Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan ở đồng bào Khmer, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐINH VĂN QUỲNH

RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI
KHMER TỪ 25-64 TUỔI TẠI HUYỆN
TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2015
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


ĐINH VĂN QUỲNH

RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI
KHMER TỪ 25-64 TUỔI TẠI HUYỆN
TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2015


KHÓA LUẬN CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

Hướng dẫn 2

BS. Trần Ngọc Hoàng Pháp

Hướng dẫn 1

ThS. BS. Nguyễn Thanh Bình

Thành phố Hồ Chí Minh – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân
tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã
được Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp
bằng đại học, sau đại học. Luận văn cũng không có số liệu, văn bản, tài liệu đã được
công bố trừ khi đã được công khai thừa nhận.
Đề cương nghiên cứu này đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội
đồng duyệt đề cương Khoa Y tế Công cộng số… … ngày …//…//….
Sinh viên thực hiện

Đinh Văn Quỳnh

Xác nhận của người hướng dẫn
Người hướng dẫn 2

BS. Trần Ngọc Hoàng Pháp


Người Hướng dẫn 1

ThS. BS. Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2
Mục tiêu tổng quát .................................................................................................. 2
Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
DÀN Ý NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1.1.

Một số khái niệm .......................................................................................... 4

1.1.1.

Lipid máu ............................................................................................... 4

1.1.2.

Chuyển hóa lipid .................................................................................... 5

1.1.3.


Rối loạn lipid máu .................................................................................. 6

1.1.4.

Phân loại rối loạn lipid máu ................................................................... 6

1.1.5.

Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu....................................................... 7

1.2.

Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 8

1.2.1.

Một số nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 8

1.2.2.

Một số nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................... 13

1.2.3.

Một vài đặc điểm về địa phương nghiên cứu ....................................... 14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1.


Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 17

2.2.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 17

2.2.1.

Dân số mục tiêu .................................................................................... 17

2.2.2.

Dân số chọn mẫu .................................................................................. 17

2.2.3.

Cỡ mẫu ................................................................................................. 17

2.2.4.

Tiêu chí chọn mẫu ................................................................................ 17

2.2.5.

Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................... 18

2.3.

Định nghĩa các biến số ................................................................................ 19



2.3.1.

Biến số về đặc điểm dân số xã hội ....................................................... 19

2.3.2.

Biến số thói quen sinh hoạt .................................................................. 19

2.3.3.

Biến số về bệnh lý nền ......................................................................... 21

2.3.4.

Biến số rối loạn lipid máu .................................................................... 22

2.7.

Thu thập số liệu ........................................................................................... 23

2.7.1.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 23

2.7.2.

Công cụ, kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................ 23

2.8.


Kiểm soát sai lệch ....................................................................................... 24

2.8.1.

Kiểm soát sai lệch chọn lựa ................................................................. 24

2.8.2.

Kiểm soát sai lệch thông tin ................................................................. 24

2.9.

Quản lý và phân tích số liệu ........................................................................ 25

2.9.1.

Phương pháp quản lý số liệu ................................................................ 25

2.9.2.

Phân tích số liệu ................................................................................... 25

2.10.

Vấn đề y đức ............................................................................................ 25

2.11.

Tính ứng dụng của đề tài ......................................................................... 26


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .......................................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu ..................................... 27

3.2.

Đặc điểm thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu ........................... 27

3.3.

Đặc điểm các bệnh lý nền ở đối tượng nghiên cứu..................................... 29

3.4.

Tỷ lệ rối loạn chuyển hóa lipid ở đối tượng nghiên cứu............................. 29

3.5.

Các mối liên quan với rối loạn lipid máu ................................................... 30

3.6.

Các mối liên quan với rối loạn từng yếu tố lipid máu. ............................... 33

3.6.1.

Các mối liên quan đến tăng cholesterol toàn phần............................... 33


3.6.2.

Các mối liên quan đến tăng triglyceride .............................................. 36

3.6.3.

Các mối liên quan đến tăng LDL-cholesterol ..................................... 39

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 44
4.1.

Đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu ......................................... 44

4.2.

Các yếu tố dịch tễ học cơ bản ở đối tượng nghiên cứu............................... 44

4.3.

Đặc điểm các bệnh lý nền ở đối tượng nghiên cứu..................................... 46

4.4.

Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người Khmer từ 25-64 tuổi tại huyện Trà Cú ... 46

4.5.1.

Liên quan giữa đặc điểm dân số học với rối loạn lipid máu ................ 47



4.5.2.

Liên quan giữa hút thuốc với rối loạn lipid máu .................................. 48

4.5.3.

Liên quan giữa uống rượu bia với rối loạn lipid máu .......................... 48

4.5.4.

Liên quan giữa chế độ ăn với rối loạn lipid máu ................................. 49

4.5.5.

Liên quan giữa các bệnh lý nền với rối loạn lipid máu ........................ 49

4.6.

Điểm mạnh, hạn chế ................................................................................... 50

4.6.1.

Điểm mạnh: .......................................................................................... 50

4.6.2.

Điểm hạn chế: ...................................................................................... 51

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 52
1. Tỷ lệ rối loạn lipid máu .................................................................................. 52

2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ................................................... 52
2.1.

Các yếu tố dân số xã hội .......................................................................... 52

2.2.

Các yếu tố hành vi cơ bản........................................................................ 52

2.3.

