Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.37 KB, 79 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và hạnh phúc là một trong những chiến
lược quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn hiện

nay. Trong bối cảnh xã hội đang có nhiều biến đổi, cùng với quá trình hiện đại hóa
và hội nhập, nhiều vấn đề đang đặt ra về việc thực hiện các quy định pháp luật hôn
nhân và gia đình, nhất là ở các địa phương vùng miền núi và dân tộc thiểu số.

Thực hiện Chính sách Pháp luật về Hôn nhân và gia đình là một trong những
yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo các yêu cầu tuân thủ luật pháp về hôn nhân và
gia đình trong đời sống xã hội. Với đặc thù của một quốc gia có nhiều thành phần

tộc người, điều kiện kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn gặp khó khăn thì việc
thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nhiều địa phương gặp
nhiều trở ngại, nhất là ở các huyện miền núi và vùng dân tộc thiểu số.
Huyện Ba Tơ thuộc 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27
/12/ 2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo của cả nước và thuộc 6 huyện nghèo ở huyện miền núi của tỉnh Quảng
Ngãi theo quyết định 135/QĐ-UBND ngày 13/02/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo
bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020. Trong những năm gần đây, việc triển
khai và thực hiện các chính sách, pháp luật trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều thành
tựu đáng ghi nhân. Nhiều bộ luật và các quy định về chính sách đã được triển khai thực
hiện, mang lại những hiệu quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Với sự quan tâm của Nhà nước và các Bộ, Ngành, việc thực hiện chính sách pháp
luật trong cả nước nói chung đã có những bước đổi mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích
lệ trong việc mở rộng quy mô tuyên truyền, tăng cơ hội tiếp cận pháp luật cho mọi người
dân. Đối với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, việc thực hiện chính sách pháp luật có chuyển

biến đáng kể qua những đợt khảo sát, qua các cuộc ra quân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục


pháp luật tại các xã trên địa bàn huyện. Nhờ những hoạt động tuyên truyền đó đã có những
chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng nhận thức trong nhân dân, việc tuân thủ luật pháp thể


hiện cụ thể là: Số vụ nhân dân vi phạm pháp luật, năm sau thấp hơn năm trước, tình trạng
nhân dân khiếu kiện vượt cấp không có, các vụ trộm cắp tài sản, tài nạn giao thông hằng
năm đều giảm đáng kể, vụ việc vợ chồng ly hôn ngày càng ít, không có vụ bạo lực gia đình
trong các năm gần đây.

Tuy nhiên, do đặc thù thực tế của địa phương với điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, việc thực hiện pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng với yêu cầu của cấp lãnh đạo địa phương trong tình hình mới hiện
nay. Chất lượng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương nhìn chung
chưa cao, nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng và phong phú. Theo báo cáo

của các cơ quan Tư pháp huyện Ba Tơ qua các năm gần đây thì chất lượng tuyên truyền
có nhiều khâu còn yếu kém cả về số lượng người nghe và chất lượng nhân dân tiếp thu
còn hạn chế, có lúc có nơi người tham gia nghe việc tuyên truyền luật pháp chưa đúng
đối tượng và thành phần theo yêu cầu, chủ yếu thường đến nghe là người già và trẻ em.

Có rất nhiều nguyên nhân đến vấn đề này, song có một nguyên nhân cơ bản đó là công
tác thực hiện chính sách phổ biến tuyên truyền pháp luật còn nhiều bất cập, đơn điệu
từ Cán bộ báo cáo viên, thiếu đồng bộ trong sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy Đảng,
Mặt trận, các hội Đoàn thể ở các cơ sở xã, thị trấn và không có hỗ trợ về mặt vật chất
cho người ngồi nghe phổ biến tuyên truyền pháp luật, chưa linh hoạt về thời gian rỗi

thích hợp trong nhân dân dẫn đến chất lượng và hiệu quả tuyên truyền tiếp thu pháp
luật chưa cao.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên là cần thiết phải có những giải


pháp thực hiện chính sách pháp luật mang tính lâu dài và phù hợp với hoàn cảnh kinh
tế - văn hóa - xã hội của địa phương và theo hướng phát triển chung của huyện Ba
Tơ và tỉnh Quảng Ngãi.

