Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Bồi dưỡng năng lực ngữ văn cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.38 KB, 247 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẠNH PHƢƠNG

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
Ở TRƢỜNG THPT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẠNH PHƢƠNG

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGỮ VĂN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG
Ở TRƢỜNG THPT
Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Văn - TV
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả của

luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Thị Hạnh Phƣơng


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Bộ môn Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Văn tiếng Việt, Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Trong quá trình
nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc những sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và
cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng đã tận tâm giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể bộ môn Lý luận và Phƣơng pháp dạy học
Văn - tiếng Việt, khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô, các em HS trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2, trƣờng THPT Xuân Hòa (Vĩnh Phúc); trƣờng THPT Đa
Phúc (Sóc Sơn), trƣờng THPT Liên Hà (Đông Anh); trƣờng THPT Cổ Loa (Đông
Anh), trƣờng THPT Đông Thành (Quảng Ninh) đã tham gia vào quá trình khảo sát

và thực nghiệm sƣ phạm, các giáo viên phổ thông đã gửi ý kiến đóng góp để luận án
đƣợc hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án

Trần Thị Hạnh Phƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................3
3. Giả thuyết khoa học .............................................................................................3
4. Đối tƣợng nghiên cứu ..........................................................................................4

5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................5

8. Những đóng góp của luận án ...............................................................................6
9. Cấu trúc của luận án ............................................................................................7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................8

1.1. Những thành tựu nghiên cứu về năng lực.........................................................8
1.2. Những thành tựu nghiên cứu về năng lực ngữ văn .........................................16

1.3. Những thành tựu nghiên cứu về năng lực ngữ văn trong dạy học tác phẩm
văn chƣơng .............................................................................................................18

1.4. Những thành tựu nghiên cứu về bồi dƣỡng năng lực ngữ văn trong dạy
học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông ...............................................23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................26
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............27
2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................................27
2.1.1. Năng lực ngữ văn .....................................................................................27
2.1.2. Năng lực ngữ văn trong dạy học tác phẩm văn chƣơng ...........................32

2.1.3. Bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học sinh trong dạy học TPVC ............45


2.1.4. Quy trình bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học sinh ...............................55
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................71

2.2.1. Mục đích khảo sát.....................................................................................71
2.2.2. Đối tƣợng khảo sát ...................................................................................72

2.2.3. Nội dung khảo sát.....................................................................................72
2.2.4. Hình thức khảo sát....................................................................................72
2.2.5. Kết quả khảo sát .......................................................................................73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................88
CHƢƠNG 3. NHỮNG BIỆN PHÁP BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC NGỮ VĂN

CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG Ở NHÀ
TRƢỜNG THPT .......................................................................................................90
3.1. Định hƣớng xây dựng các biện pháp bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học


sinh trong dạy học tác phẩm văn chƣơng ..............................................................90
3.1.1. Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học
sinh khi tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng năng lực ngữ văn .............................90
3.1.2. Tăng cƣờng tính ứng dụng Ngữ văn, gắn với những tình huống của

thực tiễn đời sống...............................................................................................91
3.1.3. Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh
giá vì sự tiến bộ của học sinh ............................................................................92
3.2. Biện pháp bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học sinh trong dạy học tác
phẩm văn chƣơng ...................................................................................................93
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức cho HS tiếp cận văn bản tác phẩm, giúp học
sinh có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học........93
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dƣỡng năng lực cảm thụ, thƣởng thức thẩm mỹ
qua tổ chức, hƣớng dẫn học sinh phân tích, c ắt nghĩa các chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm ..........................................................................................99
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dƣỡng năng lực tái hiện và sáng tạo cái đẹp qua câu
hỏi, bài tập đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng ......................................................104
3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dƣỡng năng lực trải nghiệm thẩm mỹ qua các tình
huống có vấn đề trong tác phẩm văn chƣơng ...................................................111
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................121


CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................................................123

4.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm sƣ phạm ..............................................123
4.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................123
4.1.2. Yêu cầu thực nghiệm..............................................................................123
4.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ...............................................................123
4.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm...........................................................................123
4.2.2. Địa bàn thực nghiệm ..............................................................................123


4.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm....................................................................124
4.4. Nguyên tắc thực nghiệm sƣ phạm ................................................................125
4.5. Thời gian thực nghiệm..................................................................................125
4.5.1. Thực nghiệm sƣ phạm lần 1 ...................................................................125
4.5.2. Thực nghiệm sƣ phạm lần 2 ...................................................................125
4.6. Quy trình thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................125
4.6.1. Bƣớc 1: Chuẩn bị....................................................................................125
4.6.2. Bƣớc 2: Tổ chức dạy thực nghiệm .........................................................125
4.6.3. Bƣớc 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm..................................................126