Các bệnh lý nền ....................................................................................... 53

KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Max Index (chỉ số khối cơ thể)

CM

Chylomicron

CS

cộng sự


TC

Cholesterol Total

EAS

European Atherosclerosis Society (Hội xơ vữa động mạch châu
Âu)

HA

Huyết áp

THA

Tăng huyết áp

HDL-c

High-Density Lipoprotein cholesterol (lipoprotein tỷ trọng cao)

KTC

Khoảng tin cậy

LDL-c

Low-Density lipoprotein cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp)


LPL

Lipid Lipase

NCEP

National Cholesterol Education Program (Chương trình giáo dục
cholesterol quốc gia)

p

p_value

PR

Prevalence Ratio (tỷ số tỷ lệ hiện mắc)

RLLM

Rối loạn lipid máu

TG

Trigliceride

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại RLLM của Fredrickson /WHO. ................................................. 7
Bảng 1.2: Phân loại RLLP máu EAS (European Atherosclerosis Society) ............... 7
Bảng 1.3: Các mức độ rối loạn lipid máu .................................................................. 7
Bảng 1.4: Chuyển đổi trị số các thành phần lipid máu theo 2 hệ thống đơn vị ......... 8
Bẳng 3.1: Tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu. ..... 27
Bảng 3.2: Đặc điểm về sử dụng thuốc lá của đối tượng nghiên cứu ........................ 27
Bảng 3.3: đặc điểm sử dụng rượu bia của đối tượng nghiên cứu ............................. 28
Bảng 3.4: Đặc điểm chế độ ăn, hoạt động thể lực của đối tượng nghiên cứu .......... 28
Bảng 3.5: đặc điểm các bệnh lý nền ......................................................................... 29
Bảng 3.6: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ............................................................................ 29
Bảng 3.7: Rối loạn lipid máu theo từng yếu tố......................................................... 29
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với đặc tính dân số học và các bệnh
lý nền.. ...................................................................................................................... 30
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với các thói quen sinh hoạt ......... 31
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tăng cholesterol với đặc tính dân số học và các bệnh
lý nền ........................................................................................................................ 33
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa tăng cholesterol với các thói quen sinh hoạt .......... 35
Bảng 3.12: Liên quan giữa tăng triglyceride với đặc điểm dân số học và các bệnh lý
nền ............................................................................................................................ 36
Bảng 3.13: Liên quan giữa tăng triglyceride với các thói quen sinh hoạt ................ 37
Bảng 3.14: Liên quan giữa tăng LDL-c với đặc điểm dân số và các bệnh lý nền.... 39
Bảng 3.15: Liên quan giữa tăng LDL-c với thói quen sinh hoạt .............................. 40
Bảng 3.16: Liên quan giữa tăng HDL-c với đặc điểm dân số và các bệnh lý nền. . 41
Bảng 3.17: Liên quan giữa giảm HDL-c với thói quen sinh hoạt ............................ 42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mỗi năm, có khoảng 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch trên thế giới,
phần lớn liên quan đến xơ vữa động mạch gây ra nhồi máu cơ tim mà yếu tố nguy
cơ quan trọng chính là do rối loạn lipid máu (RLLM) [25] [26] [39] [52]. Ở Châu
Âu, các hướng dẫn giảm nguy cơ bệnh tim mạch và hướng dẫn thực hành lâm sàng
hiện nay chủ yếu tập trung vào việc giảm nồng độ cholesterol toàn phần (TC) và
cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)[29]. Gần một phần ba dân số của các
nước phát triển có rối loạn lipid máu, ở Mỹ cứ 3 người, thì có hơn 1 người mắc
bệnh này [22] [27] [57]. Ở Việt Nam tỷ lệ người bệnh động mạch vành có rối loạn
lipid máu là 67%, một nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa năm 2005 cho thấy tỷ lệ
RLLM ở người bình thường là khoảng 28,0%, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng ngày
càng gia tăng và ngày càng trẻ hóa [5] [6] [12]. Đáng nói là rối loạn lipid máu
không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, hầu hết người bệnh chỉ biết mình mắc bệnh
khi khám sức khỏe định kỳ hoặc nhập viện do hậu quả của bệnh [44].
Rối loạn lipid máu là một bệnh không lây nhưng mức độ phổ biến rất cao, tỉ lệ
gia tăng theo sự phát triển kinh tế đặc biệt là ở nhóm nước đang phát triển.Yếu tố
bệnh lý gây rối loạn lipid máu đã được biết là do nhiều nguyên nhân khác nhau như
thừa cân béo phì, uống nhiều rượu bia, chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, các
thói quen sinh hoạt không có lợi, hút thuốc lá, di truyền, các thói quen sinh hoạt
không có lợi [35].Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước vẫn chưa hệ thống đầy đủ
về các yếu tố dịch tễ liên quan nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này
đến rối loạn lipid máu và đặc biệt tại cộng đồng các dân tộc thiểu số. Mặt khác,
những yếu tố dịch tễ học này cũng thay đổi từ dân số này sang dân số khác, nên việc
áp dụng kết quả từ các nghiên cứu khác trên thế giới vào nhóm dân số khỏe mạnh
tại Việt Nam nói chung hoặc các vùng miền có thể dẫn đến những sai lệch nhất định
[35] [43] [53].
Nhằm khảo sát tỷ lệ rối loạn lipid máu và các yếu tố dịch tễ liên quan ở người
Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này
trên các đối tượng có độ tuổi 25 – 64 tuổi.
Kết quả của nghiên cứu này giúp ích cho các nhân viên y tế và những cơ quan
quản lý y tế có các phương án tiếp cận tư vấn, giáo dục sức khỏe để thay đổi hành



2

vi nhằm cải thiện bệnh cũng như có được sức khỏe và cuộc sống chất lượng hơn,
một cộng đồng khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn có thể giúp ích
cho các bác sĩ lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh này [31].
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người Khmer tuổi từ 25 – 64 tại huyện Trà Cú tỉnh
Trà Vinh năm 2015 là bao nhiêu? Có hay không một số yếu tố liên quan đến rối
loạn lipid máu ở người Khmer huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ người Khmer tuổi từ 25 – 64 tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh có
rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan năm 2015.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ rối loạn lipid máu ở người Khmer tuổi tử 25 – 64 tại huyện
Trà Cú.
2. Xác định mối liên quan giữa thừa đặc điểm dân số xã hội và một số bệnh lý
với rối loạn lipid máu.
3. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố thói quen sinh hoạt ảnh hưởng với rối
loạn lipid máu.