Xuất phát từ cơ sở yêu cầu thực tiễn đó tại địa phương nên em chọn đề tài luận
văn: “Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh

Quảng Ngãi”, với hy vọng góp phần giải quyết những bất cập, hạn chế, yếu kém trong
thực hiện chính sách pháp luật Luật Hôn nhân và gia đình và một số chính sách pháp
luật khác… để từ đó nâng cao chất lượng thực hiện có hiệu quả trong chất lượng dân
1


số và tâm vóc người dân ở địa phương trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
ngày càng được nâng cao.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay vẫn luôn luôn
được các ngành, các cấp, địa phương quan tâm và chú trọng trong thời gian qua đã có

rất nhiều bài viết trên các sách báo, tạp chí, bài luận văn, đề tài nghiên cứu, công trình
khoa học nghiên cứu về vấn đề thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình,
có thể chia các công trình nghiên cứu thành ba nhóm sau:
Nhóm luận văn, luận án: Ở nhóm này có thể liệt kê một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu như: Trương Kim Oanh: "Hòa giải trong tố tụng dân sự", Luận văn
thạc sỹ Luật học “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam”, Luận
án tiến sĩ Luật học, của Nguyễn Văn Cừ, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005. Với
đề tài này, tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật HN&GĐ về chế độ tài

sản của vợ chồng. Trong đó có các nội dung chính sau: Lý luận chung về chế độ tài

sản của vợ chồng; khái quát chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ lịch sử; chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000;
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ
năm 2000. “Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ – Vấn đề lý luận và thực tiễn”,

luận án tiến sỹ Luật học của Ngô Thị Hường, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2006.
Đề tài này, tác giả đã nghiên cứu tổng quát các quy định của pháp Luật HN&GĐ
liên quan đến chế định cấp dưỡng. Trong đó, tác giả cũng đưa ra những ý kiến nhằm

hoàn thiện các quy định của Luật HN&GĐ về cấp dưỡng. “Xác định cha, mẹ, con
theo Luật HN&GĐ Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ Luật học
của Nguyễn Thị Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong luận án này tác giả phân
tích những cơ sở lý luận và thực tiễn trong xác định cha, mẹ, con. “Xác định tài sản
của vợ chồng – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học của
Nguyễn Hồng Hải, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.
Nhóm giáo trình, sách: Trong nhóm này phải kể đến một số giáo trình như:
Tập bài giảng Luật HN&GĐ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo
2


trình Luật HN&GĐ, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2007; Giáo trình Luật HN&GĐ, của Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2003. Về sách, có thể kể tới một số sách chuyên sâu như: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, của hai tác giả là Nguyễn Văn Cừ và Ngô
Thị Hường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Bùi Văn Thuấn (2002), “Phụ nữ
và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và chung”, Nhà
xuất bản Phụ nữ; Quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ
hội nhập quốc tế, của hai tác giả Nông Quốc Bình và Nguyễn Hồng Bắc, Nxb Tư
pháp, 2006; Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật HN&GĐ Việt Nam, của
Tiến sĩ Nguyên Văn Cừ, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2008; Bình luận khoa học Luật

HN&GĐ, của tác giả Nguyễn Ngọc Diện, tập 1 và tập 2, Nxb Trẻ, 2002.

Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc
nhóm này được đề cập trên một số tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án

nhân dân (TAND), Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp. Trong đó có thể kể đến bài viết của Tiến sĩ Đặng Quang Phương
(1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
các bản án", Tạp chí TAND số 7, 8; Th.S Nguyễn Văn Cừ (2000), “Quyền sở hữu
của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Luật học số 4; Trần Thị Quốc
Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải ở sơ sở ngày
nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ - Trường Đại học

Luật Hà Nội: “Một số suy nghĩ về nguyên tắc xác định cha, mẹ và con trong gia thú
theo pháp luật Việt Nam”, đăng trên Tạp chí Luật học, số 5/1999; Bài viết của Tiến
sĩ Lê Thu Hà – Học viện tư pháp: “Bàn về thẩm quyền xác định cha, mẹ, cho con”,
đăng trên Tạp chí Nghề Luật, số 6/2006; Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan
– Trường Đại học Luật Hà Nội: “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp

luật Việt Nam” Tạp chí Luật học, số 3/2004;..Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng
trên các báo điện tử như: thongtinthuvienphapluat.wordpress.com;vnexpress.net;
vietnamnet.vn…

3


Nhóm xây dựng chính sách có liên quan như đến hôn nhân và gia đìnhbao
gồm các nghiên cứu về văn bản, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật thực hiện chính sách hôn nhân gia đình. Nhằm thực hiện Nghị định
126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân

và gia đình; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án “Hoàn thiện thể
chế trong lĩnh vực văn hóa, gia đình của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch đã được phê
duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-BVHTTDL ngày 24/02/2016’’.
Mục đích của Đề án nhằm đánh giá tổng thể hệ thống pháp luật về văn hóa,
gia đình, từ đó kiến nghị, đề xuất nội dung hoàn thiện các quy định của pháp luật
trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thiết chế văn hóa phù hợp với bối cảnh kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp khoảng
cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các
giai tầng xã hội, phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng
môi trường văn hóa, thúc đẩy phát triển văn học nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu của
thời đại.
Xây dựng Đề án bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014
của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ‘‘về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước’’[ 3, tr.1]; xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, nội dung của Đề án đảm bảo
định hướng của Đảng, Nhà nước và nhu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi. Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo góp ý, xây dựng đề án, tổ
chức Ban chỉ đạo thực hiện đề án do lãnh đạo Bộ VHTTDL làm Trưởng ban; thành
viên là các đơn vị: Vụ Pháp chế, Cục Di sản văn hóa, Cục Điện ảnh, Cục Hợp tác
quốc tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn
hóa cơ sở, Cục Bản quyền tác giả, Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Vụ Thư viện, Vụ Gia đình và Vụ Pháp chế.
Ngày 29/3/2018, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo Góp
ý Dự thảo Nghị định quy định về “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”.

4


Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Sở VHTT, Sở VHTTDL, các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu…


- Các công trình nghiên cứu về triển khai thực hiện pháp luật liên quan
hôn nhân và gia đình
Đã có nhiều cuộc điều tra quốc gia liên quan đến thực hiện các quy định hôn
nhân và gia đình. Chẳng hạn, cuộc Tổng điều tra dân số và Nhà ở, điều tra dân số
giữa kỳ, …. Nhiều công trình nghiên cứu đã dựa trên các kết quả cuộc điều tra này
để đánh giá về tình hình thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến hôn nhân và
gia đình.
Cuộc về thanh thiếu niên lần thứ nhấtvà lần thứ hai ‘‘do Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và Ngân h àng phát
triển châu Á tiến hành. Điều tra cho thấy tỉ lệ nạo phá thai trong thanh niên Việt
Nam tăng theo nhóm tuổi : 7% trong nhóm 18 -21 tuổi và 10% trong nhóm 22-25
tuổi’’[ 17, tr.8].
Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào các chủ đề như: “ Tuổi
Vị thành niên với vẫn đề tình dục và các biện pháp tránh thai” của Chu Xuân Việt ,
Nguyễn Văn Thắng – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam 1998 nghiên cứu tại 8
tỉnh, thành phố trên 2,159 vị thành niên cả trong và ngoài trường cho biết có 11,4%
vị thành niên đồng ý với ý kiến cho rằng có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân;
18,9% số người được hỏi cho là có thể quan hệ tình dục trước khi cưới; 17,7% trả
lời có thể quan hệ tình dục được nếu cả hai đồng ý [17, tr.8].
Nghiên cứu “ Đánh giá thái độ của các nhóm đối tượng với các qui định của
chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình” do TS. Nguyễn Đức Mạnh và các cộng
sự thực hiện vào năm 2005 đã chỉ rõ thực trạng nhận thức và thái độ của các nhóm
đối tượng đối với một số quy định của chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
và Pháp luật hôn nhân gia đình trong đời sống [17, tr.8].
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh cũng có bài viết “ Pháp lệnh dân số nâng cao
trách nhiệm của công dân , gia đình và xã hội” (Tạp chí Cộng sản số 27/2003) . Tác
giả đề cập đến một số quy định trong Pháp lệnh dân số, quyền lợi và nghĩa vụ của

