Tải bản đầy đủ (.doc) (169 trang)

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

VŨ MẠNH THÍA

ðÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI
THƯỜNG HỖ TRỢ VÀ TðC KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ðẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ðỊA BÀN
HUYỆN TIỀN HẢI - TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
Mã số

: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
: 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH
TRÀ

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
hoàn toàn trung thực cũng như chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đều đã được chỉ rõ


nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Thía

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của
các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ
quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Khoa Sau đại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện, hoàn thành đề tài.
Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ Phòng TNMT, Ban quản
lý dự án, Hội đồng Bồi thường Giải phóng Mặt bằng huyện Tiền Hải, Tỉnh uỷ
tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn

Vũ Mạnh Thía

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

ii


MỤC LỤC
Lời

cam

đoan...........................................................................................................i

Lời

cảm ơn .............................................................................................................ii
Mục lục iii
Danh

mục

các

chữ


.....................................................................................vi

viết
Danh

....................................................................................................vii

tắt
mục

bảng

Danh

mục

biểu đồ .............................................................................................. viii Danh
mục hình ảnh ............................................................................................ viii
PHẦN

I.

MỞ

ðẦU....................................................................................................i

1
Tính cấp
...........................................................................1


thiết

của

đề

tài

2

Mục đích, yêu cầu

3

2.1

Mục đích

3

2.2

Yêu cầu

3

PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU VỀ BT-HT-TðC KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ðẤT ..........................................................................
4


1

Một số vấn đề cơ bản về BT-HT-TðC

4

1.1

Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất

4

1.2

Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

6

1.3

TðC khi nhà nước thu hồi đất

7

1.4

Mối quan hệ giữa BT, HT và TðC

7


1.5

Vai trò của công tác BT, HT và TðC

8

2

Chính sách BT, HT và TðC của một số nước, một số tổ chức

2.1

Vai trò và vị thế của Nhà nước trong việc thu hồi, tích tụ đất đai

10

thực hiện các lợi ích chung

10

2.2

Tại Trung Quốc

12

2.3

Tại ðài Loan


13

2.4

Tại Nam Úc

14

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

3


2.5

Tại Thái Lan

2.6

Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 15

2.7

Nhận xét chung về chính sách của một số nước và tổ chức quốc tế

17

2.8


Những kinh nghiệm cho Việt Nam

18

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

15

4


3

Chính sách BT, HT và TðC ở Việt Nam

20

3.1

Thời kỳ trước khi có Luật ðất đai 1988

21

3.2

Thời kỳ từ khi có Luật ðất đai năm 1988 đến năm 1992

22


3.3

Thời kỳ khi có Luật ðất đai năm 1993 đến năm 2003

23

3.4

Thời kỳ từ khi Luật ðất đai 2003 có hiệu lực đến nay

25

3.5

Nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển của chính sách BT, HT
và TðC cho người có đất bị thu hồi của Việt Nam

PHẦN III. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..........29

28

1

ðối tượng nghiên cứu

29

2


ðịa điểm nghiên cứu

29

3

Nội dung nghiên cứu

29

3.1

Nghiên cứu tổng quan về chính sách BT, HT và TðC khi
Nhà nước thu hồi đất

3.2

29

ðiều tra, đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại
khi
Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Tiền Hải

29

-ðề
Thái
xuấtBình
giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt
hại


29

4

khi
Nhà pháp
nước nghiên
thu hồi cứu
đất trên địa bàn huyện Tiền Hải – Thái Bình.
Phương

29

4.1

Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

29

4.2

Phương pháp điều tra thực tế

30

4.3

Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và xử lý số liệu


30

4.4

Phương pháp kế thừa

30

4.5

Phương pháp chuyên gia

30

4.6

Phương pháp so sánh

30

4.7

Phương pháp nội suy

30

3.3

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN .......................................31


