thiểu là 01 năm.
 Có năng lực tài chính để hoàn trả số tiền vay và không có lịch sử nợ xấu (nợ quá hạn,
nợ gia hạn nhiều lần) tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.
 Bảng 2.2: Phân loại sản phẩm theo đối tượng và hình thức cho vay.
Mục

Gói 1

Gói 2

Đối tượng cho vay

Thân nhân SV/HV du học
nước ngoài

Thân nhân SV/HV du học
nước ngoài

Hình thức vay

Vay có tài sản đảm bảo

Vay đảm bảo bằng lương

 Mục đích vay.
Sử dụng vào các mục đích chi trả các khoản học phí và sinh hoạt phí phù hợp với
quy định của pháp luật và của Đơn vị Đào tạo. Khách hàng phải tự chịu trách nhiệm về
tính hợp pháp trong việc sử dụng tiền vay và có trách nhiệm chứng minh việc sử dụng
vốn vay là hợp pháp theo yêu cầu của Ngân hàng hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.

 Thời hạn vay.
Tối thiểu 6 tháng.
Tối đa 60 tháng.




22


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Thời hạn cho vay đối với cá nhân người nước ngoài không vượt quá



thời hạn được phép sinh sống, lao động tại Việt Nam.

Đối với gói 2: Thời hạn tối đa không vượt quá thời hạn còn lại trên
hợp đồng lao động.
 Bảng 2.3: Số tiền cho vay và đồng tiền áp dụng (VND).
Số tiền cho vay: Tổng số tiền cho vay đối với từng gói sản phẩm phải trong giới hạn sau:

Số tiền cho
vay

Gói 1

Gói 2

Vay có tài sản đảm bảo


Vay có đảm bảo bằng lương

Tối thiểu

Học phí

-

Tối đa

Tối thiểu

100% học phí

-

Tối đa
100% học phí

Sinh hoạt phí:
Đối với



SV/HV

du

7000

-

7000

USD/người/năm

-

USD/người/năm

học
Tổng số tiền

10 triệu

01 tỷ VNĐ và

10 triệu

cho vay

VNĐ

không vượt quá

VNĐ

500 triệu VNĐ

70% giá trị tài sản

đảm bảo.
Phương thức xác định số tiền cho vay:
Số tiền học phí phải thanh toán trong khóa học: Xác định dựa trên thông báo học
phí bằng văn bản hoặc Quyết định cụ thể của ĐVĐT (được truyền thông trên các
phương tiện thông tin đại chúng của ĐVĐT).
Số tiền sinh hoạt phí của SV/HV: Dựa trên bảng dự trù sinh hoạt phí do khách
hàng thiết lập theo mẫu số N_01_03_03_07/F01 – Bảng kê sử dụng vốn vay vào mục
đích chi trả chi phí học tập ban hành kèm theo Quy định này.
Trên cơ sở xác định các yếu tố trên và khả năng tài chính của Khách hàng, Đơn vị
kinh doanh xác định và đề xuất tổng số tiền cho vay đối với mỗi Khách hàng.
 Khả năng trả nợ của khách hàng.

23


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
Nguyên tắc tính: Thu nhập được tính (hàng tháng) sau khi trừ đi nợ phải trả (hàng
tháng) phải lớn hơn hoặc bằng chi phí tối thiểu.
Công thức:

(A) – (B) ≥ (C)

Trong đó:
Thu nhập được tính làm căn cứ cho vay gồm: (A)
Bảng 2.4: Thu nhập của người vay và người đồng vay (nếu có)
Thu nhập thực tế (tháng)

Tỷ lệ thu nhập được tính

Lương (sau khi trừ các khoản thuế phải

nộp)

100%

Thưởng (sau thuế)

50%

Thu nhập từ cho thuê nhà (dựa trên hợp
đồng cho thuê có công chứng) (sau thuế)

70%

Thu nhập khác chứng minh được (sau
thuế)

50%

Nợ phải trả hàng tháng (gốc + lãi): (B)
Là số nợ khách hàng phải trả hàng tháng bao gồm khoản vay và tất cả các món nợ cùng
các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có), và không được vượt quá Tỷ lệ nợ tối đa trên Thu
nhập được tính sau đây: Bảng 2.5:
Thu nhập được tính (tháng)

Tỷ lệ nợ/thu nhập
được tính tối đa (áp
dụng đối với hình thức
vay có tài sản đảm
bảo)


Tỷ lệ nợ/thu nhập được
tính tối đa (áp dụng đối
với hình thức vay có đảm
bảo bằng lương)

Dưới 5 triệu đồng

40%

30%

Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu

50%

40%

24


Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục
đồng

2.2.2.


Từ 10 triệu đến 15 triệu đồng

60%


Từ 15 triệu đồng trở lên

65%

Hoạt động cho vay du học nước ngoài tại SeABank.
Quy trình cho vay

Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay.

25

50%


×