4.7. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................129
4.7.1. Phân tích định lƣợng kết quả thực nghiệm.............................................129
4.7.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm................................................147

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ......................................................................................150
KẾT LUẬN .............................................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là

1

ĐC


Đối chứng

2

ĐGNLNV

Đánh giá năng lực ngữ văn

3

ĐHSP

Đại học sƣ phạm

4

ĐTB

Điểm trung bình

5

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

6

GV


Giáo viên

7

GS

Giáo sƣ

8

HS

Học sinh

9

KN

Kĩ năng

10

KT

Kiểm tra

11

LATS


Luận án tiến sỹ

12

NL

Năng lực

13

NLNV

Năng lực ngữ văn

14

NV

Ngữ văn

15

PGS

Phó giáo sƣ

16

PPDH


Phƣơng pháp dạy học

17

PT

Phổ thông

18

THPT

Trung học phổ thông

19

TN

Thực nghiệm

20

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

21

TPVC


Tác phẩm văn chƣơng

STT


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực thẩm mỹ của học sinh .............................69
Bảng 2.2: Đánh giá năng lực thẩm mỹ của học sinh.................................................71
Bảng 2.3. Tổng hợp điều tra, khảo sát năng lực thẩm mỹ của HS THPT.................73
Bảng 2.3.1: Về năng lực đọc hiểu cái hay, cái đẹp ...................................................73
Bảng 2.3.2. Về năng lực thƣởng thức, cảm thụ thẩm mỹ .........................................75
Bảng 2.3.3. Về năng lực tái hiện và sáng tạo cái đẹp ...............................................76
Bảng 2.3.4. Về năng lực trải nghiệm thẩm mỹ .........................................................79
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá năng lực thẩm mỹ của học sinh
trong dạy học TPVC ....................................................................................86
Bảng 4.1. Thống kê danh sách lớp, GV dạy thực nghiệm và đối chứng ................124
Bảng 4.2. Thời điểm đo nghiệm, công cụ và phƣơng pháp đo nghiệm ..................126
Bảng 4.3. Các mức độ điểm đƣợc cho dựa vào các biểu hiện ................................127
Bảng 4.4. Bảng chú giải các chỉ số trong các bảng thống kê ..................................129

Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả lần kiểm tra trƣớc thực nghiệm khối 10 ............130
Bảng 4.6. Bảng phân bố điểm kiểm tra khối 10......................................................131
Bảng 4.7. Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ của học sinh ...132
Bảng 4.8. Bảng so sánh điểm trung bình giữa điểm trung bình TN và ĐC ............134
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định sự sai khác điểm trung bình giữa các lần kiểm tra
năng lực thẩm mỹ của HS trong dạy học TPVC........................................135

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả lần kiểm tra trƣớc thực nghiệm khối 11 ..........136
Bảng 4.11. Bảng phân bố điểm kiểm tra khối 11....................................................137

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ của học
sinh (khối 11) .............................................................................................138
Bảng 4.13. Bảng so sánh điểm trung bình giữa điểm trung bình TN và ĐC khối 11..140
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định sự sai khác điểm trung bình giữa các lần kiểm tra
năng lực thẩm mỹ của HS trong dạy học TPVC khối 11...........................141

Bảng 4.15. Bảng tổng hợp kết quả lần kiểm tra trƣớc thực nghiệm khối 12 ..........141
Bảng 4.16. Bảng phân bố điểm kiểm tra khối 12....................................................143


Bảng 4.17. Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ của học
sinh khối 12................................................................................................144
Bảng 4.18. Bảng so sánh điểm trung bình giữa điểm trung bình TN và ĐC khối 12..146
Bảng 4.19. Kết quả kiểm định sự sai khác điểm trung bình giữa các lần kiểm tra
năng lực thẩm mỹ của HS trong dạy học TPVC khối 12...........................147


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc năng lực ngữ văn .......................................................................32
Sơ đồ 2.2. Quy trình bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học sinh THPT ...................57
Sơ đồ 2.2.1. Quy trình khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng năng lực ngữ văn của HS ........58
Sơ đồ 2.2.2. Quy trình bồi dƣỡng năng lực ngữ văn trong dạy học tác phẩm
văn chƣơng .................................................................................................61