1

ðiều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Tiền Hải

31

1.1

ðiều kiện tự nhiên

31

1.2

ðiều kiện kinh tế - xã hội

32

1.3

Tình hình sử dụng đất của huyện Tiền Hải năm 2008

34

2

Thực trạng phát triển đô thị huyện Tiền Hải

35


2.1

Thực trạng phát triển đô thị

35

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

4


2.2

Tác động của quá trình đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng
đất huyện Tiền Hải

36

3

Thực trạng quản lý đất đai

38

3.1

Giai đoạn trước khi có Luật đất đai 2003


38

3.2

Giai đoạn 2003 đến nay

39

3.3

Những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai liên
quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất trên địa
bàn huyện Tiền Hải - Thái Bình

4

43

Tình hình thực hiện chính sách BT, HT và TðC khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn huyện Tiền Hải

47

4.1

Các văn bản pháp quy của Trung Ương

46

4.2


Các văn bản pháp quy của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình

47

4.3

Trình tự thực hiện, trong công tác BT, HT và TðC khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiền Hải

4.4

48

Công tác BT, HT và TðC khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện
Tiền Hải

50

5

Khái quát về các dự án nghiên cứu

52

5.1

Lựa chọn dự án nghiên cứu

52


5.2

Giới thiệu về các dự án nghiên cứu

52

6

57

6.1

ðánh giá việc thực hiện các chính sách BT, HT và TðC tại các dự
án
ðối tượng và điều kiện được BT-HT-TðC

57

6.2

Bồi thường thiệt hại về đất

66

6.3

Bồi thường thiệt hại về tài sản

75


6.4

Các chính sách hỗ trợ và tái định cư

83

6.5

ðánh giá, nhận xét việc thực hiện chính sách BT-HT-TðC của 3

6.6
7

dự án

88

ðánh giá chung về công tác BT-HT-TðC trên địa bàn

90

Một số giải giải pháp nâng cao hiệu quả công tác BT, HT và TðC .....96

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................94

1

Kết luận


93

2

Kiến nghị

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Chú giải

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

CNH

Công nghiệp hoá

ðTH


ðô thị hoá

BT

Bồi thường

HðH

Hiện đại hoá

HT

Hỗ trợ

GCN

Giấy chứng nhận

GPMB

Giải phóng mặt bằng

KCN

Khu công nghiệp



Nghị định


Qð-UBND

Quyết định của Uỷ ban nhân dân

QSDð

Quyền sử dụng

TðC

Tái định cư

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Tiền Hải năm 2008
................................34

Bảng 2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Tiền Hải năm 2009
......................36
Bảng 3: Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Tiền Hải
....................37
Bảng 4: Kết quả BT-GPMB huyện Tiền Hải từ năm 2005 2009......................51
Bảng 5: Tổng hợp diện tích bị thu hồi thuộc dự án số
1......................................53
Bảng 6: Tổng hợp diện tích bị thu hồi thuộc dự án số
2......................................54
Bảng 7: Tổng hợp diện tích bị thu hồi thuộc dự án số
3......................................55
Bảng 8: Tổng hợp kết quả xác định đối tượng được bồi thường và không
được bồi thường thuộc 3 dự án nghiên cứu
...........................................64
Bảng 9: Quan điểm của người có đất bị thu hồi

trong việc xác định đối

tượng và điều kiện được bồi thường
......................................................65
Bảng 10: Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ về
đất......................................................69
Bảng 11: Kinh phí BT-HT về đất của dự án số 1
................................................70
Bảng 12: Kinh phí BT-HT về đất của dự án số 2
................................................72
Bảng 13: Kinh phí BT - HT về đất của dự án số 3
..............................................73
Bảng 14: Danh sách 7 hộ chưa nhận tiền bồi thường
..........................................74

Bảng 15: Tổng hợp bồi thường về tài sản 3 dự
án...............................................78
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

vii


Bảng 16: Kinh phí bồi thường về tài sản của dự án
1..........................................79
Bảng 17: Kinh phí bồi thường, hỗ trợ về tài sản của dự án số
2..........................82
Bảng 18: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ 3 dự
án.........................................................85