3

DÀN Ý NGHIÊN CỨU


ĐẶC ĐIỂM
DÂN SỐ HỌC
(giới, tuổi, học
vấn)
THỪA CÂN
BÉO PHÌ, THA,
CHỈ SỐ
ĐƯỜNG
HUYẾT

HÚT
THUỐC LÁ

RỐI LOẠN
LIPID MÁU
CHẾ ĐỘ
ĂN DẦU
MỠ, RAU
QUẢ

UỐNG
RƯỢU BIA

VẬN ĐỘNG
THỂ LỰC


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Lipid máu
Lipid là một nhóm nhiều chất như: chất béo, sáp, sterols, monoglycerides,
diglycerides, phospholipid. Chức năng chính của lipid bao gồm dự trữ năng lượng
và là thành phần cấu trúc của màng tế bào. Màng bao quanh một tế bào được tạo
thành từ protein và lipid. Tùy thuộc vào vị trí và vai trò của màng trong cơ thể, chất
béo có thể chiếm từ 20% đến 80% của màng tế bào, còn lại là protein [30].
Lipid máu hay còn gọi là mỡ trong máu là thành phần cấu tạo quan trọng của
cơ thể [28, 40]. Thực tế, lipid máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó
quan trọng nhất là cholesterol. Lipid máu gồm 4 thành phần chính: cholesterol toàn
phần, triglyceride, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol. Khi có rối loạn một trong
bốn thành phần trên hoặc kết hợp nhiều thành phần thì được gọi là rối loạn lipid
máu. Rối loạn lipid máu không gây ra bệnh tức thì mà là nguyên nhân chính gây ra
nhiều căn bệnh nguy hiểm như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não,
xơ vữa động mạch…
Cholesterol toàn phần:Cholesterol là chất béo dính giống như sáp, nó là chất tiêu
biểu của các sterol, có hầu hết ở trong các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các mô thần
kinh, sỏi mật, thể vàng của buồng trứng. Trong các dịch của cơ thể, cholesterol có
thể ở dạng tự do hoặc ở dạng este hóa với các acid béo. Cholesterol phần lớn được
tạo ra từ gan để phục vụ cho nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể như duy trì
thành tế bào, là tiền chất để tạo nên nhiều kích thích tố cũng như nhiều các steroid
có hoạt tính sinh học quan trọng (acid mật, muối mật, vitamin D, hormon sinh dục,
hormon vỏ thượng thận)[1]. Cholesterol được tổng hợp chủ yếu từ acetyl-CoA theo
đường HMG-CoA redutase (3-hydroxy-3methylglutaryl) ở nhiều tế bào/mô.
Khoảng 20% - 25% lượng cholesterol tổng hợp mối ngày (gần 1g/ngày) xảy ra ở
gan, các vị trí khác có tỷ lệ tổng hợp cao gồm ruột, tuyến thượng thận và cơ quan
sinh sản. Với một người khoảng 68kg, tổng lượng cholesterol trong cơ thể khoảng
35 g (3.500 mg). Trong một ngày lượng nội sinh trung bình khoảng 1.000 mg và từ
thức ăn trung bình khoảng 200 đến 300 mg. Cholesterol kém tan trong nước, nó
không thể tan và di chuyển ở dạng tự do trong máu. Thay vào đó, nó được vận



5

chuyển bởi các lipoprotein (LP). Đó là các phương tiện chuyên chở cấp độ phân tử
tan trong nước mang theo cholesterol và mỡ. Các protein tham gia cấu tạo bề mặt
của mỗi hạt lipoprotein quyết định cholesterol sẽ được lấy khỏi tế bào nào và sẽ
được cung cấp cho nơi đâu.
HDL-cholesterol: HDL-c là cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao, còn gọi là
cholesterol tốt , giúp loại bỏ các chất béo ra khỏi cơ thể thông qua gan. Ở người, khi
HDL-cholesterol trong máu cao thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ được giảm [21]
[28] [45].
LDL-cholesterol:LDL-c là cholesterol lipoprotein có tỷ trọng thấp, được biết đến là
cholesterol xấu, bởi vì nó có thể dẫn đến sự gia tăng cholesterol trong động mạch. Ở
người, nếu hàm lượng LDL-cholesterol trong máu cao thì quy cơ mắc bệnh tim
mạch tăng lên [50] [51].
Triglycerides (TG):TG là một loại chất béo trung tính trong máu. Nếu cả hai loại
LDL-cholesterol và TG đều cao thì nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến
mạch não càng cao [52] [59].
1.1.2. Chuyển hóa lipid
Lipid được chuyển hóa theo hai con đường: ngoại sinh và nội sinh.
Đường ngoại sinh:Vào đến ruột non, mỡ bị thủy phân cho ra các sản phẩm là
glycerol và acid béo. Tế bào biểu mô ruột non hấp thu cholesterol và các sản phẩm
đó. Trong niêm mạc ruột, chylomicron (CM) được thành lập. CM là lipid lớn nhất
chứa nhiều TG nhất (TG chiếm 90% trọng lượng), CM còn chứa Aporotein B-48,
vài phospholipid và lượng nhỏ cholesterol. CM đi vào mạch bạch huyết ruột rồi vào
ống ngực trước khi vào hệ tuần hoàn. Tại hệ mao mạch của mô mỡ và mô cơ, dưới
tác dụng của Lipid lipase (LPL) thì CM bị tách ra cho vào mô mỡ và mô cơ, phần
còn lại của CM trở lại hệ tuần hoàn và tới gan. Tại đây phần lớn cholesterol sau khi
vào gan được biến đổi thành acid mật rồi được bài tiết theo mật vào tá tràng, nhưng

sau đó 90% acid mật được tái hấp thu trở lại vào máu ở phần cuối của ruột non và
được sử dụng lại để tạo mật [9].
Đường nội sinh: Phần lớn cholesterol được sinh tổng hợp ở gan, nhưng tất cả các tế
bào khác trong cơ thể cũng có thể tổng hợp được một ít cholesterol từ Acetyl- CoA.
Hai dạng chính chuyên chở cholesterol nội sinh là LDL và HDL. LDL có vai trò