Hình 4.1a. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra lớp TN và ĐC trƣờng THPT Đa Phúc
(khối 10)...................................................................................................131
Hình 4.1b. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra lớp TN và lớp ĐC trƣờng THPT
Đông Thành (khối 10)..............................................................................132

Hình 4.2a. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ trƣờng THPT

Đa Phúc (khối 10) ....................................................................................133

Hình 4.2b. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ trƣờng THPT
Đông Thành (khối 10)..............................................................................133

Hình 4.3a. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra lớp TN và ĐC trƣờng THPT Xuân
Hòa (khối 11) ...........................................................................................137
Hình 4.3b. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra lớp TN và ĐC trƣờng THPT Đa
Phúc (khối 11)..........................................................................................138
Hình 4.4a. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ trƣờng THPT
Xuân Hòa (khối 11) .................................................................................139
Hình 4.4b. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ trƣờng THPT Đa
Phúc (khối 11)..........................................................................................139
Hình 4.5a. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra lớp TN và ĐC trƣờng THPT Xuân
Hòa (khối 12) ...........................................................................................143
Hình 4.5b. Biểu đồ phân bố điểm kiểm tra lớp TN và ĐC trƣờng THPT Đông
Thành (khối 12) .......................................................................................144
Hình 4.6a. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ trƣờng THPT
Xuân Hòa (khối 12) .................................................................................145
Hình 4.6b. Biểu đồ kết quả các lần kiểm tra năng lực thẩm mỹ trƣờng THPT
Đông Thành (khối 12)..............................................................................145


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong những thập kỉ gần đây, sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kĩ
thuật và công nghệ hiện đại đã tạo ra những thành tựu mang tính chất đột phá trong
xã hội loài ngƣời. Xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo đã và đang diễn ra trên quy

mô toàn cầu nhằm hƣớng tới một nền giáo dục hiệu quả, thiết thực, trực tiếp phục
vụ cho công cuộc đổi mới, phát triển, hội nhập và hợp tác. Điều đó cũng đặt ra
những thuận lợi và thách thức lớn cho giáo dục Việt Nam. Giáo dục Việt Nam cần
phải thay đổi cách tiếp cận từ dạy học cung cấp nội dung sang dạy học theo định
hƣớng phát triển năng lực ngƣời học để sản phẩm đào tạo mang tính ứng dụng cao.

Vì vậy, đào tạo năng lực cho ngƣời học là mục tiêu cao nhất và cần thiết để ngƣời
học có thể nhanh chóng tự khẳng định mình trong cộng đồng vốn đa dạng, phức tạp
và đổi thay, tạo ra sự thích ứng cao với mọi hoàn cảnh. Giáo dục đào tạo theo định
hƣớng năng lực sẽ khắc phục những hạn chế của tiếp cận nội dung, đảm bảo cho

học sinh thu nhận nguồn tri thức thông qua tự học, tự nghiên cứu, thực hành và
luyện tập; từ đó vừa tạo ra cho học sinh những năng lực thích ứng, năng lực chung,
năng lực chuyên biệt cần và đủ cho học tập, đời sống thực tiễn. Ở Việt Nam, giáo

dục và đào tạo đang giành vị trí xứng đáng, đƣợc ƣu tiên hàng đầu để tạo đà cho sự
bứt phá, cho chiến lƣợc đào tạo những con ngƣời mới phục vụ cho công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
1.2. Thực hiện Nghị quyết về đổi mới “căn bản”, “toàn diện” giáo dục và đào
tạo, chƣơng trình giáo dục phổ thông sau 2018 đƣợc xây dựng theo định hƣớng phát
triển phẩm chất và năng lực ngƣời học, tạo môi trƣờng học tập và rèn luyện cho học
sinh, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành những ngƣời
học năng động, tích cực, chủ động, sáng tạo và tự tin; có ý thức, có trách nhiệm và có
những phẩm chất tốt đẹp, những năng lực cần thiết của một công dân tốt trong tƣơng
lai. Theo đó, chƣơng trình giáo dục phổ thông sau 2018 đã xác định một số năng lực

cốt lõi cần đƣợc hình thành và phát triển cho học sinh nhƣ: “năng lực tự chủ và tự
học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực
ngôn ngữ; năng lực tính toán; năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội; năng lực công
nghệ; năng lực tin học; năng lực thẩm mỹ và năng lực thể chất” [6].