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

vii


DANH MỤC BIỂU ðỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Tiền Hải năm 2009
..................................37
Biểu đồ 2: Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất huyện Tiền Hải qua
các năm 1996, 2000, 2005, 2009
...........................................................38

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Dự án đường vành đai phía Tây thị trấn Tiền Hải sau 6 năm GPMB

.................55
Dự án mở rộng Trung tâm huấn luyện Trung đoàn 8 sau 4 năm GPMB
............56
Dự án di dân vùng sạt lở xã ðông Long sau 2 năm GPMB
................................56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
…………………………..

viii


PHẦN I
MỞ ðẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI

Sự phát triển và hội nhập là quy luật tất yếu nhằm đẩy mạnh và tháo gỡ
những khó khăn của vấn đề tăng trưởng kinh tế đồng thời khai thác những
ưu thế sẵn có trong nước cũng như tận hưởng những lợi thế từ thị trường thế
giới về các loại thị trường vốn, lao động, công nghệ và những phương pháp
quản lý tiên tiến, trong đó có vấn đề quản lý, sử dụng đất đai. Những cải cách
trong chính sách này đã bước đầu hình thành một hệ thống quản lý đất đai
đồng bộ về các vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, BT, HT,
TðC khi Nhà nước thu hồi đất, góp phần to lớn vào việc đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất và quan hệ sản
xuất. Tiến trình phát triển xã hội đó có sự thay đổi cơ bản, đó là phát triển
đô thị kèm theo sự thu hẹp và làm thay đổi xã hội nông thôn theo hướng công
nghiệp.
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng

như quá trình đô thị hoá trong điều kiện quỹ đất có hạn khiến cho đất đai ngày
càng trở nên quý giá. Vấn đề đất đai trở thành vấn đề lớn, bức xúc cả về
phương diện lý luận và thực tiễn, ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, chính sách và thực thi
chính sách, đối với cả người dân cũng như các cấp chính quyền. Trong
bối cảnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thực hiện thu hồi
đất là một vấn đề rất nhạy cảm, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội. Chính sách đất đai, nhà ở đang còn tồn tại rất nhiều vấn đề chưa
được giải quyết thì công tác bồi thường giải phóng mặt bằng lại càng trở nên
phức tạp. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ tạo nên sự ổn định trong đời sống xã
hội và đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn [44].
ðể tạo cơ sở pháp lý và nâng cao năng lực thể chế trong công tác thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

1


ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật đất đai
đã được sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới phù hợp với thực trạng quản lý,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

2


sử dụng đất đai hiện nay ở nước ta. Trong đó, vấn đề thu hồi đất được quy định
chi tiết trong Luật đất đai, đất sử dụng để chỉnh trang, phát triển đô thị quy

định tại Khoản 1, 2 - ðiều 86 - Luật đất đai 2003 và tại Khoản 1 - ðiều 36 Nghị định 181/Nð-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định về thi hành
Luật đất đai 2003; hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật về thu hồi đất,
Chính phủ ban hành Nghị định số 197/2004/Nð-CP ngày 03/12/2004 và
Nghị định số
87/2007/ Nð-CP quy định sửa đổi bổ sung một số nội dung về BT, HT và TðC
khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 84/2007/Nð-CP ngày 25/5/2007 quy định
về thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng; Thông tư 14/2008/TTLT-BTCBTNMT ngày 31/1/2008 quy định chi tiết Nð 84/2007/Nð-CP; Nghị định số
69/2009/Nð-CP ngày 03/8/2009 bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, BT, HT, TðC [14] .
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, vấn đề thu hồi đất còn nhiều cam go,
khó khăn vướng mắc, nhất là đối với chính sách thu hồi đất sản xuất, trong đó
chủ yếu là quỹ đất nông nghiệp. Những yêu cầu về hội nhập và phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, nhu cầu đất đai để xây dựng khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị mới, các công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh
trang, phát triển đô thị... là rất lớn. Hàng năm có hàng ngàn dự án thực hiện
bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng với tổng số tiền lên đến chục
ngàn tỷ đồng kéo theo hàng ngàn hộ gia đình, người lao động bị mất đất sản
xuất, không có việc làm, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn làm phát sinh
nạn thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không phù hợp, thu
nhập thấp dẫn đến đói, nghèo. Tồn tại lớn nhất đang xảy ra ở hầu hết các địa
phương là việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại không tuân thủ các quy
định của pháp luật, giá đền bù thấp, không công khai, thiếu dân chủ, tiêu cực,
tham nhũng. Những tồn tại này đang là nguyên nhân của tình trạng khiếu
nại, tố cáo, khiếu kiện đông người về đất đai hiện nay [1].
Tiền Hải là huyện ven biển ở phía ðông Nam của tỉnh Thái Bình, được
hình thành cách đây 180 năm; một địa bàn chiến lược có tầm quan trọng về
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