6

chuyên chở cholesterol tới các tế bào của các mô, gan, đại thực bào và cung cấp
cholesterol cần dùng cho tế bào. Khi tế bào cần cholesterol thì sự tổng hợp các thụ
thể của LDL tăng lên. HDL chuyên chở cholesterol dư thừa không cần thiết ở các
mô trở về gan. Một số cholesterol này được sử dụng lại [9]
1.1.3. Rối loạn lipid máu
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal. Lipid là nguồn năng lượng
dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mô mỡ.
Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc. Nhu cầu về lượng
chưa được chính xác, vào khoảng 1g/kg thể trọng ngày, nên dùng lượng lipid với
2/3 dầu thực vật (acid béo không bão hòa) và 1/3 mỡ động vật (acid béo bão hòa)
với lượng cholesterol dưới 300 mg/ngày [3].
Rối loạn lipid máu (RLLM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông
số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc
giảm HDL-c…). RLLM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim
mạch-nội tiết-chuyển hóa. Đồng thời RLLM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý
này. Nguyên nhân của RLLM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do
phong cách sống không hợp lý. Điều trị RLLM thay đổi lối sống (tăng cường vận
động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc
giảm lipid máu. Điều trị RLLM góp phần vào điều trị bệnh nguyên của nhiều bệnh
tim mạch, nội tiết, chuyển hóa [3].
1.1.4. Phân loại rối loạn lipid máu

Có nhiều cách phân loại rối loạn lipid máu, tập trung mô tả tình trạng rối loạn
lipid máu hoặc hướng vào việc xử lý trong thực hành lâm sàng. Phân loại tăng
lipoprotein máu Frederickson/WHO là cách phân loại hướng tới mô tả tình trạng rối
loạn lipid máu. Fredrickson chia tăng lipoprotein máu ra làm 5 type, sau đó được
các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bổ sung type II thành
týp IIa và týp Iib [13].


7

Bảng 1.1: Phân loại RLLM của Fredrickson /WHO.
Type
Thành phần lipoprotein tăng Thành phần lipid tăng
I
Chylomicron
TG
II a
LDL
TC
II b
LDL, VLVL
TC, TG
III
IDL
TC, TG
IV
VLVL
TG
V
Chylomicron, VLDL

TC
Bảng 1.2: Phân loại RLLP máu EAS (European Atherosclerosis Society)
Loại
Tăng cholesterol Tăng triglyceride Thể tăng kết hợp
Thành phần lipoprotein
LDL
VLDL
LDL+VLDL
tăng
Thành phần lipid tăng
TC
TG
TC+TG
Trong khuyến cáo ở các nước khác, hiện nay trong thực hành lâm sàng, RLLP
máu được xem xét từng thành phần và tập trung vào LDL-cholesterol, TG và HDLcholesterol.
1.1.5. Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu
Tất cả những người trên 20 tuổi cần được xét nghiệm về lipid máu mỗi 5 năm
cần bao gồm đủ 4 chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, HDL-cholesterol
và triglyceride. Kết quả xét nghiệm được đánh giá theo bảng sau:
Bảng 1.3: Các mức độ rối loạn lipid máu [36]
LDL-cholesterol (mg %)
Mức độ
< 100
Lý tưởng
100 – 129
Gần lý tưởng
130 – 159
Cao giới hạn
160 – 189
Cao

≥ 190
Rất cao
Cholesterol toàn phần (mg%)
< 200
Bình thường
200 – 239
Cao giới hạn
≥ 240
Cao
HDL-cholesterol (mg %)
< 40 với nữ hoặc < 50 với nam
Thấp
≥ 60
Cao
Triglyceride (mg %)
<150
Bình thường
150 – 199
Cao giới hạn
200 – 499
Cao
≥ 500
Rất cao


8

Các trị số của từng thành phần lipid máu thường được tính theo đơn vị mg%
hoặc mmol/L .
Bảng 1.4: Chuyển đổi trị số các thành phần lipid máu theo 2 hệ thống đơn vị

Công thức chuyển đổi:
Y (mmol/L) = hệ số chuyển đổi 1 x X (mg%)
X (mg%) = hệ số chuyển đổi 2 x Y (mmol/L
Chất
Hệ số chuyển đổi 1
Hệ số chuyển đổi 2
Cholesterol toàn phần
0,0260
38,46
Triglyceride
0,0115
86,96
LDL-cholesterol
0,0257
38,89
HDL-cholesterol
0,0257
38,80
Ví dụ: 100mg LDL-cholesterol = 0,0257x100 = 2,57 mmol/L.
1.2. Tình hình nghiên cứu
1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Quri M và cộng sự (1980) về mối quan hệ giữa hút thuốc là và
lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-cholesterol) theo dõi trên 2.663 người đàn ông và
2.553 phụ nữ tuổi từ 20-69 ở Bắc Mỹ cho thấy những người đàn ông và phụ nữ hút
thuốc lá có mức độ HDL-cholesterol thấp hơn so với những người không hút hoặc
hút thuốc lá ít. Nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính để khắc phục
sự khác biệt mức độ HDL-cholesterol theo độ tuổi, tình trạng thừa cân béo phì,
uống rượu bia và vận động thể lực. Đối với những người đàn ông hút thuốc hơn 20
điếu/ ngày thì HDL-cholesterol trung bình thấp hơn những người không hút là 5,3
mg/dl (11%) (p<0,01), đối với những phụ nữ hút thuốc hơn 20 điếu/ngày thì HDLcholesterol thấp hơn nhóm không hút thuốc là 9,4mg/dl (14%). Những phát hiện