5



công dân về Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số [ 17,

tr.8].
Một số bài viết của TS. Đặng Thị Hoa và nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới triển khai đề tài cấp Nhà nước về Hôn nhân xuyên biên giới
với phát triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện naycũng đã đề cập đến khía
cạnh thực hiện chính sách, pháp luật của các trường hợp kết hôn với người nước
ngoài, kết hôn xuyên biên giới từ thực tiễn các vùng biên giới Việt Nam với Trung
Quốc, Việt Nam – Lào và Việt Nam – Campuchia:‘‘Hôn nhân xuyên biên giới ở các
tỉnh miền núi Việt Nam hiện nay của tác giả Đặng Thị Hoa và Nguyễn Hà Đông’’

[14, tr.49]. Thực trạng hôn nhân không hợp pháp ở biên giới Việt - Lào của tác giả
Nguyễn Thành Nam đăng trên báo công an nhân dân 30/7/2014. Những nghiên cứu
này đã nêu lên những vấn đề đang đặt ra trong phối hợp giải quyết vấn đề người di
cư tự do và kết hôn không giá thú vùng biên giới.
Các nghiên cứu liên quan đến chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình ở
tỉnh Quảng Ngãi:

Luận văn Thạc sĩ về Thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình từ
thực tiễn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Võ Thị Anh Thoa (02/ 2013);
Luận văn Thạc sĩ về Thực hiện chính sách bình đẳng giới từ thực tiễn tỉnh Quảng
Nam của tác giả Trần Thị Thúy Hà (02/2014); Luận văn Thạc sĩ về Thực hiện chính
sách bình đẳng giới từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Phạm Thị Lê Dung

(02/2015); Luận văn Thạc sĩ ngành chính sách công; Thực hiện chính sách giáo dục
Pháp luật từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Lê Thị Đạt (2016)….

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
- Tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình tại
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

6


- Xác định các yếu tố tác động, hạn chế trong thực hiện chính sách, pháp luật về
hôn nhân và gia đình

- Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về hôn
nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.

3.2. Nhiệm vụ
-- Rà soát các chính sách, pháp luật thực hiện trên địa bàn huyện Ba Tơ về lĩnh
vực hôn nhân và gia đình
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình
ở huyện Ba Tơ

- Phân tích những yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về
hôn nhân và gia đình tại huyện Ba Tơ

- Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp tuyên truyền, vận động người dân
trong việc thực hiện chính sách Pháp luật chung và Pháp luật hôn nhân và gia đình tại huyện
Ba Tơ đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Luận văn lấy các quan điểm khoa học về thực hiện chính sách pháp luật, chính
sách pháp luật hôn nhân và gia đình các qui định, thực tiễn trong việc thực hiện chính

pháp luật hôn nhân và gia đình.
- Các biện pháp thực hiện chính sách Pháp luật chung và Pháp luật hôn nhân và
gia đình, nghiên cứu các vấn đề nôi dung nghiên cứu của đề tài, đề xuất các giải pháp

thực hiện tại địa bàn huyện Ba Tơ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành chính sách công
- Phạm vi nghiên cứu thực hiện chính sách Pháp luật hôn nhân và gia đình trên
19 xã, 1 thị trấn các số liệu thu thập trong luận văn này qua các đầu mối, Phòng tư pháp,
Phòng dân tộc, Phòng VH&TT và Phòng LĐTB&XH huyện Ba Tơ …
- Thời gian nghiên cứu năm 2016, 2017