3



chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở vùng duyên hải Bắc Bộ nước ta.
Trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

4


chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, Tiền Hải nằm trong vùng trọng
điểm kinh tế có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có quỹ đất để phát triển sản xuất
và mở rộng đô thị, có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đầu tư phát triển dịch vụ,
du lịch, có tiềm năng khí đốt khai thác tại chỗ với sản lượng lớn…
Trước thực trạng trên, nghiên cứu đề tài: “ðánh giá việc thực
hiện chính sách bồi thường hỗ trợ và TðC khi nhà nước thu hồi đất tại một
số dự án trên địa bàn huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình” trong giai đoạn hiện
nay là cấp bách và cần thiết, nhằm đáp ứng mục tiêu góp phần hoàn thiện
chính sách pháp luật đất đai, trong đó có chính sách BT, HT và TðC để có
căn cứ xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo hiệu quả thu hồi đất
cho các mục đích phát triển, bảo đảm quyền và lợi ích cho người sử dụng đất
sau khi bị thu hồi đất sản xuất.
2 . MỤC ðÍCH, YÊU CẦU

2.1. Mục đích
- Tìm hiểu, đánh giá việc thực hiện chính sách BT, HT và TðC khi
người dân bị thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình.
- ðề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách về BT, HT

và TðC cho phù hợp với tình hình thực tiễn, ổn định đời sống cho nhân dân,
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới.
2.2. Yêu cầu
- Nắm vững cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về BT, HT và TðC.
- Các số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các
chính sách BT, HT và TðC. Số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh
giá một cách khách quan, khoa học.
- ðề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi đất đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ổn định đời sống cho nhân dân;
góp phần hoàn thiện chính sách bảo đảm cho mục tiêu phát triển kinh tế áp
dụng trên địa bàn huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

5


PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN
CỨU
1. MỘT SỐ VẤN ðỀ CƠ BẢN VỀ BT, HT VÀ TðC

1.1. Bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất
* Tính tất yếu khách quan của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất
để phát triển công nghiệp
Công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HðH) và đô thị hoá (ðTH) là con
đường phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời đại hiện nay, CNH,
HðH là con đường rút ngắn khoảng cách giữa các nước nghèo, các nước đang
phát triển so với các nước giàu, các nước phát triển. Thực tiễn phát triển của

nhiều quốc gia trong khoảng nửa thế kỷ nay cho thấy CNH, HðH và ðTH là
nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chuyển nền
kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống, tiểu nông sang phương thức sản
xuất mới, hiện đại và do đó cũng làm thay đổi thực trạng kinh tế, xã hội nông
thôn. Về mặt kinh tế, CNH, HðH làm thay đổi phương thức sản xuất và cơ cấu
nền kinh tế, chuyển nền kinh tế sang một bước phát triển mới về chất, đó là
nền kinh tế dựa trên công nghiệp tiên tiến và dịch vụ chất lượng cao. Về mặt xã
hội, CNH, HðH làm thay đổi cách thức tổ chức, bố trí lực lượng lao động, bố
trí lại dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu thu nhập, ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống nông dân bị thu hồi đất [8].
Cũng như đối với các quốc gia khác, CNH ở Việt Nam là con đường để
sớm đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo, chậm phát triển, tụt hậu so với thế giới,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thực tế cho thấy,
quá trình CNH đã diễn ra ở hầu hết các vùng kinh tế. Chỉ tính riêng các Khu
công nghiệp tính tới hết năm 2008, toàn quốc đã có 183 khu công nghiệp
(KCN) với tổng diện tích 43.687 ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố trên cả
nước. ðể phục vụ các khu công nghiệp, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, bình quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