này chỉ ra rằng hút thuốc lá liên quan đến sự giảm HDL-cholesterol đáng kể [23].
Nghiên cứu của Jeremiah S (1986) theo dõi 356.222 người đàn ông tuổi từ
35-57 không có tiền sử nhập viện do nhồi máu cơ tim trong một thời gian dài cho
thấy, với mỗi nhóm tuổi, có mối tương quan tuyến tính mạnh giữa cholesterol
huyết thanh và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành, theo đó những người 35-57 tuổi có
cholesterol huyết thanh ≥ 180 mg/dl là 46%, tỷ lệ tử vong trong nhóm này là gần
một nửa [37].
Nghiên cứu của Famingham (1987) về mối liên quan giữa cholesterol và tử
vong ở 1.959 người đàn ông và 2.415 phụ nữ từ 31- 65 tuổi không có bệnh tim
mạch và ung thư cho thấy: ở độ tuổi dưới 50, mức độ cholesterol có liên quan trực


9

tiếp với tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, cụ thể cứ tăng cholesterol lên mỗi 10 mg/dl
thì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng 9%, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch tăng 5%. Có
mối liên quan giữa nồng độ cholesterol trong 14 năm đầu với tử vong trong 18 năm
kế tiếp, cụ thể cứ mỗi năm cholesterol tăng 1mg/dl thì tỷ lệ mắc bệnh tim mạch tăng
14% và tử vong do bệnh tim mạch tăng 11%. Kết quả này khuyến nghị rằng để cải
thiện tuổi thọ, cần duy trì cholesterol ở mức thấp [40].
Báo cáo của một nhóm chuyên gia (1988) về cholesterol đã đưa ra những
hướng dẫn mới trong điều trị tăng cholesterol máu ở người ≥ 20 tuổi. Cholesterol
toàn phần được phân loại như sau: mức bình thường (<200 mg/dl), tăng cholesterol
mức thấp (200-239 mg/dl), tăng cholesterol mức cao (≥ 240 mg/dl). Chế độ ăn uống
là phương pháp điều trị chủ yếu để làm giảm cholesterol trong máu. Báo cáo này
cũng quy định cụ thể mức độ LDL-c cần điều trị bằng chế độ ăn uống và cung cấp
hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống này. Nếu sau 6 tháng điều trị bằng chế độ ăn
uống, LDL-c vẫn trên mức cho phép thì xem xét điều trị bằng thuốc [49].
Nghiên cứu của Andrew K và các cộng sự (1988) về mối quan hệ giữa HDLcholesterol với tiêu thụ rượu, các yếu tố lối sống khác với bệnh mạch vành trên 88
người đàn ông và 49 người phụ nữ tuổi 35-64. Kết quả nghiên cứu này cho thấy

HDL-cholesterol tương quan nghịch với bệnh mạch vành, có mối liên quan chặt chẽ
giữa uống rượu và HDL-cholesterol [18].
Jame D. Neaton và cộng sự (1992) theo dõi 316.099 người đàn ông trong 12
năm cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa cholesterol huyết thanh mức trên 180
mg/dL, HA tâm thu trên 110 mmHg và HA tâm trương trên 70 mmHg với tỷ lệ tử
vong do bệnh mạch vành. Nam giới hút thuốc với cholesterol huyết thanh cao và
HA tâm thu ở mức cao nhất thì có tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành cao gấp 20 lần
so với những người đàn ông không hút thuốc với cholesterol và HA tâm thu ở mức
thấp nhất. Điều này chứng tỏ mức độ nguy hiểm của nồng đồ cholesterol trong máu
cao kết hợp tình trạng hút thuốc lá và HA cao ở nam giới [33].
Nghiên cứu của Monique (1995) theo dõi 12.467 người đàn ông từ 40-59 tuổi
ở 16 vùng thuộc 7 quốc gia (5 nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản) cho thấy cholesterol
liên quan tuyến tính với sự gia tăng tương đối tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành.


10

Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố khác như chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng
trong phòng ngừa bệnh [46].
Nghiên cứu của Jonathan R. Embersona và cộng sự (2003) theo dõi nguy cơ
mắc bệnh mạch vành trong 10 năm ở 6.513 người đàn ông tuổi trung niên ở Anh
không có bệnh mạch vành, cho thấy có ít nhất 80% nguy cơ cao mắc bệnh mạch
vành có thể do 3 yếu tố: tăng cholesterol, cao huyết áp và hút thuốc [38].
Tất cả các nghiên cứu Framingham về tim mạch (2003) từ năm 1971 đến năm
1996 trên những đối tượng không có bệnh mạch vành, và không được điều trị hạ
lipid máu ở các lứa tuổi 40 – 80, đối tượng nghiên cứu được phân tầng theo mức độ
cholesterol toàn phần và cholesterol thành phần. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở
mọi lứa tuổi đều tăng mạnh nếu có mức cholesterol cao. Những dữ liệu này có vai
trò quan trọng trong việc sàng lọc cholesterol ở những người trẻ, giúp các đối tượng
có nguy cơ cao có định hướng thay đổi lối sống hoặc điều trị bằng thuốc [24].