7


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp luận của đề tài

Luận văn được nghiên cứu và phân tích trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, quan điểm về quản lý xã
hội bằng chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước. Nghiên cứu này vận dụng cách tiếp
cận đa ngành, liên ngành luận văn triệt để vận dụng phương pháp nghiên cứu theo chuyên
ngành chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính

sách từ hoạch định đến tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của
các chủ thể chính sách.
5.2. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu đề tài
- Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách Pháp luật về hôn nhân và gia
đình ở nước ta hiện nay là gì?


- Việc thực hiện chính sách Pháp luật chung và pháp luật hôn nhân và gia đình
hiện nay ở huyện Ba Tơ như thế nào? Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua
đã đáp ứng được mục tiêu chính sách của địa phương đã đề ra hay chưa? Những bất

cập trong việc thực hiện chính sách Pháp luật chung và pháp luật hôn nhân và gia đình
hiện nay cải thiện chất lượng dân số và ổn định xã hội ở địa bàn huyện nói riêng và tỉnh
nói chung có nhưng khó khăn gì?.

- Giải pháp nào cần đổi mới trong thực hiện chính sách pháp luật chung và pháp
luật hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Ba Tơ?
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng các nhóm phương pháp cụ thể là:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành sưu tầm nghiên cứu việc thực hiện chính sách pháp luật chung và
chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình qua sách, báo, giáo trình, tạp chí, tài liệu
khoa học... liên quan tới đề tài luận văn, từ đó phân tích, tổng hợp và xây dựng nên
cơ sở lý luận đề tài của luận văn.
*

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

8


- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn các đối tượng là cán bộ Cán bộ tư
pháp cấp huyện, xã, Hội liên hiệp phụ nữ, huyện, xã, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
huyện, cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách pháp luật ở địa phương, một
số nhân dân trên địa bàn nhằm thu thập thông tin bổ sung, từ đó góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu của luận văn.

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát việc thực hiện các chính sách
pháp luật trên địa bàn huyện để phát hiện đưa ra để bàn bạc, nghiên cứu, nhất là việc
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của xã nhằm thu thập thông
tin trực tiếp để đánh giá thực trạng của hoạt động này, từ đó góp phần xây dựng cơ
sở thực trạng của vấn đề để phân tích và đưa ra các nhóm giải pháp hiệu quả trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương.

- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành xin một số ý kiến của các là Cán bộ
làm công tác Phòng Tư pháp, công tác dân số, cán bộ ngành văn hóa thông tin, ….có

am hiểu về vấn đề thực hiện chính sách pháp luật và chính sách pháp luật hôn nhân
và gia đình để có ý kiến nhân định tổng quát của vấn đề về chất lượng dân số, số vụ

tảo hôn, ly hôn… thế nào là đáp ứng xu hướng hiện nay của địa phương, nhằm khảo
sát tính cấp thiết và khả thi của biện pháp để đề xuất và hoàn thiện cấu trúc của luận
văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận văn
Đề tài góp phần hình thành lý luận về Thực hiện chính sách pháp luật hôn
nhân và gia đình dưới góc độ chuyên ngành chính sách công.
Luận văn bước đầu đã làm rõ các khái niệm công cụ liên quan đến nghiên cứu
thực hiện chính sách pháp luật về hôn nhân gia đình; quy trình thực hiện chính sách
công về hôn nhân gia đình ở cơ sở, cụ thể ở cấp huyện trong nghiên cứu trường hợp
của huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn là một công trình khoa học nghiên cứu các phương pháp tối ưu nhất để
thực hiện chính sách Pháp luật hôn nhân và gia đình trên mỗi địa bàn huyện. Cung

9



Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full
















×