6


thu hồi, trong 5 năm từ năm 2001 - 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã
lấy là gần 370

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….


7


nghìn ha. Việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp diễn ra chủ yếu ở khu vực
nông thôn; đất bị thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp; điều đó có tác động mạnh
mẽ, sâu sắc tới nông nghiệp, nông dân và nông thôn một cách toàn diện [43].
ðể mục tiêu phát triển chung của đất nước không mâu thuẫn với mục tiêu
đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn thì việc đề ra
những giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của thu hồi đất là vấn đề then
chốt. Các giải pháp đó tập trung vào việc xây dựng và thực hiện chính sách
BT, HT, TðC cho người có đất bị thu hồi.
1.1.1.
niệm

Khái
Theo ðại Từ điển Tiếng Việt (NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội) thì

bồi thường thiệt hại có nghĩa là: trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho
một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác.
Việc bồi thường thiệt hại có thể vô hình hoặc hữu hình (bồi thường bằng
tiền, bằng vật chất khác...) có thể do các quy định của pháp luật điều tiết,
hoặc do thoả thuận giữa các chủ thể.
Quyết định thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu
lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng.
Bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại
giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi.
Bồi thường thiệt hại về đất phải được thực hiện theo quy định của Nhà nước về
giá đất, về phương thức thu hồi và hạch toán. Việc bồi thường thiệt hại về đất
không giống với việc trao đổi, mua bán tài sản, hàng hoá trên thị trường. Nó
vừa phải đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất, nhưng đồng thời phải đảm

bảo lợi ích của Nhà nước, của người nhận quyền sử dụng đất thu hồi, có nghĩa
là phải giải quyết một cách hài hoà giữa các đối tượng tham gia [36].
1.1.2. ðặc điểm
ðặc điểm nổi bật của quá trình bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất là mang tính đa dạng và phức tạp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

5


Tính đa dạng: Mỗi vùng đất khác nhau có điều kiện tự nhiên kinh tế,
xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, nội thị, mật độ dân cư cao,
ngành

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

6


nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập
trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng:
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại
thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Dự án
được thực hiện lại mang đặc điểm riêng tuỳ thuộc vào từng vùng. Do đó, mỗi
khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với
những giải pháp phù hợp với từng khu vực và từng dự án cụ thể.
Tính phức tạp: trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất

nước, nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại.
Nhờ đó, bộ mặt của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại và văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông
nghiệp cho xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản
xuất của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở, điều kiện sống [36].
- ðối với đất nông nghiệp: nước ta là một nước nông nghiệp, dân cư chủ
yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất chưa cao,
khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn; cây trồng, vật nuôi trên mỗi vùng
cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di
chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này.
- ðối với đất ở: tâm lý của người dân là ngại di chuyển, thay đổi chỗ ở,
điều kiện sống và tập quán sinh hoạt gây khó khăn trong việc thu hồi. Tình
trạng lấn chiếm xây nhà trái phép vẫn thường xuyên diễn ra, bên cạnh đó, quỹ
đất cho xây dựng khu TðC còn thiếu, chất lượng các khu TðC chưa cao, chưa
đảm bảo được yêu cầu. Do đó, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở cho
đến nay vẫn rất phức tạp.
1.2. Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi
đất
Theo ðiều 4 - Luật ðất đai 2003, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