Báo cáo của NECP Hoa Kỳ (2015) đã có những bước tiến quan trọng trong
việc hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ cholesterol trong máu cao. Điều này được
chứng minh trong các kết quả điều tra quốc gia. Giai đoạn 1983-1995, tỷ lệ dân số
Mỹ đã từng bị tăng cholesterol máu là 35-75%. Từ năm 1978, cholesterol trung bình
của người Mỹ giảm từ 213 mg/dl xuống còn 203 mg/dl và tỷ lệ có cholesterol ≥ 240
mg/dl giảm từ 26% xuống 19%. Cũng theo đó, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành
cũng tiếp tục giảm. Các con số này chứng minh công tác giáo dục cộng đồng về
cholesterol đã có nhiều tác động đáng kể [47].
Scott M Grundy (2007) báo cáo rằng, một số nhà nghiên cứu vẫn lập luận rằng
không nên dùng thuốc hạ cholesterol cho phụ nữ không có bệnh tim mạch vì không
đủ bằng chứng về các thử nghiệm phòng ngừa ban đầu ở phụ nữ. Họ cho rằng phụ
nữ không có bệnh tim mạch phản ứng khác nhau với thuốc, nếu thực sự như vậy thì
phụ nữ có thể không đáp ứng với điều trị kể cả khi họ có mức độ nguy cơ như người
đàn ông. Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu cũng cho thấy tăng cholesterol là yếu tố
chính gây cơn đau tim ở cả nam giới và nữ giới. Các cơ sở bệnh lý cho thấy sự khác
biệt về điều trị hạ cholesterol giữa nam và nữ không mắc bệnh tim mạch là rất khó
phân biệt. Mặc dù phụ nữ thường xảy ra xơ vữa động mạch muộn hơn đàn ông [54].


11

Nghiên cứu của Kuninori S và các cộng sự (2005) trên 1.427 người độ tuổi 3060 sống ở Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ cho thấy chỉ số BMI có mối tương quan thuận
với triglyceride và tương quan nghịch với HDL-cholesterol [41].
Nghiên cứu của Luiz José de Souza và cộng sự (2003) thực hiện trên 1.039 đối
tượng sống ở Campos dos Goytacazes, Rio de Janeriro – Brazil cho thấy RLLM là
24,2% trong đó: tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần là 4,2%, tăng TG là 17,1%, giảm
HDL-c là 18,3%, tăng LDL-c là 3,5%. Tỷ lệ RLLM ở giới nam cao hơn giới nữ và
tăng dần theo độ tuổi, cụ thể độ tuổi từ 50-59 có tỷ lệ cao nhất là 37,7%. Người bị
béo bụng làm tăng tỷ lệ rối loạn cholesterol và TG so với những người không béo
bụng, những người có lối sống tĩnh tại có nguy cơ tăng TG so với những người có

hoạt động thể lực. Tỷ lệ tăng TC, TG, LDL-c và giảm HDL-c ở người đái tháo
đường, tăng huyết áp cao hơn người bình thường [58].
Nghiên cứu của Myung Ha Lee và các CS (2005) tại Hàn Quốc đã tiến hành
theo dõi người từ 20 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ RLLM tăng dần từ 32,4% năm 1998
lên 42,6% năm 2001 và 44,1% năm 2005. Độ tuổi có RLLM cao nhất là từ 60-69
tuổi. Theo đó, trong năm 2005 tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần là 8,7% (ở nam và
nữ là 8,5% và 8,9%); tăng LDL-c là 33,4% (ở nam 43,5% và nữ 24,5%); tăng TG là
14,8% (nam 20,8% và nữ 8,9%) [42].
Theo báo cáo của MESA-Hoa Kỳ (2006), một nghiên cứu thực hiện trên 6.704
đối tượng tại 6 tiểu bang của Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 29,3% bị RLLM. Trong
đó ở nhóm người gốc Á, RLLM ở nam (26,9%) cao hơn ở nữ (21%). Nhóm người
da đen có tỷ lệ RLLM ở nam (31,2%) cao hơn nữ (29,1%). Một nghiên cứu khác
cũng chứng tỏ yếu tố dân tộc có ảnh hưởng đến tỷ lệ rối loạn lipid máu, nghiên cứu
của… [27].
Báo cáo của chương trình y tế quốc gia Thái Lan (NHES) lần thứ IV (2009),
một nghiên cứu của Wichai Aekplakorn và các CS đã được thực hiện trên 19.021
người dân Thái Lan cho thấy có khoảng 66,5% người dân bị RLLM, trong đó tỷ lệ
tăng LDL-c, TG và giảm HDL-c lần lượt là 29,6%; 38,6%; 47,1%. Tỷ lệ RLLM ở
giới nam và nữ gần như tương đương nhau, độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao.
Có mối liên quan giữa những người bị thừa cân (BMI 23-25 kg/m2) với RLLM, cụ
thể những người bị thừa cân có nguy cơ tăng cholesterol máu 1,53 lần, tăng TG


12

1,64 lần, tăng LDL-c 1,68 lần và giảm HDL-c 1,26 lần so với những người không
thừa cân (BMI <23 kg/m2). Tỷ lệ tăng TC, TG, LDL-c và giảm HDL-c ở cao hơn ở
người đái tháo đường và tăng huyết áp [17].
Nghiên cứu của İlhan ÇETİN và các CS (2010) trên 1.095 người tại tỉnh
Tokat, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 33,7% những người tham gia có tăng cholesterol máu,