2

1.3. Nằm trong xu hƣớng đổi mới “căn bản”, “toàn diện” về giáo dục và đào
tạo, môn Ngữ văn ở nhà trƣờng PT là môn học “vừa mang tính công cụ, vừa mang
tính thẩm mỹ - nhân văn thuộc lĩnh vực ngôn ngữ và văn học”; có vai trò quan trọng
trong việc bồi dƣỡng “tình cảm, tư tưởng, những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần yêu
nước, lòng nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm”,….. ; hình thành và phát

triển năng lực chung và năng lực đặc trƣng chuyên biệt của môn Ngữ văn nhƣ năng
lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ,…… thông qua các hoạt động nghe, nói, đọc, viết;
biết tiếp nhận, cảm thụ, thƣởng thức và đánh giá các sản phẩm ngôn từ cũng nhƣ
đánh giá các giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Nói cách khác, mục đích của học Ngữ
văn chính là “để học tập tốt các môn học khác, để sống và làm việc có hiệu quả, để

học suốt đời’‟ [6; tr 3]
1.4. Dạy học Ngữ văn ở nhà trƣờng THPT nói chung và dạy học tác phẩm văn
chƣơng nói riêng cũng không nằm ngoài nguồn mạch chung đó. Dạy học tác phẩm
văn chƣơng ở nhà trƣờng phổ thông là một quá trình phát triển liên tục không

ngừng qua mỗi giai đoạn, mỗi thời đại. Trong giai đoạn hiện nay, dạy học tác phẩm
văn chƣơng tạo cho học sinh những cơ hội để khám phá thế giới và bản thân; để

thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm; để ứng xử nhân văn hơn. Ngoài ra, còn bồi dƣỡng
cho học sinh ”tình yêu đối với tiếng Việt và văn học”, ý thức về cội nguồn và bản
sắc dân tộc ”góp phần gìn giữ và phát triển” các giá trị văn hóa Việt Nam. Đặc biệt
là giúp học sinh thấy rõ vai trò cũng nhƣ tác dụng to lớn của văn chƣơng đối với đời
sống tâm hồn mỗi con ngƣời. Có thể nói, dạy học tác phẩm văn chƣơng bồi đắp
thêm cho các em năng lực thẩm mỹ. Cụ thể nhƣ: biết nhận ra, cảm thụ và thƣởng


thức vẻ đẹp của con ngƣời, thiên nhiên, cuộc sống, sự việc qua nghệ thuật ngôn từ;
biết làm chủ tình cảm, thể hiện hành vi và ứng xử phù hợp trƣớc các tình huống
phức tạp của đời sống; biết tìm ra và kết nối với những bài học sống, những kinh
nghiệm sống trên cơ sở sự trải nghiệm thẩm mỹ thú vị.
Quy trình dạy học Ngữ văn ở phổ thông nói chung và dạy học tác phẩm văn
chƣơng ở THPT nói riêng đã bộc lộ và tồn tại không ít những hạn chế về lí luận và

thực hành khiến cho chất lƣợng dạy và học chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra


3

của môn học, mục tiêu của cấp học, bậc học. Đứng trƣớc sự thay đổi trong trong
thực tiễn là chƣơng trình môn học và sách giáo khoa sắp tới, nghiên cứu cơ sở lí
luận và cơ sở thực tiễn của quá trình dạ y học tác phẩm văn chƣơng để tìm ra
phƣơng hƣớng, cách thức bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho HS trong thời điểm hiện

nay là một việc làm có ý nghĩa nhất định và rất cần thiết. Việc làm này sẽ hỗ trợ cho
việc dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng THPT theo hƣớng phát huy năng
lực ngƣời học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, góp phần quan trọng
trong đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu giáo dục của đất nƣớc. “Đổi

mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn
bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy
người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền

thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực,
hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” [62]


Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực
ngữ văn cho học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT” làm
đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xin đƣợc góp một phần vào công

cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm đạt tới mục đích đề xuất đƣợc các biện
pháp sƣ phạm bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học sinh thông qua dạy học tác

phẩm văn chƣơng ở trƣờng THP, góp phần giúp học sinh phát triển năng lực ngữ
văn và những phẩm chất cao đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân

hậu và lối sống nhân ái, vị tha.
3. Giả thuyết khoa học
Thực tiễn dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng THPT đã cho thấy
không ít những bất cập, hạn chế trong việc bồi dƣỡng, phát triển năng lực ngữ văn
dựa trên đặc thù của bộ môn. Vì vậy, nếu đề tài nghiên cứu xác lập đƣợc phƣơng
hƣớng và cách thức cụ thể bồi dƣỡng năng lực ngữ văn cho học sinh trong dạy học


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full













×