6


Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí
việc


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

7


làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới [21].
1.3. TðC khi Nhà nước thu hồi đất
Hiến pháp năm 1992 quy định quyền có chỗ ở là một trong những
quyền cơ bản của công dân. Do đó, khi Nhà nước thu hồi đất ở của người sử
dụng đất thì Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện việc TðC cho họ. Theo
từ điển Tiếng Việt, TðC là đến một nơi nhất định để sinh sống một lần thứ hai
[44];
Luật ðất ðai năm 1987, Luật ðất ðai năm 1993, Luật ðất ðai năm
2003 và trong các văn bản hướng dẫn thi hành không đề cập đến khái niệm về
TðC, Luật ðất ðai năm 2003 (khoản 3, ðiều 42) chỉ quy định: “Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự án TðC
trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu hồi đất
ở mà phải di chuyển chỗ ở. Khu TðC được quy hoạch chung cho nhiều dự án
trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở
cũ.
Trường hợp không có khu TðC thì người bị thu hồi đất được bồi
thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà
nước đối với khu vực đô thị; bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông
thôn, trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được
bồi thường thì người bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần
chênh lệch đó”;
Từ quy định này, chúng ta có thể đưa ra quan niệm về TðC như sau:
TðC là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải chuẩn bị nơi ở mới đáp
ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định cho người bị Nhà nước thu

hồi đất ở để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nói cách khác TðC là
quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và tài sản trên đất, chi phí di chuyển,
ổn định và khôi phục đời sống cho người bị thu hồi đất. Ngoài ra TðC còn bao
gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho người bị tác động do việc thực hiện
các dự án đầu tư gây ra nhằm khôi phục và cải thiện mức sống [44].
1.4. Mối quan hệ giữa BT, HT và TðC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

7


Trước năm 1980, tồn tại hình thức sở hữu tư nhân về đất đai; Nhà nước
không bồi thường thiệt hại về đất khi thực hiện việc trưng dụng đất.
Từ năm 1980 - 1993, đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Nhà nước không bồi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

8


thường thiệt hại về đất khi thu hồi.
Từ 1993 tới nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, thừa nhận đất đai có giá
trị; Nhà nước bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi [16].
Như vậy, ta có thể thấy việc bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi mới
chỉ được đề cập từ năm 1993 tới nay. Qua gần 20 năm thực hiện, đã được sửa
đổi, bổ sung hoàn thiện dần phù hợp với sự phát triển của xã hội. Luật ðất
đai

2003 thể hiện quan hệ chặt chẽ giữa BT, HT và TðC. Cụ thể:
- Chính sách BT, HT được thực hiện khi Nhà nước thu hồi một phần
đất, tài sản trên đất của người dân (phần còn lại vẫn có thể tiếp tục sử dụng),
cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ khác để đảm bảo lợi ích cho người bị
thu hồi đất.
- Chính sách TðC đa phần được thực hiện khi Nhà nước thu hồi toàn bộ
phần đất và tài sản trên đất (hoặc nếu còn lại thì không thể tiếp tục sử dụng
được). Cùng với chính sách TðC là các chính sách hỗ trợ để phát triển nghề
nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở [20].
1.5. Vai trò của công tác BT, HT và TðC
a. ðối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, trên khắp các vùng, miền của đất nước, nhiều khu
công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, xây mới ngày càng đồng bộ và hiện đại. Nhờ đó, bộ mặt
của đất nước đã thay đổi nhanh chóng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại và
văn minh. Việc thu hồi đất bao gồm cả đất ở và đất nông nghiệp cho xây dựng
các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình
công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của
người dân bị thu hẹp, phải thay đổi chỗ ở, điều kiện sống. Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chính sách và được các địa phương nỗ lực vận dụng để giải quyết
vấn đề bồi thường, TðC, bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người
dân có đất bị thu hồi. Theo số liệu thống kê, hiện nay có 70,4% dân số sống ở
vùng nông thôn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó tình trạng thiếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
………………………….

8


×