tỷ lệ tăng LDL-c là 36,2%, tỷ lệ tăng TG là 36,1% và giảm HDL-c là 50,9%. Những
đối tượng có béo bụng thì giá trị trung bình cholesterol máu, LDL-c cao hơn và
HDL-c thấp hơn những người không béo bụng. Các giá trị trung bình TC, TG,
LDL-c ở người đái tháo đường cao hơn người bình thường [32].
Nghiên cứu của Shashank R Joshi và các CS (2014) thực hiện trên 16.607
người từ 20 tuổi trở lên tại 3 bang và một số lãnh địa ở Ấn Độ cho thấy khoảng 79%
dân số Ấn Độ có bất thường một trong các thông số lipid máu, trong đó 13,9% rối
loạn cholesterol máu, 29,5% tăng TG, 11,8% tăng LDL-c và 72,3% giảm HDL-c.
Béo bụng làm tăng nguy cơ rối loạn cholesterol máu lên 3,41 lần, tăng TG 4,15 lần,
tăng LDL-c 2,83 lần và giảm HDL-c 2,29 lần. Những người có lối sống tĩnh tại có
nguy cơ tăng TG 1,43 lần, tăng LDL-c 1,42 lần và giảm HDL-c 1,37 lần so với
những người có hoạt động thể lực. Những người có uống rượu bia làm giảm sự tăng
LDL-c và giảm HDL-c 0,55 và 0,6 lần [56]. Những con số này cho thấy một tỷ lệ
rất cao mắc rối loạn lipid máu và các yếu tố hành vi lối sống liên quan chặt chẽ đến
rối loạn lipid máu.
Nghiên cứu của Bayram và các CS (2014) khảo sát 4.309 đối tượng cho thấy
có 43% tăng cholesterol, 41,5% giảm HDL-C, 36,2% tăng LDL-C, và 35,7% tăng
TG. Trong số đó, tỷ lệ có rối loạn ít nhất là 1 thành phần lipid máu ở 78,7% nam và
80,4% nữ. Tăng cholesterol, TG và LDL-c gia tăng theo tuổi, với tỷ lệ cao nhất ở
nhóm tuổi 46 đến 65 tuổi. RLLM liên quan đến tuổi, chỉ số khối cơ thể, vòng eo,
đường huyết, huyết áp [20].
Nghiên cứu của Wen-Qing Ni và các CS (2015) đã khảo sát cắt ngang 1.995
người cho kết quả: tỷ lệ tăng cholesterol, TG, LDL-c và giảm HDL-c là 14,49%,
16,14%, 12,13 và 8,82%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu là 34,64%. Rối loạn lipid máu
liên quan đáng kể với sự gia tăng tuổi tác, tình trạng hút thuốc, cao huyết áp, tiểu
đường, và chỉ số khối cơ thể [48].


13


1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa (2005) trên 3.474 người cho thấy nồng độ
cholesterol trung bình tăng theo tuổi, nhất là sau 45 tuổi. Tỷ lệ người tăng TC là
28,4%, tăng TG là 41,5%, tăng LDL-c là 19,4%. Nghiên cứu này thực hiện trên các
đối tượng đến kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện, có thể rằng xác suất họ đang mắc
một bệnh lý nào đó nên chưa thực sự đại diện cho dân số bình thường [7].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh và các CS (2010) trên 1.066 sĩ quan
thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ RLLM tăng rõ rệt theo BMI.
Ở những đối tượng thừa cân béo phì, tỷ lệ tăng cholesterol là 34%, tăng Tg 49%
tăng LDL-c 27,5% và giảm HDL-c 17,5%. [11].
Nghiên cứu của Vương Thanh Mai (2013) ở 380 cán bộ tỉnh Tây Ninh cho
thấy tỷ lệ RLLM là 50%. Trong đó tăng cholesterol 42,4%, tăng TG 29,5%, tăng
LDL-c 29,2% và giảm HDL-c 8,4%. RLLM ở nhóm thừa cân béo phì 32,1%. [10].
“Khảo sát đặc điểm rối loạn chuyển hóa lipid trên đối tượng cán bộ diện quản
lý sức khỏe của ban bảo vệ sức khỏe tỉnh Vĩnh Long” của Lê Văn Trung trên 315
đối tượng cho thấy nhóm rèn luyện thể dục thể thao thì có TC, TG và LDL-c thấp
hơn nhóm không rèn luyện, nhóm công việc ít vận động có tỷ lệ tăng TC và TG cao
hơn nhóm công việc đòi hỏi vận động, nhóm huyết áp cao có tỷ lệ tăng TG, TC cao
hơn nhóm huyết áp bình thường. Nhóm uống rượu bia, nhóm đái tháo đường có tỷ
lệ tăng TG cao hơn nhóm không uống rượu bia và nhóm không đái tháo đường,
nhóm gan nhiễm mỡ có tỷ lệ tăng TC, TG, LDL-c cao hơn nhóm không có gan
nhiễm mỡ, nhóm thừa cân có tỷ lệ tăng TC, TG cao hơn và HDL-c thấp hơn nhóm
bình thường [15].
Nghiên cứu của Nguyễn Chí Đức và Nguyễn Đức Công (2012) trên 154 nam
sĩ quan cao cấp tuổi 40 – 58 quân đoàn K cho thấy có 87,7% có ít nhất 1 thành phần
lipid bị rối loạn; trong đó đối tượng bị kết hợp cả hai; ba và bốn thành phần lipid
cùng rối loạn có tỷ lệ lần lượt là 18,2%; 36,4% và 3,9%; tỷ lệ rối loạn duy nhất 1
thành phần 29,2%; kết hợp triglyceride cao với cholesterol toàn phần cao có tỷ lệ
cao nhất 42,8%. Tỷ lệ tăng triglycerid 63,6%; tăng cholesterol toàn phần 61%, tăng
tỉ số LDL-c/HDL-c (≥2,23) là 53,3%, tăng cholestrol/HDL-c là 53,2%; tăng LDL-c



14

chiếm 42,5%, giảm HDL-c chiếm 11,0%. HDL-c và tỉ số cholesterol/HDL-c và
LDL-c/HDL-c có liên quan với chỉ số khối cơ thể BMI và vòng bụng [4].
Các kết quả của các nghiên cứu trên những khác biệt với nhau và cho thấy tỷ
lệ RLLM nói chung tăng theo thời gian. Đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu
này là những cán bộ hoặc sỹ quan bộ tư lệnh hoặc sỹ quan quân đoàn K, có thể họ
có nhiều khác biệt về học vấn, công việc, các hành vi cơ bản như uống rượu bia, hút
thuốc, thói quen ăn uống, sinh hoạt, các hoạt động trong công việc, do đó không
thực sự đại diện cho một dân số bình thường.
Nghiên cứu của Huỳnh Hữu Duyên (2013) trên 416 đối tượng công nhân công
ty xi-măng Holcim trong đợt khám sức khỏe định kỳ cho thấy có tới 73,6% có rối
loạn ít nhất một thành phần lipid máu. Trong đó Tỷ lệ tăng TC chiếm 41,4%, tăng
TG chiếm 47,4%, tăng LDL‐c 10,1%, giảm HDL-c chiếm 28,1%, tăng Lipid toàn
phần chiếm 46,4%. RLLM có liên quan chặt chẽ đến giới tính và nhóm tuổi, giới
nam có tỷ lệ cao hơn nữ, tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng TC càng tăng. Chỉ số khối cơ
thể càng tăng thì tỷ lệ TG càng tăng và HDL càng giảm, những người đã từng uống
rượu có tỷ lệ tăng TG và giảm HDL cao hơn những người không uống [5]. Nghiên
cứu này thực hiện trên đối tượng là công nhân, về các đặc tính dân số học như giới,
tuổi học vấn và các thói quen sinh hoạt có thể mang tính đại diện cho dân số bình
thường, tuy nhiên họ vẫn có những khác biệt trong hoạt động trong công việc, tình
trạng sức khỏe …
1.2.3. Một vài đặc điểm về địa phương nghiên cứu
Vị trí địa lý:
Trà cú nằm cách tỉnh lỵ Trà Vinh 33km đường lộ trên tuyến quốc lộ 53 và 54.
Phía Đông tiếp giáp huyện Cầu Ngang , phía Nam giáp huyện Duyên Hải, phía Bắc
giáp huyện Tiểu Cần và Châu Thành, phía Tây giáp sông Hậu.Đây là tuyến vận tải
hàng hóa quốc tế qua cửa biển Định An.



15

Hình 1: Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Trà Vinh

Phía Đông giáp huyện Cầu Ngang, Duyên Hải.
Phía Tây giáp sông Hậu(tỉnh Sóc Trăng).
Phía Nam giáp huyện Duyên Hải.
Phía Bắc giáp huyện Châu Thành, Tiểu Cần [16].
Đơn vị hành chánh:
Huyện Trà Cú tính đến thời điểm nghiên cứu năm 2015 có 19 đơn vị hành
chính, gồm 2 thị trấn: Trà Cú, Định An và 17 xã: An Quảng Hữu, Đại An, Định
An, Hàm Giang, Hàm Tân, Kim Sơn, Long

Hiệp, Lưu

Nghiệp

Anh, Ngãi

Xuyên, Ngọc Biên, Phước Hưng, Tân Hiệp, Tân Sơn, Tập Sơn, Thanh Sơn, Đôn
Châu và Đôn Xuân [16].
Diện tích:
Diện tích huyện Trà Cú khoảng 369,9 km2 .Đất nông nghiệp là 31.261,7 ha,
chiếm 84,51% diện tích tự nhiên gồm: đất trồng cây hàng năm 23.986,81 ha, chiếm
76,73% diện tích đất nông nghiệp(trong đó đất trồng lúa); đất trồng cây lâu năm
4.919,77 ha, chiếm 15,74% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản
2.355,12 ha, chiếm 7,53% diện tích đất nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp 5.708,85
ha; đất chưa sử dụng 21,9 ha; sông rạch 3.043,24 ha [16].



16

Dân số:
Huyện có đông đồng bào Khmer nhất tỉnh, chiếm 60% dân số so với dân số
toàn huyện, chủ yếu sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa. Trung tâm của huyện là
thị trấn Trà Cú. Dân số năm 2011 là 167.637 người người, mật độ dân số khoảng
453 người/km2. Dân cư phân bố không đều, thường tập trung ở khu vực thị trấn,
trung tâm xã và ven đường giao thông, còn vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt [16].
Nguồn lao động tại địa phương rất dồi dào, số người trong độ tuổi lao động
chiếm khoảng 68,9 % dân số toàn huyện, phần lớn là lao động nông thôn và lao
động phổ thông [16] .


17

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1.

Dân số mục tiêu

Người Khmer huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
2.2.2.

Dân số chọn mẫu


Người Khmer độ tuổi 25 – 64 đang cư trú tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh năm
2015.
2.2.3.

Cỡ mẫu

Cỡ mẫu tối thiểu n được tính theo công thức:

n=

x

(

)xk

Trong đó: Z(1-α/2) = 1,96 với độ tin cậy 95%.
p = 0,736. Theo nghiên cứu của Huỳnh Hữu Duyên năm 2013 về “tỷ lệ rối
loạn lipid máu và các yếu tố liên quan ở công nhân công nhân công ty ximăng
Holcim” cho thấy tỷ lệ người có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu là 73,6%
[5].
d = 0,05: là sai số cho phép.
Hệ số thiết kế k = 1,5.
Như vậy cỡ mẫu tối thiểu là 449 người. Thực tế chúng tôi đã chọn 472 người
thỏa điều kiện để đưa vào nhằm tăng sức mạnh của nghiên cứu. Đối tượng trong
nghiên cứu của chúng tôi là một phần đối tượng trong đề tài nghiên cứu của NCS
Nguyễn Thanh Bình về ”Thực trạng tăng huyết áp ở người Khmer tỉnh Trà Vinh và
hiệu quả một số biện pháp can thiệp”, các dữ liệu được thu thập đồng thời trong
nghiên cứu của NCS Nguyễn Thanh Bình.
2.2.4.


Tiêu chí chọn mẫu

Tiêu chí đưa vào
Những người Khmer từ 25 – 64 tuổi thường trú trên 1 năm tại xã được chọn
tính đến thời điểm nghiên cứu và họ đồng ý tham gia nghiên cứu. Dựa vào đăng ký


×